Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Bài tiểu luận môn quá trình hoàn tất vải (8)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.75 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA THỜI TRANG VÀ DU LỊCH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ MAY


TIỂU LUẬN MƠN HỌC
Q TRÌNH HỒN TẤT VẢI
CHỦ ĐỀ - XỬ LÝ CHỐNG NHÀU

GVHD: TS.GVC Nguyễn Tuấn Anh
Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Nguyễn Thị Liểu

20109141

2. Lê Thị Thùy Dung

20109050

3. Huỳnh Kim Tuyền

20109174

4. Lý Thị Kim Loan

20109147

5. Từ Thị Hải Nhung

20109044


TP. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 5 năm 2021


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
.......................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
TP. HCM, ngày… tháng… năm 2022
Giảng viên hướng dẫn


BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ


STT

Họ và tên

Nhiệm vụ

Đánh giá

1

Từ Thị Hải Nhung

Phần I + 1.6

Hoàn thành tốt

2

Huỳnh Kim Tuyền

1.1 + 1.2 + 1.3 + 1.4 + 1.5

Hoàn thành tốt

3

Lê Thị Thùy Dung

2.1 + 2.2 + phần III


Hoàn thành tốt

4

Nguyễn Thị Liểu (NT)

2.3 + Tổng hợp chỉnh sửa

Hoàn thành tốt

5

Lý Thị Kim Loan

Mục 3

Hoàn thành tốt


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm em xin gửi lời cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại Học Sư phạm Kỹ
thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất giúp cho nhóm em có thể
trao đổi thơng tin, tìm kiếm tài liệu cần thiết.
Xin cảm ơn giảng viên bộ môn – Thầy Nguyễn Tuấn Anh đã giảng dạy tận tình, chi tiết,
định hướng cách tư duy và cách làm việc khoa học. Thầy truyền đạt những kiến thức cũng
như kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp cho chúng em. Đó là những kiến thức và kinh
nghiệm hết sức q báu khơng chỉ trong q trình thực hiện tiểu luận này mà còn là hành
trang tiếp bước cho em trong quá trình học tập và lập nghiệp sau này.
Trong quá trình tìm hiểu, thảo luận chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía thầy để bài tiểu luận được

hồn thiện hơn.
Lời cuối cùng, chúng em xin kính chúc thầy nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công
trong sự nghiệp giảng dạy của mình.


MỤC LỤC

I. GIỚI THIỆU CHUNG ..........................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................1
3. Phạm vi chủ đề ....................................................................................................1
4. Thực trạng ...........................................................................................................1
II. NỘI DUNG ...........................................................................................................2
1. Giới thiệu chung về xử lý chống nhàu ................................................................2
1.1. Một số khái niệm .........................................................................................2
1.2. Nguyên nhân dẫn đến vật liệu bị nhàu ........................................................2
1.3. Mục đích của việc xử lý chống nhàu ...........................................................2
1.4. Đối tượng vật liệu xử lý chống nhàu ...........................................................3
1.5. Chỉ tiêu và thành phần dung dịch chống nhàu ............................................3
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến vải bị nhàu ........................................................4
2. Xử lý chống nhàu ................................................................................................5
2.1. Đối với vải Cenllulose .................................................................................5
2.2. Đối với tơ tằm ..............................................................................................5
2.3. Tầm quan trọng của việc xử lý chống nhàu ................................................6
3. Các phương pháp công nghệ chống nhàu và ứng dụng ......................................6
3.1. Phương pháp ................................................................................................6
3.2. Ứng dụng .....................................................................................................7
III. TỔNG KẾT .........................................................................................................9
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................10



