Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Tình hình cán cân thanh toán quốc tế, các biện pháp thăng bằng cán cân khi nền kinh tế gặp bất ổn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.2 KB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN SAU ĐẠI HỌC


BÀI TẬP MƠN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Tình hình cán cân thanh toán quốc tế, các biện pháp thăng
bằng cán cân khi nền kinh tế gặp bất ổn

GVHD

:

Sinh viên

:

Lớp

: 19Z

Hà Nội, 10/2011


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ.........................5
1. Khái niệm và ý nghĩa kinh tế của cán cân thanh toán quốc tế.....................................5
1.1. Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế..................................................................5
1.2. Ý nghĩa kinh tế của cán cân thanh toán quốc tế....................................................5
1.3. Những nguyên tắc xây dựng Cán cân thanh toán quốc tế.....................................6
2. Nội dung các hạng mục của cán cân thanh toán quốc tế (BOP)..................................7


2.1.Cán cân vãng lai (CA – Currency Account)..........................................................7
2.1.1 Cán cân thương mại (Cán cân hữu hình).........................................................7
2.1.2. Cán cân vơ hình..............................................................................................7
2.2.Cán cân vốn (KA- Capital Account)......................................................................9
2.2.1.Cán cân di chuyển vốn dài hạn........................................................................9
2.2.2.Cán cân di chuyển vốn ngắn hạn.....................................................................9
2.2.3.Cán cân chuyển giao vốn một chiều................................................................9
2.3 Điều chỉnh sai sót (OM)......................................................................................10
2.4. Cán cân tổng thể (OB – Overall Balance)...........................................................10
2.5. Kết tốn chính thức (OFB- Official Financing Balance)....................................10
3. Thâm hụt và thặng dư Cán cân thanh toán quốc tế...................................................11
3.1.Thâm hụt và thặng dư cán cân thương mại..........................................................11
3.2.Thâm hụt và thặng dư cán cân vãng lai...............................................................11
3.3.Thâm hụt và thặng dư cán cân cơ bản..................................................................11
3.4.Thâm hụt và thặng dư cán cân tổng thể...............................................................12
CHƯƠNG II: BÀN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM.............................13


1.Thực trạng cán cân thanh toán.......................................................................................13
1.1.Cán cân thanh toán vãng lai................................................................................13
1.1.1 Thực trạng cán cân vãng lai của Việt Nam....................................................13
1.1.2 Phân tích cán cân vãng lai:............................................................................14
1.2.Cán cân di chuyển tư bản:...................................................................................19
1.3. Nguyên nhân dẫn đến thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.........20
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THĂNG BẰNG CÁN CÂN KHI NỀN KINH TẾ GẶP BẤT
ỔN.................................................................................................................................... 24
1. Các giải pháp cải thiện cán cân thanh toán quốc tế trên thế giới...............................24
1.1.Vay nợ nước ngoài..............................................................................................24
1.2.Thu hút tư bản ngắn hạn từ nước ngoài...............................................................24
1.3.Phá giá tiền tệ......................................................................................................25

2.Các giải pháp cải thiện cán cân thanh toán quốc tế tại Việt Nam...............................25
2.1.Các biện pháp kiểm soát trực tiếp........................................................................25
2.1.1.Hạn chế nhập khẩu........................................................................................25
2.1.2.Khuyến khích xuất khẩu................................................................................26
2.2.Các biện pháp thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nước ngoài......27
2.2.1.Đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)..............................................27
2.2.2.Đối với vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA)........................................28
2.2.3.Biện pháp điều chỉnh tỷ giá...........................................................................28
3.Các biện pháp điều chỉnh chỉ tiêu (chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa)...........29
4. Một số giải pháp cải thiện cán cân thanh toán của Việt Nam....................................30
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 32


