Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

sử dụng các loại sinh khối artemia để ương lươn đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.1 MB, 46 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN






HU ỲNH T ẤN T ÀI











SỬ DỤNG CÁC LOẠI SINH KHỐI ARTEMIA ĐỂ ƯƠNG
LƯƠN ĐỒNG











LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN










CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN VĂN HOÀ




2009

2

LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô và anh chị trong Khoa Thủy Sản đã
truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong thời gian em học ở
trường.
Em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Hồng Vân và anh Trần
Nguyễn Hải Nam cùng với Thầy Nguyễn Văn Hòa và các anh chị ở Trung Tâm

ứng Dụng và Chuyển Giao Công Nghệ Thủy Sản đã giúp đỡ tận tình trong suốt
thời gian thực hiện đề tài.
Đây là lần đầu viết bài không tránh khỏi sai xót rất mong sự đóng góp ý kiến của
của cô và thầy để bài viết của em hoàn chỉnh hơn.



















3

TÓM TẮT

Thí nghiệm được bố trí bể nhựa gồm 4 nghiệm thức thức ăn là cá tạp, Artemia
tươi sống, Artemia đông lạnh, Artemia tận thu, thí nghiệm được bố trí hoàn toàn
ngẫu nhiên với 3 lần lập lại. Môi trường được theo dõi hàng ngày, lươn được thu

mẫu 10 ngày/lần, thu 30 con/ NT.
Sau 50 ngày ương tỉ lệ sống cao nhất thu được ở nghiệm thức NT3 (Artemia
đông lạnh) là 96,7 ± 3,1% kế đến là NT2 (Artemia tươi sống đạt) 96,0 ± 6,9%
và NT4 (Artemia tận thu) là 96% và sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p<0,05) so với nghiệm thức NT1 (cá tạp) là 90,7 ±3,1%.
Cả ba nghiệm thức sử dụng sinh khối Artemia tăng trưởng chiều dài và trọng
lượng khá đồng đều lần lượt NT2 (0.094 ± 0.006g/ngày và 0.211 ±
0.01cm/ngày) kế đến NT3 đạt (0.091 ± 0.004g/ngày và 0.214 ± 0.01 cm/ngày)
và NT4 (0.09 ± 0.004g/ngày và 0.212 ± 0.01 cm/ngày) và sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p<0.05) so với nghiệm thức NT1 là (0.02 ± 0.001 g/ngày và
0.07 ± 0.01cm/ngày).















4

MỤC LỤC


Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ 7
1.1.Giới thiệu 7
1.2.Mục tiêu 7
1.3.Nội dung 7
1.4.Thời gian : 8
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 9
2.1.Lươn đồng 9
2.1.1.Vị trí phân loại và hình thái cấu tạo của lươn đồng 9
2.1.2. Đặc điểm phân bố của lươn đồng 10
2.1.3. Tập tính sống 10
2.1.5. Thức ăn 11
2.1.6.Tính ăn 12
2.2. Ương lươn giống (Ngô Trọng Lư, 2008) 12
2.3. Sơ lược về dòng đời và đặc điểm sinh học Artemia. 14
2.4. Vai trò của và giá trị dinh dưỡng của sinh khối Artemia trong nuôi trồng
thủy sản 15
Phần 3
VẬT LIỆU – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
3.1.Vật liệu nghiên cứu 17
3.1.1. Địa điểm nghiên cứu 17
3.1.2.Vật liệu và trang thiết bị nghiên cứu 17
3.2.Phương pháp nghiên cứu 17
3.2.1.Bố trí thí nghiệm 17
3.2.2.Chăm sóc và quản lý 18
3.3. Phương pháp thu thập, tính toán và xử lý số liệu 19
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21
4.1 Nhiệt độ 21

4.2 Oxy hòa tan 21
4.3. pH 22
4.6.Tỉ lệ sống 23
4.7.Tăng trưởng của lươn đồng 24
4.7.1.Tăng trưởng về chiều dài 24
4.7.2.Tăng trưởng theo trọng lượng 25
4.8. Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng 29
Phần 5
KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT 31
KẾT LUẬN 31
ĐỀ XUẤT 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32


5

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1: Tỷ lệ sống (%) của lươn đồng 13
Bảng 2.2: Kết quả tăng trưởng chiều dài của Phan Minh Thùy (2008) 13
Bảng 2.3: Kết quả Phan Minh Thùy (2008) tốc độ tăng trưởng tương đối 13
Bảng 2.4: Kết quả tăng trưởng trọng lượng tương đối và tuyệt đối của lươn đồng
Phan Thị Thu Vân và ctv., (2009) 14
Bảng 4.1: Biến động nhiệt độ của 4 nghiệm thức (TB ± ĐLC) 21
Bảng 4.2: Sự biến động hàm lượng oxy giữa 4 nghiệm thức (TB ± ĐLC) 21
Bảng 4.3: Biến động pH trong thời gian thí nghiệm (TB ± ĐLC) 22
Bảng 4.4. Tăng trưởng chiều dài của lươn vào ngày 30 và 50 (TB ± ĐLC) 24
Bảng 4.5.Tăng trưởng lươn đồng theo thời gian ương 26
Bảng 4.6: Tăng trọng tương đối và tuyệt đối của lươn sau 50 ngày ương (TB ±
ĐLC) 27





















6

DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1: Lươn đồng Monopterus albus 3
Hình 2.2: Vòng đời phát triển Artemia 8
Hình 3.1: Dụng cụ đo môi trường 11
Hình 3.2: Bể bố trí thí nghiệm 12
Hình 3.3: Đo chiều dài và trọng lượng của lươn đồng 13
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ sống của 4 nghiệm thức 17

Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng chiều dài của lươn đồng 19
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện tăng trưởng của Lươn qua các đợt thu mẫu 20
Hình 4.4 Tương quan giữa chiều dài va trọng lượng 24





















7

Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Giới thiệu
Hiện nay, nuôi trồng thủy sản nước ngọt đã và đang trở thành một nghề sản xuất

mang lại hiệu quả kinh tế cao đặc biệt là nuôi lươn đồng đang là đối tượng nuôi
khá phố biến ở An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Hậu Giang. Nhiều nông hộ
đã đầu tư nuôi lươn đồng trên ruộng vườn của mình đạt kết quả khả quan và góp
phần tăng thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên nguồn cung cấp lươn giống chủ yếu
được đánh bắt từ tự nhiên, với kích cỡ nuôi không đồng đều do việc thu gom
giống không cùng thời điểm nên hiệu quả không cao trong nuôi thương phẩm.
Trên thế giới các nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản của lươn đồng và sản
xuất giống nhân tạo chưa đươc nghiên cứu nhiều. Ở nước ta, Tiến sĩ Đỗ Thị Thu
Hương, đã nghiên cứu thành công bước đầu cho việc lươn đồng (Monopterus
albus) sinh sản nhân tạo, 2007. Mở ra một bước phát triển mới cho nghề sản xuất
lươn giống góp phần đáp ứng nhu cầu con giống cho người nuôi lươn.
Lươn là loài ăn thức ăn thiên về động vật do đó đa số người nuôi ở Đồng bằng
Sông Cửu Long đều sử dụng cá tạp, cua ốc làm thức ăn nên không chủ động
được nguồn thức ăn mang tính mùa vụ. Điều này đã làm hạn chế sự phát triển
của nghề nuôi lươn thương phẩm. Vì vậy, việc tìm ra loại thức ăn tươi sống để
thay thế là rất cần thiết.
Trong khi đó khả năng cung cấp sinh khối Artemia tươi sống tại vùng ruộng
muối ven biển Sóc Trăng – Bạc Liêu khá dồi dào vì nghề nuôi chủ yếu quan tâm
tới việc thu trứng bào xác mà không quan tâm tới việc tận dụng các loại sinh
khối mặc dù chúng đã được chứng minh là thức ăn rất tốt cho các đối tượng thủy
sản (Sorgeloos et al., 1990 trích dẫn bởi Nguyễn Văn Hòa và ctv., 2007). Vì vậy,
việc sử dụng sinh khối tươi sống trong ương nuôi thủy sản nói chung và lươn
đồng nói riêng, không những giải quyết được thức ăn tươi sống cần thiết cho
lươn mà còn tăng thêm thu nhập cho người sản xuất Aremia đó chính là lý do mà
đề tài “ sử dụng các loại sinh khối Artemia để ương lươn đồng ” được tiến hành.
1.2.Mục tiêu
Tìm hiểu khả năng sử dụng các loại sinh khối Artemia để ương lươn đồng
1.3.Nội dung



8
Theo dõi tỉ lệ sống, tăng trưởng của lươn đồng khi sử dụng các loại sinh khối
Artemia
1.4.Thời gian : Tháng 4 – 2009 đến tháng 6 – 2009



























9
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1.Lươn đồng
2.1.1.Vị trí phân loại và hình thái cấu tạo của lươn đồng






Hình 2.1: Lươn đồng Monopterus albus
Vị trí phân loại
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Synbranchiformes
Họ: Synbranchidae
Loài: Monopterus albus (zwiew, 1793)
Tên địa phương là lươn đồng
Tên tiếng Anh là Rice Eel (Asian Swam Eel)
Hình thái cấu tạo
Lươn đồng có thân tròn dài, cuối đuôi dẹp bên, đầu tròn tương đối lớn, cao hơn
thân. Mõm ngắn miệng bé, rạch miệng hơi cong. Mỗi bên có 2 lỗ mũi nằm cách
xa nhau. Theo Đức Hiệp (1999) lươn có thân bóng, trơn nhẵn, nhiều chất nhờn,
ruột lươn ngắn, không có bong bóng và tim cách xa đâu. Kollet (1998) cho rằng
lươn đồng không có vi ngực và vi bụng; vi lưng, vi đuôi và hậu môn liền nhau
dạng nếp da, lỗ mang kết hợp thành khe dưới đầu. Lươn có màu đỏ tới nâu với
một ít vết tối ngang lưng .




10
2.1.2. Đặc điểm phân bố của lươn đồng
Lươn đồng phân bố rộng khắp thế giới, ở quần đảo Indonesia, Malaysia và đông
bắc Châu Á tới Nhật Bản và phía tây tới đông bắc Ấn Độ (Meghalays,
Arunachal Pradesh và Assam; Prosen và Green Wood, 1976; Jayaram, 1981).
Ở các nước Đông Nam Á, lươn có rất nhiều ở Việt Nam, Myanma, Thái Lan, và
Campuchia. Ở Việt Nam lươn có mặt ở hầu hết các thủy vực, chúng sống và
phát triển từ các vùng thượng lưu Sông Hồng đến vùng rừng núi cao nguyên
Trường Sơn, miền Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long (Nguyễn
Chung, 2007).
2.1.3. Tập tính sống
Lươn là động vật máu lạnh, nhiệt độ cơ thể luôn biến đổi theo nhiệt độ của môi
trường. Nhiệt độ môi trường sống từ 15-32
o
C, thích hợp nhất là 24-28
o
C. Khi
nhiệt độ dưới 15
o
C lươn rúc tận đáy bùn hoặc tận đáy hang ngưng hoạt động,
sống dựa vào nguồn thức ăn tích trữ trong cơ thể. Khi nhiệt độ trên 32
o
C sức ăn
giảm đi và lươn có thể bị tiết nhớt và chết nóng.
Lươn sống ở Bắc Mỹ có kích thước lớn hơn ở khu vực Châu Á. Lươn ở các nước
Đông Nam Á có chiều dài trung bình từ 25 đến 40cm. (Nguyễn Chung, 2007)
Lươn có cơ thể được cấu tạo thuận lợi cho việc trốn lủi khi bị xâm hại. Lươn có
thể di chuyển chui xuống dưới đất 1,5m và cũng có khả năng di chuyển trong đất

