Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Lập kế hoạch hỏi cung bị can có vị trí rất quan trọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.86 KB, 5 trang )

Trong vụ án diễn ra vào khoảng 9-10h ngày 05/9/2018 tại phòng làm việc của cơ
quan điều tra tỉnh U, chứng cứ và tài liệu khá rõ ràng nhưng vì có tính chất đồng
phạm nên việc khai thác vai trị và vị trí của những bị can là điểm cần đặc biệt
lưu ý và khó chứng minh. Trong các trường hợp như vậy, lời khai là đầu mối
duy nhất để giải quyết một số vấn đề trong vụ án, đặc biệt là trong các vụ án liên
quan đến hoạt động tố tụng, tham ô, nhận hối lộ, các vụ án có người phạm tội là
người có trình độ cao, am hiểu pháp luật và hoạt động tố tụng, vụ án có nhiều
đối tượng tham gia, … Do đó, để làm rõ hành vi phạm tội, hỏi cung không chỉ là
biện pháp điều tra cơ bản mà còn rất cần thiết và quan trọng. Ngoài việc phải lập
kế hoạch chung trong cơng tác điều tra, điều tra viên cịn cần phải lập kế hoạch
hỏi trong từng giai đoạn, từng buổi hỏi cung riêng biệt. Trong vụ án cụ thể trên,
kế hoạch hỏi cung cần đảm bảo:
1. Xác định đối tượng xét hỏi và các tình tiết có trong vụ án
a. Đối tượng xét hỏi
- Đối tượng xét hỏi xác định là: Phạm Tứ ( thiếu úy thuộc cơ quan điều
tra tỉnh U) là một trong 4 bị can, được cho là có tham gia vào hành vi phạm tội.
Theo chứng cứ tài liệu, Phạm Tứ là một trong bốn người được phân công thuộc
ban chuyên án điều tra vụ án “Giết người – Hiếp dâm” xảy ra hồi 23h00 ngày
02/9/2018 tại khu vực bãi đất hoang của thôn X, xã Y, huyện Z tỉnh U. Với tư
cách là cán bộ điều tra trực tiếp vụ án và để xảy ra hậu quả trên, Phạm Tứ có
trách nhiệm lớn và là đối tượng cần nghiên cứu kỹ.
b. Tài liệu, chứng cứ và những tình tiết đã thu thập được.
- Tình tiết có trong vụ án: Hoàng Kỳ và Hoàng Kèo là hai đối tượng tình
nghi trong vụ án “Giết người – hiếp dâm” được tổ chuyên án gồm Nguyễn Nhị,
Trần Tam, Phạm Tứ và Lê Nhất đảm nhiệm điều tra. Trong quá trình điều tra,
Kỳ và Kèo nhận định bản thân khơng thực hiện hành vi phạm tội. 8h ngày
05/9/2018, Nhị đưa Kỳ đến phòng làm việc. Khoảng 10h cùng ngày, Kèo được
đưa đến phòng làm việc và thấy Kỳ hai tay bị trói, người bị treo trên cửa sổ, đầu
mũi chân chạm đất, đầu cúi gằm khơng nói năng gì. Đến 14h00 cùng ngày, khi
Nhị tháo dây thừng cho Kỳ thì phát hiện Kỳ đã tắt thở.



