Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Bài tiểu luận môn quá trình hoàn tất vải (19)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (851.31 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO


TIỂU LUẬN
MƠN HỌC: CƠNG NGHỆ HỒN TẤT VẢI
CHỦ ĐỀ: XỬ LÝ HOÀN TẤT CHỐNG CHÁY
LỚP: 20109CLC
GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Anh
SVTH:
1. Trần Thị Mỹ Xuân

20109120

2. Dương Hồng Ngọc Trinh

20109117

3. Trần Thị Huyền

20109123

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2022


MỤC LỤC
I. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 4
1.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 5
1.3. Phạm vi chủ đề ...................................................................................... 5
II. Nội dung


2.1. Khái niệm chống cháy .......................................................................... 6
2.2. Nguyên lý sinh cháy của vải ................................................................. 7
2.3. Tầm quan trọng của công nghệ chống cháy ....................................... 8
2.4. Đặc điểm, ưu điểm, nhược điểm của vải chống cháy ........................ 9
2.5. Những phương pháp xử lý chống cháy cho vải thông thường ......... 11
2.5.1. Phương pháp xử lý chống cháy không bền ................................. 11
2.5.2. Phương pháp xử lý chống cháy nửa bền ...................................... 11
2.5.3. Phương pháp xử lý chống cháy bền ............................................. 11
2.6.Vải chống cháy chuyên dụng ................................................................ 12
2.6.1. Phân loại ....................................................................................... 12
2.6.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chống cháy của vải ........ 16
2.7. Quy trình sản xuất vải chống cháy ...................................................... 16


2.7.1. Quy trình sản xuất vải thủy tinh phủ silicone hitex ................. 16
2.7.2. Quy trình sản xuất bơng gốm ceramic chịu nhiệt .................... 21
2.7.3.Quy trình sản xuất sợi carbon ..................................................... 22
2.8. Ứng dụng vải chống cháy ..................................................................... 22
III. Kết luận .................................................................................................. 23
Tài liệu tham khảo ....................................................................................... 24


I.

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngành công nghiệp dệt hiện nay đã và đang phát triển mạnh mẽ, sản phẩm dệt
may không những phục vụ cho may mặc mà cịn dùng cho các mục đích kỹ
thuật, cơng nghiệp khác. Các mặt hàng dệt may rất đa dạng và phong phú. Do
nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người, sản phẩm dệt may khơng chỉ có

những tính chất thơng thường mà cịn phải có tính tiện nghi và có các tính chất
tạo ra các chức năng đặc biệt khác. Trong số các mặt hàng vải có chức năng đặc
biệt thì vải chống cháy ngày càng được quan tâm nghiên cứu, sản xuất và được
sử dụng nhiều. Trong dân sự vải chống cháy được dùng trong trang trí nội thất
cho nhà riêng, công sở, rạp hát như rèm, thảm, vải bọc lót. Trong cơng nghiệp
vải chống cháy được sử dụng cho may quần áo bảo hộ lao động cho công nhân
luyện kim, gốm sứ, quần áo bảo vệ cho lính cứu hỏa phịng cháy chữa cháy.
Trong lĩnh vực quốc phòng vải chống cháy được sử dụng làm quần áo cho quân
nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc với vật liệu dễ cháy như trong chế tạo
bom mìn...ngồi ra vải chống cháy còn được dùng làm vật liệu che phủ kho
tàng, phương tiện vận chuyển, lều bạt. Từ những lĩnh vực cần sử dụng vải
chống cháy, cũng như việc phòng cháy chữa cháy, người ta thấy rằng dùng vật
liệu dệt chống cháy có khả năng phịng cháy rất hữu hiệu. Ở nước ta vải chống
cháy chưa được sử dụng phổ biến. Qua tổng kết những vụ cháy chợ, rạp hát, vũ
trường, vải như là vật làm tăng khả năng cháy và làm lan truyền sự cháy tới khu
vực khác. Nếu người ta sử dụng vật liệu dệt chống cháy thì đã làm giảm các vụ
cháy và giảm thiệt hại về tài sản. Để sử dụng an toàn cho mục đích trên thì vải
chống cháy phải đạt hai u cầu là:
- Chịu nhiệt cao
- Chậm bắt lửa, bắt lửa tự dập tắt
- Các loại mặt hàng vải chống cháy được chia làm hai loại:


