Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Bài tiểu luận môn quá trình hoàn tất vải (13)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (980.07 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THỜI TRANG VÀ DU LỊCH
🙠🙟🕮🙝

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
Mơn học: Q TRÌNH HỒN TẤT VẢI

Đề tài: TÌM HIỂU VỀ CƠNG NGHỆ XỬ LÝ
HỒN TẤT KHÁNG KHUẨN
GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Anh
SVTH: Nhóm 15





Lê Thị Đoan Trang - 20109051
Nguyễn Thị Hồng Vân - 20109060
Nguyễn Thị Là – 20109140
Dương Thị Minh Thy - 20109164

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6/2022


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 - 2022
Tên đề tài: Tìm hiểu về cơng nghệ xử lý hồn tất kháng khuẩn
ĐÁNH

STT


HỌ VÀ TÊN

MSSV

NHIỆM VỤ

GIÁ

XÁC

MỨC

NHẬN

GHI

ĐỘ %

ĐÁNH

CHÚ

HOÀN

GIÁ

THÀNH
 Mục 4/Phần A
 Mục 1,3,7/Phần B
1


Nguyễn Thị Là

20109140  Phần C
 Chỉnh sửa tiểu

100%

Đã xác nhận

100%

Đã xác nhận

100%

Đã xác nhận

100%

Đã xác nhận

Nhóm
trưởng

luận
2

Nguyễn Thị Hồng Vân


20109060 Mục 4, 5,7/Phần B
 Mục 2, 3/Phần A

3

Dương Thị Minh Thy

20109164

 Mục 6/Phần B
 Mục 1/Phần A

4

Lê Thị Đoan Trang

20109051  Mục 2,7/Phần B
 Tổng hợp bài

Nhóm trưởng
Nguyễn Thị Là


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Điểm:…………………
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng 06 năm 2022
Chữ kí GVHD


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1

A.
1.

Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1

2.

Đối tượng tìm hiểu.................................................................................................... 2

3.

Phạm vi chủ đề ......................................................................................................... 2

4.


Thực trạng................................................................................................................. 2

B.

NỘI DUNG .................................................................................................................. 3
1.

Khái niệm ................................................................................................................. 3

2.

Phân loại vải kháng khuẩn ........................................................................................ 3
2.1. Vải dệt kim kháng khuẩn ....................................................................................... 3
2.2. Vải không dệt kháng khuẩn ................................................................................... 4
2.3. Vải dệt thoi kháng khuẩn ....................................................................................... 5

3.

Mục đích, tầm quan trọng xử lý hoàn tất kháng khuẩn ............................................ 6

4.

Cơ chế xử lý kháng khuẩn ........................................................................................ 7

5.

Vật liệu, thiết bị và hóa chất xử lý............................................................................ 8

6.


Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý ......................................................... 10

7.

Tính ứng dụng, nghiên cứu mới ............................................................................. 12
7.1. Tính ứng dụng ..................................................................................................... 12
7.2. Một số nghiên cứu mới ........................................................................................ 13

C.

KẾT LUẬN ................................................................................................................ 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 20


LỜI MỞ ĐẦU
Ngành may nước ta trong những năm gần đây nắm giữ vai trò quan trọng trong cán cân
thương mại xuất nhập khẩu. Cùng với q trình tồn cầu hóa diễn ra rất mạnh mẽ, địi hỏi
các nhà chun mơn tham gia sản xuất trong ngành phải có tay nghề kỹ thuật cao đồng thời
tự trang bị cho mình các kiến thức kỹ năng làm việc trong môi trường làm việc hiện đại,
nhằm đem lại hiệu quả hoạt động trong thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Môn học Q trình hồn tất vải là một mơn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức
cơ bản về các q trình hồn tất của vải, những nội dung cơ bản về quá trình xử lý vải sau
khi dệt thành vải thành phẩm, làm rõ tầm quan trọng của các xử lý hoàn tất trong việc đảm
bảo chất lượng, hiệu quả sử dụng của vải và các sản phẩm từ vải; trang bị những kiến thức
cơ bản về vật liệu dệt như nguồn gốc cấu tạo, tính chất hóa học, tính chất vật lý, phạm vi
ứng dụng của xơ sợi dệt nói chung. Đồng thời, mơn học cũng củng cố cơ sở lý thuyết như
kiến thức về hóa học hữu cơ, cơ học, quang học, nhiệt học và toán học ứng dụng.
Mục đích của bài tiểu luận này là để tìm hiểu tổng quan về cơng nghệ kháng khuẩn trên

vải, cũng như tầm quan trọng của vải kháng khuẩn trong đời sống hiện đại.
Bài tiểu luận này thực hiện dựa theo kiến thức mơn Qúa trình hồn tất vải, thuộc chương
trình đào tạo ngành Cơng nghệ May của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, dưới
sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Tuấn Anh.
Tuy nhiên trong quá trình làm bài, khó tránh khỏi những sai sót, vì vậy nhóm rất hy vọng
được thầy hướng dẫn thêm, để nhóm hiểu rõ và đúng hơn về cơng nghệ kháng khuẩn.
Nhóm chúng em xin cảm ơn thầy!
Nhóm sinh viên thực hiện
Nhóm 15


Q trình hồn tất vải

TS. Nguyễn Tuấn Anh

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà các thành tựu về khoa học công nghệ được
đổi mới không ngừng, ngày càng tiên tiến, phát triển để nâng cao chất lượng đời sống con
người. Những thành công về khoa học và công nghệ trong ngành dệt may cũng khơng nằm
ngồi qui luật đó. Bên cạnh việc nâng cao và hoàn thiện chất lượng vải may mặc dân dụng
thì vải may mặc có chức năng đặc biệt như kháng khuẩn, chống mùi hôi, chống tia
UV,…cũng đã xuất hiện và ngày càng phát triển.
Việc sử dụng chất chống vi khuẩn để tạo ra vải kháng khuẩn đã được biết đến trong nhiều
thập kỷ qua. Vải kháng khuẩn không những được sử dụng rộng rãi để sản xuất mặt hàng
mặc lót, hàng thể thao, hàng gia dụng và quần áo bảo vệ ở những nơi có nguy cơ lây nhiễm
cao như bệnh viện, khách sạn, trường học, quần áo sử dụng cho bác sĩ, nhân viên y tế và
cho bệnh nhân, các trang bị như băng vết thương nhiều trong y tế, qn sự, cơng nghiệp,
mà cịn được sử dụng trong quần áo dân dụng. Người tiêu dùng ngày càng nhận thức được
phong cách sống hợp vệ sinh, do đó nhu cầu đối với một loạt các sản phẩm dệt may có đặc

