Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Phân tích những tác động của quy luật cạnh tranh đối với nền kinh tế hãy lấy một vài ví dụ và phân tích về những tác động của cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.39 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE
====000====

BÀI TẬP LỚN
MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊ NIN
Đề bài: Phân tích những tác động của quy luật cạnh tranh đối với nền kinh tế?
Hãy lấy một vài ví dụ và phân tích về những tác động của cạnh tranh trong nội bộ
ngành và cạnh tranh giữa các ngành ở Việt Nam hiện nay để minh họa.

Sinh viên : Đỗ Nguyên Phương
Mã sinh viên : 11214743
Lớp : Quản Trị Marketing 63D
Hà Nội – 04/2022


MỤC LỤC

A.

PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................................3

B.

PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................................4
I.

Khái niệm cạnh tranh và tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường....................4
1.

Cạnh tranh là gì.........................................................................................................................................4



2.

Các loại hình cạnh tranh trong kinh tế thị trường.................................................................................4

3.

Tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường..........................................................................5

II.

Ví dụ về cạnh tranh......................................................................................................................7
1.

Cạnh tranh nội bộ ngành..........................................................................................................................7

2.

Cạnh tranh giữa các ngành.......................................................................................................................9

C.

LIÊN HỆ BẢN THÂN.........................................................................................................10

D.

PHẦN KẾT LUẬN...............................................................................................................11


A. PHẦN MỞ ĐẦU


Sự xuất hiện của quy luật cạnh tranh đối với kinh tế đã xuất hiện trong suốt
2 thiên niên kỷ trong suốt lịch sử. Việc nghiên cứu học về quy luật cạnh tranh bắt
đầu từ những đầu thế kỉ 18 với những tác phẩm như Adam Smith’s The Wealth of
Nations. Ở Việt Nam, luật cạnh tranh được bắt đầu có hiệu lực kể từ năm 2005 và
đã được thắt chặt hơn kể từ khi Việt Nam bắt đầu hội nhập với WTO vào 2007.
Bất kì lĩnh vực nào cũng phải xuất hiện sự cạnh tranh, nếu không có cạnh
tranh sẽ khơng có sinh tồn và phát triển. Cũng chính vì thề, nền kinh tế thị trường
sẽ ln tồn tại sự cạnh tranh. Trong công cuộc chuyển đổi nền kinh tế cũ sang nên
kinh tế thị trường, Việt Nam cũng phải đối diện với sự cạnh tranh các thành phần
kinh tế lẫn nhau. Các sự cạnh tranh này cũng dần trở nên quyết liệt hơn kể từ khi
Việt Nam bước vào xu hướng tồn cầu hóa, Việt Nam cũng đã tạo rất nhiều điều
kiện cho các doanh nghiệp có khả năng mở rộng thị trường tiềm năng, đồng thời
huy động vốn từ nước ngoài đem lại những thành tựu đáng kể như chỉ số FDI tăng
vượt trội, kể cả khi đang trong diễn biến dịch Covid – 19 với 31,15 tỉ USD. Nếu so
với các nước khác, tỉ số này chưa quá phần lớn lao nhưng nó cũng đã phần nào góp
phần định hướng phát triển kinh tế đất nước ta trong thời gian qua. Tuy nhiên
chúng ta vẫn đang gặp rất nhiều hạn chế, một trong số đó chính là khả năng cạnh
tranh kinh tế của nước ta cịn khá yếu kém, dẫn đến cạnh tranh khơng hồn hảo,
khơng lành mạnh và sinh ra hiện tượng cạnh tranh độc quyền.
Là một sinh viên đang được học tập và rèn luyện dưới ngôi trường Đại học
Kinh Tế Quốc Dân năng động, sáng tạo, đặc biệt dưới sự dẫn dắc của cô Nguyễn
Thị Hào đã truyền đạt cho em những kiến thức, cảm hứng về bộ mơn Kinh Tế
Chính Trị Mác Lê Nin. Bởi vậy, xuất phát từ sự hứng thú với môn học, với những
đặc điểm của 1 nền kinh tế cùng những nghiên cứu có sẵn và lịng ham học hỏi,
tìm hiểu về nội dung này. Để tìm sâu hơn về từng vấn đề và kiến thức nền tảng, em
xin được nghiên cứu đề tài: “Phân tích những tác động của quy luật cạnh tranh


đối với nền kinh tế”. Bài tiểu luận dưới đây sẽ làm sáng tỏ những tác động của

quy luật trên qua những nội dung dưới đây.
B. PHẦN NỘI DUNG
I.