LỜI MỞ ĐẦU
Cán cân thanh toán quốc tế là một trong những tài khoản kinh tế vĩ mô quan trọng
phản ánh hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước với phần cịn lại của thế giới. Nó có
quan hệ chặt chẽ với các tài khoản kinh tế vĩ mô khác như bản cân đối ngân sách, cân đối
tiền tệ, hệ thống tài khoản quốc gia. Bởi v ậy, cán cân thanh tốn đã trở thành cơng cụ
quan trọng để đề ra các chính sách phát triển kinh tế và những diễn biến trong cán cân
thanh toán của một nước là mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách.
Tuy nhiên để lập được một bản cán cân thanh tốn quốc tế đầy đủ chính xác và kịp thời là
một việc rất khó khăn do phạm vi thu thập số liệu cán cân thanh toán quốc tế q rộng.
Việc phân tích các tình trạng và đưa ra các giải pháp điều chỉnh cán cân thanh toán trong
từng thời kì phát triển kinh tế của một quốc gia cũng là việc khó do các khu vực trong
nền kinh tế có quan hệ tác động lẫn nhau.
Việc thành lập cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam mới chỉ chính thức bắt đầu
từ năm 1990. Có thể nói rằng việc thành lập, phân tích điều chỉnh cán cân thanh toán
quốc tế đối với nước ta là rất yếu, để cán cân thanh toán quốc tế trở thành một cơng cụ
phân tích, quản lý tốt các hoạt động kinh tế đối ngoại thì vấn đề cấp thiết là phải có sự
nghiên cứu cả về lý luận lẫn thực tiễn trong việc thành lập, phân tích và điều chỉnh cán

cân thanh toán quốc tế. Trong phạm vi bài nghiên cứu này, nhóm 3 chỉ xin đề cập đến
tình hình cán cân thanh toán của Việt Nam kể từ năm 2000 đến nay. Đây là giai đoạn
Việt Nam đã hội nhập khá sâu vào nền kinh tế thế giới.


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
1. Khái niệm và ý nghĩa kinh tế của cán cân thanh toán quốc tế
1.1. Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán quốc tế là bản ghi chép những giao dịch kinh tế của một quốc
gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định. Những giao dịch này có thể
được tiến hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú trong nước hay chính phủ của
quốc gia đó. Đối tượng giao dịch bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản thực, tài sản
tài chính, và một số chuyển khoản. Thời kỳ xem xét có thể là một tháng, một quý, song
thường là một năm. Những giao dịch đòi hỏi sự thanh tốn từ phía người cư trú trong
nước tới người cư trú ngoài nước được ghi vào bên tài sản nợ. Các giao dịch địi hỏi sự
thanh tốn từ phía người cư trú ở ngồi nước cho người cư trú ở trong nước được ghi vào
bên tài sản có.
1.2. Ý nghĩa kinh tế của cán cân thanh tốn quốc tế
* Ở tầm quản lý kinh tế vĩ mô
- Giúp hoạch định chính sách đối ngoại nói chung và chính sách thương mại quốc
tế nói riêng: Cán cân thanh toán quốc tế là tấm gương phản ánh tổng hợp tình hình hoạt
động kinh tế đối ngoại, và ở một mức độ nhất định phản ánh tình hình kinh tế - xã hội của
một quốc gia. Thông qua cán cân thương mại, cán cân vốn, dự trữ ngoại tệ có thể cho biết
quốc gia này là con nợ hay chủ nợ với phần còn lại của thế giới, thấy được mức độ mở
cửa hội nhập của nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế thế giới và địa vị chính của quốc
gia trên trường quốc tế.
- Kiếm sốt sự di chuyển của các luồng vốn: Đầu tư nước ngoài và xuất khẩu vốn
- Điều hành chính sách tỷ giá: Cán cân thanh toán quốc tế phản ánh cung cầu
ngoại tệ của một quốc gia, có ảnh hưởng to lớn đến tỷ giá hối đối, chính sách tỷ giá,
chính sách tiền tệ của quốc gia. Khi Cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt, tỷ giá tăng cao,

đồng nội tệ mất giá, Chính phủ có thể quyết định: tăng lãi suất hoặc giảm chi tiêu công