tính kháng khuẩn ngày càng cần thiết. Sản phẩm thời trang sử dụng vải kháng khuẩn sẽ
giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, đồng thời thân thiện với môi trường và bảo vệ
sức khỏe, phòng chống bệnh tật.
Đặc biệt là trong vòng hơn hai năm trở lại đây, sự bùng nổ không lường trước được của
đại dịch Covid-19 đã gây ra những tổn thất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức
khỏe con người. Do đó, nhu cầu sử dụng vải kháng khuẩn của người tiêu dùng và những
người hoạt động trong lĩnh vực y tế như: bác sỹ, nhân viên y tế,…chống lại các vi khuẩn
gây bệnh ngày càng cần tăng cao nhằm nâng cao tính vệ sinh, đảm bảo sức khỏe cho người
dùng. Đây là các lý do để sản phẩm vật liệu dệt kháng khuẩn sẽ ngày càng tăng cả về chủng
loại, số lượng, chất lượng nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, để có thể phổ biến và ứng dụng rộng rãi loại vải kháng khuẩn thì trước tiên
ta phải hiểu được cơ chế kháng khuẩn của vải cùng với các công nghệ - phương pháp kháng
Nhóm 15

1


Q trình hồn tất vải

TS. Nguyễn Tuấn Anh

khuẩn khác nhau, phải đánh giá đầy đủ được các tính chất của vải sau xử lý kháng khuẩn
để thấy được ưu nhược điểm của các loại vải kháng khuẩn, từ đó ta mới có thể làm chủ,
phát triển dịng sản phẩm này. Đây chính là lý do nhóm 15 chúng em chọn đề tài “Tìm hiểu
về cơng nghệ xử lý hồn tất kháng khuẩn”.
2. Đối tượng tìm hiểu
 Vải kháng khuẩn
 Chất kháng khuẩn
 Vật liệu kháng khuẩn
3. Phạm vi chủ đề

 Chủ yếu trong lĩnh vực may mặc và thời trang.
 Ngồi ra cịn các lĩnh vực khác như: Y học, thể thao, công nghệ thực phẩm, phục vụ
quân đội,…
4. Thực trạng
Cơng nghệ kháng khuẩn nói chung và vải kháng khuẩn nói riêng ở Việt Nam hiện nay
rất có tiềm năng, đang được phát triển nhưng chưa phổ biến rộng. Vải kháng khuẩn có nhiều
ứng dụng trong cuộc sống, đặc biệt trong ngành y tế và để bảo vệ sức khỏe cho con người.
Nhất là trong đại dịch covid, vải kháng khuẩn đã đóng vai trị quan trọng để giúp các tuyến
đầu cũng như người dân bảo vệ sức khỏe, hạn chế sự xâm nhập của virut gây bệnh, đó là
các trang phục bảo hộ, khẩu trang y tế,… được làm từ vải kháng khuẩn. Vải kháng khuẩn
nếu như trước đây chỉ được sản xuất và sử dụng trong y tế, thì ngày nay nhu cầu của con
người ngày càng được mở rộng hơn trong các lĩnh vực khác như may đồ gia dụng (khăn
tắm, rèm cửa, chăn ga gối,…), phục vụ quân đội, sản xuất may mặc, phụ kiện (đồ trẻ em,
đồ tắm, mũ,...).Chất liệu được tạo ra với số lượng lớn nhằm giúp bảo vệ con người trước
những tác hại xấu của bụi bẩn, virus,…

Nhóm 15

2


Q trình hồn tất vải

TS. Nguyễn Tuấn Anh

B. NỘI DUNG
1. Khái niệm
Kháng khuẩn?
Kháng khuẩn theo định nghĩa là sự phá hủy hoặc kìm hãm, hạn chế sự phát triển của vi
sinh vật, đặc biệt là vi sinh vật gây bệnh, chẳng hạn SARS, Rubella và gần đây nhất

COVID19 – căn bệnh cả thế giới đều khiếp sợ.
Vải kháng khuẩn?
Vải kháng khuẩn là loại vải đã trải qua một quá trình xử lý hoạt chất, để có thể chống lại
được vi trùng, vi khuẩn, giúp cho người sử dụng được bảo vệ an toàn, cũng như giúp làm
tăng tuổi thọ của sản phẩm. Với vải kháng khuẩn, những vật dụng được tạo ra từ chất liệu
này sẽ hạn chế bị ẩm mốc, mùi hơi khó chịu mặc dù phải tiếp xúc với vi sinh vật gây bệnh,
các chất bụi bẩn.
Vải kháng khuẩn hay cịn có nhiều tên gọi thân quen khác nhau kể đến như: vải lọc
khuẩn, vải lọc y tế, vải lọc khẩu trang y tế,...
2. Phân loại vải kháng khuẩn
2.1. Vải dệt kim kháng khuẩn
Vải dệt kim được sản xuất bằng sự liên kết giữa các vòng sợi với nhau. Vải dệt kim rất
dễ bị vi khuẩn xâm nhập, vậy nên đây là chất liệu rất được chú trọng để tạo ra lớp kháng
khuẩn. Khi sản xuất vải dệt kim, trong giai đoạn thêm các chất phụ gia để làm mềm vải,
các chất kháng khuẩn cũng được sử dụng ngay lúc này để chúng giữ giặt bên trong từng sợi
vải.

