Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị chí linh – TP vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.12 MB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

ĐẶNG THẾ HIỂN

QUẢN LÝ CẤP PHÉP XÂY DỰNG
NHÀ Ở RIÊNG LẺ TẠI THỊ TRẤN CAM ĐỨC,
HUYỆN CAM LÂM, TỈNH KHÁNH HỊA

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐƠ THỊ VÀ CƠNG TRÌNH

Hà Nội - 2021


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

ĐẶNG THẾ HIỂN
KHÓA 2019 - 2021

QUẢN LÝ CẤP PHÉP XÂY DỰNG
NHÀ Ở RIÊNG LẺ TẠI THỊ TRẤN CAM ĐỨC,
HUYỆN CAM LÂM, TỈNH KHÁNH HỊA
Chun ngành: Quản lý đơ thị và cơng trình
Mã số: 8.58.01.06



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐƠ THỊ VÀ CƠNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.KTS. NGUYỄN TUẤN ANH
XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2021


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng
dạy lớp CH19QL4 chun ngành Quản lý đơ thị và cơng trình đã truyền đạt
cho tơi những kiến thức hữu ích làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt luận văn này.
Tôi rất biết ơn các thầy cô trong Khoa sau đại học, cùng các thầy cô
trong Trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội đã tận tình đào tạo tơi suốt khóa học
(2019 – 2021).
Tơi xin tỏ lịng biết ơn PGS.TS.KTS. Nguyễn Tuấn Anh người đã trực
tiếp hướng dẫn tôi xuyên suốt trong q trình nghiên cứu để hồn thành Luận
văn này!
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo và các cán bộ Phòng Kinh tế
và Hạ tầng và các phòng ban liên quan thuộc huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh
Hòa đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu tại địa
phương. Tơi cũng xin chân thành cảm ơn các bạn học viên Lớp Thạc sỹ
chuyên ngành Quản lý đơ thị và Cơng trình khóa 2019-2021, cám ơn gia đình
và đồng nghiệp đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình
học tập, nghiên cứu.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Tác giả luận văn


Đặng Thế Hiển


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ “Quản lý cấp phép xây dựng nhà ở
riêng lẻ tại thị trấn Cam Đức, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa” là cơng
trình nghiên cứu khoa học độc lập của tơi. Các số liệu khoa học, kết quả
nghiên cứu của Luận văn là trung thực, các trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng.
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ của tơi là cơng trình nghiên cứu
khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận
văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đặng Thế Hiển


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục hình minh họa
Danh mục sơ đồ, bảng biểu
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

* Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1
* Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 3
* Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 3
* Vấn đề nghiên cứu: .................................................................................. 3

* Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................... 4
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................... 5
* Giải thích từ ngữ và khái niệm liên quan. ............................................. 5
* Cấu trúc luận văn. .................................................................................... 7
NỘI DUNG ................................................................................................................8
CHƢƠNG 1: THỰCTHỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CẤP PHÉP XÂY
DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN CAM ĐỨC, HUYỆN CAM LÂM, TỈNH
KHÁNH HÒA............................................................................................................8

1.1. Giới thiệu chung về thị trấn Cam Đức, huyện Cam Lâm. ............... 8
1.1.1. Vị trí địa lý, vai trị và điều kiện tự nhiên thị trấn Cam Lâm. ........ 8
1.1.2. Đặc điểm về Kinh tế - Xã hội: ....................................................... 10
1.2. Thực trạng xây dựng nhà ở riêng lẻ trên địa bàn thị trấn Cam
Đức, huyện Cam Lâm. .............................................................................. 12
1.2.1. Thực trạng xây dựng nhà ở riêng lẻ thị trấn Cam Đức. ............... 12


1.2.2. Thực trạng quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thị trấn Cam
Đức. ......................................................................................................... 15
1.3. Thực trạng quản lý cấp phép xây dựng trên địa bàn thị trấn Cam
Đức, huyện Cam Lâm. .............................................................................. 19
1.3.1. Về thực hiện cơ chế, chính sách.................................................... 19
1.3.2. Bộ máy quản lý xây dựng: ............................................................ 21
1.3.3. Thực hiện công tác cấp phép xây dựng trên địa bàn thị trấn Cam
Đức: ......................................................................................................... 27
1.3.4. Về công tác thẩm tra hồ sơ cấp phép xây dựng: ........................... 33
1.3.5. Quản lý xây dựng theo giấy phép được cấp:................................. 34
1.3.6. Cơng tác quản lý, xử lý các cơng trình xây dựng không phép, sai
phép: ........................................................................................................ 35
1.4. Những vấn đề tồn tại cần tập trung nghiên cứu. ............................ 36

