Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Tài liệu Hệ thống lưu trữ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 47 trang )

MỞ ĐẦU
Trong thời đại hiện nay, hoạt động và sự thành công trong hoạt động của hầu hết các doanh
nghiệp/cơ quan/tổ chức, phụ thuộc rất nhiều vào hạ tầng công nghệ thông tin của họ. Cốt lõi
cơ bản trong hoạt động của các doanh nghiệp là các quá trình lưu trữ, xử lý và trao đổi dữ
liệu, thông tin. Liên quan đến các quá trình này, và cũng là một trong những thành phần quan
trọng bậc nhất của cơ sở hạ tầng thông tin là “ hệ thống lưu trữ”. Và việc lưu trữ những thông
tin Nhà Đất cũng dựa trên nhưng nguyên tắc lưu trữ chung trong “ hệ thống lưu trữ ” .
1.Vai trò và vị trí môn học
Môn học giới thiệu các khái niệm, đặc trưng của từng loại dữ liệu địa chính , các qui định,
qui phạm liên quan đến việc lưu trữ và cấp phát thông tin đồng thời giới thiệu cách sắp xếp,
tổ chức dữ liệu một cách khoa học, phương tiện lưu trữ theo các điều kiện kinh tế có thể,
Song song đó môn học còn giúp nhìn nhận lại thực trạng công tác lưu trữ tư liệu địa chính
của nước ta và những phương pháp lưu trữ hiện đại của một số quốc gia, đưa ra các giải
pháp nhằm hoàn thiện tốt hơn công tác này.
Mục tiêu của môn học
- Kiến thức: nắm bắt được các qui định, qui phạm, qui trình trong việc lưu trữ, cấp phát
thông tin dữ liệu địa chính, phân loại các dạng dữ liệu địa chính, các kĩ năng xử lý,
quản lý các loại dữ liệu địa chính bằng phương pháp truyền thống và hiện đại
- Kỹ năng: có khả năng lưu trữ thông tin về hồ sơ địa chính bằng các công nghệ hiện có
(máy móc, vật liệu, phần mềm chuyên dụng)
Vai trò của lưu trữ thông tin địa chính:
- Giúp các cơ quan quản lý đất đai cấp trung ương đến địa phương có được một công cụ
quản lý, tổng hợp tốt, hiệu quả.
- Giúp cho các cá nhân, tổ chức trong toàn xã hội được tiếp cận thông tin tổng hợp về đất
đai cấp trung ương đến địa phương khi có các nhu cầu, hoạt động liên quan.
Các mục tiêu cụ thể gồm:
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tổng hợp về đất đai từ cấp trung ương đến địa
phương
- Tạo nên công cụ để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai, phục vụ quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng;
- Cung cấp các thông tin điều tra cơ bản đã được chuẩn hóa về đất đai cho các hoạt động


kinh tế của các ngành và của các địa phương;
- Đáp ứng thông tin theo nhu cầu cho các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá
nhân, các đối tượng sử dụng đất và các nhu cầu chung về phát triển kinh tế xã hội đối với
thông tin dữ liệu nhà, đất đang quản lý.
- Thu thập, hệ thống hoá các thông tin dữ liệu về đất đai đã có từ trước tới nay đang
quản lý ở cấp trung ương, đánh giá, chuẩn hoá để đưa vào quản lý.
- Thực hiện việc kiểm soát chất lượng, nâng cao giá trị dữ liệu và trình độ kỹ thuật
quản lý dữ liệu, hỗ trợ kỹ thuật cho việc quản lý dữ liệu ở các cơ sở bằng các hoạt động đào
tạo, chuyển giao kỹ thuật.
- Thiết lập cơ chế hoạt động bảo đảm cho sự hoạt động có hiệu quả và lâu dài của
CSDL, chấm dứt sự phân tán thông tin dữ liệu đất đai.Cơ chế hoạt động cùng với hệ thống
CSDL được xây dựng sẽ thực hiện việc thống nhất quản lý và điều hành việc sử dụng dữ liệu
đất đất, không mắc những trở ngại về hành chính và các trở ngại khác do tình hình phân tán
dữ liệu hiện nay gây nên.
- Điều tra, khảo sát tình trạng thông tin dữ liệu về đất đai hiện đang quản lý .
- Thiết kế, xây dựng hệ thống CSDL tổng hợp về đất đai.
- Xây dựng qui chế thu thập, quản lý, cập nhật CSDL tổng hợp về đất đai.
- Thu thập, hệ thống hóa, chuẩn hóa thông tin dữ liệu và thiết lập CSDL tổng hợp về đất
đai bao gồm :
+ Thông tin về chính sách, pháp luật đất đai;
+ Thông tin về các loại đất phân theo hiện trạng sử dụng;
+ Thông tin về đăng ký và thống kê đất đai (cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, giao, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng, thực hiện các quyền của người
sử dụng đất );
+ Thông tin về hồ sơ địa chính;
+ Thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
+ Thông tin về giá đất và phát triển quỹ đất;
+ Thông tin về thanh tra đất đai;
+ Thông tin về khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế;
+ Thông tin về nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực đất đai;

+ Thông tin về đánh giá chất lượng đất và phân hạng đất;
+ Thông tin về dữ liệu có liên quan về đất đai khác .
- Đầu tư bổ sung trang thiết bị phần cứng, phần mềm và nâng cấp hệ thống mạng LAN tại bộ
Tài Nguyên Môi Trường phục vụ quản lý, lưu trữ và khai thác thông tin dữ liệu
- Đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ kỹ thuật
- Đưa hệ thống CSDL tổng hợp về đất đai vào vận hành, khai thác
2.Lịch sử phát triển công tác lưu trữ địa chính
Những câu khắc đá ở thành phố Ephesus thuộc Hi Lạp cổ đại – miền tây Thổ Nhĩ Kì
ngày nay – đã tồn tại kể từ trước thế kỉ 1 trước Công nguyên. Là một thành phố hiện đại đã
rơi vào quên lãng trong hàng thế kỉ, những chữ khắc đá trên bia và công trình xây dựng có
khả năng vẫn là vật mang thông tin lâu bền nhất mà chúng ta để lại phía sau lịch sử của mình
Trước khi phát minh ra giấy, con người đã ghi chép lại các văn kiện là các hình vẽ trong các
hang động hoặc khắc lên các tấm bia bằng đất sét, và sau đó nữa là người ta dùng da để lưu
trữ các văn kiện. Kể từ khi người Trung Quốc phát minh ra giấy vào năm 105, giấy đã bắt đầu
được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc và mãi cho đến năm 750 kỹ thuật sản xuất giấy mới lan
truyền đến Samarkand qua các tù binh người Trung Quốc trong một cuộc tranh chấp biên
giới. Giấy được mang đến châu Âu từ thế kỷ thứ 12 qua các giao lưu văn hóa giữa phương
Tây Thiên chúa giáo và phương Đông Ả Rập cũng như qua nước Tây Ban Nha thời kỳ Hồi
giáo.
Giấy là một loại vật liệu được làm từ chất xơ dài từ vài mm cho đến vài cm, thường có nguồn
gốc thực vật, và được tạo thành mạng lưới bởi lực liên kết hiđrô không có chất kết dính.
Thông thường giấy được sử dụng dưới dạng những lớp mỏng nhưng cũng có thể dùng để tạo
hình các vật lớn (papier-mâché). Trên nguyên tắc giấy được sản xuất từ bột gỗ hay bột giấy.
Loại giấy quan trọng nhất về văn hóa là giấy viết. Bên cạnh đó giấy được sử dụng làm vật liệu
bao bì, trong nội thất như giấy dán tường, giấy vệ sinh hay trong thủ công trang trí, đặc biệt là
ở Nhật và Trung Quốc.
Từ xưa người ta đã dùng thanh tre để viết, được cột lại với nhau. Cũng có một loại giấy làm
từ phế phẩm của tơ lụa. Nhưng tơ lụa quá đắt còn các thanh tre thì quá nặng nên không sử
dụng thích hợp. Vì thế Thái Luân nghĩ ra kế làm giấy từ các vỏ thân cây, sợi thân cây, từ cây
gai dầu cũng như từ vải và lưới đánh cá cũ. Năm 105 sau Công nguyên ông tâu lên Hoàng

thượng và được ngài khen thưởng cho tài năng của ông. Từ đấy giấy trở nên thông dụng và
trong cả vương quốc mọi người đều gọi đó là giấy của quý nhân Thái.
Mỗi người trong chúng ta phát sinh, xử lí và tiêu thụ dữ liệu ngày càng nhiều hơn trước đây.
Nhưng tính theo một vài số đo thì thông tin còn càng ngày càng mau chóng tàn phai hơn.
Các nghiên cứu một cách trực tiếp đều liên quan tới nền văn minh. Thực chất nền văn
minh bắt đầu khi con người bằt đầu ghi lại những nơi ở và những sự kiện. Các nhà sử học thì
nói rằng nền văn minh nhân loại bằt nguồn từ thung lũng Tigris-Euphrates. Thực ra các ghi
chép về việc khảo sát đất đai được xác định trên các phiến thạch sét. Những di chỉ lâu đời
nhất được tìm thấy ở Ai Cập cách đây khoảng 500 năm. Khảo sát đất đai trở nên rất cần thiết
bởi vì sông Nile nơi xảy ra lụt lội hàng năm ở vùng thung lũng sông và việc cuốn trôi các ranh
giới đất nông nghiệp mà cần phải được xây dựng lại sau các trận lũ lụt.
Ở Ấn Độ, các khảo sát đất đai cho các mục đích thu thuế được thực hiện các đây khoảng
1000 năm trong suốt thời đại của đại đế Raja-Raja, của đế quốc Chola ở Tamil Nadu. Di chỉ
của cuộc khảo sát này được tìm thấy trên bức tường Bắc được khắc của Đền thờ Raj
Rajeshwari ở Tanjavur. Người Anh, ở Ấn Độ đã bắt đầu những cuộc khảo sát dân cư vùng
Ryot wari ở quận Salem thuộc Ex-Madras Presidency trong thời kỳ 1793-1798.
Nổi tiếng là quyển sách 1200 năm tuổi in xa xưa nhất trên thế giới, Kim cương Kinh
(Diamond Sutra) có niên đại 868 năm sau Công nguyên, xưa hơn 587 năm so với quyển Kinh
thánh Gutenberg. Giấy xám ghi lời kinh Phật và bọc trong nẹp gỗ; nhà khảo cổ và thám hiểm
người Hungary đã mua nó hồi năm 1907.
Cũ hơn nhưng tốt hơn
Một số giấy vở gần đây hơn thì kém thọ hơn nhiều. Từ cuối thế kỉ 19 đến giữa thế kỉ 20, đa số
sách vở in trên giấy có hàm lượng acid cao nên đến giờ chúng đang vỡ ra thành bụi.
Nhiều thư viện đang bỏ trống trong bộ sưu tập của họ, khi mà những quyển sách cũ hơn và
mới hơn tỏ ra bền hơn. Những chương trình khả acid quy môn đã được thực hiện hoặc đang
triển khai tại đa số các thư viện quốc gia lớn
Không thể nói chắc những thiết bị lưu trữ kĩ thuật số sẽ giữ thông tin của chúng an toàn trong
bao lâu, vì chúng không bền như giấy vở. Nhưng các thí nghiệm có thể cung cấp ý tưởng
chúng có thể tồn tại bao lâu nếu như bị bỏ hoang phế.
Những nghiên cứu độc lập đã không được thực hiện, nhưng một nhà sản xuất loại thiết bị lưu