I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật con người đã nghiên cứu, sản xuất rất
nhiều loại xơ, sợi, vải nhân tạo. Các loại vật liệu này ngày càng được cái thiện để tính chất
của nó có những đặc điểm ưu việt như sợi tự nhiên. Các sản phẩm tự nhiên đang được ưa
chuộng và trở thành xu hướng thời trang hiện đại. Bên cạnh đó thì gặp phải một số nhược
điểm lớn đó là sự xuất hiện của việc co và bị nhăn khi giặt. Có nhiều phương pháp nghiên
cứu đã được tiến hành để khắc phục hiện tượng này. Các phương pháp tập trung chủ yếu
vào việc làm mịn và làm phẳng lớp vải. Tính chất này cho phép xơ sợi chịu tác động đàn
hồi theo các hướng khác nhau, giúp vải co xu hướng chống lại hoăc phục hồi hình dáng
khi bị tác động lực từ bên ngồi. Giúp vải có khả năng chống nhăn, chống co rút.
2. Đối tượng nghiên cứu
Các đối tượng được nghiên cứu trong đề tài này là các loại vật liệu có nguồn gốc từ thiên
nhiên, có nhiều đặc điểm như độ hút ẩm tốt, có độ bóng đẹp và giữ ẩm tốt. Nhưng bên cạnh
đó thì vật liệu tự nhiên thì thường sẽ thường bị co giãn và nhàu sau khi có lực tác động. Vì
thế để phục vụ cho phương pháp xử lí chống nhàu cho vải nên lấy đối tượng này để thực
hiện các nghiên cứu và đưa ra các đề xuất tối ưu nhất, tìm ra được những nguyên nhân bên
trong cho các hiện tượng chống nhàu trên vải.
3. Phạm vi chủ đề
Khảo sát ảnh hưởng của một số các thơng số cơng nghệ trong q trình xử lí chống nhàu
trên loại vải tự nhiên. Từ đó xác định được khoảng điều kiện xử lí phù hợp. Song song q
trình xử lí chống nhàu trên, đề tài sẽ cần làm rõ được sự khả năng chống nhàu và sự biến
dổi tính chất của vải tự nhiên sau khi xử lí. Thơng qua các kết quả nghiên cứu này có thể
đưa ra được các phương pháp và điều kiện xử lí phù hợp nhằm đảm bảo khả năng chống
nhàu đồng thời nâng cao khả năng chống nhàu và độ bền. Sau đó sẽ đưa ra được quy trình
chuẩn về phương pháp xử lsi chống nhàu cho vải tự nhiên và tầm quan trọng của quy trình
đó.
4. Thực trạng
Đối với các loại vải trên thị trường may mặc hiện nay thì rất đa dạng mẫu mã, chức năng

để người tiêu dùng lựa chọn. Với vải được làm từ xơ, sợi tổng hợp thì giá thành rẻ, khá nhẹ
và khơng dễ bị bắt bụi, độ bền vô cùng cao, khi ma sát hoặc tiếp xúc với vi khuẩn thì khơng
bị hư hỏng. Độ đàn hồi tốt hỗ trợ cho người dùng vệ sinh sản phẩm dễ dàng nhưng khả
năng thấm hút kém, hơn nữa rất khó để thốt hơi và khí ra ngồi nên người dùng sẽ có cảm
giác hơi bí bách trong điều kiện thời tiết nóng. Bên cạnh đó thì vải tự nhiên thì độ hút ẩm
cao nên tạo cảm giác mặc thống mát, dễ thấm mồ hơi. Nhưng rất dễ bị mục do vi khuẩn
và nấm mốc, dễ bị co lại và nhàu nát. Do đó, phương pháp xử lí chống nhàu đa số được áp
dụng cho những loại sản phẩm làm từ vật liệu xơ sợi tự nhiên.

1


II. NỘI DUNG
1. Giới thiệu chung về xử lý chống nhàu
1.1. Một số khái niệm
Chống nhàu là khả năng của vật liệu dệt để đề kháng hoặc phục hồi lại các nếp nhàu
xuất hiện trong q trình gia cơng hoặc sử dụng chúng.
Vật liệu dệt dễ chăm sóc trong đó có vải chống nhàu có độ đề kháng nhất định đối với
sự thay đổi cấu trúc và hình dạng trong q trình gia cơng, giặt sử dụng và dễ ủi phẳng.
Các loại vải từ xơ sợi tổng hợp bản thân có khả năng chống nhàu cao, các loại xơ sợi tự
nhiên (trừ len và cao su) rất dễ nhàu trong q trình sử dụng. Do đó, xử lý hồn tất chống
nhàu phần lớn chỉ áp dụng cho sản phẩm dệt từ xơ cellulose, tơ tằm…
Cùng với việc nghiên cứu mở rộng việc sử dụng các chất chống nhàu mới, các loại xúc
tác và các chất trợ khác trong công nghệ hồn tất chống nhàu, các cơng nghệ chống nhàu
cũng phát triển nhanh cho các sản phẩm dệt khác nhau như vải, quần áo.
1.2. Nguyên nhân dẫn đến vật liệu bị nhàu
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhàu vì liên kết H ở vùng vơ định hình. Do vậy, các
chất chống nhàu thường là các loại nhựa bán đa tụ hòa tan trong nước, có phân tử đủ nhỏ
để ngấm vào bên trong xơ, có khả năng hình thành các hợp chất cao phân tử bên trong xơ
sau các quá trình xử lý tiếp theo để dẫn đến:

