Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Bài tiểu luận môn quá trình hoàn tất vải (4)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.8 KB, 22 trang )

TIỂU LUẬN MƠN HỌC
Q TRÌNH HỒN TẤT VẢI

XỬ LÝ HỒN TẤT CHỐNG NHÀU
GVHD: Ts. Nguyễn Tuấn Anh
SVTH

MSSV

Trần Thị Mộng Linh (NT)

20109056

Nguyễn Thị Kiều Oanh

20109062

Đặng Thị Thúy Vy

20109049

Nguyễn Thị Thúy An

20109058

Lớp thứ 3 - Tiết 11-12

Tp Thủ Đức, tháng 6 năm 2022


ĐIỂM SỐ


TIÊU CHÍ

NỘI DUNG

TRÌNH BÀY

TỔNG

ĐIỂM

NHẬN XÉT
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Ký tên

Ts. Nguyễn Tuấn Anh


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1

2. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 1
3. Phạm vi chủ đề ......................................................................................................... 1
4. Thực trạng ................................................................................................................ 2
B. NỘI DUNG ..................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM ............................................................................... 3
1.1. Nhàu vải ................................................................................................................. 3
1.1.1. Khái niệm nhàu vải.......................................................................................... 3
1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến sự nhàu vải................................................................... 3
1.1.3. Tác hại ............................................................................................................. 4
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự nhàu của vải ..................................................... 4
1.2. Chống nhàu ........................................................................................................... 5
1.2.1. Khái niệm ........................................................................................................ 5
1.2.2. Các chỉ tiêu chống nhàu .................................................................................. 5
1.3. Phân tích khả năng chống nhàu tự nhiên của vải .............................................. 6
1.3.1. Vải tổng hợp .................................................................................................... 6
1.3.2. Vải tự nhiên ..................................................................................................... 6
1.4. Các phương pháp xử lý chống nhàu ................................................................... 7
1.4.1. Các phương pháp ứng dụng công nghệ chống nhàu ....................................... 7
CHƯƠNG 2: XỬ LÝ CHỐNG NHÀU CHO VẬT LIỆU DỆT TỪ CELLULOSE ..... 9
2.1. Cơ sở lý thuyết xử lý chống nhàu cho vật liệu từ Cellulose .............................. 9
2.2. Thành phần dung dịch chống nhàu .................................................................. 12
2.2.1. Chất chống nhàu ............................................................................................ 12
2.2.2. Chất xúc tác ................................................................................................... 14
2.2.3. Chất làm mềm ............................................................................................... 14
2.2.3. Chất hoạt động bề mặt ................................................................................... 15
2.3. Ảnh hưởng của xử lý chống nhàu đối với vải Cellulose .................................. 15


C. KẾT LUẬN .................................................................................................................... 16


BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ ................................................................................. 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 18


Tiểu luận cuối kỳ- Nhóm 5

Xử lý hồn tất chống nhàu

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khoa học - công nghệ luôn đồng hành cùng sự phát triển đất nước. Hiện nay, xu hướng
phát triển toàn cầu đang chỉ ra rằng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ khẳng định
được vị thế của một quốc gia trên toàn thế giới. Song, con người đã nghiên cứu và phát
minh ra những loại máy móc, thiết bị để hỗ trợ hoặc thay thế một công việc cho đời sống
nhân loại. Trong lĩnh vực Dệt may, nhằm nâng cao tính tiện nghi của sản phẩm dệt, con
người đã nghiên cứu, sản xuất ra các loại xơ, sợi, vải nhân tạo. Với những ưu điểm của sợi
nhân tạo thì nó cũng đang được cải thiện về tính chất để trở nên ưu việt hơn so với sợi tự
nhiên. Chính vì thế, sợi tự nhiên vẫn được lựa chọn, trở thành xu hướng hiện đại bởi những
tính chất, đặc điểm nhất định. Mặt khác, một số nhược điểm như: nhăn, vón hạt, co rút…
vẫn đang là mối e ngại cho người tiêu dùng. Hiện tượng nhàu trên mặt vải là một trong
những hiện tượng dễ dàng bắt gặp nhất. Tình trạng này sẽ làm mặt vải trở nên mất thẩm
mỹ và kém bền… Để khắc phục những tình trạng đó, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài
“Xử lý hồn tất chống nhàu” để nghiên cứu.
2. Đối tượng nghiên cứu
Với nguồn gốc từ tự nhiên, sợi thiên nhiên rất mềm mại và thấm hút cực tốt. Đa số các
loại sợi này đều có khả năng chịu nhiệt, đặc biệt tính chất vải thay đổi theo mùa: làm mát
vào mùa hạ, giữ ấm khi về đông. Mặt khác, chúng rất dễ nhăn nhàu trong quá trình sử dụng
(trừ len và cao su). Do đó, xử lý hồn tất chống nhàu phần lớn sẽ áp dụng cho các sản phẩm
dệt từ xơ cellulose.
3. Phạm vi chủ đề

Phân tích nguyên nhân, tác hại và các yếu tố ảnh hưởng đến độ nhàu của vải để đưa ra
phương pháp và điều kiện xử lý nâng cao khả năng phục hồi nhàu của Cellulose đồng thời
nâng cao lực phục hồi nhằm thắng lực ma sát của vật liệu dệt.