trữ flash bán dẫn dùng trong máy hát audio số cho biết không thể tin tưởng nó giữ được dữ
liệu mà không mất mát trong hơn một thập kỉ.
Các đĩa CD ghi lại được có thể tồn tại chừng phân nửa thời gian nếu không được ghi chính
xác, hay sử dụng đĩa chất lượng thấp. Nhưng các nhà khoa học bảo tồn tại Viện Bảo tồn
Canada phát biểu rằng một đĩa vàng lớp chế tạo bằng chất nhuộm phthalocyanine có thể tin
cậy tới cả thế kỉ.
Những ổ đĩa cứng không bật lên kể từ thập niên 1980 thường có thể hoạt động trở lại mà
không vấn đề gì, theo phát biểu của các nhà bảo tồn máy tính. Những ổ cứng phức tạp hơn
hiện nay thì chưa rõ khả năng về độ bền. Nhưng ổ cứng 340 megabyte này, đã lao vào mặt đất
ở Texas hồi năm 2003 sau vụ tai nạn tàu con thoi Columbia bị nổ trong khi quay về khí
quyển, chứng tỏ với các chuyên gia rằng chúng có thể là những mẫu chịu được gian khổ.
Bằng cách trích các đĩa từ lấy từ ổ đĩa trên và gắn nó lên một đĩa mới, dữ liệu đã được phục
hồi, từ một thí nghiệm trên dòng khí xenon trong môi trường không trọng lượng.
Những chiếc đĩa mềm khác nhau này - 8-inch, 5¼-inch, and 3½-inch – minh họa cho sự thay
đổi định dạng lưu trữ có thể là một vấn đề như thế nào khi cố gắng phục hồi dữ liệu cũ.
Trong khi các thư viện quốc gia lâu nay vẫn giữ các phiên bản của mỗi quyển sách hoặc
những bản in lại định kì đã xuất bản, thì các trò chơi máy tính và phần mềm không được lưu
trữ cẩn thận như thế mặc dù chúng cũng mang đặc trưng văn hóa của mình.
Đĩa Rosetta
”Không có tiêu chuẩn kĩ thuật số nào có thể có giá trị trong một thời gian rất dài, trong viễn
cảnh chúng ta thả rơi quả bóng”, phát biểu của Alexander Rose, lãnh đạo The Long Now
Foundation, một tổ chức có trụ sở ở California chuyên nghĩ tới tương lai dài hạn.
Lo lắng trước tính không xác thực của đa số thiết bị lưu trữ dữ liệu gần đây của chúng ta, tổ
chức của Rose đã phát triển một định dạng mà họ nghĩ có tồn tại trong một thiên niên kỉ hoặc
lâu hơn nữa.
Những cái đĩa nickel khắc chữ bắt đầu ở kích cỡ bình thường và nhanh chóng thu nhỏ xuống
vi mô, khiến nó vẫn rõ ràng đối với những ai có thể tìm thấy nó hàng thế kỉ sau này, vì cái đĩa
chứa nhiều hơn cái mắt người có thể trông thấy. Chữ hiển vi có thể đọc ở độ phóng đại 1000
lần – trong tầm với của công nghệ thấu kính thế kỉ 17, Rose nói – và chứa tương đương
30.000 trang văn bản hoặc hình ảnh. Học viện trên hiện đang khảo sát cách chế tạo một phiên

bản số sử dụng một dạng mã vạch.
Cái đĩa đầu tiên, chế tạo bằng những người sáng tạo ra nói gọi là 02008, lưu giữ các mô tả và
chữ viết của 1000 ngôn ngữ.
Dấu vân của nhân loại, trên giấy in
Dữ liệu in 119 tập của chuỗi ADN cấu tạo nên con người có khả năng sẽ tồn tại lâu hơn bất kì
thiết bị lưu trữ số nào đang sử dụng bởi các nhà nghiên cứu làm việc với bộ gen người ngày
nay. Nó chứa 3 tỉ kí tự.
Do Kerr Noble thiết kế, Thư viện Bộ Gen Người đang trưng bày trong Bộ Sưu tập Wellcome
ở London.
Đĩa quang học, bộ nhớ NAND flash là những sản phẩm đã tạo nên bước ngoặt quan trọng
trong lịch sử lưu trữ dữ liệu.
Giấy đục lỗ tròn là hình thức đọc và ghi thông tin đầu tiên trên máy tính.
Các máy tính đầu tiên từ những năm 1944 thường sử dụng cuộn giấy được đục lỗ (Punched
Paper Tape) để làm thiết bị lưu trữ. Máy tính thời đó có thể đọc và ghi được thông tin qua
cách sắp xếp lỗ thủng trên giấy.
Công nghệ lưu trữ trên băng từ được IBM phát minh.
Lưu trữ trên giải băng từ (Data on Tape) được IBM phát triển năm 1951 với sản phẩm
UNIVAC I. Công nghệ này đã tạo nên một khởi đầu mới và tất cả nền công nghiệp điện toán
trong những năm sau đó đều đi theo cách lưu trữ này.
Hình ảnh ổ cứng có dung lượng 2 MB đầu tiên trên thế giới.
Năm 1963, IBM giới thiệu ổ cứng đầu tiên 1311 với đĩa bên trong có thể tháo rời. Sản phẩm
này có thể thay đổi để sử dụng nhiều hộp đĩa khác nhau. Mỗi hộp có kích thước 14 inch và
dung lượng đạt 2 MB.
Ổ đĩa mềm với 3 lần thay đổi kích thước (từ phải sang trái).
IBM thương mại hóa đĩa mềm đầu tiên trên thế giới vào năm 1971. Sản phẩm bao gồm một
đĩa dẻo 8 inch được bao bọc bằng lớp nhựa cứng. Khoảng 5 năm sau, Alan Shugart, một trong
những người đồng sáng tạo ra đĩa mềm, đã dựa vào công nghệ này để thiết kế ra sản phẩm có
kích thước 5,25 inch. Sony là công ty cuối cùng tung ra thị trường đĩa mềm 3,5 inch vào năm
1981, và đây cũng là dạng tiêu chuẩn cho thiết bị này cho đến tận ngày nay.
Băng cassette phát triển mạnh mẽ những năm 1980.

Băng cassette được Philips thiết kế và phát triển vào những năm 1960. Sản phẩm này có mục
đích chủ yếu để lưu trữ âm thanh. Đến năm 1988, chỉ riêng hãng Philips đã bán được hơn 3 tỉ
băng cassette.
Đĩa quang học vẫn đang phát triển.
Đĩa quang học là thiết bị tạo nên sự đột phá trong ngành công nghệ lưu trữ, được phát triển
bởi Sony và Philips năm 1982. Đến năm 1985, CD-ROM đầu tiên được đưa ra thị trường.
Năm 1988, CD-Recordable (CD-R) được xuất xưởng cho phép người dùng có thể lưu trữ dữ
liệu trực tiếp lên sản phẩm này. Trong 25 năm phát triển, đĩa quang học đã có những bước
tiến nhảy vọt cho phép sản xuất ra thiết bị có kích cỡ tương đương nhưng khả năng lưu trữ
cao hơn như DVD, HD-DVD và Blu-ray.
Ổ lưu trữ Bernoulli Box của hãng Iomega.
Công ty Iomega bắt đầu bước chân vào thiết bị lưu trữ di động vào năm 1980 với sản
phẩm Bernoulli Box, có khả năng lưu trữ từ 10 đến 20 MB dữ liệu. Những phiên bản sau vào
năm 1994 cho trữ lượng lên đến 100 MB trên đĩa rộng 3,5 inch. Người dùng lúc đó cảm thấy
hài lòng với thiết bị này vì giá thành của nó không quá đắt đỏ và khả năng chứa được nhiều
dữ liệu. Tuy nhiên, khi đĩa quang học (có dung lượng lưu trữ lên đến 650 MB) bắt đầu giảm
giá thì cũng là lúc sản phẩm của Iomega bắt đầu tụt dốc. Công ty này đã cố gắng đưa ra sản
phẩm với dung lượng lớn hơn (750 MB), nhưng vẫn không theo kịp được sự phát triển chóng
mặt của đĩa CD và đã dần biến mất trên thị trường.
Hình ảnh bộ nhớ NAND flash phổ biến trên thị trường.
Toshiba là công ty đầu tiên phát triển bộ nhớ NAND flash vào năm 1980, tuy nhiên, công
nghệ này lúc đó chưa được nhiều công ty hỗ trợ. Mãi cho đến năm 1990, NAND flash mới
thực sự phát triển do được ứng dụng trên thiết bị máy ảnh. Sản phẩm có khả năng lưu trữ cao
nhất trên thị trường hiện nay đạt 128 GB.
Ổ lưu trữ kết nối qua cổng USB ngày càng phát triển.
Từ năm 1998 đến nay, lưu trữ qua các thiết bị cắm cổng USB đã phát triển vượt bậc, từ các
sản phẩm có dung lượng vài chục MB cho đến 1 TB.
Mạng Internet và kết nối không dây đang dần thay thế dạng lưu trữ.
Mạng nội bộ và Internet đã dần thay thế dạng lưu trữ thông tin trên máy tính. Người dùng bây
giờ có thể truy cập vào hệ thống mạng quốc tế tải về những dữ liệu mà không cần phải thông