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ CẤP PHÉP XÂY DỰNG
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN CAM ĐỨC, HUYỆN CAM LÂM, TỈNH
KHÁNH HÒA..........................................................................................................40

2. 1. Cơ sở pháp lý. .................................................................................... 40
2.1.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật: ........................................ 40
2.1.2. Các văn bản khác có liên quan: ................................................... 433
2.1.3. Các đồ án quy hoạch đã được phê duyệt trên địa bàn liên quan đến
việc cấp phép xây dựng: ........................................................................ 477
2.2. Cơ sở lý thuyết về quản lý đô thị. ..................................................... 51
2.2.1. Quản lý đô thị. ............................................................................... 51
2.2.2. Nội dung về quản lý cấp phép xây dựng. ...................................... 57
2.3. Các yếu tố tác động đến hiệu quả công tác cấp phép xây dựng. ... 64
2.3.1. Về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. .................................... 64
2.3.2. Về đồ án quy hoạch và thiết kế đô thị. .......................................... 65


2.3.3. Bộ máy quản lý. ............................................................................ 65
2.3.4. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm. .............................. 66
2.3.5. Yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin. ....................... 66
2.3.6. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý cấp phép xây dựng. .... 67
2.4. Một số bài học kinh nghiệm về công tác cấp phép xây dựng. ........ 67
2.4.1. Trong nước. ................................................................................... 67
2.4.1. Quốc tế. ......................................................................................... 69
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CẤP PHÉP
XÂY DỰNG ĐỊA BÀN THỊ TRẤN CAM ĐỨC, HUYỆN CAM LÂM, TỈNH
KHÁNH HÒA..........................................................................................................71

3.1. Quan điểm, mục tiêu quản lý cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ. . 71
3.1.1. Quan điểm quản lý. ....................................................................... 71

3.1.2. Mục tiêu quản lý: .......................................................................... 72
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý cấp phép xây dựng
trên địa bàn thị trấn Cam Đức. ............................................................... 73
3.2.1. Hoàn thiện đồng bộ về cơ sở pháp lý, cơ chế chính sách liên quan
cấp phép xây dựng................................................................................... 73
3.2.2. Xây dựng đồng bộ hóa và nâng cao chất lượng đồ án quy hoạch 74
3.2.3. Nâng cao năng lực cơ quan quản lý cấp phép xây dựng............... 75
3.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát sau cấp phép xây
dựng. ........................................................................................................ 78
3.2.5. Vai trò, trách nhiệm của cộng đồng dân cư. ................................. 80
3.2.6. Ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ nghệ thông tin. ............. 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................84

* Kết luận. .................................................................................................. 84
* Kiến nghị. ................................................................................................ 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cụm từ viết tắt

Viết tắt

Giải phóng mặt bằng

GPMB

Giấy phép xây dựng

GPXD


Cấp phép xây dựng

CPXD

Quản lý đô thị

QLĐT

Ủy ban nhân dân

UBND

Hội đồng nhân dân

HĐND

Quy tắc và trật tự đô thị

QT & TTĐT

Trật tự xây dựng

TTXD

Hạ tầng kỹ thuật

HTKT

Cán bộ công chức


CBCC

Quy chuẩn Việt Nam

QCVN


DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
Số hiệu hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Bản đồ hành chính huyện Cam Lâm

3

Hình 1.2

Thị trấn Cam Đức

4

Hình 1.3

Nhà dân khu vực xung quanh chợ Cam Đức


14

Hình 1.4

Sự phát triển của công nghệ bản đồ áp dụng vào
Bất động sản

14

Hình 1.5

Một khu đất phân lơ ‘Trái Phép’ được rao bán

18

Hình 1.6

Một căn nhà tự cơi nới thêm tầng trái phép

18

Hình 2.1

Hình 2.2

Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Cam Đức
đến năm 2025
Quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1:2000 khu trung tâm
thị trấn Cam Đức