khô với từng khoảng cách ngắn. Những ngày mưa có nhiều sấm sét, lươn có thể
bỏ đi hàng loạt bằng cách ngoi theo lạch nước chảy, nếu gặp đất cứng có thể
dùng đuôi cựa để lách đi. Trong ao có hang hốc, khi có dòng nước chảy qua
hang thì toàn bộ lươn nuôi sẽ bỏ đi. Khi bị xâm hại gặp nguy hiểm bị bắt, lươn
có thể tháo chạy rất nhanh xuyên qua cả lớp đất cứng.
Lươn thường thích ở nơi đất thịt pha sét, đất bùn. Màu sắc của lươn biến đổi theo
môi trường sống.
Lươn tự đào hang và sống trong hang, hang lươn lớn hay nhỏ tùy theo kích cở
của lươn, chổ ở thường có nhiều ngõ ngách, hang của lươn không cố định.
Lươn hoạt động mạnh mẽ trong mùa mưa ẩm ướt, thường đi kiếm ăn sau trận
mưa rào, có khi đi thành từng đàn kiếm ăn. Ban ngày lươn thường sống ở trong
hang, ban đêm lội ra ngoài săn mồi kiếm ăn (Nguyễn Chung, 2007)



11

2.1.4. Sinh trưởng
Theo Nguyễn Chung (2007) Lươn dành phần lớn thời gian trong đời sống của
mình ở trong môi trường nước ngọt, từ vùng đất ẩm ướt, đầm lầy, khu vực nước
cạn, kênh rạch, bưng trũng và có thể sống ở độ sâu 3m.
Lươn có khả năng tồn tại khi nhiệt độ dước 0
o
C, chịu đựng mức oxy ở tầng nước
khác nhau và cung chịu được trong môi trường có độ mặn 6
o
/
oo.
Tùy theo điều kiên tự nhiên và môi trường sống thuận lợi đầy đủ thức ăn, ở vùng
nhiệt đới không phải trú đông, lươn lớn rất nhanh. Lươn con 3-4 tháng tuỏi lớn

nhanh về chiều dài có thể đạt 20-27cm nặng 18-60g/con, 6 tháng tuổi có thể dài
36-48cm năng 60-100g/convà một năm tuổi lươn có thể có chiều dài 40-60cm
nặng 150-250g/con.
Khi khai thác lươn sống hoang dã tự nhiên thì lươn có chiều dài 40-50cm nặng
150-200g/con có số lượng nhiều chiếm (70-90%), loại 50-62cm nặng 250-
300g/con rất ít nhưng cũng có những con có chiều dài trên 1m, nặng gần 1kg.
Ở các nơi có mùa đông, lươn con 1 năm tuổi chỉ lớn nhanh về chiều dài, còn
năm thứ hai và thứ ba chiều dài phát triển chậm lại chủ yếu là tăng trong lượng
do trong thời gian trú đông phải dùng năng lượng dự trữ để sinh tồn. Lươn 1 tuổi
có thể dài 27cm nặng 18-60g/con, lươn 2 tuổi có thể dài 36-48cm năng 40-
100g/con và lươn 3 tuổi mới đạt kích cỡ thương phẩm.
Trong thiên nhiên lươn có thể sống 10-12 năm, ở các tỉnh phía Bắc như vùng
lòng chảo ở Điện Biên đánh bắt được những con nặng 900g và ở các tỉnh Đồng
Bằng Song Cửu Long khai thác được nhiều con dài trên 1m nặng trên 1kg.
2.1.5. Thức ăn
Lươn là loài ăn tạp thiên về động vật có chất tanh là chính. Khi còn nhỏ lươn ăn
sinh vật phù du, côn trùng bọ gậy, ấu trùng chuồn chuồn, đôi khi ăn các cá thể
hữu cơ vụn nhỏ như rễ lúa, các tảo sợi. Khi lớn trên 15cm, lươn ăn chủ yếu là
tôm con, côn trùng, ốc hến, nồng nọc, ếch nhái, giun ốc và những đông vật trên
cạn gần mép nước, giun dế…Khi thiếu thức ăn lươn cũng có thể ăn ra mảnh vun
thực vật và lúc đói lươn có thể sát hại lẫn nhau con lớn có thể ăn những con nhỏ
hơn nó (Nguyễn Chung, 2007)
Lươn tìm thức ăn nhờ vào khứu giác là chủ yếu. vào mùa lươn đẻ, lươn hầu như
không ăn.


