Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH cơ bản và PHÂN TÍCH kỹ THUẬT để đưa RA KHUYẾN NGHỊ về mã cổ PHIÊÚ ĐANG NIÊM yết TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (551.16 KB, 17 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA TÀI CHÍNH

BÀI TẬP LỚN – KT1
KỸ NĂNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH CƠ BẢN VÀ
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ĐỂ ĐƯA RA KHUYẾN NGHỊ VỀ
MÃ CỔ PHIÊÚ ĐANG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Họ tên sinh viên: Đào Thị Khánh Huyền
Mã sinh viên: 21A4010224
Lớp niên chế: K21TCI
Nhóm mơn học mơn FIN85A: 06
Buổi học: Ca 3+4 Thứ 7
Điện thoại: 0964531626
Email:

1


NGÀNH HÀNG KHƠNG

22/03/2022

CƠNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ HÀNG HĨA SÀI GỊN
Thơng tin giao dịch

22/03/2022

Giá thị trường



156.000

Giá mục tiêu

156.900

Chênh lệch

-0,4 (0,57%)

HOSE: SCS

Số lượng CP niêm yết (cp) 49.832.000
Số lượng CP lưu hành (cp) 50.212.000
Vốn hóa (tỷ VND)

7.833,07

EPS trailling (VND/cp)

11,22

P/E trailling

13,98

LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ
- SCS có triển vọng dài hạn khả quan nhờ việc nâng 75% công suất
thiết kế hiện tại trong khi TCS đã hoạt động hết công suất

- SCS có lợi thế cạnh tranh nhờ sở hữu trang thiết bị kĩ thuật hiện đại
hơn so với TCS.
- SCS có cơ cấu tài chính an tồn, tự chủ tài chính tốt với nguồn vốn
được tài trợ phần lớn từ VCSH. SCS khơng có các khoản nợ phát sinh chi
phí lãi vay.
YẾU TỐ CẦN THEO DÕI
- Rủi ro dừ dịch Covid-19: Sự xuất hiện của các biến chủng mới lây lan
mạnh hơn và mức độ nguy hiểm cao có thể khiến hoạt động kinh doanh bị
gián đoạn, đứt gãy chuỗi cung ứng là rủi ro của SCS
- Rủi ro thanh khoản: tính thanh khoản của cổ phiếu khá thấp, trung
bình 30 ngày chỉ đẹp 20.729 cp/ngày
2


- Hoạt động M&A với các doanh nghiệp cùng ngành tại CHKQT Nội
Bài: Kế hoạch M&A của SCS bị lùi lại so với dự định do ảnh hưởng từ dịch
Covid-19

3


A.

PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH

1.

Cập nhật chung về kinh tế Việt Nam hiện nay
-


Số ca nhiễm Covid-19 tăng cao nhưng tỷ lệ tử vong có xu hướng

giảm. Tính đến ngày 19/03 có khoảng 82,1% dân số đã tiêm vaccine, bên
cạnh đó 47,4% dân số đã hồn thành đủ 3 mũi.
-

Chiến tranh giữa Nga và Canada đã tác động không nhỏ tới kinh

tế Việt Nam.
Cả Nga và Ukraine đều là những đối tác thương mại quan trọng đối với
Việt Nam tại khu vực Á-Âu. Xét về kim ngạch thương mại, Nga xếp thứ 1,
Ukraine xếp thứ 6. Trong ngắn hạn, xung đột giữa hai nước đã tác động lớn
đến hàng hóa, cung cầu và giá cả, đặc biệt là sự tăng giá chóng mặt của
nhiên liệu, nguyên liệu phục vụ sản xuất tiêu dùng như khí đốt – dầu mỏ, lúa
mì,… Bên cạnh đó, việc cấm vận hàng khơng sẽ dẫn đến các hãng hàng
không phải chọn đường bay dài hơn, tăng chi phí, áp lực gia tăng lên hệ
thống vận chuyển logistics tồn cầu và giá cả hàng hóa.
-

Theo Tổng cục thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2022, kim ngạch

xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 53,79 tỷ USD (tăng 10,2% so với cùng kỳ
năm trước), kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 54,73 tỷ USD (tăng
15,9% so với cùng kỳ năm trước)
-

Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, vận tải hàng hóa đạt 341,1

triệu tấn hàng hóa vận chuyển (tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước) và luân
chuyển 63,6 tỷ tấn.km (tăng 9,9% so vơi cùng kỳ năm trước).