• Khơng tan trong nước.
• Cản trở dịch chuyển tương đối của các phân tử trong xơ.
• Tạo liên kết với xơ để nâng cao khả năng chống nhàu của xơ (thường phản ứng
với nhóm OH hoặc NH theo nguyên lý ghép mạch hoặc tạo cầu liên kết ngang
giữa mạch phân tử).
Nhiệt: Nhiệt phá vỡ các liên kết giữ polyme tại chỗ trong các sợi vải. Khi các liên kết bị
phá vỡ, các sợi kém cứng hơn so với nhau, vì vậy chúng có thể dịch chuyển sang các vị trí
mới. Khi vải nguội đi, các liên kết mới hình thành, khóa các sợi thành hình dạng mới.
Nước: Nước là thủ phạm chính gây ra sự nhăn nheo của các loại vải làm từ xenlulose,
chẳng hạn như bông, lanh và rayon. Các polyme trong các loại vải này được liên kết với
nhau bằng liên kết hydro, là những liên kết giống nhau giữ các phân tử nước lại với nhau.
Vải thấm hút cho phép các phân tử nước xâm nhập vào các khu vực giữa các chuỗi polyme,
cho phép hình thành các liên kết hydro mới. Hình dạng mới dẽ bị khóa lại khi nước bay
hơi. Ủi bằng hơi nước hoạt động hiệu quả trong việc loại bỏ những nếp nhăn này.
1.3. Mục đích của việc xử lý chống nhàu
Phương pháp hoàn tất này dựa trên việc áp dụng các resin phản ứng tạo liên kết ngang
với xơ cellulose để khắc phục đặc tính dễ co, dễ nhăn nhàu của xơ cellulose. Làm cho xơ
cellulose có những hoạt tính giống như xơ sợi tổng hợp mà khơng mất đi các đặc tính tự
nhiên q giá khác như thấm hút mồ hơi, thống khí, kiểm soát độ ẩm và thân thiện với da
người. Đây là một trong những phương pháp hoàn tất làm cho giá trị sử dụng của cotton

2


tăng lên rất nhiều trong lĩnh vực dệt may. Sau khi liên kết ngang được tạo ra bên trong xơ
sợi giữa các phân tử resin và xơ cellulose, xơ sợi sẽ có tính chất đàn hồi các chiều như sợi
tổng hợp (Elastic). Tính chất này cho phép xơ sợi chịu tác động đàn hồi theo các hướng
khác nhau, giúp vải co xu hướng chống lại hoăc phục hồi hình dáng khi bị tác động lực từ
bên ngồi. Giúp vải có khả năng chống nhăn, chống co rút.
1.4. Đối tượng vật liệu xử lý chống nhàu