1


Tiểu luận cuối kỳ- Nhóm 5

Xử lý hồn tất chống nhàu

4. Thực trạng
Dựa trên đặc điểm, tính chất của vải Cellulose, bên cạnh những ưu điểm vượt trội
như: khả năng hút/thấm nước cao. Sợi bơng có thể thấm nước đến 65% so với trọng lượng;
Khơng hịa tan trong nước, khi ẩm ướt sẽ dẻo dai hơn khi khô ráo; Khả năng chịu được mối
mọt và các côn trung rất cao; Dễ cháy nhưng có thể nấu trong nước sơi để tiệt trùng; Sợi
càng dài càng có chất lượng cao; Khả năng chịu nhiệt và cách nhiệt của sợi vải cực tốt;
Giặt tẩy dễ dàng. Thì vải Cellulose cịn một số nhược điểm sau: Vải dễ bị co rút; Sợi có
khuynh hướng dính bẩn và dính dầu mỡ cao; Độ bền vải không cao, bền với chất kiềm,
nhưng không bền với axit và có thể bị vi sinh vật phân hủy; Dễ chảy xệ hoặc bị kéo
dãn…Đặc biệt, dễ nhăn nhàu nên cần phải ủi nhiều lần, khi ủi xong khó giữ nếp. Do đó,
tiểu luận sẽ tập trung vào việc đưa ra phương pháp xử lý hoàn tất chống nhàu trên vật liệu
dệt từ Cellulose.

2


Tiểu luận cuối kỳ- Nhóm 5

Xử lý hồn tất chống nhàu


B. NỘI DUNG
Chương 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1. Nhàu vải
1.1.1. Khái niệm nhàu vải
Là hiện tượng trên vải xuất hiện các nếp nhăn và nếp gấp. Đôi khi các nếp nhăn này
được thêm vào một cách cố ý để tạo ra một "vẻ ngồi" nhưng thường thì các nếp nhăn
khơng được mong muốn và các loại vải được xử lý để trở nên "khơng có nếp nhăn".
Độ nhàu vải cịn được hiểu là khả năng của vải tạo nên vết gấp khi vải bị đè nén hoặc
gấp xếp. Vải thường bị biến dạng nhàu và uốn lặp đi lặp lại, chẳng hạn như chuyển động
của khuỷu tay, và khả năng phục hồi nếp nhăn là một đặc tính quan trọng ảnh hưởng đến
khả năng sử dụng của vải.
1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến sự nhàu vải
Nhiệt độ: Một số loại vải như len, nylon và polyester — có nhiệt độ chuyển tiếp thủy
tinh (Nhiệt độ mà tại đó tính chất cơ học của nhựa hay chất kết dính hồn tồn thay đổi do
sự chuyển động nội bộ của các chuỗi polymer tạo thành nhựa hay chất kết dính). Dưới
nhiệt độ này, vật liệu ở trong giai đoạn "thủy tinh", với cấu trúc giống như tinh thể giữ các
polyme riêng lẻ của nó, các chuỗi dài các phần tử lặp lại, tại chỗ trong sợi. Ở nhiệt độ trên
ngưỡng chuyển thủy tinh, một số liên kết giữa các phân tử này lại với nhau bị đứt. Điều
này cho phép các polyme chuyển dịch trong mối quan hệ với nhau và hình thành các liên
kết mới khi chúng nguội đi. Khi vải quay trở lại giai đoạn thủy tinh - chẳng hạn như sau
khi được đưa ra khỏi máy sấy - cấu trúc bị thay đổi sẽ bị khóa lại ở dạng các nếp nhăn.
Nước: Một cơ chế khác đang hoạt động với các loại vải làm từ xenlulo - như bông, vải
lanh và tơ tằm - có thể bị nhăn nếu bạn cho quần áo vào nước giặt lạnh, hoặc đơn giản là
bắt đầu đổ mồ hơi. Đó là bởi vì những vật liệu này có tính hấp thụ cao và các polyme của
chúng được liên kết bằng các liên kết hydro - các liên kết giống nhau giữa các phân tử nước
lại với nhau. Thêm độ ẩm vào áo phông cotton và H2O sẽ thâm nhập vào các vùng giữa
các polyme sợi dài, đưa vải vào tình trạng giống như pha nhựa của vật liệu khác. Khi nước
bay hơi, các liên kết hydro mới sẽ khóa lại mọi nếp nhăn hình thành khi áo bị ướt.
3



