Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

Quản lý nhà nước đối với mặt hàng gạo dự trữ quốc gia tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.89 KB, 103 trang )

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), các nước trên thế giới đều phải
chịu mọi tác động của thiên tai, dịch bệnh, xung đột, lạm phát, khủng hoảng…Chính
vì vậy tiềm lực dự trữ quốc gia (DTQG) phải vững mạnh, ln được tăng cường về tài
chính, hàng hóa góp phần quan trọng vào việc ổn định kinh tế vĩ mô, giảm thiểu thiệt
hại, vượt qua khó khăn, tăng trưởng phục hồi nền kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và
phát triển bền vững cho quốc gia cũng như cho địa phương.
Dự trữ được coi là một phần của cải Nhà nước được tích lũy bằng hiện vật; sẵn
sàng đáp ứng mục đích, yêu cầu cấp bách của nhà nước trong phòng, chống, ngăn
ngừa, khắc phục hậu quả những rủi do, do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, thiên tai, cùng
với dịch bệnh covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu được kiểm sốt...mang lại, đảm bảo an
ninh quốc phịng (ANQP) ổn định kinh tế vĩ mô và các nhiệm vụ đột xuất khác.
Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức rõ vai trị, tầm quan trọng của DTQG và
ln quan tâm đến hoạt động ngành DTQG, được coi là một lĩnh vực kinh tế đặc thù,
góp phần để phát triển cân bằng ổn định nền kinh tế và đời sống xã hội, trong mọi thời
kỳ. Luật DTQG số 22/2012/QH13 (2012) và Quyết định số 2091/QĐ-TTg, phê duyệt
chiến lược phát triển DTQG đến năm 2020 (2012) đã khẳng định: “Dự trữ quốc gia là
nguồn dự trữ chiến lược của Nhà nước để phịng ngừa và khắc phục có hiệu quả các
tổn thất, bất trắc xảy ra đối với đời sống xã hội, an ninh, quốc phòng và hoạt động sản
xuất, kinh doanh; Hoạt động dự trữ quốc gia có vị trí và vai trò quan trọng trong việc
phát triển bền vững, bảo đảm ổn định chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước khi có
xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, địch họa và tham gia bình ổn thị trường khi có
tình huống đột biến xảy ra; hoạt động dự trữ quốc gia luôn phát triển và đổi mới, phù
hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và tiến trình hội nhập quốc
tế”. Từ những nội dung nêu trên, việc tập trung nghiên cứu về quản lý nhà nước
(QLNN) đối với hàng hóa DTQG nói chung và với mặt hàng gạo nói riêng có tầm
quan trọng lớn. Nhưng thực tế những năm gần đây một số vấn đề lý luận về quản lý
hàng DTQG chưa được đầy đủ, rõ nét, việc QLNN về DTQG còn bộc lộ những tồn tại
hạn chế cần được giải quyết.




2
Để tăng cường QLNN đối với các chủng loại hàng hóa trong danh mục hàng
DTQG, trong đó mặt hàng gạo cũng nằm trong nhóm lương thực thuộc danh mục hàng
DTQG do Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú) trực tiếp quản
lý. Đây là mặt hàng được sản xuất trong nước, có tính cơ động cao khi xuất cấp cho
các mục đích đảm bảo tính chủ động, kịp thời phụcvụ đời sống dân sinh đặc biệt trong
bối cảnh dịch bệnh covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay.Ngành DTQG đã
ban hành các quy chuẩn quy định về quy trình nhập, xuất, yêu cầu đối với kho tàng
bảo quản, quy định rõ về phẩm cấp chất lượng, thời gian bảo quản nhằm đảm bảo chất
lượng lương thực trong quy trình DTQG.Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế của đất
nước đặt ra thì cơng tác QLNN đối với gạo DTQG vẫn còn tồn tại, bất cập: cơ chế
chính sách chưa đồng bộ, dự báo kế hoạch về số lượng, giá cả khi muacòn chưa sát với
diễn biến thực tế,kho tàng được xây dựng hơn 50 năm, chất lượng kho đã xuống cấp
chưa được đầu tư kịp thời,công nghệ bảo quản chưa được cải tiến nhiều nênchất lượng
gạo trong thời gian bảo quản có sự suy giảm,…chưa phù hợp với yêu cầu của nền kinh
tế, chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư, phát triển DTQG về cơ sở vật chất và khoa học
cơng nghệ hiện đại.Chính vì vậy thực tế địi hỏi cơng tác QLNN đối với lương thực
nói chung và gạo DTQG nói riêng phải được tiếp tục đổi mới và ngày càng hoàn
thiện.Từ thực tế đó, tác giả chọn vấn đề: “Quản lý nhà nước đối với mặt hàng gạo dự
trữ quốc gia tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú” làm đề tài luận văntốt
nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận chủ yếu về QLNN mặt hàng gạo, kết
quả đánh giá thực trạng QLNN đối với gạo DTQG tại Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú,
đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với mặt hàng gạo DTQG tại Cục Dự trữ
Nhà nước khu vực Vĩnh Phú trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để hoàn thành mục tiêu đề ra, luận văn sẽ phải thực hiện thành cơng các nhiệm
vụ chính dưới đây:
1. Hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về QLNN đối với mặt hàng
gạo DTQG tại Cục DTNN khu vực
2. Khảo cứu kinh nghiệm thực tiễn về QLNN đối với mặt hàng gạo DTQG


3
3. Đánh giá thực trạng QLNN đối với mặt hàng gạo DTQG tại Cục DTNN khu
vực Vĩnh Phú
4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với mặt hàng gạo DTQG tại
CụcDTNN khu vực Vĩnh Phú
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
QLNN đối với mặt hàng gạo DTQG tại Cục DTNN khu vựcVĩnh Phú
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu cả lý thuyết và thực tiễn, cả hiện trạng và tương lai
QLNN đối với mặt hàng gạo DTQG tại Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú.Làm rõ một số
cơ sở lý luận chủ yếu, kinh nghiệm thực tiễn, phân tích, đánh giá thực trạng, đề xuất
định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với mặt hàng gạo DTQG tại
Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú trong thời gian tiếp theo.
Về thời gian: từ 2016 - 2020, dự báo giai đoạn 2021-2030
Về không gian: Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú
4. Khung nghiên cứu, phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu tác giả sẽ tuân thủ quan điểm duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin.Bán sát tư tưởng phát triển vì dân và do dân
của chủ tịch Hồ Chí minh. Đồng thời theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách pháp luật nhà nướcViệt Nam về QLNN đối với gạo DTQG tại CụcDTNN khu
vực Vĩnh Phú.
4.1. Khung nghiên cứu

Trên cơsở tổng quan tài liệu nghiên cứu, tác giả xây dựng khung nội dung cần
được nghiên cứu và từ đó đưa vào luận văn để thực hiện theo nội dung này, khung
hình 1 dưới đây. Khung nghiên cứu chỉ ra những việc phải làm và thứ tự thực hiện các
cơng việc đó để hồn thành đề tài nghiên cứu.
Trước hết, sau khi xác định mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả phải tiến
hành tổng quan các cơng trình khoa học đã cơng bố để có thêm thông tin phục vụ yêu
cầu nghiên cứu đề tài luận văn đã chọn.
Thứ hai, tiến hành nghiên cứu lý thuyết, xây dựng cơ sở lý luận phục vụ toàn bộ
việc nghiên cứu của luận văn.


4
Thứ ba, tiến hành đánh giá thực trạng QLNN đối với gạo DTQG ở Cục
DTNNkhu vựcVĩnh Phú.
Thứ tư, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN mặt hàng gạo DTQG tại
Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú.
Hình 1: Khung nội dung nghiên cứu

2. Nghiên cứu
cơ sở lý luận về
QLNN đối với
mặt hàng gạo
DTQG quốc
gia
1. Tổng quan tài
liệu có liên quan

3. Kinh nghiệm
thực tiễn về
QLNNđối với

mặt hàng gạo
DTQG

4. Phân tích
thực trạng
QLNN đối
với mặt hàng
gạo DTQG tại
Cục DTNN
khu vực Vĩnh
Phú

5. Các giải
pháp nâng cao
hiệu quả
QLNN đối
với mặt hàng
gạo DTQG tại
Cục DTNN
khu vựcVĩnh
Phú

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
4.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu đề tài tác giả tiếp cận theo các hướng như sau:
4.2.1. Tiếp cận hệ thống
QLNN đối với gạo DTQG là một bộ phận của QLNN về hàng hóa DTQG. Đến
lượt mình QLNN về gạo DTQG cúng là một hệ thống.Vì thế khi nghiên cứu QLNN về
gạo DTQG không tách rời QLNN về các mặt hàng khác.Quá trình phát triển 65 năm
xây dựng, đổi mới và phát triển, ngành DTNN khơng ngừng tăng cường hồn thiện hệ

thống các quy định từ những Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đến các Nghị định,
đến năn 2004 là Pháp lệnh DTQG, đặc biệt năm 2012, Nhà nước ban hành Luật
DTQG, đây là một hành lang pháp lý rất quan trọng và cần thiết đối với các hoạt động
của ngành đồng thời là sự ghi nhận, đánh giá cao vai trị quan trọng của DTQG đối với
q trình xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.