- Tài liệu, chứng cứ thu thập được:
+ 01 dây thừng vải màu trắng dạng xoắn đã cũ, đường kính 0,3cm, dài
100cm,. Được dùng làm dây thừng trói tay nạn nhân là Hoàng Kỳ.
+ 01 dây thừng vải màu trắng dạng xoắn đã cũ, đường kính 0,3cm, dài
400cm. Được dùng để trói người Hồng Kỳ vào cửa sổ.
+ 01 cuộn dây thừng vải màu trắng dạng xoắn đã cũ, đường kính 0,3cm,
dài 1000m. Thu được tại ngăn bàn của phịng làm việc.
2. Dự kiến thời gian, địa điểm, thành phần tham gia hỏi cung.
- Thời gian: 8h00 ngày 07/9/2018
- Địa điểm: Trại tạm giam Công an tỉnh U
- Thành phần tham gia: (1) Phạm Trung Trí – Điều tra viên Viện kiểm sát
nhân dân tối cao ( trưởng ban chuyên án); (2) Nguyễn Văn Bạch – Điều tra viên
Viện kiểm sát nhân dân tối cao; (3) Phạm Thành Lưu – Trưởng phịng điều tra
hình sự Cơng an tỉnh U ( đại diện); (4) Đỗ Minh Tài – Kiểm sát viên Viện kiểm
sát nhân dân tối cao.
3. Xây dựng bản kế hoạch hỏi cung
a. Những vấn đề, nội dung cần làm rõ
Đây là vụ án mà các bị can có dấu hiệu cố ý cùng thực hiện hành vi phạm
tội. Vì vậy, ngoài những nội dung cơ bản cần làm rõ như thời gian, địa điểm,
diễn biến của hành vi phạm tội, cơng cụ phương tiện, hồn cảnh nhân thân lai
lịch, những tình tiết tăng nặng giảm nhẹ, những vật chứng khác cịn chưa thu
thập được,… thì cịn cần đặc biệt lưu ý đến vai trò của từng người trong vụ án,
mức độ thực hiện hành vi phạm tội, số đối tượng gây án, cịn có đối tượng nào
khác hay khơng, vị trí của từng bị can. Cụ thể:
- Thời gian, địa điểm, thành phần tham gia và diễn biến của buổi hỏi cung
đối với bị can Hoàng Kỳ diễn ra vào sáng ngày 05/9/2018. Việc hỏi cung có
đúng trình tự thủ tục theo quy định của BL TTHS hay không? Có sự tham gia
của đại điện Viện kiểm sát khơng? Tại sao?



- Thái độ của Hoàng Kỳ cũng như của Nguyễn Nhị, Trần Tam, Phạm Tứ
trong suốt quá trình hỏi cung. Nguyên nhân và động cơ thực hiện hành vi phạm
tội.
- Vai trò của từng người trong buổi hỏi cung, ai là người trực tiếp hỏi
cung, ai là người ghi biên bản, ai là người hỗ trợ khác,… trong buổi hỏi cung có
xuất hiện thêm ai nữa khơng, có ai chứng kiến việc hỏi cung hay không, …
- Nguồn gốc của hai sợi dây thừng trói tay và thân của Hồng Kỳ, ai là
người ra lệnh và ai thực hiện hành vi trói, ngồi hành vi trên thì có làm gì khác
nữa khơng, khi trói thì Kỳ có biểu hiện kêu cứu hay phản kháng gì khơng.
- Ngun nhân Hồng Kỳ chết, ai trực tiếp gây nên cái chết trên.
Ngoài ra, cũng cần phải lưu ý khai thác triệt để các vụ phạm tội trước đây
do bị can hoặc ổ nhóm gây ra. Các bị can đều là những người có mối quan hệ
rộng, có hiểu biết về hành vi phạm tội của nhau, nắm giữ những vị trí quan trọng
trong xã hội nên cần nắm chắc các quy định của pháp luật để đối phó và khai
thác, thăm dị về các vụ án do các đối tượng, ổ nhóm khác gây ra.
b. Những chứng cứ, tài liệu, công cụ hỗ trợ và chiến thuật cần sử dụng.
- Chứng cứ, tài liệu, công cụ hỗ trợ: Biên bản ghi lời khai của người làm
chứng Vương Thất, Hồ sơ bệnh án xác nhận nguyên nhân chết của Hoàng Kỳ,
Hồ sơ kỷ luật đối với Nguyễn Nhị vì có hành vi sai phạm trong cơng vụ năm
2016. Ngồi ra, Phạm Tứ là đối tượng có chun mơn trong điều tra vụ án hình
sự, có kinh nghiệm sử dụng chứng cứ, cách hoạt động của bộ máy tố tụng hình
sự nên cần chuẩn bị máy ghi âm ghi hình.
- Chiến thuật cần sử dụng: Phạm Tứ nói riêng và nhóm đối tượng trên nói
chung đều là những người am hiểu pháp luật, nhận thức rõ hành vi của mình, có
kinh nghiệm dày dặn trong cơng tác điều tra, có quan hệ xã hội và vị trí xã hội.
Vì vậy, khó có thể áp dụng các chiến thuật như lựa chọn thời gian, địa điểm,
hình thức hỏi cung hay áp dụng các biện pháp giáo dục, thuyết phục. Cần chú
trọng hơn về mặt nội dung, sử dụng những mâu thuẫn và chứng cứ để đấu tranh
với các bị can. Nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật đề nắm được điểm yếu