47

48

Quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1:500 khu trung tâm
Hình 2.3

thị trấn Cam Đức (Ven Đầm Thủy Triều - đường

50

Tơn Đức Thắng)
Hình 2.4

Hình 2.5

Hình 2.6

Hình 2.7

Quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1:500 khu trung tâm
thị trấn Cam Đức (Điều chỉnh Giai đoạn 1).
Website Dịch vụ công trực tuyến Quận 1, thành
phố Hồ Chí Minh
Quản lý cơng trình xây dựng ở thành phố
Thượng Hải
Các tuyến phố được quản lý thống nhất về quy
mơ, hình thức kiến trúc, màu sắc cơng trình


51

68

69

70


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Số hiệu
Sơ đồ 1.1
Sơ đồ 1.2
Bảng 1.1

Tên sơ đồ
Sơ đồ phân cấp quản lý Nhà nước về
xây dựng
Quy trình cấp GPXD trên địa bàn thị
trấn Cam Đức, huyện Cam Lâm
Thống kê tình hình cấp GPXD và kiểm
tra trật tự xây dựng.

Trang
21

28

34



1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Hơn 35 năm thực hiện đường lối Đổi mới (1986-2021), Việt Nam đã
hội nhập kinh tế thế giới và đã thu được nhiều thành tựu quan trọng trong
phát triển Kinh tế - Xã hội; Trong q trình Đổi mới, tiến trình đơ thị hóa
cũng được đẩy mạnh, bộ mặt đô thị ngày càng phát triển theo hướng Văn
minh-Hiện đại, đồng thời nhu cầu về nhà ở, công tác xây dựng đường xá,
trường học, bệnh viện cho gần 90 triệu dân, là những vấn đề áp lực lớn đối
với Bộ Xây dựng và chính quyền các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Đơ thị hố nhanh đồng nghĩa với việc các hạng mục cơng trình điện,
đường, trường, trạm, nhà ở,... nhanh chóng được xây dựng nhằm đáp ứng kịp
các nhu cầu, thương mại dịch vụ, sản xuất phát triển của cộng đồng dân cư đô
thị. Việc xây dựng các cơng trình này ở các đơ thị đòi hỏi phải theo đúng quy
hoạch đã được phê duyệt và đúng với quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép đối với
từng khu vực.
Huyện Cam Lâm được thành lập mới trên cơ sở điều chỉnh địa giới
hành chính thị xã Cam Ranh và huyện Diên Khánh (theo Nghị định số
65/2007/NĐ-CP ngày 11/4//2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới
hành chính thị xã Cam Ranh và huyện Diên Khánh để thành lập huyện Cam
Lâm; điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện:
Cam Lâm, Trường Sa và mở rộng phường Cam Nghĩa thuộc thị xã Cam
Ranh, tỉnh Khánh Hòa). Huyện Cam Lâm nằm về phía Nam của tỉnh Khánh
Hồ, tồn huyện có 13 xã và 01 thị trấn; diện tích tự nhiên tồn huyện có
54.719,24 ha, chiếm 10,49% diện tích tự nhiên tồn tỉnh. Dân số trung bình
năm 2019 có 109.094 người, chiếm 8,59% dân số tồn tỉnh, mật độ dân số
bình qn 199 người/ km2 . Huyện Cam Lâm có vị trí địa lý thuận lợi, nằm
giữa hai trung tâm đô thị lớn của tỉnh là thành phố Nha Trang và thành phố



