Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Bài tiểu luận môn quá trình hoàn tất vải (9)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (738.33 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
Khoa Thời trang & Du lịch


MƠN HỌC:

Q TRÌNH HỒN TẤT VẢI

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
XỬ LÍ CHỐNG THẤM
GVHD:

Th.S Nguyễn Tuấn Anh

SVTH:

Trần Thị Kim Trinh (NT)

20109172

Lưu Thị Tân Tín

20109165

Trần Kim Ngọc

20109039

Lê Thư Kì


20109182

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2022


BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

STT

HỌ VÀ TÊN

MSSV

NHIỆM VỤ

KẾT QUẢ

1

Trần Thị Kim Trinh
(NT)

20109172

Mục 2.3, 2.4, 2.5,
2.6
Tổng kết, sửa chữa

Hoàn thành tốt


2

Lưu Thị Tân Tín

20109165

Chương I, IV

Hồn thành tốt

3

Trần Kim Ngọc

20109039

Chương III

Hồn thành tốt

4

Lê Thư Kì

20109182

Mục 2.1, 2.2
Tổng hợp Word

Hồn thành tốt


NHẬN XÉT CỦA GV:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Ký tên


MỤC LỤC
PHẦN GIỚI THIỆU .......................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................... 1
2. Đối tượng tìm hiểu ................................................................................. 1
3. Phạm vi nghiên cứu................................................................................ 1
4. Vật liệu chống thấm trong cuộc sống ngày nay ....................................... 1
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................. 3
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÍNH CHỐNG THẤM .................... 3
1.1.

Phân biệt “Tính kỵ nước” và “Tính khơng thấm” ............................... 3

1.2


Ngun lý chống thấm ......................................................................... 3

1.3

Xử lí và xác định khả năng chống thấm ............................................... 4

1.4

Một số chất chống thấm thông dụng .................................................... 6

1.5

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý chống thấm ......................... 6

1.5.1

Điều kiện nhiệt độ và độ ẩm của sợi .................................................... 6

1.5.2

Loại sợi và tỉ lệ làm đầy ........................................................................ 7

1.5.3

Độ dày vải và hệ số che phủ ................................................................. 8

1.5.4

Hoàn thiện vải ....................................................................................... 8


1.5.5

Những yếu tố khác ................................................................................ 8

1.6

Ưu điểm và nhược điểm của vải chống thấm nước............................... 9

1.6.1

Ưu điểm.................................................................................................. 9

1.6.2

Nhược điểm.......................................................................................... 10

CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG CỦA VẬT LIỆU CHỐNG THẤM TRONG THỰC
TẾ ................................................................................................................. 11
2.1

Áo mưa ............................................................................................. 11

2.2

Balo du lịch ....................................................................................... 12

2.3

Bọc nệm ............................................................................................ 13


PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................... 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 17


PHẦN GIỚI THIỆU

1.

Lý do chọn đề tài
Không rõ người ta đã tạo ra quần áo chống thấm nước trong bao lâu.

Nhưng ít nhất vào khoảng những năm 1700, con người ta đã biết ứng dụng các
phương pháp chống thấm nước bằng nhiều loại sáp. Cùng với sự phát triển
mạnh mẽ của thời đại, các sản phẩm trong lĩnh vực may mặc cũng ngày một
được cải tiến, nâng cấp để không bị tụt hậu lại phía sau. Trong q trình hồn
tất, sản phẩm sẽ được trải qua một hoặc nhiều bước cơng đoạn, quy trình xử lý
nhằm cho ra chất lượng phù hợp nhất có thể đối với nhu cầu của thị trường.
Một trong những bước xử lý cần phải kể đến là Xử lý chống thấm nước. Vậy
trong may mặc, vật liệu chống thấm có đặc điểm gì? Ngun lí hoạt động thế
nào? Những hợp chất được sử dụng? Các yếu tố ảnh hưởng? Sản phẩm nào
được xử lý chống thấm trong may mặc? Ứng dụng trong thực tế ra sao?... Tất
cả những câu hỏi này sẽ được giải đáp trong đề tài “Tìm hiểu về Vật liệu chống
thấm trong lĩnh vực may mặc” mà nhóm chúng em nghiên cứu thực hiện.
2.