cộng nhằm giảm nhu cầu nhập khẩu hàng hóa, ngoại hối và chu chuyển nhằm nâng giá
nội tệ, giữ ổn định tỷ giá
* Ở tầm vi mơ
Cán cân thanh tốn quốc tế cho thấy được cung cầu ngoại tệ và dự đốn sự biến
động tỷ giá, từ đó hoạch định chiến lược cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và
hoạt động kinh doanh ngoại tệ của doanh nghiệp
1.3. Những nguyên tắc xây dựng Cán cân thanh toán quốc tế
* Quy ước ghi chép:
Việc ghi chép vào cán cân thanh toán quốc tế dựa trên nguyên tắc bút toán kép,
nghĩa là mỗi một giao dịch với nước ngoài sẽ được ghi hai lần (đối ứng), một lần bên nợ
và một lần bên có với giá trị bằng nhau.
Ghi nợ: trong trường hợp phải chi trả nước ngồi hay có dịng tiền chảy ra khỏi
quốc gia. Trong Cán thanh toán quốc tế những khoản này được mang dấu “ – ”
Ghi có: trong trường hợp nhận được chi trả từ nước ngồi hay có dịng tiền bên
ngồi chảy vào quốc gia.Trong cán cân thanh toán quốc tế những khoản này được mang
dấu “+”.
* Nội dung các giao dịch:
Cán cân thanh toán quốc tế phải thể hiện được toàn bộ nội dung các giao dịch với
nước ngoài. Các giao dịch được ghi chép với nội dung đầy đủ, rõ ràng từng giao dịch,
phản ánh toàn bộ giá trị các giao dịch: giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu, luồng vốn đầu tư
(cả trực tiếp và gián tiếp) cũng như những khoản thu chi khác có liên quan đến nước
ngồi. Tất cả các khoản thu chi phải được tính thống nhất theo một đồng tiền nhất định,
có thể là đồng ngoại tệ hay nội tệ, thường là một đồng tiền mạnh.
* Nguyên tắc cân bằng:
Cán cân thanh tốn quốc tế ln cân bằng. Dòng tiền chảy vào và chảy ra khỏi
quốc ra phải bằng nhau, Bên Nợ = Bên Có, số dư =O



* Điều chỉnh sai sót:
Vì cơng tác thống kê đối với các hoạt động tài chính quốc tế rất phức tạp, khó
khăn nên lỗi và sai sót khó tránh khỏi. Mặt khác, có những khoản giao dịch khơng được
Chính phủ liệt kê, ghi chép công khai. Các giao dịch này chủ yếu liên quan đến kinh tế
ngầm như buôn lậu, viện trợ bí mật, chi trả các khoản chuyển giao cơng nghệ quốc
phịng, hay các hoạt động phi pháp khác... Vì vậy phải có hạng mục điều chỉnh sai sót
nhằm điều chỉnh những sai lệch này, để đảm bảo tính chính xác của Cán cân thanh tốn
quốc tế.
* Thời gian xây dựng:
Cán cân thanh toán quốc tế được xác lập cho từng khoảng thời gian nhất định,
thường là 1 năm. Trong những trường hợp cần thiết có thể lập theo quý, tháng.
2. Nội dung các hạng mục của cán cân thanh toán quốc tế (BOP)
2.1.Cán cân vãng lai (CA – Currency Account)
2.1.1 Cán cân thương mại (Cán cân hữu hình)
-

Đối chiếu và so sánh các khoản thu từ xuất khẩu được phản ánh bên “Có” với dấu
“+” và chi cho nhập khẩu hàng hoá ghi ở bên “Nợ” với dấu “-”

-

Khi thu nhập từ xuất khẩu lớn hơn chi cho nhập khẩu thì cán cân thương mại
thặng dư và ngược lại.

-

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng của cán cân thương mại: Tỷ giá, lạm
phát, giá cả hàng hố, thu nhập, chính sách thương mại quốc tế, v.v...


-

Cán cân thương mại có ảnh hưởng rất lớn đến cán cân thanh toán quốc tế đồng
thời tác động trực tiếp đến cung, cầu, giá cả hàng hoá và sự biến động của tỷ giá,
tiếp đến, sẽ tác động đến cả cung cầu nội tệ và tình hình lạm phát trong nước .

Chú ý: Khi tính BOP, giá hàng hóa phải tính là giá FOB (free on board)
2.1.2. Cán cân vơ hình
Cán cân vơ hình = Cán cân dịch vụ + Cán cân thu nhập + Cán cân chuyển giao
vãng lai


*Cán cân dịch vụ
-

Bao gồm các khoản thu – chi về các hoạt động dịch vụ: vận tải, tài chính, viễn
thông, y tế, giáo dục và các dịch vụ khác.

-

Các dịch vụ cung ứng cho người không cư trú sẽ làm tăng cung ngoại tệ, được ghi
vào bên “Có” với dấu “+” và ngược lại, các dịch vụ nhận cung ứng phát sinh cầu
ngoại tệ sẽ ghi vào bên “Nợ” với dấu “-”.

