Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

BÁO cáo THỰC tập TỔNG hợp đơn vị thực tập CÔNG TY cổ PHẦN đầu tư THƯƠNG mại và DỊCH vụ SHC VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (722.95 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA MARKETING
VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE


BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Đơn vị thực tập:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ
SHC VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên

: Trần Thị Như Phương

Mã sinh viên

: 11173862

Lớp

: POHE – Truyền thơng Marketing 59

Giảng viên hướng dẫn

: TS. Hồng Ngọc Vinh Hạnh

Hà Nội, 2021


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................6


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ SHC VIỆT NAM.............................................9
1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển....................................................9

1.1.1.

Giới thiệu chung về Cơng ty......................................................9

1.1.2.

Lịch sử hình thành và phát triển..............................................9

1.1.3.

Sản phẩm, dịch vụ chính của cơng ty.....................................11

1.2.

Cơ cấu bộ máy tổ chức..................................................................12

1.2.1.

Mơ hình tổ chức, quản lý........................................................12

1.2.2.

Chức năng mỗi bộ phận..........................................................13


1.3.

Các đối tác chính...........................................................................16

1.4.

Các điều kiện kinh doanh của cơng ty.........................................16

1.4.1.

Điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật.......................................16

1.4.2.

Điều kiện về nguồn vốn...........................................................18

1.4.3.

Điều kiện về nguồn nhân lực..................................................18

1.5.

Tổ chức bộ máy phòng Marketing...............................................19

1.6. Ảnh hưởng của môi trường marketing đến hoạt động kinh
doanh của SHC Việt Nam........................................................................19
1.6.1.

Môi trường vĩ mô.....................................................................19


1.6.2.

Môi trường vi mô.....................................................................22

1.7.

Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2018 – 2020..............25

1.8.

Hoạt động marketing hiện tại tại cơng ty....................................26

1.9.

Phân tích SWOT của công ty.......................................................28


DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

Danh Mục Bảng Biểu
Bảng 1.1 Trang thiết bị của CTCP TM & DV SHC Việt Nam....................14
Bảng 1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư
Thương mại và Dịch vụ SHC Việt Nam.....................................................21

Danh Mục Biểu Đồ
Biểu đồ 1.1. Số lượng nhân sự cơng ty năm 2020......................................15

Danh Mục Hình Vẽ
Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của CTCP SHC Việt Nam............10
Hình 1.2. Đối tác chính trong nước............................................................13

Hình 1.3. Cơ cấu tổ chức Phòng Marketing CTCP SHC Việt Nam............16


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Truyền thông đã đi được một chặng đường rất xa kể từ khi nó được biết đến
như một cơng cụ nhằm chuyển tải thông tin chủ thể đến người nhận tin. Chuyển
đổi từ những phương pháp marketing truyền thống xoay quanh tivi, radio, điện
thoại, báo giấy, sang các công cụ số nằm trên những đám mây điện toán. Sự ra
đời của Internet và cơng nghệ đồng thời thay đổi thói quen khách hàng, từ viết
thư tay, chuyển sang nhắn tin, gọi điện và sử dụng các ứng dụng trị chuyện miễn
phí. Thay vì đón xem bộ phim u thích hay nghe nhạc trên truyền hình, họ
chuyển sang xem phim và nghe nhạc online. Thập niên thứ hai của thế kỷ 21
cũng chứng kiến tình cảnh điêu đứng và đóng cửa hàng loạt hãng thơng tấn báo
in danh tiếng trên thế giới, vì ngày nay khách hàng đã có thể truy cập bất cứ trang
thông tin điện tử nào để đọc tin tức. Người tiêu dùng cũng bắt đầu mua sắm trực
tuyến để tiết kiệm thời gian. Mạng xã hội cho phép người tiêu dùng thành lập
riêng cho mình “kênh truyền thơng cá nhân” thoả thích đăng tải ý kiến và nội
dung do mình sáng tạo lên mạng.
Trước sự thay đổi hành vi của khách hàng cũng như các hình thức quảng
cáo truyền thống khơng cịn hiệu quả để tiếp cận đến đối tượng này nữa, khái
niệm truyền thông trên mạng xã hội số ra đời.
Theo tạp chí Forbes, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tại Mỹ đầu tư cho
tiếp thị truyền thông trực tuyến, tổng số tiền đầu tư dự đoán sẽ chạm mức 120 tỷ
đô la Mỹ (khoảng hơn 2700 tỷ VNĐ). Thế hệ những người trẻ Millennial
(khoảng tầm 18 – 35 tuổi) tiêu khoảng 600 tỷ đô Mỹ tiền sử dụng các dịch vụ
hàng năm. Để tiếp cận với đối tượng khách hàng này, các thương hiệu phải phát
triển chiến thuật và đầu tư vào tiếp thị truyền thông số một cách nghiêm túc.
Điều này cho thấy truyền thông trực tuyến ngày càng chiếm vị trí quan trọng
trong lĩnh vực marketing nói riêng và cuộc sống con người nói chung.

Khơng nằm ngồi xu thế đó, SHC Việt Nam trong thời gian qua cũng đã
triển khai các hoạt động trên Social Media. Tuy nhiên, các hoạt động này còn rời
rạc, chưa thu hút được khách hàng mục tiêu và đạt kỳ vọng. Cụ thể, dựa trên một
vài con số về số lượt người được chạm đến trên một bài đăng trên trang Fanpage
của thương hiệu nà hàng VietStreet chính thức dao động từ 500 -1000 lượt, trong
đó có một vài bài đạt đến con số rất cao khoảng 10.050 lượt nhưng một nửa trong


số đó cơng ty đã phải trả tiền. So với các thương hiệu khác cùng ngành, SHC
Việt Nam là thương hiệu cịn lạ lẫm với khách hàng. Chính điều này đã làm giảm
giá trị thương hiệu khi công ty muốn nhượng quyền thương mại chuỗi nhà hàng
của mình, cũng như giảm tính liên kết giữa các thương hiệu con. Trong bối cảnh
cạnh tranh khốc liệt, bên cạnh chiến lược kinh doanh thì chiến lược truyền thơng
thơng qua các nền tảng mạng xã hội của cơng ty cịn gặp nhiều bất lợi cần điều
chỉnh, từ đó giúp SHC Việt Nam đi đúng hướng và đạt được các mục tiêu đề ra.
Với lý do trên, tác giả chọn đề tài “ Thực trạng và Giải pháp cho hoạt đô nug
Truyền thông Trực tuyến tại Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ SHC Việt
Nam” làm chủ đề đề nghiên cứu cho báo cáo thực tập này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu khái quát về CTCP Đầu tư Thương mại và Dịch vụ SHC Việt
Nam
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động truyền thông trực tuyến hiện nay
của công ty
-

Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông
trực tuyến tại SHC Việt Nam

3. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng và giải pháp cho hoạt động Truyền thông Trực tuyến tại CTCP

Đầu tư Thương mại và Dịch vụ SHC Việt Nam
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Dịch vụ
SHC Việt Nam
- Phạm vi thời gian: Giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1.

Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu cần thu thập bao gồm dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. Đối với dữ
liệu thứ cấp tác giả sẽ nghiên cứu và tổng hợp các tài liệu có liên quan đến
thương hiệu từ các nguồn như báo chí, internet, mạng xã hội, các thống kê từ Bộ
ban ngành liên quan như Bộ Thông tin và Truyền thông, và từ các báo cáo thực tế
hoạt động kinh doanh và marketing của công ty.
Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu cần được thực hiện dưới dạng một cuộc khảo sát
các nhân viên phòng Marketing SHC Việt Nam và người tiêu dùng để tìm hiểu về
mức độ nhận biết thương hiệu đối thủ và bản thân doanh nghiệp, từ đó nắm được


thông tin của khách hàng mục tiêu của các chuỗi nhà hàng thuộc cơng ty SHC
Việt Nam.
5.2.

Phương pháp phân tích dữ liệu

-

Phương pháp so sánh: So sánh các số liệu thống kê qua các năm 2018,
2019, và 2020


-

Phương pháp phân tích tổng hợp: Tổng hợp các dữ liệu để rút ra được
những
thành tựu, hạn chế của hoạt động truyền thông trực tuyến, từ đó làm cơ sở
để đưa ra các giải pháp nhằm hồn thiện hoạt động truyền thơng trên các
nền tảng trực tuyến tại công ty.

6. Kết cấu bài báo cáo
Ngoài phần Mở bài và Kết luận, bài báo cáo gồm 3 chương chính:
Chương 1. Tổng quan về Cơng ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Dịch vụ
SHC Việt Nam
Chương 2. Đánh giá thực trạng hoạt động Truyền thông Trực tuyến tại
CTCP Đầu tư Thương mại và Dịch vụ SHC Việt Nam
Chương 3. Đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện hoạt động Truyền
thơng Trực tuyến tại CTCP Đầu tư Thương mại và Dịch vụ SHC Việt Nam




CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ SHC VIỆT NAM

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.1. Giới thiệu chung về Cơng ty
Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Dịch vụ SHC Việt Nam tên viết tắt
là SHC Việt Nam JSC.
+ Vốn điều lệ: 40 tỷ đồng
+ Mã số thuế: 0104288777-003

+ Lĩnh vực hoạt động: Ẩm thực (F&B)
+ Ngày thành lập: 07/12/2009
+ Trụ sở chính: Tầng 12, Tháp B, Tồ nhà Sông Đà, Quận Nam Từ Liêm,
Hà Nội
+ Chủ tịch (người đại diện): Ông Nguyễn Thế Cương
Website: />Email:
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Cơng ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Dịch vụ SHC Việt Nam thành lập
ngày 07/12/2009 với nhà hàng đầu tiên mang tên Hotto – Món ngon trên đĩa
nóng vào tháng 12/2009. Sau 7 năm, Kanpai – Buffet Nướng và Lẩu Nhật Bản
được thành lập thành lập tháng 08/2016, 2 tháng sau 10/2016 Maneki Deli – Nhà
hàng Nhật hiện đại ra đời, phục vụ 60 loại sushi và các món ăn đặc trưng Nhật,
order bằng ipad, phục vụ bằng băng chuyền hiện đại bậc nhất. Tháng 12/2017
thương hiệu nhà hàng VietStreet – Món ăn đường phố Việt Nam ra mắt, chuyên
phục vụ các món ăn đường phố đại diện hương sắc cho ba miền đất nước. Đến
tháng 10/2020 vừa qua, nhà hàng SeanPan – Seafood in the pan, chuyên các món
hải sản trên chảo mang phong cách sang trọng giúp thực khách tận hưởng những
vị ngon độc đáo từ Châu Âu.
Qua hơn 11 năm đi vào hoạt động, SHC Việt Nam hiện đang sở hữu 48 nhà
hàng, trong đó 27 nhà hàng Hotto, 16 nhà hàng VietStreet, 03 nhà hàng Maneki,
01 nhà hàng Kanpai và 01 nhà hàng SeanPan.


Tầm nhìn và mục tiêu chiến lược: SHC Việt Nam đặt mục tiêu trở thành
chuỗi nhà ẩm thực Việt Nam và ẩm thực Nhật Bản hàng đầu, trong đó SHC sẽ là
chuỗi nhà hàng phục vụ các món ăn nhanh đầy đủ dưỡng chất (đạt chuẩn chỉ số
FCR – Feed Conversion Rate) hàng đầu Việt Nam vào năm 2040 và là chuỗi nhà
hàng Việt Nam số 1 thị trường trong nước và trên thế giới vào năm 2025.
Sứ mệnh: SHC Việt Nam luôn là nơi lưu giữ và nâng tầm văn hố Việt
Nam thơng qua những giá trị ẩm thực, bằng những chọn lọc tinh tế để truyền tải

tinh hoa ẩm thực 5 châu.
Giá trị cốt lõi: SHC xác định giá trị cốt lõi của mình thơng qua 4 tiêu chí,
viết tắt là CARE
-