Tiểu luận cuối kỳ- Nhóm 5

Xử lý hồn tất chống nhàu

1.1.3. Tác hại
Với cấu tạo sợi vải linen có tính đàn hồi thấp, nếu giặt, vệ sinh sản phẩm như quần áo
bằng máy giặt sẽ tạo cơ hội để các nếp nhăn và vết nhàu trên quần áo hình thành, chúng rất
khó để làm phẳng và khiến chúng ta phải tốn nhiều thời gian hơn cho việc ủi đồ vào mỗi
buổi sáng.
Mặc một trang phục bị nhăn nhúm sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ của trang phục và ảnh
hưởng cả đến những hình ảnh của người mặc.
Bên cạnh đó, vải dễ bị nhàu sẽ khiến quần áo khi mặc lên rất dễ để mất hoặc vơ tình bị
giảm chất lượng vải, chất lượng sản phẩm.
Khi chúng ta thường xuyên sử dụng tác động của bàn là để loại bỏ tạm thời các vết
nhăn, vết nhàu ấy, sản phẩm của chúng ta sẽ bị phai màu và làm quần áo trở nên cũ kỹ
nhanh hơn.
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự nhàu của vải
Đặc tính nhàu của vải bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như độ xoắn sợi, mật độ vải, cấu
tạo của vải và cả quá trình hoàn tất vải.
Độ xoắn sợi: Khi các loại vải bị uốn cong hoặc nhàu theo các hướng khác với hướng
dọc hoặc hướng ngang, sự hình thành các sợi riêng lẻ có một thành phần xoắn. Sự tương
tác của thành phần này với độ xoắn của sợi sẽ dẫn đến hiện tượng nhăn nhàu trong vải.
Các loại vải dệt chặt chẽ sẽ nhăn hơn các loại vải có cấu trúc lỏng lẻo. Trong một loại
vải được cấu tạo lỏng lẻo, các sợi có thể di chuyển khi chúng phản ứng với các lực làm
nhăn. Các sợi riêng lẻ được bỏ qua. Vải dệt thoi nhăn hơn vải dệt kim. Các vòng đan cho
phép chuyển động sợi tự do hơn nữa mà không cần đến từng sợi riêng lẻ.
Chất lượng của sợi - các yếu tố khác tương đương nhau, sợi bông hữu cơ dài chất
lượng cao ít bị nhăn hơn sợi bơng ngắn thơng thường có chất lượng thấp hơn.

Giặt là - thứ có thể tạo ra tất cả sự khác biệt giữa việc quần áo của bạn trông mượt mà
bằng phẳng hay nhăn nheo co rúm.

4


Tiểu luận cuối kỳ- Nhóm 5

Xử lý hồn tất chống nhàu

Và đặc biệt là q trình hồn tất vải - điều này rất phức tạp vì quá trình xử lý hồn tất
bằng hóa chất có thể được thêm vào trong quá trình sản xuất hoặc trong quá trình giặt là sẽ
làm giảm xu hướng nhăn cho vải.

1.2. Chống nhàu
1.2.1. Khái niệm
Chống nhàu (crease resistance) là khả năng của vật liệu dệt để đề kháng hoặc phục hồi
lại các nếp nhàu xuất hiện trong q trình gia cơng hoặc sử dụng. Là khả năng của vật liệu
dệt hạn chế các nếp nhàu xuất hiện trong q trình gia cơng hoặc sử dụng chúng. Các vật
liệu dệt dễ chăm sóc có khả năng hồi phục nhất định với sự thay đổi cấu trúc và hình dạng
trong q trình gia cơng, giặt, sử dụng và dễ là phẳng.
Quá trình định hình nhiệt tạo cho các sản phẩm dệt từ xơ tổng hợp có khả năng kháng
nhàu cao. Các sản phẩm dệt từ xơ thiên nhiên (trừ xơ len và cao su) rất dễ nhăn, nhàu trong
quá trình sử dụng. Vì vậy, xử lý hóa học hồn tất chống nhàu vật liệu dệt phần lớn áp dụng
cho các sản phẩm dệt xơ xenlulo, tơ tằm.
Song song với việc phát triển các chất chống nhàu, chất xúc tác chống nhàu, chất trợ
chống nhàu mới là sự phát triển của cơng nghệ hồn tất chống nhàu.
1.2.2. Các chỉ tiêu chống nhàu
Độ phục hồi nhàu - độ hồi nhàu: Độ phục hồi nhàu là một phép đo định lượng về độ
bền nếp nhăn được biểu thị bằng góc thu hồi nếp nhăn. Cơng cụ phổ biến để kiểm tra là

máy thử phục hồi độ nhàu. Dụng cụ này bao gồm một mặt số trịn có kẹp để giữ mẫu
vật. Ngay dưới tâm mặt số có gờ dao và vạch chỉ số để đo góc hồi phục. Độ phục hồi nhàu
được xác định tùy thuộc vào góc phục hồi này. Đạt trên 240o sẽ đáp ứng các yêu cầu tiêu
chuẩn của các nhà sản xuất sản phẩm dệt (chưa phải đảm bảo yêu cầu dễ sử dụng của vải).
Độ hồi nhàu thường được thực hiện ở hai trạng thái là khô và ướt.