2
Cam Ranh, nằm trên trục giao thông quan trọng của cả nước với hệ thống
đường QL1 và đường sắt Bắc - Nam đi qua, gần hệ thống cảng biển Nha
Trang, Cam Ranh và cảng hàng không Cam Ranh. Bên cạnh đó, với vùng
biển rộng, bờ biển dài, bãi cát đẹp và có đầm Thủy Triều,... đây là những lợi
thế để huyện phát triển kinh tế tổng hợp, đồng thời thuận lợi trong việc giao
thương, phát triển khoa học công nghệ, du lịch, dịch vụ và mở rộng thị trường
tiêu thụ sản phẩm.
Riêng thị trấn Cam Đức là đô thị loại V, có tổng diện tích tự nhiên là
1.813,77ha, dân số của thị trấn năm 2020 là 17.595 người, chiếm 17,63% dân
số tồn huyện với mật độ dân số trung bình khoảng 779 người/km2. là trung
tâm Kinh tế - Chính trị - Văn hóa của huyện Cam Lâm, cách huyện Diên
Khánh 20 km, trung tâm Thành phố Nha Trang 35 km về phía Nam; cách
thành phố Cam Ranh 20 km về phía Bắc, thị trấn có đường quốc lộ 1A chạy
qua (chiều dài khoảng 2,8 km). Ranh giới hành chính: Phía Đơng giáp xã
Cam Hải Đơng, phía Tây giáp xã Cam Hiệp Bắc, xã Cam Hiệp Nam, phía
Nam giáp xã Cam Thành Bắc, phía Bắc giáp xã Cam Hải Tây.
Theo kế hoạch phát triển đến năm 2025, thị trấn Cam Đức phấn đấu trở
thành đô thị loại IV, là thị trấn có mật độ dân số cao nhất huyện, vị trí địa lý
khá thuận lợi, tạo ra nhiều lợi thế để khai thác, phát triển kinh tế - xã hội, du
lịch (vì thị trấn Cam Đức tiếp giáp Khu du lịch Bắc Bán đảo cam Ranh).
Do vậy đề tài luận văn : “Quản lý cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại
thị trấn Cam Đức, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa” là rất cần thiết nhằm
hướng tới xây dựng một đô thị Cam Đức ngày càng văn minh, hiện đại hơn.


3


Hình 1.1: Bản đồ hành chính huyện Cam Lâm
* Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp tăng cường quản lý, cấp giấy
phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tăng cường quản lý trật tự xây dựng đơ
thị, kiểm sốt khơng gian kiến trúc cảnh quan đô thị theo đúng quy hoạch đô
thị, quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
* Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý cấp giấy phép xây dựng đối
với nhà ở riêng lẻ.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Trong phạm vi địa giới hành chính thị trấn Cam Đức.
+ Thời gian: giai đoạn 2016-2020
* Vấn đề nghiên cứu:
+ Thực trạng công tác quản lý và cấp giấy phép xây dựng đang áp dụng
trên địa bàn thị trấn Cam Đức, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.


4
+ Đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế, nguyên nhân
của những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý cấp giấy phép xây dựng của
địa bàn nghiên cứu.
+ Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý cấp giấy phép
xây dựng trên địa bàn thị trấn Cam Đức, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hịa.

Hình 1.2: Thị trấn Cam Đức
* Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra thu thập số liệu: Điều tra thu thập tài liệu, số liệu
về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, công tác cấp giấy phép xây dựng của thị
trấn Cam Đức, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Khảo sát thực tế tại cơ
quan cấp phép, người dân và các chủ đầu tư.

Phương pháp thống kê, tổng hợp, các tài liệu điều tra được thống kê,
tổng hợp theo các nội dung nghiên cứu: Xử lý số liệu thu thập, phân tích, so
sánh các kết quả điều tra về thực trạng quản lý cấp phép xây dựng trên địa
bàn. So sánh thực tế quản lý cấp phép xây dựng của địa bàn nghiên cứu với
các quy định pháp luật xây dựng hiện hành để phát hiện những tồn tại, hạn


5
chế, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý cấp phép xây dựng trên
địa bàn nghiên cứu.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp tăng cường quản lý cấp phép xây
dựng trên địa bàn thị trấn Cam Đức, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa trên cơ
sở các quy định của pháp luật xây dựng hiện hành. Luận văn có thể là liệu
tham khảo cho cơ quan chính quyền địa phương trong công tác quản lý trật tự
xây dựng đơ thị.
* Giải thích từ ngữ và khái niệm liên quan.
Theo quy định tại Luật Xây dựng 2014, Điều 3.[20]
1. Chủ đầu tư xây dựng (sau đây gọi là chủ đầu tư) là cơ quan, tổ chức,
cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để
thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng.
2. Cơng trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của
con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào cơng trình, được liên kết
định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần
dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Cơng
trình xây dựng bao gồm cơng trình dân dụng, cơng trình cơng nghiệp, giao
thơng, nơng nghiệp và phát triển nơng thơn, cơng trình hạ tầng kỹ thuật và
cơng trình khác.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng gồm Bộ Xây dựng, Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban

nhân dân cấp tỉnh) và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
4. Cơ quan chuyên môn về xây dựng là cơ quan chuyên môn trực thuộc
Bộ Xây dựng, Bộ quản lý cơng trình xây dựng chuyên ngành; Sở Xây dựng,