 Loại thứ nhất là vải được dệt từ xơ, sợi có khả năng chịu nhiệt cao, có
nhiệt độ cháy cao như sợi normex, sợi thuỷ tinh hay vải dệt từ những sợi
khó bắt lửa như sợi Teflon...Tuy nhiên những loại sợi này ít phổ biến, giá
thành cao nên chỉ dùng cho mục đích đặc biệt.
 Loại thứ hai là những loại vải thơng dụng nhưng được xử lý hồn tất
chống cháy bằng hoá chất chống cháy chuyên dùng. Với phương thức này
dễ thực hiện, giá thành rẻ nên được áp dụng phổ biến. Trong số các mặt

hàng dệt, vải bơng có rất nhiều tính chất q, nên nó chiếm một tỷ lệ lớn
trong các loại xơ dệt hiện nay. Tuy nhiên vải bông là một trong những
loại vật liệu dễ cháy, dễ bắt lửa, có nguy cơ gây hoả hoạn lớn. Nhưng khi
vải tiếp xúc với lửa lại không bị co nhiệt. Vì vậy trong một số mục đích
sử dụng, vải bông được xử lý hạn chế cháy vẫn được lựa chọn nhiều.
Việc nghiên cứu công nghệ sản xuất vải chống cháy ở nước ta chưa được phổ
biến. Đây chính là lý do nhóm nghiên cứu tiến hành thực hiện đề tài “nghiên
cứu công nghệ xử lý chống cháy cho vải".
2. Đối tượng nghiên cứu:
Cuộc sống ngày càng hiện đại, mức sống của con người ngày một nâng cao, nhu
cầu và yêu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm dệt ngày càng cao. Sản
phẩm dệt may trên thế giới không những tăng về sản lượng mà yêu cầu về chất
lượng sản phẩm cũng ngày càng tăng cao, nhiều mặt hàng dệt cần có tính chất
đặc biệt đáp ứng yêu cầu của con người về tính bảo vệ, tính tiện nghi. Trong số
các mặt hàng dệt đó có vải chống cháy. Từ lâu người ta đã biết hoả hoạn đã gây
ra thiệt hại nhiều về người và vật chất. Vì vậy con người đã sử dụng nhiều biện
pháp để phịng chống trong đó có biện pháp sử dụng vải chống cháy để phịng
cháy.
3. Phạm vi chủ đề: Tìm hiểu những đặc điểm chung nhất của vải chống cháy


II. NỘI DUNG
2.1. Khái niệm chống cháy
Tính từ chống cháy tính từ, bắt nguồn từ ignis (từ tiếng Latin được dịch
là "lửa" ), ám chỉ những thứ không bắt lửa và khơng cho phép lan truyền ngọn
lửa . Nó là chất chống cháy, do đó, nó khơng thể bắt lửa.

Thuật ngữ này thường được sử dụng để đủ điều kiện vật liệu có khả năng
chống cháy và nhiệt độ cao . Sử dụng vật liệu chống cháy trong một công trình,
theo cách này, là một sự bảo vệ chống lại hỏa hoạn có thể xảy ra.