Khái niệm cạnh tranh và tác động của cạnh tranh trong nền kinh
tế thị trường.
1. Cạnh tranh là gì

Cụm từ “cạnh tranh” xuất hiện trong rất nhiều lĩnh vực trong xã hội như:
Chính trị, kinh tế, văn hóa, thể thao,... và cũng có nhiều cách định nghĩa, góc nhìn
khác nhau về cạnh tranh. Nhưng trong kinh tế học, cạnh tranh là một khái niệm gắn
liền với sự phát triển trong nền kinh tế thị trường khi cung – cầu hàng hóa và giá cả
hàng hóa là yếu tố quyết định. Nó xuất hiện ở mọi giai đoạn của quá trình kinh
doanh và gắn liền với mọi chủ thể kinh doanh đang hoạt động trên thị trường. Dù
đã có rất nhiều góc nhìn khác nhau về cạnh tranh trong nền kinh tế học nhưng nhìn
chung, tất cả đều có 1 ý kiến chung đó là hoạt động cạnh tranh giữa những người
sản xuất hàng hóa để có được giá cả đầu vào thấp nhất về mình, giữa những
thương nhân để thu về lượng khách nhiều nhất và các nhà kinh doanh để có được
điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi thế tốt nhất. Cạnh tranh cũng xuất
hiện nhiều trong các người tiêu thụ sản phẩm nhưng phần lớn là giữa những nhà
sản xuất.
2. Các loại hình cạnh tranh trong kinh tế thị trường
Có 2 loại hình cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường đó là: Cạnh tranh
trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành với nhau. Cạnh tranh nội bộ
ngành là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng kinh doanh 1 mặt hàng sản
phẩm giống nhau hoặc tương tự nhau. Nhằm giành giật những điều kiện kinh tế cơ
sở sản xuất và tiêu thụ lớn nhất để có lợi nhuận siêu ngạch. Các doanh nghiệp cạnh
tranh với nhau về sản phẩm. Do đó kết quả của sự cạnh tranh này là hình thành nên



giá thị trường của từng loại mặt hàng. Đó là giá trị của hàng hóa được tính dựa vào
điều kiện sản xuất chung bình của tồn xã hội. Nếu doanh nghiệp nào có điều kiện
sản xuất dưới mưccs trung bình của xã hội sẽ bị thiệt hoặc lỗ vốn. Còn những
doanh nghiệp có điều kiện sản xuất trên mức trung bình của xã hội sẽ thu được lợi
nhuận thơng qua sự chênh lệch về các điều kiện sản xuất.
Cạnh tranh giữa các ngành với nhau là cạnh tranh của các doanh nghiệp ở
các ngành kinh tế với nhau với mục đích thu lại lợi nhuận cao nhất về mình. Cạnh
tranh giữa các ngành sẽ tạo ra mức sinh lời khác nhau giữa các ngành khác nhau. 2
hình thái cạnh tranh này ln tồn tại với nhau trong mọi hình thái kinh tế thị
trường.
3. Tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
- Cạnh tranh có tác động rất lớn đến cả nền kinh tế, bao gồm cả người sản
xuất và người tiêu dùng
o Dưới góc độ người tiêu dùng: Cạnh tranh thúc đẩy sự thỏa mãn
của xã hội về nhu cầu sản phẩm về cả mặt chất và lượng. Cạnh
tranh khi nhìn qua góc độ quy luật cung cầu sẽ kích thích phản ứng
của các nhà sản xuất với thị hiếu luôn thay đổi của người tiêu
dùng. Cạnh tranh liên tục tác động trực tiếp vào giá cả thị trường,
bắt buộc các nhà sản xuất phải cạnh tranh về mặt giá cả, nguyên
liệu đầu vào với 1 chi phí thấp nhất và đa dạng hóa các mặt hàng
của mình, đồng thời chất lượng của sản phẩm cũng phải được nâng
cao. Chính vì thế cạnh tranh sẽ giúp người tiêu dùng sở hữu được
những sản phẩm mong muốn với 1 mức giá tối ưu nhất vì các nhà
sản xuất phải thỏa mãn những nhu cầu của họ theo 1 cách tối ưu
nhất.
o Dưới góc độ nhà sản xuất: Cạnh tranh quyết định sự sống còn của
mỗi doanh nghiệp trên thương trường thị trường. Sự phát triển và