cũng như thể hiện trình độ am hiểu pháp luật của bản thân để bị can ý thức được
hậu quả của việc khai báo gian dối hay dùng các thủ đoạn trái pháp luật khác.
c. Dự kiến câu hỏi
- Anh Tứ cho biết sự việc diễn ra vào sáng ngày 05/9/2018?
- Anh cho biết buổi hỏi cung trên gồm những thành phần nào? Có sự tham
gia của đại điện Viện kiểm sát hay không? Tại sao?
- Các chứng cứ, tài liệu thu thập được trong quá trình điều tra vụ án “Giết
người – hiếp dâm” có dấu hiệu Hồng Kỳ và Hoàng Kèo là người thực hiện
hành vi phạm tội hay khơng? Có đối tượng tình nghi nào khác khơng?
- Với tư cách là cán bộ trực tiếp điều tra vụ án, anh đánh giá thế nào về
quá trình điều tra vụ án trên? Ý kiến của các thành viên khác trong ban chuyên
án về nội dung vụ án có đồng nhất khơng? Có vi phạm nào về thủ tục tố tụng
trong q trình điều tra khơng?
- Trong buổi hỏi cung ngày 05/9/2018 anh đóng vai trị gì? Nguyễn Nhị,
Trần Tam được phân cơng nhiệm vụ gì?
- Trong buổi hỏi cung có xuất hiện thêm ai nữa khơng, có ai chứng kiến
việc hỏi cung hay không?
- Anh cho biết nguồn gốc của hai sợi dây thừng trói tay và thân của Hoàng
Kỳ, ai là người ra lệnh và ai thực hiện hành vi trói, ngồi hành vi trên thì có làm
gì khác nữa khơng, khi trói thì Kỳ có biểu hiện kêu cứu hay phản kháng gì
khơng.
- Anh có biết nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của Hoàng Kỳ
không, ai là người trực tiếp gây nên nguyên nhân cái chết trên?
Ngoài ra, tùy vào diễn biến của buổi hỏi cung và thái độ của bị can mà
cần linh hoạt để khai thác triệt để những tình tiết trong vụ án. Đảm bảo đúng quy
định pháp luật.
d. Kết thúc, tổng hợp báo cáo.
Sau khi kết thúc buổi hỏi cung, cần kiểm tra lại các nội dung đã thu thập

được có như dự tính hay khơng, cịn thiếu sót gì. Kiểm tra tính hợp pháp của
biên bản hỏi cung và các giấy tờ liên quan. Vì đối tượng là người am hiểu pháp


luật nên tất cả những thủ tục tố tụng cần đảm bảo tính chính xác tuyệt đối, tránh
gây sai phạm, đồng thời thể hiện trình độ chun mơn của người thi hành để đối
tượng phạm tội khơng cịn có thái độ thách thức hay coi thường. Sau đó, cần
nghiên cứu kỹ những lời khai trên, đối chiếu so sánh với những chứng cứ, tài
liệu khác để xem xét thái độ của bị can đối với hành vi phạm tội trên. Tìm ra
những thiếu sót để bổ sung thêm chứng cứ tài liệu và rút kinh nghiệm cho những
lần hỏi cung tiếp theo.



×