Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Bài tiểu luận môn quá trình hoàn tất vải (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (780.23 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA THỜI TRANG VÀ DU LỊCH


TIỂU LUẬN MƠN HỌC

Q TRÌNH HỒN TẤT VẢI
Chủ đề: XỬ LÝ CHỐNG THẤM
GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Anh
SVTH:
1.

Nguyễn Huỳnh Mỹ Duyên

20109132

2.

Nguyễn Thị Ngọc Hằng (NT)

20109029

3.

Nguyễn Huỳnh Quế Trâm

20109169

4.


Võ Thị Ngọc Trâm

20109170

5.

Trần Nguyễn Quế Trân

20109171

TP. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2022


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................

........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
TP. Hồ Chí Minh, ngày ….tháng….năm 2022
Chữ ký giảng viên hướng dẫn


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022 – 2023
Nhóm: 04 ( Lớp thứ 3 – Tiết 11 - 12)
Tên đề tài: Xử lý chống thấm
TỈ LỆ
STT

HỌ VÀ TÊN

MSSV

NHIỆM VỤ

HOÀN
THÀNH

Lý do chọn đề tài + Đối
1

Nguyễn Huỳnh Mỹ Duyên


20109132 tượng nghiên cứu + 2.1 +

100%

2.2

2

Nguyễn Thị Ngọc Hằng
(NT)

20109029

3

Nguyễn Huỳnh Quế Trâm

20109169

4

Võ Thị Ngọc Trâm

20109170

5

Trần Nguyễn Quế Trân

Phạm vi nghiên cứu + 1.1

+ 1.2 + chỉnh sửa Word

Mục 1.3 + 1.4 + 3.5 + Kết
luận

Mục 2.3 + 2.4 + 2.5

20109171 Mục 3.1 + 3.2 + 3.3 + 3.4

100%

100%

100%

100%


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Dịch nghĩa

AC

Acrylic

PES

Polyester


PU

Polyurethane

PVC

Polyvinyl chloride

TPE

Thermoplastic Elastomer

PFOA

Perfluorooctanoic acid

PFOS

Perfluorooctanesulfonic acid


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.

Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1

2.


Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................................1

3.

Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................1

4.

Thực trạng...................................................................................................................2

5.

Bố cụ đề tài .................................................................................................................2

CHƯƠNG I ..............................................................................................................................3
TỔNG QUAN VỀ VẢI CHỐNG THẤM..........................................................................3
1.1

Các khái niệm liên quan ...........................................................................................3

1.2

Phân loại cấp độ chống thấm nước..........................................................................3

1.3

Mục đích và tầm quan trọng.....................................................................................4

1.4


Xác định tính kỵ nước ...............................................................................................5

CHƯƠNG II ............................................................................................................................7
TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG VẢI CHỐNG THẤM ..................................................7
2.1

Đặc điểm chung của vải chống thấm nước ............................................................7

2.2

Các loại vải chống thấm tốt nhất hiện nay .............................................................8

2.3

Cách sản xuất vải chống thấm nước..................................................................... 10

2.4

Hướng dẫn bảo quản vải không thấm nước ........................................................ 10

2.5

Tính ứng dụng của doanh nghiệp trên thực tế .................................................... 10

CHƯƠNG III ....................................................................................................................... 11
TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VẢI CHỐNG THẤM..................... 11
3.1

Phương pháp và nguyên lý chống thấm nước ..................................................... 11


3.1.1

Phương pháp tiếp cận để chống thấm nước cho vải ....................................... 11

3.1.2

Phương pháp tiếp cận xanh hơn ........................................................................ 12

3.1.3

Phương pháp thử ................................................................................................. 12

3.2

Vật liệu và hóa chất xử lí chống thấm nước........................................................ 13

3.3

Thiết bị sử dụng trong quá trình xử lý chống thấm ............................................ 14

3.4

Xử lý và xác định khả năng chống thấm ............................................................. 15

3.5

Các yếu tố ảnh hưởng đến xử lý chống thấm nước ............................................ 16

KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 18



LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay các loại vải và vật liệu dệt này hầu hết có mặt trong mọi lĩnh vực đời sống
xã hội. Và có tính ứng dụng rất cao đa dạng và vơ cùng phong phú như may mặc, y tế ,
xe hơi, nông nghiệp, địa chất, môi trường, hàng không, vũ trụ và quân sự…
Vải chống thấm là một thuật ngữ chung để chỉ bất kỳ vật liệu nào có khả năng chống
lại sự xâm nhập của nước, hoàn toàn hoặc một phần.
Vải không thấm nước thường là loại vải dệt được kết hợp từ các vật liệu polyme
khơng thấm nước, thống khí. Nó có thể được sản xuất theo nhiều cách khác nhau. Có
một số loại vải và vật liệu khơng thấm nước tự nhiên. Một số khác có lớp phủ chống
thấm bảo vệ, trong khi một số được phủ bằng màng chống thấm mỏng.
Do có tính ứng dụng cao, và có rất nhiều cách xử lý chống thấm trên vải và đặc biệt
đối với ngành dệt may chúng ta cần hiểu được tính quan trọng cũng như tìm ra được
một định hướng phù hợp với xu thế và nhu cầu sử dụng.
Để nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn về vải chống thấm cũng như cơng đoạn hồn tất vải
này nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Xử lý chống thấm” mong có thể giúp mọi
người hiểu rõ về các đặc tính và cơng đoạn xử lý vải dệt để tạo ra một sản phẩm chống
thấm hiệu quả và phù hợp với mục đích sử dụng nhất có thể.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối với quá trình xử lý chống thấm này, nhóm chúng tơi tiến hành nghiên cứu đến
tất cả các loại vải được tạo ra bằng phương pháp dệt.
3. Phạm vi nghiên cứu
Những thập kỷ gần đây, vải kỹ thuật đã được sản xuất và sử dụng ở nhiều lĩnh
vực, trong đó có mặt hàng vải chống thấm.
Vải chống thấm đã được quan tâm nghiên cứu từ lâu trên thế giới, nhưng còn
tương đối mới mẻ ở Việt Nam. Do đó chúng tơi sẽ nghiên cứu về:



Nhận biết về vải chống thấm.



Công đoạn xử lý chống thấm.



Các công nghệ, phương pháp để xử lý chống thấm cho vải.
1


4. Thực trạng
Quá trình xử lý chống thấm nước trên vải đã được áp dụng hầu hết trên thế giới,
nhưng ở Việt Nam thì khái niệm này tương đối cịn khá mới mẻ. Tuy nhiên, dạo gần đây
theo tình hình phát triển cơng nghiệp nói chung và ngành Dệt may chúng ta nói riêng
thì vải chống thấm đang được biết đến và đề cập mạnh mẽ. Việt Nam đang sản xuất vải
chống thấm ở quy mô nhỏ, một lượng nhỏ vải chống thấm dùng trong sinh hoạt cũng
như trong môi trường kỹ thuật vẫn cần phải nhập khẩu từ nước ngồi.
5. Bố cụ đề tài
Bố cục đề tài gồm có 3 phần chính có kết cấu theo 3 chương như sau:
Chương I: Tổng quan về vải chống thống thấm.
Chương II: Tính chất và ứng dụng vải chống thấm.
Chương III: Tìm hiểu phương pháp nghiên cứu vải chống thấm.

2


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ VẢI CHỐNG THẤM

1.1 Các khái niệm liên quan
Vải chống thấm nước: là loại vải có khả năng chống lại sự thấm ướt của nước lên
vải.
Tính kỵ nước – tính chống thấm (water repellency hay hydrophobicity) là khả
năng đẩy nước ở dạng giọt ra khỏi bề mặt vải.
Tính khơng thấm (waterproof) là khả năng ngăn cản các phân tử nước hoặc
hơi nước đi qua nhờ các màng tráng phủ trên bề mặt vải.
Quá trình xử lý kỵ nước phải giúp bảo vệ vải và người sử dụng không bị ướt nhưng
không ảnh hưởng đến khả năng thông thống của vải. Do đó, xử lý kỵ nước thường đảm
tính thơng thống cho vải trong khi xử lý khơng thấm làm giảm khả năng này.
1.2 Phân loại cấp độ chống thấm nước
Bảo vệ khỏi tác động của nước được chia làm 3 dạng: Kháng nước (Water-resistant),
Chống bám nước (Water-repellent), Chống thấm nước (Waterproof).
Theo định nghĩa được trích trong từ điển Oxford English Dictionary:
 Kháng nước (Water-resistant): có khả năng kháng sự thâm nhập của nước ở một
mức độ nào đó nhưng khơng hồn tồn. Đây là cấp độ bảo vệ thấp nhất trong 3
dạng trên. Một trang bị được gắn nhãn “kháng nước” đồng nghĩa với việc trang
bị đã được sản xuất hoặc chế tạo sao cho nước khó thâm nhập vào bên trong trang
bị hơn.
 Chống bám nước (Water-repellent): không dễ bị thâm nhập bởi nước do đã được
xử lý bằng một lớp phủ chống nước bề mặt. Đây là cấp độ cải tiến từ kháng nước.
Một trang bị được gắn nhãn “chống bám nước” đồng nghĩa với việc trang bị đã
được xử lý lớp bề mặt sao cho khi tiếp xúc với nước, giọt nước bị cô lập, đọng
thành từng giọt (hydrophobic) và lăn ra khỏi bề mặt trang bị.
 Chống thấm nước (Waterproof): hồn tồn khơng để nước thấm qua hoặc không
thể bị hư hại bởi nước. Đây là cấp độ bảo vệ cao nhất. Một sản phẩm được gọi là
chống thấm nước cần đảm bảo tuyệt đối nước không thể thấm qua dưới bất kể
điều kiện nào, có nghĩa rằng sản phẩm vừa cần được sản xuất từ chất liệu có đặc
tính chống nước, vừa cần được kết cấu chống nước. Kết cấu chống nước sẽ khác
3