Customer First – Hết lịng vì khách hàng: SHC Việt Nam luôn đề cao
sứ mệnh mang đến GIÁ TRỊ TỐT NHẤT vượt hơn cả sự mong đợi
cho khách hàng, vì vậy ngay từ khâu lựa chọn nguyên liệu, quy trình
chế biến đến trình bày món ăn và thái độ phục vụ của nhân viên luôn
được quản lý rất nghiêm ngặt theo những tiêu chuẩn khắc khe nhất.
Bên cạnh đó, cơng ty cũng rất nghiêm túc lắng nghe ý kiến phản hồi và
khơng ngừng hồn thiện chất lượng nhằm mang đến sự hài lòng tuyệt

-

đối cho khách hàng.
Attitude and Accountability – Thái độ tích cực và tinh thần trách
nhiệm: Với sự thấu hiểu về ẩm thực Việt Nam và ẩm thực Nhật Bản,
SHC Việt Nam luôn cố gắng xây dựng và phát triển các chuỗi thương
hiệu bằng các chuẩn mực hoàn toàn mới về hương vị và cả sự sáng tạo
trong cách thức bài trí món ăn dựa trên các giá trị truyền thống. Chính
sự tận tâm và khơng ngừng tự hồn thiện mình, SHC Việt Nam khơng
chỉ sở hữu phương thức phục vụ hiện đại, thái độ làm việc chuyên
nghiệp của nhân viên mà còn rất tự hào vì những trải nghiệm tuyệt vời
mà các chuỗi nhà hàng mang đến cho thực khách sau mỗi bữa ăn.

-

Recognition – Ghi nhận công lao: SHC luôn xây dựng môi trường làm
việc chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo và nhân văn nhằm tạo điều

kiện thuận lợi, thu nhập cao và cơ hội phát triển công bằng cho tất cả
nhân viên, gắn kết họ như mơ tugia đình để khơng chỉ nhân viên có cơ
hội phát triển bản thân mà doanh nghiệp cũng xây dựng được một đội

-

ngũ vững mạnh.
Excellent – Hướng đến sự hoàn hảo: Hướng đến sự hoàn hảo trong
phong cách làm việc và nâng cao chất lượng phục vụ.


Tiêu chuẩn hoạt động: Dịch vụ chuyên nghiệp, tận tâm từ trái tim đem
đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời nhất, vượt trên cả sự mong đợi.
Theo tiêu chuẩn SMILE
-

Sanitary: Vệ sinh sạch sẽ
Maintainance: Bảo trì bảo dưỡng

-

Identical: Chính xác, đồng nhất
Leading of market: Dẫn đầu thị trường ẩm thực Việt Nam

-

Excellent of product: Sản phẩm hoàn hảo
Speed of Service: Tốc độ phục vụ

Phương pháp giải quyết than phiền: Theo tiêu chuẩn BLESS

-

Believe: Tin tưởng nhau và tin tưởng khách hàng
Listen: Lắng nghe một cách tận tâm

-

Express apologize: Thể hiện sự đồng cảm
Satisfy (Solution): Làm hài lòng khách hàng
Say thank: Ln nói lời cảm ơn

1.1.3. Sản phẩm, dịch vụ chính của cơng ty
SHC Việt Nam là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực ẩm thực
phong cách Nhật Bản với 5 hệ thống nhà hàng lớn, nhắm đến phân khúc trung và
cao cấp:
-

HOTTO – Món ngon trên đĩa nóng: Với mơ hình phục vụ các món
cơm trên chảo Teppan Nhật Bản, nổi tiếng giữ nhiệt đến 270 độ trong
vịng 5 phút, thực phẩm có thể chín trực tiếp trên chảo mà không mất
đi hương vị tươi ngon vốn có. Hotto cịn được u thích bởi nước sốt,
được pha chế cầu kỳ vừa ngọt dịu, đậm đà mà ngấm đều vào thịt và
cơm. Thực đơn gồm một số món như: Cơm bị kim chi sốt phơ mai,
Cơm bò cà ri, Cơm bò sốt cà ri với nấm, Lõi sườn bò úc Rib Eyes
nướng sốt tiêu…

-

KANPAI – Buffet Lẩu & Nướng Nhật Bản: Được bán dưới dạng buffet
gọi món hoặc theo các gói (set) với 3 mức giá hợp lý phù hợp với số

lượng người từng bàn. Một trong những loại thịt bò được sử dụng
nhiều nhất tại Kanpai chính là Thịt Bị Fuji hảo hạng, giàu dinh dưỡng,
và phù hợp nhu cầu thực khách.

-

MANEKI DELI – Nhà hàng Nhật hiện đại: Phục vụ hơn 130 món ăn
chất lượng được chế biến từ những nguyên liệu tươi ngon bậc nhất, sử


dụng trong ngày, đảm bảo hương vị chuẩn Nhật. Các món đều được
trưng bày đậm chất nghệ thuật của đất nước Phù Tang xinh đẹp. Gồm

-

các món sushi, sashimi, tempura, bento, udon, hotpot,… với mức giá
hợp lý, tươi ngon, rất hợp với khẩu vị với người Việt.
VIETSTREET – Món ăn đường phố Việt Nam: Thương hiệu
VietStreet hơi đặc biệt hơn so với các thương hiệu còn lại, bởi được
định vị là nhà hàng chuyên phục vụ các món ẩm thực nổi bật của 3
miền Việt Nam như Miền Bắc có bún đậu mắm tơm, Miền Trung có
bún bị Huế, bánh bột lọc, hay miền Nam với bánh xèo thơm ngậy.
Thực đơn món ăn đặt dưới sự tư vấn cũng như chế biến bởi các đầu
bếp nổi tiếng Việt Nam. Hơn thế nữa, ẩm thực đường phố từ lâu đã trở
thành nét đẹp văn hố của người Việt, khơng những được người Việt
lưu giữ mà còn được các thực khách nước ngồi đặc biệt u thích.
Đến với Việt Street thực khách như bị hút hồn bởi không gian nhà
hàng mang đúng chất Việt, phong vị Việt. Với khơng gian thống mở,
gợi nhớ hồn quê với hình ảnh cây khế, gánh hoa,… Nhà hàng
VietStreet đã trở thành điểm hẹn cho những thực khách muốn thưởng


-

thức hương vị quê nhà đặc trưng của ba miền Bắc - Trung – Nam.
SEANPAN – Seafood in the pan: Thương hiệu này vừa mới ra mắt
cuối năm 2020, là hệ thống nhà hàng phục vụ hải sản theo hình thức
trên chảo đầu tiên tại Việt Nam. Hướng đến sự phóng khống của
những mùa hè tại các đất nước Châu Âu, phù hợp với những ai yêu
thích sự trải nghiệm, mới mẻ, đổi vị cho những món Á thường ngày.