2.

Cập nhật chung về logistics hàng không
-

Năm 2021, tình hình đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thị

trường vận tải hành khách hàng không đã chịu nhiều tổn thất nghiêm trọng
từ dịch bệnh. Song bên cạnh đó, vận tải hàng hóa hàng khơng lại ghi nhận
nhu cầu tăng đột biến. Các hàng hàng không Việt Nam và nước ngoài đã
phải dùng máy bay vận chuyển hành khách để vận chuyển hàng hoa trên

4


khoang hành khách. Ước tính năm 2021, vận chuyển hàng hóa đạt xấp xỉ 1,1
triệu tấn hàng hóa (tăng 21,3% so với năm 2020).
-

Mặc dù lệnh hạn chế đi lại làm giảm công suất vận chuyển của

các chuyến bay hành khách, kéo theo tổng cơng suất hàng hóa hàng khơng
giảm, nhưng do nhu cầu hàng hóa hàng khơng tăng cao nên phí vận chuyển
hàng hóa hàng khơng tồn cầu vẫn tăng mạnh.

Nguồn: FPTS tổng hợp
- Vận tải hàng không được hưởng lợi từ việc chi phí vận chuyển hàng
hải cao trong năm 2022
Tác động từ dịch Covid-19 trên toàn cầu khiến dẫn đến tình trạng khan
hiếm container, tắc nghẽn hàng hóa tại các cảng biển và mất cân bằng cung cầu

đối với các tuyến hàng hải chính, chi phí vận chuyển hàng hải trung bình cho
các tuyến đơng-tây tăng mạnh kể từ đầu năm 2021. Một số công ty trong ngành
đã dự kiến chi phí vận chuyển hàng hải vẫn ở mức cao đến cuối năm 2022, việc
này đã giúp vận tải hàng khơng có lợi thế cạnh tranh tốt hơn. Theo Hiệp hội
Vận tải Hàng khơng Quốc tế, phí vận chuyển hàng không trên mỗi kg hiện cao
hơn gấp 2-3 lần, cịn phí vận chuyển container đường biển thấp hơn khoảng 12

5


lần so với thời điểm trước dịch. Từ lợi thế cạnh tranh như vậy, sản lượng hàng
hóa bằng vận tải hàng khơng được kỳ vọng tăng trưởng tốt.
B.

PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP

I.

Tổng quan doanh nghiệp

1.1.

Lịch sử hình thành
- 08/04/2008: Cơng ty Cổ phần Dịch vụ hàng hóa Sài Gịn thành lập với

vốn điều lệ 300 tỷ đồng, hoạt động kinh doanh chính là cung cấp dịch vụ
hàng hóa hàng khơng tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất
- 08/2010: nhà Ga hàng hóa của SCSC được đưa vào sử dụng
- 04/2011: SCSC trở thành thành viên của Hội đồng phục vụ mặt đất
trực thuộc hiệp hội vận tải hàng không quốc tế

- 03/08/2018: SCS chính thức niêm yết trên sàn HOSE với giá tham
chiếu 174,105 đồng/cp
1.2.

Cơ cấu cổ đông
- Cơ cấu cổ đông của SCS khá cô đặc. Ba cổ đông sáng lập của SCS là

các cổ đông lớn nhất, lần lượt:
 CTCP Gemadept chiếm 31,8% với tỷ lệ sở hữu lớn nhất, có vai trị
hướng dẫn, hỗ trợ trong việc cung cấp dịch vụ đến khách hàng
 Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam chiếm 12,9% cổ phần
 Công ty TNHH MTV Sửa chữa máy bay 41 sở hữu 12,4% dưới 2 hình
thức góp vốn: (1) Quyền khai thác sử dụng khu đất 14,3 ha để sử hữu
7.190.000 cp ưu đãi; (2) Mua 12.500 cp phổ thông bằng tiền
1.3.