12


2.1.6.Tính ăn

Lươn có tính ăn rất khó chịu, lươn có thể nhịn đói vài ngày, có thể nhịn không
ăn cho đến chết nếu mồi ăn thay đổi đột ngột. Lươn thường đi săn mồi vào lúc
chiều tối và rất đúng giờ. Lươn ít ăn thức ăn ương hư thối (rất dễ làm cho môi
trường nhiễm bẩn) nên người nuôi phải theo dõi vì lươn giống sẽ dễ chết hàng
loạt khi đưa về trại sau 10-15 ngày (Nguyễn Chung, 2007)
2.2. Ương lươn giống (Ngô Trọng Lư, 2008)
Ương trong bể xi măng loại nhỏ
- Độ sâu bể: 30-40 cm,
- Mặt bể phải cao hơn nền đáy bể 20 cm, đề phòng nước tràn lươn con đi mất.
Bể ương có chỗ cho nước vào và thoát nước ra, có lưới cước bịt không cho lươn
con chui qua.
- Diện tích bể ương: 1-2 m
2,
lớn nhất không quá 10 m
2
. Đáy bể cho lớp đất dày 5
cm, bón lót phân lợn, phân bò 0,5-1 kg/m
2
, cho ngập nước 10-20 cm, cấy giống
giun vào đáy bể. Đưa lươn bột đã nở 5-7 ngày (đã hết noãn hoàng) vào ương.
- Mật độ ương: 100-200 con/m
2

- Thức ăn nuôi vài ngày đầu tốt nhất là ăn giun con, động vật phù du, có thể tăng
dần bằng thịt cá xay nhuyễn. Không thả lẫn con to với con nhỏ vì chúng dễ ăn
thịt lẫn nhau.
- Hàng ngày cần chú ý thay nước. Sau khi ương một tháng lươn con dài trung
bình 8 cm, đến vụ ương sẽ thu được khoảng 100 con/m
2
, lươn giống có chiều dài

bình quân 15 cm nặng 3 g.
- Mật độ ương: 150-200 con/m
2
- Cho ăn bằng giun đất, dòi, một ít cám, cơm, ngọn rau. Ngày cho ăn hai lần.
Số lượng thức ăn bằng 8-10% tổng trọng lượng lươn, sau một tháng dài 50-55
mm, nuôi tiếp ở bể khác. Mật độ 100-120 con/m
2
cho ăn giun, dòi, các động vật
khác và 2 -3% thức ăn chế biến.
Năm đầu lươn dài 15-25 cm, nặng 5-10 g/con, cá biệt có con nặng 10-15 g/con.
Trước khi thả lươn 10-15 ngày phải tiêu diệt hết cóc, nhái, bón 100-150 g vôi
bột/1 m
2
tháo nước vào ngâm sau một tuần lễ tháo hết nước và dẫn nước mới
vào.
13
Giữ sạch nước là điều quyết định thành bại khi nuôi lươn giống, đảm bảo đủ
lượng oxy, nước ở bể sâu 10-15 cm.
Quan sát lươn hoạt động, vớt thức ăn thừa ở sàn cho ăn, kiểm tra vòi val nước.
Kết quả nghiên cứu ương lươn đồng với các loại thức ăn khác nhau:
Bảng 2.1: Tỷ lệ sống (%) của lươn đồng

Thức ăn Phan Minh Thùy (2008) Phan Thị Thu Vân (2009)
Trùng chỉ 97,9 ± 2,1 97,78 ± 3,85
Thức ăn chế biến 96,45 ± 3,25 98,89 ± 1,92
Cá tạp 81,6 ± 11,5 92,22 ± 5,09
Cá tạp + TĂCB - 98,89 ± 1,92
Trùng chỉ + TĂCB 97,9 ± 2,1 100,00 ± 0,00

Bảng 2.2: Kết quả tăng trưởng chiều dài của Phan Minh Thùy (2008)

Nghiệm thức DLG30(cm/ngày) DLG60(cm/ngày)

NT1(trùn chỉ) 0,16 ± 0,008 0,15 ± 0,008
NT2 (cá xay) 0,09 ± 0,001 0,07 ± 0,015
NT3 (thức ăn chế biến) 0,06 ± 0,008 0,03 ± 0,006
NT4 (trùn chỉ + thức ăn CB) 0,08 ± 0,019 0,09 ± 0,015

Bảng 2.3: Kết quả Phan Minh Thùy (2008) tốc độ tăng trưởng tương đối như
sau:
Nghiệm thức SGR30(%/ngày) SGR60(%/ngày)
NT1(trùn chỉ) 5 ± 0,2 3,2 ± 0,03
NT2 (cá xay) 3,2 ± 0,2 2,3 ± 0,2
NT3 (thức ăn chế biến) 2,2 ± 0,4 1,6 ± 0,08
NT4 (trùn chỉ + thức ăn CB) 3,2 ± 0,1 2,5 ± 0,09


14
Bảng 2.4: Kết quả tăng trưởng trọng lượng tương đối và tuyệt đối của lươn đồng
Phan Thị Thu Vân và ctv., (2009)
Nghiệm thức SGR(g/ngày) DWG(%)
Trùn chỉ 0,013 ± 0,013 8,959 ± 2,07
TĂCB 0,004 ± 0,001 5,093 ± 1,050
Cá tạp 0,004 ± 0,001 5,208 ± 0,92
Cá tạp + TĂCB 0,004 ± 0,001 5,208 ± 1,52
Trùn chỉ + TĂCB 0,009 ± 0,001 7,473 ± 0,908
2.3. Sơ lược về dòng đời và đặc điểm sinh học Artemia.
Artemia là loài sinh vật ăn lọc không chọn lựa, chúng sử dụng mùn bã hữu cơ,
tảo đơn bào và vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn 50µm (Sorgeloos et al., 1986
trích dẫn bởi Nguyễn Văn Hòa và ctv., 2007). Chúng có vòng đời tương đối ngắn
so với các loài giáp xác khác. Trong điều kiện trong phòng thí nghiệm chúng có

