Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Bài tiểu luận môn quá trình hoàn tất vải (15)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (940.9 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO


TIỂU LUẬN: CƠNG NGHỆ HỒN TẤT VẢI

CƠNG NGHỆ KHÁNG KHUẨN TRÊN KHẨU
TRANG Y TẾ
GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Anh
SVTH:
HỌ & TÊN
1. Nguyễn Nữ Diệu Hân

MSSV
20109092

Mã lớp học: FFTE325551_21_2_01CLC

Tp Thủ Đức, Ngày 04 tháng 06 năm 2021

1


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….


………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….

ĐIỂM:……..
KÝ TÊN

2


MỤC LỤC

I.

MỞ ĐẦU ........................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài........................................................................... 5
2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 5
3. Thực trạng ..................................................................................... 5

II. NỘI DUNG........................................................................................ 7
1. Khái niệm liên quan ..................................................................... 7
1.1. Vải dệt thoi ............................................................................. 7
1.2. Vải dệt kim ............................................................................. 7
1.3. Vải không dệt ......................................................................... 7
2. Tầm quan trọng ............................................................................ 8
3. Phương pháp và nguyên lý .......................................................... 8

3.1. Phương pháp.......................................................................... 8
3.1.1. Phương pháp vật lý ........................................................... 8
3.1.2. Phương pháp hóa lý .......................................................... 9
3.2. Nguyên lý.............................................................................. 10
4. Hóa chất xử lý ............................................................................. 10
4.1. Triclosan............................................................................... 10
4.2. Nano Bạc .............................................................................. 11
4.3. Chitosan ............................................................................... 12
5. Đánh giá hiệu quả xử lý ............................................................. 13
5.1. Phương pháp định tính ....................................................... 13
5.2. Phương pháp định lượng .................................................... 13
6. Tính ứng dụng............................................................................. 14
III. KẾT LUẬN ..................................................................................... 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 16

3


DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
STT

TỪ VIẾT ĐẦY ĐỦ

TỪ VIẾT TẮT

1

CP

Cổ phần


2

AATCC

The American Association of Textile Chemists
and Colorists - Hiệp hội các nhà hóa học và nhà
tạo màu dệt may Hoa Kỳ

3

ISO

International Organization for Standardization Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế

4


I.

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Kể từ vài năm trở lại đây, trên thế giới liên tục xuất hiện những dịch
bênh gây ảnh hưởng nặng nề tới con người: dịch bệnh COVID, dịch cúm
gia cầm, xuất huyết não,... khiến sức khỏe con người bị đe dọa. Từ đó nhu
cầu bảo vệ bản thân của mỗi người ngày càng tăng cao, nhất là những người
bác sĩ, y tá, những người tuyến đầu chống dịch,.... Hơn nữa môi trường ngày
càng ô nhiễm, khí hậu biến đổi, khói bụi gia tăng thì nhu cầu đó ngày càng
cấp thiết. Đó cũng là lý do vật liệu kháng khuẩn càng được ưa chuộng và sử

dụng rộng rãi. Trong đó khẩu trang kháng khuẩn là vật liệu được sử dụng
rộng rãi phổ biến nhất.

2. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu cơng nghệ xử lý hồn tất kháng khuẩn cho khẩu trang y tế
- Các phương pháp xử lý kháng khuẩn cho khẩu trang y tế

3. Thực trạng
Theo thông tin từ các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang vải, khẩu trang
vải kháng khuẩn là vải được xử lý theo phương pháp đưa các chất kháng
khuẩn lên bề mặt vải theo các cách khác nhau như: ngấm ép, tráng phủ hoặc
phun. Ngoài ra, những chiếc khẩu trang may bằng vải kháng khuẩn đảm bảo
chất lượng có khả năng diệt khuẩn từ 10 - 30 lần sau giặt tùy theo loại chất
kháng khuẩn sử dụng. Đánh giá của Bộ Công Thương cũng cho thấy, sản
phẩm khẩu trang vải dệt kim của Việt Nam hiện nay trong quá trình sản xuất
và xuất khẩu đều tuân thủ theo các quy định, chứng nhận tiêu chuẩn quốc
tế. Tuy vậy, theo đại diện Hiệp hội Dệt May Việt Nam, nhiều thị trường
quốc tế đang có những bước kiểm sốt dịch bệnh tốt hơn, sự cạnh tranh từ
các nhà cung cấp khẩu trang tại đây cũng tăng lên, là thách thức lớn với
doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang Việt Nam. Mặt khác, khi dịch bùng phát,
khẩu trang trở thành một mặt hàng thiết yếu, nhưng khi dịch bệnh qua đi,
5