Nói chung, một vật liệu chống cháy làm chậm lại ảnh hưởng của lửa . Điều này
có nghĩa là phải mất nhiều thời gian hơn những người khác để xuống cấp và cho
phép ngọn lửa đi qua. Do đó, một loại vật liệu thuộc loại này ủng hộ việc sơ tán
và tạo điều kiện tiếp cận với các lính cứu hỏa sẽ chịu trách nhiệm dập tắt đám
cháy.
Mặt khác, có các lớp phủ chống cháy được áp dụng trên các yếu tố khác nhau
để cho chúng khả năng chống cháy cao hơn. Có những chất ngăn chặn sự đốt
cháy và lan truyền ngọn lửa trong gỗ chẳng hạn. Cũng có thể tìm thấy sơn
chống cháy và vecni với các tính chất khác nhau.


Trong khi đó, quần áo chống cháy là một yếu tố bảo mật của việc sử dụng bắt
buộc trong một số công việc nhất định. Trong khai thác mỏ, trong ngành công
nghiệp dầu mỏ và sản xuất điện, để nêu tên một số khu vực, cơng nhân phải có
quần áo chống cháy để bảo vệ bản thân khỏi nhiệt và lửa và, theo cách này,
tránh bị bỏng và các thiệt hại sức khỏe khác.
Nhiều cơ quan lập pháp, cuối cùng, yêu cầu chủ sở hữu của các cơ sở thương
mại phải có các biện pháp chống cháy để cải thiện sự an tồn của mơi trường.
Khơng có bảo vệ chống cháy này, các cơ sở khơng thể có được xếp hạng tương
ứng để hoạt động.
Các quá trình xử lý chống cháy bản chất là tạo cho vật liệu dệt khả năng cháy
chậm - fire retardant (ít dùng thuật ngữ chống cháy - flameproof). Khả năng
chống cháy của vật liệu phụ thuộc bản chất của vật liệu và quá trình xử lý vật
liệu sau đó.
Khả năng chống cháy của vật liệu được xác định dựa trên chỉ số LOI (Limited
Oxygen Index - Chỉ số oxy tối thiểu để duy trì sự cháy) qua đó chỉ số càng lớn
càng khó bắt cháy. Một số ví dụ về chỉ số LOI của xơ sợi:
PAN=18, PE=18, Cellulose=19, PES=21, PVA=22, Nylon=23, Len=25.2,
Modacrylic=16.8, Aramide=28.5, Carbon=60. Chỉ số LOI<25 đều dễ bắt lửa (dễ
cháy) thông dụng như cellulose, len, xơ tổng hợp.

2.2. Nguyên lý sinh cháy của vải
Khi bắt lửa, vật liệu sẽ được cấp nhiệt và phản ứng phân hủy polymer bắt đầu
xảy ra. Sản phẩm khi phân hủy polymer khuếch tán tới bề mặt vải và nhả trực
tiếp vào khí quyển. Khí sinh ra có khả năng bắt cháy trộn với khí oxy ngồi
khơng khí khiến sự cháy bắt đầu xảy ra. Trong quá trình cháy, nhiệt không mất
đi do đối lưu hoặc bức xạ mà polymer tạo ra các sản phẩm có vai trị tăng cường
sự cháy hoặc duy trì sự cháy như tạo thành khói và hơi.


Q trình cháy sẽ xảy ra nếu lượng khí sinh ra đủ lớn hoặc có sẵn oxy. Nếu sản
phẩm nào đó sinh ra trong q trình phân hủy polymer có thể làm lỗng phần
khí có khả năng cháy hoặc tạo ra một lớp áo trơ bền nhiệt hoặc thu nhiệt của
dịng khí cần thiết để duy trì sự cháy, chúng sẽ có tác dụng làm chậm cháy.
Hiện nay chưa có phương pháp xử lý chống cháy nào vạn năng, đều có ưu và
nhược điểm riêng. Phần lớn các xử lý chống cháy tập trung vào vải bông và vải
bông pha bởi 42% quần áo là bông, 42% quần áo là bơng pha, 84% quần áo có
tính cháy giống bơng.

