Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp Đồng Lạng, Phù Ninh, Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (696.79 KB, 99 trang )

1
PHẦN 1 – PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài luận văn
Ở hầu hết các quốc gia, đặc biệt là các nước phát triển, đang phát triển,
các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã được ra đời từ rất sớm và phát triển
mạnh mẽ. Đối với Việt Nam, từ sau khi hồ bình lặp lại ở miền Bắc vào năm
1954, ở miền Bắc nước ta đã lập nhiều đồ án quy hoạch đô thị công nghiệp
với sự phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp: khu công nghiệp
gang thép Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên), khu cơng nghiệp Việt Trì (tỉnh
Phú Thọ), khu cơng nghiệp dệt Nam Định (tỉnh Nam Định)… Đến ngày nay,
trong công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư, đưa nước ta sớm trở thành nước có nền cơng, nơng nghiệp hiện đại,
xây dựng nền kinh tế hướng về xuất khẩu, Đảng và Nhà nước ta đã xác định
“phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực” [27]. Tuy nhiên, do xuất phát
điểm là một nước có nền kinh tếyếu kém, lạc hậu do hậu quả của cuộc chiến
tranh vàviệc áp dụng cơ chế tập trung quan liêu bao cấp kéo dài;do cơ sở hạ
tầng lạc hậu chưa đáp ứng yêu cầu hiện đại, phát triển;do thu nhập bình qn
đầu người thấp, tích lũy từ nội bộ nền kinh tế không cao… nên trong những
năm trướcmắt chúng ta vẫn phải dựa chủ yếu vào việc huy động các nguồn
vốn từ bên ngoài.
Để thu hút đầutư được tốt, khu công nghiệp, khu chế xuất và Cụm công
nghiệp được đánh giá là một nhân tố quan trọng, ở đó các cơng trình cơ sở hạ
tầng được tập trung đầu tư nhanh với tốc độ cao, hình thành các dịch vụ cần
thiết và các thủ tục đáp ứng được cácyêu cầu của các nhà đầu tư. Kinh
nghiệm của nhiều nước cho thấyđây là một mơ hình thành công, nên áp dụng
trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này.
Theo báo cáo của Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu
tư), “tính đến cuối năm 2020, Việt Nam có 381 khu cơng nghiệp được thành
lập với tổng diện tích đất tự nhiên 114.000 ha, trong đó, diện tích đã được



2
giao đất và đưa vào sử dụng 90.800 ha, chiếm 2,31% diện tích đất phi nơng
nghiệp” [18].
Trong những năm gần đây, Phú Thọ nổi lên như một điểm sáng về thu
hútđầu tư vào các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) ở khu
vực các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Sự xuất hiện của các tập đồn,
cơng ty lớn trong nước và quốc tế với những dự án đầu tư quy mơ lớn, cơng
nghệ cao đã đóng góp đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gia tăng giá trị
sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu và nguồn thu ngân sách cho tỉnh
Phú Thọ, đem lại nhiều diện mạo mới, nâng cao mức sống người dân, đẩy
mạnh tốc độ đơ thị hóa và nhiều dấu hiệu tích cực cho đời sống, kinh tế của
tỉnh Phú Thọ.
Tuy nhiên, nếu đem so sánh với các tỉnh lân cận khác thì Phú Thọ vẫn
cịn nhiều hạn chế trong việc khai thác các KCN và CCN, hiệu quả chưa cao,
nguồn thuế thu về ngân sách nhà nước còn ở mức khiêm tốn, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế chưa đạt như kỳ vọng. Có thể phân tích nhiều ngun nhân dẫn
đến những kết quả trên như vị trí địa kinh tế, giao thông, chiến lược của bộ
máy lãnh đạo tỉnh... Thực tiễn việc phát triển KCN và CCN trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ trong thời gian qua đã bộc lộ những bất cập về một số vấn đề có liên
quan đến hoạt động quản lý Nhà nước.
Cụ thể tại Cụm công nghiệp Đồng Lạng, một trong những CCN được
thành lập đầu tiên ở tỉnh Phú Thọ được kỳ vọng sẽ trở thành hạt nhân phát
triển kinh tế của huyện và của tỉnh. Nhưng sau gần 20 năm hoạt động, một số
sai phạm về sử dụng đất đai, xây dựng, kinh tế, mơi trường… gây thiệt hại
ngân sách nhà nước. Chính vì vậy, tơi đã chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối
với Cụm công nghiệp Đồng Lạng, Phù Ninh, Phú Thọ” cho Luận văn tốt
nghiệp trong chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản lý kinh tế.
2. Mục tiêuvà nhiệm vụ nghiên cứu



3
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là đề xuất được giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp Đồng Lạng, giúp hoạt động
sảnxuất công nghiệp tại Cụm công nghiệp Đồng Lạng phát triển tốt hơn trong
thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Hệthống hóa cơ sởlý luận về QLNN đối với các CCN và kinh
nghiệm thực tiễn của một số địa phương trong nước;
- Phân tích, đánhgiá thực trạng QLNN đối với CCN Đồng Lạng, huyện
Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân;
- Định hướng, đề xuất một số giảipháp nâng cao hiệu quả QLNN đối
với CCN Đồng Lạng - Phù Ninh - Phú Thọ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp Đồng Lạng, huyện Phù
Ninh, tỉnh Phú Thọ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về QLNN đối với
CCN Đồng Lạng, Phù Ninh, Phú Thọ.
+ Căn cứ định hướng và thực trạng đề xuất giải pháp nâng cao hiệu
quả QLNN đối với CCN Đồng Lạng.
- Không gian: Địa bàn Cụm công nghiệp Đồng Lạng, Phù Ninh, Phú
Thọ.
- Thời gian: Thực trạng trong giai đoạn từ : 2018 – 2020
4. Quan điểm, phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm nghiên cứu
- Tuân thủ quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác – Lênin.

- Tuân thủ tư tưởng phát triển vì dân do dân của Bác Hồ.
- Tuân thủ chủ trương,đường lối của Đảngvà nhà nước Việt Nam về
QLNN đối với kinh tế, phục vụ cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
4.2. Phương pháp tiếp cận
Để hồn thành đề tài này, em tiếp cận đối tượng theo các phương pháp
như sau:


4
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Coi cụm công nghiệp là một hệ thống
hoàn chỉnh, là một bộ phận của hệ thống cơng nghiệp nói riêng và hệ thống
kinh tế xã hội nói chung; đặt nghiên cứu quản lý Nhà nước đối với cụm công
nghiệp trong mối quan hệ với các bộ phận cấu thành, tác động sự phát triển
của cụm công nghiệp.
- Phương pháp tiếp cận từlý thuyết đến thực tiễn: Thông qua các thông
tin thu thập được từ các tàiliệu, kinh nghiệm thực tiễn của các địa phương làm
cơ sở lý luận, thực tiễn về QLNN đối với CCN . Thực hiện kiểm chứng thông
qua thực tiễn QLNN đối với CCN Đồng Lạng, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
để đánh giá nhận thức lý luận và thực tiễn hoạt động.
- Phương pháp tiếp cận theo nguyên lý nhân quả: Mỗi kết quả đều có
nguyên nhân của nó do vậy cách tiếp cận theo nguyên lý nhân quả để tìm ra
ngun nhân của những thành cơng và những hạn chế trong QLNN đối với
CCN Đồng Lạng, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
- Phương pháp tiếp cận theo nguồn lực: Muốn phát triển được cụm công
nghiệp phải đầu tư nguồn lực: Vốn, nhân lực, công nghệ, thời gian…
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, cụ
thể:
4.3.1 Phương pháp so sánh:
So sánh giữa các năm với nhau để thấy được ổn định hay khơng ổn định,

phát triển hay suy thối.
So sánh với các cụm cơng nghiệp khác trong, ngồi tỉnh để thấy được sự
tương đồng, khác biệt của cụm công nghiệp Đồng Lạng.
So sánh chủ thể quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp Đồng Lạng
với chủ thể quản lý nhà nước của các KCN, CCN trong tỉnh và ở các địa
phương khác.
4.3.2 Phương pháp phân tích thống kê:
Là phương pháp phân tích các số liệu thống kê được, như: kết quả thu
hút đầu tư, kết quả phát triển của các doanh nghiệp tại địa phương (huyện Phù
Ninh, và tại Cụm công nghiệp Đồng Lạng) ... để rút ra các vấn đề mang tính
quy luật.


5
4.3.3 Phương pháp chuyên gia:
Thu thập ý kiến của các chuyên gia, gồm: cán bộ quản lý nhà nước có
liên quan (cán bộ của Ban Quản lý các KCN tỉnh Phú Thọ), các cán bộ quản
lý doanhnghiệp trong CCN Đồng Lạng… trong việc đánh giá, nhận định về
công tác QLNN đối với CCN Đồng Lạng và đối với các DN. Thơng qua
phương pháp này sẽ có cái nhìn kháchquan hơn thơng qua ý kiến khác nhau ở
các góc độ khác nhau của các chuyên gia.
4.3.4. Công cụ thu thập và xử lý thông tin dữ liệu
- Dữ liệu sơ cấp: Thực hiện khảo sát ý kiến của 17 cán bộ đại diện cho
17 doanh nghiệp hiện đang hoạt động của CCN Đồng Lạng về công tác quản
lý nhà nước đối với CCN Đồng Lạng trong thời gian qua. Kết quả thu về giúp
phản ánh thực tế góc nhìn, đánh giá của các doanh nghiệp đối với hiệu quả
quản lý nhà nước.
- Dữ liệuthứ cấp: được thuthập từ các báo cáo của các tổ chức, cơ quan
QLNN (chủ yếu từ BQL các KCN Tỉnh), các dữ liệu thốngkê liên quan đến
các kết quả quản lý, các hồ sơ QLNN đối với CN Đồng Lạng, huyện Phù

Ninh, tỉnh Phú Thọ
5. Đóng góp mới của luận văn
5.1. Về mặt lý luận
Luận văn góp phần bổ sung, khái quát và hệ thống cơ sở lý luận về
QLNN đối với CCN.
5.2. Về mặt thực tiễn
Luận văn đã phân tích, đánh giá được thực trạng QLNN đối với CCN
Đồng Lạng giai đoạn 2018-2020, từ đó đề xuất các giải pháp hồn thiện cơng
tác này trong giai đoạn 2021 đến 2025.
Việc nghiên cứuthành công đề tài này sẽ góp phần nào trong việc tăng
cường hơn hoạt động QLNN đối với CCN Đồng Lạng và các KCN, CCN trên
địa bàn cấp huyện nói chung, nhờ việc đánh giá những kếtquả đạt được cần


6
phát huy, những hạnchế cần khắc phục, điều chỉnh để tăngcường hiệu lực và
nâng cao hiệu quả công tác QLNN đối với hoạt động của các CCN trên cả
nước, góp phần thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
6. Kết cấuluận văn
Ngoài phần mởđầu, kếtluận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lụ c,
bài luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước đối với các Cụm công
nghiệp và kinh nghiệm thực tiễn.
Chương 2: Thực trạng quản lýnhà nước của huyện Phù Ninh đối với
các Cụm công nghiệp và cụ thể với Cụm công nghiệp Đồng Lạng.
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
của huyện Phù Ninh đối với các Cụm công nghiệp và Cụm công nghiệp Đồng
Lạng.
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu
7.1. Xây dựng và phát triển khu công nghiệp, Cụm công nghiệp

Về xây dựng và phát triển KCN, CCN đã được nhiều cơng trình nghiên
cứu đề cập đến, ở cả cấp trung ương và cấp tỉnh. Cụ thể:
* Đối với cấp Trung ương:
TS Phạm Đình Tuyển (2001): “Quy hoạch KCN và lựa chọn địa
điểm xây dựng Xí nghiệp cơng nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản
Xây dựng, đã phân tích việc lựa chọn quy hoạch xí nghiệp cơng nghiệp, từ
đó cho chúng ta những gợi ý về quy hoạch KCN và chủ yếu là vị trí đặt
KCN”. [52]
GS.TS Nguyễn Đình Phan và GS.TS Nguyễn Kế Tuấn (2007): “Giáo
trình Kinh tế và quản lý cơng nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản
Đại học Kinh tế Quốc dân, đã phân tích chun sâu về việc tập trung
hóa, tổ chức sản xuất và quy hoạch phát triển công nghiệp trên vùng lãnh thổ
và các loại hình khu vực cơng nghiệp trong đó có KCN đã được đề cập đến tại
chương 10.” [47]


7
Nguyễn Xuân Hinh (2003): “Quy hoạch xây dựng và phát
triển KCN Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Luận án Tiến sĩ kiến
trúc đã phân tích, đánh giá thực trạng phát triển các KCN Việt Nam và đề
xuất các giải pháp về quy hoạch xây dựng nhằm phát triển các KCN của Việt
Nam trong thời kỳ đổi mới.” [36]
Nguyễn Thị Thu Hương (2004): “Hồn thiện cơng tác xúc tiến
đầu tư nhằm phát triển các KCN ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ
Kinh tế. đã đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu
tư để thu hút và lấp đầy các KCN của Việt Nam.” [39]
Vũ Quốc Huy (2015), “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng
xây dựng và triển khai quy hoạch phát triển các khu cơng nghiệp Việt Nam,
Tạp chí Khu cơng nghiệp Việt Nam, đã đề cập đến các vấn đề: vai trò động
lực của các KCN trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; những bất