Nhóm 15

3


Q trình hồn tất vải

TS. Nguyễn Tuấn Anh

2.2. Vải khơng dệt kháng khuẩn
Vải khơng dệt kháng khuẩn có bề mặt xơ, không mềm mại. Chất liệu được tạo ra bằng
phương pháp nóng chảy, ma sát để các sợi xơ được kết dính lại với nhau một cách ngẫu
nhiên. Vải khơng dệt kháng khuẩn không tuân theo các quy luật liên kết sợi, mà chúng kết

hợp một cách ngẫu nhiên do nhiệt độ cao tạo nên. Khâu sản xuất đơn giản hơn nên vải
khơng dệt kháng khuẩn có mức giá thấp hơn nhiều so với vải dệt kim kháng khuẩn.
Để tạo nên vải khơng dệt kháng khuẩn, thơng thường sẽ có hai cách kéo sợi cơ bản. Với
kỹ thuật kéo sợi nóng chảy, thì nhựa polyme sẽ được tác dụng bởi nhiệt độ cao, khiến cho
chất liệu nóng chảy và đi qua vòi phun sợi. Các sợi vải này sẽ được gom lại, tạo thành một
lớp đệm xơ. Sau đó dùng máy đè nén lớp đệm xơ này lại, với lực ép, và trọng lực sẽ biến
lớp đệm xơ thành một tấm vải.
Còn đối với kỹ thuật thổi chảy, nhựa polyme cũng sẽ được làm nóng chảy bởi nhiệt độ
cao. Sau đó cho chất lỏng chạy qua vịi phun để tạo thành các sợi vải nhỏ. Theo phương
pháp này thì lớp xơ có độ mảnh cao hơn. Vì chúng phải chịu sự tác động thổi của áp suất,
khí nóng. Cuối cùng phần xơ này được gom lại để tạo thành vải không dệt.
Và khi được sử dụng để làm vải kháng khuẩn, các lớp đệm xơ này thường được ghép từ
3 lớp dến 5 lớp. Những lớp đệm dày thường là lớp ngồi cùng, nhằm giúp cản lại được
những khơng khí bẩn. Còn bên trong sẽ là lớp đệm mỏng Melt blown, lớp đệm này sẽ giúp
người sử dụng không bị khó chịu, hay giúp cho da có độ thống khí cao hơn. Khi vải được
tạo ra càng nhiều lớp, thì khả năng kháng khuẩn sẽ càng cao.

Nhóm 15

4


Q trình hồn tất vải

TS. Nguyễn Tuấn Anh

2.3. Vải dệt thoi kháng khuẩn
Vải dệt thoi là tên gọi chỉ chung cho tất cả các loại vải được hình thành trên khung dệt.
Khung dệt có thể là do con người thực hiện, hoặc khung dệt công nghiệp. Vải được sản
xuất dựa trên nguyên lý là sự liên kết giữa các sợi ngang và sợi dọc. Chúng được đan xen

hai hoặc nhiều sợi ở các góc vng với nhau.
Mặc dù là sự đan xen liên kết chặt chẽ giữa sợi ngang và sợi dọc, nhưng chúng vẫn có
khe hở làm cho các hạt bụi li ti hay vi khuẩn có khả năng lọt vào bên trong. Vậy nên, nhà
sản xuất đã sử dụng các chất kháng khuẩn để tạo nên vải dệt thoi kháng khuẩn. Vải dệt thoi
khi sử dụng ion kim loại để bảo vệ, sẽ giúp chất liệu giảm được mùi hơi ẩm khó chịu. Các
chất liệu dệt thoi kháng khuẩn thường được sử dụng trong y tế, bệnh viện, hay là chất liệu
chính để may chăn ga gối cho bệnh nhân.

Nhóm 15

5


Q trình hồn tất vải

TS. Nguyễn Tuấn Anh

3. Mục đích, tầm quan trọng xử lý hoàn tất kháng khuẩn
Vi sinh vật đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong cuộc sống và thường được phân làm
hai loại: vi sinh vât có ích (các loại men, enzym...) và vi sinh vật có hại (virut gây bệnh,
nấm,…).
Vải và quần áo mặc thường ngày là nơi môi trường lý tưởng cho nhiều loại vi sinh vật
(ví dụ: pathogenic), đặc biệt là các loại vi sinh vật gây mùi khó chịu. Với tình trạng mơi
trường như hiện tại, khi có rất loại vi khuẩn, vi rút phát triển mạnh, gây ảnh hưởng không
tốt đến sức khỏe của con người như: Rubella, dịch hạch, SARS, A/H5N1, Covid 19,… thì
nhu cầu loại vải này càng được tăng cao, cũng như chúng được tạo ra với chất lượng tốt
hơn.
Các loại vi sinh này thường làm hại đến sản phẩm may: màu sắc, độ bền,... nhất là mùi
hôi cho vải - nơi mà chúng trú ngụ (tính tiện nghi), giảm chất lượng sản phẩm may (tính sử
dụng), ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mặc (tính bảo vệ). Ngồi các loại vi khuẩn gây

bệnh, thì để bảo vệ con người trước những làn khói, bụi bẩn, thì vải kháng khuẩn cũng thật
sự rất cần được sử dụng trong những trường hợp này. Do vậy xử lý kháng khuẩn là công
việc xử lý cần thiết cho vải, đặc biệt đối với các mặt hàng như trang phục y tế, thể thao, vải
vệ sinh (khăn lau các loại), dân dụng,...
Vải kháng khuẩn sau khi đã được xử lý với các hợp chất bảo vệ, sẽ ngăn được nhiều vi
khuẩn xâm nhập, phát triển. Điều này sẽ giúp cho chất liệu khơng bị ẩm mốc, hay bị các
tác đơng bên ngồi mơi trường làm vải bị ố màu, giảm tính thẩm mỹ. Bên cạnh đó, vải
kháng khuẩn cũng sẽ có độ bền, cũng như có nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với vải thông
thường, tăng khả năng bảo vệ sức khỏe, an tồn da cho người mặc hơn, vải có độ bền cao
và cũng dễ dàng bảo quản, vệ sinh hơn.

Nhóm 15

6


Q trình hồn tất vải

TS. Nguyễn Tuấn Anh

4. Cơ chế xử lý kháng khuẩn
Phương pháp xử lý kháng khuẩn phổ biến nhất là đưa chất kháng khuẩn (thường là các
hợp chất vô cơ, hữu cơ) phối trộn với các màng polyme theo phương pháp xử lý ngấm, ép,
định hình, sấy và gia nhiệt tạo màng để gắn lên vải. Phương pháp này tuy đơn giản nhưng
cần kiểm soát chặt chẽ đảm bảo không gây dị ứng cho da, các màng cần đảm bảo độ bền
nhất định.
 Khả năng ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn được thể hiện qua:


Khả năng kìm hãm (biostatic): hạn chế sự sinh trưởng nhanh của vi khuẩn nhưng

không giết chết vi khuẩn.



Khả năng tiêu diệt (biocidal): giết chết vi khuẩn khi chúng tiếp xúc với vải.