2.3. Tầm quan trọng của công nghệ chống cháy
Mỗi năm, Việt Nam chi khoảng 120 triệu USD để nhập khẩu vải có tính chất
chống cháy để may đồ bảo hộ lao động trong nước. Tiềm năng thị trường về vải
chống cháy hiện rất lớn bởi thực tế việc sử dụng đồ bảo hộ lao động chống cháy
chưa thực sự nghiêm ngặt. Trong khi đó, trường hợp nếu xảy ra cháy nổ sẽ gây
thiệt hại lớn về người và của, để lại hậu quả nặng nề cho xã hội. Thậm chí, có


những doanh nghiệp sau hỏa hoạn đã bị phá sản vì thiệt hại q nặng nề về tài
sản.
Để góp phần giảm thiểu những thiệt hại này, nhiều công ty và tổ chức đã nghiên
cứu vật liệu chống cháy như tấm vách, tấm cách nhiệt, vải phủ, quần áo bảo hộ

và gia dụng… bằng nhiều phương thức khác nhau như vật liệu chịu nhiệt, hóa
chất chịu nhiệt… Tuy nhiên, thị trường tới nay vẫn chưa có một sản phẩm do
chính doanh nghiệp Việt làm chủ về công nghệ cũng như sản xuất cung cấp.
Sau hơn 2 năm hợp tác nghiên cứu, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) và
Tập đoàn Sơn Kova đã sản xuất thành công sản phẩm vải chống cháy bằng công
nghệ Nano đầu tiên. Đây là loại vải được sản xuất từ sợi meta - aramid và chất
chống tĩnh điện trong vật liệu dệt đã được phủ nano (silicat từ vỏ trấu - được thế
giới công nhận và đánh giá cao). Sản phẩm nano xanh khi cháy có các hợp chất
hữu cơ bay hơi VOC gần bằng 0… Tính năng vượt trội này giúp bảo vệ người
sử dụng không chỉ hạn chế những thiệt hại do đám cháy gây ra mà cịn khơng bị
ngạt bởi khói độc, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe con người
2.4. Đặc điểm, ưu điểm, nhược điểm của vải chống cháy
a.Đặc điểm:


Vải chống cháy khơng có nghĩa là vải khơng cháy. Mặc dù vải chống cháy có tỷ
lệ đốt cháy chậm hơn so với những loại vải thông thường, nhưng khi gặp mơi
trường làm việc có nhiệt độ cao hơn khả năng chống chịu vải vẫn có thể bị hủy
hoại. Hơn nữa, nó sẽ bị tiêu hủy nếu tiếp xúc với lửa và nhiệt độ cao trong một
khoảng thời gian dài. Mục đích sử dụng vải này là để giảm sự lây lan và bùng
phát của ngọn lửa.
Nguyên liệu để sản xuất vải chống cháy thông thường là các sợi aramid hoặc sợi
nomex. Chúng có khả năng dãn nở ra để bảo vệ người được tốt hơn khi gặp lửa.
Bên cạnh đó cịn có một số sản phẩm được sản xuất từ chất liệu vải thơng
thường sau đó được xịt lên bề mặt một lớp hóa chất kháng lửa. Trong hai loại
vải cơ bản này, vải được dệt từ chất liệu chống lửa vẫn được yêu thích hơn bởi
khả năng vượt trội hơn, phần nhiều vì vải được xịt chất liệu có thể bị bay chất
liệu theo thời gian, cịn vải thuần túy đã kháng lửa thì khơng. Để lựa chọn được
sản phẩm vải chống cháy ưng ý, cần biết rõ tính chất cơng việc là gì. Giá cả của
những sản phẩm này là khác nhau, nên đôi khi cũng cần cân nhắc rất kĩ. Chẳng