Đối tượng tìm hiểu
Vật liệu chống thấm.

3. Phạm vi nghiên cứu


Trong lĩnh vực may mặc.
4.

Vật liệu chống thấm trong cuộc sống ngày nay
Từ lâu, “Vật liệu chống thấm” có lẽ là cụm từ khơng cịn q xa lạ đối với

chúng ta. Đây là cụm từ phổ biến trong rất nhiều các lĩnh vực, ngành nghề khác
nhau. Điều này cũng không hề ngoại lệ đối với ngành may mặc.
Theo báo cáo tổng quan, qui mô thị trường hàng dệt được xử lý chống
thấm nước trên tồn cầu ước tính đạt 1,7 tỷ USD vào năm 2019, và dự kiến sẽ
đạt tốc độ CAGR (Compounded Annual Growth Rate – tốc độ tăng trưởng hàng
năm kép) dựa trên doanh thu là 5,7% trong giai đoạn dự báo. Việc áp dụng sản
phẩm đã qua xử lý chống thấm ngày càng tăng trong ngành sản xuất may mặc
được kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến thị trường tăng trưởng.
1


Trong may mặc, chúng ta rất dễ dàng nhận thấy được sự hiện hữu của các
sản phẩm chống thấm. Từ trang phục hàng ngày, trang phục đi mưa, trang phục
bảo hộ, trang phục y tế,… cho đến trang phục thể thao, trang phục làm bếp…
Trong các lĩnh vực khác như khoa học, y tế, xây dựng,... cũng nhìn ra sự “xâm
chiếm” phổ biến của loại vật liệu này. Ngay cả khi đứng trong nhà, đảo mắt
nhìn một vịng, chắc chắn ta sẽ thấy ít nhất một đồ vật làm từ vật liệu chống
thấm đang hiện diên tại một vị trí nào đó. Và chúng ta cũng khơng thể phủ nhận
những cơng năng vơ cùng hữu ích mà loại vật liệu này mang lại trong đời sống
thực tế hàng ngày.

2



PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÍNH CHỐNG THẤM
1.1. Phân biệt “Tính kỵ nước” và “Tính khơng thấm”
Tính kỵ nước – tính chống thấm (water repellency hay hydrophobicity):
là khả năng đẩy nước ở dạng giọt ra khỏi bề mặt vải.
Tính khơng thấm (waterproof): là khả năng ngăn cản các phân tử nước
hoặc hơi nước đi qua nhờ các màng tráng phủ trên bề mặt vải.
Quá trình xử lý kỵ nước phải giúp bảo vệ vải và người sử dụng không bị
ướt nhưng không ảnh hưởng đến khả năng thơng thống của vải. Do đó, nước
thường đảm tính thơng thống cho vải trong khi xử lý khơng thấm và làm giảm
khả năng này.
Để xác định tính kỵ nước của vải, người ta thường dựa vào sự khác nhau
về năng lượng bề mặt( sức căng bề mặt) giữa vải và chất lỏng.
Một chất rắn sẽ đẩy một chất lỏng nếu chất lỏng có sức căng bề mặt cao
hơn.
Sự khác nhau về sức căng xác định thơng qua góc tiếp xúc của giọt chất
lỏng với bề mặt vải; góc càng lớn thì sự khác nhau càng lớn, nghĩa là tính chống
thấm càng cao.

1.2 Nguyên lý chống thấm
Dựa vào tính chất của vải có thể đưa ra một số nguyên lý xử lý chống
thấm nước như sau:

3


Từ độ ẩm của vải với cơ chế gia nhiệt bằng thay đổi pha, ta có thể sử dụng
một số vật liệu có khả năng hấp thụ nước cao.
Giảm độ dính khi ra mồ hơi gồm 2 cơ chế chính:
 Chuyển mồ hơi ra bên ngồi: với cơ chế này ta có thể dùng

phương thức sử dụng microfibre kỵ nước – một loại xơ vi mảnh
có đường kính bằng 1/5 sợi tóc và được làm từ các polyester khác
nhau: polyamit và sự kết hợp giữa polyester, polyamit và
polypropylene.
 Giảm diện tích tiếp xúc giữa da va vải: sử dụng xơ kỵ nước có
rãnh thốt mồ hơi mặt cắt ngang với mặt cắt ngang rất nhỏ.