 Những phương pháp tạo tính kháng khuẩn thường được sử dụng:


Phương pháp vật lý: tạo ra các rào cản vật lý có tác dụng bao vây, ngăn cản như các
màng trơ, màng phủ.

Ưu điểm của phương pháp này là tương đối đơn giản, rất an toàn đối với cả người sử
dụng cũng như với mơi trường, vì khơng phải sử dụng chất kháng khuẩn.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp rào cản là làm ảnh hưởng đến một số tính chất
quan trọng của vật liệu dệt, trong đó có tính chất tiện nghi, mà đây lại là một tính chất rất
quan trọng đối với các sản phẩm may mặc. Hơn nữa, phương pháp này cũng chỉ có thể ngăn
chặn vi khuẩn xuyên qua vải dệt vào cơ thể, trong khi vi khuẩn vẫn có thể phát triển trên
bề mặt của vải. Do vậy việc sử dụng phương pháp này có nhiều hạn chế.


Phương pháp hóa lý: dùng các chất có khả năng chống lại vi khuẩn đưa lên vải như:
- Tạo ra các liên kết hóa học giữa vải và các hợp chất kháng khuẩn, tạo độ bền sử
dụng cao. Dùng phương pháp tận trích hay ngấm ép để đưa chất kháng khuẩn lên
vải.

Nhóm 15

7



Q trình hồn tất vải

TS. Nguyễn Tuấn Anh

- Phân tán hay trộn chất kháng khuẩn lên chất trợ rồi gắn lên vải, các chất này nằm
trong vùng vơ định hình hay vùng cấu trúc rỗng sau đó được giải phóng từ từ ra
khỏi vải. Hồn tồn khơng có sự liên kết hóa học giữa chất kháng khuẩn và vải.
- Kỹ thuật nang siêu nhỏ: tạo ra nang chứa hóa chất có kích thước siêu nhỏ, các
nang được gắn lên vải và từ từ chất kháng khuẩn sẽ được giải phóng khỏi vải
trong quá trình sử dụng.
- Phương pháp nạp lại: tạo ra liên kết giữa vải và hoạt chất, hoạt chất bị giảm đi
trong quá trình sử dụng sẽ được phục hồi bằng việc giặt tẩy trắng chlo để tạo ra
loại chất tiệt trùng mới.
5. Vật liệu, thiết bị và hóa chất xử lý
 Hợp chất kim loại phức:
Các hợp chất của bạc, đồng, thủy ngân,... là những chất diệt khuẩn hiệu quả có khả năng
hạn chế hoạt động của các enzyme. Trong đó, bạc được sử dụng phổ biến và nhất là ở dạng
hạt nano. Với kích thước chỉ từ 1 - 100 nanomet, các hạt nano bạc có diện tích mặt rất lớn
giúp gia tăng tiếp xúc của chúng với vi khuẩn hoặc nấm vì thế cho hiệu quả kháng khuẩn
tốt hơn. Nano bạc được gắn vào vải bằng quy trình nhuộm liên tục. Trong q trình đó, keo
kết dính (polymer tự nhiên) được bổ sung giúp hạt nano bám chặt và không tan khi giặt,
đồng thời tạo lớp màng polymer ngăn các hạt nước đi qua. Keo kết dính và nano bạc được
phối trộn theo các tỉ lệ khác nhau để đảm bảo hoạt tính kháng khuẩn theo yêu cầu. Vải đi
qua máng ngấm ép keo giúp nano bạc được phân tán đều trên bề mặt, sau đó sấy nhiệt và
khử qua tia UV.
 Chitosan dẫn xuất từ chitin:
Chitosan là một polymer tự nhiên, không độc hại, kháng vi khuẩn và phân hủy sinh học.
Chúng có trong vỏ các động vật giáp xác như tôm, cua và dùng tráng phủ lên vải. Vải sau
khi xử lý kháng khuẩn với chitosan có độ bền kháng khuẩn cao, các tính chất tiện nghi được

cải thiện: Độ thống khí của vải tăng, khả năng phục hồi nhàu tăng, hệ số ma sát giảm, bề

Nhóm 15

8


Q trình hồn tất vải

TS. Nguyễn Tuấn Anh

mặt vải nhẵn, mịn màng hơn. Độ bền cơ học của vải tuy giảm nhưng vẫn thỏa mãn yêu cầu
cho vải may mặc.
Việc sử dụng sợi chitosan được xử lý bằng hợp chất kẽm và đồng cho kết quả tuyệt vời
trong việc kháng khuẩn. Thử nghiệm kháng khuẩn nấm Candida albicans (loại nấm men
thuộc họ Candida) cho kết quả sự giảm đáng kể 78,6% nếu chỉ có sợi chitosan, nhưng tăng
lên tới 96,2% nếu chứa ion đồng và 97,7% nếu chứa ion kẽm.
Mẫu

Vi khuẩn đếm được (cfu ml − 1) Giảm (%)

Nuôi cấy

5.4 × 103

n/a

Với sợi Chitosan

1155


78.6

Sợi Chitosan với Cu(II) 208

96.2

Sợi Chitosan với Zn(II) 123

97.7

Theo “Antimicrobial textile dressings in managing wound infection, Y. Qin, in Advanced
Textiles for Wound Care, 2009”
 Chất oxy hóa: aldehyde, halogen,... có khả năng tấn cơng màng tế bào và hệ thống
enzyme của vi sinh vật. Tuy nhiên, chất này sẽ tiêu diệt hại khuẩn lẫn lợi khuẩn.
 Chất làm đông: rượu, hợp chất của halogen, isothiazol, peroxo,... làm tổn hại cấu
trúc hữu cơ của vi sinh vật.
 Chất dẫn xuất ether diphenyl: có tên sản phẩm là triclosan, có chủ yếu trong kem
đánh răng, xà phịng, chất khử mùi,... có khả năng ngăn chặn chức năng sao chép
của vi sinh vật. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu tổng quan chỉ ra rằng: mặc dù có khả
năng diệt khuẩn rất mạnh nhưng dưới một số điều kiện của nhiệt độ và ánh sáng thì
triclosan có khả năng biến thành dioxin - một chất rất độc với môi trường và người
sử dụng.