Vật liệu dệt từ Cellulose: cấu trúc của cellulose ổn định nhờ các liên kết hydro và lực
Van der Waals và ảnh hưởng đến nhiều tính chất lý học và hóa học của vật liệu. Đối với
xơ Cellulose ln có cấu trúc hai pha:
• Pha tinh thể: các mạch phân tử định hướng song song dọc trục xơ và kết bó chặt
chẽ với nhau. Vùng tinh thể có lực liên kết phân tử đủ lớn để chống lại khuynh
hướng chuyển động tương đối giữa các phân tử do các tác động gây ra nhàu. Do
đó tại vùng tinh thể khả năng kháng nhàu của xơ cellulose khá cao.
• Pha vơ định hình: xen giữa các vùng tinh thể thường tồn tại các vùng vơ định
hình nơi các mạch phân tử sắp xếp không trật tự, không gian giữa các mạch lớn
khiến lực liên kết giữa các phân tử yếu. Lực liên kết phân tử yế không đủ lớn để
kéo các phân tử dịch chuyển trở lại vị trí ban đầu. Do đó, tại vùng vơ định hình
có độ nhàu rất lớn.
Vật liệu dệt từ tơ tằm: tơ tằm là loại vải dệt từ sợi tơ tằm tự nhiên. Tơ tằm là sự đúc kết
bền bỉ của quá trình tự hoạt động nhả kén của những con tằm ăn dâu. Fibroin là vật chất
cơ bản trong tơ, chiếm khoảng 75% thành phần tơ.
1.5. Chỉ tiêu và thành phần dung dịch chống nhàu
a. Chỉ tiêu chống nhàu
Độ phục hồi nhàu – độ hồi nhàu: đạt trên 240° sẽ đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn của
các nhà sản xuất sản phẩm dệt ( chưa phải đảm bảo yêu cầu dễ sử dụng của vải). Độ hồi
nhàu thường được thực hiện ở hai trạng thái là khô và ướt.
Chỉ số nhăn nhàu ( DP-Durable Press rate): đạt 3.5 sau một số lần giặt nhất định ( 5, 10,
20 lần giặt).
b. Thành phần dung dịch chống nhàu
➢ Chất chống nhàu: được phân làm 03 nhóm:
• Hàm lượng formaldehyde cao: Ure-formaldehyde, Melamin-formaldehyde,
Glycol hemiacetal, Carbarnat, Dimethylol ethylen ure, Dimethylol dihydroxyl
ethylen ure (DMDHEU).
• Hàm lượng formaldehyde thấp: DMDHEU methyl hóa, DMDHEU glycolate
hóa.
• Khơng formaldehyde: Dimetyl ure - glyoxal, Buthal tetracarboxylic acid,

Propan tricarboxylic acid, Citric acid, Maleic acid…

3


* Formaldehyde là sản phẩm sinh học đóng vai trị quan trọng cho sự trao đổi chất trong
cơ thể người và động vật. Đây không phải là chất gây nguy hiểm cho con người mà chỉ
kích thích tới mắt, hơ hấp, một số ít gây dị ứng da nếu vượt quá nồng độ cho phép và các
nước đã đưa ra tiêu chuẩn giới hạn nồng độ formaldehyde tại nơi làm việc, nước thải, xử
lý nhựa… Chất chống nhàu có hàm lượng formalhedyde bị kiểm sốt bới các tiêu chí sinh
thái dệt và môi trường ngày càng chặt chẽ. Việc DMDHEU methyl hay glycolate hóa đã
giảm đáng kể hàm lượng độc tố này. Một số chất chống nhàu không formaldehyde bán trên
thị trường có các chỉ tiêu DP khá cao đồng thời đạt các chỉ tiêu sinh thái. Nồng độ
formaldehyde (đơn vị ppm) do bộ Công thương Nhật Bản quy định: <1000ppm cho vải
trang trí, vải lót giữa, vải mặc ngồi, <300ppm cho các sản phẩm tiếp xúc với da, không
formaldehyde cho đồ lót và quần áo trẻ em.
➢ Chất xúc tác: Để xảy ra các phản ứng tạo liên kết ngang giữa chất chống nhàu và
Cellulose. Hầu hết các chất xúc tác là acid hoặc các chất có khả năng tạo ra acid, tiêu biểu
có acid khống, muối amoni, acid oxalic, acid nhóm thế hydroxyl (Acid glycolic, acid
tartric, magirclorua), amin hydroclorur, muối kim loại… Phổ biến nhất là MgCl2 ít ảnh
hưởng đến ánh màu nhuộm.
➢ Chất làm mềm: Yêu cầu chống nhàu cần làm mềm đảm bảo tính đàn hồi mượt. Giải
pháp tối ưu là sử dụng nhũ hóa silicone cao phân tử để làm mềm.
• Chất làm mềm Silicone có nhóm chức amin khơng chỉ tạo cho vải có độ mềm
mại mong muốn mà còn nâng cao chỉ số DP, độ bền mài mịn cho vải.
• Chất làm mềm Polyethylene có tác dụng bơi trơn khi may, tăng độ mài mịn
đặc biệt là giá thành thấp.
• Ngồi ra cịn có các chất làm mềm khác như Polyacrylic, Polyvinylacetate
khống chế độ co của vải.
➢ Chất hoạt động bề mặt: Sử dụng các chất bề mặt không ion chủ yếu làm chất ngấm.