nhu cầu về khẩu trang cũng sẽ giảm xuống. Do vậy, chúng ta cần phổ biến
rộng rãi những ưu điểm cũng như tác dụng về lâu dài của khẩu trang để duy
trì sử dụng mặt hàng này thường xuyên.

6



II. NỘI DUNG
1. Khái niệm liên quan
Các loại khẩu trang làm từ vải hiện có 3 loại: vải dệt thoi, vải dệt kim và
vải không dệt, do vậy chúng ta sẽ phân tích cấu trúc của các loại vải này để
hiểu rõ hơn về cách xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài qua vải vào cơ thể.
1.1. Vải dệt thoi
Vải dệt thoi được hình thành từ hai hệ thống sợi dọc và sợi ngang đan
thẳng góc với nhau theo một qui luật, mà qui luật đó được gọi là kiểu
dệt. Vải dệt thoi có kết cấu khá chặt chẽ, các sợi dọc và ngang đan liên
tiếp với nhau, tuy nhiên giữa các sợi ngang hoặc sợi dọc liền kề vẫn có
khoảng trống, đây là nơi mà khơng khí, hơi nước, chất lỏng, chất rắn
mang theo vi khuẩn có thể di chuyển xuyên qua vải.
1.2. Vải dệt kim
Vải dệt kim được hình thành bằng cách liên kết các vịng sợi với nhau
theo một qui luật nhất định. Từ đặc điểm về cấu trúc của vải dệt kim
thấy rằng, khả năng vi khuẩn xâm nhập xuyên qua vải dệt kim thường
dễ dàng hơn vải dệt thoi (do khoảng trống trên vải dệt kim có diện tích
lớn hơn khoảng trống trên vải dệt thoi), hơn nữa do vải dệt kim dễ bị
biến dạng trong quá trình sử dụng (độ giãn cao), nên các lỗ trống trên
vải càng lớn hơn, càng thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập qua vải.
1.3. Vải không dệt
Vải không dệt được tạo ra trực tiếp từ xơ dệt, trong đó các xơ liên kết
với nhau bằng phương pháp cơ học, hoặc hóa lý. Q trình sản xuất vải
khơng dệt được tiến hành bằng cách tạo ra màng xơ, sau đó sẽ liên kết
các xơ trong màng xơ để tạo độ bền cho vải. Do đó, đa phần các loại vải
không dệt được sử dụng làm quần áo bảo vệ dùng một lần cho bác sỹ
phẫu thuật và các sản phẩm để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn.
Trong trường hợp vải không dệt sản xuất theo phương pháp hóa lý thì


7


màng xơ thường được tạo ra từ các xơ có kích thước rất mảnh
(microfiber). Các lớp xơ được liên kết bằng gia nhiệt nóng chảy để tạo
ra sản phẩm vải theo yêu cầu.
Vải không dệt liên kết hỗn hợp (composite nonwoven fabric) sử dụng
làm quần áo bảo vệ bác sĩ phẫu thuật thường có ba lớp kết hợp, lớp giữa
là vải khơng dệt liên kết hóa lý, hai lớp hai bên dạng không dệt
(spunbonded). Thực tế đã chứng minh hiệu quả ngăn chặn chống lại vi
khuẩn của loại vải này là rất cao. Tuy nhiên, do đặc thù phương pháp sản
xuất nên vải khơng dệt khơng bền, các tính chất của vải bị thay đổi nhiều
sau các chu trình giặt. Vì vậy, mặc dù là sản phẩm ngăn chặn vi khuẩn
rất có hiệu quả nhưng chỉ được sử dụng làm sản phẩm kháng khuẩn dùng
một lần.
2. Tầm quan trọng
Các loại vi sinh vật có hại như vi khuẩn Moraxella – một trong nhiều loại
vi khuẩn gây mùi, được xác định chính là nguyên nhân gốc rễ gây mùi ẩm
mốc trên quần áo, Norovirus virus gây tiêu chảy, viêm dạ dày,… Các loại vi
sinh vật này thường làm hại đến sản phẩm may giảm chất lượng sản phẩm,
ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mặc và nghiêm trọng hơn chẳng hạn như
trong lĩnh vực y tế - mơi trường cần tính kháng khuẩn cao cho bác sĩ, bệnh
nhân cũng như người nhà bệnh nhân. Đặc biệt dịch bệnh Covid-19 xuất hiện
và diễn biến phức tạp trong 2 năm gần đây thì việc xử lý kháng khuẩn ngày
càng trở thành công việc xử lý cần thiết và cấp bách cho vải.
3. Phương pháp và nguyên lý
3.1. Phương pháp
3.1.1. Phương pháp vật lý
Phương pháp vật lý hay còn được gọi là phương pháp rào cản,
phương pháp tạo màng polyme. Đây là phương pháp đơn giản, không