5
Tiếp cận lựa chọn đối tượng cần nghiên cứu là QLNN đối với mặt hàng gạo
DTQG theo hệ thống quy trình khâu xây dựng cụ thể hóa các quy định pháp luật của
Nhà nước, cụ thể hóa các nghị định, pháp luật và chính sách của nhà nước để từ đó
tổng hợp thực tiễn và xây dựng, ban hành những quy chế, các cơ chế QLNN mang tính
đặc thù đối với hàng DTQG. Trên cơ sở đó lập kế hoạch để tổ chức, triển khai và thực
hiện nhập, xuất và bảo quản an tồn hàng hóa DTQG đồng thời trong quá trình thực
hiện kiểm tra, giám sát phải đảm bảo theo đúng quy định chung.
4.2.2. Tiếp cận từ lý thuyết đến thực tiễn
Sau khi làm rõ những vấn đề lý luận tác giả tiến hành đánh giá thực trạng, đề
xuất giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN mặt hàng gạo DTQG.Trên cơ sở nguyên lý và
tính khoa học của hoạt động quản lý, để đảm bảo phù hợp, sát thực với quy trình hoạt
động của ngành DTQG, từ đó cần phải nâng cao hiệu quả quản lý sao cho chi phí và
hoạt động bảo quản hàng DTQG phù hợp nhất để luôn đảm bảo chất lượng các mặt
hàng DTQG trong thời gian lưu kho đến khi xuất cấp tiêu dùng, bản thân xây dựng và
hệ thống cơ sở lý luận cho công tác QLNN đối với hàng DTQG để vận dụng đánh giá
về thực trạng QLNN đối với gạo DTQG tại Cục DTNN khu vựcVĩnh Phú, qua đó
nghiên cứu, phát hiện những điểm phù hợp, hiệu quả quản lý nhưng cũng đồng thời
tìm ra những nội dung tồn tai, bất cập hoặc các nội dung khác mà thực tế quản lý chưa
làm được hoặc làm chưa đúng, chưa mang lại hiệu quả.
Vậy từ đó tổng hợp và đưa ra một số biện pháp, phương hướng khắc phục nhằm
không ngừng nâng cao hiệu quả QLNNvề hàng DTQG theo đúng quy định, định
hướng của nhànước, nâng cao năng lực thực tiễn quản lý, bảo quản và thực hiện nhiệm

vụ mua, bán, nhập, xuất hàng hóa DTQG đáp ứng yêu cầu cấp bách, đột xuất của nhà
nước, nâng cao vai trò và khẳng định vị trí tầm quan trọng của ngành DTQG đặc biệt
là trong bối cảnh của nền kinh tế phát triển hiện nay.
4.2.3. Tiếp cận liên ngành
QLNN đối với mặt hàng gạo DTQG là cơng việc có tính liên ngành nên phải
tiếp cận liên ngành. Mỗi thực thể cơ quan, đơn vị hoặc một ngành trong mỗi đất nước
đều bất cập, tồn tại, phát triển và hoạt động trong mối quan hệ tương quan, có khi mật
thiết với các ngành, đơn vị và cơ quan khác theo những quy định chung của pháp luật,
theo tơn chỉ, mục đích và chức năng nhiệm vụ được quy định cho các ngành, cơ quan,
mỗi đơn vị.


6
Khi lựa chọn đề tài, bản thân đã tổng hợp và đi sâu phân tích, đánh giá những
thực trạng QLNN đối với hàng DTQG tại Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú được đặt
trong mối quan hệ liên ngành: Đối với mặt hàng lương thực có liên quan đến ngành
sản xuất nông nghiệp là chủ yếu; đối với các mặt hàng phục vụ cho công tác cứu nạn,
cứu hộ liên quan đến những ngành sản xuất chế tạo máy, gia công sản xuất khác…Đặc
biệt mọi chi phí cho hoạt động ni dưỡng bộ máy CBCC, chi phí nhập, xuất, bảo
quản, vốn phí thì liên quan đến ngành Tài chính về vốn phí…Trong mối quan hệ liên
ngành ấy dưới sự quản lý của nhà nước để có sự phối hợp, quan tâm, tạo điều kiện để
ngành DTQG thực hiện hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ chính trị mà được nhà nước giao
cho hàng năm, tạo đà xây dựng, phát triển đa dạng mặt hàng thiết yếu, phục vụ kịp
thời và chất lượng cho đời sống xã hội góp phần ổn định, phát triển nền kinh tế đất
nước trong thời kỳ cách mạng mới.
4.2.4. Tiếp cận từ pháp luật, chính sách của nhà nước (hay tiếp cận từ thể chế)
QLNN mặt hàng gạo DTQG phải tuân thủ pháp luật, chính sách nhà nước, hay
nói cách khác vì QLNN đối với gạo DTQG mang tính pháp lý cao nên triển khai xuất
cấp gạo DTQG khơng được tùy tiện.
4.3. Phương pháp nghiên cứu

Để hồn thành đề tài tác giả sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
4.3.1. Phương pháp phân tích, thống kê
Căn cứ các thông tin số liệu thu thập, với phương pháp thống kê để mô tả các
chỉ số tương đối, tuyệt đối, số bình qn. Qua đó luận văn phản ánh sự thay đổi của
các chỉ tiêu và số liệu thống kê lượng gạo trong quá trình nhập, xuất, bảo quản, đặc
biệt công tác quản lý mặt hàng gạo DTQG trên địa bàn làm cơ sở dữ liệu phân tích, mơ
tả trực tiếp từng bảng để minh chứng, nhận định, phân tích thực trạng công tác QLNN
hiện nay tại Cục DTNNkhu vực Vĩnh Phú.
Đề tài sử dụng tài liệu, số liệu thứ cấp. Các thông tin, dữ liệu, số liệu thứ cấp
được thu thập, khai thác, tham khảo từ các văn bản quy định quản lý của các cấp, các
ngành; cơng trình khoa học liên quan; từ báo cáo tổng kết hàng năm có liên quan đến
cơng tác QLNN đối vớimặt hàng gạo DTQG tại Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú trong
giai đoạn 2016-2020.
Trên cơ sở đó để tổng hợp số liệu, xử lý thông tin đối với các văn bản quy phạm
pháp luật hiện hành của ngành, cơ chế quản lý, hệ thống DTQG địa phương, hệ thống


7
kho tàng DTQG và kết quả xuất cấp cứu trợ, hỗ trợ…cho các mục đích giai đoạn
2016-2020.
Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với hoạt động dự trữ mặt
hàng gạo tại Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú tronggiai đoạn 2016-2020. Từ những đánh
giá về chất lượng hệ thống kho tàng, thực tế quản lý gạo DTQG, hiệu quả cao, linh
hoạt, tính cơ động khi quản lý hàng DTQG này nhằm đánh giá, xác định bất cập để tìm
ngun nhân, để đề xuất xây dựng cơ chế chính sách quản lý phù hợp, hiệu quả thời
gian tới.
4.3.2. Phương pháp so sánh.
So sánh kết quả thực hiện xuất cấp và QLNN đối với gạo DTQG qua các năm.
Để đánh giá kết quả quản lý mặt hàng gạo DTQG, Luận văn áp dụng phương pháp so
sánh kết quả nhập, xuất, cứu trợ, hỗ trợ… giữa các mặt hàng, giữa các năm với nhau

tại CụcDTNN khu vực vĩnh Phú theo thời gian, nội dung, địa bàn thấy được thực
trạng, khẳng định tính hiệu quả trong thực thi các chính sách pháp luật, để từ đó xác
định tỷ trọng mặt hàng gạo DTQG về QLNN là chủ yếu cần ưu tiên và tăng cường
quản lý.
4.3.3. Phương pháp chuyên gia
QLNN mặt hàng gạo DTQG là vấn đề phực tạp, tác giả cần tham vấn thêm ý
kiến chuyên gia đối với những nhận định, kết luận của mình trong quá trình nghiên
cứu luận văn. Đồng thời xây dựng đề cương nghiên cứu, đề cương viết báo cáo kết quả
nghiên cứu tác giả cũng đã tham vấn ý kiến chuyên gia để có được kết quả tốt hơn
trong nghiên cứu sau đó.
5. Đóng góp mới của luận văn
5.1. Về mặt lý luận và học thuật
Hệ thống hóa và hiểu biết của bản thân tác giả cố gắng làm rõ thêm một số vấn
đề cơ sở lý luận chủ yếuvề QLNN đối với mặt hàng gạoDTQG tại Cục DTNN khu vực
và kinh nghiệm QLNN đối với gạo DTQG tại một số Cục DTNN khu vực trong bối
cảnhViệt Nam.
5.2. Về mặt thực tiễn
Luận văn cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc nâng cao hiệu quả QLNN mặt
hàng gạo DTQG tại Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú. Cụ thể trên cơ sở đánh giá thực