tuổi thọ lên tới trên 2 tháng và ngoài tự nhiên tùy theo điều kiện môi trường
sống, tuổi thọ của chúng thường khoảng 30-60 ngày (Nguyễn Văn Hòa và ctv,
2007). Ở điều kiện tối ưu, chúng có thể phát triển thành con trưởng thành sau 7-
8 ngày nuôi và bắt đầu tham gia sinh sản cao, từ 1500-2500 phôi trong vòng đời
(Sorgeloos et al, 1980) và quần thể Artemia luôn luôn có hai phương thức sinh
sản là đẻ trứng và đẻ con(Browne et al.,1984 trích dẫn bởi Nguyễn Văn Hòa và
ctv., 2007)











Hình 2.2: Vòng đời phát triển Artemia (diendancacanh.com)
15
Ngoài tự nhiên, Artemia đẻ trứng bào xác nổi trên mặt nước và được sóng gió
thổi giạt vào bờ. Các trứng nghỉ này ngưng hoạt động trao đổi chất và ngưng quá
trình trao đổi chất cũng như phát triển phôi và nở ra thành ấu trùng nauplii để bắt
đầu quá trình hình thành một quần thể mới.
Từ ấu trùng nauplii giai đoạn Instar I (có chiều dài 400-500 µm) ấu trùng phát
triển và biệt hóa qua 15 lột xác để trở thành cá thể Artemia trưởng thành
2.4. Vai trò của và giá trị dinh dưỡng của sinh khối Artemia trong nuôi
trồng thủy sản
Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng Artemia là nguồn thức ăn tươi
sống lí tưởng cho các loài ấu trùng cá và giáp xác (Seal,1933; Gorros, 1937 ;

Rollefsen, 1939; Sorgeloos, 1980a; Lim và ctv, 2001 trích dẫn bởi Nguyễn Văn
Hòa và ctv., 2007). Theo Leger và ctv., 1986 chính nhờ vào khả năng tạo nên
trứng nghỉ (hay còn gọi là trứng bào xác) mà Artemia trở thành sản phẩm thích
hợp, là nguồn thức ăn rất tốt trong ương nuôi ấu trùng tôm cá. Trứng nghỉ tồn tại
quanh năm với khối lượng lớn ven bờ các vùng đầm, hồ nước mặn các vùng
ruộng muối ở năm châu lục (Persoone và Sorgeloos, 1980). Sau khi thu họach và
chế biến trứng nghỉ có thể được sử dụng bất cứ lúc nào theo yêu cầu bằng cách
ấp nở chúng trong nước biển, sau 24 giờ, ấu trùng Artemia mới nở có thể dùng
ngay làm thức ăn cho đa số ấu trùng các lòai tôm cá.
Ngòai ra Artemia tiền trưởng thành và trưởng thành, được gọi là sinh khối, có
giá trị dinh dưởng cao hơn Artemia mới nở từ trứng (Srgeloos, 1980; Naessens
ctv., 1997; Wouters ctv., 1999 trích dẫn bởi Nguyễn Văn Hòa và ctv., 2007) và
được sử dụng làm thức ăn phổ biến trong các trại giống, trại ương hoặc nuôi vỗ
tôm cá bố mẹ.
Artemia trưởng thành có giá trị dinh dưỡng rất cao (lớp vỏ giáp mỏng hơn 1µm),
chiếm 60% lượng đạm và rất giàu amino acid tính trên trọng lượng khô. Thêm
vào đó, Artemia còn chứa một lượng đáng kể về vitamin, kích dục tố, sắc tố,
(Sorgeloos và ctv., 1987). Người ta khám phá rằng sử dụng sinh khối Artemia
trưởng thành có thể gây phát dục cho tôm bố mẹ mà không cần mắt (Sorgeloos,
1987; Tackaert và Sorgeloos, 1991 trích dẫn bởi Nguyễn Văn Hòa và ctv., 2007).
Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh việc sử dụng Artemia sinh khối để nuôi
vỗ tôm cá bố mẹ đã kích thích sự thành thục của buồng trứng, gia tăng số lần đẻ
và cải thiện chất lượng ấu trùng (Browdy và ctv., 1989; Naessens và ctv., 1997;
Wouter và ctv., 1999
a
theo trích dẫn của Wouter và ctv., 2001).
Sinh khối Artemia còn được sử dụng để làm thành phần hoặc chất kích thích
trong thức ăn chế biến cho ấu trùng tôm cá (Leger và ctv., 1986).
16
Tuy nhiên , khá phổ biến và vịêc sử dụng hòan tòan sinh khối đông lạnh Artemia

để thay thế cho ấu trùng Artemia mới nở trong sản xuất giống tôm he
Marsupenaeus japonicus (Guimares và De Hass, 1985 theo Leger và ctv., 1986),
các tác giả này đã nêu lên rằng để sản xuất một trịêu con tôm he giống chỉ cần
khỏang 1,8 kg bột sinh khối Artemia

