hạn nếu vải được sử dụng trong ngành cứu hỏa, cần được sử dụng loại vải thuần


túy chống cháy, chất liệu cần là chất liệu tốt nhất để tránh được tối đa những
nguy hiểm của ngành nghề này. Khi đó, vải được dệt từ các sợ armid hoặc
nomex chính là lựa chọn hồn hảo.
b.Ưu điểm:
 Khả năng chống cháy.
 Bảo đảm an toàn cho đồ vật khi hàn xì.
 Vận chuyển và thi cơng đơn giản.
 Chi phí phù hợp.
c.Nhược điểm:
Vải chống cháy có 2 khuyết điểm lớn cần chú ý :
 Gây kích ứng da cho người mới sử dụng : chúng ta có thể sử dụng bảo hộ
lao động để làm giảm đi khuyết điểm này
 Tránh tiếp xúc với nước trong thời gian dài ( trừ vải chống thấm phủ
silicone)
2.5. Những phương pháp xử lý chống cháy cho vải thông thường
2.5.1. Phương pháp xử lý chống cháy không bền
Xử lý chống cháy không bền cho vải bông được biết tới hơn 2000 năm trước
dựa trên các chất tan trong nước như borax, acid boric, ammonia sulfate,
diamonia phosphate dùng cho vải không giặt thường xuyên (hoặc nạp lại sau
mỗi lần giặt). Các chất này ít gây ảnh hưởng đến các tính chất khác của vải, dễ
kiếm, rẻ tiền… tuy nhiên dễ bị tan trong nước. Ứng dụng lớn nhất của xử lý này
cho vải trang trí nội thất (rèm cửa, màn, phơng nhà hát).
2.5.2. Phương pháp xử lý chống cháy nửa bền


Xử lý chống cháy nửa bền có cơng nghệ khơng khác nhiều chống cháy bền chỉ
khác hóa chất sử dụng và giá cả. Các chất này chịu được khoảng 15 lần giặt như

các chất ure, acid phosphoric… thích hợp cho các sản phẩm ứng dụng như vải
trải giường, vải phủ nệm, vải bọc, nếu bền ánh sáng thì có thể dùng làm tăng
bạt, vải che phủ…
2.5.3. Phương pháp xử lý chống cháy bền
Xử lý chống cháy bền chủ đạo của chống cháy hàng dệt dựa theo nguyên lý:
Loại trừ oxy bằng cách phân cách nhiên liệu (xơ và khí sinh cháy được) khỏi
chất oxy hóa (oxy khơng khí), sự cháy sẽ suy tàn và tắt. Nguyên nhân là do chất
chống cháy (HCl, Cl2, HBr) sinh ra lượng lớn khí khơng cháy khi nhiệt phân .
Các chất này được gọi là chất chống cháy hoạt động trên mọi vật liệu không phụ
thuộc bản chất của vật liệu.
Biến đổi quá trình nhiệt phân: theo nguyên tắc giảm nhiệt cháy (tự tắt) dùng cho
cellulose hoặc len.
Sử dụng acid lewis xúc tác hỗ trợ loại trừ nước: bằng cách chuyển khả năng
nhiệt phân của cellulose sinh khí dễ cháy thành khả năng sinh than khó cháy
hơn nhiều.
Chất chống cháy là muối và oxide kim loại như titan, zircon có thể cắt đứt phản
ứng dây chuyền của nhiệt.
Một số cách tiếp cận chống cháy khác như chống cháy cho bông bằng hợp chất
oxide kim loại và hydrocarbon chlo hóa tạo chất kết dính, dùng nhựa polymer
có khả năng tạo liên kết ngang giúp bền cấu trúc xơ hơn, dùng hóa chất có liên
kết cộng hóa trị với cellulose khiến xơ tăng độ bền với nhiệt độ…


2.6.Vải chống cháy chuyên dụng
2.6.1. Phân loại
- Loại dễ bắt lửa: Đây là loại polymer không nhiệt dẻo, khi bắt lửa khơng
chảy mềm mà chảy ngay trong khơng khí khi tiếp xúc với ngọn lửa như các loại vải dệt từ xơ bông, lạnh, xenlulo tái sinh (viscose, lyocell...):
 Vải cotton chống cháy
 Chất liệu: 100% cotton xử lý chống cháy
 Trọng lượng: 260 g/m2

