Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

NGHIÊN CỨU SỰ KHÁNG THUỐC CỦA NHÓM VI KHUẨN Aeromonas spp, Vibrio spp TRONG MÔI TRƯỜNG AO NUÔI CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) THÂM CANH Ở CẦN THƠ VÀ VÙNG NƯỚC LỢ TỈNH TRÀ VINH VÀ BẾN TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.52 KB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
BỘ MÔN SINH HỌC VÀ BỆNH HỌC THỦY SẢN







HỒ NGỌC THI







NGHIÊN CỨU SỰ KHÁNG THUỐC CỦA
NHÓM VI KHUẨN Aeromonas spp, Vibrio spp
TRONG MÔI TRƯỜNG AO NUÔI CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus) THÂM CANH
Ở CẦN THƠ VÀVÙNG NƯỚC LỢ TỈNH TRÀ VINH
VÀ BẾN TRE





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BỆNH HỌC THUỶ SẢN












2009
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

i
LỜI CẢM TẠ
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành gởi đến
Cô Từ Thanh Dung đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến
quý báu trong suốt thời gian thực hiện đề tài, giúp tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Thầy cô Khoa Thuỷ Sản đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong học tập cũng
như hoàn thành tốt luận văn.
Anh, chị lớp Bệnh Học Thuỷ Sản khoá 30 đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
tôi làm việc ở phòng thí nghiệm.
Tập thể lớp Bệnh Học Thuỷ sản khóa 31 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian thực hiện đề tài .
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

ii
TÓM TẮT
Đề tài nhằm nghiên cứu sự kháng thuốc của vi khuẩn Aeromonas spp,

Vibrio spp trong môi trường ao nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)
thâm canh ở Cần Thơ, và vùng nước lợ tỉnh Trà Vinh, Bến Tre. Vi khuẩn
Aeromonas spp trong môi trường (nước, bùn) được phân lập trên môi trường
GSP-Agar và Vibrio spp trên môi trường TCBS.
Kết quả kháng sinh đồ cho thấy Cần Thơ có nhiều vi khuẩn Aeromonas
spp kháng thuốc hơn tỉnh Trà Vinh và Bến Tre: 3/9 chủng kháng với SM, TE,
SXT; 2/9 chủng kháng với DO, không có chủng vi khuẩn nào kháng với CHL,
đồng thời Aeromonas spp đa kháng chiếm 3/9 chủng. Trong đó 1 chủng kháng
với SXT-DO-TE-SM, 1 chủng kháng với SXT-DO-TE và 1 chủng kháng với
SXT- SM. Tỉnh Trà Vinh có 2/9 chủng đa kháng thuốc (một chủng kháng
CHL-SM, một chủng kháng SXT-TE), vi khuẩn Aeromonas spp kháng với
CHL, SXT, DO, TE có cùng số lượng 1/9 chủng, 3/9 chủng kháng với SM.
Bến Tre có số lượng vi khuẩn kháng, đa kháng thuốc tương đương với tỉnh Trà
Vinh: 2/8 chủng đa kháng (1chủng kháng DO-TE, 1 chủng kháng SXT-SM),
vi khuẩn kháng thuốc SXT, DO, TE có cùng số lượng: 1/8 chủng, 5/8 chủng
kháng với SM và không có chủng nào kháng với CHL. Riêng các chủng
Vibrio spp tại Trà Vinh, Bến Tre có 9/11 chủng kháng với SM và không có
chủng nào kháng với CHL, SXT, DO, AM, TE.
Kết quả nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của các chủng vi khuẩn khảo
sát khá cao. Đối với SM có giá trị: 16-64 µg/ml, CHL là 1-32 µg/ml, OXT:
0,125- 64 µg/ml. Riêng chủng Vibrio spp VBT0930 với nồng độ thuốc OXT
là: 0,125 µg/ml rất thấp so với các chủng Aeromonas spp (32-64 µg/ml).
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

iii

MỤC LỤC
PHẦN I: GIỚI THIỆU 1
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản 3

2.2 Những nhóm thuốc kháng sinh đã được sử dụng phổ biến 4
2.2.1 Nhóm sulfamid 4
2.2.2 Nhóm β-lactamin 5
2.2.3 Nhóm tetracyclin 5
2.2.4 Nhóm phenicol 5
2.2.5 Nhóm aminosid 6
2.2.6 Nhóm trimethoprim 6
2.3 Vi khuẩn Aeromonas spp và Vibrio spp 6
2.4 Nghiên cứu về mật độ vi khuẩn tổng cộng trong môi trường nước 9
2.5 Nghiên cứu về sự kháng thuốc của các vi khuẩn trong nuôi thuỷ sản 9
2.6. Các thí nghiệm xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) 13
PHẦN III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 15
3.2 Vật liệu nghiên cứu 15
3.2.1 Dụng cụ 15
3.2.2 Môi trường, hoá chất và vật liệu nghiên cứu 15
3.3 Phương pháp nghiên cứu 16
3.3.1 Địa điểm thu mẫu 16
3.3.2 Số mẫu 16
3.3.3 Phương pháp thu mẫu 16
3.3.4 Phương pháp phân lập vi khuẩn 16
3.3.5 Phương pháp định danh vi khuẩn 17
3.3.6 Phương pháp lập kháng sinh đồ 17
3.3.7 Phương pháp xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) 18
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 20
4.1 Kết quả thu mẫu, phân lập và định danh vi khuẩn 20
4.2 Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ 22
4.2.1 Kết quả kháng sinh đồ của vi khuẩn Aeromonas spp ở Cần Thơ 22
4.2.2 Kết quả kháng sinh đồ của vi khuẩn Aeromonas spp ở Trà Vinh 24
4.2.3 Kết quả kháng sinh đồ của vi khuẩn Aeromonas spp ở Bến Tre 26

4.2.4 Kết quả kháng sinh đồ của vi khuẩn Vibrio spp ở Trà Vinh và Bến
Tre 27
4.3 Kết quả nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của kháng sinh lên vi khuẩn 29
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 32
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

iv
5.1 Kết luận 32
5.2 Đề xuất 32
PHẦN VI: TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
PHỤ LỤC 37


PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

v
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1 : Tính đa kháng thuốc vi khuẩn Aeromonas spp ở Cần Thơ 23
Bảng 4.2: Tính đa kháng thuốc vi khuẩn Aeromonas spp ở Trà Vinh 26
Bảng 4.3 : Tính đa kháng thuốc vi khuẩn Aeromonas spp ở Bến Tre 27
Bảng 4.4 : Giá trị nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) 30
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

vi
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Các con đường trao đổi sự kháng thuốc của vi khuẩn giữa động vật
và con người………………………………………………………………… 4
Hình 4.1: Đĩa phân lập Aeromonas spp màu vàng (mũi tên) trên môi trường
GSP (a) , cấy Aeromonas spp trên môi trường GSP (b)…………………… 21
Hình 4.2: Hình đĩa kháng sinh đồ chủng Aeromonas spp ở Cần Thơ……… 22