Nhóm 15

9


Q trình hồn tất vải


TS. Nguyễn Tuấn Anh

 Hợp chất amoni bậc bốn, amin, glucoprotamin mang tính cation, xốp, hấp thụ có
khả năng tác động đến màng sinh vật.
 Các sản phẩm có từ thảo mộc tự nhiên: Trà xanh, cà phê, bạc hà, quế,... Những chất
kháng

khuẩn

đã

được

thương

mại

hóa

thành

cơng

đó



Ultrafresh ̣(Thomson),Tinosan (Ciba), Sanitized AG (Clariant),...
Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, việc đưa các chất kháng khuẩn lên vải chủ yếu

được thực hiện sau công đoạn tẩy trắng, nhuộm màu hoặc in hoa theo các cách khác nhau:
ngấm ép, tráng phủ hoặc phun,… Xử lý theo phương pháp này, vải thành phẩm có khả năng
diệt tới 90% khuẩn sau 1h tiếp xúc và giảm còn 60-70% sau một số lần giặt.
6. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý
 Nguồn gốc, tính chất của vải.
 Cấu trúc dệt của vải.
 Khả năng tấn công của vi sinh vật  Các biện pháp bảo vệ như: xây dựng hàng rào
bảo vệ; khả năng tiêu diệt; khả năng kìm hãm; các phương pháp vật lý, hóa lý.
 Các lỗ trống trên bề mặt vải như vải dệt thoi, vải dệt kim và vải không dệt  Các lỗ
trống này cho phép không khí, hơi nước có thể đi qua nhằm bảo đảm tính tiện nghi
của sản phẩm may mặc, nhưng các lỗ trống này cũng chính là con đường để vi khuẩn
có thể xâm nhập qua. Do đó, các tính chất thẩm thấu của vải sẽ liên quan chặt chẽ tới
khả năng xâm nhập của vi khuẩn xuyên qua vải bằng ba con đường, đó là khơng khí,
hơi nước và chất lỏng.
 Đặc thù của từng phương pháp sản xuất:
+ Vải dệt thoi được hình thành từ hai hệ thống sợi dọc và sợi ngang đan thẳng góc
với nhau theo một qui luật, mà qui luật đó được gọi là kiểu dệt. Vải dệt thoi có kết
cấu khá chặt chẽ, các sợi dọc và ngang đan liên tiếp với nhau, tuy nhiên giữa các
sợi ngang hoặc sợi dọc liền kề vẫn có khoảng trống, đây là nơi mà khơng khí, hơi
nước, chất lỏng, chất rắn mang theo vi khuẩn có thể di chuyển xuyên qua vải.

Nhóm 15

10


Q trình hồn tất vải

TS. Nguyễn Tuấn Anh


+ Vải dệt kim được hình thành bằng cách liên kết các vịng sợi với nhau theo một qui
luật nhất định. Từ đặc điểm về cấu trúc của vải dệt kim thấy rằng, khả năng vi
khuẩn xâm nhập xuyên qua vải dệt kim thường dễ dàng hơn vải dệt thoi (do khoảng
trống trên vải dệt kim có diện tích lớn hơn khoảng trống trên vải dệt thoi), hơn nữa
do vải dệt kim dễ bị biến dạng trong quá trình sử dụng (độ giãn cao), nên các lỗ
trống trên vải càng lớn hơn, càng thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập qua vải.
+ Vải không dệt được tạo ra trực tiếp từ xơ dệt, trong đó các xơ liên kết với nhau
bằng phương pháp cơ học, hoặc hóa lý. Q trình sản xuất vải không dệt được tiến
hành bằng cách tạo ra màng xơ, sau đó sẽ liên kết các xơ trong màng xơ để tạo độ
bền cho vải. Do đó, đa phần các loại vải không dệt được sử dụng làm quần áo bảo
vệ dùng một lần cho bác sỹ phẫu thuật và các sản phẩm để ngăn ngừa sự xâm nhập
của vi khuẩn. Trong trường hợp vải không dệt sản xuất theo phương pháp hóa lý
thì màng xơ thường được tạo ra từ các xơ có kích thước rất mảnh (microfiber). Các
lớp xơ được liên kết bằng gia nhiệt nóng chảy để tạo ra sản phẩm vải theo yêu cầu.
+ Vải không dệt liên kết hỗn hợp (composite nonwoven fabric) sử dụng làm quần áo
bảo vệ bác sĩ phẫu thuật thường có ba lớp kết hợp, lớp giữa là vải không dệt liên
kết hóa lý, hai lớp hai bên dạng spunbonded. Thực tế đã chứng minh hiệu quả ngăn
chặn chống lại vi khuẩn của loại vải này là rất cao. Tuy nhiên, do đặc thù phương
pháp sản xuất nên vải không dệt khơng bền, các tính chất của vải bị thay đổi nhiều
sau các chu trình giặt. Vì vậy, mặc dù là sản phẩm ngăn chặn vi khuẩn rất có hiệu
quả nhưng chỉ được sử dụng làm sản phẩm kháng khuẩn dùng một lần.
 Thời gian gian tiếp xúc với hóa chất.
 Các loại vải có sự tổn thương với vi sinh vật khác nhau.
 Các màng sinh học do vi khuẩn tạo ra.
 Cơ chế xâm nhập của vi khuẩn.

Nhóm 15

11



Q trình hồn tất vải

TS. Nguyễn Tuấn Anh

7. Tính ứng dụng, nghiên cứu mới
7.1. Tính ứng dụng
Vải kháng khuẩn nếu như trước đây chỉ được sản xuất và sử dụng trong y tế, thì ngày
nay nhu cầu của con người ngày càng được mở rộng hơn. Chất liệu được tạo ra với số lượng
lớn nhằm giúp bảo vệ con người trước những tác hại xấu của bụi bẩn, virus… Vậy nên, dù
có phải bỏ ra một số tiền lớn hơn, nhưng con người vẫn lựa chọn loại vải này để phục vụ
cho cuộc sống, cho nhu cầu sản xuất may mặc. Có thể điểm qua một số ứng dụng của vải
kháng khuẩn như sau:
7.1.1. May đồ gia dụng
Ngày nay, vải kháng khuẩn được dùng để sản xuất các vật dụng gia đình như: Khăn tắm,
chăn, gối,… có khả năng ngăn ngừa vi khuẩn do tuyến mồ hôi gây ra cũng như hạn chế
việc các loại vi sinh vật có hại tấn cơng các sản phẩm này. Bên cạnh đó, bụi bẩn trong
khơng khí sẽ được lớp bảo vệ của vải ngăn chặn lại, không làm cho đồ gia dụng bị các vết
bẩn bám sâu bên trong. Tuy nhiên, giá thành của các sản phẩm may từ vải kháng khuẩn khá
cao nên chưa được sử dụng rộng rãi.
7.1.2. Phục vụ quân đội
Để bảo vệ sức khỏe tuyệt đối cho lực lượng nồng cốt, chất liệu vải kháng khuẩn được sử
dụng để may đồng phục trong quân đội, sản xuất các loại lều, thảm và nhiều vật dụng tư
trang khác.
7.1.3. Sản xuất may mặc, phụ kiện
Ngoài việc được sử dụng để may đồ gia dụng, vải kháng khuẩn còn được ứng dụng sản
xuất mặt hàng đồ lót, hàng thể thao, để may quần áo, đặc biệt là quần áo trẻ em. Da trẻ em
dễ mẫn cảm với bụi bẩn và vi khuẩn trong khơng khí, vậy nên sử dụng chất liệu này để may
trang phục cho trẻ em là rất cần thiết.
Nhóm 15