nhau ở các trang bị khác nhau; ví dụ ở lều hay trang phục là bọc đường may
(seam taping), ở ba lô, túi, túi khô là ép cao tần (high frequency welding), ở trang
bị điện tử như máy quay GoPro là sử dụng gioăng cao su.
Mặc dù được định nghĩa khá rõ ràng nhưng hiện tại chưa có một tiêu chuẩn chung
nào được thiết lập để phân loại sản phẩm chống nước.
1.3 Mục đích và tầm quan trọng
Mục đích của vải chống thấm được sử dụng rất rộng rãi và nhiều nơi. Việc chống
thấm nước là cần thiết để giữ cho chúng ta khô ráo và thoải mái đồng thời cho phép làn
da thở.
Nhờ vơ số đặc điểm hữu ích của nó, một số cơng dụng được săn lùng nhiều nhất
của vải vật liệu chống thấm bao gồm: áo mưa, áo khốc, đồ thể thao mặc ngồi trời, đồ
trượt tuyết, giày dép, túi, ba lô, hành lý, tạp dề, ô dù, nón kết, lều trại, mái hiên, rèm cửa
nhà tám, khăn trải bàn…

Hình 1.3.1: Các loại áo khốc chống thấm nước

Hình 1.3.2: Bọc salon chống thấm nước
4


Hình 1.3.3: Liều du lịch chống thấm nước
1.4 Xác định tính kỵ nước
Để xác định tính kỵ nước của vải người ta thường dựa vào sự khác nhau về năng
lượng bề mặt (sức căng bề mặt) giữa vải và chất lỏng. Do vậy:
 Một chất rắn sẽ đẩy một chất lỏng nếu chất lỏng có sức căng bề mặt cao hơn.
 Sự khác nhau về sức căng xác định thông qua góc tiếp xúc của giọt chất lỏng
với bề mặt vải, góc càng lớn thì sự khác nhau càng lớn nghĩa là tính chống thấm
càng cao.


 Với:
Góc tiếp xúc là góc mà giao diện hơi-lỏng gặp giao diện rắn-lỏng.
Góc tiếp xúc càng cao, độ tiếp xúc của giọt nước với bề mặt càng ít, độ kỵ nước của
bề mặt càng lớn và do đó bề mặt là chất chống thấm nước.
Các bề mặt có góc tiếp xúc hơn 90 độ được gọi là kỵ nước và những bề mặt dưới 90
độ được gọi là ưa nước. Trường hợp hiệu ứng lá sen, góc tiếp xúc là hơn 170 độ. Những
loại bề mặt này được gọi là siêu kỵ nước.

5


Hiệu ứng lá sen
Lá sen có khả năng lăn những giọt nước trên bề mặt của nó nhờ vào “siêu kỵ nước”.
Kiến trúc tinh xảo trên bề mặt lá, kết quả từ sự cùng tồn tại của các lông tơ có kích thước
siêu nhỏ (chiều cao 10-20m và chiều rộng 10 – 15m), các cấu trúc giống như sợi nano
và lớp sáp kỵ nước trên khắp bề mặt, giảm thiểu về mặt vật lý độ bám dính của giọt
nước vào bề mặt đó.
Một số hồn tất vải đã được phát triển bắt chước “hiệu ứng lá sen” và đạt được khả
năng chống thấm nước cao cùng với các thuộc tính “tự làm sạch”. Khi những giọt nước
lăn ra khỏi những bề mặt không thấm nước cao như vậy, các hạt bụi bẩn và các tạp chất
khác trên bề mặt được mang theo.

6


CHƯƠNG II
TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG VẢI CHỐNG THẤM
2.1 Đặc điểm chung của vải chống thấm nước
Mỗi loại vải sẽ có một đặc tính khác nhau và vải chống thấm cũng khơng ngoại lệ.