Hình 4.3: Biểu đồ đặc tính kháng thuốc của vi khuẩn Aeromonas spp tại Cần
Thơ………………………………………………………………………… 23
Hình 4.4: Biểu đồ đặc tính kháng thuốc của vi khuẩn Aeromonas spp tại Trà
Vinh………………………………………………………………………… 25
Hình 4.5: Biểu đồ đặc tính kháng thuốc của vi khuẩn Aeromonas spp tại Bến
Tre……………………………………………………………………………27
Hình 4.6: Biểu đồ đặc tính kháng thuốc của vi khuẩn Vibrio spp tại Trà Vinh,
Bến Tre………………………………………………………………………28
Hình 4.7: Kết quả MIC của chủng Aeromonas spp ACT097 ……………….30

























PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
AM: ampicillin
CHL: chloramphenicol
DO: doxycyclin
FT: nitrofurantion
NA: nalidixic
NFXC: norfloxcin
OXLA: oxolinic acid
OXT: oxytetracyclin
SM: streptomycin
SMX: sulfamethoxazol
SXT: trimethoprim + sulfamethoxazol
TE: tetracyclin
TMP: trimethoprim
R: kháng
I: trung bình nhạy
S: nhạy









PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

1
PHẦN I
GIỚI THIỆU
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) với ngành nuôi trồng thủy sản
phát triển rất nhanh chóng góp phần tích cực vào việc nâng cao nguồn thu
nhập của cộng đồng và tăng kim ngạch xuất khẩu
(). Vùng đã cung cấp hơn 80% tổng sản phẩm
thủy sản của cả nước. Trong đó cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là một
sản phẩm rất quan trọng ở khu vực nước ngọt. Năm 2007, tổng sản lượng cá
tra, ba sa của toàn vùng 1,2 triệu tấn, theo dự đoán của ngành thủy sản: sản
lượng quy hoạch cho đến năm 2010 là 1,5 triệu tấn. Riêng tỉnh Bến
Tre tính đến nay có khoảng 600 ha nuôi cá tra, basa
(). Tổng diện tích đất được sử dụng để nuôi trồng
thủy sản Trà Vinh khoảng 29.187 ha ().
Với nổ lực tăng nhanh sản lượng thuỷ sản và kim ngạch xuất khẩu, các
nước đang phát triển rất chú trọng tới nuôi trồng thuỷ sản. Ðể đạt được sản
lượng và lợi nhuận cao nhất, nhiều ngư dân hiện đang áp dụng các phương
thức nuôi thâm canh và tăng cường mở rộng diện tích.Tuy nhiên, khi nghề
nuôi được thâm canh hóa nhất là nuôi với mật độ cao thì vấn đề dịch bệnh xảy
ra thường xuyên hơn và thiệt hại cũng nhiều hơn. Nghề nuôi thủy sản cũng
đang phải đương đầu với tình trạng bệnh thường xuyên xuất hiện và ngày càng
nghiêm trọng do môi trường ô nhiểm và sự lây lan mầm bệnh. Nhất là bệnh do
vi khuẩn đã và đang gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản lượng tôm cá. Thông
thường, người ta sử dụng thuốc kháng sinh để kiểm soát các vi khuẩn gây
bệnh. Do việc sử dụng không đúng cách nên đã gây ra hiện tượng vi khuẩn
kháng thuốc và tích tụ dư lượng thuốc kháng sinh trong sản phẩm. Việc sử

dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi trồng thuỷ sản có thể gây ra nhiều vấn đề
nghiêm trọng như gây độc, biến đổi hệ vi khuẩn ở người tiêu dùng
(www.nhanong.net).
Thực trạng cho thấy, việc sử dụng thuốc kháng sinh trong thủy sản
không chỉ phổ biến ở ĐBSCL nói riêng, Việt Nam nói chung mà còn diễn ra ở
nhiều nước trên thế giới. Đây là vấn đề đáng quan tâm và đã được nhiều nhà
khoa học nghiên cứu (Phuong et al., 2005; Le et al., 2005; Sarter et al., 2006;
Dung et al., 2008).
Do nhu cầu của thị trường, nhu cầu cải thiện đời sống, chuyển đổi đối
tượng nuôi của các vùng nhằm hạn chế những rủi ro dịch bệnh cho đối tượng
nuôi của người dân. Hiện tại cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) đã được
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

2
nuôi khá phổ biến ở các vùng nước lợ. Song song với những việc làm này thì
việc sử dụng thuốc kháng sinh của người dân là vấn rất quan trọng cần được
quan tâm. Việc sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách sẽ tạo ra nhiều
chủng vi khuẩn kháng thuốc, tạo nên một mối nguy hiểm tiềm tàng. Theo
Kruse (1994) và Prescott et al., (2000) các gen kháng thuốc từ vi khuẩn liên
quan đến động vật nuôi sẽ được truyền sang vi khuẩn liên quan đến người qua
chuỗi thức ăn hoặc qua tiếp xúc trực tiếp (được thể hiện qua hình 2.1) và tác
động đến khả năng kháng thuốc của các chủng vi khuẩn ở người . Xuất phát từ
những vấn đề trên cho thấy việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu sự kháng
thuốc của nhóm vi khuẩn Aeromonas spp, vibrio spp trong môi trường ao
nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) thâm canh ở Cần Thơ và
vùng nước lợ tỉnh Trà vinh, Bến Tre” là rất cần thiết.
Mục tiêu
Đánh giá, sự kháng thuốc của hai nhóm vi khuẩn Aeromonas spp và
Vibrio spp trong môi trường ao nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)
thâm canh ở Cần Thơ và vùng nước lợ Trà Vinh, Bến Tre. Từ đó có cách nhìn

sâu hơn về thuốc kháng sinh nhằm có biện pháp kiểm soát việc sử dụng thuốc
kháng sinh trong chăn nuôi, thuỷ sản một cách triệt để hơn, và góp phần bảo
vệ sức khỏe cộng đồng.
Nội Dung
Thu mẫu, phân lập, định danh đến giống 2 loại vi khuẩn Aeromonas
spp, Vibrio spp trong môi trường nuôi cá tra (nước và bùn) thâm canh ở Cần
Thơ, Trà Vinh, Bến Tre.
Lập kháng sinh đồ hai loại vi khuẩn Aeromonas spp và Vibrio spp.
Xác định giá trị MIC bằng phương pháp pha loãng.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