-

Cán cân dịch vụ của các nước có quy mô và tỷ trọng trong tổng giá trị cán cân
thanh toán quốc tế ngày càng tăng

-


Giá trị dịch vụ xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố bao gồm: Thu
nhập, tỷ giá, giá cả dịch vụ,và các yếu tố về tâm lý, chính trị, xã hội.
*Cán cân thu nhập – Incomes/profits immigration

-

Bao gồm những khoản thu nhập của người lao động (tiền lương, thưởng), thu nhập
từ đầu tư và tiền lãi của những người cư trú và không cư trú

-

Các khoản thu nhập của người cư trú được trả bởi người không cư trú sẽ làm tăng
cung ngoại tệ nên được ghi vào bên “Có” với dấu “+”. Ngược lại các khoản chi trả
cho người không cư trú sẽ làm phát sinh cầu ngoại tệ, sẽ được ghi vào bên “Nợ”
với dấu “-”

-

Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thu nhập bao gồm quy mô thu nhập (mức tiền
lương, thưởng, tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động đầu tư và lãi suất) và các yếu tố
thuộc mơi trường kinh tế, chính trị, xã hội.
*Cán cân chuyển giao vãng lai – current transfers

-

Bao gồm những khoản viện trợ khơng hồn lại, giá trị của những khoản q tặng
và các chuyển giao khác bằng tiền và hiện vật cho mục đích tiêu dùng giữa người
cư trú và khơng cư trú: Phản ánh sự phân phối lại thu nhập


-

Các khoản thu (nhận) phát sinh cung ngoại tệ/cầu nội tệ nên được ghi vào bên
“Có” với dấu “+”. Ngược lại, các khoản chi (cho) phát sinh cầu ngoại tệ/cung nội
tệ nên được hạch toán vào bên “Nợ” với dấu “-”


-

Quy mơ và tình trạng cán cân chuyển giao vãng lai một chiều phụ thuộc chủ yếu
vào các yếu tố thuộc về mơi trường kinh tế, tâm lý, tình cảm, chính trị - xã hội và
ngoại giao giữa các nước.

2.2.Cán cân vốn (KA- Capital Account)
2.2.1.Cán cân di chuyển vốn dài hạn
-

Bao gồm các khoản vốn đi ra hay đi vào của khu vực tư nhân và khu vực nhà nước
dưới các hình thức đầu tư trực tiếp, gián tiếp và các hình thức đầu tư dài hạn khác.

-

Luồng vốn đi vào phản ánh sự gia tăng của Nguồn vốn (TSN), nhưng làm tăng
cung ngoại tệ nên vẫn được ghi “Có” với dấu “+”. Ngược lại, luồng vốn đi ra phản
ánh sự ra tăng của TS (TSC) song lại làm tăng cầu ngoại tệ nên vẫn được ghi vào
bên “Nợ” với dấu “-”

-

Quy mơ và tình trạng cán cân vốn dài hạn phụ thuộc vào các nhân tố như: Tỷ suất

lợi nhuận kỳ vọng dài hạn, hiệu quả biên của vốn đầu tư (MEI hay ICOR) và các
yếu tố thuộc về mơi trường đầu tư, sự ổn định về chính trị, xã hội.

2.2.2.Cán cân di chuyển vốn ngắn hạn
-

Cũng bao gồm các khoản vốn đi ra hay đi vào của khu vực tư nhân (chiếm tỷ trọng
lớn) và khu vực nhà nước nhưng dưới rất nhiều các các hình thức khác nhau: Tín
dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, các hoạt động trên kinh doanh ngoại hối và
giấy tờ có giá ngắn hạn kể cả các luồng vốn đầu cơ.

-

Luồng vốn đi vào phản ánh sự gia tăng của NV (TSN), như đã đề được cập, do
làm tăng cung ngoại tệ nên vẫn được ghi “Có” với dấu “+”. Ngược lại, luồng vốn
đi ra phản ánh sự ra tăng của TS (TSC) song lại làm tăng cầu ngoại tệ nên vẫn
được ghi vào bên “Nợ” với dấu “-”.

-

Khác với cán cân vốn dài hạn, quy mơ và tình trạng cán cân vốn ngắn hạn phụ
thuộc vào các nhân tố như: Chênh lệch tỷ giá, tỷ suất lợi tức kỳ vọng ngắn hạn, lãi
suất và các yếu tố thuộc về môi trường kinh tế, chính trị - xã hội.

2.2.3.Cán cân chuyển giao vốn một chiều
-

Bao gồm các khoản chuyển giao vốn một chiều như viện trợ khơng hồn lại với
mục đích đầu tư, các khoản nợ được xoá.