17

Phần 3
VẬT LIỆU – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.Vật liệu nghiên cứu
3.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được thực hiện tại trại thực nghiệm Vĩnh Châu Khoa Thủy Sản - Đại
Học Cần Thơ (Ấp biển dưới , xã Vĩnh Phước , huyện Vĩnh Châu, Tỉnh Sóc
Trăng).
3.1.2.Vật liệu và trang thiết bị nghiên cứu
- Lươn thí nghiệm được cung cấp từ Bộ Môn Dinh Dưỡng và Chế Biến Thủy
Sản, Khoa Thủy Sản – Đại Học Cần Thơ
- Artemia sinh khối tươi, đông lạnh, tận thu được thu trực tiếp từ các ao nuôi tại
khu vực của Trại Thực Nghiệm Vĩnh Châu được rửa sạch bằng nước ngọt trước
khi dùng làm thức ăn để ương lươn.
- Cá tạp được mua từ chợ sau đó loại bỏ da và xương cá lấy thịt đem xay cho
lươn ăn
- Máy đo pH, O2, nhiệt độ.
- Hóa chất xử lí : chlorine, EDTA
- Thước đo, cân đồng hồ, cân điện tử
- Dây nilon
- Một số dụng cụ và trang thiết bị khác .

Hình 3.1: Dụng cụ đo môi trường

3.2.Phương pháp nghiên cứu
3.2.1.Bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm được bố trí với 12 bể (50l/bể) bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4
loại thức ăn khác nhau, tương ứng với 4 nghiệm thức và ba lần lập lại cho mỗi
nghiệm thức. Mật độ thả ương 50 con/bể.
- Độ sâu nước trong bể: 3-5cm


18









Hình 3.2: Bể bố trí thí nghiệm
- Các nghiệm thức được bố trí như sau :
 Nghiệm thức I: 100% cá tạp ( đối chứng )
 Nghiệm thức II : 100% Artemia tươi (được thu mỗi ngày ở các ao nuôi
Artemia thu trứng bào xác).
 Nghiệm thức III: 100% Artemia đông lạnh (sinh khối thu ngoài ao và
được đông lạnh trong tủ lạnh).
 Nghiệm thức IV: 100% Artemia tận thu (là sản phẩm thừa được lọc ra từ
việc thu trứng (con yếu bị dính vào vợt thu trứng) hoặc thu những
Artemia bị chết nổi ở góc các ao nuôi).
 Các nguồn sinh khối Artemia được rửa sạch bằng nước ngọt trước
khi cho lươn ăn
- Thời thực hiện thí nghiệm từ tháng 04/2009 đến 06-2009.
3.2.2.Chăm sóc và quản lý
- Thay nước : thay nước 2lần/ngày
- Theo dõi các chỉ tiêu môi trường :
 Kiểm tra pH, nhiệt độ, oxy (2lần/ngày)
 Kiểm tra NH
+

4,
NO
2
-

(3ngày/lần)
- Cho lươn ăn 2 lần/ngày vào lúc 8h sáng và 17 giờ chiều cho ăn theo nhu cầu
- Theo dõi sự tăng trưởng : Cân trọng lượng, đo kích thước (10 ngày/lần), bắt
ngẫu nhiên 10 con mỗi bể (30 cá thể cho mỗi nghiệm thức).

19









Hình 3.3: Đo chiều dài và trọng lượng của lươn đồng
3.3. Phương pháp thu thập, tính toán và xử lý số liệu
Tăng trưởng tuyệt đối theo chiều dài (cm/ngày)
(Lc – Lđ)
DLG =
t
Trong đó: Daily Length Gain (tốc độ tăng trưởng chiều dài theo ngày)
Tốc độ tăng trưởng trọng lượng tuyệt đối DWG (Daily weight gain)
Lđ: chiều dài ban đầu
L c: chiều dài cuối

t : thời gian thí nghiệm
(W
c
– W
đ
)
DWG
(g/ngày)
=
T
Trong đó :
W
đ
: Trọng lượng đầu
W
c
: Trọng lượng cuối
T: Thời gian nuôi
Tốc độ tăng trưởng tương đối SGR (Specific growth rate)

LnWf - LnWi
20
SGR (%/ngày) = *100

Trong đó:
Wf: khối lượng cuối
Wi: khối lượng đầu
T: thời gian nuôi
Tỷ lệ sống


Số lươn thu được
TLS (% ) = * 100
Số lươn ban đầu

Phương pháp tính toán và xử lý số liệu:
Số liệu được tính theo giá trị trung bình của ba lần lập lại ở mỗi nghiệm thức và
độ lệch chuẩn trên chương trình Microsoft Excell và xử lí thống kê (ANOVA
một nhân tố và phép thử Turkey-HSD test) bằng chương trình Statistica 6.0.














T

21
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Nhiệt độ
Kết quả khảo sát sự biến động về nhiệt độ của bốn nghiệm thức trong suốt thời
gian thí nghiệm cho thấy có sự biến động do ảnh hưởng của thời tiết qua các đợt

mưa. Tuy nhiên, nhiệt độ giữa các nghiệm thức chênh lệch không lớn .
Bảng 4.1: Biến động nhiệt độ của 4 nghiệm thức (TB ± ĐLC)

Nghiệm thức
Nhiệt độ (
o
C)
Sáng Chiều
NT1 (Cá tạp) 27,05 ± 0,01 28,05 ± 0,01

NT2 (Artemia tươi sống) 27,04 ± 0.00 28,04 ± 0.00

NT3 (Artemia đông lạnh)