3
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản
Trong nuôi trồng thuỷ sản việc sử dụng kháng sinh rất có hiệu quả
trong các trường hợp trị bệnh nhiễm khuẩn, giúp động vật thuỷ sản phục hồi
lại chức năng sinh lý bình thường, nâng cao tỷ lệ sống, nếu việc dùng đúng
bệnh, đúng liều, đúng thời gian. Nhưng khi sử dụng kháng sinh quá mức, tuỳ
tiện, thiếu hiểu biết sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng: gây ra hiện tượng vi
khuẩn gây bệnh kháng thuốc, ảnh hưởng đến sức khoẻ của vật nuôi, tác động
đến môi trường sinh thái và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Tuy vậy, việc
dùng thuốc, đặc biệt là lạm dụng thuốc đang phổ biến rộng trong ngành nuôi
thuỷ sản ở Việt Nam và các nước trong khu vực. Điều này có thể sẽ mang lại
nhiều hậu quả nặng nề và ngày càng nghiêm trọng khi những người nông dân
tham gia nuôi trồng thuỷ sản có hiểu biết rất ít về hiệu quả và tác dụng phụ của
từng loại thuốc mà họ đang dùng.
Trong thuỷ sản, tuy việc dùng thuốc kháng sinh để phòng và trị bệnh
nhiễm khuẩn cho vật nuôi bằng phương pháp cho ăn nhưng cũng đã thải vào
môi trường nuôi một lượng kháng sinh không nhỏ do không được vật nuôi hấp

thụ hoặc kháng sinh đã được vật nuôi hấp thụ và đào thải ra môi trường.
Lượng kháng sinh này sẽ theo nguồn nước lan toả ra môi trường xung quanh,
một phần nhỏ sẽ hoà tan trong nước, nhưng một phần lớn lại lắng động cùng
với các chất trầm tích gây tác động đến môi trường sinh thái và đe doạ sức
khoẻ con người. Theo Rosenthal (1989) đã thông báo rằng, để sản xuất
120.000 tấn cá hồi, người ta phải dùng 1800 kg kháng sinh, trong đó ước tính
cơ thể cá chỉ hấp thụ tối đa khoảng 20-30% số thuốc, còn lại 70-80% số thuốc
đã dùng được đào thải ra môi trường. Cravedi (1987) đã xác định được rằng,
chỉ có khoảng 7-9% khối lượng kháng sinh oxytetracycline đã dùng được cá
hấp thu, còn lại 90% sẽ đào thải ra môi trường. Trong khi đó kháng sinh
oxytetracycline được dùng phổ biến trong nuôi trồng thuỷ sản ở khắp thế giới,
chủ yếu bằng phương pháp trộn thuốc vào thức ăn. Hanse (1992) đã thông
báo: dư lượng kháng sinh trong chất trầm tích có thể giảm 40-50% mật độ vi
khuẩn ở nền đáy, và giảm tới 90% hàm lượng phosphate trong chất trầm tích
(trích dẫn bởi Đỗ Thị Hoà và ctv, 2004).
Theo Prescott et al., (2000) tính kháng thuốc của vi khuẩn trên vật nuôi
có thể truyền sang vi khuẩn liên quan với con người bằng nhiều con đường
khác nhau. Những đối tượng có nguy cơ bị nhiễm các vi khuẩn kháng thuốc
cao là: công nhân lò mổ, người chế biến thức ăn và đặc biệt là người nông dân
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

4
trực tiếp cho vật nuôi ăn thuốc kháng sinh thì có khả năng nhiễm vi khuẩn
kháng thuốc nhiều hơn những người bình thường. Khả năng truyền tính kháng
thuốc có thể được thực hiện thông qua chuỗi thức ăn hoặc qua tiếp xúc trực
tiếp.
Hình 2.1: Các con đường trao đổi sự kháng thuốc của vi khuẩn giữa động vật và con người (Prescott
et al., 2000)
Tóm lại: dùng thuốc kháng sinh là sử dụng con dao hai lưỡi. Nếu biết
rõ tính chất, tác dụng, dùng đúng bệnh, đúng liều, đúng cách, nó giúp con

người trị được nhiều bệnh nguy hiểm. Sử dụng bừa bãi sẽ gây những hậu quả
trầm trọng: tăng tác dụng phụ, tăng độc tính, gây chủng vi khuẩn lờn thuốc
làm cho việc chữa trị về sau gặp khó khăn, dễ bị bội nhiễm, đôi khi dẫn tới tử
vong.Trị liệu bằng kháng sinh được coi như sự trợ giúp nhất thời khi khả năng
chống bệnh suy giảm, vì thế ta nên tăng cường các biện pháp phòng bệnh hơn
là phải trị bệnh (Bùi Kim Tùng và ctv, 2001).
2.2 Những nhóm thuốc kháng sinh đã được sử dụng phổ biến
2.2.1 Nhóm sulfamid
Còn được gọi là sulfonamid. Theo Bùi Kim Tùng, 2001 chất căn bản
của sulfamid là sulfanilamid hay para-aminosulfamid. Suldamid có tác dụng
kìm khuẩn. Hoạt phổ rất rộng gồm các vi khuẩn Gram âm và Gram dương.
Với cấu trúc tương tự, sulfamid thế vào vị trí của acid para aminobenzoic
CON NGƯỜI
Bệnh viện, thành
phố, nông thôn

Đ
ộng vật
MÔI TRƯỜNG
NUÔI THUỶ
SẢN
(cá và giáp xác)

ĐỘNG VẬT
TRÊN CẠN
Cừu, Ngựa, Heo,
Gia Cầm, Bò
Sông, su
ối



mổ
Th
ịt

Ngư
ời
tiêu
th


Ti
ếp xúc trực
Chế
biến
Ph
ế
Nguồn
nước, chất
thải nông
tr
ại


ớc uống

HỆ THỰC VẬT
Rau
Cây ăn quả


ớc uống


ớc thải

Bi

Bơi l
ội

Th
ức ăn
gia xúc
Bi
ển

MÔI TRƯỜNG
NUÔI THUỶ SẢN
(cá và giáp xác)


mổ
Ti
ếp xúc trực tiếp

Ngu
ồn

tiêu
thụ

V
ật nuôi trong
P
h
ế phẩm

Ngu
ồn n
ư
ớc ,
chất thải của
nông trại
V
ật nuôi trong

nhà

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

5
(APAB) là một tiền chất của acid folic mà vi khuẩn cần được cung cấp để tổng
hợp các chất purin, pyrimidin, thymin, làm ức chế sự tổng hợp purin, thymin
làm cho sự phân bào và tổng hợp protein khó thực hiện được (Bùi Kim Tùng,
2001). Một số vi khuẩn chủng kháng thuốc là do không sử dụng APAB, hoặc
tự thích ứng để không cần sử dụng APAB nữa. Ngoài ra sự nhiểm plasmid
cũng dẩn đến tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn.
Trong nuôi trồng thuỷ sản hiện nay thường dùng
sulfamethoxazole,…và ở dạng kết hợp với trimethoprim để trị các bệnh như:
đỏ mỏ, viêm ruột, xuất huyết, đốm đỏ, trắng đuôi do vi khuẩn Vibrio gây ra
trên cá (Lê Thị Kiêm Liên và Nguyễn Thị Như Ngọc, 2006; Đỗ Thị Hoà và