12


Q trình hồn tất vải

TS. Nguyễn Tuấn Anh

Ngồi ra, vải kháng khuẩn chủ yếu để sản xuất các loại trang phục phải thường xuyên
tiếp xúc với bụi bẩn như áo khoác, hay đồ thể thao. Mũ cũng là một loại phụ kiện được sản
xuất từ loại chất liệu vải này. Vì nhu cầu sử dụng của con người chính là giúp bảo vệ cho
mái tóc và da đầu ln được sạch sẽ. Và khi tuyến mồ hôi hoạt động mạnh cũng sẽ không
làm cho vải bị ẩm mốc.
7.1.4. Sử dụng trong y tế
Trong y tế, loại vải kháng khuẩn được sử dụng chủ yếu là vải không dệt. Và chất liệu
được ứng dụng để sản xuất quần áo bảo hộ y tế, khẩu trang, găng tay,… Bên cạnh đó, áo
blouse, mũ y tế, ra trải giường bệnh, rèm cửa,… cũng sử dụng vải kháng khuẩn. Chúng
giúp bảo vệ sức khỏe cho bệnh nhân, và đội ngũ y bác sĩ làm việc được an toàn hơn.
7.1.5. Sử dụng trong các lĩnh vực khác
 Thực phẩm: Vải lọc, trang phục nghiên cứu trong clearn room,…
 Cơng nghệ Hóa: trang phục bảo hộ,…
7.2. Một số nghiên cứu mới
Vải kháng khuẩn có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống, đặc biệt trong ngành y tế và để
bảo vệ sức khỏe cho con người. Đặc biệt, trong những năm gần đây Covid-19 đã làm nhu
cầu về quần áo và các thiết bị đeo khác có khả năng kháng khuẩn tăng cao. Để đáp ứng nhu
cầu đó, các cơng nghệ kháng khuẩn mới cũng nhanh chóng được ra đời.
Ứng dụng vật liệu kháng khuẩn Ag/GO lên khẩu trang vải để tạo thành sản phẩm
khẩu trang vải kháng khuẩn ngăn Covid-19
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, nhóm nghiên cứu ở Đại học
Bách Khoa, ĐHQG-HCM do PGS.TS Nguyễn Hữu Hiếu làm trưởng nhóm, đã ứng dụng

vật liệu kháng khuẩn Ag/GO lên khẩu trang vải để tạo thành sản phẩm khẩu trang vải kháng
khuẩn ngăn Covid-19. Nano bạc bám trên bề mặt vải bền hơn và graphene cũng là vật liệu
Nhóm 15

13


Q trình hồn tất vải

TS. Nguyễn Tuấn Anh

giúp nano bạc phân bố đều, giúp khẩu trang có khả năng kháng khuẩn luôn ở mức cao. Đây
cũng là điểm khác biệt của sản phẩm so với các sản phẩm khẩu trang vải có chứa nano bạc
trên thị trường. Sản phẩm hiện đang được thử nghiệm, dùng trong phạm vi Đại học Bách
Khoa.
Với hàm lượng vật liệu kháng khuẩn Ag/GO rất thấp, khẩu trang vải kháng khuẩn có giá
thành sản xuất ở quy mơ phịng thí nghiệm hiện nay là dưới 20.000 đồng – thấp hơn nhiều
so với giá bán các loại khẩu trang kháng khuẩn khác trên thị trường. Do đó, nếu sản xuất ở
quy mơ cơng nghiệp, thì giá thành sản xuất cịn thấp hơn nhiều, hồn tồn có thể tính đến
việc xuất khẩu.
Vật liệu Ag/GO là sự kết hợp của AgNPs và GO, khắc phục được những hạn chế của
các vật liệu tiền chất như hiện tượng dễ kết tụ của AgNPs và kết dính của các tấm GO. Các
hạt AgNPs được phân bố đồng đều giữa các tấm GO, kết quả là vật liệu mới tạo thành có
hoạt tính kháng khuẩn cao hơn các vật liệu tiền chất. Vật liệu Ag/GO cũng có tiềm năng
ứng dụng như một tác nhân kháng khuẩn trực tiếp, không độc hại trong các sản phẩm như:
băng dán vết thương, thuốc bôi,..
Sự bám dính của vật liệu Ag/GO lên bề mặt vải chủ yếu là do sự liên kết giữa các tấm
GO và chuỗi xenlulo trong vải. Các vi khuẩn bị hấp phụ lên bề mặt vải nhờ tương tác giữa
màng tế bào vi khuẩn và bề mặt giàu điện tử của các tấm GO. Đồng thời các hạt AgNPs
trên bề mặt các tấm GO có khả năng tương tác cao với các hợp chất chứa lưu huỳnh và

photpho ở màng tế bào vi khuẩn. Do đó, tăng cường khả năng bám dính của vi khuẩn trên
bề mặt vải. Tiếp đến, các AgNPs giải phóng các ion bạc khuếch tán vào tế bào vi khuẩn
làm ức chế khả năng hô hấp. Ion bạc liên kết với vật chất di truyền ngăn cản quá trình nhân
đơi của vi khuẩn, gây rối loạn q trình sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn.