qua các thiết bị lưu trữ khác.
Công tác lưu trữ một số nước trên thế giới
CÔNG NGHỆ LƯU TRỮ GRASS VALLEY ™ REV PRO
Thomson Grass Valley & Iomega – cho ra đời sản phẩm lưu trữ mới cho thị trường video
chuyên nghiệp. Sự hợp tác này đem đến sự tích hợp công nghệ lưu trữ Iomega REV™ vào
trong các sản phẩm khác nhau của Thomson Grass Valley, nó vượt qua những hạn chế trong
các hệ thống lưu trữ di động (Removable Storage), cũng như tạo ra một chuẩn lưu trữ mới đầy
hiệu quả, với độ linh động cao.
REV PRO được thiết kế và sử dụng để ghi, biên tập, phát và lưu trữ hình ảnh cũng như các
ứng dụng khác. REV PRO về cấu trúc bao gồm phần đĩa từ và motor được đặt trong một lớp
vỏ cứng, trong khi các đầu đọc và phần giao tiếp điện tử được bố trí bên trong các ổ đọc REV
PRO. Nhờ việc cách ly giữa phần lưu trữ và phần đầu đọc, đĩa REV PRO nhẹ và bền hơn các
loại ổ cứng thông thường, trong khi vẫn đảm bảo được những ưu điểm về truy cập ngẫu nhiên
với tốc độ cao .
REV PRO có thể đạt tốc độ vượt trội lên đến 110Mbps, cho phép biên tập và ghi hình ảnh
trực tiếp trên ngay đĩa REV PRO. Một ưu việt khác của REV PRO là cấu trúc vật lý đĩa REV
PRO đã được kiểm chứng cho phép hoạt động trong khoảng nhiệt độ rộng hơn (-10°C tới
60°C) và ở độ cao lớn hơn (đến 4,500 m) với khả năng chống sốc tuyệt vời (có thể rơi từ độ
cao 2m mà không bị hư hỏng). REV PRO cho phép thực hiện được 1,000,000 lần ghi và xóa
dữ liệu với tuổi thọ sản phẩm lên đến 30 năm. Để đảm bảo tính bảo mật trong việc lưu dữ liệu
REV PRO có cơ chế hỗ trợ mật khẩu (password) độc lập để thông tin được đảm bảo an toàn.
REV PRO có dung lượng lưu trữ là 35GB, do đó REV PRO lưu trữ hơn 2 giờ video theo
chuẩn DV, DVCAM hoặc DVCPRO 25, từ 2 đến 6 giờ video theo chuẩn SD MPEG-2 và hơn
2 giờ video theo chuẩn HDV MPEG-2. Các định dạng chất lượng cao khác, chẳng hạn như
HD JPEG2000, Canopus HQ và DVCPRO HD là gần 45 phút.
Ổ đọc REV PRO có các lựa chọn sử dụng giao tiếp ATAPI, SCSI, USB và FireWire, tức là
bạn có thể cắm REV PRO vào bất kỳ máy tính nào và có thể sử dụng được bất kỳ ứng dụng
biên tập video, tạo playlist hoặc sản xuất chương trình theo ý muốn.
Với những lợi điểm to lớn và thiết kế đặc biệt như là: tốc độ đọc ghi cao, độ bền cao, hoạt
động tốt trong các điều kiện môi trường khác nhau, chuẩn kết nối đa dạng. REV PRO của

Grass Valley đang mở ra một tiêu chuẩn mới cho công nghệ lưu trữ nói chung, công nghệ lưu
trữ chuyên dùng cho công nghiệp Video - Audio nói riêng. Mặc dù là sản phẩm công nghệ
mới nhưng Rev PRO đã được sử dụng rất nhiều tại Mỹ và các nước phát triển cho các ứng
dụng video chuyên nghiệp bên cạnh đó nó được sử dụng rộng rãi cho lưu trữ ảnh và video gia
đình, dữ liệu văn phòng và các ứng dụng lưu trữ thông thường vì giá thành rất cạnh tranh so
với các sản phẩm ứng dụng công nghệ thế hệ trước.
Xu hướng lưu trữ ngày nay
Ngày nay, công nghệ thông tin đã trở thành một trợ thủ đắc lực cho rất nhiều ngành
mà đặc biệt là ngành lưu trữ lại không thể thiếu. Dữ liệu của các ngành ngày càng lớn do sự
phát triển, biến động và thông tin lịch sử không ngừng tăng theo sự biến đổi của tự nhiên và
kinh tế, xã hội. Vì vậy, các công nghệ lưu trữ ngày càng đòi hỏi phải cải tiến không ngừng
đáp ứng nhu cầu quản lý, lưu trữ, an toàn, nhanh chóng với dung lượng không ngừng ở bất
kỳ một số cố định. Đặc biệt đối với ngành địa chính, do đặc thù dữ liệu có dữ liệu vị trí mang
tính hình ảnh cao nên sự đòi hỏi công nghệ lưu trữ phải đáp ứng những tính năng đặc biệt của
những loại dữ liệu này.Các thiết bị hỗ trợ lưu trữ ngày nay đã có sự vượt bậc đáng nể trong
cải tiến kỹ thuật:
Ổ cứng: Dung lượng ổ đĩa cứng tăng trưởng theo hàm mũ với thời gian. Đối với
những máy PC thế hệ đầu, ổ đĩa dung lượng 20 megabyte được coi là lớn. Cuối thập niên
1990 đã có những ổ đĩa cứng với dung lượng trên 1 gigabyte. Vào thời điểm đầu năm 2005, ổ
đĩa cứng có dung lượng khiêm tốn nhất cho máy tính để bàn còn được sản xuất có dung lượng
lên tới 40 gigabyte còn ổ đĩa lắp trong có dung lượng lớn nhất lên tới một nửa terabyte (500
GB), và những ổ đĩa lắp ngoài đạt xấp xỉ một terabyte. Cùng với lịch sử phát triển của PC, các
họ ổ đĩa cứng lớn là MFM, RLL, ESDI, SCSI, IDE và EIDE, và mới nhất là SATA. Ổ đĩa
MFM đòi hỏi mạch điều khiển phải tương thích với phần điện trên ổ đĩa cứng hay nói cách
khác là ổ đĩa và mạch điều khiền phải tương thích. RLL (Run Length Limited) là một phương
pháp mã hóa bit trên các tấm đĩa giúp làm tăng mật độ bit. Phần lớn các ổ đĩa RLL cần phải
tương thích với bộ điều khiển nó làm việc với. ESDI là một giao diện được phát triển bởi
Maxtor làm tăng tốc trao đổi thông tin giữa PC và đĩa cứng. SCSI (tên cũ là SASI dành cho
Shugart (sic) Associates), viết tắt cho Small Computer System Interface, là đối thủ cạnh tranh
ban đầu của ESDI. Khi giá linh kiện điện tử giảm (do nhu cầu tăng lên) các chi tiết điện tử

trước kia đặt trên cạc điều khiển đã được đặt lên trên chính ổ đĩa cứng. Cải tiến này được gọi
là ổ đĩa cứng tích hợp linh kiện điện tử (Integrated Drive Electronics hay IDE). Các nhà sản
xuất IDE mong muốn tốc độ của IDE tiếp cận tới tốc độ của SCSI. Các ổ đĩa IDE chậm hơn
do không có bộ nhớ đệm lớn như các ổ đĩa SCSI và không có khả năng ghi trực tiếp lên
RAM. Các công ty chế tạo IDE đã cố gắng khắc phục khoảng cách tốc độ này bằng phương
pháp đánh địa chỉ logic khối (Logical Block Addressing - LBA). Các ổ đĩa này được gọi là
EIDE. Cùng lúc với sự ra đời của EIDE, các nhà sản xuất SCSI đã tiếp tục cải tiến tốc độ
SCSI. Những cải tiến đó đồng thời khiến cho giá thành của giao tiếp SCSI cao thêm. Để có
thể vừa nâng cao hiệu suất của EIDE vừa không làm tăng chi phí cho các linh kiện điện tử
không có cách nào khác là phải thay giao diện kiểu "song song" bằng kiểu "nối tiếp", và kết
quả là sự ra đời của giao diện SATA. Tuy nhiên, hiệu suất làm việc của các ổ đĩa cứng SATA
thế hệ đầu và các ổ đĩa PATA không có sự khác biệt đáng kể.
Công Nghệ FLASH USB
Công nghệ thể rắn này đã xuất hiện phổ biến trong điện thoại thông minh và PDA, đồng
thời đẩy dần đĩa mềm vào dĩ vãng . Tuy nhiên, ảnh hưởng lớn nhất của nó là trong lĩnh vực
hình ảnh số với vai trò thay thế phim âm bản.
Sự khác biệt lớn nhất giữa flash và các phương pháp lưu trữ khác là ở tính chất rắn, không
có bất cứ bộ phận nào chuyển động. Chính vì thế thiết bị flash bền hơn rất nhiều so với các
công cụ khác. Dữ liệu gần như không hề bị ảnh hưởng kể cả khi thẻ flash USB bị đập hoặc
thậm chí luộc trong nước sôi như một số nhà nghiên cứu từng thử nghiệm. Theo chuyên gia
Wayne Arvidson của hãng Iomega Storage, gần như không có bất cứ nguy cơ tổn hại nào đối
với dữ liệu trong công cụ flash nhờ tính chất rắn này.
Bộ nhớ flash xuất hiện dưới rất nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, trong đó có
những định dạng như Compact Flash, SD, xD, SmartMedia… Compact Flash phổ biến trong
các ứng dụng công nghiệp, y tế, chế tạo dụng cụ, vật liệu sàn… những lĩnh vực không đòi hỏi
kích cỡ nhỏ trong khi lại cần sự thô ráp, chắc chắn. SD thì phổ thống trong lĩnh vực điện tử
tiêu dùng, còn MiniSD thì hướng tới thị trường điện thoại di động, máy nghe nhạc MP3…
Ngoài sự khác biệt do kiểu dáng vỏ thiết bị, bên trong tất cả các loại bộ nhớ flash đều giống
nhau. Tương tự như RAM máy tính, dữ liệu được lưu trên những chip nhỏ và có thể được
thay đối bất cứ lúc nào. Điểm khác so với RAM là những chip này lưu dữ liệu kể cả khi