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến vải bị nhàu
a. Bản chất xơ, sợi
Vải làm từ sợi bông mịn khơng bị nhăn nặng như vải từ sợi thơ vì bán kính uốn cong
đối với sợi mỏng. Bán kính càng lớn thì ứng suất trên các chuỗi polyme càng lớn.
Vải dệt thoi có mức độ chuyển động tự do của sợi thấp dễ bị nhăn hơn các loại vải
dệt kim.
b. Độ xoắn
Vải làm từ sợi có độ xoắn cao sẽ nhăn kém hơn vải làm từ sợi có độ xoắn thấp. Đối
với các sợi có độ xoắn thấp thì ứng suất biến djang sẽ bị tiêu tan bởi sự sắp xếp lại
vật lý diễn ra khi các sợi liền kề trượt qua nhau. Ứng suất được tiêu tan trước khi nó
có thể ảnh hưởng đến các sợi riêng lẻ.
c. Kiểu dệt

4


Các loại vải dệt chặt chẽ sẽ nhăn hơn các loại vải có cấu trúc lỏng lẻo. Trong một
loại vải được cấu tạo lỏng lẻo, các sợi có thể di chuyển khi chúng phản ứng với các
lực làm nhăn và từng sợi. Vải dệt thoi nhăn kém hơn vải dệt kim vì các vịng đan
cho phép chuyển động sợi tự do hơn.
2. Xử lý chống nhàu
2.1. Đối với vải Cenllulose
Các nhóm hydroxyl của mạch đại phân tử cellulose ở vùng vơ định hình là ngun nhân
dẫn đến hiện tượng nhàu. Biện pháp xử lý chống nhàu tập trung chủ yếu để giải quyết
nguyên nhân này.
Ứng dụng công nghệ xử lý bằng chất chống nhàu là các loại nhựa bán đa tụ hịa tan
trong nước, có phân tử đủ nhỏ để ngấm vào bên trong xơ, có khả năng hình thành các hợp
chất cao phân tử bên trong xơ sau các q trình xử lý tiếp theo. Do đó, các phân tử này:
+ Không tan trong nước.
+ Cản trở sự dịch chuyển tương đối của các phân tử trong xơ.

+ Tạo liên kết với xơ để nâng cao khả năng chống nhàu của xơ (các hợp chất chống nhàu
thường phản ứng với các nhóm hydroxyl của Cellulose theo nguyên lý ghép mạch - grafting
hoặc tạo cầu liên kết ngang giữa các phân tử).
* Phương pháp tạo liên kết là phương pháp hiện nay thường sử dụng để chống nhàu cho
cellulose. Các chất liên kết này đóng vai trị như một lị xo kéo các biến dạng trở lại vị trí
ban đầu.
Các thông số quan trọng khống chế khả năng của chất chống nhàu với xơ là: chất nền
(vải), đặc tính chất chống nhàu và các thông số công nghệ.
2.2. Đối với tơ tằm
Ngun nhân chính dẫn đến sự hình thành các nếp gấp là độ kết tinh thấp và độ rỗng
cao của sợi tơ, và số lượng lớn các liên kết hydro và cầu muối giữa các sợi tơ. Dưới tác
dụng ngoại lực, các sợi tơ có thể trượt và hình thành các liên kết hydro ở các vị trí mới.
Khi tác động ngoại lực, các đường cong không hồi phục hồn tồn, dẫn đến hình thành các
nếp gấp. Chức năng chống nếp nhăn bằng cách gắn các vùng vô định hình và tạo ra liên
kết chéo hóa học để ngăn các sợi tơ không bị trượt.
Không giống như keratin của len, fibroin của tơ khơng có dư lượng cysteine, do đó
khơng có liên kết chéo hóa học giữa các polyme protein. Khi sợi hấp thụ nước và trương
nở, các cầu mi giữa các polyme, thứ tạo ra đặc tính phục hồi nếp nhăn cao của sợi, bị
phá vỡ. Việc bổ sung các liên kết ngang hóa học vào cấu trúc hạn chế sự chuyển động
tương đối của các polyme của sợi tơ; do đó đặc tính phục hồi nếp nhăn của tơ có thể được
cải thiện.
Một số chất liên kết ngang có chứa formaldehyde được dùng để cải thiện đặc tính nhàu
của vải lụa do xử lý ướt. Việc giải phóng hơi formaldehyde là một vấn đề với những chất
đó. Các chất liên kết ngang được sử dụng nhiều nhất là N- Methylol hoặc N- Methyl amide