1.3 Xử lí và xác định khả năng chống thấm
Để có thể tạo ra được loại vải chống thấm, người ta có thể thực hiện một
trong các phương pháp:
 Sử dụng các loại xơ sội vốn có tính kỵ nước như PA, PES,…
 Sử dụng các kiểu dệt có cấu trúc chặt chẽ, mật độ cao.
 Hồn tất cơ học tạo bề mặt trơn, bóng (bề mặt này chống thấm tốt
hơn bề mặt thô ráp, xổ lông).
 Tráng phù bề mặt tạo cho vải lớp màng polymer kỵ nước.
 Hồn tất hóa học xử lý bởi các hợp chất kỵ nước
Việc đo sức căng bề mặt là khá phức tạp và chi phí cao, do đó để xác
định khả năng chống thấm người ta thường sử dụng phương pháp thử phun mưa,
thí nghiệm Bundesmann, phương pháp cột thủy tĩnh,… Qua các phương pháp
này người có thể đo được cả khả năng thống khí, độ thốt nước và độ thẩm dầu.
Xử lý chống thấm chủ yếu bằng phương pháp ngấm ép bởi các công
nghệ do các nhà sản xuất như Ciba, Wacker,…đưa ra.
4


Ngồi ra cũng có thể sử dụng cách xác định khả năng chống thấm trên
bề mặt vải bằng phương pháp thủ cơng, nhưng độ chính xác khơng cao:
 Sử dụng nước: Hãy thử cho 1/2 cốc nước lên bề mặt của vải. Nếu
nước tạo thành những giọt và nằm trên bề mặt mà khơng thấm vào
vải thì đây chính là chất liệu vải chống nước. Ngược lại, với những

chất liệu vải không chống thấm, khi tiếp xúc với nước vải sẽ nhanh
chóng bị hấp thụ và trở nên ướt trong thời gian ngắn.
 Quan sát bề mặt vải: Các sợi vải được dệt đều nhau. Với những
dịng vải khơng thấm nước bề mặt thường mịn nhưng khơng có độ
bóng.
 Khả năng mau khơ: Vải chống nước có ưu điểm vượt trội về khả
năng mau khơ trong thời gian ngắn. Chính vì điều này nên chúng
thường được sản xuất những thứ dùng ngoài trời như quần đi biển
thời trang và túi chống nước … Ngược lại, với chất liệu khơng có
khả năng chống thấm sẽ mất tương đối thời gian để phơi khô.

5


1.4 Một số chất chống thấm thông dụng
Vải chống thấm nước là loại vải có khả năng chống lại được nước thấm
hút qua, và cũng là loại vải được phủ một lớp chống thấm. Những chất giúp
chống thấm như polyester, nylon, PVC (Polyvinylchloride), silicon và sáp. Vải
chống thấm nước giúp cho chất lỏng bị cản không thấm vào bất kỳ những vật
dụng phía bên trong. Bảo vệ các vật dụng luôn khô ráo và sạch sẽ, không ẩm
mốc.
Vải chống thấm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực: Trang phục thể thao,
vải ngồi trời (lều, bạt, vải ơ dù), vải nội thất (bọc salon, khăn trải bàn ghế).
Tuy nhiên hầu hết các loại vải sử dụng trong các lĩnh vực này đều cịn
u cầu: độ mềm mại cao, tính thơng thống khí tốt, độ bền giặt cao.
 Đặc điểm chung của vải chống thấm nước:
Mỗi loại vải sẽ có một đặc tính khác nhau, vải chống thấm cũng khơng
ngoại lệ:
 Loại vải này khơng nhăn nhàu trong q trình sử dụng
 Thuận tiện trong việc xếp gọn

 Có khả năng cản gió
 Dễ dàng vệ sinh, ít dính bẩn
 Giọt nước lăn tròn khi gặp vải
 Chống thấm nước ngay cả khi gặp mưa
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý chống thấm
Độ thống khí của vải có liên quan trực tiếp đến sự thoải mái của vải, và
nó cũng liên quan đến các vấn đề sức khỏe của người tiêu dùng. Do đó, độ thống
khí của vải dệt là rất quan trọng, và là một tính năng quan trọng để đảm bảo sự
cách nhiệt thống khí và thoải mái của vải. Để kết thúc này, điều rất quan trọng
là phải hiểu và nghiên cứu tính thấm của vải. Bài viết này tập trung vào các yếu
tố ảnh hưởng đến tính thấm của vải.
1.5.1