5


Tiểu luận cuối kỳ- Nhóm 5

Xử lý hồn tất chống nhàu

Hình 3. Máy thử phục hồi độ nhàu

Chỉ số nhăn nhàu (DP-Durable Press rate): Đạt 3.5 sau một số lần giặt nhất định
(5,10,20 lần giặt).
Các chỉ tiêu này tùy thuộc vào các cơ sở sản xuất và người tiêu dùng (khách hàng).
Một số chỉ tiêu kỹ thuật khác xác định trên cơ sở các thỏa thuận cung ứng.
1.3. Phân tích khả năng chống nhàu tự nhiên của vải
1.3.1. Vải tổng hợp
Sợi tổng hợp (sợi nhân tạo) được sản xuất bằng cách nối các monome hóa học thành
polyme bằng cách sử dụng một phản ứng hóa học gọi là polyme hóa. Các hóa chất được
sử dụng thường là natri hydroxit và cacbon disunfua (dẫn xuất của than, dầu hoặc khí tự
nhiên). Nhờ các tính chất này giúp cho vải sợi tổng hợp có khả năng chống nhàu cao và
hầu như khơng nhăn.
1.3.2. Vải tự nhiên
Vải sợi tự nhiên là các loại vải có nguồn gốc từ các loại quả của cây bơng, sợi lanh, sợi
đai, sợi gai,…Ngồi ra cịn có các loại vải sợi thiên nhiên có nguồn gốc từ động vật như:
sợi len, vải sợi tơ tằm,..

Quần áo sử dụng vải làm từ cellulose tự nhiên - bông, sợi gai dầu, vải lanh (lanh) - dễ
bị nhăn nhất.
Polyme là chìa khóa để hiểu được nếp nhăn. Polyme tạo nên cấu trúc cơ bản của nhiều
loại sợi tạo thành vải. Xenlulo được tìm thấy trong bơng, tre, gai dầu và lanh lanh và các
protein bao gồm sợi sinh thái mới Ingeo và đậu nành là các polyme tự nhiên. Nylon và PET
(PolyEthylene Terephthalate) là những ví dụ về polyme tổng hợp đã được sử dụng trong
quần áo. Polyme giúp giữ các sợi lại với nhau và tạo độ ổn định cho vải.
6


Tiểu luận cuối kỳ- Nhóm 5

Xử lý hồn tất chống nhàu

Năng lượng nhiệt, cho dù nhiệt đến từ nước nóng trong q trình giặt, khơng khí nóng
trong máy sấy quần áo hoặc thậm chí nhiệt cơ thể, làm suy yếu các liên kết cộng hóa trị
liên kết các polyme với nhau nhưng các polyme khác nhau của các sợi khác nhau có các
điểm chuyển tiếp khác nhau tại đó các liên kết yếu đi. Các polyme của sợi xenlulo tự nhiên
như bông, sợi gai dầu và lanh, được sử dụng để làm vải lanh, có mức độ chuyển tiếp thấp
hơn nhiều và do đó cần ít nhiệt năng hơn để phá vỡ các liên kết cộng hóa trị bền vững hơn
so với nylon, polyester hoặc polymer tái sinh của tre, rayon , Tencel / lyocell, Modal hoặc
Ingeo có nghĩa là chúng dễ nhăn hơn.
1.4. Các phương pháp xử lý chống nhàu
1.4.1. Các phương pháp ứng dụng công nghệ chống nhàu
Phương pháp ngấm áp, sấy, xử lý nhiệt để tạo liên kết ngang ở dạng vải. Công nghệ
xử lý trước khi may: vải được ngấm ép, sấy gia nhiệt 160 – 170oC trong khoảng 1 – 2 phút,
sau đó đem cắt may. Phương pháp này dùng cho dây chuyền liên tục, sử dụng cho vải
mỏng, lượng hóa chất trên vải khơng nhiều.
Phương pháp ngấm ép dung dịch nhựa, sấy, may quần áo, tạo nếp và xử lý nhiệt
để tạo liên kết ngang. Công nghệ xử lý sau: vải khi may được ngắm ép, sấy khơ, đem cắt