8
trạng, xác định kết quả đạt được, ưu, nhược điển, nguyên nhân và đưa ra các giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động QLNN đối với mặt hàng gạo DTQG trong thời gian tới.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận kiến nghị, nội dung đề tài luận văn tốt
nghiệp được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về QLNN đối với mặt hàng gạo DTQG tại các Cục
DTNN khu vực và kinh nghiệm thực tiễn.
Chương 2: Thực trạng QLNN đối với mặt hàng gạo DTQG tại các Cục DTNN

khu vực Vĩnh Phú.
Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với mặt hàng gạo
DTQG tại các Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú.
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
7.1. Nhận định chung
Nhìn chung, các tác giả đã đề cập đến vấn đề QLNN đối với DTQG, nhắc tới các
yếu tố ảnh hưởng tới QLNN, nhưng rất tiếc chưa đề cập thỏa đáng đến QLNN đối với
mặt hàng gạo DTQG. Nhất là chưa có cơng trình nghiên cứu QLNN về gạo DTQG ở
Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú. Chưa có cơng trình nào đề cập vấn đề hiệu quả QLNN
về gạo DTQG. Đó là những vấn đề luận văn sẽ phải đi sâu nghiên cứu thêm.
7.2. Trích dẫn một số cơng trình tiêu biểu
Dưới đây tác giả xin trích dẫn một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu về QLNN
đối với DTQG ởViệt Nam:
- Luận án Tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân của tác giả Nguyễn
Ngọc Long (2004) “Đổi mới hoạt động dự trữ quốc gia trong cơ chế thị trường ở Việt
Nam”. Tác giả nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về DTQG và trong hoạt động DTQG;
phân tích, đánh giá, nhận xét thực trạng hoạt động quản lý DTQG; đưa ra các định
hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả đổi mới trong hoạt động DTQG.
- Tạp chí Cộng sản số 799 với “Vai trò của dự trữ quốc gia trong việc bảo đảm
an sinh xã hội” của Tiến sĩ kinh tế Phạm Phan Dũng, (2009). Bài viết nghiên cứu về
hoạt động DTQG có vai trị quan trọng đối với việc phát triển bền vững, bảo đảm ổn
định chính trị - kinh tế - xã hội, nhằm chủ động đáp ứng những yêu cầu cấp bách về
phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; bảo đảm quốc phòng,


9
an ninh. Ngồi ra, DTQG cịn có nhiệm vụ tham gia bình ổn thị trường, góp phần ổn
định kinh tế vĩ mô và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất, cấp thiết khác của Nhà nước.
- Trần Quốc Thao (2014), với đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện cơ chế quản lý
Nhà nước về dự trữ quốc gia ở Việt Nam”. Nội dung đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu

cơ chế QLNN đối với DTQG; xác định những yếu tố ảnh hưởng, cơ chế QLNN đến
hoạt động DTQG. Phân tích, nhìn nhận, đánh giá thực trạng về cơ chế QLNN về
DTQG, đề xuất đưa ra những giải pháp hoàn thiện cơ chế QLNN đối với DTQG ở Việt
Nam.
- Luận văn thạc sĩ kinh tế của Lê Bá Thanh (2013) về “Hồn thiện cơng tác xây
dựng kế hoạch tại Tổng cục Dự trữ Nhà nước” đã đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản,
phân tích thực trạng cơng tác lập, xây dựng kế hoạch, chỉ ra những hạn chế, bất cập,
tìm nguyên nhân, đưa ra những định hướng và giải pháp góp phần nhằm hồn thiện về
cơng tác xây dựng kế hoạch của Tổng cục DTNN.
- Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế của tác giả Lê Văn Dương về “Hoàn thiện
cơ chế quản lý nhà nước về hàng dự trữ quốc gia”. Luận văn tốt nghiệp này đã nghiên
cứu thực trạng đối với công tác QLNN về các mặt hàng DTQG, phân tích và nêu ra
những bất cập, tồn tại và có các biện pháp, giải pháp hồn thiện trong QLNN với các
mặt hàng dự trữ.
- Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ quản lý kinh tế của Nguyễn Thị Mai Hường
(2015) với nghiên cứu “Quản lý cứu trợ lương thực tại Tổng cục Dự trữ Nhà nước”.
Nội dung Luận văn của tác giả đã đi hệ thống hóa các cơ sở lý luận và kinh nghiệm
thực tiễn về QLNN trong hoạt động cứu trợ lương thực; phân tích, đánh giá, nhận xét
thực trạng công tác QLNN về hoạt động cứu trợ lương thực tại cơ quan Tổng cục
DTNN; Đề xuất những giải pháp tăng cường hoàn thiện và nâng cao hiệu quả QLNN
trong các hoạt động cứu trợ lương thực DTQG.
Các cơng trình ở trên đã nghiên cứu những vấn đề lý thuyết và thực tiễn về
QLNN đối với hoạt động DTQG nói chung và cơng tác quản lý hàng lương thực
DTQG nói riêng, trong đó có mặt hàng gạo DTQG. Trên cơ sở kế thừa các công trình
nghiên cứu nói trên của các tác giả đi trước về hoạt động DTQG, là tài liệu quý báu để
tác giả có thể tham khảo, tiếp thu và chọn lọc.
Qua thời gian học tập, nghiên cứu, tích lũy, bổ sung các kiến thức cơ bản về
công tác QLNN, trên cơ sở thực tiễn hoạt động của ngành DTQG thời gian qua, với



10
khả năng nhận thức, với một góc nhìn thực tế về lĩnh vực công việc nên tác giả đã tập
trung nghiên cứu, tổng hợp và đề xuất để nâng cao hiệu quả quản lý đối với mặt hàng
gạo DTQG tại Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú.

PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
“CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
MẶT HÀNG GẠO DỰ TRỮ QUỐC GIA VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN”
1.1.“Cơ sở lý luận về dự trữ quốc gia và hàng dự trữ quốc gia”
1.1.1.“Một số vấn đề lý luận cơ bản về dự trữ quốc gia”
1.1.1.1. Khái niệm dự trữ
Trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như trong đời sống KT-XH, con
người thường xuyên chịu ảnh hưởng, tác động của môi trường thiên nhiên.Cho dù
khoa học kỹ thuật có phát triển đến đâu, ở bất cứ trình độ tiên tiến nào; cơng tác phịng
ngừa, bảo vệ có kỹ lưỡng đến đâu thì con người vẫn có nguy cơ phải đối mặt với
những hiểm họa, rủi ro do thiên nhiên gây ra.Trước những hiểm họa, những lý do bất
khả kháng địi hỏi con người phải tự tìm kiếm giải pháp để phòng chống, ngăn ngừa,
hạn chế và khắc phục những hậu quả, biến cố bất ngờ do thiên nhiên gây ra.Đó chính
là cội nguồn của ý tưởng về dự trữ.
Theo từ điển Tiếng Việt (tratu.soha.vn): “Dự trữ là trữ sẵn để dùng khi cần đến”
và theo từ điển Bách khoaViệt Nam (vtudien.com): “Dự trữ là toàn bộ những nguồn
vốn hay giá trị mà một chủ thể kinh tế hay Nhà nước dành ra dưới hình thức hiện vật
hay tiền tệ để phịng ngừa và khắc phục có hiệu quả các tổn thất do tai biến bất ngờ
gây ra đối với sản xuất, đời sống hoặc để đảm bảo cho sự liên tục không bị gián đoạn
trong sản xuất, kinh doanh”.
1.1.1.2. Khái niệm dự trữ quốc gia