Hoạt động kinh doanh

6


Cơ cấu doanh thu của SCS năm 2021
Khai thác nhà ga
Cho thuê sân đậu máy
bay
Cho thuê văn phòng,
bãi đậu xe, sân bóng và
các dịch vụ liên quan
Khác


0.14% 5.53% 0.17%

94.16%

Nguồn: Báo cáo thuyết mình tài chính của SCS năm 2021
- Hoạt động kinh doanh chính của SCS là khai thác nhà ga hàng hóa
(chiếm 94,16% doanh thu năm 2021), trong đó gồm 3 dịch vụ chính: phục
vụ hàng hóa, xử lý hàng hóa và lưu kho hàng hóa
- Cho thuê sân đậu máy bay
- Cho thuê văn phòng, bãi đậu xe, sân bóng và các dịch vụ liên quan
1.4.

Chuỗi giá trị của SCS
ĐẦU VÀO

ĐẦU RA

+ Nhân công ( xếp dỡ và xử lý

+ Dịch vụ phục vụ hàng hóa

hàng hóa)

+ Dịch vụ xử lý hàng hóa

+ Máy móc, thiết bị, phương

+ Dịch vụ lưu kho

tiện vận tải


+ Dịch vụ khác

+ Giá gỗ, ván nhựa, ván kê,
tấm xốp
+ Xăng dầu
1.4.1. Cơ cấu chi phí hoạt động kinh doanh của SCS

7


Cơ cấu chi phí của SCS năm 2021
7.69%
1.26%
40.55%
30.00%

Chi phí nhân cơng
Chi phí khấu hao
TSCĐ
Chi phí dịch vụ mua
ngồi
Chi phí ngun vật
liệu
Chi phí khác

20.50%

Nguồn: Báo cáo thuyết minh tài chính của SCS năm 2021
+ Chi phí nhân cơng chiếm tỷ trọng lớn nhất 39% tổng chi phí

+ Chi phí khấu hao TSCĐ gồm chi phí khấu hao nhà ga hàng hóa, máy móc
thiết bị, phương tiện vận tại và các TSCĐ khác
+ Chi phí dịch vụ mua ngồi gồm chi phí thuê CTCP Phục vụ mặt đất Sài
Gòn chất xếp và dỡ hàng hóa lên/xuống máy bay và các dịch vụ th ngồi khác
1.4.2. Nhà ga hàng hóa – SCS có lợi thế từ việc có thể nâng 75% cơng suất
thiết kế hiện tại trong khi TCS đã hoạt động hết cơng suất
Nhà ga hàng hóa hiện tại của SCS được xây dựng trên 14,3 ha đất của
Công ty TNHH MTV Sửa chữa máy bay 41 góp vốn thành lập. Khu đất được
chia ra làm 3 khu vực:
- Khu vực sân đậu máy bay: 52.421 được SCS cho ACV thuê làm sân
đậu máy bay
- Khu vực ga hàng hóa: 26.670 , được sử dụng làm khu vực xử lý và
phục vụ hàng hóa
- Khu vực nhà kho, bãi đậu xe, đường giao thơng, tịa nhà văn phịng và
cơng trình phụ trợ: 64.000
Kế hoạch của SCS là nâng công suất thiết kế lên 350 nghìn tấn/năm với
tổng mức đầu tư dự kiến từ 7-10 triệu USD trong khoảng 2-3 năm, bắt đầu vào
8