may, rồi ép nóng sản phẩm để tạo nếp. Phương pháp này dùng cho các loại vải dày.
Phương pháp gián đoạn cho các sản phẩm may mặc riêng biệt. Các sản phẩm quần áo
may sẵn: khi cần xử lý chống nhàu thưởng xử lý trong các máy giặt cơng nghiệp, sau đó
đem gỡ, sấy, ép nóng trong máy chuyên dùng để chống nhàu.
Lưu ý sau khi chống nhàu (nhất là vải bơng) vải có độ phục hồi nhàu tăng nên ít phải
ủi hoặc chỉ ủi nhẹ, vải giặt mau khơ... Tuy nhiên vải có độ bền giảm (do quy trình xử lý
nhiệt có axit), độ giãn đứt giảm (do có liên kết ngang), vải cứng hơn, kém hút ẩm hơn.
Ngoài ra trong cuộc sống hằng ngày chúng ta có thể tự chống nhàu hay làm phẳng quần
áo bằng những cách sau: Làm phẳng quần áo bằng bàn ủi, máy tạo kiểu tóc, bằng hỗn hợp
nước và dấm, máy sấy tóc, máy nước nóng, máy giặt hay sử dụng nước xịt phẳng để làm
phẳng quần áo loại bỏ những nếp nhăn, vết nhàu trên quần áo.
7


Tiểu luận cuối kỳ- Nhóm 5

Xử lý hồn tất chống nhàu

Hình 1. Các cách giúp chống nhàu cho quần áo

8


Tiểu luận cuối kỳ- Nhóm 5

Xử lý hồn tất chống nhàu

Chương 2: XỬ LÝ CHỐNG NHÀU CHO VẬT LIỆU
DỆT TỪ CELLULOSE
2.1. Cơ sở lý thuyết xử lý chống nhàu cho vật liệu từ Cellulose

Cellulose - polymer của glucose - là thành phần hoá học cơ bản nhất của tất cả các loại
thực vật. Monomer cua cellulose là 1,2,4-8-anhydroglucose, số lượng monomer có thể từ
1,000 đến 18,000 đơn vị. Chuỗi liên kết dài của cellulose làm cho các mối liên kết hydro
của các phân tử liền kề liên kết chặt chẽ với nhau. Các chuỗi liên kết liên phân tử này cộng
với cấu trúc mạch thẳng của phân tử cellulose hình thành nên những vùng có cấu trúc tinh
thể của cellulose (microfibril). Những microfibril này liên kết, sắp xếp lại với nhau thành
1 cấu trúc lớn hơn gọi là fibril (sợi).

Hình 2. Cấu trúc sợi Cellulose

Quá trình xử lý chống nhàu nhằm thay đổi khả năng phục hồi biến dạng và tính chất
cơ lý của vật liệu dệt. Cụ thể là nâng cao khả năng phục hồi nhàu của bản thân xơ đồng
thời nâng cao lực phục hồi nhằm thắng lực ma sát. Khả năng phục hồi này phụ thuộc:
• Khả năng phục hồi nhàu của xơ (bản chất vật liệu).
• Sự cân bằng lực tồn tại trong xơ (quá trình tiền xử lý).
• Lực ma sát giữa xơ sợi.
• Kiểu dệt và cấu trúc vải.

9


Tiểu luận cuối kỳ- Nhóm 5

Xử lý hồn tất chống nhàu

Hình 3. Cấu trúc phân tử của Cellulose

Cellulose là phân tử hữu cơ phong phú nhất trên trái đất, được tìm thấy trong thực vật,
chiếm 40% thành tế bào thực vật. Trong thành tế bào thực vật, nó được sắp xếp trong các
lớp khác nhau và dùng để phân biệt thành các bức tường chính và phụ.

Cấu trúc của cellulose bao gồm các chuỗi glucose tuyến tính liên kết với nhau bằng
liên kết gly 1- 4 glyosidic.
Sự hiện diện của các nhóm hydroxyl -OH phóng ra từ mỗi chuỗi theo mọi hướng, từ
đó làm tăng mối liên kết giữa các chuỗi adjacent glucose liền kề. Chính nhờ mối liên kết
mà độ bền kéo của cấu trúc cellulose tăng lên, ngăn không cho tế bào bị vỡ khi nước xâm
nhập qua thẩm thấu.
Hình dạng của tế bào được xác định theo sự sắp xếp của các bó cellulose có đường
kính 2-20 nm và chiều dài 100 – 40000 nm.
Các dẫn chất khác của cellulose: Hydroxy propyl methyl cellulose, natri hydroxy
cellulose, cellulose triacetate, acetophtalat cellulose, colodion, pyroxylin
10