không có điện. Chính vì thế mà nó trở thành công cụ lý tưởng
cho việc lưu trữ di động. Flash có một tương lai sáng sủa nhưng các công nghệ lưu trữ truyền
thống không chịu lép vế và đang tìm cách cải tiến. “Cuộc chiến” giữa các kỹ thuật lưu trữ khó
có thể sớm đi đến một kết cục rõ ràng.
Băng từ hồi sinh
Mới đây, công ty HP đã đi đến một thỏa thuận hợp tác với công ty điện tử Sony làm "hồi
sinh" loại băng từ (Digital Audio Tape - DAT). Hình thức thô nhưng dung lượng lưu trữ dữ
liệu rất lớn.
Băng từ của HP. Ảnh: elara.ie.
Chuẩn băng cassette kỹ thuật số DAT 320 sẽ được phát hành có khả năng backup dữ
liệu với tốc độ trên 86 GB/giờ, theo tỷ lệ nén thông tin 200%. Như vậy, đặc tính kỹ thuật này
cho phép mỗi cuộn băng có dung lượng lưu trữ tối đa lên tới 320 GB. So với chuẩn DAT 160
thì chuẩn băng từ mới đạt tốc độ bắt dữ liệu gấp rưỡi và dung lượng lớn gấp đôi.
Giám đốc tiếp thị băng từ của HP, Bob Conway tiết lộ định dạng DAT 320 vẫn có tốc
độ cũng như dung lượng giống với các sản phẩm của HP và Sony hiện nay. Chỉ có chi tiết
khác biệt nằm ở firmware của ổ đọc, cho phép các băng ghi dữ liệu có thể thay đổi luân phiên
một cách linh hoạt.
Ổ đọc băng từ HP kết nối máy tính qua cổng USB.
Dự tính ổ đọc sẽ được bán với giá 850 USD và giá thành của mỗi cuộn băng từ là 36
USD.
Trung bình mỗi khách hàng sử dụng ổ đọc băng từ thường lưu trữ 6 cuộn băng loại
này. Qua đó, để bảo vệ dữ liệu một cách ổn định, mỗi người cần bỏ ra khoảng 1.200 USD.
Băng DAT 320 cũng ngốn ít điện năng cho mỗi gigabyte dữ liệu hơn sản phẩm thế hệ trước,
và đồng thời tương thích với loại băng đã lạc hậu DAT 160.
Đặc biệt, thiết kế mang tính cách tân của băng lưu trữ mới sẽ đẩy lùi tối đa điều kiện
gây ma sát, giúp cho vòng quay nặng nề của cuộn băng không bị bốc cháy trong quá trình
hoạt động.
Ra đời từ thập niên 1980 do Sony phát triển. Đến nay, băng từ vẫn có sức hấp dẫn đặc
biệt với các doanh nghiệp quy mô lớn vì thiết bị đáp ứng được các yêu cầu về sao dự phòng
và bảo quản dữ liệu một cách ổn định.

Công nghệ lưu trữ ba chiều GE Holographic
Kỹ thuật cho phép lưu tới 500 Gigabyte dữ liệu trên một chiếc đĩa có kích thước như
CD thông thường.
Nhờ vào công nghệ lưu trữ thông tin trên ba chiều (micro-holographic) thay vì chỉ trên
bề mặt đĩa, sản phẩm của hãng General Electric đã phát triển thành công có khả năng lưu trữ
lên đến 500GB dữ liệu đủ mọi thành phần, gấp 20 lần đĩa Blu-ray và 100 lần các loại đĩa
DVD thông thường khác. Qua đó, người dùng có thể lưu trữ trọn vẹn một bộ phim nhiều tập
chỉ trong một chiếc đĩa, với chất lượng và độ phân giải cao như truyền hình 3D.
Ngoài ra, GE Holographic cũng không cần phải có một thiết bị chuyên dụng nào khác
để đọc loại đĩa này. Và dự kiến, sản phẩm hấp dẫn này sẽ được sử dụng rộng rãi vào năm
2012.
Thiết bi lưu trữ chuẩn USB 3.0
Dù cho Intel hay bất cứ công ty nào khác có lên kế hoạch trì hoãn lại việc tung ra
chuẩn USB 3.0 vào năm 2010 thay vì cuối 2009, mới đây hãng Super Talent đã chính thức
giới thiệu chiếc USB 3.0 đầu tiên trên thế giới với tốc độ gấp 10 lần chuẩn USB 2.0 đang
thông dụng hiện nay.
Super Talent đặt tên cho sản phẩm của mình là RaidDrive, chiếc USB này có tốc độ truy xuất
dữ liệu cực kì cao, ở mức 200MB/giây trong điều kiện bình thường, và lên đến 320MB/giây
nếu sử dụng trình điều khiển (driver) giao thức UAS được cung cấp bởi hãng sản xuất.
RaidRide vẫn còn thể sử dụng được trên các cổng USB chuẩn 2.0, tuy nhiên nếu kết nối với
cổng USB 2.0 thì tốc độ truy xuất của sản phẩm vẫn chỉ đạt tối đa của chuẩn này (khoảng từ
480Mb/s đến 40MB/s). Super Talent cho biết bút nhớ RaidDrive USB 3.0 sẽ sớm có mặt trên
thị trường với các dung lượng 32GB, 64GB và 128GB. Đây có thể được xem là bước đi tiên
phong của Super Talent trong cuộc chiến khốc liệt của các thiết bị lưu trữ đặc biệt khi chuẩn
USB 3.0 được chính thức ứng dụng rộng rãi trên tất cả các sản phẩm máy tính trong tương lai
gần.
3. Thực trạng công tác lưu trữ địa chính nước ta
Với sự phát triển một cách mạnh mẽ nhu cầu quản lý, sử dụng đất đai và sự tăng
trưởng của thị trường BĐS như ở Việt Nam hiện nay thì vấn đề lưu trữ thông tin đất đai đặt ra
một khó khăn lớn cho nhà quản lý, kỹ thuật, đầu tư

Kể từ năm 1993-1994,thị trường mua bán BĐS bắt đầu định hình và 4 năm sau đó
cho đến nay, tức từ năm 1998-1999 bắt đầu phát triển khá phức tạp.Chính bởi nguyên nhân đó
dẫn đến tình trạng thông tin về đất đai ngày càng phát triển, cần thiết được cập nhật một cách
nhanh nhất,đáp ứng nhu cầu cấp bách của người sử dụng dân hiện nay.Nhưng thực tế cho
thấy,việc người dân đến các trung tâm để hỏi các thông tin đất đai mà họ quan tâm còn rất
hiếm.Thường là qua các nhà mô giới hoặc do người quen giới thiệu về thông tin đó.Nguyên
nhân là do thông tin đất đai lưu trữ trong hệ thống không có độ tin cậy cao, mỗi nơi công bố
mỗi kiểu, khiến những người tham gia vào lĩnh vực này gần như lọt vào… ma trận. Không chỉ
người dân, mà ngay cả những chuyên gia cũng cảm thấy khó .
Ví dụ: Trong khảo sát của CBRE Việt Nam, lượng căn hộ chào bán trong quý 4/2009
tại TP HCM tăng gấp hai lần so với quý trước, với 11 dự án được chào bán khoảng 4.800 sản
phẩm. Giá nhà đất ổn định tại hầu hết phân khúc trong suốt quý bốn, giao dịch thành công
tập trung ở phân khúc trung cấp và bình dân. Nhưng con số này khác biệt khá lớn so với công
bố của Savills Việt Nam.
Theo khảo sát của Savills Việt Nam trong quý IV/2009, thị trường tiếp nhận đến 5.500
sản phẩm mới. Về nguồn cung căn hộ từ nay đến năm 2012, trong khi CBRE Việt Nam công
bố khoảng 60.000, thì Savills Việt Nam cho biết chỉ có khoảng 50.000 căn hộ. Ông Adam
Bury, Trưởng phòng nghiên cứu thị trường và tư vấn CBRE Việt Nam, thừa nhận hiện nhiều
giao dịch trên thị trường bất động sản thường là giao dịch “ngầm”, nên các số liệu đất đai
thống kê chỉ dựa trên những dự án công bố

Thông tin đất đai thiếu độ tin cậy khiến cho thị trường bất động sản giảm tính hấp
dẫn