5


vì hiệu quả và giá thành rẻ. Các tác nhân liên kết ngang không chứa formaldehyde để tạo
ra các đặc tính chống nhăn được quan tâm để thay thế các hợp chất N-metylol. Axit

polycarboxylic là chất phản ứng không phải fomanđehit. Ưu điểm chính của việc sử dụng
axit polycaboxylic là chúng khơng chứa fomanđehit, khơng có mùi hơi và tạo ra vải rất
mềm mại.
2.3. Tầm quan trọng của việc xử lý chống nhàu
a. Ưu điểm
Khắc phục đặc tính dễ co, dễ nhăn nhàu nhưng khơng làm mất các đặc tính tự nhiên q
giá khác như thấm hút mị hơi, thống khí, kiểm sốt độ ẩm, thân thiện với da người.
Sau khi chống nhàu, vải có độ phục hồi nhàu tăng nên ít phải ủi hoặc chỉ ủi nhẹ, vải giặt
mau khô, giảm thời gian cho việc ủi, giúp tăng giá trị thẩm mỹ cho các sản phẩm.
Chống nhàu giúp cho vải đầy đặn hơn, có khả năng chống nhăn, chống co rút.
b. Nhược điểm
Vải có độ bền giảm sau khi giặt nhiều lần do quy trình xử lý có axit. Sự phục hồi nếp
nhăn bị mất vì các liên kết chéo có độ ổn định kém.
Độ giãn đứt giảm do có liên kết ngang.
Vải cứng hơn, kém hút ẩm hơn.
3. Các phương pháp công nghệ chống nhàu và ứng dụng
3.1. Phương pháp
Một số sơ – xợi thiên nhiên do phân tử có chứa nhiều nhóm ưa nước nhưng lại thiếu các
liên kết ngang, khi chịu tác động cơ học sẽ bị biến dạng, tương tác với nhau ở vị trí mới và
giữ lại nếp nhàu không cho phục hồi gây nên hiện tượng nhàu khô. Tương tự như vậy, khi
ở trạng thái ướt, sẽ gây ra hiện tượng nhàu ướt và khi được sấy khơ nó khơng trở lại trạng
thái ban đầu, để lại trạng thái nhàu trên vải.
a. Quy trình ngấm áp: Vải di chuyển qua dung dịch nhựa được dẫn dắt bởi một vào trục
lăn nhỏ và sau đó được vắt bởi hai trục ép. Do đó dung dịch nhựa đọng lại trên vải không
được cố định đủ trên xơ, vì vậy các hoạt động khác nhau tiếp theo là cần thiết. Nhiệt độ là
yếu tố chính ảnh hưởng đến việc cố định dung dịch nhựa, do đó thường là nồi hấp (làm
nóng ướt) hoặc lị sấy (làm nóng khơ) được sử dụng sau khi cán dung dịch. Chỉ khi ngấm
ép xơ cellulose với dung dịch nhựa thì sự cố định mới có thể đạt được ở nhiệt độ mơi
trường xung quanh. Giai đoạn cố định có thể diễn ra trên vải khô hoặc ướt. Bao nhiêu thuốc
dung dịch nhựa được lắng đọng trên vải là do chức năng của sự hấp thụ của vải và thuộc

về sức ép của các trục vắt. Việc tạo màu đồng nhất sẽ đạt được chỉ khi áp lực ép và nồng
độ nhựa trong dung dịch được giữ đồng bộ trong toàn bộ qui trình. Có thể làm giảm nếp
nhăn bằng cách làm ướt một chiếc khăn bông dệt trắng, vắt ra nước dư thừa. Bỏ khăn và
các quần áo bị nhăn trong máy sấy và sấy trong khoảng 5 phút. Sau khi lấy ra khỏi máy
sấy, ngay lập tức treo chúng lên mắc áo cẩn thận.