Là sản phẩm có thể chống thấm nước ngay cả khi trời mưa nên nếu là sản phẩm hai lớp
và lớp ngồi là vải chống thấm thì lớp trong sẽ khơng ướt và có thể đảm bảo độ khơ,
thống cho lớp trong.
Ưu và nhược điểm của vải chống thấm:
a. Ưu điểm
 Chống nước tốt: Vải chống thấm nước có khả năng cản nước hồn tồn tuyệt
đối, giúp bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc với nước mưa. Ngồi ra vải cịn được phát
huy tác dụng được nhiều ứng dụng hơn trong cuộc sống hàng ngày.
 Vải không nhăn: Lớp nhựa phía ngồi bề mặt vải giúp vải không bị nhăn hay
nhàu nhúm. Không như các chất liệu được làm từ vải tự nhiên, vải chống thấm
nước có khả năng chống lại nếp nhăn rất tốt và hiệu quả. Vải ln tạo được
tính thẩm mỹ và dễ dàng trở lại về hình dáng ban đầu sau khi kéo hay vo vải.
 Vải nhanh khô: Và đương nhiên nếu như vải khơng thấm nước thì sẽ rất nhanh
khơ. Chỉ cần phơi vải trong điều kiện có gió thì vải sẽ nhanh chóng được làm
khơ hồn tồn.
 Độ bền cao: Được lớp nhựa bên ngồi bảo vệ, nên vải khơng bị những tác nhân
bên ngoài gây ảnh hưởng đến những tính chất bên trong, giúp vải tăng được
độ bền và tăng tuổi thọ cho vải.
 Vải chống gió tốt: Vải chống thấm nước cịn có khả năng cản gió rất tốt. Bởi
vì vậy, vải chống thấm cịn được sử dụng để may các loại áo khốc chống gió
hiệu quả. Bên cạnh đó sử dụng rèm cửa vải chống thấm vào mùa đông giúp
không gian nhà ở được ấm áp hơn.
 Khó bám bụi: Những loại vải khác thường có những phần sợi vải nhỏ trên bề
mặt, nên dễ bị bụi bẩn bám vào. Riêng với vải chống thấm, lớp vải ngồi trơn
và láng hơn nên vải rất khó bám vào, cũng như giúp người sử dụng có thể dễ
dàng giặt rửa, làm sạch.

7



 Màu sắc phong phú: Vải được sản xuất với rất nhiều màu sắc phong phú và
nổi bật, giúp cho các sản phẩm được làm ra từ vải chống thấm được hấp dẫn,
và có nhiều màu sắc để lựa chọn hơn.
 Giá thành rẻ: Vải được làm từ nguyên liệu tổng hợp nên có giá thành rẻ. Từ
nguyên liệu cho đến sản xuất, mọi chi phí đều thấp và được cơng nghiệp hố
nên sản phẩm được làm ra có giá thành khá ổn định, và ai cũng có thể sử dụng
được.
b. Nhược điểm
 Độ thống khí thấp: Vải chỉ nên dùng để chống thấm, còn nếu sử dụng vào
mùa hè sẽ gây ra sự bức bí và khó chịu khi vải khơng có những lỗ thơng gió li
ti để khơng khí bên ngồi cũng như bên trong di chuyển qua về được.
 Độ hút ẩm rất thấp: Vải không thể thấm hút mồ hơi khi sử dụng, vì vậy vải sẽ
gây ra những tác động ngược lại, khiến cho người mặc không thoải mái. Và
nếu dùng vải để làm dù che nắng, vải sẽ hấp nhiệt lại khiến cho không gian trở
nên nóng nực.
 Khơng thân thiện với mơi trường: Vải khơng có khả năng tự phân huỷ trong
mơi trường tự nhiên, các chất nhựa thường sẽ mất đến vài nghìn năm để có thể
phân huỷ hồn tồn. Điều này gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho môi
trường, làm môi trường phải hứng chịu một lượng lớn rác không được phân
huỷ.
2.2 Các loại vải chống thấm tốt nhất hiện nay
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại vải chống thấm. Trong đó hai loại vải dù
chống thấm và nilon chống thấm đang sử dụng phổ biến nhất.
Vải dù chống thấm

Hình 2.1: Vải dù chống thấm

Vải dù chống thấm cịn gọi là vải polyester khơng thấm nước loại này được chế tạo
nên từ Oxford hoặc Polyester chống thấm. Loại vải này có khả năng chịu bền, chống
8



thấm nước, cách nhiệt, chống bụi giúp cho các vật dụng được bền hơn dưới thời tiết mưa
gió.
Bên cạnh đó nhà sản xuất còn tráng thêm một lớp Polyurethane (PU) ở mặt vải nhằm
nâng cao khả năng chống thấm vải.
Trên thị trường hiện nay có 3 loại vải dù khơng thấm nước và không thể kể đến: Vải
dù chống thấm 420 tráng PU, vải dù 250T, vải dù 650T tráng uli.
 Ưu điểm của vải dù
 Thời gian sử dụng không bị nhàu.
 Dễ dàng vệ sinh.
 Khả năng chống nước tốt.
 Giá thành phải chăng.
 An toàn cho da kể cả da trẻ nhỏ.
 Đa dạng về mẫu mã cũng như màu sắc.
Vải nilon chống thấm
Loại vải này được làm từ dầu thơ, sau một q trình chun sâu tạo thành các loại
vải sợi và được dệt thành các loại vải.
Loại vải này được sử dụng cho các mặt hàng thời trang như: áo khốc, áo chồng
giữ nhiệt, đồ bơi, đồ lót, túi xách, giày, balo, ơ dù che mưa, các sản phẩm dùng cho sự
kiện ngồi trời,….