Tiểu luận cuối kỳ- Nhóm 5

Xử lý hồn tất chống nhàu

Cấu trúc của cellulose ổn định nhờ các liên kết hydro và lực Van der Waals và ảnh
hưởng đến nhiều tính chất lý học và hóa học của vật liệu. Đối với xơ Cellulose ln có cấu
trúc hai pha:
Pha tinh thể: các mạch phân tử định hướng song song dọc trục xơ và kết bó chặt chẽ
với nhau. Vùng tinh thể có lực liên kết phân tử đủ lớn thể để chống lại khuynh hướng
chuyển động tương đối giữa các phân tử do các tác động gây ra nhàu. Do đó, tại vùng tinh
thể khả năng kháng nhàu của xơ cellulose khá cao.
Pha vơ định hình: xen giữa các vùng tinh thể thường tồn tại các vùng vơ định hình nơi
các mạch phân tử sắp xếp không trật tự, không gian giữa các mạch lớn khiến lực liên kết
giữa các phân tử yếu. Các lực phát sinh gây nhàu có thể làm dịch chuyển các mạch hoặc
gây đứt. Lực liên kết phân tử yếu không đủ lớn để kéo các phân tử dịch chuyển trở lại vị
trí ban đầu. Do đó, tại vùng vơ định hình có độ nhàu rất lớn.
Các nhóm hydroxyl của mạch đại phân tử cellulose ở vùng vơ định hình là ngun

nhân dẫn đến hiện tượng nhàu. Biện pháp xử lý chống nhàu tập trung chủ yếu để giải quyết
nguyên nhân này.
Ứng dụng công nghệ xử lý bằng chất chống nhàu là các loại nhựa bán đa tụ hịa tan
trong nước, có phân tử đủ nhỏ để ngấm vào bên trong xơ, có khả năng hình thành các hợp
chất cao phân tử bên trong xơ sau các q trình xử lý tiếp theo. Do đó, các phân tử này:
• Khơng tan trong nước.
• Cản trở sự dịch chuyển tương đối của các phân tử trong xơ.
• Tạo liên kết với xơ để nâng cao khả năng chống nhàu của xơ (các hợp chất chống
nhàu thường phản ứng với các nhóm hydroxyl của Cellulose theo nguyên lý ghép mạch grafting hoặc tạo cầu liên kết ngang giữa các phân tử).
Phương pháp tạo liên kết là phương pháp hiện nay thường sử dụng để chống nhàu cho
cellulose. Các chất liên kết này đóng vai trị như một lị xo kéo các biến dạng trở lại vị trí
ban đầu.

11


Tiểu luận cuối kỳ- Nhóm 5

Xử lý hồn tất chống nhàu

Các thông số quan trọng khống chế khả năng của chất chống nhàu với xơ là: chất nền
(vải), đặc tính chất chống nhàu và các thông số công nghệ.
2.2. Thành phần dung dịch chống nhàu
2.2.1. Chất chống nhàu
Ở giai đoạn đầu của xử lý chống nhàu, người ta sử dụng các loại nhựa bán đa tụ được
hoà tan trong nước. Các loại nhựa này phải có phân tử đủ nhỏ để có thể ngấm vào sâu bên
trong xơ từ đó tạo liên kết với các phân tử bên trong xơ sợi.
Dựa vào hàm lượng formaldehyde có thể chi chất chống nhàu làm 3 nhóm:p
- Hàm lượng formaldehyde cao: Ure- formaldehyde, Melamin- formaldehyde,
Glycol hemiacetal, Carbarnat, Dimethylol ethylen ure, Dimethylol dihydroxyl ethylen ure

(DMDHEU).
- Hàm lượng formaldehyde thấp: DMDHEU methyl hoá, DMDHEU glycolate hố.
- Khơng formaldehyde: Dimetyl ure -glyoxal, Buthal tetracarboxylic acid, Propan
tricarboxylic acid, Citric acid, Maleic acid,…
Formaldehyde là một trong những chất
công nghiệp cơ bản. Đây là một sản phẩm sinh
học đóng vai trò quan trọng trong cơ thể người
và động vật. Forrmaldehyde không phải là chất
nguy hiểm cho con người mà chỉ kích thích tới
mắt (hàm lượng Formaldehyde 0,3ppm sẽ gây
chảy nước mắt, 2-3ppm gây đau rát), kích thích hơ hấp và gây dị ứng da ( hàm lượng
forrmaldehyde 0,2ppm) nếu vượt qua hàm lượng cho phép. Do đó rất nhiều nước trên thế
giới đã đưa ra các tiêu chuẩn để kiểm sốt nồng độ formaldehyde có trong các sản phầm
cơng nghiệp và công nghiệp dệt may cũng không ngoại lệ. Hàm lượng formaldehyde trong
các chất chống nhàu được kiểm soát bởi các chỉ tiêu sinh thái dệt và môi trường ngày càng
chặt chẽ. Hầu hết các nước đều sử dụng tiêu chuẩn ISO 14184-1998 hoặc JIS L10141-2000
để xác định hàm lượng formaldehgyde có trong vải. Đối với tiêu chuẩn ISO 14184-1998
12


