Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Điều khoản tham chiếu: Tư vấn xây dựng bộ tài liệu về giáo dục cha mẹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.38 KB, 4 trang )

HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM
ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
Tư vấn xây dựng bộ tài liệu về giáo dục cha mẹ (Parental Education Handbook)

1. THÔNG TIN CHUNG
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (Hội) là tổ chức chính trị xã hội có hệ thống tổ chức và mạng
lưới hội viên rộng khắp cả nước, thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục và hỗ trợ phụ nữ xây dựng
gia đình hạnh phúc và bền vững, đặc biệt là nâng cao năng lực cho phụ nữ về chăm sóc và giáo dục con tốt
thông qua các chương trình, đề án, dự án, trong đó có Cuộc vận động Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch
1
;
và Đề án Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt giai đoạn 2010 – 2015.
Với việc thực hiện nhiệm vụ đó, Hội nhận thức được rằng, việc chăm sóc và giáo dục trẻ em tại
gia đình là yếu tố hết sức quan trọng quyết định đến sự phát triển toàn diện của trẻ em. Cha mẹ có ảnh
hưởng rất lớn đến trẻ em, đặc biệt là vai trò của người mẹ - người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ từ
lúc còn là bào thai cho đến khi trẻ ra đời và lớn lên. Người mẹ có kiến thức, kỹ năng tốt sẽ chủ động
chăm sóc và huy động các thành viên trong gia đình tham gia chăm sóc và giáo dục trẻ. Do đó, giáo
dục cha mẹ dựa vào các mốc phát triển của trẻ, đồng thời hướng dẫn cha mẹ có những hỗ trợ cần thiết
theo sự phát triển của trẻ là rất cần thiết, đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ.
Vừa qua, Hội đã hợp tác với tổ chức Plan Việt Nam thực hiện chương trình “Giáo dục cha mẹ”
với mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức và thực hành cho cha mẹ là người dân tộc thiểu số về
chăm sóc và giáo dục con từ 0 – 8 tuổi, đặc biệt vùng dân tộc thiểu số thuộc chương trình quốc gia
“Phát triển toàn diện tại các vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc và miền Trung Việt Nam”.
Để thực hiện hiệu quả chương trình, các hoạt động nâng cao nhận thức, kiến thức và thực hành
cho các bậc cha mẹ sẽ được thực hiện thông qua các mô hình dựa vào cộng đồng. Việc lựa chọn nội
dung liên quan, phù hợp với các mốc phát triển của trẻ cũng như phù hợp với trình độ nhận thức của
các bậc cha mẹ là người dân tộc thiểu số là hết sức cần thiết. Trong khuôn khổ chương trình hợp tác với
tổ chức Plan Việt Nam, Hội mong muốn xây dựng bộ tài liệu giáo dục cha mẹ dựa vào các mốc phát
triển của trẻ để tăng cường hơn nữa sự tham gia chủ động của cha mẹ và cộng đồng vì sự phát triển
toàn diện của trẻ.
Bản điều khoản tham chiếu này được xây dựng với mục đích tuyển dụng 1 nhóm tư vấn để


thực hiện công việc này.
2. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU KẾT QUẢ ĐẦU RA
2.1. Mục tiêu
Xây dựng bộ tài liệu giáo dục cha mẹ dựa vào các mốc phát triển của trẻ có chất lượng, phù hợp
với trình độ, nhận thức của các bậc cha mẹ tại vùng dân tộc thiểu số, vùng miền núi.

1
5 không: Không đói nghèo; không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội; không có bạo lực gia đình; không sinh con thứ 3 trở
lên; không có trẻ suy dinh dưỡng và trẻ bỏ học;
3 sạch: sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ.
2.2. Kết quả đầu ra
- 01 bộ tài liệu giáo dục cha mẹ dựa vào các mốc phát triển của trẻ được xây dựng theo nội dung
và hình thức đề xuất của Hội và tổ chức Plan Việt Nam, đảm bảo phù hợp với địa bàn và đối
tượng là người dân tộc thiểu số, cụ thể bao gồm:
(1). Sổ tay giáo dục cha mẹ, với nội dung chính như sau:
 Tổng quan khung giáo dục cha mẹ trong chăm sóc và giáo dục trẻ thơ
 Kiến thức và kỹ năng cha mẹ cần biết để chăm sóc giáo dục con theo độ tuổi phát
triển của con (chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, vệ sinh, an toàn, dạy con học-
chơi….)
(2). Tài liệu hướng dẫn cho tình nguyện viên cộng đồng , với nội dung chính như sau:
 Các phương pháp và kỹ năng truyền thông tình nguyện viên cần có để tuyên truyền
và khuyến khích cha mẹ thực hiện các thực hành chăm sóc và phát triển trẻ thơ
 Kỹ năng điều hànhcác hoạt động giáo dục cha mẹ tại cộng đồng (ví dụ như họp nhóm,
tư vấn và thăm hộ gia đình, các chiến dịch truyền thông-sự kiện)
 Phương pháp , kỹ năng khai thác và khuyến khích các thực hành tích cực tại địa
phương
 Phương pháp và công cụ giám sát các hoạt động của chương trình giáo dục cha mẹ tại
cộng đồng
Yêu cầu tài liệu:
- Phù hợp với vùng đồng bào dân tộc thiểu số