 Khổ vải: 150 cm
- Loại vật liệu khó bắt lửa: Đây là loại khó bắt lửa, chịu nhiệt, vật liệu có
thể tự tắt khi khơng khí tiếp xúc với ngọn lửa. Ví dụ như vải dệt từ xơ len,
tơ tằm, PA, PES aramit
 Wool (len): Len được coi là sợi tự nhiên có khả năng chống cháy cao
nhất, vì khó bắt lửa và ngọn lửa thường bị dập tắt trong các sợi. Kỹ thuật
sản xuất có thể làm tăng khả năng chịu lửa của vải nên vải sợi tự nhiên
chẳng hạn như lụa, bông và len , dễ bị so với các sợi được sản xuất nhân
tạo.Tuy nhiên, sợi tự nhiên có thể được xử lý bằng dung dịch hóa học
giúp cải thiện khả năng chống cháy.


 Acrylic, Porlyester và Nylon
Vải tổng hợp Acrylic, Polyester và Nylon khi cháy sẽ bị tan chảy chứ không
bùng phát ngọn lửa như các loại vải thông thường khác và khả năng chịu nhiệt
của chúng cao hơn và giá thành cũng rẻ hơn vải tự nhiên nên rất được ưa
chuộng trên thị trường. Hiện nay có rất nhiều sản phẩm được làm từ vải tổng
hợp như: vải thủy tinh, vải ht800. Vật liệu tổng hợp có thể được qua xử lý qua
hóa chất chống cháy để tăng cường khả năng chịu được nhiệt độ cao.


- Loại không cháy, không bắt lửa: như các loại từ xơ amiang, sợi thuỷ tinh,
basal
 Vải chống cháy sợi thủy tinh
Vải thủy tinh chịu nhiệt loại vải này rất linh hoạt, chúng có độ bền cơ học rất
cao và ổn định về mặt hóa học. Do có những đặc điểm này, cùng với khả năng
chịu nhiệt độ cao, làm cho vải thủy tinh thích hợp để tạo ra các sản phẩm cách
nhiệt.
 Chịu nhiệt 230°C
 Kích thước: 1m x 100 - 200 m x 0.35mm ( rộng x dài x dày )

 Kích thước: 1m x 30m x 2 / 3mm ( rộng x dài x dày)

 Vải amiang chống cháy


Vải amiang chống cháy là sản phẩm được dệt từ các sợi amiang. Amiang hay
cịn gọi là sợi khống silicat bao gồm các chất chrysotile, amosite, crocidolite,
tremolite, anthophyllite, và actinolite do đó mà sợi amiang chống cháy khơng bị
biến chất ở nhiệt độ cao từ 300°C-400°C.
 Chịu nhiệt: 300 - 400°C
 Kích thước: 5 / 10cm x 15m x 1.5 / 3mm ( rộng x dài x dày)

2.6.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chống cháy của vải
Ngoài ra đặc điểm cháy của vật liệu dệt còn phụ thuộc vào các thơng số khác
như: thành phần hóa học, cấu trúc kiểu dệt, môi trường xảy ra cháy.
Nếu theo thành phần hóa học thì xơ sợi nào có thành phần ngun tố C, H, O thì
dễ cháy. Cịn nếu trong thành phần hóa học mà chứa nguyên tố N, S thì khó
cháy hơn. Vì khi cháy thốt ra khí N2, NH3, H2S các khí này khơng duy trì sự
cháy. Q trình cháy xảy ra khí có oxy. Trong thành phần khơng khí có 21% là