6


Dụng cụ thiết bị: Sử dụng máy 3BH009 (Máy thử nghiệm hồn tất hóa học bằng phương
pháp ngấm ép). Áp dụng với vải khổ hẹp hoặc vải mẫu trong phòng thí nghiệm. Lượng
dung dịch xử lý được đưa lên vải theo yêu cầu phụ thuộc vào nồng độ dung dịch, lực ép,
tốc độ máy, kết cấu bộ phận ngấm ép.
Phương pháp này cho dung dịch xử lý được ngấm đều trên mặt vải, phần dư được cán
ép trở lại. Roaches cung cấp 3 model là: BVHP, EVP và EHP. Hai trục ép được bọc cao su
Hypalon tốc độ quay trục ép 1-5 m/phút, trục đượ vận hành bằng khí nén. Có xịt rửa có thể
làm sạch vải nhanh chóng.
Dung dịch: TINOSOFT RESIN F Eco là hồ dùng cho việc hoàn tất vải, có khả năng tạo
liên kết ngang, giúp chống nhàu, chống co cho các loại vải dệt được tạo ra từ sợi Cellulosic,
Viscose, Polyester, hoặc hỗn hợp sợi pha của chúng. TINOSOFT RESIN F Eco. được ứng
dụng bằng phương pháp ngấm ép ở nhiệt độ thường, tỉ lệ pick-up là 60 – 90% tùy thuộc
vào loại vải hoàn tất. Có hàm lượng Formaldehyde rất thấp. Đặc biệt chống lại sự co rút,
phục hồi sự co giãn cho vải. Gia tăng độ bền ma sát, chống bể mũi kim khi may. Tạo cảm
giác mềm mại, trơn mượt và đầy tay cho vải. Rất bền với giặt giũ nhiều lần. Chống gãy
mặt vải, giảm nếp gấp sau đóng gói. Khơng ảnh hưởng đến độ trắng và độ bền màu của
vải. Bền trên sản phẩm trong quá trình sử dụng. Về nguyên tắc, việc hồn tất khơng chỉ là
một qui trình tác động hiệu quả đến việc chống co, chống nhàu cho vải, mà cịn đáp ứng
khơng thể thiếu cho vải sau giặt đạt được những yêu cầu của tiêu chuẩn Oeko-Tex Standard
100 là khơng có Formaldehyde. Chỉ số Formaldehyde theo LAW 112 phải nhỏ hơn 75
ppm.

b. Phương pháp ngấm ép, sấy, xử lí nhiệt: Để xảy ra các phản ứng tạo liên kết ngang.
Sử dụng một nguồn năng lượng – khí hoặc điện – để làm nóng khơng khí trong lồng giặt
và sấy quần áo qua khơng khí nóng và một hệ thống ống xả trút hơi ẩm từ vải thoát ra.
Nhưng, có những khác biệt trong hệ thống sưởi và làm mát xuống chu kỳ mà có thể xác
định đi ra nếp nhăn sâu hoặc nhăn miễn phí. Chu kỳ sấy có một khoảng thời gian hạ nhiệt
độ xuống do đó tốt cho các loại vải tổng hợp mà khơng cần nhiệt quá cao. Thời gian làm
mát này cho phép các sợi vải được có thời gian trở lại hình dạng ban đầu. Ngay cả các loại
vải cotton và vải lanh có thể được sấy khơ ở nhiệt độ cao khơng nên để q nóng vì nếp
nhăn hình thành có sẵn được làm khơ sẽ khó trở về hình dạng ban đầu hơn sau khi sấy và
làm hại sợi vải.
Ngoài ra, chúng ta có thể áp dụng phương pháp gián đoạn cho các sản phẩm may mặc
đặc biệt để tạo liên kết ngang cho sản phẩm để có khả năng chống nhàu.
Lưu ý sau khi chống nhàu (nhất là vảu bơng) vải có đội phục hồi nhàu tăng nên ít ủi
hoặc chỉ ủi nhẹ, vải giặt mau khô… Tuy nhiên vải có độ bền giảm (do quy trình xử lý nhiệt
có axit) độ giãn đứt giảm (do có liên kết ngang), vải cứng hơn, kém hút ẩm hơn.