6
Sở quản lý cơng trình xây dựng chun ngành; Phịng có chức năng quản lý
xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
5. Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư là cơ quan,
tổ chức có chuyên mơn phù hợp với tính chất, nội dung của dự án và được
người quyết định đầu tư giao nhiệm vụ thẩm định.
6. Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử
dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo
cơng trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng cơng trình
hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn
bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu
tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
7. Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời cơng
trình.
8. Giấy phép xây dựng có thời hạn là giấy phép xây dựng cấp cho xây
dựng cơng trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế
hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng.
9. Giấy phép xây dựng theo giai đoạn là giấy phép xây dựng cấp cho
từng phần của cơng trình hoặc từng cơng trình của dự án khi thiết kế xây dựng
của cơng trình hoặc của dự án chưa được thực hiện xong.
10. Hoạt động đầu tư xây dựng là quá trình tiến hành các hoạt động xây
dựng gồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo cơng trình xây dựng.

11. Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian của đô thị, nông
thôn và khu chức năng đặc thù; tổ chức hệ thống cơng trình hạ tầng kỹ thuật,
hạ tầng xã hội; tạo lập mơi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng
lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng,


7
đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phịng, an ninh, bảo vệ mơi
trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Quy hoạch xây dựng được thể hiện
thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồm sơ đồ, bản vẽ, mơ hình và thuyết
minh.
12. Sự cố cơng trình xây dựng là hư hỏng vượt q giới hạn an tồn cho
phép, làm cho cơng trình xây dựng hoặc kết cấu phụ trợ thi cơng xây dựng
cơng trình có nguy cơ sập đổ, đã sập đổ một phần hoặc tồn bộ trong q
trình thi cơng xây dựng và khai thác sử dụng cơng trình.
13. Thẩm định là việc kiểm tra, đánh giá của người quyết định đầu tư,
chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với những nội dung cần
thiết trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư xây dựng làm cơ sở
xem xét, phê duyệt.
14. Thẩm tra là việc kiểm tra, đánh giá về chuyên môn của tổ chức, cá
nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây
dựng đối với những nội dung cần thiết trong quá trình chuẩn bị và thực hiện
dự án đầu tư xây dựng làm cơ sở cho công tác thẩm định theo Luật Xây dựng
2014, Điều 3.
* Cấu trúc luận văn.
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn có phần Nội dung bao gồm 3
chương:
Chương 1: Thực trạng công tác quản lý cấp phép xây dựng trên địa bàn
thị trấn Cam Đức, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.
Chương 2: Cơ sở khoa học và pháp lý về quản lý cấp phép xây dựng.

Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý cấp phép Xây dựng trên địa
bàn thị trấn Cam Đức, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.


THƠNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lịng liên hệ với Trung Tâm Thơng tin Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.1 - Nhà F - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 - Nguyễn Trãi - Thanh Xuân Hà Nội.
Email: ĐT: 0243.8545.649

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Từ định hướng chung về quản lý Nhà nước đối với cấp phép xây dựng
nhà ở và định hướng phát triển xây dựng thị trấn Cam Đức, huyện Cam Lâm,
tác giả đã khái quát thực trạng về cấp phép xây dựng nói chung, nhà ở riêng lẻ
nói riêng tại thị trấn Cam Đức và đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục
những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý cấp phép xây dựng nhà ở riêng
lẻ trên địa bàn thị trấn Cam Đức, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.
* Kết luận.
Quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng tại các đô thị là lĩnh vực cơng tác
thực sự khó khăn và phức tạp, bởi đơ thị có vai trị là động lực quan trọng để
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Để đạt được mục tiêu xây dựng, phát triển và quan lý nhà nước tại các đô
thị cần phải khắc phục những thiếu sót, tồn tại trong quản lý nhà nước về đơ
thị và trật tự xây dựng nói chung, quản lý CPXD nói riêng trong thời gian tới.
Cơng tác quản lý cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ là một trong những