Điều kiện nhiệt độ và độ ẩm của sợi

Các thí nghiệm đã chỉ ra rằng trong cùng điều kiện của cấu trúc vải (bao
gồm cả tỷ lệ vải trong sợi), loại sợi ít ảnh hưởng đến độ bền của vải. Các thí
6


nghiệm so sánh của Hollis trên vải polyester được xử lý ưa nước và vải polyester
chưa được xử lý cũng cho thấy trong điều kiện độ ẩm thấp, việc truyền hơi nước
không liên quan đáng kể đến các loại sợi trong vải.
Trong thực tế, trong điều kiện độ ẩm thấp, bản thân sợi có độ hút ẩm ít
hơn và hệ số khuếch tán của khơng khí lớn hơn nhiều so với sợi. Hơi nước khuếch
tán qua các lỗ giữa các loại vải sang một bên với áp suất hơi nước thấp hơn, cho
thấy sự chuyển hơi nước trong vải và loại sợi. Ít quan hệ. Tại thời điểm này, độ
dày và độ xốp của vải hoặc cấu trúc vải là những yếu tố chính quyết định độ
thấm ẩm của vải.
Mặt khác, sự hấp thụ độ ẩm của ván sợi cũng liên quan đến nhiệt độ.

Trong quá trình lắng nghe độ ẩm, sợi phải được giải hấp với một lượng nhiệt
nhất định, để nhiệt độ của cốt liệu sợi tăng lên, áp suất riêng phần của hơi nước
bên trong sợi được tăng lên, và độ dốc của bên trong và Nồng độ nước bên ngồi
của sợi bị giảm, do đó tốc độ hấp thụ độ ẩm và độ ẩm khuếch tán bị chậm lại. Hệ
số khuếch tán của sợi tăng theo cấp số nhân khi tăng nhiệt độ, và sự gia tăng này
rõ rệt hơn khi độ ẩm được hấp thụ. Do đó, việc tăng nhiệt độ và độ ẩm sẽ tăng
cường khả năng truyền ẩm của các sợi trong vải. Từ quan điểm về tốc độ hấp thụ
độ ẩm hoặc hút ẩm, nhìn chung nó bắt đầu nhanh hơn, chậm dần với sự gia tăng
của sự hấp thụ độ ẩm hoặc giải phóng độ ẩm, và cuối cùng đạt đến sự cân bằng
hấp thụ độ ẩm. Tuy nhiên, thời gian cần thiết để đạt đến trạng thái cân bằng có
liên quan đến khả năng hấp thụ độ ẩm của chính sợi và độ kín của tổ hợp sợi.
Ngồi ra, độ dẫn nhiệt của sợi sau khi hấp thụ độ ẩm sẽ tăng lên.
1.5.2 Loại sợi và tỉ lệ làm đầy
Trong trường hợp độ ẩm cao hoặc cấu trúc vải chặt chẽ, hơi nước khơng
cịn được truyền qua các lỗ chân lơng trên vải mà bởi chính các sợi. Tại thời điểm
này, loại sợi trở thành một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc truyền vải. Một
mặt, sợi tự hấp thụ độ ẩm gây ra sưng, vải chặt hơn, tính thấm của vải bị suy yếu
và hiệu ứng khuếch tán độ ẩm bị giảm do khuếch tán lỗ chân lông; mặt khác,
diện tích bề mặt của ván sợi là một lượng đáng kể so với diện tích mặt cắt của
vải. Khi sợi hấp thụ một lượng lớn, hiệu ứng thấm hút của khuếch tán độ ẩm qua
bề mặt sợi, nghĩa là mao quản, được tăng cường, trở thành khía cạnh chính của
7