Vấn đề quan tâm hiện nay là các thông tin đất đai lưu trữ trong hệ thống bị trùng lặp
rất nhiều.Điều này làm cho việc khai thác thông tin đất đai trong hệ thống khó khăn dẫn đến
việc các thủ tục liên quan đến sỡ hữu nhà và sử dụng đất đai quá dài dòng và rắc rối.
Các thông tin địa chính hiện nay được lưu trữ trong bốn loại sổ sách bao gồm sổ địa
chính, sổ mục kê, sổ đăng kí và sổ cấp giấy chứng nhận.Một ví dụ về trùng lặp thông tin
là:trong mục kê và sổ cấp giấy chứng nhận đều tồn tại 2 trường thông tin là số thửa đất và số

giấy chứng nhận.Lý do là để tiện cho việc theo dõi,quản ly trên sổ sách nên các thông tin đã
cố gắng đưa vào càng nhiều trong cùng 1 cuốn sổ.Chính vì vậy khi cập nhật một thông tin và
hệ thống,nhất thiết phải tiến hành cùng một lúc cả ở 4 cuốn sổ đều này làm tăng cả về chi phí
vật chất lẫn nhân công.
Thị trường BĐS VN vẫn được kì vọng sẽ phát triển mạnh
Đưa ra những thực trạng về việc lưu trữ thông tin đất đai như trên để thấy rằng, việc
lưu trữ thông tin đất đai hiện nay là 1 vấn đề đáng quan tâm.Điều này có thể khiến thị trường
không thể phát triển, khi nhà đầu tư và người dân chưa an tâm về những thông tin được lưu
trữ do chủ đầu tư dự án cung cấp.Mặc dù vậy,với sự phát triển như hiện nay thì thị trường
BĐS việt nam vẫn được cái chuyên gia đánh giá là có tiềm năng và còn sẽ đem lại những bất
ngờ trong những năm tiếp theo 2011 và 2012.
Mô hình tác nghiệp quản lý đất đai tạp UBND quận/huyện.
Hệ thống tạo ra sự thuận tiện và nhanh chóng trong lập báo cáo tổng hợp theo định kỳ. Có đầy
đủ thông tin phân tích tình hình kết quả xử lý hồ sơ, xác định chính xác công đoạn thời gian
chậm trễ từng cá nhân hay bộ phận thực hiện, giúp lãnh đạo có điều hành phù hợp và kịp thời.
Đồng thời, nó tổ chức được mô hình lưu trữ thông tin khoa học, giảm tối đa thời gia tra cứu
tìm kiếm thông tin, nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc cán bộ chuyên môn.
HTTT có được kiến trúc vững, linh hoạt trong triển khai dựa trên 3 mảng phần hệ thống: phần
mô hình quản lý, phần quy trình tác nghiệp và phần dịch vụ hành chính công “tinh thần chủ
đạo về phân định chức năng”. Hệ thống cung cấp đầy đủ công cụ chức năng cho các cán bộ
chuyên môn quản .
Thông tin, dữ liệu về đất đai hiện đang được quản lý bởi Tổng cục Đất đai (trước đây
được quản lý bởi nhiều cơ quan khác nhau như Viện Nghiên cứu Địa chính, Vụ Đăng ký và
Thống kê đất đai, Vụ Đất đai). Đến nay, thông tin về đất đai đã được nghiên cứu, xây dựng,
áp dụng công nghệ thông tin, gắn với yêu cầu quản lý và tác nghiệp của công tác quản lý đất
đai. Hệ thống bản đồ, hồ sơ địa chính chi tiết đến từng thửa đất quản lý phân cấp tại địa
phương, hệ thống bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp: tỉnh, huyện, xã vào các năm kiểm kê
đất đai (5 năm 1 lần) cùng với các số liệu thống kê trên cả nước, hệ thống bản đồ quy hoạch
sử dụng đất… đều chứa đựng những thông tin dữ liệu được tổ chức theo hướng GIS.
Thời gian vừa qua, rất nhiều cơ quan đã nỗ lực ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT)

để giải quyết những vấn đề xin cấp giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận chủ quyền nhà , một
số phần mềm đã được sử dụng nhưng mới chỉ mang tính hỗ trợ cho một bộ phận, đôi khi chỉ
là một thao tác nhỏ như in giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thông
tin chỉ được lưu trữ trên từng máy lẻ, thuộc quyền quản lý của từng chuyên viên vì vậy không
có khả năng chia sẻ, thiếu tính liên thông và kế thừa. Việc tra cứu, xử lý phải thực hiện đơn lẻ,
thủ công nên dù mất nhiều công sức, thời gian nhưng hồ sơ luôn bị trễn hạn, số liệu thiếu
chính xác, gây khó khă trong việc tổng hợp, phân tích thông tin, chưa hỗ trợ lãnh đạo trong
công tác điều hành.
Từ năm 2006 đến nay, một số quận, huyện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã
triển khai ứng dụng CNTT theo hình thức đầu tư Hệ thống thông tin mang tính quản lý và hỗ
trợ xử lý nghiệp vụ trong lĩnh vực đất đai xây dựng. Với hệ thống này, tất cả thông tin được
quản lý tập trung tại máy chủ, các máy trạm kết nối với trung tâm thông qua hệ thống mạng,
thông tin được liên thông tới tất cả các bộ phận từ khâu nhận hồ sơ của người dân, đến xử lý
hồ sơ của các chuyên viên, duyệt hồ sơ của lãnh đạo phòng, ký giấy chứng nhận của Thường
trực UBND và trả hồ sơ cho dân. Mọi thao tác đều được ghi nhận trong máy chủ, bộ phận sau
kế thừa thông tin của bộ phận trước. Thông tin về đất đai xây dựng được lưu trữ, từ đó in giấy
chứng nhận, giấy phép xây dựng, phiếu chuyển thuế và các loại biểu mẫu khác. Thông tin
được kế thừa cho các loại hồ sơ biến động sử dụng đất, thay đổi thiết kế và điều chỉnh nội
dung…Ngoài việc xử lý hồ sơ nhanh hệ thống này còn giúp tra cứu được lịch sử và quá trình
sử dụng nhà đất, là cơ sở để công khai thông tin về nhà đất trên Website cho người dân và
doanh nghiệp dễ dàng tra cứu. Việc tổng hợp và thống kê tình trạng nhà đất đơn giản và chính
xác, phục vụ cho lãnh đạo cơ quan trong việc quản lý và hoạch định chính sách phát triển
Một điểm mới và cũng là điều kiện để duy trì vận hành hệ thống là các phần mềm
nghiệp vụ gắn liền với quy trình quản lý hành chính, tương ứng với quy trình quản lý hệ thống
chất lượng ISO của từng cơ quan, có thể tuỳ biến để đáp ứng với các loại quy trình hiện hành
khác. Do gắn liền với quy trình hành chính nên bắt buộc tất cả các chuyên viên phẩi thực hiện
xử lý hồ sơ trên mạng, tất cả các công đoạn đều được kiểm soát, từng vị trí xử lý sẽ tự động
tích hợp thông tin cho hệ thống, không sinh ra bộ phận nhập hồ sơ đã xử lý và hệ thống trước
đây một số đơn vị đã từng thực hiện. Việc gắn liền với quy trình thủ tục hành chính, tạo điều
kiện cho lãnh đạo các cấp kiểm soát được quá trình xử lý của từng hồ sơ, tra cứu được tình

trạng xử lý hồ sơ của từng chuyên viên, từng phòng ban, kịp thời chỉ đạo và điều hành nhằm
giải quyết những tồn đọng và trễ hạn hồ sơ.
Ngoài hiệu quả về vấn đề hệ thống như tích hợp thông tin, chia sẻ và kế thừa thì một
yếu tố quan trọng để hệ thống được từng chuyên viên chấp nhận sử dụng là hiệu quả của việc
xử lý hồ sơ. Ứng dụng hệ thống, thời gian xử lý hồ sơ đã giảm từ 30% đến 50%. Ở một số cơ
quận, huyện trước đây khi chưa ứng dụng hệ thống này thì một chuyên viên trung bình một
tuân xử lý được 20 hồ sơ, sau khai áp dụng hệ thống hồ sơ xử lý tăng hơn 40 hồ sơ, giảm 80%
đến 90% sai sót so với xử lý thủ công. Đây là con số cụ thể để đánh giá hiệu quả của việc ứng
dụng CNTT.
Một số quận, huyện đã thành công trong giai đoạn đầu ứng dụng CNTT trong quản lý
đất đai, xây dựng như: quận Bình Tân, quận Thủ Đức, huyện Bình Chánh, quận Bình Thạnh,
huyện Nhà Bè và quận 10,…Yếu tố để thành công ở mỗi quận, huyện khác nhau, tuy nhiên
đầu giống nhau ở các điểm sau:
Phương thức đầu tư: Để hệ thống vận hành thì các thành phần của hệ thống như hạ tầng
CNTT (hệ thống mạng và các thiết bị, hệ thống máy chủ, hệ thống máy trạm, hệ thống các
thiết bị phục vụ xử lý hồ sơ cho từng phòng chuyên môn, chuyên viên), dữ liệu, phần mềm và
đặc biệt là con người phải được đầu tư đồng bộ. Nội dung đầu tư phải phù hợp với hiện trạng,
đúng với nhu cầu của từng đơn vị, từng phòng chuyên môn, tránh tình trạng phân bổ bình
quân như trước đây đã từng xảy ra, vì vậy chủ đầu tư phải là các đơn vị ứng dụng.
Hình thức triển khai phần mềm ứng dụng: Có thể khẳng định trong giai đoạn hiện nay không
thể thành công với hình thức phần mềm dùng chung, bởi tính đặc thù của mỗi cơ quan, mỗi
địa phương rất khác nhau. Các phần mềm ứng dụng ngoài các thông tin mang tính chuẩn
chuyên ngành thì mỗi cơ quan có nhu cầu quản lý các thông tin theo đặc thù của mình, vì vậy
phần mềm phải được chỉnh sửa phù hợp với từng cơ quan.
Hướng dẫn vận hành hệ thống và sử dụng phần mềm: Có thể khẳng định hình thức đào tạo
tập trung mang nặng tính giới thiệu như thường làm từ trước tới nay không đem lại thành
công. Để đảm bảo cho hệ thống thực sự vận hành thì mỗi chuyên viên ở từng vị trí phải sử
dụng thành thạo phần mềm tương ứng với vị trí đó, nghĩa là phải đào tạo sử dụng cho từng
người tham gia trong hệ thống. Việc đào tạo không đơn giản vì các chuyên viên vẫn phải thực
hiện công việc hàng ngày và kết hợp học sử dụng phần mềm, ít nhất mỗi một chuyên viên

