Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Đề thi dược cổ truyền k57

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.12 KB, 8 trang )

ĐỀ THI DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN – K57
Thời gian: 120p
Câu 1:
Trình bày nội dung học thuyết ngũ hành. Vận dụng trong điều trị. Cho VD thuốc
điều trị một bệnh cụ thể
Câu 2
Trìnhbày chức năng tạng TÂM theo học thuyết “tạng tượng”
Câu 3:
Trình bày công năng, chủ trị chung của nhóm thuốc thanh nhiệt giải độc. Nêu tên
4 vị thuốc thuộc nhóm này.
Câu 4:
Trình bày tính năng, công năng, chủ trị chính của các vị thuốc sau:
- Cát căn
- Đỗ trọng
- Khương hoạt
Câu 5:
Chế biến thục địa là gì? Tiêu chuẩn thành phẩm?
Câu 6:
Vai trò của mật ong trong chế biến thuốc cổ truyền. Cho VD với từng trường hợp
Câu 7:
Phân loại chè thuốc. Phương pháp bào chế chè tan.
Câu 8:
Hãy trình bày quy luật chế ước ngũ hành dưới hình thức hình vẽ. Sau đó, hãy xếp
phương thuốc “bổ trung ích khí tang” và hành phù hợp nhất “vẽ khoanh tròn vị trí hành
trên hình)
ĐỀ THI DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
Thời gian: 120p
Câu 1:
Phân biệt thuốc tân ôn giải biểu và thuốc tân lương giải biểu về tính vị, công năng
chủ trị. Nêu công năng, chủ trị của quế chi, bạc hà.
Câu 2:


Xây dựng một phương thuốc điều trị triệu chứng dị ứng, mẩn ngứa thể nhiệt.
Nêu rõ: nguyên nhân gây bệnh, cấu trúc của phương thuốc (các nhóm thuốc
chính)
Nêu phương thuốc cụ thể: thành phần, công năng, chủ trị, chú ý.
Câu 3:
Trình bày: tính vị, công năng, chủ trị cảu bạch truật, đỗ trọng, hà thủ ô đỏ.
Câu 4:
Trình bày tính vị, công năng, chủ trị của hậu phác, ngưu tất, mạch môn
Câu 5
Trình bày cấu trúc cơ bản của phương thuốc điều trị phong thấp
- Tên các nhóm thuốc chủ yếu
- Mỗi nhóm kể 1 vị
Câu 6
Có thể dùng phương thuốc “tứ thân tử thang”: đan sâm, ba kích, bạch truật, cam
thảo để điều trị ho có đờm hàn không? Tại sao?
Để tăng tác dụng trị ho nên phối hợp các nhóm thuốc nào? Kể tên 2 vị trong mỗi
nhóm
Câu 7
Nêu tên 3 phương pháp chế biến phụ tử và tiêu chuẩn thành phẩm của chúng
Câu 8
Phân tích công năng của các tạng có liên quan đến phần khí.
ĐỀ THI DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
Thời gian: 120p
Câu 1
Phân biệt nhóm thuốc tân ô giải biểu và tân lương giải biểu về tính vị, quy kinh,
tác dụng chung và cách sử dụng.
Câu 2
Trình bày cấu trúc cơ bản của phương thuốc trừ phong thấp
Nêu 2 vị thuốc của mỗi nhóm cấu trúc đó.
Câu 3

Trình bày tính vị, công năng, chủ trị các vị thuốc sau
- Hoàng cầm
- Bạch thược
- Phòng phong
Câu 4
Phân tích phương thuốc sau về cấu trúc (quân, thần, tá, sứ), công năng, chủ trị
Cát căn 40g
Hoàng liên 16g
Hoàng cầm 16g
Cam thảo 10g
Câu 5
Nêu hướng dẫn sử đụng và xử lý đơn sau:
Phụ tử chế 8g
Cát cánh 10g
Bối mẫu 8g
Cam thảo 10g
Câu 6
Nêu tên 3 phương pháp chế biến phụ tử của Trung Quốc, tiêu chuẩn thành phẩm
Câu 7
Phân tính công năng các tạng, phủ liên quan đến phần khí của cơ thể
Câu 8
Trình bày quy trình chế biến phục địa theo phương pháp DĐVN.
ĐỀ THI DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
Thời gian: 120p
Câu 1
Trình bày nội dung học thuyết âm dương. Vận dụng thuyết âm dương trong chế
biến thuốc cổ truyền.
Câu 2
Trình bày chức năng tạng Thận theo học thuyết “tang tượng”
Câu 3

Trình bày tính vị, công năng, chủ trị của các vị thuốc sau:
- Khương hoạt
- Bạch chỉ
- Cúc hoa
Câu 4
Phân biệt các vị thuốc sau về tính vị, công năng, chủ trị.
Mẫu đơn bì và Địa cốt bì
Câu 5
Chế Hà thủ ô đỏ?
Câu 6
Phân loại vị thuốc sau đây theo ngũ vị
- Bạc hà
- Sơn tra
- Mẫu lệ
- Xuyên tâm liên
- Thục địa
Câu 7
Phân biệt công năng, chủ trị của phương lục vị, bát vị.
ĐỀ THI DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
Thời gian: 120p
Câu 1
Trình bày 6 nguyên nhân gây bệnh (lục tà)
Câu 2
Phân tích chức năng tạng Tâm theo y học cổ truyền.
Thống kê 4 vị thuốc có tác dụng bổ tâm huyết, giải thích
Câu 3
Trình bày tính vị, công năng, chú ý khi dùng 4 vị thuốc sau đây
- Sơn thù du
- Bạch thược
- Long đởm thảo