1.2.

Cơ cấu bộ máy tổ chức

1.2.1. Mơ hình tổ chức, quản lý


Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của CTCP SHC Việt Nam
Nguồn: Phòng Nhân sự - SHC

1.2.2. Chức năng mỗi bộ phận
Cơng ty có đầy đủ các bộ phận chức năng đặc trưng của một đơn vị hoạt
động trong lĩnh vực kinh doanh ẩm thực. Sự phân chia trách nhiệm và nhiệm vụ
của từng bộ phận là khá rõ ràng, cụ thể.
Chủ tịch HĐQT – Nguyễn Thế Cương hiện là Chủ tịch HĐQT của Công ty
Cổ phần Đầu tư và Thương mại Dịch vụ SHC Việt Nam.
Đứng sau Chủ tịch HĐQT là bà Phan Thị Ngọc Diệp - Tổng Giám đốc
Công ty, chịu trách nhiệm điều hành, giám sát cơng việc của các bộ phận, phịng
ban nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động.
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) là cơ quan quyết định cao nhất của Công

ty gồm tất cả các cổ đơng có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần.
ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định.
ĐHĐCĐ thơng qua các báo cáo tài chính hàng năm của Cơng ty và tài chính cho


năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành
viên Ban Kiểm sốt của Cơng ty.”
Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý cao
nhất của Công ty, có tồn quyền nhân danh Cơng ty để quyết định mọi vấn đề
liên quan đến quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại
hội đồng cổ đơng. Hội đồng quản trị giữ vai trị định hướng chiến lược kế hoạch
hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm, chỉ đạo và giám sát hoạt động của
Công ty thông qua Ban điều hành Công ty. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5
năm và thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không
hạn chế. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị hiện nay là 05 người.”
Ban kiểm sốt do Đại hội đồng cổ đơng bầu ra, nhiệm kỳ 05 năm và thành
viên Ban kiểm sốt có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Ban kiểm
soát chịu sự quản lý trực tiếp của Đại hội đồng cổ đơng. Ban kiểm sốt có nhiệm
vụ kiểm tra hoạt động tài chính của Cơng ty, giám sát việc tuân thủ chấp hành
chế độ hạch toán, kế toán, quy trình, quy chế nội bộ của Cơng ty, thẩm định Báo
cáo tài chính hàng năm, báo cáo Đại hội đồng cổ đơng về tính chính xác, trung
thực, hợp pháp của Báo cáo tài chính của Cơng ty. Trong Ban kiểm sốt phải có ít
nhất một thành viên là người có chun mơn về tài chính, kế tốn. Thành viên
này khơng phải là nhân viên trong bộ phận kế tốn, tài chính của Cơng ty và
khơng phải là thành viên hay nhân viên của Cơng ty kiểm tốn độc lập đang thực
hiện kiểm tốn Báo cáo tài chính của Cơng ty. Số lượng thành viên Ban kiểm
soát hiện nay là 02 người.”
Ban Giám đốc của Công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ
chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của
công ty theo những chiến lược và kế hoạch đã được hội đồng quản trị và Đại hội

đồng cổ đơng thơng qua. Ban Giám đốc gồm có 01 thành viên, và khơng có Phó
Giám đốc.
Tại trụ sở làm việc của cơng ty gồm có 09 phịng:
Phịng Hành chính - Nhân sự có nhiệm vụ quản lý lưu trữ hồ sơ, công văn
giấy tờ, sử dụng con dấu. Là bộ phận chức năng tham mưu cho giám đốc trong
lĩnh vực tổ chức nhân sự, sắp xếp bố trí lao động tồn bộ cơ cấu tổ chức của
Cơng ty.
Phịng Tài chính - Đầu tư có nhiệm vụ tìm kiếm nguồn đầu tư tài chính
nhằm tối đa hố lợi nhuận cho cơng ty, đảm bảo hoạch định tài chính theo định


hướng của Ban lãnh đạo, kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh, ngăn chặn
rủi ro tiềm tàng. Bên cạnh đó tham mưu, tư vấn cho Ban lãnh đạo các vấn đề liên
quan đến đầu tư dự án, cơng trình và các thủ tục pháp lý liên quan đến hoạt động
mua bán, kinh doanh của cơng ty.
Phịng Kế tốn có chức năng giúp việc cho Ban giám đốc và Hội đồng
quản trị Chi nhánh trong lĩnh vực tài chính – kế tốn, tín dụng và hạch tốn kinh
doanh và kiểm soát bằng tiền và các hoạt động kinh tế trong Chi nhánh theo các
quy định về quản lý kinh tế nhà nước và của Chi nhánh.”
Phòng Marketing là đầu mối kiểm sốt tồn bộ thơng điệp, nội dung, hình
ảnh các bộ phận marketing, quản lý nhãn hàng… trước khi triển khai ra thị
trường. Chức năng xây dựng chiến lược nội dung, truyền thơng dài hạn cho cơng
ty (bên ngồi và nội bộ), quản lý, kiểm sốt thương hiệu cơng ty cũng như xây
dựng, khai thác hiệu quả các kênh truyền thơng, quảng bá hình ảnh cơng ty.
Tham gia các sự kiện truyền thông, các giải thưởng cho doanh nghiệp, cá nhân
lãnh đạo, tài trợ các chương trình… nhằm đưa thương hiệu các chuỗi nhà hàng ra
công chúng. Chịu trách nhiệm truyền thông thương hiệu bằng các công cụ digital
marketing (social media, google adwords, SEO). Quản lý ngân sách liên quan
đến các hoạt động truyền thơng.
Phịng Mua sẽ làm việc với các bên cung cấp linh kiện, đồ dùng, thiết bị,