-

Khi được nhận các khoản viện trợ khơng hồn lại và được xoá nợ, tương tự như
luồng vốn đi vào, gia tăng NV (TSN), làm tăng cung ngoại tệ nên được ghi “Có”
với dấu “+”. Ngược lại, khi viện trợ hay xố nợ cho người khơng cư trú, luồng vốn
đã đi ra làm tăng cầu ngoại tệ nên được ghi vào bên “Nợ” với dấu “-”.

-

Khác với các cán cân vốn trên đây, quy mơ và tình trạng cán cân chuyển giao vốn
một chiều phụ thuộc chủ yếu vào các mối quan hệ ngoại giao, hợp tác kinh tế chính trị - xã hội giữa các nước có chung lợi ích và tình hữu nghị đặc biệt.

2.3 Điều chỉnh sai sót (OM)
Là một hạng mục lớn và ln tồn tại trong BOP. Một phần vì cơng tác thống kê
với các hoạt động tài chính quốc tế rất phức tạp, khó khan nên lỗi và sai sót khó tránh.
Mặt khác, có nhiều khoản không được các chỉnh phủ liệt kê công khai. Ví dụ: viện trợ bí
mật, chi trả các khoản chuyển giao cơng nghệ quốc phịng, tin tức tình báo,… Hoặc lãi
suất phải trả cho ngước ngồi khơng xuất phát từ đầu tư, biến động giá cả quốc tế về
vàng, dầu lửa, ngoại tệ,.. cho tài khoản vốn thặng dư.
2.4. Cán cân tổng thể (OB – Overall Balance)
Phản ánh toàn bộ giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú:
OB = CA + KA
OB thặng dư khi Có lớn hơn Nợ, thâm hụt khi Nợ lớn hơn Có.
2.5. Kết tốn chính thức (OFB- Official Financing Balance)
Dự trữ ngoại hối quốc gia: Khi OB thặng dư sẽ làm tăng dự trữ ngoại hối quốc gia.
Khi OB thâm hụt sẽ làm giảm dự trữ ngoại hối quốc gia
Vay nợ của IFM: Sử dụng quyền rút vốn đặc biệt tại IMF. Khi OB thâm hụt sẽ
vay vốn SDR tại IMF để thanh tốn. Khi OB thặng dư có thể cho IMF vay.
Vay nợ nước ngồi: Khi OB thâm hụt có thể vay dự trữ ngoại hối của NHTW các

nước để thanh tốn. Khi OB thặng dư có thể cho NHTW các nước khác vay.


Dàn xếp những cách bù đắp đặc biệt: Khi OB thâm hụt có thể dàn xếp để: Tích tụ
nợ q hạn, thu xếp giãn nợ, thu xếp xóa nợ. Khi OB thặng dư thì ngược lại.
Như vậy:
CA + KA + OM + OFB=0
3. Thâm hụt và thặng dư Cán cân thanh toán quốc tế.
3.1.Thâm hụt và thặng dư cán cân thương mại
Thâm hụt và thặng dư cán cân thương mại thường quyết định đến tình trạng của
cán cân vãng lai. Để cân bằng cán cân thương mại, các biện pháp chủ yếu thường được
áp dụng sẽ tác động vào lượng hàng hố xuất nhập khẩu thơng qua các hình thức thuế
quan, quotas, v.v… và tác động vào tâm lý tiêu dùng hàng hố nhập khẩu của cơng
chúng.
3.2.Thâm hụt và thặng dư cán cân vãng lai
Cán cân vãng lai gồm cán cân thương mại (hữu hình), cán cân dịch vụ, thu nhập
và các chuyển giao vãng lai (vơ hình)
Phân tích cán cân vãng lai có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý kinh tế vĩ mơ vì
tình trạng của cán cân này tác động trực tiếp đến tỷ giá, lãi suất, tăng trưởng kinh tế, lạm
phát và cuối cùng tác động đến cán cân tổng thể
Để tác động đến tình trạng của cán cân vãng lai, cần phải có thêm các giải pháp
tổng thể về tài khoá và tiền tệ hơn là chỉ các giải pháp về chính sách thương mại quốc tế
và tác động vào tâm lý tiêu dùng
3.3.Thâm hụt và thặng dư cán cân cơ bản
Cán cân cơ bản bao gồm cán cân vãng lai và cán cân di chuyển vốn dài hạn.
Tình trạng cán cân cơ bản có tác động một cách khơng rõ ràng đến nền kinh tế tuỳ
theo cách tiếp cận.
Đối với các nước đang phát triển, vốn là yếu tố cần thiết để thực hiện cơng nghiệp
và hiện đại hố, thặng dư cán cân cơ bản nhìn chung được coi là dấu hiệu tích cực.