oxy, cịn lại là các khí khác (CO2, N2. NH3,...). Vì vậy nếu vật liệu cháy trong
mơi trường giàu oxy sẽ dễ dàng cháy hơn.
Khi xem xét khả năng chảy của vật liệu dệt thì hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến sự chảy là nhiệt cháy và tính chất nhiệt của vật liệu:
+ Nhiệt chảy: Mọi vật liệu với nhiệt cháy cao đều cung cấp nguồn nhiệt cho vật
liệu xung quanh. Nhiệt chảy có thể dao động từ 11,6 kcal/g đến 3,4 kcal/g.
+ Tính chất nhiệt: Là nhiệt độ mà vật liệu có dạng chuyển trạng thái nhiệt khi bị
đưa vào nguồn nhiệt. Với vật liệu nhiệt dẻo như PA, PES thì có giai đoạn chảy
mềm, chảy lỏng. Có vật liệu không chuyển trạng thái mềm mà cháy ngay gọi là

vật liệu không nhiệt dẻo như bông, lanh...
2.7. Quy trình sản xuất vải chống cháy
2.7.1. Quy trình sản xuất vải thủy tinh phủ silicone hitex
Việc sử dụng các công nghệ hàng đầu trong công việc phát triển thử nghiệm và
sản xuất vải silicone hitex giúp tăng hiệu suất và chất lượng của vải.


Các quy trình sản xuất vải silicone dựa trên các phát minh và sáng kiến mới
nhất. Quy trình sản xuất của công ty vải chống cháy Minh Quân dựa trên các
tiêu chuẩn và công nghệ hiện đại nhất. Chúng tôi sử dụng các lớp phủ và công
nghệ tiên tiến để đem lại chất lượng sản phẩm tốt mà vẫn đáp ứng được yêu cầu

ngân sách và thời gian.
a. Lớp phủ vải silicone
Vải thủy tinh được thông qua các bề mặt của các ống xoay nơi hợp chất được áp
dụng cho cả hai bên cùng một lúc. Vải thủy tinh phủ hợp chất silicone sau đó


được sấy khô bằng tia hồng ngoại trước khi đi vào máy phủ bề mặt thứ hai. Các
lò sấy và phủ hợp chất được bảo dưỡng và kiểm tra bên trong liên tục.

b. Kiểm soát bề mặt phủ silicone
Vải thủy tinh được nhúng chìm trong bể nước sau đó đi qua các con lăn để kiểm
soát số lượng lớp phủ theo yêu cầu kĩ thuật.

c. Phủ Spread
Vải thủy tinh đi qua một lưỡi sơn đứng n sau đó thơng qua lị sấy để loại bỏ
hồn tồn dung mơi. Có thể chạy cùng lúc nhiều đường truyền để tạo độ dày
của hợp chất silicone phủ trên bề mặt vải, giúp vải có độ dày đồng đều và đẹp



d. Phủ hợp chất silicone hitex
Các hợp chất cao su silicone được ép lên vải thủy tinh thông qua bề mặt hai con
lăn

e. Tạo hình vải silicone
Vải silicone được hình thành và cắt theo kích thước yêu cầu.


f. Hoàn thành vải silicone
Các sợi lưới được tạo ra giữa các chuỗi polymer để có được những đặc tính yêu
cầu cuối cùng của sản phẩm.

2.7.2. Quy trình sản xuất bông gốm ceramic chịu nhiệt

Bông gốm CERAMIC được sản xuất từ dây chuyền vận hành liên tục, các sợi
được đan, dệt rất chắc chắn, nên tạo ra lực kéo rất cao, dạng sản phẩm này
khơng dùng keo kết dính.


Bước 1: Cho ngun liệu vào lị.
Để có thể sản xuất bơng gốm người ta sử dụng nguyên liệu đầu vào là goặng
gốm được nung chảy ở nhiệt độ 1400 độ C, nhờ một dịng khí nóng thổi vào lị.