ctv, 2004).
2.2.2 Nhóm β-lactamin (penicillins và cephalosporins)
Penicillin là thuốc kháng sinh được phát hiện đầu tiên, mở đầu cho kỷ
nguyên kháng sinh quang trọng. Năm 1928, Fleming phát hiện ra penicillin từ
Penicillium notatum. Nhưng mãi đến năm 1943 mới được sản xuất công
nghiệp (Bùi Kim Tùng và ctv, 2001). Theo Bùi Thị Tho (2003) các penicillin
đều có chung một nhân hoá học cơ bản là: 6- amino penicillanic acid. Nhóm
kháng sinh này có tác dụng ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.
Ampicillin thuộc nhóm penicillin tổng hợp là loại thuốc hạn chế sử
dụng trong thuỷ sản. Thuốc có phổ kháng sinh rộng, chúng tác dụng cả với vi
khuẩn Gram (+) và Gram (-), cả những chủng tụ cầu, liên cầu đã kháng lại
penicillin, cả với Pseudomonas. (Bùi Thị Tho, 2003).
2.2.3 Nhóm tetracyclin
Nhóm này có phổ kháng khuẩn rộng tác dụng lên vi khuẩn Gram âm,
Gram dương, nguyên sinh động vật, là kháng sinh kìm khuẩn phổ rộng, ở nồng
độ thấp có khả năng ức chế vi khuẩn nhưng ở nồng độ cao có tác dụng diệt
khuẩn (Trần Thị Thu Hằng, 2006).
Oxytetracyclin (kháng sinh thế hệ I), doxycyclin (kháng sinh thế hệ II)
thường được dùng phổ biến trong nuôi thuỷ sản. Các kháng sinh này thường
dùng để trị bệnh đường ruột, bệnh nhiễm khuẩn máu, xuất huyết của các loài
cá nước ngọt: cá tra, cá basa, cá trắm cỏ (Đỗ Thị Hoà và ctv, 2004). Theo Lê
Thị Kim Liên và ctv (2006) các kháng sinh này dùng điều trị đỏ mỏ, đỏ kỳ,
trắng da, lở loét, chướng hơi ngửa bụng trên cá, bệnh trầy da của ếch, bệnh
phồng cổ của baba.
2.2.4 Nhóm phenicol
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

6
Theo Bùi Kim Tùng và ctv (2001) có tác dụng ức chế sự tổng hợp protein của
vi khuẩn bằng cách ngăn cản bước chuyển đổi axid amin giữa ARN vận

chuyển và ribosom 50S. Chloramphenicol thường có tác dụng kiềm khuẩn
nhưng có thể diệt khuẩn ở nồng độ cao hoặc đối với những vi khuẩn nhạy cảm
cao. Vi khuẩn lờn thuốc là do tiết ra acety transferaz làm chloramphenicol mất
hoạt tính. Hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam đã ban hành luật cấm sử dụng
chloramphenicol vì nếu dùng thường xuyên để trị bệnh cho động vật sẽ rất
nguy hiểm cho chúng, thuốc có khả năng tồn lưu cao trong các sản phẩm thức
ăn của con người (Lê Thị Kim Liên và ctv, 2006).
Florfenicol là kháng sinh thế hệ mới nhất của nhóm Phenicol, có hiệu
quả trong điều trị các bệnh do vi khuẩn Gram âm, Gram dương
(www.laocai.gov.vn).
2.2.5 Nhóm aminosid
Là nhóm kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng đối với hầu hết vi khuẩn
gram (-) và một số vi khuẩn gram (+) hiếu khí, ít tác dụng đối với vi khuẩn kỵ
khí vì Aminosid thấm qua màng tế bào vi khuẩn một phần nhờ hệ thống vận
chuyển hoạt động phụ thuộc vào oxygen nên vi khuẩn kỵ khí tuyệt đối không
chịu tác động của Aminosid. Aminosid là kháng sinh diệt khuẩn, chúng ức chế
tổng hợp protein, (Trần Thị Thu Hằng, 2006). Streptomycin là loại thuốc
thường được dùng trong thuỷ sản. Bệnh chướng bụng đầy hơi do nhiễm khuẩn
ở cá, ếch, baba, tôm có thể dùng kháng sinh Aminosid trộn vào thức ăn cho ăn
(Lê Thị Kim Liên và ctv, 2007).
2.2.6 Nhóm trimethoprim
Trimethoprim có tác dụng kìm khuẩn, ức chế enzyme dihydroflolate-
reductase của vi khuẩn, thường phối hợp với sulfamethoxazole. Thuốc hấp thu
nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hoá, đào thải chủ yếu qua thận và phần lớn
dưới dạng không đổi (www.thuocbietduoc.com.vn). Theo Nguyễn Phước
Tương và Trần Diễm Uyên (2000) Trimethoprim là nhóm kháng khuẩn tổng
hợp tương tự như kháng sinh. Trimethoprim có tác dụng diệt khuẩn đối với
các vi khuẩn gram (-) và gram (+), đặc biệt rõ nét trên E. coli, Salmonella,
Shigella, Enterobactera, Citrobacter và cầu ký trùng Eimeria …
2.3 Vi khuẩn Aeromonas spp và Vibrio spp

Theo Inglis et al., (1993) Vibrio spp là giống vi khuẩn Gram (-), dạng
que thẳng hoặc hơi cong, kích thước 0,5-0,3 µm x 1,4-2,6 µm. Chúng không
tạo bào tử và có khả năng di động bởi một hoặc nhiều roi. Tất cả vi khuẩn
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

7
thuộc giống này đều kị khí không bắt buộc, hoá dưỡng, oxidase (+), nhạy với
phản ứng (O/129). Hầu hết, các loài thuộc giống này phát triển tốt trong môi
trường nước biển, vùng cửa sông và trên các con vật thuộc vùng nước mặn.
Ion Na
+
có tác dụng kích thích cho sự phát triển của chúng. Một vài loài có
khả năng gây bệnh cho người và vật nuôi. Các vi khuẩn thuộc giống này gây
bệnh phần lớn trên cá biển (V. alginolyticus, V. anguillarum, V. ordalii, V.
salmonicida và V. Vulnificus), riêng Aeromonas spp gây bệnh trên cá nước
ngọt.
Theo Đỗ Thị Hoà (2004) giống Vibrio spp thuộc họ Vibrionaceae, có
một số đặc điểm chung như sau: có dạng hình que hay hình dấu phẩy, kích
thước tế bào 0,3-0,5 x 1,4-2,6 µm. Vibrio spp không hình thành bào tử và có
khả năng chuyển động nhờ một tiên mao hoặc nhiều tiên mao mảnh. Là các vi
khuẩn bắt màu gram (-), đa số phản ứng Oxydase (+), có khả năng oxy hoá và
lên men trong môi trường O/F Glucose, không có khả năng sinh H
2
S và mẫn
cảm với (O/129). Hầu hết các loài của giống Vibrio spp đều phân bố trong môi
trường nước mặn. Môi trường thiosulphate citrate bile salt agar (TCBS) là môi
trường chọn lọc của Vibrio spp. Dựa vào màu sắc khuẩn lạc trên môi trường
này, Vibrio spp được chia thành hai nhóm: nhóm có khả năng lên men đường
Sucrose và có khuẩn lạc màu vàng và nhóm không có khả năng lên men
đường Sucrose có khuẩn lạc màu xanh lá cây trên môi trường (TCBS).