Các chính sách thu hút vốn đầu tư, nhất là đầu tư trực tiếp là giải pháp cơ bản cho
vấn đề này.
3.4.Thâm hụt và thặng dư cán cân tổng thể
Tình trạng của cán cân tổng thể là rất quan trọng và tác động trực tiếp đến nền
kinh tế và sự vận hành các chính sách vĩ mơ, đặc biệt khi cán cân tổng thể ở tình trạng
thâm hụt
Các giải pháp cân bằng đối với cán cân tổng thể khi ở tình trạng thặng dư khơng
những khơng khó mà ln mang lại những hiệu ứng tích cực, kể cả trong ngắn hạn và dài
hạn
Ngược lại, các biện pháp cân bằng khi ở tình trạng thâm hụt khơng những khó
khăn hơn mà tác động mặt trái thường rất nặng nề, thậm chí có thể mang lại những hậu
quả trong dài hạn
Cân bằng cán cân tổng thể cần lựa chọn và thực hiện các giải pháp một cách hết
sức thận trọng.


CHƯƠNG II: BÀN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM.
1.Thực trạng cán cân thanh toán.
1.1.Cán cân thanh toán vãng lai
1.1.1 Thực trạng cán cân vãng lai của Việt Nam
Trong giai đoạn từ 2000 – 2008, nhìn chung cán cân vãng lai của nước ta bị
thâm hụt, nhưng mức độ thâm hụt chưa nhiều.
Bảng 2: Cán cân vãng lai của Việt Nam giai đoạn 1999 - 2007
Năm
1999
2000
2001

Cán cân vãng lai

1,177
1,108
0,682

Năm
2002
2003
2004

Cán cân vãng lai
-0,603
-1,931
-1,591

Năm Cán cân vãng lai
2005
-0,479
2006
-0,164
2007
-6,992
Nguồn: SBV, IMF, WB

Căn cứ vào số liệu trên, có thể thấy trong ba năm 1999 – 2001, cán cân vãng lai
của nước ta có thặng dư nhẹ. Tuy nhiên, tình trạng thâm hụt đã quay trở lại từ năm 2002
và diễn ra liên tục từ đó đến nay. Đặc biệt, mức độ thâm hụt đã tăng lên mức cao vào năm
2007 với mức thâm hụt lên đến gần 7 tỷ USD, chiếm 9,8% GDP, vượt khá xa so với mức


an toàn 5%. Điểm đáng chú ý hơn nữa là trong khi cán cân vãng lai của nước ta thâm hụt

lớn trong năm 2007, một số nước châu Á như Thái lan, Philipin, Malaysia … lại có thặng
dư tài khoản vãng lai.
Bảng 3: Tỷ trọng cán cân vãng lai so với GDP của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2007
Năm
CA
% GDP

Đơn vị
2000 2001 2002 2003 2004
2005 2006 2007
Triệu USD 1.108 682
-603 -1931 -1591 -479 -164
-6992
%
3,6
2,1
1,7
4,9
3,5
0,9
0,3
9,8
Nguồn: SBV, IMF, WB (Năm 2010 là ước tính của bộ kế hoạch đầu tư)

Từ cuối năm 2007, đầu 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế
giới, kinh tế trong nước cũng gặp khơng ít khó khăn. Tình trạng thâm hụt trong 3 năm
gần đây đã tăng nhanh lên mức đáng lo ngại. Năm 2008, theo ước tính của IMF, thâm hụt
vãng lai của Việt Nam lên mức gần 11,1 tỷ USD, cao hơn rất nhiều so với mức thâm hụt
năm 2007. Nguyên nhân lớn nhất là do cuộc khủng hoảng kinh tế, tình trạng lạm phát
tăng cao. Năm 2009, cán cân vãng lai đã được cải thiện hơn nhưng vẫn thâm hụt khá lớn.