dụng cụ nhà bếp, cơ sở vật chất cho nhà hàng, nhận yêu cầu từ các phòng ban
khác về các yêu cầu như tìm nhà thiết kế, tìm dịch vụ tư vấn xây dựng thương
hiệu, so sánh giá và các điều kiện mua bán, quyết định công ty sẽ mua hàng, dịch
vụ từ nhà cung cấp nào.
Phòng Dự án – Bảo trì phụ trách thiết kế khơng gian nhà hàng và giám sát
thực hiện, đề xuất tìm nhà thầu phù hợp cho phịng mua để tiến hành thi cơng
cơng trình. Đồng thời xử lý, bảo dưỡng định kỳ các hệ thống nhà hàng để đảm
bảo an toàn cho nhân viên và thực khách.
Phịng Kiểm sốt nội bộ và Quản lý chất lượng (IC) là một bộ phận hết
sức quan trọng đối với ngành F&B. Có trách nhiệm kiểm sốt quy trình nhập kho
nguyên vật liệu, tiêu chuẩn, hạn sử dụng của thực phẩm. Bên cạnh đó là người
giám sát gần nhất đối với các nhân viên nhà hàng, để tránh các lỗi ảnh hưởng đến
chất lượng phục vụ và hương vị đồ ăn.
Phòng Nghiên cứu và phát triển (R&D) đảm nhiệm cơng việc nghiên
cứu, tìm tịi, sáng tạo cơng thức cho các món ăn mới, đồng thời cải tiến các món


ăn cũ, từ cách chế biến cho đến hình thức trình bày, đảm bảo đủ độ ngon và hấp
dẫn khách hàng, hướng đến tăng doanh thu cho các các nhà hàng.
Phịng Pháp chế có chức năng giám sát, xử lý tất cả các hoạt động pháp lý
của công ty, đảm bảo rằng tất cả các hoạt động đều được thực hiện theo đúng
pháp luật liên quan. Đồng thời tham gia hỗ trợ, cố vấn về pháp luật cho Ban giám
đốc.
1.3.

Các đối tác chính

Đối tác là một trong những nhân tố quan trọng góp phần làm nên thành
cơng của SHC Việt Nam. Việc liên kết giữa các doanh nghiệp vừa đảm bảo chất
lượng đầu vào của các thành tố tạo nên sản phẩm, dịch vụ cuối cùng, vừa tạo

nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phục vụ tới khách hàng.
Đối tác cung cấp dịch vụ mặt bằng, vận chuyển và nước uống gồm:

Hình 1.2. Đối tác chính trong nước
Nguồn: Phịng Marketing - SHC
Ngồi ra, cịn một số các đơn vị cung cấp nguyên liệu từ Nhật Bản, rau sạch
được nhập từ các trang trại vùng ngoại thành thành phố. Các sản phẩm đều được
đảm bảo và có chứng nhận nguồn gốc xuất x, an toàn vệ sinh thực phẩm do Bộ Y
tế cấp. Đây cũng chính là yếu tố làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với
các thương hiệu của SHC Việt Nam.
1.4.

Các điều kiện kinh doanh của công ty
1.4.1. Điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật


Văn phòng SHC Việt Nam được chia thành nhiều khu vực cho các phịng
ban tại Tầng 12, Tồ nhà Sơng Đà. Diện tích mỗi phịng khoảng 20m2, cùng cách
bài trí với nhiều cây xanh đã đem tới một không gian thống đãng, thân thiện.
Đặc biệt, trên tường cịn có những câu nói truyền cảm hứng, vừa phù hợp với
khơng gian làm việc, vừa như một lời khích lệ đối với tồn bộ nhân viên, đồng
thời thể hiện tinh thần sơi nổi, nhiệt huyết của một công ty trẻ, đầy khát vọng.
Hệ thống cơ sở vật chất tại công ty được trang bị đầy đủ, đáp ứng tốt yêu
cầu công việc. Các trang thiết bị được bảo dưỡng định kì và sửa chữa khi gặp sự
cố. Hơn nữa, công ty cũng chú trọng đổi mới, nâng cấp cơ sở vật chất - kĩ thuật,
cơng nghệ hóa một số thao tác để tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu suất làm việc
của nhân viên.
Bảng 1.1 Trang thiết bị của CTCP TM & DV SHC Việt Nam năm 2020
ST
T


Tên thiết bị

Số lượng

Ghi chú

1

Máy tính để bàn

25

2

Laptop

2

3

Điện thoại bàn

16

Các máy được kết nối với nhau
để liên hệ nội bộ, nhận cuộc gọi
từ khách hàng

4


Máy in

2

Hoạt động ổn định, đơi lúc xảy
ra tình trạng kẹt giấy

5

Máy photo

2

Hoạt động tốt

6

Bộ bàn ghế họp

1

Thiết kế sang trọng, lịch sự, phù
hợp để họp tồn bộ cơng ty

7

Tủ đựng tài liệu

6


Hoạt động tốt, ổn định
-

1 chiếc hoạt động tốt
1 chiếc hay xảy ra tình trạng
treo máy

-

Có hai loại: Tủ gỗ mặt kính
và tủ sắt mặt kính, sử dụng
tốt
- Sức chứa khá lớn
Nguồn: Phịng Nhân sự - SHC

Có thể thấy, trang thiết bị, cơ sở vật chất được đầu tư phù hợp nhằm đáp
ứng yêu cầu công việc ngày một nâng cao. Hệ thống cơ sở vật chất cũng là một
thông số phản ánh quy mô của công ty (sự phát triển trong các mảng hoạt động


kinh doanh, sự gia tăng số lượng nhân viên, …) và thể hiện nỗ lực vươn cao của
SHC Việt Nam.
1.4.2. Điều kiện về nguồn vốn
Vốn điều lệ của công ty ở thời điểm năm 2020 là: 40.000.000.000 đồng.
Viết bằng chữ: Bốn mươi tỷ đồng. Vốn điều lệ được sử dụng để mua trang thiết
bị cần thiết cho hoạt động của công ty; cung cấp vốn lưu động cho hoạt động
kinh doanh hoặc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu của các doanh nghiệp khác.
1.4.3. Điều kiện về nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực chính là yếu tố cốt lõi làm nên thành cơng hiện có của

SHC, là nền tảng cho sự phát triển trong hiện tại và tương lai của công ty. Đội
ngũ nhân viên đều là những người trẻ, năng động, mê “xê dịch” và có đầy đủ
những kiến thức nghiệp vụ chuyên môn. Mỗi nhân viên ở SHC đều khơng ngừng
nỗ lực để phát triển bản thân, đóng góp vào hoạt động kinh doanh của công ty;
cũng như luôn chủ động cập nhật, nắm bắt những xu hướng món ăn mới nhất.
Hàng tháng, cơng ty đều có những hoạt động đào tạo, nâng cao kĩ năng cho nhân
viên, đồng thời có những kế hoạch rà sốt, kiểm tra chất lượng công việc.