gây hại đến con người và môi trường. Tuy nhiên, khi sử dụng phương
8


pháp này, tính chất của vải bị tác động lớn, gây ảnh hưởng đến đặc tính
vật lý vốn có của chất liệu. Phương pháp chỉ giúp ngăn chặn vi khuẩn
xâm nhập vào bên trong vải thông qua ba con đường để ngăn chặn vi
khuẩn xuyên qua vải dệt thông qua ba con đường khơng khí, hơi nước và
chất lỏng, chứ không thể ngăn sự phát triển của vi khuẩn trên bề mặt vải.
Ưu điểm của phương pháp này là tương đối đơn giản, rất an toàn đối
với cả người sử dụng cũng như với mơi trường, vì khơng phải sử dụng
chất kháng khuẩn.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp rào cản là làm ảnh hưởng
đến một số tính chất quan trọng của vật liệu dệt, trong đó có tính chất
tiện nghi, mà đây lại là một tính chất rất quan trọng đối với các sản phẩm
may mặc. Hơn nữa, phương pháp này cũng chỉ có thể ngăn chặn vi khuẩn
xuyên qua vải dệt vào cơ thể, trong khi vi khuẩn vẫn có thể phát triển
trên bề mặt của vải. Do vậy việc sử dụng phương pháp này có nhiều hạn
chế.
3.1.2. Phương pháp hóa lý
Để bảo vệ người sử dụng chống lại vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập
vào cơ thể, ngồi phương pháp rào cản vật lý cịn có phương pháp hóa
lý, đó là đưa lên vải các chất có khả năng tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát
triển của vi khuẩn khi nó tiếp xúc với vải dệt. Với phương pháp này, các
chất kháng khuẩn được đưa lên vải bằng cách ngấm ép, tận trích.
Các chất kháng khuẩn được đưa lên vải thường là những chất diệt
khuẩn hoặc ức chế vi khuẩn phát triển bao gồm: ion kim loại (phổ biến
là ion Bạc); triclosan (không thân thiện với môi trường do có sử dụng
Clo, nên hạn chế sử dụng); amoni bậc bốn (được sử dụng trong công
nghiệp dệt từ những năm 70, là dạng hóa chất an tồn và phổ biến);

chitosan và dẫn xuất của chitosan (được nghiên cứu và đưa vào sử dụng
khoảng 30 năm trở lại đây). Có thể đưa các chất kháng khuẩn vào dung