năm 2021 với giá trị dưới 500 ngàn USD. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ đợt dịch
thứ tư khiến lượng hàng hóa sụt giảm so với kế hoạch, SCS chưa thể đầu tư
nâng cơng suất thiết kế.
Bên cạnh đó, CTCP Dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất (TCS) đã hoạt động
hết 110% công suất thiết kế vào năm 2019, đến năm 2020 chỉ hoạt động 94,2%
công suất thiết kế do ảnh hưởng từ dịch bệnh khiến sản lượng hàng hóa giảm
(giảm 14,3%, lớn hơn nhiều so với SCS chỉ giảm 3,9%). Vận tải hành khách sụt
giảm nghiêm trọng khiến Vietnam Airlines (công ty mẹ của TCS) chỉ vận hành
các máy bay chở khách và chở hàng hóa trong phần bụng máy bay, hãng hàng
không đã phải tháo ghế ở một số máy bay chở khách để vận chuyển hàng hóa.

Trong khi đó, các khách hàng lớn của SCS đều là các hãng nước ngồi có vận
hành tàu bay Freighter chun chở hàng hóa và Vietjet Air, Bamboo Airways
cũng tăng cường vận chuyển nội địa trong giai đoạn này. Nếu giả định các
chuyến bay nội địa được nối lại từ trong năm 2022, sản lượng hàng hóa của
TCS kì vọng khơi phục về mức trước dịch và hiện trạng quá tải công suất thiết kế
tiếp tục diễn ra.
1.5.

Thị trường đầu ra của SCS

1.5.1. Mảng khai thác nhà ga hàng hóa
a.

SCS chiếm thị phần nhỏ hơn so với TCS trong mảng dịch vụ

hàng hóa tại CHKQT Tân Sơn Nhất
Tính đến năm 2019, SCS có thị phần 30,6% trong mảng dịch vụ hàng hóa
tại CHKQT Tân Sơn Nhất, xếp thứ hai sau TCS với 69,4% do hoạt động sau.
Thị phần của SCS tăng dần qua các năm và giữ mức ổn định từ 30%-31%
từ năm 2016 đến nay. TCS bắt đầu hoạt động năm 1997, đi đầu tại CHKQT Tân
Sơn Nhất nên chiếm ưu thế trong kí kết phục vụ hàng hóa cho tệp khách hàng
lớn gồm 36 hãng hàng không (34 hãng quốc tế và 2 hãng nội địa), trong đó có
các hãng hàng không lớn như: Korean Air, China Airlines, Asiana Airlines,….
SCS đến nay đã kí kết với 42 hãng hàng không ( 40 hãng quốc tế, 2 hãng nội
địa). Mạng lưới vận chuyển các hãng bay của SCS phần lớn qua châu Âu và
9


khu vực Bắc Mỹ, bên cạnh đó TCS cịn có Trung Quốc và Hàn Quốc, đây là 2
thị trường lớn tại CHKQT Tân Sơn Nhất.

b.

SCS có lợi thế cạnh tranh nhờ sở hữu trang thiết bị kĩ thuật

hiện đại hơn so với TCS
Về chất lượng dịch vụ, so sánh SCS và TCS qua 4 tiêu chí chính trên
khung đánh giá của hãng Korean Air và United Airlines:
- An ninh, an tồn: SCS và TCS ln tn thủ theo khoản 2 điều 60
Luật Hàng không dân dụng Việt Nam đảm bảo hoạt động khai thác hàng hóa
tại CHKQT Tân Sơn Nhất diễn ra an toàn
- Hoạt động đào tạo cho nhân viên phục vụ hàng hóa: SCS và TCS đều
có các hoạt động đào tạo cho nhân viên về nghiệp vụ phục vụ và xử lý hàng
hóa
- Việc xử lý các loại hàng hóa nguy hiểm: SCS và TCS đều đào tạo
nhân viên về nghiệp vụ xử lý hàng hóa, bao gồm hàng hóa thơng thường,
hàng giá trị cao, hàng nguy hiểm
- Trang thiết bị kĩ thuật: SCS sở hữu kho lạnh với 5 dải nhiệt độ, nhiều
hơn TCS với 3 dải nhiệt độ; Nhà ga hàng hóa của SCS có khu vực truck
dock giúp tiết kiệm thời gian tiếp nhận/trả hàng hóa; SCS có hệ thống băng
chuyền tự động từ khu vực soi chiếu đến khi vực sân đỗ máy bay giúp rút
ngắn thời gian phục vụ hàng hóa, hạn chế hư hỏng có thể xảy ra.
c.