Hình 2.2 : Vải nilon chống thấm
Dù bề ngoài khá đơn giản, nhưng loại vải này luôn nằm trong top những loại vải
đang được ưa chuộng nhất hiện nay tại Việt Nam.
Ưu điểm của vải nilon chống thấm
 Đa dạng về mẫu mã cũng như màu sắc.
 Sản phẩm an toàn cho da.
 Khả năng co giãn tốt.
 Độ chống thấm nước cao.

9


2.3 Cách sản xuất vải chống thấm nước
Để tạo ra một loại vải khơng thấm nước việc đầu tiên có có là nguyên liệu
polyurethane, PVC, PE, TPE, silicon và sáp. Sau đó tạo nên những súp vải hồn chỉnh
với nhiều màu sắc để sử dụng trong may mặc hiện nay.
Trong giai đoạn hoàn tất cuối cùng, nhà sản xuất sẽ phủ lên một lớp chống thấm
trên bề mặt, đặc biệt để tạo ra loại vải để có thể ngăn cản sự xâm nhập của nước vào cấu
trúc sợi vải.
2.4 Hướng dẫn bảo quản vải không thấm nước
Bền hay không là do q trình con người sử dụng. Do đó khi sử dụng vật dụng vải
không thấm nước bạn cũng nên chú ý một số lưu ý sau đây để sản phẩm có độ bền cao:
 Để sử dụng sản phẩm bền và lâu hơn nên giặt bằng tay.
 Cần giặt những sản phẩm bằng bột giặt nhẹ dịu.
 Tránh các chất hóa học mạnh làm bay màu vải và chất lượng vải.
 Mẹo nhỏ cực hay dành cho bạn đó chính là bạn có thể sử dụng băng dính để loại
bỏ những vết bám trên bề mặt chất liệu nhanh chóng.
 Nên phơi ở những nơi có gió thống mát tránh ánh nắng trực tiếp.
 Nên để sản phẩm xa nhiệt độ nóng.
2.5 Tính ứng dụng của doanh nghiệp trên thực tế
Nếu bạn đang có ý định sản xuất tã vải, áo mưa, ơ dù, đồ đạc ngồi trời, rèm phịng
tắm, thì có lựa chọn nào khác ngồi việc tìm kiếm chất liệu khơng để nước thấm qua
nó.
Với những tính năng nổi bật và khả năng khơng thấm nước, thống khí, chịu được
áp suất của nước nên vải dù được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để sản xuất giày, balo,
áo quần đi mưa, ô dù nhỏ để che mưa hoặc các loại dù lớn để che sự kiện ngoài trời.
Một số nơi còn dùng vải dù chống thấm để sản xuất quần áo trượt tuyết. Ngồi ra vải
chống thấm cịn dùng sản xuất cho các sản phẩm cứu hộ ở biển như đồ phao…
Ngồi ra, chất liệu khơng thấm nước rất dễ chăm sóc. Loại vải này nhìn chung khơng

kén dáng hay dễ bị nhăn. Chúng khá bền và được thiết kế để sử dụng nhiều.