11

Dự trữ quốc gia (dự trữ nhà nước) được hiểu là dự trữ của một đất nước mà bất
cứ mỗi một quốc gia nào cũng phải có. Tuy nhiên, DTQG là gì? Cũng có những khái
niệm khác nhau:
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (2011): “Dự trữ quốc gia là dự trữ của một
nước do nhà nước nắm giữ và quản lý, bao gồm dự trữ các loại vật tư - hàng hóa quan
trọng nhất; nhằm mục đích khắc phục những tổn thất do thiên tai, địch họa gây ra trên
quy mô lớn trong một thời gian nhất định. Dự trữ quốc gia là nguồn tích lũy của quốc
gia, sức mạnh của đất nước”.
Tác giả Đặng Đình Đào (2018) cho rằng: “Dự trữ quốc gia (DTQG) là một
dạng dự trữ đặc biệt của hàng hoá. Dự trữ này do Nhà nước quy định bảo đảm các nhu
cầu của nền kinh tế quốc dân khi có thiên tai, chiến tranh và có sự biến động của thị
trường”.
Giáo trình của khoa quản lý kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
(2003) cho rằng: “Quỹ DTQG là một phần của cải vật chất của Nhà nước được tích lũy
thành lực lượng dự phòng chiến lược để sử dụng vào mục đích phịng ngừa, khắc phục
hậu quả thiên tai, phục vụ an ninh quốc phòng và thực hiện các nhiệm vụ khác của
Chính phủ” mà “hàng hố đưa vào quỹ dự trữ Quốc gia là những mặt hàng thiết yếu
phục vụ cho sản xuất, đời sống và an ninh quốc phòng”.
Pháp lệnh DTQG (2004), “Dự trữ quốc gia là nguồn dự trữ chiến lược của Nhà
nước nhằm chủ động đáp ứng những yêu cầu cấp bách về phòng, chống, khắc phục
hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh; bảo đảm quốc phịng, an ninh; tham gia bình ổn
thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất bức
thiết khác của Nhà nước”.
Luật DTQG (2012), “Dự trữ quốc gia là dự trữ vật tư, thiết bị, hàng hóa do Nhà
nước quản lý, nắm giữ” với mục tiêu “chủ động đáp ứng yêu cầu đột xuất, cấp bách về
phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh; phục vụ
quốc phòng, an ninh”.
Từ những quan niệm trên đây, tác giả đưa ra quan niệm về DTQG: “DTQG là
nguồn lực dự trữ do Nhà nước tạo lập, quản lý để điều tiết, phân phối sử dụng cho
những mục đích, mục tiêu chiến lược và đủ năng lực đáp ứng mọi yêu cầu nhiệm vụ

trong các tình huống đột xuất, cấp bách xảy ra. DTQG vừa là công cụ phục vụ quản lý
vĩ mơ của Nhà nước, vừa là nguồn lực tài chính và tài sản công để sẵn sàng, chủ động


12
đáp ứng mọi yêu cầu trong tình huống cấp bách về phòng, chống, ngăn ngừa, kịp thời
khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; giữ vững ANQP, ổn định kinh tế vĩ
mô, đảm bảo an sinh xã hội và thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự chỉ đạo, điều hành
của Chính phủ”.
Như vậy, DTQG là nguồn dự trữ chiến lược quốc gia do nhà nước quản lý, nắm
giữ nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặc thù riêng và có tính chiến lược đảm bảo cho
hoạt động của nền KT-XH được ổn định và phát triển bền vững; được thể hiện trên các
mặt cơ bản như sau:
Một là, phải luôn luôn “đáp ứng được những yêu cầu đột xuất, cấp bách về
phòng, chống, ngăn ngừa, khắc phục những hậu quả biến đổi khi hậu, thiên tai, dịch
bệnh; đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đáp ứng, hỗ trợ kịp thời trong mọi tình
huống xảy ra và phải đảm bảo cho sản xuất, tiêu dùng, cũng như đời sống an sinh xã
hội của người dân được diễn ra một cách bình thường, khơng bị sáo chộn, gián đoạn”.
Hai là, đảm bảo ANQP của đất nước. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng để
“giữ gìn ANQP của đất nước và được đặt song song với lĩnh vực phát triển KT-XH mà
DTQG phải đảm nhiệm; đảm bảo mọi cơ sở vật chất nhằm góp phần phịng ngừa, kịp
thời ngăn chặn bạo loạn, hành vi phá hoại, diễn biến hòa bình, chiến tranh tơn giáo, sắc
tộc…và gây chiến từ bên ngồi”.
Ba là, ln ln tham gia “bình ổn thị trường, góp phần ổn định nền kinh tế vĩ
mơ. Đây là một nhiệm vụ không kém phần quan trọng; trong điều kiện hội nhập quốc
tế theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ vào nền kinh tế tồn cầu”.
Vậy bình ổn thị trường, ổn định kinh tế vĩ mơ của DTQG càng có vai trị, ý nghĩa đặc
biệt quan trọng và phải được tăng cường hơn nữa.
Điều 6 chương I, Luật DTQG (2012) Nguồn hình thành DTQG: “Dự trữ quốc
gia được hình thành từ các nguồn sau đây: Nguồn ngân sách nhà nước; Nguồn lực hợp

pháp khác ngoài ngân sách nhà nước được đưa vào dự trữ quốc gia bao gồm các nguồn
lực có được từ tự nguyện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp công nghệ thông tin
cho hoạt động quản lý và bảo quản hàng dự trữ quốc gia, trực tiếp bảo quản hàng dự
trữ quốc gia; hàng hóa, vật tư được huy động từ các tổ chức, cá nhân trong tình huống
đột xuất, cấp bách theo quy định của pháp luật”.
Điều 26 chương II, Luật DTQG (2012) Phương thức DTQG: “Dự trữ quốc gia
được dự trữ bằng vật tư, thiết bị và hàng hóa”. Để phù hợp với đối tượng nghiên cứu,


13
đề tài làm rõ thêm DTQG bằng hiện vật. DTQG bằng hiện vật là nguồn vật tư, thiết bị,
hàng hóa trong đó có lương thực do Nhà nước tạo lập và quản lý để sẵn sàng đáp ứng
cho những mục tiêu, nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước. Trong danh mục hàng
DTQG có vật tư, thiết bị, hàng hóa là những mặt hàng thiết yếu, tần suất sử dụng
nhiều, có tác dụng ứng phó kịp thời và đảm bảo trong các tình huống đột xuất, cấp
bách xảy ra.
1.1.1.3. Đặc trưng cơ bản của DTQG
a. Hoạt động mang tính pháp lý cao, thực hiện vì mục tiêu chung của nhà nước
DTQG mang tính pháp lý cao. Tuyệt đối tuân theo quy định của pháp luật hiện
hành. Luật DTQG (2012), đã quy định: “Dự trữ quốc gia được hình thành từ nguồn
ngân sách nhà nước và các nguồn lực hợp pháp khác ngồi ngân sách nhà nước với
mục đích đảm bảo lợi ích, an tồn của cả quốc gia và tồn xã hội”. Do đó việc quản lý,
sử dụng hàng DTQG tập trung dưới sự điều hành của Nhà nước đảm bảo quản lý chặt
chẽ, bí mật, an tồn và được sử dụng đúng mục đích theo quy định của pháp luật. Quỹ
DTQG được phát triển tăng dần hàng năm theo chiến lược phát triển từng giai đoạn
đáp ứng kịp thời yêu cầu của Nhà nước.
b. Hoạt động dự trữ quốc gia khơng nhằm mục đích kinh doanh, khơng vì lợi
nhuận
DTQG do nhà nước hình thành, quản lý, sử dụng vì mục đích chung cho tồn
xã hội, chủ động đáp ứng yêu cầu đột xuất, cấp bách về phòng chống, khắc phục hậu

quả thiên tai, hóa hoạn, dịch bệnh, phục vụ ANQP. Do vậy không được sử dụng hàng
DTQG để kinh doanh. DTQG là một nguồn lực dự phòng của nhà nước để phục vụ các
mục tiêu chung, sẵn sàng trong mọi tình huống. Chính vì vậy DTQG khơng được kinh
doanh, khơng vì mục đích lợi nhuận, đây là nguồn lực để nhà nước giải quyết các
chính sách xã hội đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững.
c. DTQG khơng tự bảo tồn nguồn vốn
DTQG là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, nó tồn tại, phát triển cùng
với sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Với hoạt động của các tổ chức kinh tế khác là đảm bảo nguyên tắc bảo toàn
được nguồn vốn và tăng cường lợi nhuận để các tổ chức kinh tế đó ổn định, mở rộng,
quy mơ sản xuất cho các chu kỳ sản xuất mới, khơng ngừng đóng góp cho nền kinh tế
chung.