nội dung của công tác quản lý đô thị, không thể tách rời đối với các hoạt động
quản lý khác như quy hoạch xây dựng, kiến trúc cảnh quan, hạ tầng đô thị.
Trong thời gian qua, Quốc Hội, Chính phủ, Bộ Xây dựng và UBND tỉnh
Khánh Hòa đã ban hành nhiều văn bản pháp quy trong công tác quản lý trật tự
xây dựng, nhất là công tác cấp phép xây dựng, nhằm tạo nên một cơ sở pháp
lý thơng thống, đơn giản để cơng tác quản lý và áp dụng trên thực tế được
hiệu quả hơn.
Thực tế chứng minh, bằng sự nỗ lực của Đảng bộ, Chính quyền và nhân
dân tỉnh Khánh Hịa nói chung, huyện Cam Lâm và thị trấn Cam Đức nói
riêng, trong thời gian qua công tác quản lý cấp phép xây dựng và trật tự xây
dựng đã có những kết quả đáng khích lệ. Nhiều cơng trình vi phạm xây dựng


85
đã bị xử lý, xử phạt hành chính, tháo dỡ phần xây dựng sai phép. Tuy nhiên,
vẫn còn nhiều hạn chế cần có sự nỗ lực hơn nữa trong cơng tác quản lý của
các cơ quan ban ngành, địa phương.
Theo định hướng của UBND tỉnh, thị trấn Cam Đức là hạt nhân của đô
thị Cam Lâm phát triển theo định hướng “vùng đô thị sân bay hiện đại, sinh
thái và kết nối quốc tế”, tương lai sẽ thành đô thị dịch vụ, du lịch sinh thái
mang tầm vóc quốc tế.
Việc nghiên cứu công tác quản lý cấp phép xây dựng và đề các giải pháp
nhằm thực hiện tốt công tác này là góp phần trong việc quản lý tốt đơ thị tại
địa phương trong q trình đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ, không chỉ trên địa bàn
thị trấn Cam Đức, huyện Cam Lâm mà cả tỉnh Khánh Hòa.
Với thời gian và điều kiện hạn chế, tác giả chỉ đưa ra một số nhóm giải
pháp về cơ chế chính sách, về quy hoạch, về bộ máy quản lý và sự tham gia
của cộng đồng dân cư trong công tác quản lý cấp phép xây dựng. Trong đó
cần đặc biệt quan tâm đến nhóm giải pháp liên quan đến Nâng cao năng lực
cơ quan quản lý cấp phép xây dựng, để thực hiện được nhóm giải pháp này

cần phải có cách nhìn tồn diện về tình hình đội ngũ nhân lực từ lãnh đạo đến
công chức chuyên môn trong công tác quản lý cấp phép xây dựng và trật tự
xây dựng.
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở thực trạng của thị trấn Cam Đức,
huyện Cam Lâm trong công tác quản lý cấp phép xây dựng, tuy nhiên có thể
vận dụng cho các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Khánh Hịa, hoặc các địa
phương khác trong nước có điều kiện kinh tế - chính trị tương tự như thị trấn
Cam Đức. Với nội dung nghiên cứu của luận văn tương đối hẹp, các giải pháp
đưa ra chưa phải là tối ưu, không tránh khỏi những khiếm khuyết, tác giả hy
vọng có những góp ý của q thầy, cơ để các giải pháp trên hồn thiện hơn,
góp phần tích cực trong cơng tác quản lý đơ thị nói chung và quản lý cấp phép


86
xây dựng nhả ở riêng lẻ nói riêng trên địa bàn thị trấn Cam Đức, huyện Cam
Lâm.
* Kiến nghị.
- Đối với cơ quan quản lý cấp phép xây dựng huyện Cam Lâm:
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơng trình, rà sốt các thủ
tục hành chính, nâng cao ý thức trách nhiệm cán bộ, hạn chế tình trạng tham
nhũng, nhiễu dân.
+ UBND huyện cần tăng cường phối hợp với các phịng ban chun
mơn, UBND các xã, thị trấn kiểm tra, rà sốt các cơng trình trước và sau khi
xây dựng.
+ Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao năng lực, nghiệp
vụ cho các cán bộ.
+ Đề xuất thành lập Đội quản lý trật tự đô thị huyện huyện Cam Lâm
trực thuộc UBND huyện để thực hiện công tác quản lý trật tự đô thị, trật tự
xây dựng.
+ Đề xuất nhanh chống đưa ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin vào