10


CHƯƠNG III
TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VẢI CHỐNG THẤM
3.1 Phương pháp và nguyên lý chống thấm nước
3.1.1 Phương pháp tiếp cận để chống thấm nước cho vải
Các sản phẩm xịt và giặt: Có một số giải pháp tạm thời để tạo ra các giải pháp chống
thấm nước cho hàng may mặc và vải bằng thuốc xịt hoặc phụ gia trong tiệm giặt ủi.
Những giải pháp này, mặc dù có hiệu quả khi sử dụng một lần, nhưng không lâu dài và
có xu hướng giảm hiệu quả trong một vài chu kỳ giặt.
Hoàn tất vải là phương pháp phổ biến nhất và được sử dụng rộng rãi để truyền đạt
tính chống thấm nước bền trên vải và hàng may mặc. Các hoàn tất chống thấm nước này
được thực hiện sau khi vải được xây dựng. Các chất hoàn tất chống thấm nước lâu đời
nhất cho các loại vải bắt đầu bằng lớp phủ parafin hoặc sáp nhưng cuối cùng chúng được
sử dụng để rửa sạch. Hiện nay, những hoàn tất này chủ yếu liên quan đến hóa chất dựa
trên fluorocarbon. Perfluorocarbons (PFC) có khả năng đẩy lùi nước, dầu và các chất
lỏng khác gây ra vết bẩn. Tuy nhiên, tác dụng độc hại và tích lũy sinh học của chúng là
một mối quan tâm sinh thái lớn. Ngành dệt may đang có những tiến bộ tốt để có được
sự thân thiện với môi trường hơn với các cách tiếp cận khác nhau nhằm giảm thiểu gánh
nặng của các hợp chất này đối với hệ sinh thái, với mục đích cuối cùng là loại bỏ các
hóa chất này.
Các giải pháp trên sợi: Các giải pháp xử lý trên sợi không bị lệch nhiều so với hồn
tất trên vải, về mặt hóa học, nhưng chúng tập trung nhiều hơn vào việc xử lý sợi thay vì
vải. Cách tiếp cận này khơng chỉ giúp bảo vệ tốt hơn khỏi vết bẩn mà còn giúp duy trì
khả năng thống khí của vải tương tự như không cần xử lý.
Màng chống nước: Màng chống thấm nước thường được làm bằng nhựa PTFE (poly
tetra-fluoro ethylene) và các hợp chất liên quan. Đây là những hợp chất flo tương tự

được tìm thấy trong dụng cụ nấu khơng dính và sơn. Thị trường ngồi trời sử dụng một
loạt các giải pháp như vậy để chống nước thấm vào vải nhưng vẫn duy trì độ thống khí
đến mức chấp nhận được.

11


3.1.2 Phương pháp tiếp cận xanh hơn
Các tác động bất lợi của các hóa chất chơng thấm nước liên quan đến fluoropolyme
đã được biết đến trong ngành dệt may và các bước đang được thực hiện theo hướng tiếp
cận bền vững hơn và xanh hơn.
Hóa chất khơng chứa flo: Mặc dù các sản phẩm khơng có PFOA và PFOS tun bố
là sản phẩm DWR khơng chứa flo, nhưng có những sản phẩm có sẵn hoặc đang được
thử có liên quan đến các hóa chất hồn tồn khác nhau. Paraffin (và các giải pháp dựa
trên hydrocarbon khác), hạt nano silica, Silanes (ví dụ: silan dùng thử alkyl thử nghiệm)
và là một số ví dụ trước.
Lắng đọng hơi hóa học (CVD): Ưu điểm của CVD bao gồm loại bỏ việc sử dụng
các dung mơi độc hại và có hại cho mơi trường, các u cầu hóa học ít hơn và lớp chống
thấm cực mỏng ít ảnh hưởng đến vẻ ngồi và cảm giác tự nhiên của vải. Ngun liệu
thơ có thể được đưa trở lại chế biến để giảm thiểu chất thải vật liệu.
Chống thấm nước có nguồn gốc tái tạo: Một số sản phẩm trên thị trường, khơng có
flo hoặc khơng, tuyên bố sẽ được tái tạo hoặc tái sử dụng sau vòng đời của vải. Cách
tiếp cận này đánh dấu ít nhất một trong những tiêu chí là "xanh", vì nó làm giảm gánh
nặng cho hệ sinh thái của chúng ta.
3.1.3 Phương pháp thử
Chống thấm nước là một đặc tính có thể dễ dàng quan sát, nhưng để so sánh và
thống nhất các thử nghiệm cụ thể về hiệu suất đã được đưa ra để kiểm tra độ chống thấm
nước và các thông số hiệu suất liên quan. Một số thử nghiệm hàng đầu đã được liệt kê
dưới đây:
Góc tiếp xúc: là thước đo trực tiếp chống thấm nước của bất kỳ bề mặt nào. Góc

tiếp xúc của nước trên bề mặt càng cao, càng không thấm nước.
Chống thấm nước (Thử nghiệm phun) [AATCC 22]: Phương pháp thử nghiệm này
đo lường khả năng chống thấm của vải đối với nước. Thử nghiệm này phù hợp để đo
hiệu quả chống thấm nước của các loại hoàn thiện áp dụng cho vải. Trong thử nghiệm
này, nước phun vào bề mặt căng của mẫu thử trong các điều kiện được kiểm soát sẽ tạo
ra một mẫu ướt có kích thước phụ thuộc vào độ chống thấm tương đối của vải. Đánh giá
được thực hiện bằng cách so sánh mơ hình ướt với hình ảnh trên biểu đồ tiêu chuẩn. Các
kết quả thu được với phương pháp thử này phụ thuộc vào độ thấm nước của sợi và thành
phẩm trên vải và khi gia công vải.
12