14
Đối với DTQG, do nguồn hình thành từ NSNN và các nguồn lực hợp pháp khác
ngoài NSNN được đưa vào DTQG như: “Tự nguyện đầu tư cơ sở vật chất, cung cấp
công nghệ thông tin cho hoạt động quản lý, bảo quản hàng DTQG; hàng hóa vật tư
được huy động từ các tổ chức, cá nhân trong tình huống đột xuất, cấp bách theo quy
định của pháp luật”. Do đó nhà nước sử dụng DTQG nhằm chủ động đáp ứng yêu cầu
đột xuất, cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh
phục vụ quốc phịng an ninh.
Việc xuất cấp (khơng thu tiền) hoặc xuất bán ln phiên khơng vì mục tiêu lợi
nhuận. Nhằm duy trì và phát triển DTQG đáp ứng yêu cầu an sinh xã hội của nhà nước
ngày càng cao trong đó có mặt hàng lương thực.
Hàng năm nhà nước cân đối cấp ngân sách, bổ sung cho DTQG để mua bù số
lượng hàng hóa đã xuất cấp và mua bổ sung hàng hóa DTQG đáp ứng yêu cầu chung
phù hợp trong tình hình mới.
1.1.1.4. Mục tiêu, vai trị của DTQG
a. Mục tiêu của DTQG.

Điều 3 chương I, Luật DTQG (2012) đã quy định rõ mục tiêu của DTQG: “Nhà
nước hình thành, sử dụng dự trữ quốc gia nhằm chủ động đáp ứng yêu cầu đột xuất,
cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch
bệnh; phục vụ quốc phòng, an ninh”.
Tại khoản 2 điều 1, Quyết định số 2091/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
(2012) về việc quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển DTQG đến năm 2020, quy
định mục tiêu cụ thể: “1. Mục tiêu tổng quát: Sẵn sàng đáp ứng yêu cầu cấp bách về
phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh; phục vụ động viên
công nghiệp; đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng lượng; bảo đảm quốc phịng,
an ninh và trật tự an tồn xã hội; tham gia bình ổn thị trường, góp phần ổn định kinh tế
vĩ mô, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và thực hiện các nhiệm vụ cấp bách
khác. 2. Mục tiêu cụ thể: Danh mục, số lượng hàng DTQG đảm bảo yêu cầu thiết yếu,
chiến lược, quan trọng và có quy mơ đủ mạnh để can thiệp khi có tình huống cấp bách;
Hiện đại hóa cơng nghệ bảo quản, nghiên cứu, chuyển giao, áp dụng công nghệ bảo
quản tiên tiến của các nước trong khu vực, phù hợp với điều kiện khí hậu và kinh tế xã hội của Việt Nam nhằm bảo đảm chất lượng hàng DTQG và nâng cao hiệu quả
cơng tác bảo quản; Hồn chỉnh hệ thống kho dự trữ quốc gia với trang thiết bị hiện đại,


15
quy mơ tập trung, đảm bảo hình thành các vùng, tuyến chiến lược phù hợp với điều
kiện về kinh tế, quốc phịng của vùng, lãnh thổ; Hệ thống thơng tin thông suốt trong
hoạt động dự trữ quốc gia, bảo đảm tin học hóa 100% quy trình quản lý nghiệp vụ
nhập, xuất, bảo quản; Phát triển nguồn nhân lực dự trữ quốc gia bảo đảm đủ về số
lượng, có cơ cấu hợp lý, có phẩm chất chính trị và năng lực cơng tác đáp ứng u cầu
nhiệm vụ. Kiện tồn tổ chức bộ máy quản lý theo hướng tập trung thống nhất một cơ
quan quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia”.
Như vậy, DTQG là dạng dự trữ đặc biệt trong nền kinh tế quốc dân, thuộc sở
hữu của Nhà nước, do Nhà nước nắm giữ, quản lý, điều hành, sử dụng những mặt hàng
chiến lược, thiết yếu đối với sản xuất và đời sống.
b. Vai trò của DTQG

Luật DTQG (2012), DTQG bao gồm “hàng hóa, vật tư, thiết bị là nguồn dự
phòng của Nhà nước nhằm đáp ứng những yêu cầu trong tình huống đột xuất, cấp
bách; đảm bảo ANQP; bình ổn thị trường; góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô, thực
hiện các nhiệm vụ khác của Nhà nước”. Từ mục tiêu trên, DTQG có vai trị quan trọng
chủ yếu sau:
- Góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ. Trên thế giới vẫn cịn nạn khủng bố; trong
mỗi quốc gia đều có những thế lực phản động cùng với biến đổi khí hậu ngày càng
khắc nghiệt, thiên tai, dịch bệnh ngày càng nhiều…và thay nhau diễn ra; Thực tế này
đã tác động đến nền kinh tế đất nước. Do vậy DTQG là nguồn dự trữ, dự phòng chiến
lược của Nhà nước, chủ động, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu phòng, chống, ngăn ngừa
và khắc phục hậu quả trong mọi tình huống xảy ra.
- Ổn định đời sống nhân dân.Do biến đổi khí hậu, thiên tai, hỏa hoạn, đặc biệt là
dịch bệnh covid-19 đang diễn biến phúc tạp, khó lường, làm thiệt hại đến sản xuất,
kinh doanh, thiệt hại về tài sản, giảm thu nhập... do đó ảnh hưởng trực tiếp đến đời
sống dân cư, cũng như kinh tế vĩ mơ; chính vì thế phải có sự trợ giúp kịp thời của Nhà
nước về vật chất đó là xuất cấp hàng DTQG “tích cốc, phịng cơ” để chủ động khắc
phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống, phòng trừ
dịch bệnh lây lan, đảm bảo sức khỏe cộng đồng.
- Đảm bảo ANQP của đất nước với vai trò đặc biệt quan trọng của DTQG. Thời
kỳ trước, ơng cha ta đã nói: “Thực túc, binh cường”, có sức mạnh kinh tế và một lực
lượng vũ trang hùng mạnh đó là sức mạnh bền vững của đất nước. Đảm bảo đầy đủ,


16
vững mạnh cho lực lượng vũ trang, cụ thể như cơ sở vật chất, vũ khí, khí tài, máy móc,
trang thiết bị... vì vậy nhà nước chủ động bố trí nguồn lực dự trữ, nguồn lực hợp pháp
từ NSNN để tăng cường tiềm lực DTQG, đảm bảo đáp ứng kịp thời các u cầu giữ
gìn ANQP, trật tự an tồn xã hội và toàn vẹn lãnh thổ; DTQG đã khẳng định được vai
trị, vị trí của ngành DTNN đối với công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc.
- Tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực DTQG, mở rộng hợp

tác, quan hệ với các nước tiên tiến trên thế giới để nghiên cứu, chuyển giao công nghệ
bảo quản, công nghệ xây dựng hệ thống kho…
Mặt khác do biến đổi khí hậu tồn cầu, nguồn tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô
nhiễm, thiên tai, dịch bệnh diễn ra thường xuyên và trên diện rộng, tàn pha làm thiệt
hại về người và tài sản ở mức độ rất lớn, sự khắc phục nhanh chóng, gấp rút của mỗi
quốc gia càng gặp nhiều khó khăn; do đó cần có sự chung tay giúp đỡ kịp thời của các
nước khác để khắc phục hậu quả. Cụ thể là việc xuất cấp hàng DTQG, góp phần tăng
cường tình hữu nghị, quan hệ hợp tác quốc tế.
1.1.2.“Quản lý nhà nước về hàng dự trữ quốc gia”
1.1.2.1. Quan niệm QLNN về hàng DTQG
a. Quan niệm quản lý
Có nhiều quan niệm về quản lý:
Theo Phạm Quang Lê (2007), “Quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể
quản lý tới đối tượng quản lý một cách liên tục, có tổ chức, liên kết các thành viên
trong tổ chức hành động nhằm đạt tới mục tiêu với kết quả tốt nhất”.
Hồ Văn Liên (2010), “Quản lý là tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ
thể quản lý (người quản lý) lên khách thể quản lý và đối tượng quản lý trong một tổ
chức nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng các cơ hội của tổ chức để đạt được
mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường, làm cho tổ chức vận hành
(hoạt động) có hiệu quả”.
Từ các quan niệm về quản lý nêu trên, tác giả cho rằng, quản lý là việc tác động
có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu
đã đề ra.
b. Khái niệm QLNN
Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Hải (2010) cho rằng “Quản lý nhà nước xuất hiện
cùng với sự ra đời của Nhà nước, đó là quản lý toàn xã hội. Nội hàm của quản lý nhà