Nhóm 15

14


Q trình hồn tất vải

TS. Nguyễn Tuấn Anh

Hình ảnh khẩu trang kháng khuẩn của nhóm nghiên cứu Đại học Bách Khoa
Công nghệ Livingguard
Công ty Livingguard của Thuỵ Sĩ đã phát triển một phương pháp có thể trực tiếp vơ hiệu
hố vi khuẩn và các loại virus bằng khẩu trang vải. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu tại
Viện cơng nghệ Dệt may Textiltechnik (ITA) của đại học RWTH Aachen đã tiến hành thí
nghiệm về tính chất hố lý của các loại vải được sử dụng làm khẩu trang. Các nhà nghiên
cứu tại đại học Freie Berlin đã có thể chứng minh rằng loại vải mới này có thể giúp giảm
tải số lượng lớn virus SAR-CoV-2 tới 99% chỉ trong vài giờ.
Nguyên tắc cơ bản trong Công nghệ Livingguard là bề mặt vải chứa các điện tích dương
mạnh. Khi các vi khuẩn tiếp xúc với công nghệ này, các tế bào của vi khuẩn mang điện tích
âm sẽ bị tiêu diệt giúp phá huỷ vĩnh viễn vi sinh vật này. Khác với các giải pháp thay thế
được làm từ kim loại, cơng nghệ mới được tìm thấy được cơng nhận sẽ mang đến sự an
toàn cho cả da và phổi. Hơn nữa, Cơng nghệ Livingguard có tính bền vững rất lớn cho phép
người dùng có thể tái sử dụng khẩu trang tới 200 lần mà khơng làm giảm tính an tồn hoặc
hiệu quả sử dụng.
Giáo sư Uwe Rösler từ Viện động vật và vệ sinh mơi trường nói rằng: “Các loại vải trong

những chiếc khẩu trang này có thể liên tục vơ hiệu hố các virus và có thể khiến những
chiếc khẩu trang này an toàn hơn những chiếc khẩu trang hiện nay. Hơn nữa, những loại

Nhóm 15

15


Q trình hồn tất vải

TS. Nguyễn Tuấn Anh

vải như thế này cũng đồng thời có thể giúp giảm tải các vấn đề vệ sinh trong y tế và các
lĩnh vực khác, kể cả sau thời kỳ dịch COVID-19.”
Các virus corona mới của chủng SARS-CoV-2 có thể được truyền qua các phần tử nhỏ
và qua khơng khí. Vì lý do này, chính quyền và các cơ quan y tế trên tồn thế giới, bao gồm
cả Tổ chức Y tế thế giới WHO đã khuyên người dân đeo khẩu trang để bảo vệ những
người xung quanh và bảo vệ chính họ. Những chiếc khẩu trang này giúp giữ lại những hạt
chứa SARS-CoV-2 khi chúng ta thở, ho hoặc hắt hơi.
Cơng nghệ hồn tất sản phẩm dệt độc quyền của HeiQ’s Viroblock
Công ty HeiQ Materials AG đã bán một phương pháp xử lý kháng vi-rút mới cho sản
phẩm dệt bằng cách cho thêm chất HeiQ Viroblock NPJ03 vào các sản phẩm dệt trong suốt
quy trình xử lý hồn tất và sử dụng bạc kháng khuẩn, mang điện tích hút vi-rút đến các
liposome hình cầu (Liposome tạo ra những tiểu phân tử hình cầu, kích thước siêu nhỏ, cấu
trúc gồm một hoặc nhiều lớp màng phospholipid kép bao quanh lõi chứa hoạt chất) có thể
làm tan màng vi rút của cholesterol, giúp bạc tiêu diệt vi-rút.
Các nhà sản xuất hàng dệt kim đã và đang tìm cách khai thác cơng nghệ kháng virus mới
này bằng cách tích hợp chúng trong các thiết kế của họ. Tập đoàn Albini, nhà sản xuất vải
dệt kim xa xỉ hàng đầu của Ý, là một trong những nhà sản xuất Ý đầu tiên cung cấp dòng
vải kháng virus trong thời kỳ đại dịch.

Phạm vi sử dụng công nghệ hoàn tất sản phẩm dệt độc quyền của HeiQ’s Viroblock.
Được giới thiệu vào tháng 5 năm 2020, công ty vải có trụ sở tại Bergamo tuyên bố vải
ViroFormula của họ có thể tiêu diệt vi khuẩn và vi rút khi tiếp xúc trong vài phút và chống
lại hiệu quả các loại vi-rút chính (H1N1, H5N1, H7N9, RSV và coronavirus (229E), gồm
cả SARS-CoV-2, vi rút gây ra Covid-19).
Một lợi ích chính là phương pháp xử lý hồn tất này có thể được áp dụng cho tất cả các
loại vải và hàng may mặc, bao gồm cả quần áo thông thường như áo sơ mi cotton, áo khốc

Nhóm 15

16


Q trình hồn tất vải

TS. Nguyễn Tuấn Anh

và quần tây, cùng với khẩu trang và áo choàng. Theo kết quả thử nghiệm, các đặc tính
kháng vi-rút của vải cotton ViroFormula sau xử lý của Albini có độ bền đến 30 lần giặt ở
nhiệt độ bình thường [1].
Cơng ty Argar Technology của Ý cũng đã tiếp nhận công nghệ mới. Là nhà sản xuất
hàng đầu về các loại vải dệt kim đã được chứng nhận sử dụng trong quần áo bảo hộ cá nhân
(PPE), cơng ty có trụ sở tại Magnago, gần Milan, đã giới thiệu một dòng vải chống vi rút
có tên là AVirtex, áp dụng phương pháp xử lý chống vi-rút và chống thấm nước của HeiQ.
Phối hợp với HeiQ, một công ty hàng đầu của Thụy Sĩ trong việc sản xuất hóa chất cho
ngành dệt may, Argar đã phát triển một phương pháp xử lý kháng vi-rút và kháng khuẩn
cho vải bằng công thức HeiQ Viroblock sáng tạo. Ứng dụng của HeiQ Viroblock có thể có
trên tất cả các loại vải Argar và trên những sản phẩm được phát triển phối hợp với khách
hàng của mình. Các loại vải như vậy có thể ứng dụng trong việc chế tạo thiết bị bảo vệ cá
nhân (PPE), y tế, thể thao, thời trang, ô tô, đồ nội thất và phụ kiện.