thịnh vượng của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc phần nhiều vào sự

tiêu thụ sản phẩm của người tiêu dùng, đây cũng là khâu quyết
định xem 1 doanh nghiệp có thể tiếp tục hay dừng lại. Cạnh tranh
cũng là động lực thúc đẩy các nhà sản xuât thay đổi hành vi, giúp
họ có được những góc nhìn mới lạ về thị trường tiềm năng, nâng
cao khả năng sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm, luôn đổi
mới về kỹ thuật, công nghệ áp dụng vào sản xuất. Cạnh tranh trong
các nhà sản xuất cũng quyết định được vị trí của doanh nghiệp trên
thị trường nhờ vào thị phần mà họ nắm giữ.
o Dưới góc độ cả nền kinh tế: Cạnh tranh là động lực thúc đẩy cho
cả nền kinh tế đi lên, giúp xóa bỏ sự cạnh tranh độc quyền, cạnh
tranh không lành mạnh. Nhằm đảm bảo sự phát triển về kinh tế,
khoa học, xã hội trong kinh doanh. Cạnh tranh cũng giúp khơi gợi
những nhu cầu mới của xã hội thông qua việc phát triển những sản
phẩm mới. Thông qua đó, cạnh tranh giúp nền kinh tế quốc dân
vững mạnh, tạo điều kiện cho những chủ thể vươn ra những nền
kinh tế quốc tế.
- Tuy vậy, cạnh tranh cũng có những tác động tiêu cực tới nền kinh tế thị
trường
o Dưới góc độ người tiêu dùng: Khi sự cạnh tranh quá lớn, người
tiêu dùng sẽ gặp những tác động tiêu cực như hàng giả, hàng nhái,
thông tin không trung thực về sản phẩm, ghi nhãn sai và không đầy
đủ,... Đây đều là những tác động tiêu cực hướng thẳng về phía
người tiêu dùng, là 1 trong những hệ lụy của cạnh tranh không lành
mạnh, hạn chế cạnh tranh.


o Dưới góc độ nhà sản xuất: Gây ra việc cạnh tranh khơng lành
mạnh giữa các doanh nghiệp. Khi có sự cạnh tranh lớn, các doanh
nghiệp sẽ hạ thấp giá trị doanh nghiệp khác bằng những biện pháp
khác nhau. Đồng thời tạo ra tổn hại mơi trường kinh doanh, xói

mịn các giá trị đạo đức xã hội.
o Dưới góc độ cả nền kinh tế: Cạnh tranh gây ra tổn hại phúc lợi cho
toàn xã hội. Khi các nguồn lực tiềm năng cũng như nguồn lực sẵn
có bị sử dụng khơng hiệu quả, xã hội có ít cơ hội lựa chọn hơn để
thỏa mãn các phúc lợi xã hội đã bị giảm bớt. Hơn nữa, điều này
cũng sẽ có cơ hội cho các doanh nghiệp cạnh tranh không lành
mạnh, cạnh tranh độc quyền.
II.

Ví dụ về cạnh tranh

1. Cạnh tranh nội bộ ngành
Một ví dụ tiêu biểu về cạnh tranh nội bộ ngành ở Việt Nam là cạnh tranh giữa
Tập đồn Cơng nghiệp Viễn thông Quân Đội (Viettel) và nhà mạng Doanh nghiệp
Nhà nước trực thuộc Tập đồn Bưu Chính Viễn thơng Việt Nam (Mobifone).
a. Tổng quan về 2 nhà đối thủ cạnh tranh
- Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tập đoàn Bưu Chính Viễn thơng Việt
Nam (MobiFone) được thành lập vào ngày 16/04/1993 với slogan “Mọi
lúc, mọi nơi” Nhà mạng đã liên tục phát triển và chiếm được thị phần số
1 Việt Nam về mảng thuê bao di động trong tính đến cuối năm 2006 với
3,7 triệu thuê bao
- Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân Đội (Viettel) được thành lập vào
năm 1995 với slogan “ Hãy nói theo cách của bạn”, tiền thân là Công ty
Điện tử thiết bị thông tin. Nhà mạng Viettel đã có một sự bứt phá mạnh
mẽ từ khi thành lập, chiếm được thị phần số 1 vào năm 2008 với 20 triệu
thuê bao so với chỉ 2,2 triệu thuê bao so với năm 2006.