- Hướng tới , khuyến khích cha mẹ thực hành
- Nội dung dễ hiểu và hình thức trình bày thân thiện với người sử dụng
Lưu ý: Tư vấn cần tham vấn nội dung và hình thức tài liệu trên cơ sở các đề xuất của Hội phụ nữ và tổ
chức Plan để sản phẩm phù hợp và đạt hiệu quả nhất.
3. PHẠM VI CÔNG VIỆC VÀ KHUNG THỜI GIAN
Tư vấn có thể đề xuất thay đổi những nội dung dưới đây cho phù hợp và hiệu quả. Những thay
đổi cần được thảo luận với Hội trước khi triển khai.
3.1. Thu thập và rà soát tài liệu hiện có về giáo dục cha mẹ
Tư vấn sẽ thiết kế đề cương tài liệu trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các tài liệu hiện có liên
quan do Hội và tổ chức Plan đã thu thập (có bản tổng hợp tóm tắt nội dung các tài liệu kèm theo)
3.2. Hội thảo tham vấn về xây dựng tài liệu
Tư vấn sẽ tham gia 02 hội thảo tham vấn trong quá trình xây dựng tài liệu cùng với Hội, tổ chức
Plan và một số bộ/ngành liên quan, cụ thể như sau:
- 03 ngày hội thảo tham vấn xây dựng tài liệu tổ chức tại Hà Nội
- 01 ngày hội thảo xin ý kiến vào dự thảo tài liệu lần 2
3.3. Thử nghiệm tài liệu tại thực địa
Tư vấn sẽ chủ trì cùng với Hội và tổ chức Plan tiến hành 2 đợt thử nghiệm tài liệu tại Bắc Giang
và Gia Lai (mỗi đợt 2 tỉnh) và có báo cáo sau mỗi đợt thử nghiệm, cụ thể:
- Thử nghiệm lần 1: sau khi hoàn thiện bản dự thảo tài liệu lần 1
- Thử nghiệm lần 2: sau hội thảo xin ý kiến vào bản dự thảo lần 2
3.4. Hoàn thiện tài liệu
Tư vấn hoàn thiện tài liệu trên cơ sở kết quả thử nghiệm và các góp ý tại các hội thảo.
Khung thời gian
TT Hoạt động dự kiến Kết quả mong đợi Thời hạn đạt các
kết quả mong đợi
Số ngày dự kiến
1 Nghiên cứu tài liệu sẵn có liên
quan đến giáo dục cha mẹ (tham
khảo bảng tổng hợp tài liệu sẵn có
do Hội phụ nữ và tổ chức Plan tổng

hợp)
Đề xuất khung tài
liệu (nội dung và
hình thức)
15 ngày sau khi ký
hợp đồng
2 ngày
2 Hội thảo (1) với các chuyên gia
cấp trung ương và địa phương
và các bên liên quan, nhằm:
- Chia sẻ thông tin sẵn có
liên quan đến giáo dục
cha mẹ
- Xác định đề cương Bộ tài
liệu trên cơ sở lựa chọn
các nội dung/hình thức
chính cho chương trình
giáo dục cha mẹ
Thống nhất
khung tài liệu
(giữa tư vấn, Hội
phụ nữ và tổ
chức Plan)
2 tuần sau khi đề
xuất khung tài
liệu được gửi
cho Hội phụ nữ
và Plan
6 ngày
3 Xây dựng đề cương chi tiết tài

liệu
Đề cương chi
tiết tài liệu đã có
ý kiến phản hồi
của chuyên gia và
hỗ trợ kỹ thuật
của Plan
2 tuần sau khi
hội thảo được tổ
chức
10 ngày
4 Phát triển tài liệu (phần lời và mô Tài liệu (phần lời
3 tháng sau khi
đề cương được
30 ngày
tả hình minh họa) dựa trên đề
cương đã được thống nhất
và mô tả hình
minh họa)
Plan duyệt
5 Thử nghiệm tài liệu trên thực địa
với các nhóm đích:
- Cha mẹ
- Đièu hành nhóm cha mẹ
(tình nguyện viên V)
Tổng hợp các góp
ý và đề xuất thay
đổi đối với tài
liệu
Theo kế hoạch

thử nghiệm
được thống nhất
giữa tư vấn với
HPN, Plan
10 ngày
6 Hội thảo (2) với chuyên gia cấp
trung ương và địa phương và
các bên liên quan, nhằm:
- Chia sẻ kết quả thu được
từ thử nghiệm tài liệu
- Thảo luận chỉnh sửa cho tài
liệu
Thống nhất chỉnh
sửa tài liệu
3 tuần sau khi
hoàn thành việc
thử tài liệu tại
thực địa
2 ngày
7 Hoàn thành tài liệu Bộ tài liệu (nội
dung và hình
minh họa)
3 tuần sau khi tổ
chức hội thảo 2
15 ngày
Tổng số ngày 75 ngày

4. YÊU CẦU ĐỐI VỚI TƯ VẤN
 Có kiến thức tốt về chăm sóc và giáo dục trẻ em từ 0 – 8 tuổi.
 Có kinh nghiệm biên soạn các tài liệu về chăm sóc và giáo dục trẻ em theo các mốc phát triển

của trẻ.
 Có kinh nghiệm về việc xây dựng tài liệu, cẩm nang dành cho người dân tộc thiểu số, miền núi.
 Có hiểu biết tốt về kiến thức bản địa (phong tục tập quán) người dân tộc thiểu số miền núi phía
Bắc và Tây Nguyên.
 Đã từng làm việc, công tác trực tiếp tại các vùng dân tộc thiểu số là một lợi thế.
Tư vấn sẽ làm việc theo nhóm. Các ứng viên quan tâm cần gửi 01 bản đề xuất trong đó nêu rõ
phẩm chất năng lực liên quan, đề xuất kế hoạch công việc chi tiết, yêu cầu chi phí và sơ yếu lý lịch tới
địa chỉ: hoặc/và ; hoặc Ban Gia đình Xã hội,
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, 39 Hàng Chuối, Hà Nội. Hạn cuối nhận hồ sơ là 10/03/2013.

×