Khả năng chống nước (Thử nghiệm mưa) [AATCC 35]: Thử nghiệm này đo lường
khả năng chống lại sự xâm nhập của nước do tác động, và do đó có thể được sử dụng để
dự đoán khả năng chống thấm mưa của vải. Một mẫu thử, được hỗ trợ bởi một blotter
có trọng lượng, được phun nước trong 5 phút trong điều kiện được kiểm sốt. Sau đó,
blotter được cân lại để xác định lượng nước đã rò rỉ qua mẫu trong quá trình thử nghiệm.
Độ chịu nước (Kiểm tra áp suất thủy tĩnh) [AATCC 127]: Thử nghiệm này đo điện
trở của vải đối với sự xâm nhập của nước dưới áp suất thủy tĩnh. Nó được áp dụng cho
tất cả các loại vải, bao gồm cả những loại được xử lý với lớp phủ chống thấm nước hoặc
chống thấm nước. Khả năng chống nước phụ thuộc vào độ chống thấm của sợi và sợi,
cũng như cấu trúc vải. Các kết quả thu được bằng phương pháp này có thể khơng giống
với kết quả thu được từ các phương pháp thử về khả năng chống mưa hoặc phun nước.
Một bề mặt của mẫu thử phải chịu áp suất thủy tĩnh, tăng với tốc độ khơng đổi, cho đến
khi ba điểm rị rỉ xuất hiện trên bề mặt khác của nó.
3.2 Vật liệu và hóa chất xử lí chống thấm nước
Hầu hết các loại vải sử dụng trong lĩnh vực này đều cịn u cầu: Độ mềm mại cao,
tính thơng thống khí tốt, độ bền giặt cao.
Việc lựa chọn chất chống thấm phù hợp có ý nghĩa quan trọng trong q trình xử lí
chống thấm cho vải. Các loại chất chống thấm thường được sử dụng hiện nay gồm:

 Sáp parafin, axetate nhơm, acetate chì có ưu điểm rẻ, dễ xử lý tuy nhiên
nhược điểm là kém bền, thơ cứng, tính thơng thống kém, độc hại.

Hình 3.2.1: Sáp Parafin
13


Hình 3.2.2: Axetate chì
 Hợp chất silicone có ưu điểm xử lý mềm mại (thậm chí ở nhiệt độ cao), độ
bền giặt cao, khả năng tương hợp thấp, thống khí tốt, khả năng chống thấm rộng.
Nhược điểm là đắt tiền, cơng nghệ phức tạp, khơng chống thấm được dầu khống.
 Hợp chất flourocarbon có sức căng bề mặt rất thấp chống thấm hầu hết các
loại chất lỏng tuy nhiên nhược điểm đó là vải cứng, khả năng tương hợp cao.
3.3 Thiết bị sử dụng trong quá trình xử lý chống thấm

Hình 3.3.1: Máy thử độ kháng nước bề mặt của vải
14


Tiêu chuẩn:


ISO 4920



AATCC 22
Ứng dụng và đặc điểm nổi bật:
 Máy kiểm tra đánh giá Opti-Spray được thiết kế đặc biệt để tuân thủ các
phương pháp khác nhau của xác định độ thấm nước của vải dệt sợi vải.

 Bộ máy được chế tạo từ thép không gỉ cho độ bền vượt trội và loại bỏ nguy
cơ nhiễm bẩn do ăn mịn. Vịi phun được làm từ nhơm phù hợp với các tiêu
chuẩn được liệt kê ở trên.
 Các phương pháp kiểm tra được mơ tả trong các quy trình được liệt kê khác
nhau đều rất đơn giản.
 Một lượng nước xác định trước được phép phun từ vịi nhơm xuống mẫu thử,
được đặt ở vị trí 45 ° và có tâm cách tâm vịi 150mm.
 Phễu polypropylene được sử dụng để tăng cường độ bền và dễ bảo trì.
Thơng số kỹ thuật



Thời gian phun



Góc nghiêng mẫu



Khoảng cách từ vịi phun đến mẫu

150mm ± 2mm



Kích thước phễu

150mm ± 5mm




Kích thước

310 x 260 x 600mm



Khối lượng

4kg

25-30 giây
45°

3.4 Xử lý và xác định khả năng chống thấm
Để có thể tạo ra được loại vải chống thấm, người ta có thể thực hiện bởi một trong
các phương pháp sau:
 Sử dụng các loại xơ sợi vốn có tính kỵ nước như PA, PES…
 Sử dụng các kiểu dệt có cấu trúc chặt chẽ, mật độ cao.
 Hoàn tất cơ học tạo bề mặt trơn, bóng (bề mặt này chống thấm tốt hơn bề mặt thô
ráp, xổ lông).
 Tráng phủ bề mặt tạo cho vải lớp màng polymer kỵ nước.
 Hồn tất hóa học xử lý bởi các hợp chất có tính kỵ nước.
15