phải hướng dẫn ba lần mới có thể sử dụng được phần mềm. Với một quận, huyện trung bình
70 đến 100 người thì số lần hướng dẫn lên đến vài trăm lần.
Điểm mấu chốt quyết định đến sự thành công chính là yếu tố con người: Lãnh đạo quận,
huyện phải chỉ đạo và giám sát thường xuyên. Ví dụ như đối với huyện Bình Chánh, lãnh đạo
UBND đã xác định ứng dụng Hệ thống thông tin trong quản lý đất đai, xây dựng là chìa khoá
cho việc cải cách hành chính trong lĩnh vực được xem là nhạy cảm và bức xúc, vì vậy vấn đề
này luôn là chủ đề được gian ban hàng tuần. Chính sự chỉ đạo kiên quyết và sát sao của lãnh
đạo UBND đã đem lại thành công cho một huyện ngoại thành như Bình Chánh. Mặc dù là
huyện vùng sâu xa của thành phố Hồ Chí Minh, việc kết nối mạng xuống các xã chưa thực
hiện được, nhưng UBND huyện vẫn triển khai cơ chế một cửa liên thông, bằng hình thức
người dân đến nộp hồ sơ tại xã, các dữ liệu nhận hồ sơ của dân sẽ được tích hợp vào cơ sở dữ
liệu đất đai, xây dựng ở huyện, qua đó các phòng ban thực hiện xử lý hồ sơ trong hệ thống.
Điều này cho thấy dù điều kiện hạ tầng chưa đủ nhưng với quyết tâm thì việc ứng dụng CNTT
vẫn có thể thực hiện được. Đây là một mô hình được minh chứng rằng ứng dụng CNTT trở
thành mục tiêu để cải cách hành chính của cơ quan, cùng với việc quan tâm chỉ đạo và giám
sát của người đứng đầu thì việc triển khai ứng dụng CNTT sẽ thành công và mang lại hiệu
quả cao.
Quận Bình Tân là một trong những quận luôn dẫn đầu trong triển khai ứng dụng
CNTT. Ngoài hệ thống đất đai, xây dựng đang vận hành trong mạng nội bộ của quận, Bình
Tân còn ứng dụng CNTT liên thông với 10 phường và Chi cục Thuế quận trong việc nhận và
trả hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Do hệ thống
thông tin đất đai xây dựng hoạt động theo mô hình liên thông giữa nhiều phòng, ban, nhiều vị
trí nên việc tổ chức triển khai rất quan trọng, Tổ tin học chính là đầu mối kết nối giữa các
phòng ban và đơn vị tư vấn nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh, lầp kế hoạch triển khai và
hỗ trợ các phòng ban trong quá trình vận hành các hệ thống. Ngoài sự quan tâm chỉ đạo sát
sao của lãnh đạo UBND có thể nói Tổ Tin học thuộc Văn phòng UBND quận, huyện: Bình
Tân, Thủ Đức và Nhà Bè là hạt nhân của sự thành công.
Hiện nay, 100% chuyên viên thuộc phòng ban quản lý đất đai xây dựng của các quận,
huyện nói trên đều xử lý hồ sơ trên phần mềm. Lượng thông tin về nhà đất được tích hợp
trong hệ thống là rất lớn. Ngoài hiệu quả về ứng dụng CNTT phục vụ cải cách hành chính,

phục vụ quản lý và điều hành hoạt động hàng ngày của bộ máy hành chính, thì dữ liệu được
lưu trữ tập trung tại máy chủ của các cơ quan rất quan trọng, là cơ sử để quản lý ngành và
định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin về quản lý đất đai, quản lý xây dựng
trong các cơ quan quản lý chuyên ngành nói chung chưa được triển khai đồng bộ. Hầu hết chỉ
áp dụng công nghệ tin học trong một số công việc kỹ thuật cụ thể hoặc một vài khâu trong
mắt xích điều hành mà chưa mang tính chất là một hệ thống điều hành và quản lý.
Hơn nữa, các phần mềm ứng dụng trong ngành là các công cụ rời rạc, mỗi phần mềm
mới chỉ hỗ trợ một phần tác nghiệp. Khâu tổ chức lưu trữ hồ sơ chủ yếu bằng thủ công các
giấy tờ và sổ sách. Hình thức quản lý rời rạc, thiếu khoa học, không hỗ trợ trong vấn đề giải
quyết những nhu cầu hỏi đáp của xử lý hành chính, không đáp ứng nhu cầu tổng hợp phân
tích thông tin phục vụ lãnh đạo trong công tác quản lý và điều hành, không có được cơ sở dữ
liệu đầy đủ thông tin về quản lý đất đai - quản lý xây dựng cho công tác quản lý
Mô hình phân hệ phần mềm trong hệ thống.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn ấy, nhóm SOS đã nghiên cứu, phát triển và dần hoàn
thiện “Hệ thống thông tin quản lý đất đai xây dựng trên nền GIS-VnCIS”. HTTT Quản lý đất
đai xây dựng phiên bản 1.5 ra đời đã bao quát hầu hết nghiệp vụ quản lý đất đai xây dựng trên
3 bình diện chức năng: Mô hình ứng dụng quản lý, quy trình tác nghiệp, dịch vụ hành chính
công và cung cấp - tra cứu thông tin.
Bộ sản phẩm phần mềm thuộc HTTT VnCIS phiên bản 1.5 được xây dựng dựa trên
kết quả phân tích các văn bản pháp quy về quản lý đất đai, quản lý xây dựng, quản lý nhà và
công trình xây dựng , được đúc kết sau nhiều năm xây dựng các sản phẩm đơn lẻ trong cùng
lĩnh vực.
Các phân vùng dữ liệu thuộc tính đất đai xây dựng và phân vùng dữ liệu quy trình tác
nghiệp được kết hợp với phân vùng các lớp dữ liệu không gian tạo thành cơ sở dữ liệu GIS
quản lý đất đai xây dựng thống nhất. Trong mô hình kết hợp các phân vùng dữ liệu, lớp dữ
liệu không gian chồng đè lên lớp địa chính chính quy, lớp dữ liệu thuộc tính gắn tương ứng
dữ liệu không gian qua vị trí địa lý thửa đất.
Mô hình quản lý đất đai xây dựng được tổ chức theo 4 cấp quản lý: Cấp Bộ quản lý
chuyên ngành ở Trung ương, cấp Sở quản lý chuyên ngành trực thuộc UBND tỉnh/thành phố,

cấp Phòng chuyên môn quản lý chuyên ngành trực thuộc UBND quận/huyện và bộ phận quản
lý địa chính - xây dựng thuộc UBND phường/xã.
HTTT quản lý đất đai xây dựng phiên bản 1.5 đặt trọng tâm cấp quản lý là UBND
Quận/huyện với các thành phần đối tượng quản lý khác nhau. Thứ nhất, hệ thống giúp liên
thông về chức năng quản lý xây dựng của các bộ phận chuyên môn gắn liền với qui trình tiếp
nhận luân chuẩn hồ sơ theo cơ chế một cửa. Người dân nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa hoặc tại
UBND xã/phường, bộ phận một cửa (bộ phận địa chính UBND xã/ phường) chuyển hồ sơ tới
phòng Quản lý Đô thị (phòng Công thương), bộ phận địa chính UBND xã/phường quản lý
tình hình xây dựng nhà, vi phạm xây dựng trên địa bàn và báo cáo phòng Quản lý Đô thị.
Thứ hai là liên thông về chức năng quản lý đất đai: người dân nộp hồ sơ tại bộ phận
một cửa hoặc tại UBND xã/phường, bộ phận một cửa sẽ chuyển hồ sơ tới phòng TN-MT hoặc
VP ĐKQSDĐ thụ lý hồ sơ, bộ phận địa chính UBND xã/phường quản lý tình hình sử dụng
đất trên địa bàn xã/phường và báo cáo phòng TNMT.
Từ đó, HTTT quản lý đất đai xây dựng VnCIS phiên bản 1.5 sẽ giúp rà soát, chuẩn
hóa được đầy đủ bộ mẫu biểu báo cáo, điều chỉnh nhanh chóng các quy trình xử lý khi có sự
thay đổi và tạo ra được môi trường làm việc hiện đại, minh bạch thông tin. Giảm thời gian
quản lý điều hành của lãnh đạo.
Tiềm năng ứng dụng rộng rãi
Mục đích của hệ thống nhằm xây dựng môi trường làm việc “một cửa điện tử” theo
các quy trình ISO về lĩnh vực quản lý đất đai xây dựng, giảm thiểu thời gian kiểm soát và điều
hành xử lý hồ sơ, từng bước chuẩn hóa qui trình tác nghiệp góp phần cải cách hành chính.
Đồng thời, hệ thống giúp xây dựng được một cơ sở dữ liệu GIS hoàn thiện, sử dụng chung
hoặc chia sẻ trong các cơ quan quản lý nhà đất - xây dựng từ cấp phường/xã, quận/huyện, Sở
quản lý chuyên ngành và làm cơ sở quản lý công trình hạ tầng hình thành trên đất sau này.