9


dịch kéo sợi để tạo ra các loại xơ, sợi nhân tạo và tổng hợp có khả năng
kháng khuẩn và độ bền kháng khuẩn cao. Các loại xơ sợi có tính kháng
khuẩn bền có thể kể đến các loại xơ từ vixco tre, xơ sợi crabyon (chứa
Chitosan), các sản phẩm sợi hóa học có chứa ion bạc, một số oxit kim
loại có đặc tính kháng khuẩn như oxit kẽm trong sợi Crystal I-COOL
(talent).
Trước đây và cho đến hiện tại, trên thế giới cũng như tại Việt Nam,
việc đưa các chất kháng khuẩn lên vải chủ yếu được thực hiện sau công
đoạn tẩy trắng, nhuộm màu hoặc in hoa theo các cách khác nhau: ngấm
ép, tráng phủ hoặc phun.
Hiện nay tại Việt Nam, vải kháng khuẩn chủ yếu được sản xuất theo
phương pháp đưa các chất kháng khuẩn lên vải, được thực hiện ở công
đoạn tẩy trắng, nhuộm màu theo các cách khác nhau: ngấm ép, tráng phủ
hoặc phun. Sản xuất theo phương pháp này, vải thành phẩm có khả năng
diệt tới 90% khuẩn sau một giờ tiếp xúc và giảm còn 60-70% sau một số
lần giặt, tùy thuộc vào quy trình cơng nghệ và đặc tính của chất kháng
khuẩn.
3.2. Ngun lý
Nguyên lý cơ bản của các phương pháp thử nghiệm này là vi khuẩn được
nuôi cấy vào các mẫu vải trong một khoảng thời gian nhất định rồi ủ trong
tủ ấm ở nhiệt độ tương đương nhiệt độ cơ thể người (37 độ C) trong 18-24
giờ, sau đó đong đếm số lượng vi khuẩn để đánh giá mức độ tăng hay giảm
của vi khuẩn so với trước khi ủ và so với mẫu đối chứng khơng có xử lý
kháng khuẩn. Trên cơ sở đó đánh giá được khả năng kìm hãm sự phát triển

của vi khuẩn trên mẫu vải được xử lý kháng khuẩn.
4. Hóa chất xử lý
4.1. Triclosan

10


Triclosan (đôi khi được viết tắt là TCS ) là một chất kháng
khuẩn và kháng nấm có trong một số sản phẩm tiêu dùng, bao gồm kem
đánh răng, xà phòng, chất tẩy rửa, đồ chơi và phương pháp điều trị làm sạch
phẫu

thuật. Nó

tương

tự

về

cơng

dụng

và cơ

chế

hoạt


động của triclocarban . Hiệu quả của nó như một chất chống vi khuẩn ở
nồng độ thấp . Theo báo cáo của Hội đồng khoa học Cộng đồng châu Âu,
triclosan là một chất kháng khuẩn phổ biến, được sử dụng trong nhiều sản
phẩm chăm sóc da, sản phẩm khử mùi rất có hiệu quả trong việc ngăn chặn
sự phát triển của vi khuẩn, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng. Vì vậy, Triclosan
là chất kháng khuẩn được sử dụng khá nhiều trong ngành dệt may. Triclosan
với phenol clo hóa, một hóa chất tổng hợp, là chất kháng khuẩn phổ biến
và tiềm năng.
Trong một số nghiên cứu, các thông số kỹ thuật được khảo sát bao gồm
nồng độ Triclosan, thời gian ngâm, nhiệt độ sấy, nồng độ axit xitric để đánh
giá ảnh hưởng của các thông số được xử lý đến hiệu quả kháng khuẩn của
vải 100% cotton. Kết quả cho thấy vải cotton sau khi xử lý xong bằng
Triclosan và bơi axit xitric (CA) là hóa chất tạo liên kết quan trọng có khả
năng kháng khuẩn tốt và cải thiện tính kháng khuẩn bền bỉ sau 5 lần giặt.
Tính chất kháng khuẩn của vải bơng đã qua xử lý được đánh giá dựa trên
tiêu chuẩn ASTM E2149-01, thí nghiệm được thực hiện với E.Coli ATCC
25922 và S. Aureus ATCC 6538.
4.2. Nano Bạc
Bạc là nguyên tố kim loại quan trọng và được sử dụng trong đời sống
từ hàng ngàn năm nay. Với khả năng kháng khuẩn, kháng nấm và virus
mạnh, nano bạc được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là y
tế. Theo kết quả nghiên cứu của viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt
Nam, chỉ cần một lượng nano bạc rất nhỏ cỡ 1mg/L đã có thể tiêu diệt được
hầu hết vi khuẩn gây bệnh. Khả năng kháng khuẩn mạnh của nano bạc có