Theo Đặng Thị Hoàng Oanh và ctv (2006) một nhóm vi khuẩn thuộc
giống Vibrio spp đã gây thiệt hại kinh tế trong nuôi tôm công nghiệp ở
Philippin, Ấn Độ và Indonesia là nhóm vi khuẩn phát sáng. Bệnh phát sáng do
một số vi khuẩn có khả năng phát sáng gây ra như Vibrio harveyi, V.
splendida, V. orientalis, V. ifscheri, V. vulnificus. Ở Việt Nam, những dạng
nhiễm vi khuẩn phát sáng thường thấy ở trại sản xuất hoặc ương tôm giống.
Khi vi khuẩn phát sáng hiện trong cơ thể tôm với số lượng lớn có thể làm tôm
nhiễm bệnh phát sáng trong bóng tối. Vibrio phát sáng có thể phát thành dịch
và gây chết đến 100% ấu trùng tôm, tôm giống và kể cả tôm trưởng thành.
Do có đặc điểm tương tự nhau nên lúc đầu giống Aeromonas spp và
Vibrio spp nằm chung họ Vibrionaceae. Giữa thập niên 80 Aeromonas spp lại
được tách ra một họ riêng là Aeromonadaceae (Horneman và Mori, 2007) do
Aeromonas spp không nhạy với phản ứng O/129 (150µg) (ngoại trừ A.
caviae). Theo Barrow và Feltham (1993) Aeromonas spp được chia thành 2
nhóm dựa trên khả năng di động và ngưỡng nhiệt độ phát triển của chúng.
Nhóm vi khuẩn A. hydrophila, A. sobria và A. caviae có các đặc điểm là có
khả năng di động, 2 đầu hơi tròn, Gram âm, hình que ngắn, hiếu khí không bắt
buộc, phát triển được ở 37
o
C. Nhóm thứ hai A. salmonicida (3 loài phụ gồm:
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

8
A. salmonicida, A. achromogenes và A. nova) có đặc điểm tương tự nhưng
chúng chỉ phát triển tốt nhất ở 22
o
C hoặc thấp hơn và không có tiêm mao cũng
như chúng không có khả năng di động (trích dẫn bởi Nguyễn Hà Giang, 2008).
Trong báo cáo về dịch bùng phát bệnh của Sanarelli (1891) nhóm gây
bệnh thường gặp là A. hydrophila, A. caviae, A. sobria được phát hiện đầu tiên

trên cá chình. Kế đến, trong các nghiên cứu trên cá chép của Schaperclaus
(1930), phân lập được vi khuẩn A. hydrophila và cho đây là tác nhân gây bệnh
cho cá (trích dẫn của Inglis et al., 1993).
A. salmonicida là nhóm gây bệnh chủ yếu cho cá vùng nước lạnh, như
gây bệnh Furunculosis cho loài cá hồi và bệnh lở loét một số loài cá khác hoặc
chứng phù đỏ ở cá chép. Bệnh Furunculosis được báo cáo đầu tiên ở các trại
giống cá hồi ở Đức bởi Emmerich và Weibel (1984). Bệnh xuất hiện hầu hết ở
các quốc gia có cá hồi như Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Nam
Phi, nhưng lại không có có Nam Mỹ. Bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể cá do
môi trường kém chất lượng, mật độ nuôi quá dày, cá bị sốc do nhiệt độ cao
hoặc cá bị tổn thương (trích dẫn của Inglis et al, 1993).
Bệnh do nhóm vi khuẩn Aeromonas spp. đã gây thiệt hại không kém
nghiêm trọng cho nghề nuôi thuỷ sản nước ngọt ở Việt Nam nói riêng và trên
thế giới nói chung. Bệnh nhiễm trùng máu (bệnh đốm đỏ, xuất huyết …) do
nhóm vi khuẩn này gây ra và thường gặp ở các động vật thuỷ sản nước ngọt
như: trắm cỏ, ba sa, chép, tai tượng,… Mặt khác, chúng còn có thể gây bệnh ở
baba, cá sấu, bệnh đỏ chân ở ếch, đốm nâu ở tôm càng xanh. Tỉ lệ tử vong
thường từ 30-70% (Đỗ Thị Hoà và ctv, 2004).
A. hydrophila được cho là tác nhân gây bệnh đốm đỏ hay còn gọi là
bệnh sởi, xuất huyết do nhiễm trùng máu (Bergey (1957) được trích dẫn bởi
(Từ Thanh Dung và ctv, 2005). Bên cạnh đó, A. hydrophila và A. caviae là tác
nhân gây bệnh tuột nhớt trên cá bống tượng (Nguyễn Thị Như Ngọc, 1997).
Theo Từ Thanh Dung (2005) bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường tập trung
vào mùa xuân và mùa thu ở miền Bắc và miền Nam nhưng tần số xuất hiện
cao nhất là đầu mùa mưa và tỉ lệ tử vong từ 30-70%. Bệnh có thể xuất hiện ở
tất cả các giai đoạn phát triển của cá (trích dẫn bởi Nguyễn Hà Giang, 2008).
Vi khuẩn A. hydrophila không những gây ảnh hưởng cho nghề cá mà
chúng còn gây ảnh hưởng không kém trên giáp xác (tôm càng xanh). Bệnh do
vi khuẩn này xảy ra trên tôm càng xanh thường là bệnh đốm nâu. Vi khuẩn
xâm nhập vào cơ thể tôm khi có tổn thương trên lớp ngoại bì. Vì thế nên môi

trường bị nhiễm bẩn hay các yếu tố môi trường không ổn định cũng gây ảnh
hưởng sức khoẻ của tôm. Tôm mới bị bệnh thường yếu hoạt động chậm chạp
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

9
và nằm yên ở đáy ao, kém ăn hoặc bỏ ăn. Trên các phần phụ như (râu, chân
bò, chân bơi và đuôi), vỏ có các vết ăn mòn chuyển từ màu nâu sang đen và
các phần phụ cụt dần. Phía trong vỏ kitin của mang có đốm đen (Bùi Quang
Tề, 2003)
2.4 Một số nghiên cứu về mật độ vi khuẩn tổng cộng trong môi trường
nước
Theo Tô Công Tâm (2002) mật độ vi khuẩn tổng cộng trong nước ao
nuôi cá tra vào những tháng lũ tại 3 tỉnh Đồng Tháp, Cần Thơ An Giang. Vi
khuẩn tổng cộng trong nước ở tháng 8, tháng 10, tháng 11 và tháng 12 là :
187,2x10
3
; 1237,5x10
3
; 259,5x10
3
; 223,2x10
3
(CFU/ml). Tương tự ở An
Giang là: 267,5x10
3
; 341,3x10
3
; 385,7x10
3
; 223,1x10