Biểu đồ 1.1. Số lượng nhân sự công ty năm 2020
Nguồn: Phịng Nhân sự - SHC
Tính đến cuối năm 2020, số lượng nhân viên của Tập đoàn ước tính khoảng
600 người. Lao động trực tiếp chiếm 1 tỷ trọng lớn. Dựa trên kết quả tìm hiểu về
Cơng ty cho thấy năm 2020 cho thấy, số lượng lao động trực tiếp phục vụ hoạt
động các nhà hàng là khoảng 214 người, chiếm 36,54% so với số lao động tại


văn phịng là 266 người. Trong đó tốt nghiệp ở trình độ cử nhân/kỹ sư chiếm số
lượng đơng nhất khoảng 42%.
Công ty trong những năm gần đây đã trang bị thêm nhiều máy móc, thiết bị
mới hiện đại địi hỏi người sử dụng phải có trình độ cao. Do đó hằng năm Công
ty vẫn tuyển dụng thêm nhiều lao động có trình độ Đại học đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế. Đến thời điểm, những số liệu này có thể đã tăng lên do quy mô mở
rộng số lượng nhà hàng.
1.5.

Tổ chức bộ máy phịng Marketing

Hình 1.3. Cơ cấu tổ chức Phòng Marketing CTCP SHC Việt Nam
Nguồn: Phòng Marketing - SHC
Đứng đầu phòng Marketing là Giám đốc Marketing – ông Huỳnh Hạnh

Phúc, hiện đang làm việc trực tiếp tại Chi nhánh phía Nam – TP. Hồ Chí Minh.
Do đó, phía Bắc có thêm sự dẫn dắt trực tiếp của một Team Leader để hỗ trợ,
giúp đỡ Giám đốc Marketing cùng điều phối hoạt động ở miền Bắc. Team Leader
chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp Brand Excutive, Designer, Social Content,
Customer Care Staff và kết nối thông tin giữa hai miền.
1.6.
Ảnh hưởng của môi trường marketing đến hoạt động kinh doanh của
SHC Việt Nam
1.6.1. Môi trường vĩ mô
1.6.1.1.

Yếu tố kinh tế

Các nhân tố về mặt kinh tế có vai trị rất quan trọng, quyết định đến việc
hình thành và hồn thiện môi trường kinh doanh, đồng thời ảnh hưởng đến khả


năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Những nhân tố kinh tế tác động lên Công ty
SHC Việt Nam bao gồm:
 Tốc độ tăng trưởng của ngành F&B: Kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất
hiện, khách hàng có xu hướng thắt chặt chi tiêu, thường xuyên chọn ăn và
tự nấu ở nhà, và chỉ đến nhà hàng khi có dịp đặc biệt như gặp bạn bè hoặc
đối tác. Tuy nhiên vẫn có những tín hiệu đáng mừng cho ngành hàng này
ngay sau khi Việt Nam kiểm sốt được tình hình. Theo nghiên cứu của
Vietnam Report, F&B chiếm khoảng 15% GPD và có khả năng tiếp tục
tăng trong năm 2020 – 2021. Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép rơi vào
khoảng 10% mỗi năm, vượt trội hơn so với mức tăng trưởng chung.
Nguyên nhân dân tới sự phát triển này là sự thay đổi về các yếu tố văn hoá
và kinh tế đặc thù. Người Việt đang có nhu cầu ăn uống ngoài, cộng thêm
yêu cầu về chất lượng, họ sẵn sàng trả một mức giá hợp lý là cao nếu nhà

hàng cung cấp đồ ăn cũng như chất lượng phục vụ tốt. Nielsen tính tốn,
năm 2022, Việt Nam có khoảng 33 triệu người được xếp vào tầng lớp
trung lưu thành thị và sẽ tăng 95 triệu người vào năm 2030. Đây cũng
chính là tập khách hàng mà SHC nhắm đến, họ sẽ có mức chi phí tiêu
dùng trên 15 USD/người/ngày, trong đó 30 – 40% thu nhập chi tiêu vào
thức uống và thực phẩm. Vì vậy, đây chính là cơ hội nhìn thấy được rõ
ràng cho những doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực ẩm thực như SHC tăng
tốc thay đổi để khác biệt hố với các đối thủ, nhằm có được lượng khách
hàng thường xuyên và trung thành với thương hiệu.
● Các chính sách liên quan đến ký kết hợp đồng, thuế VAT, thuế TNCN và
các thuế phí khác: khi làm việc với đối tác cũng như khi khách hàng sử
dụng dịch vụ tại các nhà hàng của SHC Việt Nam đều có các hố đơn,
chứng từ rõ ràng tn thủ đúng chính sách, thuế phí do Nhà nước đề ra.
1.6.1.2.

Yếu tố công nghệ

 Công nghệ thông tin và truyền thông đã có mặt ở nhiều phương diện trong
cuộc sống hàng ngày, từ thương mại đến giải trí và thậm chí cả văn hóa,
xã hơ iuvà giáo dục. Ngày nay, điện thoại di động, máy tính để bàn, thiết bị
cầm tay, thư điện tử và việc sử dụng Internet đã trở thành tâm điểm trong
văn hóa và cộng đồng, là cầu nối khơng thể tách rời trong nhịp sống tồn
cầu hóa. Vì vậy, SHC có thể tận dụng yếu tố này để lựa chọn đa dạng kênh
truyền thông sao cho hợp lý để các luồng thông tin đến được với khách
hàng và đủ ấn tượng với họ.