việc truyền độ ẩm của vải. Sự giảm độ xốp của vải làm giảm độ khuếch tán và
độ ẩm thấm trở thành mâu thuẫn thứ cấp. Do đó, miễn là tốc độ lấy lại độ ẩm của
sợi trong vải đạt đến một mức nhất định, mặc dù việc thu nhỏ lỗ chân lông làm
giảm lượng ẩm được vận chuyển bởi mơi trường khơng khí trong vải, khả năng
chống ướt có thể giảm do tăng đáng kể trong việc truyền độ ẩm của các sợi.
Do đó, đối với vải có cấu trúc lỏng lẻo và tỷ lệ rỗng cao, trong trường

hợp độ ẩm tương đối của khơng khí thấp, cho dù sợi có hút ẩm hay khơng, độ
thấm ẩm chủ yếu thông qua sự khuếch tán giữa các sợi và khe hở giữa các sợi;
Mức độ bị ảnh hưởng bởi các loại sợi. Trong trường hợp độ ẩm tương đối cao
của khơng khí, các sợi có độ hút ẩm tốt được dệt thành một loại vải nhỏ gọn và
các sợi được mở rộng bằng phương pháp hút ẩm để giảm khoảng cách giữa các
sợi và giảm tỷ lệ khuếch tán và độ ẩm. Tỷ lệ tính thấm của mao quản trong mao
quản được tăng lên, và tính thấm độ ẩm của mao quản là yếu tố chính.
1.5.3 Độ dày vải và hệ số che phủ
Độ dày của vải tương tự như khả năng chống ướt của nó. Thơng thường,
vải càng dày thì khả năng chống ẩm của vải càng lớn. Điều này là do vải càng
dày, hơi nước đi qua lỗ chân lơng giữa các loại vải càng lâu. Ngồi ra, các thí
nghiệm đã chỉ ra rằng ảnh hưởng của thay đổi độ xốp của vải đối với khả năng
chống ẩm của vải là rất đáng kể.
1.5.4 Hoàn thiện vải
Hoàn thiện vải như lớp phủ hoặc ngâm tẩm làm tăng khả năng chống ẩm
của vải. Bởi vì nó làm tăng đường dẫn hơi nước qua vải hoặc chặn các khoảng
trống trong vải. Tuy nhiên, hồn thiện ưa nước làm tăng tính thấm ẩm của vải.
Hồn thiện chống thấm nước nói chung không ảnh hưởng đến độ thấm ẩm của
vải.
1.5.5 Những yếu tố khác
Nói chung, tốc độ vận chuyển nước lỏng của vải lớn hơn tốc độ bay hơi
bề mặt chất lỏng và mặt trong của vải có một lỗ hổng nhỏ giúp dễ dàng ngưng
tụ thành nước lỏng để vận chuyển, tạo thành hiệu ứng mao dẫn vi sai, và một lỗ
hổng lớn ở phía bên ngồi để dễ dàng đáp ứng điều kiện bay hơi. Nó là tốt cho
ướt. Khả năng bay hơi của nước lỏng trên bề mặt vải không liên quan mật thiết
8


đến độ dày và độ xốp của vải, nhưng nó liên quan chặt chẽ đến sự không đều của
bề mặt vải, đặc biệt là kích thước và độ sâu của hố bề mặt. Nói chung, diện tích