Các loại vải AVarTex thể hiện hoạt tính kháng vi-rút và kháng khuẩn tuyệt vời ngay cả
sau vài lần giặt, như đã được chứng minh bằng các thử nghiệm so sánh phân tích hoạt tính
kháng khuẩn ISO 20743.
Ơng Umberto Negri, chủ sở hữu và giám đốc điều hành của Argar Technology cho biết:
“Chúng tôi đã làm việc với HeiQ trong hơn 10 năm chủ yếu về các phương pháp xử lý
kháng khuẩn, vì vậy việc sử dụng cơng nghệ này là điều hồn tồn tự nhiên khi chúng tơi
nhận thấy sự gia tăng lớn về yêu cầu đối với các loại vải kháng vi-rút do đại dịch mang lại”.

Nhóm 15

17


Q trình hồn tất vải

TS. Nguyễn Tuấn Anh

C. KẾT LUẬN
Trên thị trường hiện nay, bên cạnh những loại vải thông thường thì vải kháng khuẩn với
những ưu điểm nổi trội cũng ngày càng được phổ biến hơn. Đây là một loại vải rất hữu ích,
giúp bảo vệ sức khỏe cho con người. Trong sản xuất và thương mại dệt may, vải kháng
khuẩn được sử dụng rộng rãi để sản xuất mặt hàng mặc lót, hàng thể thao, hàng gia dụng
và quần áo bảo vệ ở những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao như bệnh viện, khách sạn, trường
học,… Bởi vì vải kháng khuẩn có những ưu điểm hơn một số loại vải thơng thường, chẳng
hạn như an tồn cho mọi làn da kể cả da bị nhạy cảm hay dị ứng vẫn có thể sử dụng được;
góp phần bảo vệ sức khỏe của con người khỏi những tác động xấu từ yếu tố mơi trường bên
ngồi, các vi khuẩn có hại; khả năng chống thấm nước hồn hảo, ngăn chặn các giọt bắn
hay nguồn lây nhiễm dịch bệnh,...
Mặc dù có ưu điểm nổi trội như vậy nhưng vải lọc kháng khuẩn vẫn tồn tại một số nhược
điểm nhỏ. Đầu tiên chất kháng khuẩn sau nhiều lần giặt rất dễ bị tẩy rửa, nếu trong lần giặt

thứ 1 thì độ kháng khuẩn sẽ giảm 40%. Bên cạnh đó vải khi ướt có hiện tượng dính chặt
vào da, điều này sẽ gây nên tình trạng bí bách, nhớp nháp. Đặc biệt khẩu trang vải khi gặp
mưa sẽ dính vào mũi, miệng khiến khó thở. Hơn nữa khó phân hủy trong mơi trường tự
nhiên, thay vào đó sẽ cần đến tác động của con người. Hy vọng trong tương lai gần, các
nhà khoa học, các bác sĩ sẽ phát triển công nghệ kháng khuẩn nói chung và vải kháng khuẩn
nói riêng hơn nữa, hạn chế và khắc phục các nhược điểm này.
Tại Việt Nam, việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ xử lý kháng khuẩn cho vải đã
được nhiều đơn vị và cá nhân quan tâm ở các quy mô khác nhau, quy mơ phịng thí nghiệm
và quy mơ cơng nghiệp. Công nghệ xử lý và sản xuất vải kháng khuẩn đã được nhiều doanh
nghiệp dệt may ứng dụng trong sản xuất vải theo yêu cầu của khách hàng trong nước và
quốc tế. Với điều kiện thiết bị hiện tại, nhiều doanh nghiệp có đủ điều kiện để triển khai
sản xuất vải kháng khuẩn, hứa hẹn trong tương lai vải kháng khuẩn sẽ được phát triển hơn
nữa.

Nhóm 15

18


Q trình hồn tất vải

TS. Nguyễn Tuấn Anh
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tiểu luận này, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu
trường Đại Học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh vì đã tạo điều kiện về cơ sở vật
chất hiện đại, đáp ứng được nhu cầu học tập và nghiên cứu của chúng em.
Chúng em xin cảm ơn khoa Công nghệ may đã giúp chúng em được mở mang tri thức về
mơn Q trình hồn tất vải nói riêng và về ngành Cơng nghệ may nói chung, qua đó chúng
em có thể nhận thức một cách đầy đủ và toàn diện về ngành học cũng như định hình rõ hơn

về cơng việc tương lai.
Và cuối cùng, chúng em xin cảm ơn giảng viên bộ môn – thầy Nguyễn Tuấn Anh đã
giảng dạy tận tình, chi tiết để chúng em thể nắm rõ hơn về mơn học nói chung cũng như có
đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này nói riêng. Do chưa có nhiều kinh
nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê
bình từ phía thầy để bài tiểu luận được hồn thiện hơn. Lời cuối cùng, em xin kính chúc
thầy nhiều sức khỏe, thành cơng và hạnh phúc!
Nhóm sinh viên thực hiện

Nhóm 15

19


Q trình hồn tất vải

TS. Nguyễn Tuấn Anh

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ “Giáo trình Hồn tất vải”, TS. Nguyễn Tuấn Anh, ĐH Sư phạm kỹ thuật Tp.Hồ Chí
Minh.
2/ “Nghiên cứu tính chất cơ lý của vải dệt kháng khuẩn dùng cho bộ sưu tập thời trang thu
đông dành cho nam nữ thanh niên” - Luận văn thạc sỹ, Tơ Hồi Nam.
3/“Hiểu đúng và đủ về vải kháng khuẩn”, Thanh Ngân, Tập đoàn Dệt may Việt Nam,
07/04/2020.
4/ “Sự đổi mới trong vải làm khẩu trang kháng khuẩn SARS-CoV-2”, Trình Thùy Giang,
24/07/2020.
5/ “Ứng dụng vật liệu Ag/GO lên khẩu trang vải, tác dụng kháng khuẩn ngăn Covid-19”,
Thùy Linh, 25/6/2021.

6/ “Vải kháng khuẩn dùng để sản xuất khẩu trang được sản xuất và đánh giá như thế nào?”,
Thu Hường, Công Thương, 10/02/2020.
7/ “Vải kháng khuẩn là gì? Đặc điểm & các ứng dụng của vải kháng khuẩn”, Khánh Như,
May Hải Triều, 15/01/2022.
8/ “Vải kháng khuẩn là gì? Đặc điểm & ứng dụng vải kháng khuẩn”, Hoàng Lộc,
PhelieuHoaBinh, 08/12/2021.
9/ “Việt Nam làm chủ công nghệ vải kháng khuẩn”, Hà Bình, Khoa học &Đời
sống, 12/02/2020.

Nhóm 15

20


×