11


được nhờ đặc tính kháng khuẩn của ion bạc và diện tích bề mặt lớn của các
hạt nano. Hiệu quả của các hạt nano bạc phụ thuộc vào nồng độ và kích

thước của chúng. Nồng độ cao có hiệu quả tốt hơn. Hạt có kích thước càng
nhỏ có thể diệt khuẩn ở nồng độ thấp
Nano bạc là một chất chống nấm, chống virus HIV- 1, virus viêm gan
B, virus hợp bào hô hấp, virus herpes simplex, virus đậu mùa. Khả năng
kháng virus của hạt nano tốt hơn nhiều so với muối bạc vì chúng giải phóng
cả ngun tử bạc. Cơ chế tác dụng trên virus nhờ khả năng ức chế các giai
đoạn phát triển của tế bào virus. Nano bạc được coi là một tác nhân phổ
rộng chống lại nhiều chủng virus và khơng gây đề kháng.
4.3. Chitosan
Chitosan có một số đặc tính đặc biệt như khả năng phân hủy sinh học,
khơng độc hại, đặc tính cation và đặc biệt là khả năng kháng khuẩn. Trong
các hóa chất được nghiên cứu, chitosan được đánh giá cao về tính sinh thái
đối với người sử dụng và môi trường.
Trong công thức cấu tạo hóa học của Chitosan có các ion N+ Chitosan,
khi gặp vi sinh vật nói chung hay vi khuẩn nói riêng, các cation này sẽ phản
ứng với các thành phần anion của bề mặt tổ chức vi khuẩn, gây nhiễu loạn
làm thay đổi tính thấm của thành tế bào, phá hủy tế bào gây rò rỉ các cơ
quan nội bào của vi khuẩn, làm cho vi khuẩn chết đi. Chitosan có thể hút
các chất tĩnh điện âm bên trong thành tế bào của vi khuẩn, khiến chúng kết
lại thành chùm, gây ra sự nhiễu loạn bên trong thành tế bào, ức chế hoạt
động sinh lý của vi khuẩn, phá hủy thành tế bào vi khuẩn. Khi vi khuẩn
tiếp xúc với vải, màng Chitosan ngăn cản sự trao đổi chất qua thành tế bào,
làm cho vi khuẩn không phát triển được và chết đi. Chitosan có nguồn gốc
từ thiên nhiên khơng độc hại với mơi trường và người sử dụng.
Do đó, vải kháng khuẩn bằng Chitosan hoàn toàn phù hợp với mục đích
sử dụng làm vải may mặc, bởi vải có độ bền kháng khuẩn cao, các tính chất
tiện nghi được cải thiện: Độ thống khí của vải tăng, khả năng phục hồi nhàu

12



tăng, hệ số ma sát giảm, bề mặt vải nhẵn, mịn màng hơn. Độ bền cơ học của
vải tuy giảm nhưng vẫn thỏa mãn yêu cầu cho vải may mặc.
5. Đánh giá hiệu quả xử lý
5.1. Phương pháp định tính
- Các phương pháp định tính, gồm: AATCC TM147 và AATCC TM30
- kháng nấm (của Hiệp hội các nhà Hóa dệt và hóa màu vật liệu dệt Mỹ);
ISO/DIS 20645, EN ISO 20645, ISO 11721 và SN195 920... (tiêu chuẩn
Thụy Sỹ).
5.2. Phương pháp định lượng
- Các phương pháp định lượng gồm: AATCC 100, ISO 20743, SN 195924,
JIS L1902 và ASTM E 2149. Các phương pháp này được áp dụng rộng rãi
hơn dù tốn thời gian và chi phí vì phải đếm số lượng vi khuẩn thực tế và xác
định mức độ hoạt động diệt khuẩn/diệt nấm. Các phương pháp định lượng
có thể sử dụng cho tất cả các loại vật liệu dệt và chất kháng khuẩn và có thể
thực hiện các so sánh giữa các phương pháp xử lý kháng khuẩn khác nhau
cũng như các mức độ xử lý khác nhau trên cùng một loại vật liệu Các
phương pháp được thừa nhận và sử dụng nhiều trong thương mại dệt may
quốc tế là AATCC 100, ISO 20743 và AATCC 147.
Hiện tại, Trung tâm thí nghiệm dệt may thuộc Cơng ty CP - Viện nghiên
cứu dệt may là đơn vị tại Việt Nam có khả năng thử nghiệm khả năng kháng
khuẩn của vải theo tiêu chuẩn AATCC 100, ISO 20743 và AATCC 147 được
công nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 17025: 2017 và được thừa nhận quốc tế.
Trong bối cảnh thực tế hiện tại, chất lượng vải kháng khuẩn phục vụ sản xuất
khẩu trang vải cần đáp ứng các yêu cầu chứng nhận hợp quy theo QCVN
01/BCT: 2017 và có khả năng diệt khuẩn ≥ 90% thử nghiệm theo tiêu chuẩn
AATCC 100: 2012.
Công nghệ xử lý và sản xuất vải kháng khuẩn đã được nhiều doanh
nghiệp dệt may ứng dụng trong sản xuất vải theo yêu cầu của khách hàng
trong nước và quốc tế. Với điều kiện thiết bị hiện tại, nhiều doanh nghiệp có