cập về nguồn nhân lực cho KCN, đặc biệt công tác quy hoạch và quản lý thực
hiện quy hoạch phát triển các KCN tại một số tỉnh, thành phố; trên cơ sở đó
đưa ra một số giải pháp QLNN nhằm PTBV các KCN.” [38]
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015): “Rà soát, đánh giá thực trạng triển
khai và đề xuất giải pháp điều chỉnh, bổ sung và nâng cao hiệu quả thực hiện
Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp tại Việt Nam", Đề tài cấp bộ.
“Nội dung đề tài nghiên cứu về tình hình thực hiện quy hoạch phát triển các
KCN Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2015. Nghiên cứu đã xây dựng các
nguyên tắc phù hợp để tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát
triển KCN trên phạm vi cả nước đến năm 2020, đồng thời đưa ra giải pháp
nâng cao hiệu quả thực hiện quy hoạch phát triển KCN.” [15]
Nguyễn Bình Giang (2012), “Tác động xã hội vùng của các khu công
nghiệp ở Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. Trong cơng trình này, tác
giả đã đi sâu nghiên cứu, đưa ra các đánh giá xác thực và khách quan về các
tác động xã hội vùng tới cộng đồng dân cư trên địa bàn khi Nhà nước triển
khai xây dựng và phát triển KCN. Nghiên cứu chỉ ra 8 nhóm tác động đến


8
cuộc sống của người dân xung quanh KCN. Tác giả đề xuất một số cơ chế,
chính sách nhằm hạn chế tác động xã hội vùng tiêu cực cho các KCN ở Việt
Nam.” [30]
PGS.TS Lê Thế Giới (2008): “Hệ thống đánh giá phát triển
bền vững các KCN Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ,
số 4, trang 27 đã tập trung luận giải những vấn đề cốt lõi của phát triển
bền vững KCN, đề xuất hệ thống các tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững
KCN và các giải pháp tăng cường tính bền vững trong phát triển bền vững các
KCN Việt Nam.” [32]
PGS.TS Lê Thế Giới (2009): Tiếp cận lý thuyết Cụm công nghiệp và hệ
sinh thái kinh doanh trong nghiên cứu chính sách thúc đẩy các ngành cơng

nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 1, trang 30. đã
bàn về các luận điểm cơ bản của lý thuyếtCụm công nghiệp và lý thuyết hệ
sinh thái kinh doanhtrong phát triển các lợi thế cạnh tranh công nghiệp ở cấp
độ quốc gia, vùng và địa phương. Từ đó, “phân tích làm rõ mối quan hệ giữa
công nghiệp hỗ trợ với Cụm công nghiệp và hệ sinh thái kinh doanh. Và trên
cơ sở nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành công
nghiệp hỗ trợ của Việt Nam, tác giả đưa ra các khuyến nghị trong trong
nghiên cứu chính sách thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.”
[39]
ThS. Trần Duy Đông (2015): Một số vấn đề về chính sách phát triển
KCN, KCX, KKT theo Luật Đầu tư 2014 và định hướng chính sách đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2035. Tạp chí KCN Việt Nam, số tháng 7/2015, đã
khái quát chính sách pháp luật hiện hành về KCN, KCX, KKT; những ưu
điểm và hạn chế trongquá trình xây dựng và phát triển KCN, KCX, KKT; từ
đó đề xuất định hướngchính sách phát triển KCN, KCX, KKT đến năm 2025,
tầm nhìn đến năm 2035. [29]
* Đối với cấp tỉnh
Phan Mạnh Cường (2015), “Phát triển bền vững các khu công nghiệp


9
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Tác giả đã đề xuất thay đổi một số cơ chế,
chính sách nhằm PTBV các KCN địa phương và hướng tới mục tiêu lớn hơn
là PTBV các KCN trên phạm vi cả nước thơng qua các chính sách ưu đãi
riêng, cơ chế quản lý đặc thù.” [20]
Hồng Lâm, Trịnh Bình (2016),“Phát triển khu cơng nghiệp, cách làm
của Bình Dương, Tạp chí Cơng nghiệp và Tiêu dùng, cho thấy cách làm sáng
tạo của Bình Dương nhằm PTBV các KCN là đề cao tính hiệu quả trong vận
dụng các chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần và linh hoạt trong huy

động nguồn lực tham gia đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng KCN… Nghiên
cứu khẳng định, trong thời gian tới, để PTBV các KCN của tỉnh, Bình Dương
cần ưu tiên thu hút các ngành cơng nghiệp có công nghệ hiện đại, tiên tiến
nhằm nâng cao sức cạnh tranh thông qua chất lượng sản phẩm và BVMT.”
[41]
7.2. Hoạt động quản lý các khu, Cụm công nghiệp trên cả nước
Nhiều nhà khoa học có xu hướng đi sâu nghiên cứu các cơ chế chính
sách hồn thiện cơng tác xúc tiến, quản lý đầu tư tại các KCN, CCN tiêu biểu
là:
Lê Hồng Yến (2007), “Hồn thiện ch ính sách về mơ hình quản lý nhà
nước đối với sự phát triển khu công nghiệp Việt Nam (thông qua thực tiễn các
khu công nghiệp miền Bắc)”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học
Thương mại, Hà Nội đã nghiên cứuvà tập trung phân tích tác động của các cơ
chế, chính sách đối với sự pháttriển các KCN. Nghiên cứu này chỉ ra “những
tồn tại trong thực tiễn QLNN đối với các KCN ở một số địa phương đồng thời
đề xuất một số giải pháp QLNN và kiến nghị thay đổi mô hình quản lý và
chính sách nhằm đảm bảo PTBV các KCN.” [55]
Phạm Kim Thư (2017), Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Mỏ Địa chất, Hà Nội. Đây là các nghiên cứu khá sâuvề QLNN cấp tỉnh đối với


10
các KCN. Tác giả đã hệthống hóa và luận giải có chọn lọc cơ sở lý luận về
QLNN đối với các KCN, “làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN đối với
các KCN. Tác giả đã chỉ ra 04 thành tựu và 06 hạn chế trong hoạt động
QLNN đối với các KCN, từ đó đề xuất được 06 nhóm giải pháp để hoàn thiện
QLNN các KCN trên địa bàn Hà Nội.” [54]
Trần Văn Thắng (2012), “Hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước đối
với các khu công nghiệp”, Tạp chí KhuCơng nghiệp Việt Nam. Theo tác giả,
“bên cạnh các thành tựu đã đạt được, QLNN đối với các KCN cũng có dấu