việc quản lý sau khi cấp phép xây dựng.
+ Nghiên cứu, xem xét bổ sung thêm biên chế có năng lực chun mơn
phù hợp cho phòng Kinh tế và Hạ tầng để thực hiện nhiệm vụ quản lý đơ thị.
- Đối với tỉnh Khánh Hịa:
+ Quyết định cho phép UBND huyện Cam Lâm thành lập Đội Quản lý
trật tự đô thị huyện.
+ Ban hành quy định miễn giảm lệ phí cấp phép xây dựng cho các đối
tượng là hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có cơng với Cách
mạng.
+ Cấp kinh phí đầu tư để huyện Cam Lâm phủ kín quy hoạch chi tiết xây
dựng tỷ lệ 1/500 trên địa bàn thị trấn Cam Đức và toàn huyện.


87
- Đối với Trung ương:
+ Hoàn thiện hệ thống văn bản về cấp phép xây dựng, xử phạt hành
chính trong hoạt động xây dựng nói chung và trật tự xây dựng nói riêng để
thuận lợi trong cơng tác quản lý nhà nước về TTXD đô thị.
+ Xem xét, sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013 và các Luật liên
quan đến quy hoạch, quản lý, sử dụng đất tại đô thị để khắc phục các vướng
mắc, bất cập, mâu thuẫn hiện nay; bảo đảm tính đồng bộ trong hệ thống pháp
luật về đất đai, quy hoạch đô thị và xây dựng và sửa đổi, bổ sung các Nghị
định, Thông tư liên quan đến cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ.
+ Xem xét quy định cụ thể hơn về mật độ xây dựng, quy định cụ thể về
vị trí không gian không xây dựng được phép trừ vào mật độ xây dựng của
cơng trình./.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ xây dựng (2018), Thông tư số 03/TT-BXD ngày 24/04/2018 của

Bộ Xây dựng quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị
định 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 Quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong hoạt động XD; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm
vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý cơng trình
hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dựng
nhà và công sở.
2. Bộ xây dựng (2014), Thông tư 12/2014/TT-BXD Hướng dẫn lập,
thẩm định và phê duyệt Chương trình phát triển đơ thị.
3. Bộ xây dựng (2016), Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016
của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng.
4. Bộ xây dựng (2010), Thông tư số 19/2010/TT-BXD ngày 22/10/2010
của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị.
5. Bộ xây dựng (2007), Thông tư liên tịch số 04/2007/TTLT-BXD-BCA
ngày 07/07/2007 hướng dẫn phối hợp xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt
động xây dựng.
6. Bộ xây dựng (2008), Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01 :
2008/BXD về quy hoạch xây dựng.
7. Chính phủ nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Nghị
định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ Sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm
2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
Xử lý vi phạm hành chính;


8. Chính phủ nước cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Nghị
định 139/2017/ND-CP ngày 27/11/2-17 Quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản
làm vật liệu xây dựng,sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý cơng
trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử
dụng nhà và cơng sở.

9. Chính phủ nước cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị
định số 26/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính Phủ về tổ chức và hoạt
động của Thanh tra ngành xây dựng.
10. Chính phủ nước cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Nghị
định số 37/2010/NĐ-CP ngày 7/4/2010 của Chính phủ về Lập, thẩm định, phê
duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
11. Nguyễn Thế Bá (2007), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, NXB
Xây Dựng, Hà Nội.
12. Vũ Cao Đàm (2008), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB
khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
13. Đỗ Hậu (2008), Quy hoạch xây dựng đô thị với sự tham gia của cộng
đồng. NXB Xây Dựng, Hà Nội.
14. Nguyễn Tố Lăng (2016), Quản lý đô thị ở các nước đang phát triển,
NXB Xây Dựng, Hà Nội.
15. Quốc hội nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật
Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009.
16. Quốc hội nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật
xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014.


17. Quốc hội nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật tổ
chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015.
18. Quốc hội nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật xử
lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012.
19. Quốc hội nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2016), Nghị
quyết 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy Ban thường vụ Quốc
Hội về phân loại đô thị.
20. Quốc hội nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật
Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014.
21. Chính phủ Việt nam:

/>22. UBND tỉnh Khánh Hòa: .
23. UBND huyện Cam Lâm: .
24. UBND thị trấn Cam Đức: .
25. Sở Xây dựng Khánh Hòa: .


×