Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Khát thần đồng, cha mẹ đánh cắp tuổi thơ của con pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.87 KB, 3 trang )

Khát thần đồng, cha mẹ đánh cắp tuổi thơ
của con

Để giành một suất vào lớp 1, nhiều em bé tuổi "heo vàng" đang phải chật vật
với sách vở và căng thẳng về tâm lý. Phải thi cho đỗ vào trường công,
trường điểm là áp lực mà nhiều bậc phụ huynh đang dồn lên con cái - những
đôi vai bé nhỏ còn đang tuổi ăn tuổi chơi. Xã hội ta dường như đang nuôi
một ước mong viển vông là biến tất cả trẻ em thành thần đồng
Nếm mùi học thêm ngay từ những năm tháng đầu đời, các bé tuổi mẫu giáo
lớn gần như phải giã biệt các trò chơi để đối mặt với việc học. Học ở trường
mẫu giáo, học thêm nhà cô giáo, học trong các câu lạc bộ của trường. Chưa
đủ, cá biệt có những bậc phụ huynh cả ngày đưa con "chạy sô" qua 4 đến 5
điểm học thêm. Chỉ để mong làm sao cho con càng đọc thông viết thạo trước
khi vào lớp 1 càng tốt. Và để con phải thi đỗ vào trường công, trường điểm
mà bố mẹ muốn, để bố mẹ được tự hào
Có một sự lệch lạc méo mó nào đó trong tư duy của không ít bậc làm cha
mẹ, của một bộ phận không nhỏ các thầy cô giáo, thậm chí là của xã hội
trong câu chuyện học sinh mẫu giáo phải học trước chương trình lớp 1.
Những tiếng nói yếu ớt chống lại học thêm đang nhường chỗ cho tư duy sợ
con mình không giỏi bằng các bạn cùng lứa. Hàng chục triệu đồng để đóng
học cho con, rồi phụ huynh quay cuồng trong cơn lốc đưa đón con từ chỗ
học thêm này sang chỗ học thêm khác. Các em bé ngày càng được bố mẹ kỳ
vọng nhiều hơn. Chúng phải gánh trên vai rất nhiều sứ mạng, như phải làm
cho bố mẹ tự hào, phải trở thành một đứa trẻ xuất chúng, đặc biệt thông
minh và hiểu biết. Tuổi thơ của chúng bị đánh cắp, bởi thầy cô, bởi cha mẹ.
Những lo âu thi cử, áp lực phải ngồi vào bàn, nhồi nhét những nét sổ ngang
sổ dọc, những con số, những bài tập đọc tập viết làm cho không ít em rơi
vào trạng thái trầm cảm, tự kỷ. Và những kỳ thi vào lớp 1 - với áp lực là
phải đỗ, vì cha mẹ các em muốn thế. Nghĩa là nếu không đỗ thì phải làm
quen với cảm giác thất bại. Có gì đó làm chúng ta đau lòng, khi mà ở tuổi
các em, thì đi học phải là quyền, vui chơi cũng phải là quyền, chứ không


phải "giành quyền" bằng thi thố. Mà đi thi tránh sao được chuyện trượt - đỗ.
Xúc cảm buồn bã của sự thất bại là rất không nên có trong đầu óc non nớt và
trong sáng của trẻ.
Trách các phụ huynh, bởi họ đã không thiết lập một cơ chế tốt để bảo vệ con
mình, bằng cách để con sống đúng với hồn nhiên con trẻ, không đánh cắp
tuổi thơ của con bằng việc dồn áp lực lên vai chúng, muốn chúng thành thần
đồng, thành người giỏi giang, khôn ngoan ngay từ tấm bé. Nhưng nhìn rộng
ra, đây là hệ lụy của một nền giáo dục bao năm ì ạch, móp méo, chỉ chạy
theo thành tích là chính. Rồi áp lực dân số từng năm cũng dồn lên vai ngành
Giáo dục, dẫn đến nhiều trường công, trường điểm, dù không muốn vẫn phải
làm, là buộc phải tuyển đầu vào. Tâm lý chọn năm đẹp sinh con để lại hậu
quả tỷ lệ học sinh vào lớp 1 mất cân bằng từng năm. Năm nay những em bé
tuổi "heo vàng" vào lớp 1. Các em phải chấp nhận những cuộc thi cử khốc
liệt hơn, tỷ lệ thi chọi vào trường điểm cao hơn, khả năng đỗ thấp hơn, tỷ lệ
trượt cao hơn Cũng có nghĩa là các em phải đối mặt với cảm xúc tiêu cực
nhiều hơn
Nực cười là thực tế diễn ra đang phớt lờ các hướng dẫn của ngành Giáo dục
quy định rằng không được tổ chức dạy học trước và không thi tuyển sinh
vào lớp 1. Thi cử tại nhiều trường tiểu học cũng "biến thái" để lách quy định
của ngành. Những sự phớt lờ như vậy cứ ngang nhiên hiển hiện ra đấy, các
nhà lãnh đạo ngành hoặc là biết đấy nhưng không thể nghĩ ra biện pháp ngăn
chặn triệt để, hoặc là không "vi hành" xuống các trường để kiểm tra, đánh
giá, nhìn nhận vấn đề. Và các trường mẫu giáo thì có muôn hình vạn cách để
dạy thêm cho trẻ. Tâm lý khát thần đồng, muốn con trở thành số 1, đang trở
thành mảnh đất "màu mỡ, béo bở" để dịch vụ học thêm tràn lan trong xã hội,
nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội Cha mẹ có thể nhịn ăn, nhịn mặc,
nhưng tiền đầu tư cho việc học của con thì không thể nói không. Và việc
chọn trường cho con luôn là một nỗi ám ảnh lớn với các ông bố bà mẹ có
con đang tuổi bắt đầu đi học.


×