hiệu kìm hãm sự phát triển của các KCN. Tác giả cũng phân tích những nội
dung chủ yếu trong QLNN đối với các KCN và chỉ ra nguyên nhân trực tiếp
cản trở sự phát triển của các KCN tỉnh Hưng Yên”. Trên cơ sđó, tác giả đề
xuất 5 giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với các KCN trên địa bàn. [53]
Các nghiên cứu về QLNN cấp tỉnh đối với KCN thường gắn với những
vấn đề liên quan đến đời sống và an sinh xã hội của công nhân trong các
KCN. Có thể kể:
Nguyễn Văn Oanh (2017), “Cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao
đời sống cho người lao động tại các khu công nghiệp” - Báo Phú Thọ điện tử.
Tác giả đã đềcập đến những khó khăn, bất cập về thu nhập, việc làm và chất
lượng cuộc sống của công nhân laođộng trong các KCN của tỉnh Phú Thọ. Để
khắc phục tình trạng này, tác giả kiến nghị chính quyền tỉnh tập trung thực
hiện một số giải pháp như: “gắn quy hoạch các KCN với quy hoạch phát triển
các cơng trình phúc lợi xã hội, tạo nền tảng để các KCN phát triển nhanh và
bền vững; sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích theo
hướng tăng sức thuyết phục và hấp dẫn để tập trung các nguồn lực đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng KCN gắn với đầu tư phát triển hệ thống HTXH, các thiết
chế văn hóa phục vụ người lao động; hỗ trợ DN trong đào tạo nguồn nhân lực
nhằm xây dựng cho các KCN đội ngũ lao động có kỷ luật, kỹ năng, tính
chun nghiệp và khả năng hợp tác tốt, đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng lao
động của các doanh nghiệp KCN”. [44]


11
Một số nghiêncứu tập trung chủ yếu vào phân tích, đánh giá thực trạng
tuân thủ pháp luật liên quan đến hoạtđộng của các DN trong KCN thể hiện
trên một số mặt như: chấp hànhchính sách thuế; quản lý lao động; việc thực
hiện chế độ chính sách với người laođộng; bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo
hiểm y tế (BHYT), điều kiện an tồn lao động, vệ sinh, mơi trường... tiêu biểu
là: Ngọc Lan (2017), “Tăng cường quản lý nhà nước về lao động trong các

khu công nghiệp ”, Báo VĩnhPhúc điện tử; Hải Phòng (2012), “Quản lý nhà
nước đối với các doanh nghiệp tại khu công nghiệp: Thực trạng và giải
pháp”, Báo Lâm Đồng điện tử; Ngọc Tú (2017), “Bất cập trong quản lý nhà
nước về lao động trong các khu cơng nghiệp”, Báo Bình Phước điện tử. Các
nghiên cứu này cho thấy vai trò của QLNN trong giải quyết vấn đề việc làm,
tăng thu nhập cho người lao động KCN, góp phầnbảo đảm an sinh xãhội. Tuy
nhiên, các tác giả cũng chỉ ra rất nhiều tháchthức trong công tác QLNN nhằm
đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng củangười lao động tại các KCN.
qua đó, cho thấy rất cần phải tăng cường QLNN về lao động trong các KCN
địa phương.
Một số nghiêncứu khác lại tập trung vào các vấn đề liên quanđến công
tác QLNN về bảo vệ và xử lý ô nhiễm môi trường tại các KCN:
- Trương Thị Minh Sâm (2007), “Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò
và hiệu lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường khu công nghiệp, khu chế
xuất, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. Tác giả chỉ ra những bất cập trong việc
thực thi pháp luật về BVMT, như: Luật và các văn bản hướng dẫn luật chưa
được cụ thể hóa bởi các cơ quan chuyên ngành, việc triển khai thực hiện chưa
nhất quán, thiếu đồng bộ, tổ chức bộ máy của hệ thống các cơ quan QLNN về
môi trường từ Trung ương đến địa phương thiếu và yếu, chưa đủ sức đảm
đương nhiệm vụ được giao, sự phân công trách nhiệm chưa hợp lý. Trên cơ sở
đó, tác giả đưa ra 6 giải pháp nhằm nâng cao vai trò và hiệu lực QLNN về
BVMT các KCN, KCX đối với Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.”[48]


12
- Nguyễn Thị Thùy Ngân (2017), “Xử lý ô nhiễm mơi trường tại các
khu cơng nghiệp”, Báo VnExpress; Phạm Đình Đôn (2017), “Công tác bảo
vệ môi trường khu công nghiệp và cụm công nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu
Long", Tạp chí Mơitrường. Nghiên cứu này chú trọng cơng tác BVMT trong
các KCN bằng các giải pháp “QLNN quyết liệt, đặc biệt chú trọng việc thanh,

kiểm tra và xử lý vi phạm, đồng thời đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng
cường vai trị QLNN về BVMT của chính quyền các cấp, các ngành chức
năng cũng như các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư đồng thời nâng cao
nhận thức cho các chủ đầu tư, chủ DN trong việc tn thủ pháp luật BVMT”.
7.3. Đánh giá chung cáccơng trình nghiên cứu
Qua tổng quan tình hình nghiê cứu liên quan về khu, Cụm công nghiệp
và công tác QLNN đơi với khu, Cụm cơng nghiệp trên nhiều bình diện, khía
cạnh khác nhau. Thực tế trên cho thấy QLNN với các KCN, CCN đang đứng
trước yêu cầu phải đổi mới toàn diện để đáp ứng những đòi hỏi kháchquan từ
thực tiễn.Các nghiên cứu về lĩnh vực này khá phongphú nhưng chưa toàn
diện, tập trung vào một sốnội dung sau:
7.3.1. Những nội dung đã được đề cập và giải quyết
- Khẳng định ýnghĩa, tầm quan trọng của QLNN, đặc biệt là QLNN đối
với KCN trong sự pháttriển kinh tế, xã hội trên bình diện quốcgia, vùng và địa
phương theo những gócnhìn khác nhau.
- Phân tích, đánhgiá các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hìnhthành và
phát triển của các KCN, CCN vai trị và tác động tích cực của cácKCN, CCN
đến tăng trưởng và phát triển kinh tế của quốcgia, của vùng và địa phương
cũng như các tác động tiêu cực củaKCN đến kinh tế, xã hội và môi trường.
- Chỉ ra xu hướng chủ đạo trongQLNN đối với các KCN, CCN hiện
nay là tiếp thu, vận dụng nhữngkinhnghiệm sẵn có nhằm tiếp cận nhanh tri
thức, sớm đạt mục tiêu và tránh được sai lầm trong quản lý và phát triển
KCN, CCN, đồng thời gợi mở nhữngcách thức quản lý mới theo quan điểm
“kiến tạo”, “phục vụ” nhằm thúc đẩy cácKCN, CCN phát triển lành mạnh,


13
bền vững.
- Tập trung nghiên cứu các nội dung liên quan đến QLNN theo chức
năng và lĩnh vực hoạt động, đánh giá chất lượng, hiệu quả thực tế đạt được