Kỹ thuật đang ngày một được chú trọng phát triển là ngành mũi nhọn tại
Việt Nam, với sự hợp tác làm việc cùng các chuyên gia nước ngoài, kết hợp với
các kĩ thuật viên Việt Nam để tạo ra những trang thiết bị, máy móc theo xu

hướng hiện đại, kỹ thuật số. Bên cạnh đó, việc sử dụng các thiết bị cơ bản như
máy chiếu, điều hồ, máy tính,… của Việt Nam đạt chuẩn quốc tế cũng trở nên
dễ thực hiện hơn. Do đó, SHC có thể tận dụng lợi thế cũng như xu hướng chung
của sự phát triển để lắp đặt và trang bị cơ sở vật chất, đảm bảo đủ tiêu chuẩn
phục vụ khách hàng, tạo lợi thế cạnh trong ngành F&B.
1.6.1.3.

Yếu tố chính trị, pháp luật

Sự ổn định hay biến động về chính trị của một quốc gia hay một khu vực là
những tín hiệu ban đầu giúp phòng Marketing nhận diện đâu là cơ hội hoặc đâu
là nguy cơ của cơng ty từ đó đề ra các kế hoạch, hướng đi cho một chiến dịch
truyền thông.
Đặc biệt, tại Việt Nam các doanh nghiệp F&B phải tìm hiểu và nắm rõ các
bộ luật sau: Luật thương mại, sở hữu trí tuệ, hợp đồng; Luật mơi trường, những
quy định về an toàn và sức khoẻ lao động; Luật chống độc quyền, chống phá giá
và các quy định khác về giá, thuế. Đối với hoạt động truyền thông thương thiệu,
cần phải chú ý những điểm sau: Các nội dung, thông điệp quảng cáo, bảng hiệu,
logo, tên thương hiệu không mang tính đả kích về chế độ chính trị; Các phương
tiện truyền thông phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, khơng sử dụng các
hình thức truyền thơng trái pháp luật.
Đại dịch Covid-19 buộc Chính phủ phải yêu cầu giới hạn số lượng khách
hàng trong nhà hàng ở một thời điểm nhất định cũng như ngồi cách nhau ở
khoảng cách an tồn 1m, đồng thời có những quy định ban hành nghiêm ngặt
riêng về vấn đề an toàn vệ sinh. SHC nói riêng và các doanh nghiệp khác nói
chung phải biết nắm bắt và truyền thông định hướng đúng đắn đến khách hàng để
cùng chung tay bảo vệ an tồn cho cộng đồng.
1.6.1.4.

Yếu tố văn hố


Phong tục tập qn, lối sống, thị hiếu, thói quen tiêu dùng, tơn giáo tín
ngưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ và hàng hóa
của doanh nghiệp. Những khu vực khác nhau có văn hóa - xã hội khác nhau do
vậy khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ cũng khác nhau, đòi hỏi doanh nghiệp
phải nghiên cứu rõ những yếu tố thuộc về văn hóa - xã hội ở khu vực đó để có
những chiến lược sản phẩm phù hợp với từng khu vực khác nhau.


Với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ăn uống như SHC lại càng quan trọng
hơn, khi hệ thống nhà hàng đều có ở 3 miền khác nhau, và mỗi miền lại có một
thị hiếu và sở thích ăn uống khác nhau. Chính vì thế mà SHC cần tối ưu hố thực
đơn cũng như giá món khác nhau, đồng thời linh hoạt trong các chiến lược
marketing và thông điệp truyền tải phù hợp với mỗi đặc điểm văn hoá khu vực.
1.6.2. Môi trường vi mô
1.6.2.1. Khách hàng
Thương hiệu

Hotto

Kanpai

Maneki
Deli

VietStreet

SeanPan

Tuổi: 18 – Tuổi: 18 Tuổi: 23 – Tuổi: 25 – Tuổi: 23

35 tuổi
45 tuổi
– 40 tuổi
– 30
30
Đối
tượng:
Sinh viên,
nhân viên
Thu nhập: văn
8 triệu – 12 phịng
Thu
triệu
nhập: 4
triệu – 10
triệu
Đối
tượng:
Nhân viên
văn phịng
Nhân khẩu
học

-

Thích ăn món nước
ngoài, tụ tập bạn bè
- Giá cả vừa phải

Đối

tượng:
Nhân viên
văn phịng,
viên chức

Đối
tượng:
Nhân viên
văn phịng,
các
gia
đình
Thu nhập:
16 – 20 Thu nhập:
triệu
12 triệu 20 triệu

Thu
nhập: 18
– 25 triệu
-

Tâm lý

-

Hành vi

Đối
tượng:

Nhân
viên văn
phịng,
các cặp
đơi, các
gia đình
trẻ

Thích thử món mới - Thích
thử
lạ, khám phá ẩm
món
thực
mới
Tiếp khách, họp mặt
bạn bè
lạ,
khám
phá
ẩm
thực

Dành 1-2 tiếng mỗi ngày cho việc ăn uống, thường đặt cơm
qua các ứng dụng giao hàng về văn phòng hoặc đến địa chỉ
trung tâm thương mại gần cơ quan làm việc để thưởng thức
với đồng nghiệp.
- Sẵn sàng chi trả 55.000 – 90.000 VNĐ cho mỗi bữa ăn cá
nhân và 200.000 – 600.000 VNĐ cho mỗi bữa ăn với bạn
bè, người thân



-

Phương tiện
truyền thơng

Vì đối tượng tiếp nhận thơng tin là đa phần là người
trẻ tuổi nên mạng xã hội vẫn là kênh chủ yếu hiện
nay. Đối với ngành hàng F&B thì ba kênh tiếp cận
chủ yếu sẽ là quảng cáo ngoài trời (OOH), Facebook
và Instagram.
Ngoài ra, khách hàng mục tiêu cũng là nhóm đối
tượng thường xuyên mua sắm và sinh hoạt tại các
khu trung tâm thương mại và khá nhạy cảm với các
hình thức marketing trên các phương tiện đại chúng
như biển bảng, sự kiện, tài trợ các vlog review ở nền
tảng Youtube,...

Có thể thấy, nhóm đối tượng khách hàng của SHC trải dài từ người trẻ đến
trung niên, nhưng đa phần là những người có thu nhập từ trung bình cao đến cao.
Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức cho đội ngũ vận hành công ty.
1.6.2.2.