Năm 2010, theo ước tính của Bộ kế hoạch đầu tư, cán cân vãng lai của Việt Nam có
chiều hướng tăng trở lại và có thể ở mức xấp xỉ 10,6 tỷ USD.
Bảng 4: Cán cân vãng lai của Việt Nam giai đoạn 2008 - 2010
Năm
Cán cân vãng lai

Đơn vị
2008
2009
2010
Tỷ USD
-11,1
- 8,0
- 10,6
Nguồn: SBV, IMF, WB (Năm 2010 là ước tính của bộ kế hoạch đầu tư)

1.1.2 Phân tích cán cân vãng lai:
*Cán cân thương mại (TB)
Bảng 5: Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2007
Năm
XK
NK
TB
%GDP

2000
14448
14072
376
1,2


2001
15027
14546
481
1,5

2002
16706
17760
-1054
-3,0

2003
20149
22730
-2581
-6,5

2004
26485
30339
-3854
-8,6

2005
32447
34886
-2439
-4,6


2006
39826
42602
-2776
-4,6

2007
48561
58921
-10360
-14,5


Nguồn: SBV, IMF, WB

Từ bảng số liệu cho thấy, thâm hụt thương mại của Việt Nam gia tăng rất nhanh.
Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng lên nhưng tốc độ tăng vẫn chậm hơn so
với tốc độ tăng giá trị nhập khẩu. Trung bình trong giai đoạn từ 2000 đến 2007, tốc độ
tăng giá trị xuất khẩu đạt 19,2%, trong khi tốc độ tăng trung bình về kim ngạch nhập
khẩu là 23,19%. Đây là nguyên nhân khiến cán cân thương mại của nước ta thâm hụt
ngày càng lớn.
Một nguyên nhân nữa khiến cán cân thương mại tiếp tục thâm hụt trong những
năm gần đây là do giá cả hàng hóa trên thế giới tăng cao. Điều này đã khiến năm 2008,
mức độ thâm hụt thương mại tiếp tục tăng mạnh. Năm 2009, kinh tế thế giới tiếp tục chịu
ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Tuy nhiên, giá cả hàng hóa
thế giới sau thời kỳ tăng giá đã có xu hướng giảm dần, đặc biệt là giá dầu. Điều này đã có
một phần tác động tích cực đến cán cân thương mại của Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động
xuất khẩu của Việt Nam cũng tiếp tục gặp khó khăn. Cán cân thương mại trong năm 2009
đã được cải thiện so với 2008 nhưng mức cải thiện là không đáng kể và tiếp tục duy trì ở

mức cao.


Bảng 6: Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2008 - 2010
Năm
Đơn vị
2008
2009
2010
Cán cân thương mại
Tỷ USD
-14,2
- 8,9
- 10,1
Nguồn: SBV, IMF, WB (Năm 2010 là ước tính của bộ kế hoạch đầu tư)
*Cán cân dịch vụ:
Cán cân dịch vụ chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cán cân vãng lai của Việt Nam.
Bảng 7: Cán cân dịch vụ của Việt Nam từ 2001 – 2007
Năm
S
XK
NK

2000
-550
2702
3252

2001
-572

2810
3382

2002
-749
2948
3697

2003
-788
3272
4060

2004
61
3867
3806

2005
2006
2007
-219
-8
-894
4176
5100
6030
4395
5108
6924

Nguồn: SBV, IMF, WB

Về mặt tổng thể, cán cân dịch vụ của nước ta hầu hết đều thâm hụt qua các năm.
Đến năm 2007 thì thặng dư 14,3 tỷ USD và 2008 thặng dư chỉ còn 0,3 tỷ USD. Nguyên
nhân là do ngành dịch vụ của Việt Nam chưa có sức cạnh tranh trên trường quốc tế. Tốc


độ tăng của kim ngạch xuất khẩu dịch vụ thấp. Thêm vào đó, cơ cấu ngành dịch vụ của
nước ta còn một số điểm bất hợp lý khiến việc cải thiện cán cân dịch vụ cịn gặp khó
khăn. Đó là tỷ trọng dịch vụ du lịch (xuất khẩu tại chỗ) chiếm tỷ trọng cao nhất (55,2%
tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ nhưng tốc độ tăng còn thấp và lượng khách du lịch
quốc tế đến Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực, ở châu Á và trên thế giới.
*Cán cân thu nhập:
Cán cân thu nhập của Việt Nam: trong phạm vi bài thuyết trình, nhóm 9 chỉ xin đề
cập đến đến khoản thu nhập về đầu tư trong cán cân thu nhập của Việt Nam.