Sản lượng hàng hóa của SCS phục hồi ổn định sau khủng

hoảng từ đợt dịch thứ tư

10



Sản lượng hàng hóa của SCS giai đoạn 2017-2021
250000

20.00%

200000

15.00%

150000

10.00%

100000

5.00%

50000

0.00%

0

2017

2018

2019

Hàng hóa quốc tế

% tăng trưởng sản lượng hàng hóa

2020

2021

-5.00%

Hàng hóa quốc nội

Nguồn: Báo cáo thường niên của SCS giai đoạn 2017-2021
Tổng sản lượng hàng hóa của SCS tăng trưởng đều trong giai đoạn từ năm
2017-2019. Những yếu tố chính ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong giai
đoạn này là: hàng hóa xuất nhập khẩu qua CHKQT Tân Sơn Nhất tăng; thị
trường tiếp tục phát triển lành mạnh; hoạt động kinh doanh của công ty ngày
càng chuyên nghiệp, hiệu quả.
Năm 2020, sản lượng hàng hóa của SCS giảm 3,9% do ảnh hưởng tiêu cực
từ dịch bệnh khiến hoạt động vận tải hàng khơng bị hạn chế và nhu cầu hàng
hóa biến động. Các hãng hàng khơng tìm cách khắc phục khó khăn bằng cách
tăng cường các chuyến bay Freighter chuyên chở hàng hóa thay vì vận chuyển
hàng hóa bằng tàu bay chở khách.
Sản lượng hàng hóa của SCS năm 2021 là 227.940 tấn, tăng 8,49% so với
năm 2020. Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm 2021, SCS ghi nhận sự tăng trưởng
tích cực của sản lượng hàng hóa, tăng 12,4% so với cùng kì năm 2019. Nguyên
nhân là do hoạt động xuất nhập khẩu phát triển mạnh và Vietjet Air, Bamboo
Airways tăng cường vận chuyển hàng hóa nội địa nhằm bù đắp sự sụt giảm
mạnh hành khách vì dịch bệnh. Tuy nhiên đến quý 3, sản lượng hàng hóa giảm
7,3% do ảnh hưởng từ đợt dịch thứ tư tại Việt Nam. Dịch bùng phát mạnh tại
TP. Hồ Chí Minh làm đứt gãy chuỗi cung ứng và gây gián đoạn hoạt động sản
xuất của các doanh nghiệp, bên cạnh đó hoạt động vận tải hành khách nội địa

11


của Vietjet Air và Bamboo Airway phải tạm dừng khiến lượng hàng hóa vận
chuyển trong phần bụng máy bay giảm. Sang q 4, bất chấp khó khăn tồn
ngành, sản lượng hàng hóa của SCS đã phục hồi và ghi nhận tăng trưởng 8,1%
với đóng góp chủ yếu từ hàng hóa quốc tế (tăng 22,9% nhờ nhu cầu vận chuyển
hàng hóa tăng cao cuối năm), hàng hóa nội địa giảm 30,2% do số lượng chuyến
bay nội địa giảm (hàng hóa nội địa chiếm 20% tổng sản lượng hàng hóa).
d.