Việc đo sức căng bề mặt là khá phức tạp và chi phí cao, do đó để xác định khả
năng chống thấm người ta thường sử dụng phương pháp thử phun mưa, thí nghiệm
Bundesmann, phương pháp cột thủy tĩnh… Qua các phương pháp này người có thể đo

được cả khả năng thống khí, độ thốt hơi nước và độ thấm dầu.
Xử lý chống thấm chủ yếu bằng phương pháp ngấm ép bởi các đơn công nghệ
do các nhà sản xuất như Ciba, Wacker… đưa ra.
3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến xử lý chống thấm nước
Yếu tố ảnh hưởng chính của xử lí chống thấm nước là vật liệu và hóa chất chống
thấm nước. Ngồi ra khả năng chống thấm nước của vải phụ thuộc vào một số yếu tố
bao gồm:
 Điều kiện môi trường.
 Bản chất của sợi
 Cấu trúc sợi.
 Độ xốp của vả.
 Lớp phủ hoàn thiện.
 Lực tác động của nước.
 Nhiệt độ bảo quản vật liệu chống thấm.

16


KẾT LUẬN
Tóm lại, xử lý chống thấm nước là khả năng chống thâm nhập của các phân tử nước
vào mặt trong của vải, đồng thời cần thêm sự thống khí, mềm mại. Nhờ q trình xử lý
kỵ nước vải có khả năng chống thấm tùy theo yêu cầu của từng loại hàng cần sản xuất,
cũng như yêu cầu của khách hàng.
Hiện nay, vải chống thấm nước được sử dụng khá phổ biến trong các sản phẩm tiêu
dùng của người Việt. Vải nhằm giúp bảo vệ người sử dụng và các vật dụng không bị
ướt, luôn khô ráo, sạch sẽ, không ẩm mốc.
Vải được làm từ nguyên liệu tổng hợp nên có giá thành khá rẻ. Từ nguyên liệu cho
đến sản xuất, mọi chi phí đều thấp và được cơng nghiệp hóa nên sản phẩm được làm ra
có giá thành khá ổn định và ai cũng có thể sử dụng được. Do có tính chống thấm cực
tốt, độ bền cao, an toàn khi sử dụng, đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng nên vải được ứng

dụng nhiều trong các mặt hàng thời trang như; balo, đồ bơi, áo khoác,giày... các sản
phẩm trong sinh hoạt hằng ngày như túi nylon, dù đi mưa... các sản phẩm trang trí nội
thất như khăn trải bàn, bọc salon, khăn trải bàn ghế. Với nhu cầu ngày càng tăng của các
loại vải chống thấm hiện nay, chúng ta cần cải tiến các loại chất chống thấm có giá thành
rẻ nhưng chất lượng chống thấm nên được tăng cao, thêm vào đó cần cải thiện độ bền,
tính mềm mại, thơng thống và sự độc hại của hóa chất được giảm xuống. Để làm được
điều đó, chúng ta cần nghiên cứu thêm về các tính chất cũng như các đặc điểm của các
vật liệu làm nên sản phẩm, nhằm tiết kiệm chi phí, làm cho vật liệu và sản phẩm đến
gần với người tiêu dùng hơn.
Cuối cùng, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Tuấn Anh đã hướng dẫn
và giúp chúng tơi hồn thành bài tiểu luận cuối kì này. Chúng tơi mong Thầy có những
đóng góp ý kiến giúp chúng tơi có thể sửa đổi và hồn thành bài tiểu luận tốt hơn.
Chúng tơi xin chân thành cảm ơn Thầy.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Th.S Nguyễn Tuấn Anh, Giáo trình hoàn tất vải, tháng 02/2020
[2]. KnK Chemical Engineering Co., LTD, “ Công nghệ chống thấm”
/>Tháng 5/2020.
[3]. Công Ty TNHH Fika Việt Nam – GPKD Số 0316280392 Do Sở Kế Hoạch & Đầu
Tư TP Hồ Chí Minh />C6%B0%E1%BB%9Bc%20l%C3%A0%20lo%E1%BA%A1i%20v%E1%BA%A3i%
20c%C3%B3%20kh%E1%BA%A3%20n%C4%83ng,v%E1%BA%ADt%20d%E1%
BB%A5ng%20ph%C3%ADa%20b%C3%AAn%20trong, ngày 19/05/2020.
[4]. Mazharul Islam Kiron - Water Repellency Test of Fabric by Spray Tester
Ngày 14
tháng 2 năm 2012, Cập nhật lần cuối vào 12/04/2021.
[5]. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu 2010: Nghiên cứu chế tạo máy thử tính
kháng thấm nước của vải dưới áp suất thuỷ tĩnh - KS. Lê Đại Hưng,

/>
18



×