3
(CFU/ml) và Cần Thơ
là: 42,75x10
3
; 44,9x10
3
; 896,3x10
3
; 136x10
3
(CFU/ml).
Theo Trần Anh Dũng (2005) mật độ vi khuẩn tổng cộng trong nước của
các mô hình nuôi cá tra thâm canh dạng đăng quầng tại tỉnh An Giang dao
động từ 9,3 x10
3
đến 7,5x10
5
(CFU/ml) và trong mô hình nuôi ao dao động từ
7,7x10
3
đến 9,85x10
4
(CFU/ml).
Theo kết quả khảo sát mật độ vi khuẩn tổng cộng trong nước ao nuôi cá
tra của Nguyễn Mạnh Hùng (2008) phần lớn trong ao nuôi có mật độ vi khuẩn
lớn nhất (dao động từ 1,5x10
3
-56x10
3
CFU/ml), kế đến là ao lắng (dao động từ

1,5x10
3
- 43,5x10
3
CFU/ml) và nhỏ nhất lại là ao thải (dao động từ 1,05x10
3

23,5x10
3
CFU/ml).
2.5 Một số nghiên cứu về sự kháng thuốc của các vi khuẩn trong nuôi
thuỷ sản
Theo nghiên cứu của Trần Thị Tuyết Hoa và ctv (2004) về thành phần
loài và khả năng gây bệnh của nhóm vi khuẩn Vibrio phân lập từ hệ thống
ương tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) ở trại sản xuất giống Khoa
Thuỷ Sản-Trường Đại Học Cần Thơ và Long Mỹ-Cần Thơ đã có 50 chủng vi
khuẩn Vibrio được định danh với 4 nhóm loài chủ yếu: Vibrio choleerae (31
chủng), Vibrio alginolyticus (10 chủng), Vibrio carchriae (5 chủng) và Vibrio
mimicus (4 chủng). Các chủng vi khuẩn này đều cho kết quả nhạy với các
kháng sinh gentamicin, tetraciline, nalidix-Sav, chlortetracylin, neomycin,
oxytetracylin. Bên cạnh đó, một số kháng sinh cũng có khả năng kháng lại 50
chủng phân lập này với các tỷ lệ tương ứng: kanamicin (49/50), streptomicin
(40/50), carbenicilin (42/50) và ) oleandomycin (33/50). Ngược lại, 50 chủng
vi khuẩn này lại kháng với các loại kháng sinh sau: penicilin (49/50),
vancomycin (45/50) và polymycin-B (32/50). Ngoài ra, một số chủng vi khuẩn
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

10
( nồng độ 105-107 tế bào/ml) cũng thể hiện độc lực qua các thí nghiệm gây
cảm nhiễm trên ấu trùng tôm càng xanh.

Theo nghiên cứu của Đặng Thị Hoàng Oanh và ctv (2006) về xác định
ví trí phân loại và khả năng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn Vibrio phát
sáng phân lập từ hậu ấu trùng tôm sú (Penaeus monodon). Kết quả kháng sinh
đồ 26 trong số 27 chủng vi khuẩn được phân loại với 6 loại thuốc kháng sinh
thông dụng trong nuôi thuỷ sản cho thấy: 100% chủng thử nghiệm kháng với
ampicilin, và có khoảng từ (hoặc ít hơn) 15% vi khuẩn kháng với
trimethoprim/ sulfamethoxazole, tetracillin, chloramphenicol, nitrofurantoin
và noxfloxacin. Phần lớn (77%) các chủng vi khuẩn chỉ kháng với một loại
kháng sinh. Số chủng khác kháng với 2 loại kháng sinh là 15%. Có một chủng
kháng 4 loại và một chủng kháng với 6 loại kháng sinh thử nghiệm.
Theo Phuong et al., (2005) có nhiều loại thuốc kháng sinh thường được
sử dụng ở các trại nuôi và sản xuất giống cá da trơn tại ĐBSCL như: β-
lactamin, quinolone, aminosid, sulfammid, tetracycline. Nhưng việc kết hợp
nhiều loại kháng sinh với nhau trong phòng và trị bệnh cũng được người nuôi
sử dụng phổ biến. Những tác giả này đã kiểm tra sự kháng thuốc của các dòng
vi khuẩn phân lập từ môi trường nước và bùn đáy ở các trại nuôi các đối tượng
khác nhau: cá da trơn (catfish), cá rô phi (tilapia), cá trích (common carp), cá
chép (gouramy) ở 5 tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long. Kết quả cho thấy
90% dòng vi khuẩn kháng với tetracycline, 76% kháng với ampicillin, 100%
kháng với chloramphenicol, 65% kháng với nitrofurantoin và 89% kháng với
trimethoprim-sulphamethoxazole. Từ kết quả, ta nhận thấy: sự kháng thuốc
của các vi khuẩn trong môi trường ao nuôi thuỷ sản đang ở mức độ rất cao
(trích dẫn bởi Sarter et al., 2005).
Kết quả nghiên cứu của (Sarter et al., 2006) về sự kháng thuốc kháng
sinh của vi khuẩn phân lập từ ao nuôi cá da trơn, có 92 chủng vi khuẩn được
phân lập từ môi trường thuộc 3 trại nuôi cá da trơn được chọn lựa ngẫu nhiên
khác nhau. Trong đó, tổng số chủng vi khuẩn thuộc họ: Enterobacteriaceae
chiếm 49,1%, Pseudomonads chiếm 35,2%, Vibrionaceae chiếm 15,7%. Kết
quả nghiên cứu sự kháng thuốc của các chủng vi khuẩn với 6 loại thuốc kháng
sinh (0xytetracyline, chloramphenicol, trimethoprim-sulphamethoxazol,

nitrofurantion, nalidixic acid và ampicillin) cho thấy phần lớn các chủng vi
khuẩn đều có hiện tượng đa kháng thuốc: kháng với AM-OXT-SXT-NA
chiếm 17,8%, kháng với OXT-SXT-NA chiếm 15,1%, kháng với AM-CHL-
FT-SXT-NA chiếm 13,7%, kháng với AM-FT-OXT chiếm 9,6%, kháng với
AM-CHL-FT-OXT-SXT-NA chiếm 8,2%. Từ kết quả cho thấy, sự kháng
thuốc trong thuỷ sản đang ở mức cao. Những kết quả này cho thấy được khả
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