Bước 2: Tạo thành các sợi gốm.
Sản phẩm thu được sau khi cho gốm vào lò sẽ là một loại sợi gốm liên kết đan
xen vào nhau, với đường kính các sợi gốm này từ 6-10 micromet.




Bước 3: Tạo thành các tấm bông gốm ceramic.
Để hoàn chỉnh sản phẩm, người ta sẽ thêm một chất kết dính vào. Sợi gốm sau
khi sản xuất xong có thể có hình dạng khác nhau như bơng khống dạng tấm,
dạng cuộn…phù hợp với nhiều khơng gian của cơng trình thi cơng, lắp đặt.


2.7.3.Quy trình sản xuất sợi carbon
Để có thể tạo ra loại carbon sử dụng để sản xuất sợi carbon, cần phải tiêu hao
một nửa lượng nguyên liệu ban đầu do nhiệt dẫn đến sản phẩm cuối cùng. Do
đó mà giá thành sản phẩm sẽ gấp đơi so với ngun liệu.
Ngồi ra chi phí sản xuất, khấu hao máy móc, nhân cơng cũng góp phần vào
làm cho giá thành của sợi carbon khá cao. Chính vì vậy mà việc ứng dụng đại
trà sợi carbon này cũng cần phải một khoảng thời gian rất dài nữa.


2.8. Ứng dụng vải chống cháy
Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của vải chống cháy là sản xuất quần
áo bảo hộ. Ngồi ra cịn một số ứng dụng khác như:
- Bao phủ bảo vệ hàng hóa khỏi cháy nổ.
- Bọc ống cách nhiệt bảo ôn, chống ồn.
- Sử dụng như rèm cửa, chăn phủ chống cháy ở các khu vui chơi, công cộng cần
sửa chửa.
- Bao phủ che chắc các khu vực hàn xì, nhà máy, máy móc phát ra các tia lửa.
Việc tìm hiểu về vải chống cháy giúp khách hàng tiết kiệm nguyên vật liệu, và
chi phí, nâng cao hiệu suất của vật liệu.
III. Kết luận
Quá trình nghiên cứu sản xuất vải chống cháy Việt Nam chưa phát triển, lĩnh
vực còn rộng. Qua phương pháp khảo sát thực nghiệm, xác định thông số công

nghệ (nồng độ chất chống cháy, nhiệt độ xử lý, thời gian gia nhiệt nồng độ chất
tạo liên kết ngang) ảnh hưởng đến khả năng hạn chế chống cháy. Khảo sát
khoảng biến thiên thơng số, nhằm tìm giá trị tối ưu. Xác định thơng số có ảnh
hưởng trực tiếp đến khả năng hạn chế cháy sau quá trình xử lý. Thiết lập thành
phần đơn quy trình cơng nghệ tối ưu phù hợp với yêu cầu thực tế sử dụng. Công
nghệ thiết lập sử dụng thiết bị phịng thí nghiệm sản xuất thơng dụng nên tính
khả thi cao. Vải xử lý hạn chế cháy, theo điều kiện tối ưu khảo sát đạt hiệu quả
rõ rệt. Trên đây là nội dung tiểu luận của nhóm chúng em với chủ đề:”Nghiên
cứu xử lý chống cháy”. Nếu có sai sót gì về nội dung, mong thầy thơng cảm cho
chúng em.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tìm hiểu về khái niệm và ứng dụng của vải chống cháy. Trí thức cộng

đồng. Truy cập vào 9/4/2022, từ < >
2. Quy trình sản xuất vải Silicone Hitex. Cách nhiệt VN. Truy cập vào

21/9/2021, từ < >
3. Đào Anh Tuấn. Nghiên cứu công nghệ xử lý hạn chế cháy chống thấm

cho vải bông dệt thoi. 123docz. Truy cập vào 28/4/2021, từ <
>
4. TS. Nguyễn Tuấn Anh(2020). Chương 5, Giáo trình Q Trình Hồn Tất

Vải (tr.72-74). TP.HCM: Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM




×