Tiểu luận cuối kỳ- Nhóm 5

Xử lý hồn tất chống nhàu

chỉ có thể xác định nồng độ formaldehyde có trong vải ở trên mức 20ppm, dưới 20ppm coi
như không tồn tại formaldehyde. Do đó tuỳ vào từng đất nước và tiêu chuẩn áp dụng mà
quy định về giới hạn formaldehyde có trong vải cũng khác nhau. Bộ Cơng thương Việt
Nam quy định trong thông tư 21/2017/TT-BCT về giới hạn nồng độ formaldehyde có trong
vải và đối với sản phẩm may mặc trẻ em dưới 36 tháng tuổi là 30mg/kg, các sản phẩm may
mặc tiếp xúc trực tiếp với da là 75mg/kg, 300mg/kg đối với các sản phẩm vải không tiếp

xúc trực tiếp với da. Tại Nhật Bản, bộ Công thương qui định: <1000ppm cho các loại vải
trang trí, vải lót giữa, vải lót túi, vải mặc ngồi, (Những loại vải không tiếp xúc trực tiếp
với da), <300ppm cho sản phẩm trẻ em, đồ lót (Các sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da). Ở
các nước châu Âu Để xác định hàm lượng formaldehyde có trong vải có thể sử dụng hai
phương pháp sau.
- Xác định formaldehyde tự do và thuỷ phân trong nước. Phương pháp này giúp đánh
giá mức formaldehyde có trong sản phẩm để tìm ra nguy cơ có trong sản phẩm và kịp thời
xử lý.
- Xác định formaldehyde giải phóng(phương pháp hấp thụ hơi nước): đánh giá mức
độ formaldehydde từ sản phẩm dệt may vào khí quyển. Mẫu thử đã xác định khối lượng
được đặt phía trên mặt nước trong một bình kín. Bình này được đặt vào bên trong tủ ấm ở
nhiệt độ xác định trong một khoảng thời gian qui định. Xác định lượng formalđehyt hấp
thụ vào nước bằng phương pháp so màu. Nhờ vào kết quả xác định hàm lượng
formaldehyde sẽ biết được ảnh hưởng của nó đến vẫn đề hơ hấp từ đó có hướng điều chỉnh
nồng độ phù hợp.
Tuy nhiên hàm lượng formaldehyde sẽ được làm giảm đáng kể nhờ có q trình
DMDHEU mehtyl hố, DMDHEU glycolate hố hay trong q trình sử dụng các tác nhân
giặt, ánh sáng mặt trời, các dung môi như cồn, giấm cũng làm giảm đáng kể hàm lương
formaldehyde có trong vải và quần áo.

13


Tiểu luận cuối kỳ- Nhóm 5

Xử lý hồn tất chống nhàu

Đối với từng loại vật liệu thì đặc điểm cấu trúc, vật lý, hố học là khơng giống nhau.
Do vậy cần phải cân nhắc lựa chọn thành phần dung dịch chống nhàu phù hợp để tránh làm
giảm chất lượng vật liệu.

2.2.2. Chất xúc tác
Trong các phản ứng tạo liên kết ngang giữa các chất chống nhàu và Cellulose luôn
được thêm vào các chất xúc tác nhằm tăng hiệu quả và tốc độ phản ứng của chúng. Các
chất xúc tác được dùng chủ yếu trong xử lý chống nhàu chủ yếu là các loại chất có khả
năng tạo acid hoặc là acid. Các chất xúc tác có thể là các acid khống, muối amoni, acid
oxalic, acid nhóm thế hidroxyl, (acid glycolic, acid tartric, Magieclorua), amin
hydroclorua, muối kim loại…. Khi sử dụng các chất xúc tác cũng cần chú ý đến các ảnh
hưởng của chúng đến chất lượng của vải đặc biệt là về màu sắc sau khi sử dụng hoá chất.
Nhờ đặc điểm ít ảnh hưởng đến màu nhuộm của vật liệu mà muối Magieclorua (MgCl2)
được sử dụng phổ biến nhất tỏng các loại chất xúc tác trong xử lý chống nhàu.
2.2.3. Chất làm mềm
Bản chất của xử lý chống nhàu đối với Cellulose là thêm vào các loại nhựa để tăng khả
năng hồi nhàu cho vật liệu. Tuy nhiên điều này làm tăng độ cứng ráp của vật liệu. Do đó
trong xử lý chống nhàu cần phải làm mềm để đảm bảo độ mềm mại, tính đàn hồi cho vật
liệu. Để giải quyết yêu cầu này thì giải pháp tối ưu chính là sử dụng nhũ hố Silicon cao
phân tử đề làm mềm.
- Chất làm mềm Silicon có nhóm chức amin: Ngồi khả năng tăng độ mềm mại cho
vải cịn giúp tăng chỉ số nhăn nhàu DP cho vải (giảm độ nhàu), giúp tăng độ bền xé, độ bền
mài mòn.
- Chất làm mềm Polyethylene: không làm thay đổi ánh màu nhuộm của vải, cho cảm
giác bóng mượt, sờ tay dễ chịu, giúp vật liệu tăng độ bền xé và độ bền mài mòn, đặc biệt
tăng khả năng dễ may cho vật liệu (bôi trơn khi may), đặc biệt là giá thành thấp.
- Ngồi ra cịn có các chất làm mềm khác như Polyacrylic, Polyvinylacetate giúp
khống chế độ co của vải.
14