11
năng kháng thuốc kháng sinh trong các loài vi khuẩn bản địa là một mối quan
tâm lớn trong nuôi cá da trơn ở vùng ĐBSCL.
Le et al., (2005) cũng đã nghiên cứu tính kháng thuốc của vi khuẩn đối
với norfloxacin (NFXC), oxolinic Acid (OXLA), trimethoprim (TMP) và
sulfamethoxazole (SMX) tìm thấy ở bốn vùng nuôi tôm có trồng đước ở Việt
Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đều có sự tồn dư của NFXC, OXLA,
TMP, và SMX trong tất cả các mẫu nước. Lượng kháng sinh tồn dư trong
nước ở Cà Mau cao hơn ở những tỉnh khác. Trong số đó, NFXC và TMP tồn
dư có nồng độ rất cao với giá trị 1.64 và 1.69 ppm, nồng độ SMX không có sự
khác biệt nhiều ở các tỉnh với nồng độ dao động từ 0.97-1.27ppm. Mật độ vi
khuẩn trong nước cao nhất ở tỉnh Cà Mau và thấp nhất ở Nam Định. Sự kháng
thuốc của vi khuẩn trong nước đối với NFXC, OXLA, TMP và SMX ở những
khu vực khác nhau. Phạm vi kháng thuốc của vi khuẩn đối với những loại
thuốc kháng sinh giảm khi nồng độ của thuốc kháng sinh trên môi trường
thạch gia tăng từ 0.1-10µg/ml. Phạm vi kháng thuốc cao nhất của vi khuẩn
đối với NFXC, OXLA, TMP và SMX khi có nồng độ 0.1µg/ml, được xác định
ở Cà Mau với giá trị lần lượt: 52.11%, 42.33%, 67.97%, và 67.22%. Trong lúc
đó, phạm vi này thấp nhất ở Cần Giờ (NFXC – 22.47%, OXLA – 28.19%,
TMP – 57.20%, và SMX – 54.11%). Sự phát hiện này đã chỉ ra được phạm vi
kháng thuốc cao nhất của vi khuẩn đối với NFXC, TMP và SMX với nồng độ
0.1, 1 và 10µg/ml và OXLA với nồng độ 0.1µg/ml ở tỉnh Cà Mau, nơi có nồng

độ tồn dư thuốc kháng sinh cao nhất so với các tỉnh khác. Phạm vi kháng
thuốc của vi khuẩn đối với NFXC và OXLA được tìm thấy ở Cần Giờ - nơi có
nồng độ thuốc kháng sinh trong mẫu nước là thấp nhất. Điều đó cho thấy
phạm vi kháng thuốc của vi khuẩn đối với các loại thuốc kháng sinh ở trong
nước cao khi những loại thuốc kháng sinh tồn dư cao. Tuy nhiên, đối với
những nơi khác, phạm vi kháng thuốc của vi khuẩn đối với các loại thuốc
kháng sinh cao được tìm thấy trong các ao nuôi có nồng độ thuốc kháng sinh
thấp. Điều này cho thấy phạm vi kháng thuốc đối với thuốc kháng sinh trong
ao nuôi tôm có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác bên cạnh tồn dư kháng
sinh.
Đối với nền bùn, có một sự khác biệt nhỏ về nồng độ NFXC trong mẫu
bùn ở tỉnh Thái Bình, Nam Định và Cà Mau. Nồng độ NFXC ở Cà Mau được
tìm thấy thấp hơn so với các loại kháng sinh khác và thấp hơn 3 tỉnh còn lại.
Nồng độ OXLA ở Thái Bình, Nam Định và Cà Mau được tìm thấy thấp hơn
4.5ppm, nhưng nồng độ OXLA ở Cần Giờ khoảng 11.23µg/ml. Trong khi đó,
nồng độ TMP ở mức cao với 18.21µg/ml đối với mẫu bùn được thu ở Cà Mau.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

12
Thêm vào đó, nồng độ của SMX ở các tỉnh có sự khác nhau ở mức từ
6.87µg/ml đến 12.56µg/ml.
Phạm vi kháng thuốc của vi khuẩn đối với NFXC, OXLA, TMP và
SMX trong mẫu bùn cao hơn so với vi khuẩn trong mẫu nước ở cùng một vị trí
thu mẫu.Trong số 4 tỉnh thu mẫu, với nồng độ kháng sinh 0.1µg/ml, phạm vi
kháng thuốc của vi khuẩn đối với NFXC cao nhất ở tỉnh Cà Mau (60.91%),
trong khi phạm vi kháng thuốc cao nhất là đối với OXLA, được tìm thấy ở
Nam Định ở giá trị là 59.71%. Ở môi trường có nồng độ thuốc kháng sinh cao
(1 và 10µg/ml), phạm vi kháng thuốc của vi khuẩn cao nhất đối với OXLA và
NFXC được tìm thấy ở tỉnh Nam Định. Điều đang được quan tâm ở đây là
phạm vi kháng thuốc của vi khuẩn đối với NFXC và OXLA cao nhất ở Nam

Định trong khi nồng độ NFXC trong bùn ở Nam Định cũng cao nhất, nhưng
nồng độ OXLA trong bùn lại cao nhất ở Cần Giờ. Mặc dù nồng độ NFXC và
OXLA trong mẫu bùn ở Cần Giờ hoàn toàn thấp (1.85 và 1.23ppm) nhưng
phạm vi kháng thuốc của vi khuẩn đối với hai loại thuốc kháng sinh này lại
cao, 38.24% đối với NFXC 0.1µg/ml và 39.87% đối với OXLA 0.1µg/ml.
Theo nghiên cứu của Petersen et al., (2002) về sự tác động của mô
hình nuôi cá kết hợp đến mức độ kháng thuốc kháng sinh xảy ra trong mội
trường ao nuôi. Mô hình nuôi kết hợp giữa gà-cá đã được nghiên cứu trong
vòng 2 tháng sau khi bắt đầu một chu kỳ nuôi mới. Kết quả cho thấy có sự gia
tăng có ý nghĩa về tính kháng thuốc đối với 6 loại thuốc kháng sinh khác nhau
của vi khuẩn Acinetobacter spp được phân lập từ mẫu nước và bùn đáy. Mức
độ kháng thuốc ban đầu trước khi bắt đầu chu kỳ nuôi mới (trước khi tiến hành
thí nghiệm) là 1-5%. Sau 2 tháng mức độ kháng thuốc đối với oxytetracyline
và sulfamethoxazole đạt đến 100% và mức độ kháng với ciprofloxacin hơn
80%. Ảnh hưởng lâu dài của tính kháng thuốc ở mô hình nuôi kết hợp cũng đã
được nghiên cứu thêm trên 7 ao nuôi ( gồm các mô hình: gà-cá, heo-cá, vịt-
cá). Mức độ kháng thuốc của các dòng Enterococcus spp và Acinetobacter spp
được phân lập từ mẫu nước và bùn đáy ở các ao này đặc biệt cao so 4 ao đối
chứng (mô hình đơn hoặc không sử dụng thuốc kháng sinh). Nhận thấy rằng
mô hình nuôi kết hợp dường như tạo cơ hội cho vi khuẩn phát sinh tính kháng
thuốc trong môi trường ao nuôi. Điều này có thể do yếu tố áp lực chọn lọc của
thuốc kháng sinh hoặc do ảnh hưởng của các vi khuẩn mang tính kháng thuốc
từ trong phân của động vật.
Ở Nhật Neela et al., (2006) đã nghiên cứu sự đa kháng thuốc của các
dòng vi khuẩn Vibrio spp phân lập từ lớp bùn đáy và nước thuộc vùng ven
biển với tetracycline. Nghiên cứu này đã kiểm tra tính đa kháng thuốc của
giống vi khuẩn Vibrio spp với kháng tetracycline nhằm xác định rõ tính mẫn
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