đồng thời đề xuất, kiến nghị các mơ hình, giải pháp giúp nâng cao hiệu quả
QLNN đối với các KCN.
7.3.2. Những vấn đề đặt ra
Mặc dù có một số nộidung đã thống nhất nhưng xét trên góc độQLNN
đối với KCN, CCN vẫn còn tồn tại một số khoảng trống nghiên cứu cần tiếp
tục bổ sung, hoàn thiện:
- Các nghiên cứu liênquan đếnQLNN đối với các KCN, CCN là những
nghiên cứu điển hình được tiến hành tạinhiều địa phương có điều kiện địa lý,
kinh tế, xã hội khác nhau. Mặc dù đã có những kết luận khoa học rút ra nhưng
vẫn cần có thêm nghiên cứuở những địa phương khác để khẳng định tính
đúng đắn, khách quan và bổ sung, hồn thiện các giải pháp cho phù hợp yêu
cầu thực tiễn đồng thời mởrộng phạm vi áp dụng.
- Các nghiên cứu liên quan đến QLNN đối với các KCN, CCN được
thực hiện trong những khoảng thời gian khác nhau, do vậy,không thể tránh
khỏi những hạn chế, bất cậpdo sự thay đổi của của hệ thống các văn bản pháp
lý liên quan và yêu cầuQLNN đối với các KCN, CCN trong tình hình mới.
Mặt khác, các nghiên cứu trước đây chưa cập nhậtbối cảnh mới, do vậy, chưa
thấy được đòi hỏi cấp bách làQLNN đối với KCN, CCN phải thay đổi để đáp
ứng và phù hợp với những yêu cầu mới.
- Các nghiên cứu liên quan đến QLNN đối với cácKCN, CCN thường
nghiên cứu cácKCN, CCN trên địa bàn 1 địa phương (một tỉnh, một huyện), mà
chưa có cơng trình nghiên cứu cụ thể đối với một CCN cụ thể với những tính
chất đặcthù, riêng biệt.
- Theo tìm hiểu của tác giả, cho đến nay, chưa có nghiên cứu đầy đủ và
tồn diện nào về QLNN đối với CCN Đồng Lạng, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú
Thọ. Do vậy,có thể khẳng định đề tài của luận văn là độc lập, không trùng lắp


14
với các cơng trình khoa học đã cơng bố.

Vì vậy việc thực hiệnđề tài luận văn sẽ không bị trùnglặp, đảm bảo tính
độc lập và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn lớn đối với việc tăng cường công tác
QLNN các Cụm công nghiệp trên địa bàn huyện PhùNinh nói chung và cụ thể
tại CCN Đồng Lạng nói riêng.
Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
1.1. Khái niệm chung về Cụm công nghiệp và quản lý Nhà nước về
Cụm công nghiệp
1.1.1. Cụm công nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm
Cụm công nghiệp là một kháiniệm đã xuất hiện từ lâu trong nềnkinh tế
thế giới. Tuy nhiên, do những sự khác biệt về trình độ nền sản xuất công
nghiệp cũng như các điều kiện kinh tế xã hội, mỗi nhà nghiên cứu có những
cách tiếp cận khác nhau, vì vậy dẫn tới có nhiều quanđiểm và khái niệmkhác
nhau về cụm công nghiệp.
Theo quan điểm của Michael E. Porter, thì “Cụm cơng nghiệp là nơi tập
trung về mặt địa lý của các công ty và các thể chế có quan hệ hữu cơ mật thiết
với nhau trong một lĩnh vực nào đó, ở một cụm vực đia lý có lợi thế cạnh tranh
khác thường về lĩnh vực đó” [20]. Như vậy theo quan điểm của M.Porter thì
cụm cơng nghiệp là nơi hội tụ những doanhnghiệp có quan hệ mật thiết và
liên đới với nhau trong cạnhtranh, hoặc được mở rộng thành những doanh
nghiệp cung cấp những sản phẩm bổ sung cho nhau. Kết luận theo M.Porter,
để phát huy lợi thế cạnh tranh, cách doanh nghiệp hỗ trợ nên định vị gần nhau
thành các cụm công nghiệp hỗ trợchuyên ngành, hoặc những ngành sản xuất
rất gần nhau về công nghệ, về nhucầu lao động..
Tại Việt Nam, trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước, sự ra đời
của các KCN, CCN và quan niệmCCN được nói đến từ rất lâu. Tuy nhiên



15
khái niệm CCN chính thức được ra đời từ khi có Quyết định số 105/2009/QĐTTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành “Quy chế quản lý
cụm cơng nghiệp”.
Cụm công nghiệp “Là khu vực tập trung các doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất CN-TTCN, cơ sở dịch vụ sản xuất CN-TTCN; có ranh giới địa lý xác
định, khơng có dân cư sinh sống; được đầu tư xây dựng chủ yếu nhằm, thu
hút các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cá nhân, hộ gia đình
ở địa phương vào đầu tư sản xuất, kinh doanh, do Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh)
quyết định thành lập” [24].
Cụm cơng nghiệp có “quy mơ diện tích không quá 50 (năm mươi) ha.
Trường hợp cần thiết phải mở rộng cụm cơng nghiệp hiện có thì t ổng diện
tích sau khi mở rộng cũng khơng vượt q 75 (bẩy mươi lăm) ha” [24].
Một số thuật ngữ liên quan
1. “Đơn vị kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp (sau đây gọi là đơn vị
kinh doanh hạ tầng) là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân được thành lập và
hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc đăng ký kinh doanh
theo quy định của pháp luật Việt Nam trực tiếp đầu tư xây dựng và kinh
doanh kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp. Trong trường hợp cụm cơng nghiệp
dự kiến thành lập, mở rộng khơng có đơn vị kinh doanh hạ tầng thì có thể
thành lập Trung tâm phát triển cụm công nghiệp.
2. Hạ tầng cụm công nghiệp bao gồm hệ thống đường nội bộ, hệ thống
cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, chất thải, cấp điện, chiếu sáng công
cộng, thông tin liên lạc nội bộ, nhà điều hành, bảo vệ và các cơng trình khác
phục vụ hoạt động của cụm công nghiệp.
3. Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp (sau đây
gọi là Doanh nghiệp): là doanh nghiệp, hợp tác xã, t ổ hợp tác được thành lập
theo quy định của pháp luật Việt Nam; cá nhân, hộ gia đình đăng ký kinh
doanh theo quy định của pháp luật, thực hiện đầu tư sản xuất, kinh doanh và