mở của hố càng lớn, Bán kính cong càng lớn thì hiệu quả bay hơi càng cao. Các
chi tiết của hố, tốc độ gió, chênh lệch nhiệt độ, vv cũng có tác động đáng kể.
1.6 Ưu điểm và nhược điểm của vải chống thấm nước
1.6.1 Ưu điểm
Chống nước tốt: Vải chống thấm nước có khả năng cản nước hoàn toàn
tuyệt đối, giúp bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc với nước mưa. Ngoài ra vải còn được
phát huy tác dụng được nhiều ứng dụng hơn trong cuộc sống hàng ngày.
Vải không nhăn: Lớp nhựa phía ngồi bề mặt vải giúp vải khơng bị nhăn
hay nhàu nhúm. Không như các chất liệu được làm từ vải tự nhiên, vải chống
thấm nước có khả năng chống lại nếp nhăn rất tốt và hiệu quả. Vải luôn tạo được
tính thẩm mỹ và dễ dàng trở lại về hình dáng ban đầu sau khi kéo hay vo vải.
Vải nhanh khô: Và đương nhiên nếu như vải không thấm nước thì sẽ rất
nhanh khơ. Chỉ cần phơi vải trong điều kiện có gió thì vải sẽ nhanh chóng được
làm khơ hồn tồn.
Độ bền cao: Được lớp nhựa bên ngồi bảo vệ, nên vải khơng bị những
tác nhân bên ngồi gây ảnh hưởng đến những tính chất bên trong, giúp vải tăng
được độ bền và tăng tuổi thọ cho vải.
Vải chống gió tốt: Vải chống thấm nước cịn có khả năng cản gió rất tốt.
Bởi vì vậy, vải chống thấm cịn được sử dụng để may các loại áo khốc chống
gió hiệu quả. Bên cạnh đó sử dụng rèm cửa vải chống thấm vào mùa đông giúp
không gian nhà ở được ấm áp hơn.
Khó bám bụi: Những loại vải khác thường có những phần sợi vải nhỏ
trên bề mặt, nên dễ bị bụi bẩn bám vào. Riêng với vải chống thấm, lớp vải ngoài
trơn và láng hơn nên vải rất khó bám vào, cũng như giúp người sử dụng có thể
dễ dàng giặt rửa, làm sạch.
Màu sắc phong phú: Vải được sản xuất với rất nhiều màu sắc phong phú
và nổi bật, giúp cho các sản phẩm được làm ra từ vải chống thấm được hấp dẫn,
và có nhiều màu sắc để lựa chọn hơn.

9



Giá thành rẻ: Vải được làm từ nguyên liệu tổng hợp nên có giá thành rẻ.
Từ nguyên liệu cho đến sản xuất, mọi chi phí đều thấp và được cơng nghiệp hố
nên sản phẩm được làm ra có giá thành khá ổn định, và ai cũng có thể sử dụng
được.
1.6.2 Nhược điểm
Độ thống khí thấp: Vải chỉ nên dùng để chống thấm, còn nếu sử dụng
vào mùa hè sẽ gây ra sự bức bí và khó chịu khi vải khơng có những lỗ thơng gió
li ti để khơng khí bên ngoài cũng như bên trong di chuyển qua về được.
Độ hút ẩm rất thấp: Vải không thể thấm hút mồ hơi khi sử dụng, vì vậy
vải sẽ gây ra những tác động ngược lại, khiến cho người mặc không thoải mái.
Và nếu dùng vải để làm dù che nắng, vải sẽ hấp nhiệt lại khiến cho khơng gian
trở nên nóng nực.
Khơng thân thiện với mơi trường: Vải khơng có khả năng tự phân huỷ
trong môi trường tự nhiên, các chất nhựa thường sẽ mất đến vài nghìn năm để có
thể phân huỷ hoàn toàn. Điều này gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho môi
trường, làm môi trường phải hứng chịu một lượng lớn rác không được phân huỷ.

10


CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG CỦA VẬT LIỆU CHỐNG
THẤM TRONG THỰC TẾ

Vải chống thấm rất tiện dụng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như
mưa lớn hoặc giơng bão. Nước có thể làm hỏng nhiều loại vải do đó vải khơng
thấm nước cần thiết như một lớp áo khoác để bảo vệ khỏi bị ướt. Bên cạnh đó,
loại vải này được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực quân sự, hàng khơng vũ trụ và
y tế. Áo khốc, áo khốc chống thấm thống khí rất thời trang. Vải khơng thấm

nước cũng có khả năng chống lại sự phát triển của nấm mốc và nấm mốc. Độ
bền của những loại vải này là tuyệt vời. Nó có khả năng chống mài mịn và khơng
phải lo lắng về giặt, sấy và co ngót. Một số sản phẩm của việc ứng dụng vật liệu
chống thấm: áo mưa, balo du lịch, bọc nệm,…
2.1