17
nước thay đổi phụ thuộc vào chế độ chính trị, lịch sử và đặc điểm văn hóa, trình độ

phát triển kinh tế - xã hội của mỗi một quốc gia qua các giai đoạn lịch sử. Xét về mặt
chức năng, quản lý nhà nước bao gồm ba chức năng: thứ nhất, chức năng lập pháp do
các cơ quan lập pháp thực hiện; thứ hai, chức năng hành pháp (hay chấp hành và điều
hành) do hệ thống hành chính nhà nước đảm nhiệm; và thứ ba, chức năng tư pháp do
các cơ quan tư pháp thực hiện”.
Trong hệ thống xã hội, có nhiều chủ thể tham gia quản lý xã hội như: “tổ chức
chính trị, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức kinh tế, các đoàn thể nhân dân,
các hiệp hội… So với quản lý của các tổ chức khác, thì quản lý nhà nước có những
điểm khác biệt như sau: Trước hết, chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan, cá nhân
trong bộ máy nhà nước được trao quyền, gồm: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp,
cơ quan tư pháp; Thứ hai, đối tượng quản lý của Nhà nước là tất cả các cá nhân, tổ
chức sinh sống và hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, cơng dân làm việc bên
ngồi lãnh thổ quốc gia; Thứ ba, quản lý nhà nước là quản lý toàn diện trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng, ngoại
giao; Thứ tư, quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng cơng cụ pháp
luật nhà nước, chính sách để quản lý xã hội; Thứ năm, mục tiêu của quản lý nhà nước
là phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của tồn xã hội; Từ những đặc
điểm trên, có thể hiểu quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính
quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật và chính sách để điều chỉnh hành vi của cá
nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà
nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội”.
PGS. TS Ngô Thúy Quỳnh (2020), trong cuốn Tổng quan QLNN về vùng lãnh
thổ đã cho rằng: “QLNN là việc cơ quan nhà nước hữu trách sử dụng bộ máy cán bộ,
cơng cụ của mình để thực hiện chức năng quản lý theo luật định để các đối tượng quản
lý hoạt động có hiệu quả hơn, đem lại nhiều lợi ích hơn cho cả nhà nước, người dân và
doanh nghiệp. QLNN mang tính pháp lý rất cao. Ở Việt Nam, nhà nước quản lý KTXH theo ngành và theo lãnh thổ”. Đây là nội dung của khoa học QLNN, tác giả luận
văn nhận thấy rất phù hợp với thực tế công tác QLNN, rất phù hợp và tâm đắc với
quan điểm được nêu trên trong nghiên cứu QLNN về DTQG.
c. Khái niệm QLNN đối với hàng DTQG



18
Theo Luật DTQG (2012): “QLNN về hàng DTQG là hệ thống các văn bản pháp
quy của nhà nước quy định về DTQG, các cách thức tổ chức, điều hành của hệ thống
cơ quan hành chính nhà nước đối với hoạt động DTQG nhằm đạt được những mục
tiêu, yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước”.
QLNN hàng DTQG được thực hiện thông qua cơ chế QL nhất định. Cơ chế
QLNN về hàng DTQG là “hệ thống các phương pháp, công cụ QL mà chủ thể QL sử
dụng để tác động đến đối tượng QL (các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hàng dự trữ
quốc gia)”. Vì vậy có thể định nghĩa QLNN về hàng DTQG như sau:
QLNN hàng DTQG là “việc tác động có tổ chức của chủ thể quản lý bằng hệ
thống các phương thức, công cụ quản lý đến các tổ chức, cá nhân có liên quan đến
hàng DTQG thơng qua đó, việc điều chỉnh các hoạt động quản lý, sử dụng nguồn lực
DTQG nhằm chủ động, đáp ứng yêu cầu đột xuất, cấp bách của nhà nước, đồng thời
bảo đảm ANQP, an sinh xã hội, bình ổn thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện
các nhiệm vụ khác của Nhà nước”.
Về QLNN đối với hàng DTQG, qua tìm hiểu nghiên cứu tác giả cho rằng đó là
“việc cơ quan nhà nước cấp trên sử dụng công cụ là bộ máy quản lý, đội ngũ cán bộ,
các cơng cụ của mình để thực hiện chức năng quản lý hoạt động DTQG có hiệu quả
cao, đem lại lợi ích cho nhà nước, người dân và các hoạt động nhập xuất bảo quản
hàng DTQG. QLNN thể hiện quyền lực của nhà nước đối với ngành DTQG, chủ thể
quản lý là BTC, Tổng cục DTNN, các Cục DTNN khu vực đã được quy định của Luật
DTQG”.
1.1.2.2. Nguyên tắc QLNN về DTQG
a. Nguyên tắc tập trung, thống nhất trong phạm vi cả nước
Luật DTQG (2012), nhằm “khắc phục hậu quả bất thường có khi nặng nề của
biến đổi khi hậu, thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn hoặc những nguy cơ tiềm ẩn về chanh
chấp lãnh thổ, lãnh hải biên giới quốc gia đe dọa an ninh quốc gia, ảnh hưởng đến sự
phát triển bền vững. Do vậy, nhà nước hình thành DTQG đủ mạnh, tổ chức quản lý
điều hành tập trung, hiệu quả, đảm bảo kịp thời cho các yêu cầu nhiệm vụ của đất

nước vượt trong mọi tình huống. Chính phủ thống nhất QLNN về DTQG. Theo đó Bộ
Tài chính giúp Chính phủ thực hiện QLNN về DTQG”.
b. Nguyên tắc quản lý DTQG theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách
phát triển DTQG


19
Theo Luật DTQG (2012), căn cứ “chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất
nước, Chính phủ trình Quốc hội, Quyết định chính sách phát triển, định hướng nguồn
lực DTQG. Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt chiến lước DTQG theo thời kỳ, kế hoạch
DTQG hàng năm và quy hoạch tổng thể hệ thống kho tàng trên địa bàn khu vực
DTQG tồn quốc đảm bảo tính chủ động, kịp thời”.
c. Nguyên tắc QLNN đảm bảo nghiêm ngặt các quy định về bảo vệ bí mật nhà
nước, bảo đảm an tồn, tiết kiệm, kịp thời, có hiệu quả
Luật DTQG (2012), trong xu thế hội nhập quốc tế và phát triển mạnh mẽ như
hiện nay, trong điều kiện kinh tế và khả năng kinh tế đều lập lên một lực lượng DTQG,
nó được coi như “tiềm lực kinh tế hay sức mạnh nội lực của mỗi quốc gia nhằm làm
công cụ cho nhà nước chủ động, kịp thời phịng, chống, ứng phó với mọi diễn biến bất
trắc, đột xuất xảy ra, nhằm ổn định đời sống xã hội và phục vụ ANQP, xây dựng và
phát triển kinh tế. Đất nước càng giàu mạnh, càng phát triển thì đặt ra tiềm lực nộ bộ
càng lớn, đáp ứng ngay càng cao đời sống xã hội, cân bằng sự phát triển bền vững”.
Do đây là lực lượng vật chất của nhà nước được quản lý thống nhất chặt chẽ, sử dụng
hiệu quả, đảm bảo nghiêm ngặt tính bí mật của nhà nước đặc biệt là số lượng hàng
DTQG, Hệ thống kho tàng, kế hoạch tài chính ngân sách ba năm, dự tốn NSNN và
quyết tốn ngân sách hàng năm chi cho DTQG. Đồng thời yêu cầu toàn hệ thống
DTQG, CBCC trong ngành phải nâng cao ý thức, quản lý sử dụng nguồn lực DTQG,
nguồn NSNN đảm bảo cho hoạt động DTQG có hiệu quả, tiết kiệm.
d. Nguyên tắc hàng DTQG chỉ được sử dụng khi có quyết định của cấp có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật
Luật dự trữ quốc gia (2012), DTQG do “nhà nước hình thành, quản lý, sử dụng

cho các mục tiêu của nhà nước, vì vậy để tăng cường vai trị QLNN thì DTQG chỉ
được xuất cấp sử dụng khi có quyết định của cấp có thẩm quyền theo pháp luật hiện
hành”.
“Hàng DTQG được xuất cấp kịp thời đúng yêu cầu, mục đích, đúng đối tượng
thụ hưởng đảm bảo chính sách pháp luật của nhà nước, không sử dụng hàng DTQG để
kinh doanh, hay sử dụng vào mục đích khác”.
1.1.2.3. Nội dung QLNN đối với mặt hàng gạo DTQG
Theo Điều 10, Chương I, Luật DTQG (2012), đã được quy định rõ: “Nội dung
quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia bao gồm: Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản


20
quy phạm pháp luật về dự trữ quốc gia; Quyết định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và
chính sách phát triển dự trữ quốc gia; Quy định chi tiết Danh mục hàng dự trữ quốc
gia; phân bổ ngân sách nhà nước cho dự trữ quốc gia; quyết định xuất, nhập, mua, bán
hàng dự trữ quốc gia; Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và
công nghệ bảo quản hàng dự trữ quốc gia; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
về dự trữ quốc gia; Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ dự trữ quốc gia; Thanh tra,
kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về dự trữ quốc gia;
Hợp tác quốc tế về dự trữ quốc gia”.
Trong khuôn khổ luận văn, nội dung QLNN đối với mặt hàng gạo DTQG tại
các Cục DTNN khu vực bao gồm:
a. Thực hiện chiến lược DTQG về mặt hàng gạo
DTNN là một dạng dự trữ quan trọng hết sức đặc biệt trong nền kinh tế quốc
dân, hoạt động dự trữ, không được kinh doanh, khơng vì mục đích lợi nhuận, có vị trí,
vai trị, tầm quan trọng trong phát triển KT-XH bền vững của đất nước.
Chiến lược phát triển DTQG được xây dựng trên cơ sỏ căn cứ vào chiến lược
phát triển KT-XH của nhà nước trong từng thời kỳ. Để đảm bảo DTQG thực hiện được
các mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ, thì điều quan trọng là phải xây dựng và thực hiện
được chiến lược DTQG cho thời kỳ 5 năm và các nhiện vụ kế hoạch được Chính phủ

giao hàng năm.
Theo chiến lược đã được phê duyệt, mức DTQG được tăng cường tiềm lực giai
đoạn 2016 đến 2020, tổng mức đạt khoảng từ 1-1,5% GDP.
b. Xây dựng, lập kế hoạch nhập, xuất và thực hiện QLNN đối với mặt hàng gạo
DTQG
Với sự phát triển toàn diện của nền kinh tế, các ngành địa phương trong thời
gian qua (2016-2020), DTQG không ngừng phát triển, tăng cường tiềm lực và đa dạng
các chủng loại mặt hàng đáp ứng sát với yêu cầu, mục tiêu quốc gia về an sinh xã hội,
xóa đói giảm nghèo, cứu hộ cứu nạn, phịng chống dịch bệnh.
Về danh mục mặt hàng DTQG theo định hướng chiến lược đến 2020 nhà nước
xác định gồm 13 nhóm hàng trong đó mặt hàng lương thực thuộc nhóm hàng đảm bảo
an ninh kinh tế, an sinh xã hội. Trên cơ sở đó DTNN cần tổng hợp nhu cầu, dự báo
lượng hàng và lập kế hoạch dự trữ hàng năm để cân đối bố trí lực lượng lao động,


21
chuẩn bị kho tàng, các trang thiết bị, vật tư kỹ thuật để chủ động nhập, xuất, bảo quản
gạo tăng lực lượng DTQG hàng năm.
c. Chấp hành, thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế quản lý, quy
chuẩn bảo quản về gạo DTQG
Mặt hàng gạo DTQG chiếm tỷ trọng lớn trong nhóm hàng bảo đảm an ninh
kinh tế, an sinh xã hội. Gạo là “mặt hàng thiết yếu, tính cơ động cao trong q trình
nhập, xuất, bảo quản và khi xuất cấp phục vụ đời sống dân sinh”. Căn cứ cơ sở pháp lý
là Luật DTQG 2012, Bộ Tài chính, các Bộ ngành liên quan đã ban hành và trình Chính
phủ ban hành Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về DTQG nói chung và về
mặt hàng gạo nói riêng. Từ đó giúp cơng tác quản lý, chỉ đạo, điều hành được động bộ,
thống nhất, phát huy hiệu lực, hiệu quả và ngày càng được hoàn thiện tạo điều kiện
cho việc áp dụng công tác quản lý số và thực hiện công nghệ tiên tiến vào quy trình
quản lý gạo DTQG hiệu quả, tiết kiệm NSNN, tăng tính chủ động, kịp thời.
Mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, Nhà nước quy định hệ thống bộ máy quản lý

hàng DTQG tại các vùng miền, địa bàn chiến lược phù hợp với điều kiện chính tri,
KT-XH, ANQP, đảm bảo được các mục tiêu đề ra, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
DTQG.
Nhà nước xây dựng “cơ sở quản lý tại các vùng chiến lược, nhằm mở rộng
mạng lưới DTQG theo vùng, lãnh thổ cho phù hợp, mặt khác kịp thời, chủ động thực
hiện xuất cấp cho các mục tiêu của nhà nước đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp
như thiên tai, hỏa hoạn, bão lũ hay có bất ổn xã hội khi việc tiếp cận gặp khó khăn”.
Điều kiện khí hậu, mơi trường biến đổi theo từng thời gian, từng vùng qua mỗi năm
khác nhau, công nghệ bảo quản hàng DTQG luôn được đổi mới để đáp ứng được các
yêu cầu về áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào công tác nhập, xuất, bảo quản
hàng DTQG nâng cao chất lượng, tiết kiệm kinh phí cho NSNN, do đó cần thiết xây
dựng áp dụng nghiêm các quy chuẩn, quy định cụ thể cho mỗi loại hàng hóa đặc biệt
là gạo DTQG.
Các quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế, đóng vai trị hướng dẫn phải thực
hiện chỉ tiêu một cách thống nhất trong toàn hệ thống DTQG khi thực hiện các nhiệm
vụ để đạt được theo yêu cầu về chất lượng hàng DTQG. Đây cũng là cơ sở để Nhà
nước thực hiện quản lý đồng bộ chất lượng hàng DTQG, tránh thất thốt, lãng phí
NSNN.


22
Các đơn vị dự trữ khu vực không chỉ thực hiện những nhiệm vụ trong địa bàn,
địa lý của đơn vị mình quản lý, mà cịn có thể mua, bán, xuất cấp trên các địa phương
khác, trong trường hợp cần thiết.
d. Thực hiện kế hoạch QLNN đối với mặt hàng gạo DTQG
Theo Luật DTQG (2012): “Hoạt động dự trữ quốc gia là việc xây dựng, thực
hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự toán ngân sách về dự trữ quốc gia; xây dựng
hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật; quản lý, điều hành và sử dụng dự trữ quốc gia”. Các
đặc điểm riêng của hoạt động DTQG chủ yếu sau:
* Mua, bán mặt hàng gạo DTQG

- Mua gạo DTQG được thực hiện trong các trường hợp sau:
+ “Mua bù số lượng đã xuất (xuất bán luân phiên đổi hàng; xuất cứu trợ, hỗ trợ…);
+ Mua tăng lượng hàng DTQG theo quyết định của cấp có thẩm quyền”.
- Bán gạo DTQG được thực hiện trong các trường hợp:
+ “Bán luân phiên đổi hàng dối với những mặt hàng đã hết hạn lưu kho theo
quy định;
+ Trường hợp hàng DTQG bị bảo quản kém chất lượng, do tác động các điều
kiện khách quan mua luc, hỏa hoạn, thì được xem là nguyên nhân cụ thể để xác định
bán thanh lý, nếu do chủ quan người quản lý phải bồi thường”.
- Đối với việc mua bán gạo DTQG được thực hiện theo nguyên tắc:
+ “Đúng kế hoạch, đúng quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc theo đúng hợp
đồng, … của cấp chủ quản.
+ Đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, đúng giá cả của cấp có thẩm quyền
phê duyệt, nhập kho đúng địa điểm kho DTQG.
+ Về thủ tục, sổ sách chứng từ trong nhập, xuất phải tuân thủ theo đúng quy
định của pháp luật”.
- Khi mua, bán gạo DTQG phải thực hiện đúng quy định, đúng giá, đảm bảo
đúng lúc nhằm tăng thu cho NSNN, tránh thất thoát.
* Thực hiện bảo quản gạo DTQG
Gạo là sản phẩm nông nghiệp được xay sát, đánh bóng từ thóc, nên đã được loại
bỏ vỏ trấu và lớp màng hạt gạo, do vậy gạo dễ bị tác động ảnh hưởng của điều kiện
môi trường tự nhiên như: nóng lạnh, độ ẩm khơng khí, ánh sáng và các loại côn trùng.
Vấn đề đặt ra là đưa gạo vào DTQG cần phải được bảo quản tốt, nhằm duy trì phẩm