16
các d ịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp.
4. Trung tâm phát triển cụm công nghiệp: là đơn vị sự nghiệp kinh tế có
thu trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, được thành lập để thực hiện chức
năng, nhiệm vị kinh doanh hạ tầng. Tổ chức, biên chế, kinh phí hoạt động của
Trung tâm phát triển cụm công nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật.
5. Diện tích đất cơng nghiệp là phần diện tích đất của cụm cơng nghiệp
dành cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
6. Tỷ lệ lấp đầy là tỷ lệ giữa diện tích đất cơng nghiệp đã được th
hoặc đăng ký th trên tổng diện tích đất cơng nghiệp.
7. Giá cho thuê lại đất có hạ tầng kỹ thuật: là đơn giá tính theo m 2 bao
gồm chi phí phần đất đầu tư cho cơ sở hạ tầng trong Cụm công nghiệp và giá
thuê đất nguyên thổ theo quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố tại địa bàn
đóng Cụm cơng nghiệp.
8. Phí quản lý: Là kinh phí để duy tu, bảo dưỡng hạ tầng kỹ thuật Cụm
cơng nghiệp mà Doanh nghiệp Cụm cơng nghiệp có trách nhiệm đóng hàng
năm cho Doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Doanh nghiệp quản
lý, khai thác hạ tầng kỹ thuật theo hợp đồng đã kí kết
9. Suất đầu tư: Là chi phí đầu tư xây dựng 1m 2 đất có đủ hạ tầng kỹ
thuật theo quyết định đầu tư của Ủy ban nhân dân Thành phố để cho Doanh
nghiệp th trong Cụm cơng nghiệp
10. Chi phí để tính suất đầu tư bao gồm các khoản kinh phí: chuẩn bị
đầu tư, giải phóng mặt bằng, xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật (San
nền, đường, hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải, chiếu sáng, hàng rào,
cây xanh, nhà điều hành và các hạng mục khác) trừ khoản kinh phí được
Thành phố hỗ trợ ghi rõ trong quyết định đầu tư.
11. Diện tích đất để tính suất đầu tư là tồn bộ diện tích đất các Doanh
nghiệp được thuê trong Cụm công nghiệp (bao gồm cả diện tích đất để xây
dưng nhà xưởng cho thuê hoặc cơng trình phụ trợ để kinh doanh); khơng tính

phần diện tích đất sử dụng chung như: đường, hè đường, thoát nước, hàng rào


17
chung Cụm công nghiệp, trạm điện, cụm xử lý nước thải, nhà điều hành và
các hạng mục công cộng khác.
12. Đơn vị quản lý hoạt động CCN là các tổ chức, doanh nghiệp có tư
cách pháp nhân, có năng lực tổ chức, quản lý và thực hiện các dịch vụ được
cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ quản lý hoạt dông của cụm công nghiệp”
[20].
1.1.1.2. Các đặc điểm của Cụm công nghiệp
- Tập trung về mặt địa lý
Cụm công nghiệp là một khi vực với quy mô nhỏ bao gồm nhiều DN
tập trung sảnxuất các mặt hàng có liên quanvới nhau, nhờ có tính tập trung,
dẫn đến các DN tiết kiệm được các chi phí trong sản xuất và chiphí quản lý.
Ngoài ra sự tập trung theo địa lý của các DN cũng được tiếp kiệm đáng kể,
tạo ra các thể ch ế thúc đẩy sự hìnhthành và phát triển các mối quan hệ giữa
các DN trong cùng một địa điểm đồng thời, tạo một mạng lưới các nhà cung
cấp manglại sự đổi mới và lợi ích chung cho các DN trong CCN.
- Có tính chun mơn hố
Trong CCN, việc chun mơn hố vào một ngành nghề khơng những
tiếp kiệm được chiphí sản xuất, gia tăng tổng mức hàng hố,dịch vụ mà cịn
nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý, độingũ lao động; sản phẩm sản xuất ra
bảo đảm chất lượng, tạo vịtrí của CCN trong nền kinh tế.
- Các doanh nghiệp có mối liên kết với nhau
Theo tiêu chí thành lập và hoạt động, phát triển của CCN thì các DN
trong CCN sản xuất các sản phẩm phải tương đồng hoặc có liên quan tới
nhau. Đây là lợi thế giúp vừa tạo ra, hỗ trợ hình thành thị trường chung, vừa
gia tăng chất lượng sản phẩm.
- Tạo cơ sở hạ tầng đồng bộ

Các CCN đều xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng bên trong và bên ngoài
CCN, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh như: hệ
thống đường xá, hệ thống điện, nước, hệ thống thông tin liên lạc… giúp kết


18
nối việc liên kết, kết nối, vận tải, thông tin liên lạc, các yếu tố đầu vào của các
DN được thuận lợi. Rõ ràng yếu tố cơ sởhạ tầng hiện đại và đồng bộ là yếutố
gắn liền với sự phát triển của CCN.
1.1.1.3. Phân loại Cụm cơng nghiệp
Hiện có một số loại hình cụm cơng nghiệp như sau:
- Cụm cơng nghiệp tổng hợp (đa ngành): Là cụm cơngnghiệp với sự
hình thành của nhiều ngành nghề. Loại hình CCN này được hình thành trên
địa bàn các huyện, thànhphố, thường do UBND cấp huyện thực hiện đầu tư và
quản lý phát triển, nhằmthu hút đầu tư của các cơsở sản xuất công nghiệp
trong và ngồi địa phương. Cũng có một số CCN tổng hợp do một vài cơ sở
sản xuất tự nguyện góp vốn, thành lập banquản lý và triển khai đầu tư xây
dựng hạ tầng chung phù hợp với quy hoạchchi tiết đã được duyệt.
- Cụm công nghiệp đơn ngành: Là CCN thường do một DNvừa hoặc
lớn thuê diện tích cả cụm, tiến hành đầu tư xây dựng cơsở hạ tầng và nhà máy
hoặc nhiều phânxưởng sản xuất thuộc DN như: Cụm CN ôtô Đồng Vàng
(Việt Yên); Cụm CN Đoan Bái-Lương Phong (Hiệp Hồ); Cụm CN Tân Dân
(n Dũng)…
- Cụm cơng nghiệp làng nghề: Đây là mơ hình CCN tập trung quy mô
nhỏ, mục tiêu là phục vụ việc di dời các cơ sởsản xuất của làng nghề, xã nghề
ở ngay tại địa phương, nhằm mở rộng mặtbằng sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm
môi trường của làng nghề. Các CCN làng nghề hầu như khơng có sự hiện diện
của DNngồi làng nghề. Trong xu thế hiện đại hố nơng nghiệp, đây là mơ
hình được Nhà nước và các địa phương đang khuyến khích phát triển mạnh
mẽ.

Ngồi ra có loại hình điểmcơng nghiệp, được hình thành tại một số địa
phương miềnnúi, có cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệpchậm phát triển. Đó là
ở một số khu vực có vị tríđịa lý thuận lợi, địa phương khoanh vùng với diện
tích khơng lớn (2-3 ha) thu hút nhà đầu tư v tinh và dự kiến trong tương lai có
thể mở rộng, phát triển thành cụmcơng nghiệp.