Bảng 8: Cán cân thu nhập của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2007
Năm
I
Thu
Chi

2000
-451
331
782

2001
-478

318
796

2002
-721
167
888

2003
-811
125
936

2004
-891
188
1079

2005
2006
2007
-1219
-1429
-2168
364
668
1093
1583
2097
3261

Nguồn: SBV, IMF, WB

Bảng 9: Cán cân thu nhập của Việt Nam giai đoạn 2008 - 2010
Năm
I

2008
2009
2010
-4900
-4900
-5400
Nguồn: SBV, IMF, WB (Năm 2010 là ước tính của bộ kế hoạch đầu tư)


Phần thu từ đầu tư của Việt Nam thì chủ yếu là từ tiền lãi của các khoản tiền gửi
của người cư trú Việt Nam ở các ngân hàng nước ngồi. Tuy nhiên những khoản lãi đó
rất nhỏ, thậm chí cịn giảm vì ta rút ngoại tệ về cho vay trong nước. Ngược lại, những
khoản phải thanh toán ngày càng tăng do phải trả lãi những khoản nợ ngước ngoài. Thêm
vào đó, những khoản chuyển lợi nhuận đầu tư cũng tăng lên do các dự án FDI được thực
hiện. Điều đó khiên cán cân thu nhâp của Việt Nam cũng bị thâm hụt ngày càng nhiều.
*Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều:
Trong cán cân chuyển giao vãng lai một chiều, chuyển giao tư nhân chiếm tỷ
trọng chủ yếu. Chuyển giao chính phủ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cán cân. Trong giai
đoạn từ 2001 đến nay, cán cân chuyển giao vãng lai một chiều ln dương, góp phần cải
thiện cán cân vãng lai của Việt Nam.
Bảng 10: Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều Việt Nam giai đoạn 2001 - 2009
Năm
Tr


2001
1250

2002
1921

2003
2239

2004
3093

2005
3380

2006
4049

2007
2008
2009
6430
8100
7000
Nguồn: SBV, IMF, WB

1.2.Cán cân di chuyển tư bản:
Cán cân vốn Việt Nam bao gồm các bộ phận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI,
vốn đầu tư gián tiếp, các khoản nợ ngắn hạn, tín dụng thương mại, các khoản nợ trung dài hạn và tài sản ngoại tệ của các NHTM.
Bảng 11: Cán cân vốn Việt Nam giai đoạn 2001 - 2009

Năm
K
FDI
FII

2001
220
1300

2002
1980
1400

2003
2533
1450

2004
2753
1610

2005
2006
2007
2008
2009
3087
3088 17540 13400 12300
1889
2315

6550 10000
7400
865
1313
6243
-600
100
Nguồn: SBV, IMF, WB (Năm 2010 là ước tính của bộ kế hoạch đầu tư)


Biểu đồ 5: CÁN CÂN VỐN
20000
15000
10000
5000
0
-5000

2001

2002

2003

2004

2005

CÁN CÂN VỐN


FDI

2006

2007

2008

2009

FII

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy, cán cân vốn của Việt Nam liên tục thặng dư từ
năm 2001 đến nay và theo chiều hướng gia tăng. Năm 2008 và 2009, thặng dư ở mức khá
nhưng đã giảm so với năm 2007 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
Năm 2006, nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài mới thực sự khởi sắc với lượng
vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Một nguyên nhân nữa khiến dòng vốn
này khởi sắc trong năm 2007 là sự hoạt động mạnh của các quỹ đầu tư nước ngoài. Do
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nên năm 2008, dòng vốn này bị thâm hụt. tuy nhiên,
bước sang năm 2009 và 2010, luồng vốn này đang quay trở lại với trạng thái mua rịng
của nhà đầu tư nước ngồi trên thị trường chứng khốn. Thêm vào đó, nửa đầu năm 2010,
chính phủ việt Nam cũng phát hành thành cơng 1 tỷ USD trái phiếu ra thị trường quốc tế.
1.3. Nguyên nhân dẫn đến thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam
Thâm hụt thương mại thường diễn ra ở nhiều nền kinh tế đang phát triển. Tuy
nhiên, nếu nền kinh tế hấp thụ vốn đầu tư tốt, đầu tư hiệu quả thì thâm hụt thương mại
cao là tiền đề của sự tăng trưởng trong giai đoạn phát triển tiếp theo và ngược lại. Với
Việt Nam, thâm hụt thương mại liên tục tăng ở mức cao giai đoạn 2004 - 2008 và có xu
hướng tiếp tục tăng. Thực trạng này xuất phát từ những nguyên nhân sau:




×