- Bạch truật
Câu 4:
Phân loại các vị thuốc sau theo tứ khí
- Chỉ thực
- Mạch môn
- Chi tử
- Phụ tử
- Cẩu tích
- Hương phụ
- Hoàng cầm
- Kinh giời
Câu 5
Nêu tên 3 phương pháp chế biến Phụ tử (phương pháp Trung Quốc).
Trong quá trình chế biến, giai đoạn nào có tác dụng làm giải độc tính mạnh nhất,
giải thích?
Câu 6:
Trình bày thuốc hoạt huyết về: tác dụng, chỉ định điều trị bệnh, những chú ý khi
sử dụng loại thuốc này.
Câu 7
Trình bày quy trình chế biến vị thuốc Hà thủ ô đỏ, tiêu chuẩn thành phẩm
Câu 8
Có thể dùng phương thuốc “bát vị quế phụ” (gồm: Thục địa, hòai sơn, sơn thù,
đơn bì, bạch linh, trạch tả, phụ tử, nhục quế) để trị chứng thoát dương vong dương (với
tác dụng hồi dương cứu nghịch) được không, tại sao?
ĐỀ THI DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
Thời gian: 120p
Câu 1
Phân biệt thuốc tân ôn giải biểu với thuốc ôn lý trừ hàn về: tác dụng chung, công
dụng, chú ý khi sử dụng
Câu 2

Trình bày tính vị, công năng, chủ trị và chú ý khi dùng của các vị thuốc
- Bạch phục linh
- Ngũ vị tử
- Đương quy
Câu 3
Phân tích chức năng của các tạng phủ có liên quan đến phần huyết của cơ thể.
Câu 4
Trình bày ngắn gọn quy trình chế biến của hương phụ (tứ chế)
Câu 5
Trình bày các phương pháp sao thuốc trực tiếp (kĩ thuật sao, nhiệt độ, tiêu chuẩn
thành phẩm, mục đích)
Câu 6
Phân biệt 2 vị thuốc về tính vị, công năng, chủ trị:
BẠCH TRUẬT & THƯƠNG TRUẬT
Câu 7
Phân tích phương thuốc sau về: cấu trúc, công năng, chủ trị, chú ý, cách dùng
Phụ tử chế 100g
Đẳng sâm 200g
Bạch truật 150g
Can khương 100g
Cam thảo 100g
ĐỀ THI DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
Thời gian: 120p
Câu 1
Trình bày nội dung học thuyết âm dương. Vận dụng thuyết âm dương trong chế
biến thuốc cổ truyền.
Câu 2
Trình bày chức năng tạng Thận theo học thuyết “tang tượng”
Câu 3
Trình bày công năng, chủ trị chung của nhóm thuyết hoạt huyết. Nêu tên 4 vị

thuốc thuộc nhóm này
Câu 4
Trình bày công năng, chủ trị, tính vị của các vị thuốc sau
- Hoàng cầm
- Quế nhục
- Xuyên khung
Câu 5
Chế biến vị thuốc hà thủ ô đỏ, tiêu chuẩn thành phẩm?
Câu 6
Có thể dùng phương pháp nào, phụ liệu nào để chế biến thuốc với mục đích tăng
tác dụng dẫn thuốc vào kinh Can
Câu 7
Những điểm chú ý khi chế biến, bào chế, sử dụng thuốc thang
ĐỀ THI DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
Thời gian: 120p
Câu 1
Trình bày nội dung học thuyết âm dương. Vận dụng thuyết âm dương trong chế
biến thuốc cổ truyền.
Câu 2
Trình bày chức năng tạng Tâm (theo nội dung của học thuyết “tạng tượng”). Nêu
tên 4 vị thuốc có tác dụng “tả tâm hỏa”. Giải thích
Câu 3
Trình bày đặc điểm, tác dụng, công dụng chung và những điểm cần chú ý khi dùng
các vị thuốc trong nhóm “thanh nhiệt lương huyết”. Nêu tên 4 vị thuốc trong nhóm này.
Câu 4
Trình bày tính vị, công năng, chủ trị và một số điểm cần chú ý khi sử dụng 4 vị
thuốc sau:
- Chu sa – Thần sa
- Hồng hoa
- Đương quy

- Trúc lịch
Câu 5
Trình bày quy chế biến vị thuốc hà thủ ô đỏ theo phương pháp Dược Điển Việt
Nam, tiêu chuẩn hà thủ ô đỏ chế.
Câu 6
Trong quá trình chế biến Hắc phụ phiến, giai đoạn nào có tác dụng làm giảm độc
tính mạnh nhất. giải thích?
Câu 7
Có thể dùng phương thuốc “long đởm thảo can thang” (gồm long đởm, hoàng cầm,
sinh địa, đương quy, trạch tả, mộc thông, xa tiền tử, cam thảo) để trị các bệnh viêm gan
được không? Giải thích?
Câu 8
Dựa vào đặc đỉểm (tính, vị) để phân biệt sự khác nhau cơ bản về công năng, chủ trị
của vị thuốc quế chi và quế nhục

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×