23
cấp, chất lượng gạo, tỷ lệ dinh dưỡng trong gạo, trong suốt thời gian lưu kho đến khi
xuất ra tiêu dùng đảm bảo chất lượng sản phẩm. Gạo DTQG phải được lựa chọn khi
mua nhập kho, đóng bao, bảo quản theo một quy chuẩn riêng biệt vừa đảm bảo lưu giữ
chất lượng gạo, vừa đảm bảo tính bí mật chung của DTQG, để DTQG xuất cấp, chủ

động, kịp thời đáp ứng các yêu cầu cần thiết, cấp bách của nhà nước cho các mục đích
chung như: cứu trợ, cứu hộ, cứu nạn, phục vụ hỗ trợ trồng rừng và bảo vệ rừng, hỗ trợ
học sinh các địa phương vùng đặc biệt khó khăn.
Các điều kiện chủ yếu để bảo quản gạo DTQG như sau:
- “Về kho tàng: Lựa chọn kho chắc chắn đảm bảo yêu cầu chứa, bảo quản gạo,
kho trong khu vực được quy hoạch, không bị ngập úng, kho được kê lót theo yêu cầu
kỹ thuật quy định trước khi nhập gạo DTQG.
- Vật tư, vật liệu kê lót kho: Bục kệ, palét, màng PVC, máy hút chân không,
dụng cụ nạp khi CO2, N2…phải được đầu tư chuẩn bị chủ động, được xử lý sát trùng
theo đúng quy định trước khi tiến hành nhập gạo DTQG vào kho.
- Trang thiết bị phục vụ khi nhập kho: Máy đo thủy phần; máy đo nồng độ CO 2,
N2; hóa chất xác định phân biệt tuổi, loại gạo; băng tải; dụng cụ cân đong đo đếm…
đồng thời áp dụng khoa học công nghệ trong bảo quản như phần mềm quản lý chất
lượng, phần mềm quản lý vật tư hàng hóa DTQG.
- Phân công đội ngũ CBCC: Kiểm nghiệm viên, thủ kho bảo quản được đào tạo
đúng chuyên ngành, có tinh thần trách nhiệm cao để thực hiện công tác quản lý, bảo
quản gạo DTQG nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cả số lượng, chất lượng gạo DTQG
đến khi xuất cấp tiêu dùng”.
* Đối với việc xuất gạo DTQG
Khi xuất gạo DTQG phải đảm bảo nguyên tắc: Gạo nhập trước xuất trước, gạo
nhập sau xuất sau hoặc xuất kho theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Thực hiện xuất cấp (không thu tiền)
Gạo DTQG được xuất cấp cho các mục tiêu: “cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ khi các
địa phương có nhu cầu, Bộ tài chính tổng hợp nhu cầu trình Thủ tướng Chính phủ
quyết định, sau đó giao cho Tổng cục DTNN chỉ đạo các Cục DTNN khu vực trên địa
bàn tổ chức triển khai, phối hợp với các địa phương, thực hiện thủ tục quy trình hợp
đồng với đơn vị vận chuyển và xuất cấp gạo DTQG, vận chuyển đến giao tại trung tâm
huyện lỵ, thị xã được hưởng thụ để địa phương cấp giao cho các đối tượng thụ hưởng”.



24
Trong trường hợp theo quyết định của nhà nước, gạo DTQG được xuất viện trợ cho
các nước có mối quan hệ với nhà nước ta, sau đó được Cục DTNN khu vực địa
phương hợp đồng phương tiện vận chuyển để giao tại các nước được viện trợ.
- Thực hiện xuất bán gạo DTQG
Đối với số lượng gạo DTQG, sau khi thực hiện xuất cấp cho các mục đích theo
quyết định của nhà nước, đối với số lượng gạo đến hết thời gian lưu kho theo quy
chuẩn quy định phải xuất khỏi kho, thì nhà nước yêu cầu cần xuất bán để thu hồi
NSNN. Mặt khác để đảm bảo chất lượng gạo DTQG, đồng thời để chuẩn bị cơ sở kho
tàng phục vụ nhập gạo mới thay thế, bổ sung nên số gạo DTQG đến kỳ xuất kho các
Cục DTNN khu vực phải xây dựng kế hoạch bán đấu giá trình Tổng cục DTNN phê
duyệt để tổ chức triển khai thực hiện theo kế hoạch hàng năm.
Gạo DTQG xuất bán thực hiện giao tại cửa kho của các Cục DTNN khu vực
trên phương tiện bên mua. Trước khi gạo DTQG được xuất kho đều phải được kiểm
tra, lấy mẫu kiểm nghiệm xác định chất lượng đầu ra theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ
thuật đối với gạo DTQG. Quá trình xuất kho đều được theo dõi tiến độ, kiểm tra giám
sát chặt chẽ cả số lượng, chất lượng theo đúng quy định nhằm tránh thất thoát, tiêu
cực.
- Trường hợp xuất điều chuyển đối với gạo DTQG
Gạo DTQG sau khi nhập kho được quản lý, bảo quản đúng địa điểm, chặt chẽ
có hệ thống đảm bảo tính bí mật theo quy định và được nhà nước theo dõi, tổng hợp
báo cáo hàng tháng theo yêu cầu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết theo
chỉ đạo của cấp có thẩm quyền thì gạo DTQG được xuất điều chuyển từ kho này sang
kho khác; từ Chi cục DTNN này sang Chi cục DTNN khác; hoặc thậm chí từ Cục
DTNN khu vực sang Cục DTNN khu vực khác; đó là khi xảy ra các tình huống bất
thường, đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, bão lũ, ngập úng; hoặc xuất điều chuyển do
yêu cầu cần thiết của công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra…Tuy vậy khi xuất điều
chuyển đảm bảo trình tự thủ tục xuất, nhập và vận chuyển đảm bảo số lượng, chất
lượng gạo DTQG theo đúng các quy định hiện hành về hàng hóa DTQG.
e. Tổ chức thanh tra, kiểm tra trong hoạt động QLNN đối với gạo DTQG

Hoạt động của công tác thanh tra, kiểm tra là một trong những hoạt động cần
thiết nhằm tăng cường công tác QLNN.


25
Nhà nước quản lý, điều hành xã hội bằng hiến pháp, pháp luật và các văn bản
chỉ đạo khác để các cơ quan, tổ chức nghiêm túc chấp hành.
Trích trong kỷ yếu 60 năm xây dựng và phát triển Cục DTNN khu vực Vĩnh
Phú (2016).
Để nâng cao hiệu quả của QLNN thì nhà nước thực hiện cơng tác thanh tra,
kiểm tra như Lê Nin nói: “Điều kiện tất yếu để cơng tác quản lý được chính xác là
việc kiểm tra tình hình chấp hành Chỉ thị và Nghị quyết. Kiểm tra thường xuyên việc
chấp hành là một trong những ưu điểm cơ bản nhất, tất yếu nhất của phương thức
quản lý...”.
Trong điều kiện hoạt động kinh tế của nhà nước ta, từ xưa Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã chỉ rõ: “Thanh tra là một nhiệm vụ vẻ vang và quan trọng. Nó theo dõi, xem
xét việc chấp hành đúng đắn đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và
Chính phủ”.
Qua cơng tác thanh tra, kiểm tra nhà nước một mặt thể hiện quyền lực của
mình, đồng thời nắm bắt những ưu, khuyết điểm, những điểm bất cập trong cơng tác
quản lý, điều hành, qua đó nhà nước có giải pháp điều chỉnh đường lối chính sách phù
hợp, sát thực tế. Vì thế, “cấp lãnh đạo các bộ, ngành, các cấp nhất định phải có cơ
quan thanh tra của mình để theo dõi cơng tác ngay từ đầu, kịp thời uốn nắn, sửa chữa
sai lầm, thiếu sót có thể xảy ra, đồng thời phải trực tiếp chỉ đạo cơ quan thanh tra của
mình”.
DTQG là một hoạt động mang tính đặc thù, làm nhiệm vụ quản lý, bảo quản,
thực hiện nhập, xuất hàng DTQG, chính vì vậy rất cần thiết phải thực hiện thanh tra,
kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo an toàn, về số lượng cũng như chất lượng hàng hóa
DTQG.
Nhà nước ban hành các văn bản quy định trong công tác thanh tra, kiểm tra của

các cơ quan chuyên trách ngoài ngành; các cấp quản lý nội ngành DTQG nhằm chủ
động phòng ngừa, phát hiện kịp thời những vi phạm để hoàn thiện, xây dựng, xử lý các
hành vi vi phạm pháp luật; đồng thời phát hiện những sơ hở trong quản lý để đề xuất
các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu
quả của hoạt động quản lý DTQG, bảo vệ lợi ích Nhà nước.
1.1.2.4. Những việc cơ quan QLNN phải làm để thực hiện tốt chức năng QLNN
tại Cục DTNN khu vực


×