Nhà cung cấp

Các sản phẩm chế biến của SHC như thịt bò, thịt lợn, các loại cá, gia vị và
một số loại hoa quả đều nhập khẩu trực tiếp từ Nhật, Úc thơng qua đường hàng
khơng, chính vì vậy nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm luôn được khách hàng coi
trọng. Việc cung cấp các thông tin về nhà cung cấp một cách đầy đủ cũng là một
lợi thế truyền thông cho SHC. Các khách hàng sẽ cảm thấy an tâm hơn khi

thưởng thức các món ăn tại chuỗi nhà hàng SHC, từ đó tạo sự tin tưởng cũng như
xây dựng được tệp khách hàng trung thành với thương hiệu, củng cố vị thế của
doanh nghiệp trên thị trường.
1.6.2.3.
STT

Đối thủ cạnh tranh

Tiêu chí

Red Sun

Golden Gate

1

Năm thành lập

2008

2005

2

Số
hiệu

13

21


3

Thị
trường Tập trung ở 2 thị trường chính là Hà Nội và TP.
mục tiêu
Hồ Chí Minh, bao gồm những tỉnh có trung tâm
thương mại

4

Điểm mạnh

thương

Đầu bếp là những người Chiếm lĩnh gần 2/3
có tay nghề cao và lâu thị trường chuỗi nhà
năm, thành công ở các hàng tại Việt Nam.


thương hiệu tại Hàn
Quốc, chính vì vậy các
món ăn ln được giữ
hương vị nguyên bản.
Khả năng cung cấp thực
phẩm chất lượng với sản
lượng lớn nhập khẩu từ
Mỹ, Nhật, Hàn. Báo cáo
kinh doanh qua các năm
cho thấy lượng khách

trung thành ổn định. Toạ
lạc tại những vị trí đẹp
của các trung tâm thương
mại.

Có số vốn đầu tư lớn
từ Quỹ Mekong
Capital. Ln đào tạo
bài bản đội ngũ nhân
viên và đặc biệt là
các đầu bếp, tạo điều
kiện để họ có thể đi
nước ngồi học tập.
Toạ lạc tại những vị
trí bắt mắt, diện tích
rộng. Thực hiện
chiến lược tạo trào
lưu mới (ngắn hạn)
và xây dựng hệ thống
bền vững (dài hạn).
Có ứng dụng (app)
The Golden Spoon
tích điểm.

Về truyền thơng: Độ
phủ thương hiệu cao. Các
Fanpage thường có lượt
thích 50.000 – 380.000.
Về
truyền

Thương hiệu cũng duy trì
Độ
phủ
tần suất xuất hiện trên các thơng:
hội nhóm bàn về các địa thương hiệu cao. Các
Fanpage thường có
điểm ăn ngon.
lượt thích 80.000 –
440.000.
Thương
hiệu cũng duy trì tần
suất xuất hiện trên
các hội nhóm bàn về
các địa điểm ăn
ngon.
5

Điểm yếu

Ứng dụng điện thoại
Redplus chưa tối ưu được
việc sử dụng, chỉ có 50%
số nhà hàng được quyền
tích điểm qua app.

Quy mô càng mở
rộng, sự chuyên
nghiệp và thái độ
phục vụ khó kiểm
sốt với nhiều phản

hồi khơng hài lịng từ
khách hàng.

Cơ hội: Công ty SHC Việt Nam dù thành lập sau 2 đối thủ hàng đầu trên
thị trường Việt Nam và sở hữu hai chi nhánh tại Hà Nội và Sài Gịn, đã có độ phủ
truyền thơng rộng đối với lĩnh vực món ăn ẩm thực Nhật Bản. SHC Việt Nam
xây dựng hình ảnh thương hiệu có bản quyền, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị chất
lượng tốt, có những chế độ chính sách nhân viên tốt để giữ chân nhân viên và
khách hàng.


Thách thức: Các đối thủ cạnh tranh đã chiếm phần lớn thị trường và được
sự yêu mến của các khách hàng, vì thế SHC Việt Nam cần nhanh chóng tìm lại
những đặc điểm khác biệt nổi bật của mình để đánh bật đối thủ.
1.7.

Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2018 – 2020
Bảng 1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư
Thương mại và Dịch vụ SHC Việt Nam
So sánh
2019/2018

Số liệu
tương
đối
(%)

Năm
2020


Số liệu
tuyệt
đối
(tr.đồn
g)

Số
liệu
tươn
g đối
(%)

Số liệu
tuyệt
đối
(tr.đồng)

201.060

122.951

44.477

128

(78.109) 61

124.705

98.187


23.621

123

(26.518) 79

55.499

76.355

24.764

20.856

138

(51.591) 32

Thuế
TNDN

11.099

15.271

4.953

Lợi
nhuận

sau thế

44.400

61.804

19.811

17.404

139

(41.993) 32

Chỉ
tiêu

Năm
2018

Năm
2019

1

Doanh
thu

156.583


2

Chi phí 101.084

3

Lợi
nhuận
trước
thuế
4
5

STT

2020/2019

Nguồn: Phịng Kế tốn – SHC
Có thể thấy tình hình kinh doanh của công ty đạt kết quả khả quan trong
giai đoạn 2018 – 2019, doanh thu và lợi nhuận tỷ lệ thuận với sự gia tăng của
lượng khách. Một phần là nhờ sự phát triển chung của ngành F&B , hơn 60%
người dân ăn ở hàng quán và 75% trong số họ thường đi ăn cùng với người khác
(Theo khảo sát của Gojek – Kantar).
Giai đoạn 2019 – 2020: Doanh thu đạt hơn 201 tỷ đồng ở năm 2019, tăng
47 tỷ đồng tương ứng với 28% so với năm 2018. Chi phí trong giai đoạn này
cũng tăng lên 23,6 tỷ đồng (tương đương 23%) do việc đầu tư vào mở rộng hệ
thống chuỗi nhà hàng và cơ sở vật chất hiện đại nhằm cung cấp nhiều lợi ích tăng
thêm cho khách hàng. Năm 2020 được đánh dấu là một năm đầy sóng gió của



×