b. Các yếu tố cạnh tranh
- Cạnh tranh về giá cước:

Với ưu thế là nhà mạng đầu tiên trong ngành di động tại Việt Nam,
Vinafone khơng gặp q nhiều khó khăn khi định giá sản phẩm dịch vụ từ
thời điểm đầu tiên. Thế nhưng với sự góp mặt của Viettel thì việc định giá
sản phẩm gặp rất nhiều trở ngại. Các gói cước của Mobifone giảm dần đều
trong các cuộc chiến về giá cả.
Một ví dụ tiêu biểu cho cuộc chiến giá cả này đó là gói cước dành cho
học sinh , sinh viên, người có thu nhập thấp của 2 nhà mạng này. Khi Viettel
tung ra gói cước Sinh viên với mức cước thoại và nhắn tin rẻ nhất trong số
các gói cước với 1390đ/phút khi gọi nội mạng và 1590đ/phút khi gọi ngoại
mạng cùng các dịch vụ kèm theo, Mobifone cũng đã nhanh chóng tung ra
gói Q-student với 1380đ/phút nội mạng và 1580đ/phút ngoại mạng cùng các
dịch vụ đi kèm. Có thể thấy, sự xuất hiện của Viettel đã khiến Mobifone đã
phải có những gói giá cước cũng như chiến lược nhất định để thu hút lại thị
phần của mình.
- Cạnh tranh về chất lượng dịch vụ:
Theo khảo sát, chất lượng dịch vụ của sóng Viettel được đánh giá cao
nhất – Khảo sát được công bố của Bộ Thơng tin & Truyền thơng vào 8/2020.
Theo khảo sát, có tới 1,98% các cuộc gọi của Mobifone bị rơi trong khi
con số này chỉ là 0.27% so với Viettel. Điều này dễ dàng nhận ra, Viettel
đang dẫn đầu về mức độ hài lịng khi sử dụng dịch vụ khi có 1 mức giá ưu
đãi cùng với chất lượng dịch vụ tốt trong thời gian ngắn.
- Cạnh tranh về kênh phân phối:
Vào những năm trước 2008, Vinafone được coi là nhà mạng dành cho
những khách hàng có thu nhập cao, chính vì thế các kênh phân phối nhắm
vào thị phần nơng thôn rất thấp. Viettel đã nắm được thị trường tiềm năng


đầy màu mỡ này, áp dụng chiến thuật “Nông thôn bao vây thành thị” của
Mao Trạch Đông, Viettel đã triển khai rất nhiều các cột phát sóng ở xung
quanh nơn thơn và nhanh chóng chiếm được thị phần lớn ở các vùng này.Dù

Mobifone cũng đã nhanh chóng ra gói cước siêu rẻ Mobi365 nhưng vẫn là
một bước đi chậm so với Viettel, vì thế khả năng cạnh tranh khơng cao. Việc
cạnh tranh từ các kênh phân phối đa dạng, có mục tiêu tiềm năng rõ ràng cụ
thể đã giúp Viettel nhanh chóng chiếm được thị phần lớn dù là 1 nhà mạng
sinh sau đẻ muộn.
2. Cạnh tranh giữa các ngành
Một ví dụ tiêu biểu về cạnh tranh giữa các ngành ở Việt Nam là cạnh tranh
giữa taxi truyền thống và Grab
a. Tổng quan về 2 đối thủ cạnh tranh
- Grab là cơng ty có trụ sở chính tại Singapore, hiện nay đang là công ty
hỗ trợ vận tải lớn nhất Đông Nam Á với mạng lưới 1,1 triệu tài xế, chiếm
95% thị trường đặt taxi qua bên thứ 3. Tại thị trường Việt Nam, dịch vụ
Grab Taxi đã được triển khai tại Thành Phố Hồ Chí Minh từ tháng
2/2014. Cùng theo đó, GrabBike đã hoạt động ở cả Thành Phố Hồ Chí
Minh và Hà Nội từ tháng 11/2014 và tháng 6/2015. Hiện nay Grab đang
cung cấp tại thị trường Việt Nam với 4 dịch vụ chính: GrabCar,
GrabBike, GrabExpress.
- Taxi truyền thống tại Việt Nam có 2 doanh nghiệp lớn nhất đó là Mai
Linh và Vinasun. Cả 2 cơng ty vận tải này đều có lịch sử thành lập trên
dưới 20 năm và là 2 hãng có lượng người sử dụng lớn nhất tại Việt Nam
từ lúc thành lập tới cuối 2014. Độ phủ sóng của cả 2 thương hiệu dàn trải
hầu hết các tỉnh thành Việt Nam.