Mô hình tác nghiệp quản lý đất đai tạp UBND quận/huyện.
Hệ thống tạo ra sự thuận tiện và nhanh chóng trong lập báo cáo tổng hợp theo định kỳ. Có đầy
đủ thông tin phân tích tình hình kết quả xử lý hồ sơ, xác định chính xác công đoạn thời gian
chậm trễ từng cá nhân hay bộ phận thực hiện, giúp lãnh đạo có điều hành phù hợp và kịp thời.
Đồng thời, nó tổ chức được mô hình lưu trữ thông tin khoa học, giảm tối đa thời gia tra cứu

tìm kiếm thông tin, nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc cán bộ chuyên môn.
HTTT có được kiến trúc vững, linh hoạt trong triển khai dựa trên 3 mảng phần hệ thống: phần
mô hình quản lý, phần quy trình tác nghiệp và phần dịch vụ hành chính công “tinh thần chủ
đạo về phân định chức năng”. Hệ thống cung cấp đầy đủ công cụ chức năng cho các cán bộ
chuyên môn quản trị và vận hành khi có sự thay đổi về quy trình, biểu mẫu báo cáo, cán bộ
thụ lý, yêu cầu xử lý dữ liệu không gian trên môi trường phần mềm GIS/CAD quen thuộc.
Phiên bản 1.0 được xây dựng từ 2001 đến 2003. Tiếp sau nó, phiên bản 1.5 được hoàn thiện
từ 6/2005 đến 6/2007 và đã lọt vào chung khảo Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2009 ở nhóm
sản phẩm đã ứng dụng thực tế.
Hiện tại, HTTT VnCIS được lựa chọn chính thức để triển khai trên địa bàn 6 tỉnh, đặc biệt là
một số quận của TP.HCM, nơi dân cư và đất đai tương đối phức tạp. Các thành viên nhóm
SOS đang cố gắng mở rộng việc ứng dụng sản phẩm tiện ích này tới các tỉnh khác, nhằm góp
phần đơn giản hoá thủ tục hành chính công, tiết kiệm thời gian, công sức cho không chỉ các
cấp quản lý mà cho từng người dân.
Chương 1: LƯU TRỮ ĐỊA CHÍNH VÀ QUI ĐỊNH LƯU TRỮ ĐỊA CHÍNH
A.Khái niệm
I.1.Hồ sơ địa chính: là loại tài liệu đặc thù, đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý nhà nước
về đất đai.
Chính vì vậy, ở nước ta, hồ sơ địa chính được lập ở tất cả các đơn vị hành chính, từ cấp tỉnh đến cấp xã, trải qua
các thời kỳ lịch sử khác nhau. Hồ sơ địa chính được lập ra thông qua việc sử dụng nhiều phương tiện khoa học
kỹ thuật khác nhau. Do đó hồ sơ địa chính ở mỗi thời kỳ lại mang những đặc điểm riêng, đánh dấu sự phát triển
trong khoa học kỹ thuật đo đạc bản đồ.
Hệ thống hồ sơ địa chính đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Hồ sơ địa chính
được lập qua các thời kỳ và lưu giữ ở các cấp hành chính khác nhau của tất cả các tỉnh, thành phố. Theo Điều 4
của Luật Đất đai (năm 2003) thì “Hồ sơ địa chính là hồ sơ phục vụ quản lý nhà nước đối với việc sử dụng đất”.
Thành phần của hồ sơ địa chính bao gồm:
- Bản đồ địa chính
- Sổ địa chính
- Sổ mục kê đất đai
- Sổ theo dõi biến động đất đai

- Bản lưu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
II.2. Quy trình lập hồ sơ địa chính
*Nguyên tắc lập hồ sơ địa chính
- Hồ sơ địa chính được lập theo đơn vị hành chính cấp xã.
- Việc lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục hành chính quy định tại Nghị định số
181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai. Đó là:
+ Hồ sơ địa chính được lập chi tiết đến từng thửa đất theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.
Mỗi thửa đất phải có số hiệu riêng và không trùng với số hiệu của các thửa đất khác trong phạm vi cả nước.
+ Nội dung của hồ sơ địa chính phải được thể hiện đầy đủ, chính xác, kịp thời, phải được chỉnh lý thường xuyên
đối với các biến động theo quy định của pháp luật trong quá trình sử dụng đất.
+ Hồ sơ địa chính được lập thành một (01) bản gốc và hai (02) bản sao từ bản gốc; bản gốc được lưu tại Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, một bản sao được lưu tại Văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường, một bản sao được lưu tại Ủy ban nhân dân
xã, phường, thị trấn.
+ Bản gốc hồ sơ địa chính phải được chỉnh lý kịp thời khi có biến động về sử dụng đất, bản sao hồ sơ địa chính
phải được chỉnh lý phù hợp với bản gốc hồ sơ địa chính.
+ Hồ sơ địa chính được lưu giữ và quản lý dưới dạng tài liệu trên giấy và từng bước chuyển sang dạng số để
quản lý trên máy tính. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm đầu tư tin học hoá
hệ thống hồ sơ địa chính.
- Hồ sơ địa chính dạng số, trên giấy phải bảo đảm tính thống nhất nội dung thông tin thửa đất với Giấy chứng
nhận và hiện trạng sử dụng đất.
*Lập Bản đồ địa chính
- Bản đồ địa chính được lập trước khi tổ chức việc đăng ký quyền sử dụng đất và hoàn thành sau khi được Sở Tài
nguyên và Môi trường kiểm tra, nghiệm thu. Ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng của thửa đất thể hiện trên
bản đồ địa chính được xác định theo hiện trạng sử dụng đất. Khi cấp Giấy chứng nhận mà ranh giới, diện tích,
mục đích sử dụng đất có thay đổi thì phải chỉnh sửa bản đồ địa chính thống nhất với Giấy chứng nhận.
- Trường hợp lập bản đồ địa chính sau khi đã tổ chức đăng ký quyền sử dụng đất thì ranh giới, diện tích, mục
đích sử dụng đất của thửa đất được xác định theo hai trường hợp:
+ Đối với thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận;
+ Đối với thửa đất chưa được cấp Giấy chứng nhận.

- Những nơi chưa có điều kiện lập bản đồ địa chính trước khi tổ chức đăng ký quyền sử dụng đất thì được phép
sử dụng các loại bản đồ, sơ đồ hiện có hoặc trích đo địa chính thửa đất để thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất
và cấp Giấy chứng nhận.
- Bản đồ địa chính được chỉnh lý khi tạo thửa đất mới hoặc khi có thay đổi mã thửa đất, thay đổi ranh giới thửa
đất, thay đổi mục đích sử dụng đất; đường giao thông, công trình thuỷ lợi theo tuyến, công trình khác theo tuyến,
khu vực đất chưa sử dụng không có ranh giới thửa khép kín, sông, ngòi, kênh, rạch, suối và các đối tượng thuỷ
văn khác theo tuyến được tạo lập mới hoặc có thay đổi về ranh giới; có thay đổi về mốc giới và đường địa giới
hành chính các cấp, về mốc giới và ranh giới hành lang an toàn công trình, về chỉ giới quy hoạch sử dụng đất, về
địa danh và các ghi chú thuyết minh trên bản đồ.
*Lập Sổ mục kê đất đai
- Sổ mục kê đất đai được lập theo đơn vị hành chính cấp xã để thể hiện tất cả các thửa đất và các đối tượng
chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất.
- Sổ được lập cùng với việc lập bản đồ địa chính hoặc được in ra từ cơ sở dữ liệu địa chính. Thông tin thửa đất
và các đối tượng chiếm đất khác trên Sổ phải phù hợp với hiện trạng sử dụng đất. Thửa đất đã cấp Giấy chứng
nhận mà có thay đổi nội dung thông tin so với hiện trạng khi đo vẽ bản đồ địa chính thì phải được chỉnh sửa cho
thống nhất với Giấy chứng nhận.
- Sổ mục kê đất đai được lập chung cho các tờ bản đồ địa chính theo trình tự thời gian lập bản đồ.
*Lập Sổ địa chính
- Sổ địa chính được in từ cơ sở dữ liệu địa chính theo đơn vị hành chính cấp xã để thể hiện thông tin về người sử
dụng đất và thông tin về sử dụng đất của người đó đối với thửa đất đã cấp Giấy chứng nhận.
- Sổ địa chính được in theo các nguyên tắc sau đây:
+ Sổ địa chính gồm ba phần:
Phần một bao gồm người sử dụng đất là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không
thuộc trường hợp mua nhà ở gắn với đất ở, tổ chức và cá nhân nước ngoài; Phần hai bao gồm người sử dụng đất
là các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn với
đất ở; Phần ba bao gồm người sử dụng đất là người mua căn hộ trong nhà chung cư.
+ Thứ tự của người sử dụng đất thể hiện trong Sổ địa chính được sắp xếp theo thứ tự cấp Giấy chứng nhận đối
với giấy chứng nhận đầu tiên của người đó;
+ Mỗi trang Sổ để ghi dữ liệu địa chính của một người sử dụng đất.
+ Nội dung thông tin trên Sổ địa chính phải thống nhất với Giấy chứng nhận đã cấp và được thể hiện theo mẫu.

*Lập Sổ theo dõi biến động đất đai
- Sổ theo dõi biến động đất đai được lập ở cấp xã để theo dõi tình hình đăng ký biến động về sử dụng đất và làm
cơ sở để thực hiện thống kê diện tích đất đai hàng năm.
Những địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính theo quy định thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng
đất thực hiện việc lập Sổ theo dõi biến động đất đai.
- Việc ghi vào sổ thực hiện đối với tất cả các trường hợp đăng ký biến động về sử dụng đất đã được chỉnh lý, cập
nhật vào sơ sở dữ liệu địa chính, sổ địa chính. Thứ tự ghi vào sổ thực hiện theo thứ tự thời gian đăng ký biến
động về sử dụng đất.
- Yêu cầu đối với thông tin ghi trong sổ theo dõi biến động đất đai như sau:
+ Họ, tên và địa chỉ của người đăng ký biến động về sử dụng đất;
+ Thời điểm đăng ký biến động ghi chính xác đến phút;
+ Mã thửa của thửa đất có biến động hoặc mã thửa của thửa đất mới được tạo thành;
II.3. Trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính
Theo quy định, trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính thuộc về Văn phòng đăng ký quyền
sử dụng đất (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường
và Uỷ ban nhân dân cấp xã).
- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách
nhiệm quản lý các tài liệu, dữ liệu bao gồm:
1 - Cơ sở dữ liệu địa chính (trong máy chủ và trên các thiết bị nhớ) hoặc Bản đồ địa
chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai, Sổ theo dõi biến động đất đai đối với trường hợp
chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính;
2 - Bản lưu Giấy chứng nhận, Sổ cấp Giấy chứng nhận, Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận,
Hồ sơ xin đăng ký biến động về sử dụng đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài (trừ trường hợp mua nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở), tổ
chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài;
3 - Giấy chứng nhận của tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ
chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài đã thu hồi trong các trường hợp thu hồi đất, tách
thửa hoặc hợp thửa đất, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận;
4 - Hệ thống các Bản đồ địa chính, bản Trích đo địa chính và các bản đồ, sơ đồ khác, Sổ
địa chính, Sổ mục kê đất đai được lập qua các thời kỳ;

- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường chịu
trách nhiệm quản lý các tài liệu, dữ liệu bao gồm:
1 - Cơ sở dữ liệu địa chính (trên các thiết bị nhớ) hoặc Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ
mục kê đất đai, Sổ theo dõi biến động đất đai đối với trường hợp chưa xây dựng cơ sở dữ
liệu địa chính;
2 - Bản lưu Giấy chứng nhận, Sổ cấp Giấy chứng nhận, hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận,
hồ sơ xin đăng ký biến động về sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở, cộng đồng dân cư;
3 - Giấy chứng nhận của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua
nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở, cộng đồng dân cư đã thu hồi trong các trường hợp
thu hồi đất, tách thửa hoặc hợp thửa đất, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận;
4 - Hệ thống các Bản đồ địa chính, bản Trích đo địa chính và các bản đồ, sơ đồ khác, Sổ
địa chính, Sổ mục kê đất đai được lập trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
- Uỷ ban nhân dân cấp xã: chịu trách nhiệm quản lý Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ
mục kê đất đai, Thông báo về việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính và các giấy tờ khác
kèm theo do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi đến để cập nhật, chỉnh lý bản
sao hồ sơ địa chính.
II. 4.Tư liệu đo đạc và bản đồ Lưu trữ tại Trung tâm đo đạc và bản đồ hiện có:
II.4.1. Tư liệu đo đạc và bản đồ
Tư liệu đo đạc
- Tọa độ điểm gốc: thiên văn, trắc địa, độ cao;
- Giá trị trọng lực hạng I, II, III;
- Toạ độ, độ cao của các điểm đo đạc cơ sở Quốc gia
Tư liệu bản đồ
- Bản đồ địa hình các loại tỷ lệ từ 1:2.000 đến 1:1.000.000 trên đất liền;
- Bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1/10 000, 1/50 000;
- Bản đồ nền cấp tỉnh và cấp huyện (được thành lập để phục vụ kiểm kê đất đai năm 2005);
- Bản đồ địa chính cơ sở;
- Bản đồ hành chính cấp tỉnh.
Tư liệu phim, ảnh

- Tư liệu ảnh cũ do Pháp bay chụp trước 1954;
- Phim, ảnh do Việt Nam bay chụp từ 1958-2006;
- Tư liệu ảnh cũ do Mỹ bay chụp trước 1975.
II. 4.2. Quy định về phạm vi bí mật nhà nước đối với tư liệu đo đạc bản đồ
Căn cứ Quyết định số 212/2003/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về
danh mục bí mật nhà nước độ tối mật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường ; Quyết định số
919/2003/QĐ-BCA (A11) ngày 21 tháng 11 năn 2003 của Bộ trưởng Bộ Công an về danh mục bí mật
nhà nước độ mật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, tư liệu đo đạc và bản đồ bao gồm các loại
sau:
1. Tư liệu đo đạc bản đồ thuộc phạm vi bí mật nhà nước độ tối mật gồm:
a) Toạ độ các điểm cơ sở quốc gia hạng II trở lên tạo thành mạng lưới quốc gia hoàn
chỉnh kèm theo các ghi chú điểm;
b) Tài liệu điều tra, khảo sát về đường biên giới quốc gia chưa được công bố.
2. Tư liệu đo đạc bản đồ thuộc phạm vi bí mật nhà nước độ mật gồm:
a) Hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia bao gồm: tọa độ gốc trắc địa, tọa độ gốc
thiên văn, toạ độ gốc vệ tinh, giá trị gốc trọng lực tuyệt đối, giá trị gốc độ cao, giá trị gốc độ
sâu;
b) Phim, ảnh hàng không bao gồm phim, ảnh hàng không kỹ thuật số và sản phẩm
quét phim, ảnh hàng không kèm theo số liệu xác định toạ độ tâm ảnh có số lượng tờ liên kết
bằng diện tích lớn hơn 200 km
2
ở thực địa;
c) Bản đồ địa hình số và cơ sở dữ liệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10 000, 1:25 000, 1:50
000, 1:100 000;
3. Tư liệu đo đạc bản đồ không thuộc phạm vi bí mật nhà nước gồm 2 loại sau:
3.1. Loại không thuộc phạm vi bí mật nhà nước và không xuất bản:
a) Giá trị tọa độ, độ cao, giá trị trọng lực;
b) Ghi chú điểm;
c) Phim, ảnh hàng không chụp địa hình.
3.2. Loại không thuộc phạm vi bí mật nhà nước đã xuất bản:

a) Bản đồ địa hình, bản đồ nền, bản đồ hành chính in trên giấy;
b) Quy phạm, quy định kỹ thuật chuyên ngành đo đạc và bản đồ.
c) Thông tin tư liệu trắc địa bản đồ
II 4.3. Thẩm quyền cung cấp, khai thác sử dụng tư liệu đo đạc bản đồ
1. Tư liệu đo đạc bản đồ thuộc phạm vi bí mật nhà nước độ tối mật :
Tư liệu đo đạc và bản đồ chỉ được cung cấp, cho phép khai thác, sử dụng khi có giấy công
văn đề nghị của Bộ Trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch UBND tỉnh , thành phố, Chánh án toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát
Nhân dân tối cao, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, người đứng đầu các cơ quan của
Quốc hội, người đứng đầu các cơ quan của Trung ưng Đảng, người đứng đầu tổ chức chính
trị xã hội.
2. Tư liệu đo đạc bản đồ thuộc phạm vi bí mật nhà nước độ mật
Chỉ được cung cấp, cho phép khai thác, sử dụng khi có công văn đề nghị của cấp Vụ
hoặc tương đương trở lên.
3. Tư liệu đo đạc bản đồ không thuộc phạm vi bí mật nhà nước và không xuất bản
Chỉ được cung cấp, khai thác sử dụng khi có công văn đề nghị của thủ trưởng cơ
quan, tổ chức có yêu cầu sử dụng.
4. Tư liệu đo đạc bản đồ không thuộc phạm vi bí mật nhà nước đã xuất bản
Được cung cấp, khai thác sử dụng rộng rãi.
Danh mục thông tin tư liệu đo đạc và bản đồ
Thông tin tư liệu đo đạc và bản đồ lưu trên vật liệu truyền thống, trên các thiết bị nhớ gồm các loại sau
đây:
2.1 Thông tin tư liệu về hệ quy chiếu quốc gia;
2.2 Thông tin tư liệu về hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia;
2.3 Thông tin tư liệu về hệ thống điểm đo đạc cơ sở;
2.4 Thông tin tư liệu về hệ thống ảnh máy bay phục vụ đo đạc và bản đồ;
2.5 Thông tin tư liệu về hệ thống ảnh vệ tinh phục vụ đo đạc và bản đồ;
2.6 Thông tin tư liệu về hệ thống bản đồ địa hình, bản đồ nền, bản đồ biên giới quốc gia, bản đồ địa
chính cơ sở, bản đồ hành chính, bản đồ địa lý tổng hợp và các loại bản đồ chuyên đề khác;
2.7 Cơ sở dữ liệu địa lý và hệ thống thông tin địa lý;

2.8 Các tiêu chuẩn, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá sản phẩm về đo đạc và bản đồ;
2.9 Kết quả của các dự án, chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ trong lĩnh vực đo đạc
và bản đồ;
2.10 Thông tin tư liệu thứ cấp được hình thành từ các thông tin tư liệu về đo đạc và bản đồ nêu tại các
điểm 2.1, 2.2, 2.3, 2.4, 2.5, 2.6, 2.7, 2.8 và 2.9 khoản này và thông tin tư liệu tích hợp của thông tin tư liệu về đo
đạc và bản đồ với các loại thông tin tư liệu khác.
II.5. Hệ thống lưu trữ: chỉ đến tập hợp của tất cả các tài nguyên sử dụng cho mục đích lưu trữ dữ liệu của hệ
thống, bao gồm:
 Các thiết bị lưu trữ, như ổ đĩa cứng trong của các máy chủ, các tủ đĩa ngoài, các thiết bị băng từ .
 Các phần mềm quản lý, điều khiển hoặc cung cấp tính năng phụ trợ (như sao chép, sao lưu vv ) cho các
thiết bị lưu trữ .
 Các giao thức và phụ kiện cho kết nối và trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị lưu trữ.
Tất cả các dữ liệu cần thiết cho quá trình hoạt động phải được lưu trữ đầy đủ (yêu cầu đủ về dung lượng), với độ
an toàn và tính bảo mật cao, cho phép truy xuất với tốc độ nhanh, được sử dụng và xử lý một cách hiệu quả và
hợp lý (yêu cầu về hiệu năng và quản trị lưu trữ).
Lưu trữ dữ liệu máy tính hay thường gọi là lưu trữ hay bộ nhớ là khái niệm chỉ các cấu kiện máy tính, thiết bị
và các phương tiện ghi/chứa dữ liệu cho phép lưu trữ dữ liệu số sử dụng trong tính toán trong một khoảng thời
gian nhất định. Lưu trữ dữ liệu đóng một trong các chức năng chính của tính toán hiện đại: lưu giữ thông tin.
Lưu trữ là một cấu phần cơ bản của tất cả hệ thống tính toán hiện đại. Lưu trữ và bộ xử lí trung tâm (CPU) là mô
hình máy tính cơ bản kể từ những năm 1940.
Trong ngôn ngữ hiện đại bộ nhớ thường được hiểu là một dạng lưu trữ sử dụng chất bán dẫn cho phép
truy cập ngẫu nhiên với tốc độ cao nhưng thường là lưu trữ tạm thời (RAM). Tương tự lưu trữ thường chỉ tới các
phương tiện từ tính có dung lượng lớn như đĩa cứng, băng từ; các phương tiện quang học như đĩa quang (optical
disk), CD, DVD, BlueRay; và các phương thức khác có tốc độ thấp hơn RAM nhưng có khả năng lưu trữ lâu
hơn RAM. Trước đây bộ nhớ thường được gọi là lưu trữ sơ cấp hoặc bộ nhớ trong và lưu trữ được gọi là lưu trữ
thứ cấp hoặc bộ nhớ ngoài.

×