Áo mưa

Nguồn: Internet

Áo mưa thường làm từ vải dù. Vải dù là chất liệu vải tổng hợp được gia
công từ 2 chất liệu trở lên như nylon, cotton, polyester và không thể thiếu các
loại vải sợi tô nhằm gia tăng thêm về đặc tính nổi bật riêng mặt chất liệu. Đặc
điểm tính chất vật lí của vải dù được thể hiện qua trọng lượng khá nhẹ, chất liệu
dai và đàn hồi cao, sợi vải bền và chắc, chịu lực tốt không dễ đứt gãy, vải không
11


xù lông, không làm nhăn,bề mặt nhẵn, sáng mịn. Và đặc điểm tính chất hố học
của vải dù là khơng thấm nước, không tan trong nước, chất liệu dễ bắt cháy, khi
cháy sẽ trở thành tro vón cục và rất khó bóp tan, nhạy cảm với axit, kiềm và nhiệt
độ, vải dù không phân hủy trong tự nhiên. Từ các đặc điểm trên vải dù có các ưu
và nhược điểm như sau:
Ưu điểm: Giá vải dù rẻ nên được nhiều xưởng sản xuất quần áo sử dụng
để gia công, chất loại vải cách nhiệt tốt được sử dụng cho áo mưa, áo khốc khi
trời lạnh lẫn trời nóng. Bên cạnh đó chất vải chống thấm tốt, khơng bám bẩn, dễ
làm sạch và khơng nhăn vì vậy q trình giặt giũ, giữ sạch cho chất vải vô cùng
đơn giản, thuận tiện. Độ bền của vải dù cao vì chúng chịu lực tốt, sợi vải chắc,
dai tạo được sự bảo vệ khi sử dụng.
Nhược điểm: vải dù siêu nhẹ nhưng lại là chất liệu vô cùng dễ bắt cháy

và hư hỏng khi gặp nhiệt độ cao. Khơng chỉ vậy vải dù cịn có độ co giãn kém
nên khơng thể sử dụng để may những trang phục hàng ngày. Không chỉ vậy do
không phân huỷ môi trường nên vải không thân thiện môi trường.
2.2 Balo du lịch

Nguồn: North Face Kaban

12


Vải dù chống thấm vơ cùng hiệu quả, có khả năng xử lý nước đọng hay
hơi ẩm tốt, là loại sợi thơ, thống khí và có độ bền cao khi được sử dụng lâu dài.
Balo du lịch chống thấm thường làm được từ vải nylon. Nylon về bản
chất là một loại nhựa có nguồn gốc từ dầu mỏ và than đá, sau khi trải qua một
q trình hóa học sẽ tạo ra chất liệu sợi mạnh mẽ có khả năng co giãn tốt sau đó
tại thành các loại vải. Nylon cịn có tên gọi khác là polyamide, được chế tạo ra
từ các hóa chất trong phản ứng carbon có trong than và dầu thô ở môi trường áp
suất cao và được làm nóng ở nhiệt độ lớn. Phản ứng tạo ra nylon được gọi là
phản ứng trùng hợp ngưng tụ để tạo ra một loại polymer lớn dưới dạng một tấm
nylon. Vải nylon là loại vải đầu tiên trên thế giới được làm hồn tồn trong phịng
thí nghiệm. Loại vải này có đầy đủ các đặc tính mong muốn như độ đàn hồi cùng
độ bền. Tuy nhiên quá trình sản xuất chất liệu này lại vô cùng phức tạp.
Ưu điểm: Có độ bền và độ co giãn cao: Đây chính là điểm nổi bật nhất
của vải nylon, bởi độ co giãn cực tốt nên vải nylon luôn đảm bảo độ bền và dễ
dàng khôi phục lại trạng thái ban đầu, có khả năng loại bỏ nấm và cơn trùng, loại
bỏ các mầm bệnh gây hại cho sức khỏe người dùng, sở hữu bề mặt sáng bóng và
mềm mịn các sản phẩm được làm từ vải nylon ln có tính thẩm mỹ cao, đặc
biệt vải nylon có tính kháng ẩm rất tốt bởi loại vải này không thấm nước, vải
nylon rất dễ nhuộm màu, có thể tạo nên những tấm vải màu sắc vui tươi, chân
thật và không bị phai.