27,05 ± 0,01 28,05 ± 0,01

NT4 (Artemia tận thu) 27,03 ± 0,04 28,03 ± 0,04

Bảng 4.1 cho thấy, nhiệt độ giữa các nghiệm thức ít có sự chênh lệch, nhiệt độ
giữa sáng và chiều chênh lệch không cao, nhiệt độ trung bình của các nghiệm
thức biến động từ 27,03 – 28,05
o
C, nằm trong khoảng nhiệt độ thích hợp cho
lươn sinh trưởng. Theo Nguyễn Chung (2007) thì lươn sẽ sinh trưởng tốt nhất ở
nhiệt độ từ 24 – 28
o
C, khi nhiệt độ dưới 10
o
C thi lươn bỏ ăn.
4.2 Oxy hòa tan

Hàm lượng oxy hòa tan của các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm biến
động không lớn giữa buổi sáng và chiều. Hàm lượng oxy của 4 nghiệm thức dao
động (0,81-1,29).
Bảng 4.2: Sự biến động hàm lượng oxy giữa 4 nghiệm thức (TB ± ĐLC)

Nghiệm thức
Hàm lượng oxy (ppm)
Sáng Chiều
NT1 (cá tạp) 0,95 ± 0,02 1,29 ± 0,02
NT2 (Artemia tươi sống 0,86 ± 0,06 1,20 ± 0,07
NT3 (Artemia đông lạnh) 0,81 ± 0,08 1,14 ± 0,06
NT4 (Artemia tận thu) 0,84 ± 0,08 1,21 ± 0,06
Hàm lượng oxy trung bình buổi sáng 0,87 ± 0,06 và buổi chiều 1,21 ± 0.062,
hàm lượng oxy giữa 4 nghiệm thức chênh lệch không nhiều.
22
Theo Trương Quốc Phú hàm lượng oxy hòa tan lý tưởng cho tôm, cá là >5 ppm.
Nếu theo tiêu chuẩn này, cả 4 nghiệm thức đều dưới ngưỡng cho phép do bể
ương không bố trí sục khí và bề mặt bể ương lại nhỏ, lượng oxy khuyếch tán từ
không khí vào rất thấp. Tuy nhiên lươn là loài có cơ quan hô hấp phụ, chúng có
thể thở không khí trực tiếp và chịu đựng rất tốt với điều kiện môi trường thiếu
oxy Đức Hiệp (1999) do đó ngưỡng oxy này hầu như không ảnh hưởng đên kết
quả thí nghiệm. Thực tế thí nghiệm cũng cho thấy lươn có tỷ lệ sống cao ở tất cả
các nghiệm thức.
4.3. pH
pH là một trong những nhân tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn trực tiếp và gián
tiếp đối với đời sống thủy sinh vật như : sinh trưởng, tỉ lệ sống, sinh trưởng, tỉ lệ
sống, sinh sản, dinh dưỡng. Khi pH môi trường quá cao hay qua thấp đều không
thuận lơi cho quá trình phát triển của thủy sinh vật Trương Quốc Phú (2006).
Trong suốt quá trình ương pH được đo vào lúc 7 giờ sáng và 2 giờ chiều. giá trị
trung bình pH của 4 nghiệm thức không có sự chênh lệch lớn.

Bảng 4.3: Biến động pH trong thời gian thí nghiệm (TB ± ĐLC)







Theo bảng trên cho thấy pH sáng và chiều dao động dao động không lớn (7,39-
7,57) nằm trong khoảng thích hợp cho việc ương lươn đồng. Theo Chu Thị
Thơm va ctv., (2005) thì pH 7-8 thích hợp cho lươn sinh trưởng bình thường.
pH trung bình 4 nghiệm thức giữa buổi sáng và chiều ít có sự chênh lệch và pH
trong thí nghiệm này có thể nói là tương đối tốt cho lươn đồng sinh trưởng và
phát triển.





Ngiệm thức
pH
8 giờ 2 giờ
NT1 (cá tạp) 7,41 ± 0,01 7,57 ± 0,01
NT2 (Artemia tươi sống 7,40 ± 0,02 7,54 ± 0,05
NT3 (Artemia đông lạnh) 7,41 ± 0,02 7,53 ± 0,03
NT4 (Artemia tận thu) 7,39 ± 0,03 7,54 ± 0,02
23
Art.tận thu
cá tạp
Art.tươi sống

Art.đông lạnh
75
80
85
90
95
100
105
NT1 NT2 NT3 NT4
Nghiệm thức
Tỉ lệ sống(%)
đ
4.4.Tỉ lệ sống











Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ sống của 4 nghiệm thức
Sau 50 ngày ương tỉ lệ sống của các nghiệm thức dao động (90-96,07%), trong
đó 3 nghiệm thức sử dụng sinh khối Artemia đều đạt tỉ lệ sống 96% cao hơn so
với nghiệm thức sử dụng thức ăn cá tạp (nghiệm thức đối chứng) 90%.
Tỷ lệ sống trung bình của lươn cho ăn thức ăn trong thí nghiệm không có sự
khác nhau ở các nghiệm thức (P>0.05).

So với một số kết quả nghiên cứu ương lươn đồng bằng các loại thức ăn khác
nhau ((Phan Thị Thu Vân (2009) có tỉ lệ sống của lươn sau 20 ngày ương dao
động 92,22-100% và Phan Minh Thùy (2008) sau 60 ngày ương dao động trong
khỏang 81,6-97,9% (hình 4.1) cho thấy tỉ lệ sống trong thí nghiệm này khá
tương đồng và tỉ lệ sống của lươn dường như không phụ thuộc vào loại thức ăn
mà chúng ăn. Từ đó cho thấy khi ương lươn đồng để đạt tỉ lệ sống cao chủ yếu là
do quá trình ương chăm sóc và quản lí tốt sẽ cho kết quả mong muốn.
Nhìn ở khía canh khác cho thấy thức ăn ít ảnh hưởng đến tỉ lệ sống trong quá
trình ương nhưng ta thấy có sự trùng hợp cả 3 bảng trên khi sử dụng thức ăn cá
tạp trong thí nghiệm để ương lươn đều cho kết quả thấp nhất so với các thức ăn
khác.