7


3.2. Ứng dụng
Cùng với việc nghiên cứu mở rộng việc sử dụng các chất chống nhàu mới, các loại xúc
tác và các chất khác trong cơng nghệ hồn tất chống nhàu; các công nghệ xử lý chống nhàu
cũng phát triển rất nhanh cho các sản phẩm dệt khác nhau như vải, quần áo được các công
ty, doanh nghiệp áp dụng rất nhiều. Khi áp dụng các phương pháp chống nhàu cho vải
nhằm tạo ra khả năng kháng lại hay phục hồi các nếp nhàu dưới tác dụng của ngoại lực,
đánh giá đặc tính dễ chăm sóc (dễ giặt, dễ ủi). Cải thiện một số tính chất xấu là nhàu vốn
có của vải. Đặc biệt chống lại sự co rút, phục hồi sự co giãn cho vải. Gia tăng độ bền ma
sát, chống bể mũi kim khi may. Tạo cảm giác mềm mại, trơn mượt và đầy tay cho vải. Rất
bền với giặt giũ nhiều lần. Chống gãy mặt vải, giảm nếp gấp sau đóng gói. Khơng ảnh
hưởng đến độ trắng và độ bền màu của vải. Bền trên sản phẩm trong q trình sử dụng.

Đồng thời tăng tính thẩm mỹ cho vải trước khi xuất xưởng, tạo sự tiện nghi cho vải khi sử
dụng chất liệu.

8


III. TỔNG KẾT
Để nâng cao giá trị cũng như chất lượng của vải về ứng dụng và ngoại quan, thì xử lý
chống nhàu là một q trình xử lý hồn tất vải không thể thiếu. Những loại vải như cotton,
tơ lụa có xu hướng dễ bị nhăn trong q trình giặt tại nhà hoặc khi bị ướt. Nhược điểm này
gây ra sự bất tiện đáng kể trong việc sử dụng, và việc tiêu thụ trên thế giới bị ảnh hưởng
trực tiếp. Do đó, việc thay đổi các đặc tính của những loại vải đó và mở rộng các cơng
dụng mới của nó đã thu hút được sự chú ý lớn trên thế giới. Từ những gì đã tìm hiểu trên,
ta thấy được đã có nhiều nghiên cứu cho vấn đề này. Ngồi tìm ra những phương pháp
chống nhàu cho từng loại vải khác nhau, các nhà khoa học cịn tìm kiếm những loại hóa
chất và phương pháp ít gây ảnh hưởng nhất đến người sử dụng và cả những người cơng
nhân trong q trình xử lý chống nhàu cho vải. Bên cạnh đó thì cịn có những nghiên cứu
để giảm thiểu ảnh hưởng của q trình xử lý đến mơi trường, giảm tối thiểu những chất
thải và khí thải tác động xấu đến khí hậu và mơi trường nước. Bởi sự nổ lực của những cá
nhân cùng với những tổ chức trong ngành công nghiệp dệt may, mà càng ngày chất lượng
vải càng được cải thiện tốt hơn, quy trình xử lý được hoàn thiện, giá trị của sản phẩm càng
được nâng cao, hơn hết là sản phẩm đến tay người tiêu dùng là những sản phẩm tốt nhất
và hoàn thiện nhất, để thỏa mãn những nhu cầu của từng khách hàng.

9


IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Nguyễn Tuấn Anh , Giáo trình Q trình hồn tất vải , 02/2020.
2. Đồng phục Hoàng Lan, Khắc phục chống nhàu sau khi dệt vải,

/>11/04/2019.
3. Shaima Islam - Joyjit Ghosh - Nahida Akte, Comparative Study on Crease Recovery
Finishing of Silk Fabric with Citric Acid and Dimethylol Dihydroxy Ethylene Urea
(DMDHEU) as Finishing Agent, NXB Khoa học và Học thuật, 2020.
4. Mazharul Islam Kiron, Types of Wrinkle Process in Fabric,
/>
10



×