Nhược điểm: cũng giống như vải dù vải nylon gây hại cho môi trường
bởi không thể phân huỷ sinh học, gây hiệu ứng nhà kính vì trong q trình sản
xuất vải nylon sẽ tạo ra các oxit nitơ, khơng có khả năng thấm hút mồ hơi, tạo
cảm giác nóng bức, khó chịu và tích tụ mồ hơi, vải nylon có độ co ngót rất lớn,
khi tiếp xúc gần các thiết bị sinh nhiệt hay tiếp xúc trong môi trường nhiệt cao
sẽ rất dễ bị hỏng.
2.3 Bọc nệm

13


Nguồn: Internet
Bọc nệm: làm từ vải PUL,vải polyurethane, hoặc vải PUL, là một loại
vải khơng thấm nước, điển hình là polyester, nhưng có thể là chất liệu cotton
hoặc polyblend đã được ép nhiệt thành một lớp polyurethane. Nó rất nhẹ và cực
kỳ bền. Những loại vải này được sử dụng trong một số ngành công nghiệp, từ
các công ty y tế đến sản xuất tã và mặc năng động.
Vải polyurethane rất nhẹ và thống khí. Thơng thường, quần áo làm từ
loại vải này được thiết kế để giữ các thuộc tính của nó thơng qua ít nhất 100 chu
kỳ trong máy giặt và máy sấy mà không gây hại cho vật liệu. Nó linh hoạt và dễ
dàng để làm việc và ban đầu được thiết kế để sử dụng trong bệnh viện, nơi cần
một loại vải có thể tái sử dụng mạnh mẽ và cũng khơng thấm nước. Vải
polyurethane có thể được sản xuất ở các độ dày khác nhau, tùy thuộc vào mục
đích sử dụng của chúng. Ví dụ, vải được sử dụng trong tã có thể mỏng hơn vải
được sử dụng cho dụng cụ cắm trại. Vải polyurethane được sản xuất để có nhiều
đặc điểm. Trong trường hợp có khả năng tiếp xúc với nhiên liệu, vải có thể được
làm chống cháy. Nó cũng làm cho kín khí để chống nước và độ ẩm và chống mài
mòn.
Bên cạnh balo, bọc nệm và áo mưa, các ứng dụng khác của vải chống
thấm là, diều, bu lơng ngồi trời, túi đựng đồ ăn trưa, túi đựng đồ ăn nhẹ, túi tote,


14


khăn trải bàn, vải dã ngoại, yếm trẻ em, túi thay tã cho trẻ em, áo khốc gió,
ponchos, v.v ... Các loại quần áo thể thao khác nhau yêu cầu loại vải không thấm
nước. Giày chống thấm nước rất phổ biến quanh năm.

15


PHẦN KẾT LUẬN
Trong may mặc, sản phẩm được xử lý chống thấm cũng rất đa dạng về
mẫu mã, chủng loại. Vật liệu chống thấm có vai trị khá quan trọng đối với ác
sản phẩm quần áo hàng ngày, trang phục thể thao hay quần áo bảo hộ cho thuộc
lĩnh vực ứng dụng công nghiệp hoặc kỹ thuật. Bên cạnh những tính năng nổi trội
thì vẫn cịn tồn tại khá nhiều hạn chế cần khắc phục (đặc biệt là tính kém thơng
thống). Ngồi ra, các yếu tố ảnh hưởng tới thẩm mỹ, như độ bền của sản phẩm
cũng cần được quan tâm để người dùng có thể nhận được những trải nghiệm tốt
nhất.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Th.S Nguyễn Tuấn Anh, Giáo trình Q trình hồn tất vải
2. Viveka Hansen, "WATERPROOF GARMENTS – The Long Nineteenth
Century", 03/03/2016, />3. Khánh Như, "Vải chống thấm nước là gì? Các loại chất liệu phổ biến & ưu
nhược điểm", 12/09/2021, />4. Khuyết danh, "Vải chống thấm nước là gì? Những điều cần biết về loại vải
này", />5. Khuyết danh, "Các yếu tố ảnh hưởng đến tính thấm của vải", 15/03/2019,

/>6. Khuyết danh, "Waterproof Breathable Textiles Market Size, Share & Trends
Analysis Report By Raw Material (ePTFE, Polyurethane, Polyester), By
Fabric, By Application, By Region, And Segment Forecasts, 2020 - 2027",
/>7. Khuyết danh, "Waterproof Fabrics : Types, Significance, and History",
/>8. Sanira, "10 Best Waterproof fabric & water resistant for sewing", 15/04/2022,
/>
17



×