13


đủ điều kiện để triển khai sản xuất vải kháng khuẩn. Mặc dù thực tế là sản
phẩm khẩu trang có khả năng kháng khuẩn hiện chưa phải là mặt hàng chính
tại các doanh nghiệp dệt may, nhưng trước nhu cầu khẩu trang phòng chống
dịch bệnh lên cao, bằng sự kết hợp giữa các doanh nghiệp dệt nhuộm và
doanh nghiệp dệt may, với sự kết nối của các cơ quan nhà nước và các cơ
quan chức năng, việc sản xuất khẩu trang từ vải kháng khuẩn hồn tồn có
thể đáp ứng kịp thời yêu cầu thiết yếu và thực tế phục vụ nhân dân.
6. Tính ứng dụng
Vải kháng khuẩn có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống, đặc biệt trong
ngành y tế và để bảo vệ sức khỏe cho con người. Trong y tế, loại vải kháng
khuẩn được sử dụng chủ yếu là vải không dệt. Và chất liệu được ứng dụng
để sản xuất quần áo bảo hộ y tế, găng tay, áo Blouse, cũng sử dụng vải kháng
khuẩn. Chúng giúp bảo vệ sức khỏe cho bệnh nhân, và đội ngũ y bác sĩ làm
việc được an toàn hơn. Và đặc biệt, hiện nay nhằm đáp ứng nhu cầu phòng
chống dịch Covid 19 vấn đề sản xuất và kháng khuẩn cho khẩu trang rất được
chú trọng. Bằng sự kết hợp giữa các doanh nghiệp dệt nhuộm và doanh
nghiệp dệt may, với sự kết nối của các cơ quan nhà nước và các cơ quan chức
năng, việc sản xuất khẩu trang từ vải kháng khuẩn hồn tồn có thể đáp ứng
kịp thời yêu cầu thiết yếu và thực tế phục vụ nhân dân.

14


III. KẾT LUẬN
Mặc dù được tạp thành từ nhiều phương pháp khác nhau nhưng các loại
vải dệt đều có chung đặc điểm là có các lỗ trống trên bề mặt vải giúp thống

khí, thơng hơi,... đảm bảo sự thoải mái cho người sử dụng. Tuy nhiên, chính
đặc điểm đó cũng tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn từ bên ngồi xâm nhập
cũng như di chuyển, lây lan trong mơi trường. Để ngăn chặn điều đó và bảo
vệ người mặc, nhà sản xuất cần chống lại sự xâm nhập đó. Người ta có thể
sử dụng phương pháp vật lí – “rào cản” để ngăn chặn vi khuẩn, nhưng nhược
điểm của phương pháp này sẽ làm mất tính tiện nghi và một số tính chất đặc
trưng của vải. Hơn nữa phương pháp này chỉ ngăn chặn vi khuẩn xuyên qua
cải chứ khơng tiêu diệt được chúng. Vì vậy phương pháp hóa lý được sử
dụng rộng rãi hơn, có thể tiêu diệ được vi khuẩn trên vải mà không làm mất
đi những tính chất của vải.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
/> /> /> />w/930#:~:text=Many%20antibacterial%20agents%20for%20textiles,t
oys%2C%20household%20appliances%20to%20cosmetics.
/> />
16



×