Tiểu luận cuối kỳ- Nhóm 5

Xử lý hồn tất chống nhàu


2.2.3. Chất hoạt động bề mặt
Trong thành phần của dung dịch chống nhàu, ngồi chất chống nhàu(thành phần
chính của dung dịch), chất xúc tác, chất làm mềm cịn có các chất hoạt động bề mặt. Các
chất này thường là các chất bề mặt khơng ion (khơng thể hiện tính ion dù có hồ tan trong
nước nhưng vẫn thể hiện tính hoạt động bề mặt) được sử dụng làm chất thấm.
2.3. Ảnh hưởng của xử lý chống nhàu đối với vải Cellulose
Sau quá trình xử lý chống nhăn, vải Cellulose thường ổn định kích thước do được
thêm các chất liên kết ngang; bề mặt phẳng phiu, khơng vót gút, cảm giác đầy tay nhờ có
các chất làm mềm được thêm vào; ít bắt bụi. Tuy nhiên việc xử lý chống nhàu cũng làm
giảm một số tính chất cơ lý của vải như độ bền đứt, độ bền xé, độ bền mài mịn vì trong
q trình xử lý nhiệt thường có acid. Ngồi ra q trình này cịn làm giảm khả năng nhuộm,
bắt màu và đặ biệt là ô nhiễm môi trường do các chất chống nhàu trong quá trình sử dụng
sẽ giải phóng formaldehyde.

15


Tiểu luận cuối kỳ- Nhóm 5

Xử lý hồn tất chống nhàu

C. KẾT LUẬN
Xử lý hoàn tất chống nhàu (Creaseproof) là một công đoạn xử lý hết sức quan trọng
trong công nghệ xử lý hoàn tất, đặc biệt là đối với những loại vật liệu có độ nhăn nhàu cao
như Cellulose. Bên cạnh những lợi ích mà q trình này đem lại thì vẫn cịn tồn tại một số
những nhược điểm: làm giảm độn bên, ơ nhiễm mơi trường,… Do đó hiện nay trên thị
trường các nhà nghiên cứu đã và đang hướng đến một giải pháp hiệu quả hơn đó là sử dụng
công nghệ nano (sử dụng các hạt nano titan và nano silica) để tăng khả năng chống nhăn
cho vải. Vì vậy khi thực hiện xử lý chúng ta nên cân nhắc kết hợp các loại hoá chát hoặc

lựa chọn phương án xử lý phù hợp để làm hạn chế nhất có thể các nhược điểm xuất hiện
sau quá trình xử lý.

16


Tiểu luận cuối kỳ- Nhóm 5

Xử lý hồn tất chống nhàu

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
THỨ
TỰ

HỌ TÊN

1

Nguyễn Thị Kiều Oanh

2

Đặng Thị Thúy Vy

3

Nguyễn Thị Thúy An

4


Trần Thị Mộng Linh

NHIỆM VỤ
- Phần mở đầu

KẾT QUẢ


TÊN

Hoàn thành tốt

Oanh

-Mục 1.1 + 1.2 +1.3

Hoàn thành tốt

Vy

- Mục 1.4 + 2.1

Hoàn thành tốt

An

Hoàn thành tốt

Linh


- Tổng hợp Word

- Mục 2.2 + 2.3
- Phần kết luận

17


Tiểu luận cuối kỳ- Nhóm 5

Xử lý hồn tất chống nhàu

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Nguyễn Tuấn Anh, Giáo trình Q trình hồn tất vải, 02/2020.
2. Ngơ Hà Thanh - đại học Bách Khoa Hà Nội, Nghiên cứu xác định hàm lượng
formaldehyde trên các sản phẩm dệt may tại Việt Nam, năm 2010.
3. Cpart cleaner production Center, Khuyến cáo việc sử dụng hồ mềm trong xử lý hoàn tất
hàng dệt.
4. Bộ Công thương, thông tư 21/2017/ TT-BCT, 2017.
5. Đỗ Văn Luỹ ,Cơng nghệ hồn tất trong kỹ thuật nhuộm.
6. />7. />8. />9. />10. />11. />
18



×