Mức giá phục vụ hàng hóa tăng khi tái kí hợp đồng với một số

hãng hàng không
Các chuyến bay chở khách chiếm khoảng 59% lượng hàng hóa vận
chuyển bằng đường hàng khơng. Tuy nhiên do ảnh hưởng từ dịch, các chuyến
bay chở khách giảm nên lượng hàng hóa vận chuyển trong phần bụng máy bay
giảm, chỉ có các chuyến bay Freighter chuyên chở hàng hóa được hoạt động.
Điều này đã làm giá cước vận tải hàng hóa bằng đường hàng khơng tăng cao.
Theo SCS, trong 9 tháng đầu năm 2021, công ty tái kí với một số hãng hàng
khơng với mức giá phục vụ tăng so với hợp đồng cũ.
1.5.2. Mảng cho thuê văn phòng và bãi đậu xe
- Tòa văn phòng của SCS gồm 6 tầng với tổng diện tích khoảng 8.650 ,
được sử dụng làm văn phòng quản lý hoạt động cơng ty, phần cịn lại cho
các hãng bay và các đại lý giao nhận hàng hóa th lại. Tịa nhà văn phịng
của SCS có vị trí đắc địa, gần CHKQT Tân Sơn Nhất. Mảng cho thuê văn
phòng và bãi đậu xe chiếm 5,53% doanh thu năm 2021.
- Dự án tòa nhà văn phòng SCS 2: SCS đang xin giấy phép xây dựng
cho dự án này. Dự án được triển khai xây dựng trong khn viên SCS, cạnh
tịa nhà văn phịng hiện hữu, gồm 12 tầng với tổng diện tích 18.900 . Dự

kiến thời gian xây dựng là 12 tháng, vốn đầu tư khoảng 10 triệu USD. Theo
kế hoạch, trong 3 năm đầu tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 30% và nâng lên 90-95%
sau khi hoạt động 5 năm. Dự án này được đánh giá sẽ làm cho mảng cho
thuê văn phòng chiếm khoảng 6% doanh thu sau khi tòa nhà văn phòng
SCSC-2 đạt tỷ lệ lấp đầy khoảng 95%
12


1.6.

Tình trạng một số dự án của SCS
- Theo kế hoạch, SCS dự kiến tiến hành M&A với một doanh nghiệp

dịch vụ hàng hóa tại CHKQT Nội Bài vào cuối quý 2/2021, tuy nhiên dự án
này được lùi lại cho một số vấn đề liên quan đến chính sách nhà nước
- Hiện nay SCS đang trong quá trình nghiên cứu vận hành nhà ga hàng
hóa tại CHKQT Long Thành. CHKQT Long Thành được Tổng Công ty
Cảng hàng không Việt Nam đầu tư và xây dựng từ ngày 05/01/2021, dự kiến
tháng 12/2025 cơ bản hồn thành và bước vào khai thác.
II.
2.1.

Tình hình tài chính
Doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế và biên lợi nhuận gộp tăng
trưởng mạnh
Doanh thu, lợi nhuận sau thuế và biên lợi nhuận gộp của SCS giai đoạn 2017-2021
900

90%


800

80%

700

70%

600

60%

500

50%

400

40%

300

30%

200

20%

100


10%

0

2017

2018
Doanh thu

2019
Lợi nhuận sau thuế

2020

2021

0%

Biên lợi nhuận gộp

Nguồn: Theo Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SCS từ năm
2017-2021
Doanh thu thuần và LNST của SCS tăng mạnh trong giai đoạn 2017-2019
với tốc độ tăng trưởng bình quân lần lượt là 12,8% và 20,8%, nhưng giảm trong
năm 2020 với -7,37% và -7,52%. Nguyên nhân do SCS đã ký kết hợp đồng
phục vụ hàng hóa với nhiều hãng bay mới và sản lượng hàng hóa qua CHKQT
Tân Sơn Nhất tăng trưởng tốt trong giai đoạn 2017-2019, đến năm 2020 SCS
đối mặt với khủng hoảng giai đoạn đầu dịch bệnh khiến hoạt động vận tải hàng
không bị hạn chế, nhu cầu hàng hóa biến động làm giảm sản lượng hàng hóa
13



phục vụ. Sang năm 2021, hai nhân tố này đều tăng trưởng trở lại do SCS dần
thích ứng bằng việc tăng cường các chuyến bay Freighter chuyên chở hàng hóa
thay vì vận chuyển hàng hóa bằng tàu bay chở khách.
Biên lợi nhuận gộp của SCS trong giai đoạn 2017-2021 dao động trong
khoảng 77%-80%, tăng trưởng đều từ năm 2017-2019, giảm trong năm 2020 và
ổn định trở lại vào năm 2021. Trước khi chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh, sự tăng
trưởng đều đặn của biên lợi nhuận gộp trong giai đoạn 2017-2019 do: giá xử lý
hàng hóa tăng trung bình khoảng 6%/ năm với hàng hóa xuất khẩu và tăng
khoảng 2%/năm với hàng hóa nhập khẩu; giá phục vụ hàng hóa tăng khoảng
3% - 4% sau mỗi lần tái ký kết hợp đồng.
2.2.