b. Các yếu tố cạnh tranh
- Cạnh tranh về giá:
Với sự xuất hiện của Grab tại thị trường Việt Nam, thị trường giá vận tải đã
có rất nhiều biến động lớn. Với giá cước của Grab thấp hơn giá cước của
taxi thông thường kèm rất nhiều khuyến mại, các hãng xe taxi truyền thống
như Mai Linh và Vinasun đã gặp rất nhiều khó khăn khi người dùng đổ dồn

sang sử dụng dịch vụ của Grab.
- Cạnh tranh về dịch vụ
Một trong những điểm đặc biệt của sự cạnh tranh giữa Taxi cơng nghệ và
Taxi truyền thống đó là dịch vụ. Về phía của Taxi cơng nghệ, với sự tối ưu
hóa về độ tiện lợi sử dụng, thông tin khách hàng nắm bắt được như số tiền
cần phải trả, thông tin tài xế trước khi lên chuyến xe, điều này vô hình chung
tạo tâm lý an tồn hơn so với taxi truyền thống. Đồng thời, việc giải quyết
các vấn đề khiếu nại của taxi cơng nghệ cũng nhanh chóng và thuận tiện hơn
so với taxi truyền thống. Tuy rằng từ phía Taxi truyền thống đã có những cải
tiến để bắt kịp so với xu hướng thông qua các ứng dụng để đặt xe, thế nhưng
vẫn không thể bắt kịp được với thị phần sẵn có của taxi cơng nghệ
C. LIÊN HỆ BẢN THÂN
Vượt qua hàng trăm năm chịu sự bóc lột của chủ nghĩa đế quốc, Việt Nam
đã trở nên hoàn toàn độc lập và trở thành 1 nền kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa đang phát triển. Từ một quốc gia thuần nông, đại đa số người dân
sống ở nơng thơn, trình độ phát triển thấp, Việt Nam đã chuyển mình trở thành một
quốc gia có mức thu nhập trung bình trên thế giới. Luật cạnh tranh được ban hành
là 1 trong những minh chứng cho nền kinh tế đang phát triển này. Là 1 sinh viên
trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân nói riêng và là một thanh niên Việt Nam nói


chung, thông qua những kiến thức đã được học, chúng ta cần phải biết nâng cao
trình độ bản thân, áp dụng những quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế nói riêng và
quy luật cạnh tranh nói chung để nhận thấy được sự không ngừng cố gắng phát
triển rất quan trọng. Mỗi bản thân chúng ta là một cá thể trong một tập thể, việc
xây dựng lên một cuộc sống tốt đẹp, lành mạnh nhưng không thiếu phần cố gắng
của chính bản thân mình cũng là sự góp phần của việc xây dựng và phát triển nước
nhà.
D. PHẦN KẾT LUẬN
Với xu hướng tồn cầu hóa của đất nước Việt Nam ta hiện nay, dễ dàng nhận

thấy cạnh tranh đã trở thành một việc tất yếu của bất cứ loại hàng hóa nào. Cạnh
tranh cũng có những mặt trái của riêng nó, thường dẫn tới sự độc quyền và đánh
dấu bằng sự phá sản của một bên tham gia cạnh tranh, gây ra sự thất nghiệp và tạo
gánh nặng cho toàn xã hội. Tuy nhiên, trong cả quá trình lâu dài, cạnh tranh lại là
động lực để phát triển kinh tế, giúp các nguồn lực được phân chia hiệu quả.
Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là 1 con dao 2 lưỡi, nó cũng có thể giúp
nền kinh tế trở nên lớn mạnh và phát triển, nó đồng thời cũng có thể giết chết một
vài cá nhân doanh nghiệp. Nếu có chính sách phát triển cùng chính sách cạnh tranh
hợp lý, Việt Nam sẽ hưởng lợi lớn do chính sách cạnh tranh mang lại. Là nước áp
dụng chính sách cạnh tranh muộn, Việt Nam có thể áp dụng các bài học của các
nước đi trước, từ đó hy vọng Việt Nam sẽ chứng minh rằng: Việt Nam chính là
mảnh đất màu mỡ cho cạnh tranh phát huy hết tối đa ưu điểm của nó



×