24
4.5.Tăng trưởng của lươn đồng
4.5.1.Tăng trưởng về chiều dài
Bảng 4.4 cho thấy tăng trưởng chiều dài trung binh nghiệm thức 2 (sử dụng sinh
khối Artemia tươi sống) sau 30 ngày cao nhất 13,82 ± 0,60cm, nghiệm thức 3
(Artemia đông lạnh) là 13,50 ± 0,47cm và nghiệm thức 4 (Artemia tận thu ) 13,6
± 0,30

cm và không có sự khác biệt giữa 3 nghiệm thức sử dụng sinh khối
Artemia nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 1 sử
dụng cá tạp 10,71 ± 0,24cm, Kết quả cũng xảy ra tương tự sau 50 ngày chiều dài
trung bình cả 3 nghiệm thức sử dụng sinh khối Artemia cao hơn so với chiều dài
trung bình của nghiệm thức cá tap trong đó nghiệm 3 có chiều dài trung bình cao
nhất 18,28 ± 0,46

cm kế đến nghiệm thức 4 là (18,18 ± 0,10


cm) và nghiệm 2 là
18,15 ± 0,33

và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức cá
tạp11,12 ± 0,06. Giữa các nghiệm thức sử dụng sinh khối thì chiều dài trung
không có sự khác biệt.
Xét về tốc độ tăng trưởng chiều dài tuyệt đối cũng tương tự như trên các nghiệm
thức sử dụng sinh khối tăng trưởng chiều dài tuyệt đối bằng nhau (0,21 ±
0,01cm/ngày) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 4
sử dụng thức ăn cá tap 0,07 ± 0,01.
Bảng 4.4. Tăng trưởng chiều dài của lươn vào ngày 30 và 50 (TB ± ĐLC)

Nghiệm thức Tăng trưởng chiều dài (cm)
DLG30 (cm/ngày) DLG50 (cm/ngày)
NT1 (cá tạp) 0,10 ± 0,01
a
0,07 ± 0,01
a

NT2 (Artemia tươi sống)
0,21 ± 0,02
b

0,21 ± 0,01
b

NT3 (Artemia đông lạnh) 0,20± 0,02
b
0,21 ± 0,01

b

NT4 (Artemia tận thu) 0,2 ± 0,01
b
0,21 ± 0,01
b

Các chữ số giống nhau trong cùng một cột thể hiện sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (p≥0,05)-One way ANOVA, Turkey-HSD test
So với kết quả của (Phan Minh Thùy, 2008) sau 30 ngày và 50 ngày thì kết quả
của tăng trưởng tương đối về chiều dài cao nhất ở nghiệm thức 1 (sử dụng thức
ăn trùn chỉ) là thức ăn rất ưa thích của lươn đồng cũng chỉ đạt 0,16 ± 0,008
cm/ngày và 0,15 ± 0,008 cm/ngày trong khi đó thí nghiệm sử dụng sinh khối
Artemia (tươi sống, đông lạnh và tận thu) sau 30 ngày và 50 ngày là (0,20-
0,21cm/ngày) và (0,21 cm/ngày). Mặt dù tốc độ tăng trưởng tương đối chiều dài
25
0
5
10
15
20
0 30 50
Ngày
C h iề u d à i(c m )
NT1
NT2
NT3
NT4
nhanh hơn so với sử dụng thức ăn trùn chỉ nhưng cần phải xét lại có thể do kích
cỡ lươn bố trí khác nhau Phan Minh Thùy (2008) có chiều dài và trọng lượng

trung bình lươn bố trí thí nghiệm là 7,4 cm và 0,31 g nhỏ hơn so với thí nghiệm
này là 7,6 cm và 0,35 g). Tuy nhiên chiều dài tăng trưởng đạt được ở thí nghiệm
trên cũng khá tốt so với kết quả của Phan Minh Thùy (2008) trong bảng. Bên
cạnh đó, khi sử dụng thức ăn cá tạp cả 2 thí nghiệm đều cho kết quả tăng trưởng
về chiều dài tương đối thấp nhất.








Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng chiều dài của lươn đồng
4.5.2.Tăng trưởng theo trọng lượng
Bảng 4.5 cho thấy sau 10 ngày ương tăng trưởng của lươn không có sự khác biệt
giữa 4 nghiệm thức tăng trưởng cao nhất là nghiệm thức 4 (0,77 ± 0,13) và thấp
nhất nghiệm thức 1(0,56 ± 0,01). Cả 3 nghiệm thức sử dụng sinh khối Artemia
tăng trưởng nhanh hơn nghiệm thức 1.
Đến lần thu mẫu tiếp theo kết quả tăng trọng xảy ra tương tự, thức ăn sinh khối
Artemia tăng trọng tốt hơn so với nghiệm thức cá tạp nhưng khác với lần thu
mẫu trước thì sau 20 ngày tăng trọng của lươn rất nhanh khi sử dụng sinh khối
Artemia và khác biệt co ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức cá tạp, kết
quả tương tự đối với những lần thu mẫu tiếp theo. Giữa các nghiệm thức sử dụng
sinh khối Artemia tăng trong tương đương nhau. Phân tích thống kê không có sự
khác biệt.






×