Cơ cấu tài chính an tồn, khơng có các khoản vay nợ phát sinh chi
phí lãi vay
Cơ cấu nguồn vốn của SCS giai đoạn 2017-2021
100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%

2017


2018

2019

2020

2021

Nguồn: Bảng cân đối kế toán của SCS giai đoạn 2017-2021
Phần lớn nguồn vốn của SCS được hình thành từ VCSH. Tỷ trong nợ trong cơ
cấu nguồn vốn chiếm mức thấp do công ty thanh toán các khoản nợ vay để đầu tư
xây dựng nhà ga và các trang thiết bị liên quan. SCS không có các khoản vay nợ
phát sinh chi phí lãi vay từ năm 2018.
2.3.

SCS trả cổ tức bằng tiền mặt đều đặn với tỷ lệ cao

14


Tỷ lệ cổ tức tiền mặt/LNST của SCS giai đoạn 2017-2021
100%
87%
90%
80%
70%
60%
50%
40%

30%
20%
10%
0%
2017

82%

80%

80%
50%

2018

2019

2020

2021

Tỷ lệ cổ tức tiền mặt/LNST của SCS giai đoạn 2017-2021

Nguồn: Báo cáo tài chính của SCS giai đoạn 2017-2021
SCS duy trì trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông ở tỷ lệ cao qua nhiều
năm. Đây là điểm thu hút của SCS với các nhà đầu tư ưa thích đầu tư nhận cổ
tức bằng tiền mặt.
III.

Định giá cổ phiếu và đưa ra khuyến nghị

- Phương pháp định giá cổ phiếu: phương pháp P/B:
Số lượng cổ phiếu lưu hành: 50.212.000 cổ phiếu

2017
2018
2019
2020
2021
Trung bình

Giá trị thị
trường của cổ
phiếu (VNĐ)
101.240
124.610
108.340
123.530
160.000

P/B

BVPS (VNĐ/cp)

5,61
7,71
5,43
6,12
6,43
6,26


18.043,75
16.168,25
19.936,73
20.189,40
24.866,53
27.188,27

Tốc độ tăng
trưởng của
BVPS
-10,39%
23,31%
1,27%
23,17%
9,34%

+ Nhận định đầu tư:
P/B dự kiến

6,26

BVPS dự kiến (VNĐ/cp)

27.188,27

Giá dự kiến (VNĐ/cp)

170.225,7

Giá hiện tại (VNĐ/cp)


156.000
15


Nhận định đầu tư

MUA

Trong đó:
+ BVPS dự kiến năm 2022= BVPS năm 2021 x (1+ tốc độ tăng trưởng
BVPS bình quân)
+ P/B dự kiến năm 2022= P/B trung bình dựa tên dữ liệu P/B quá khứ của
công ty trong 5 năm vừa qua
+ Giá dự kiến năm 2022= P/B dự kiến năm 2021 x BVPS dự kiến

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tài chính của SCS giai đoạn 2017-2021
2. Báo cáo thường niên của SCS giai đoạn 2017-2021
3. Hoàng Thị Tuyến, “Báo cáo định giá lần đầu” ngày 24 tháng 12 năm 2020,
“Báo cáo cập nhật định giá” ngày 06 tháng 12 năm 2021
4. “Saigon Cargo Service hưởng lợi từ tăng chi phí vận chuyển hàng hải” truy
cập ngày 12/02/2022 < />5. Dữ liệu cổ phiếu từ trang web < /> /> />
17




×