19
1.1.2. Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp
1.1.2.1. Khái niệm quản lý
Theo “Đại Từ điển tiếng Việt” thì quản lý được hiểu: “1. Tổ chức, điều
khiển hoạt động của một số đơn vị, một cơ quan”, “2. Trông coi, giữ gìn và
theo dõi việc gì”. Cịn theo “Từ điển bách khoa Việt Nam 3” thì quản lý được
hiểu là “chức năng và hoạt động của hệ thống có tổ chức thuộc các giới khác
nhau (sinh học, kỹ thuật, xã hội), bảo đảm giữ gìn một cơ cấu ổn định nhất
định, duy trì sự hoạt động tối ưu và bảo đảm thực hiện những chương trình
và mục tiêu của hệ thống đó”.
Như vậy, có thể thấy rằng, thuật ngữ “quản lý” có nhiều cách diễnđạt
khác nhau tuỳ theo góc độtiếp cận. Theo nghĩa chung, quảnlý là sự tác động
có mục đích của chủ thể vào các đối tượng quảnlý nhằm đạt được các mục
tiêu quản lý đã đề ra.
1.1.2.2. Khái niệm quảnlý nhà nước
Quản lý nhà nước có thể được hiểu theo hai nghĩa: (1) Theo nghĩa
rộng: “QLNN là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, bao gồm hoạt động
lập pháp, hành pháp và tư pháp”. Theo đó, QLNN là các cơng việc của các
cơ quan Nhànước, do các cán bộNhà nước thực hiện thông qua hệ thống cơ
quan lập pháp, hành pháp, tư pháp nhằm thực hiện các chứcnăng, nhiệm
vụđược giao. (2) Theo nghĩa hẹp: QLNN chỉ bao gồm hoạt động hành pháp,
được hiểu như “hoạt động quản lý có tính chất nhà nước, được thực hiện bởi
cơ quan hành pháp”.

Việt Nam, các nhàkhoa học đưa ra một số khái niệm về QLNN thông
qua những cách tiếp cận khác nhau: (1) Nguyễn Hữu Hải và các cộng sự:
“QLNN là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối
với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và
phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những
chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong công cuộc xây dựng CNXH và
bảo vệ tổ quốc XHCN” [35]. (2) Đinh Ngọc Hiện cùng các cộng sự đưa rakhái
niệm: “QLNN là thuật ngữ chỉ sự tác động của các chủ thể mang tính quyền


20
lực nhà nước, bằng các biện pháp, tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện
các chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước trên cơ sở các quy luật
phát triển của xã hội, nhằm mục đích ổn định và phát triển đất nước” [36].
Theo tác giả, QLNN được hiểu là hoạt động chấphành, điều hành của
hệ thống cơ quan nhà nước nhằm thực hiện chức năng quảnlý xã hội trên cơ
sở các quy định pháp luật và chức năng, nhiệm vụ được giao.
1.1.2.3. Khái niệm quản lý nhà nước đối với cụm cơng nghiệp
Mặc dù có những cách hiểu, cách tiếp cận khá tương đồng, nhưng đến
nay các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra được khái niệm thốngnhất về QLNN
đối với CCN. Dựa trên quy định của pháp luật, đặc điểm chính trị, chính sách
phát triển kinh tế, xãhội của từng quốc gia… mà cách hiểu về QLNN đối với
CCN cũng khác nhau:
Qua một số đặc điểm chủ yếu rút ra từ mơ hình quản lý các CCN, tác
giả đưa ra khái niệm QLNN đối với CCN như sau: “QLNN đối với CCN là
hoạt động chấp hành, điều hành, kiến tạo của hệ thống cơ quan nhà nước đối
với các hoạt động liên quan đến quy hoạch, đầu tư, xây dựng, phát triển các
CCN và hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong CCN
nhằm xây dựng, PTBV các CCN theo định hướng và mục tiêu của nhà nước”.
Trong luận văn, tác giả tiếp cận khái niệm QLNN đối với CCN Đồng

Lạng ở phạm vi cấp huyện, và theo đó: “QLNN đối với CCN Đồng Lạng là
hoạt động chấp hành, điều hành của các cơ quan QLNN có thẩm quyền của
tỉnh Phú Thọ đối với mọi mặt hoạt động của CCN Đồng Lạng, doanh nghiệp
trong CCN và kiến tạo để CCN và doanh nghiệp trong CCN phát triển lành
mạnh theo định hướng, mục tiêu của nhà nước và phù hợp với điều kiện, thực
tiễn của địa phương”.
Nội hàm khái niệm QLNN đối với CCN gồm những nộidung sau:
Thứ nhất, QLNN đối với CCN là toàn bộ “hoạt động chấp hành và
điều hành" pháp luật vềCCN một cách toàn diện củacác cơ quan QLNN đối
với các hoạt động đầu tư, xây dựng, phát triển CCN theo đúng danh mục quy


21
hoạch chung và quy hoạch chi tiết được phê duyệt. QLNN đối với CCN còn
bao gồm các hoạt động “kiến tạo” thể chế trên cơ sở lấy DN làm trung tâmvà
tạo điều kiện thuận lợi để DN phát triển bình đẳng, lành mạnh.
Thứ hai, Các chủthể QLNN đối với CCN được tổ chức theo 2 cấp:
trung ương và địa phương (bao gồm cấp tỉnh, cấp huyện, cấp cơ sở).
Thứ ba, đối tượng của QLNN đối với CCN là toànbộ hoạt động của các
CCN và doanh nghiệp trong CCN.
Thứ tư, mục tiêu của QLNN đối với CCN là hợpsức, kiến tạo, đồng
hành cùng DN để đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào các CCN, tăng cường liên
kết, nâng cao hiệu quả hoạt động các DN CCN nhằmkiểm soát và thúc đẩy
các CCN phát triển bền vững theo định hướng, mục tiêu của Nhà nước và lộ
trình, kế hoạch của địaphương.
1.2. Nội dung quản lý Nhà nước đối với các cụm công nghiệp
Theo quy định tại điều 33 Nghị định Số: 68/2017/NĐ-CP của Chính
phủ về quản lý, phát triển cụm cơng nghiệp quy định, nội dung QLNN đối với
CCN gồm:
“1. Ban hành, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình,

pháp luật, cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật về quản lý, phát
triển cụm công nghiệp.
2. Cấp, điều chỉnh, thu hồi các loại giấy phép, chứng nhận liên quan
đến đầu tư, kinh doanh cụm công nghiệp; xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu,
hỗ trợ thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ cơng cộng, tiện ích về cụm công
nghiệp.
3. Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, phát triển
cụm công nghiệp.
4. Thanh tra, kiểm tra, đánh giá hiệu quả đầu tư, giải quyết khiếu nại,
tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm và vấn đề phát sinh về cụm công nghiệp.”
[23].
Từ nội dung được quy định trên, xuất phát từ thực tiễn địa phương
thực hiện QLNN cấp huyện đối với CCN, các nội dung QLNN đối với CCN
cụ thể gồm:


22
1.2.1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát
triển cụm công nghiệp
1.2.1.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển cụm công nghiệp
Lập kế hoạch hay quy hoạch CCN là nội dung QLNN rất quan trọng
đối với các CCN. Quy hoạch CCN của một quốc gia do chính quyền trung
ương trực tiếp quyết định, gồm: quy hoạch tổng thể phát triển CCN trên một
phạm vi lãnh thổ nhất định (1 tỉnh, 1 vùng hay 1 nước) và quy hoạch xây
dựng CCN cụ thể.
Đối với QLNN cấp huyện, quyhoạch tổng thể phát triển CCN được xây
dựng dựa trên “Chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội” của tỉnh
và các quy hoạch về: sử dụng đất;xây dựng vùng và đô thị; phát triển hệ thống
kết cấu HTKT và kết nối HTXH; quyhoạch sử dụng khoáng sản và các nguồn
tài nguyên...;khả năng phát triển các ngành, lĩnh vực, thu hút vốn đầu tư trong

và ngoài nước; khả năng liên kết giữa các CCN; đảm bảo u cầu về quốc
phịng, an ninh, trong đó xác định rõ: phân khu chức năng các khu đất xây
dựng các cơng trình cơng nghiệp; khu cây xanh; dịch vụkỹ thuật CCN; các
cơng trình HTKT, HTXH phục vụ CCN.
Quy hoạch xây dựngCCN cụ thể căn cứ dựa trên quy hoạch tổng thể phát
triển CCN trên mộtphạm vi lãnhthổ nhất định được phê duyệt, quy định rõ chỉ
tiêu sử dụng đất để xây dựng các cơng trình cơng nghiệp vàcác cơng trình
HTKT.
Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển cụm công nghiệp được
thực hiện bởi các chủ thể sau:
* Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
“1. Phê duyệt quy hoạch, thành lập, mở rộng cụm cơng nghiệp, các cơ
chế, chính sách, kế hoạch hoạt động phát triển cụm công nghiệp, đề xuất đầu
tư cụm công nghiệp theo đối tác công tư sau khi có ý kiến của Bộ Cơng
Thương; trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt Chương trình hỗ trợ
đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp do ngân sách địa phương đảm bảo.


23
2. Ban hành Quy chế phối hợp các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp
huyện về quản lý cụm công nghiệp, giải quyết các thủ tục triển khai dự án đầu
tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và dự án sản xuất kinh doanh trong cụm công
nghiệp theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
3. Chỉ đạo các cấp, ngành, đơn vị trên địa bàn hướng dẫn, hỗ trợ các
doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất triển khai dự án đầu tư xây dựng hạ
tầng kỹ thuật, sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp; hỗ trợ thực hiện
giải phóng mặt bằng, đền bù, tái định cư, xây dựng hệ thống giao thơng, cấp
điện, cấp thốt nước, bưu chính viễn thơng, nhà ở cơng nhân.
4. Chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật tại cụm công
nghiệp; chỉ đạo kiểm tra, giám sát chặt chẽ các cụm công nghiệp gây ô nhiễm

môi trường nghiêm trọng trên địa bàn.
5. Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Bộ Cơng Thương về tình hình cụm
cơng nghiệp trên địa bàn; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác về cụm
công nghiệp theo quy định của pháp luật.” [23]
* Sở Công Thương
“ Sở Công Thương là cơ quan đầu mối quản lý nhà nước đối với cụm
công nghiệp trên địa bàn, có quyền hạn, trách nhiệm:
1. Xây dựng, trình và tổ chức thực hiện quy hoạch, quy định, quy chế,
các chính sách, chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật, dự tốn kinh phí
hoạt động phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn sau khi được cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt.
2. Đầu mối tiếp nhận, giải quyết hoặc phối hợp, đề nghị cơ quan có thẩm
quyền quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư các
dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật, sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp,
các thủ tục triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp
(gồm: Thu hồi đất, cho thuê đất, phê duyệt quy hoạch chi tiết, phê duyệt dự án
sử dụng nguồn vốn đầu tư công, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
trường, chấp thuận phương án phòng cháy, chữa cháy) theo quy định, phân
cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.


24
3. Chủ trì thanh tra, kiểm tra, đánh giá thực hiện quy hoạch, chính sách,
pháp luật, hiệu quả hoạt động của cụm công nghiệp; xử lý hoặc đề xuất Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh xử lý vi phạm, vấn đề phát sinh về cụm công nghiệp.
4. Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất với Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh về tình hình cụm cơng nghiệp; đăng ký với cơ quan có thẩm quyền
nhu cầu sử dụng đất của cụm công nghiệp trong từng giai đoạn; xây dựng,
vận hành Cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp trên địa bàn.” [23]
* Ủy ban nhân dân cấp huyện

“1. Đề nghị quy hoạch, thành lập, mở rộng cụm công nghiệp trên địa
bàn; đảm bảo các điều kiện cần thiết cho Trung tâm phát triển cụm công
nghiệp hoặc Ban Quản lý cụm công nghiệp cấp huyện hoạt động hiệu quả.
2. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan chuyên môn trực thuộc hỗ
trợ thực hiện công tác thu hồi đất, thuê đất, đền bù giải phóng mặt bằng, tái
định cư, nhà ở công nhân, thủ tục triển khai đầu tư vào cụm công nghiệp.
3. Đầu mối tiếp nhận, giải quyết hoặc phối hợp, đề nghị cơ quan có thẩm
quyền giải quyết các thủ tục triển khai dự án đầu tư vào trong cụm công
nghiệp (gồm: Thu hồi đất, cho thuê đất, cấp giấy phép xây dựng, chấp thuận
phương án phòng cháy, chữa cháy, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc
phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường) theo quy định, phân cấp của
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Đầu tư hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư hạ tầng
kỹ thuật trong và ngồi cụm cơng nghiệp; phê duyệt, thực hiện kế hoạch di
dời doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và hoạt động phát triển cụm công nghiệp
trên địa bàn.
5. Thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc chấp hành pháp luật, chính sách về
cụm công nghiệp theo thẩm quyền; định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh và Sở Cơng Thương về tình hình cụm cơng nghiệp trên địa
bàn.” [23].
1.2.1.2. Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển cụm công
nghiệp


25
Quy hoạch CCN được phê duyệt làcơ sở để UBND cấp tỉnh chỉ đạo
Ban Quản lý các KCN xây dựng kế hoạch phát triểnCCN và tổ chức triển khai
thực hiện theo tiến độ đề ra.
“Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế là cơ quan
trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng

quản lý nhà nước trực tiếp đối với khu công nghiệp, khu kinh
tế trên địa bàn tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương
theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan;
quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ
hành chính cơng và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt
động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong khu
công nghiệp, khu kinh tế…” [22]
Trong thực hiện nhiệm vụ QLNN đối với các CCN, Ban
quản lý khu CN thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
“a) Quản lý, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
việc thực hiện quy định, quy hoạch, kế hoạch có liên quan tới
khu cơng nghiệp, khu kinh tế đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt;
b) Đăng ký đầu tư; cấp, điều chỉnh, thu hồi Quyết định chủ
trương đầu tư Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thỏa thuận ký
quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư đối với các dự án đầu
tư thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư;
c) Cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành
lập văn phòng đại diện và chấm dứt hoạt động của Văn phòng
đại diện của tổ chức, thương nhân nước ngồi đặt trụ sở tại
khu cơng nghiệp, khu kinh tế theo quy định pháp luật về
thương mại;


×