13

cảm của nó đối với 2 loại beta-lactams là ampicilline và mecillinam, cũng như
với macrolide và erythcromycin. Kết quả cho thấy có những kiểu kháng thuốc
khác nhau trong các dòng được phân lập từ những vùng địa lý rất gần nhau
trong cùng một thời điểm, điều đó chứng tỏ có những kiểu thay đổi tính kháng
thuốc khác nhau của vi khuẩn ở ngoài môi trường thuộc khu vực này. Ngoài
ra, sự khác biệt về tính đa kháng thuốc đã gợi lên khả năng di truyền tính
kháng thuốc trong Vibrio spp thu được cũng khác nhau ngay trong môi trường
nước và môi trường bùn đáy.
Ở Bồ Đào Nha vi khuẩn thuộc giống Aeromonas spp là nguyên nhân
gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi cá Hồi với mô hình khép kín. Kết quả nghiên
cứu thực hiện tại các trạm thực nghiệm nuôi trồng thủy sản tại Bồ Đào Nha có
51 dòng vi khuẩn thuộc giống Aeromonas spp đã được phân lập từ 20 cá hồi,
lấy mẫu da và thận, cũng như lấy từ mẫu nước. Kiểm tra bằng mắt thường và
bằng kính hiển vi mẫu mô của cá đã phát hiện được vết thương hay sự thay đổi
hình dạng của tế bào trên da và thận được xem như có liên quan đến các dòng
vi khuẩn trên. Sự nhạy cảm của tất cả các dòng vi khuẩn với các nhóm kháng
sinh beta-lactam khác nhau được đánh giá bằng cách sử dụng phương pháp
khuếch tán trên đĩa. Ta thấy được tỷ lệ kháng thuốc cao nhất của vi khuẩn đối
với amoxicillin, carbenicillin và ticarcillin. Thật bất ngờ khi phát hiện được
tính kháng thuốc đối với imipenem một loại thuốc thông thường. Điều đó cho
thấy được rằng khả năng kháng thuốc từ môi trường có thể chuyển sang quần
thể vi khuẩn Aeromonas spp (Saavedra et al., 2004).
2.6 Các thí nghiệm xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) bằng phương
pháp pha loãng
Nguyễn Thị Tiên (2007) đã thực hiện đề tài “xác định đặc điểm sinh
hoá và khả năng kháng thuốc của mầm bệnh vi khuẩn phân lập trên tôm sú
(Penaeus monodon) bệnh phấn trắng”
Thí nghiệm xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) bằng phương pháp pha
loãng. Kháng sinh dùng trong thí nghiệm là chloramphenicol, loài vi khuẩn là
Vibrio. Mật độ vi khuẩn được xác định bằng máy so màu quang phổ với bước

sóng 590 nm, điều chỉnh mật độ đạt giá trị OD = 0.1±0.02 (khoảng 10
8

cfu/ml).
Kết quả nồng độ MIC của kháng sinh chloramphenicol lên vi khuẩn
Vibrio (Vibrio sp (P
1
O
10
), V. ordalii (P
2
O
3
), V. anguilyticus (P
2
O
9
), V.
navarrensis (P
5
O
2
), V. carchariae (P
5
O
9
), V. minicus (P
5
O
11

)) lần lược: 64; 32;
256; 32; 16; 2 ppm, cao hơn so với Plesimonas shigelloides, Pseudomonas là:
8; 4 µg/ml.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

14
Huỳnh Thị Phượng Quyên (2008) đã tiến hành tiêu chuẩn hoá phương
pháp xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của thuốc kháng sinh lên vi
khuẩn Edwarsiella ictaluri và Aeromonas hydrophila (được phân lập trên cá
tra và trữ lạnh ở điều kiện - 80
0
C trong môi trường BHI và glycerol). Thí
nghiệm được tiến hành với 2 loại thuốc kháng sinh: doxycyclin, cefalexin. Mật
độ vi khuẩn được xác định bằng 2 cách: so màu quang phổ với bước sóng 590
nm điều chỉnh mật độ vi khuẩn bằng môi trường NB cho đạt OD = 0.1±0.02
và so sánh với ống chuẩn McFarland (số 1: 0,1ml 1% BaCl
2
:9,9ml 1%
H
2
SO
4
), mật độ vi khuẩn đạt khoảng 10
8
cfu/ml (A. hydrophila).
Kết quả nồng độ MIC của chủng vi khuẩn A. hydrophila CAF2 với 2
loại thuốc kháng sinh (doxycyclin, cefalexin) bằng phương pháp so màu quang
phổ: 32; 128 ppm, phương pháp so màu Macfarland 16; 128 µg/ml và nồng độ
MIC của vi khuẩn A. hydrophila CAF133 cũng lần lược là: 16; 64 và 16; 32
µg/ml.

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

15
PHẦN III
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian thực hiện: từ 11/2008-5/2009
Địa điểm thực hiện:
- Thu mẫu nước và mẫu bùn tại tỉnh Cần Thơ, Trà Vinh và Bến
Tre.
- Phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm Bệnh Học Thuỷ Sản-
Khoa Thuỷ Sản-Trường Đại Học Cần Thơ.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
3.2.1 Dụng cụ
Phiếu ghi nhận thông tin khi thu mẫu (phụ lục 1), giấy vệ sinh, bao tay, giấy
nhôm, giấy làm dấu, bọc nylon, dây thun, thùng trữ lạnh, …
Chai nút mài 100 ml, ống nghiệm 10ml, đĩa petri, đèn cồn, que trãi thuỷ tinh,
bình xịt cồn, cốc đốt 250 ml, hộp đầu col pipet 0.5ml và 1ml, pipet 100-
1000ml, lame, lamelle.
Cân điện tử, máy trộn mẫu nước (vortex), máy khuấy từ, nồi khử trùng áp
suất, tủ sấy khô, tủ ấm, tủ lạnh, tủ vô trùng.
3.2.2 Môi trường, hoá chất và vật liệu nghiên cứu
Hoá chất: NaCl, cồn 96
o
, cồn 70
o
, glycerol, nước cất, các loại hoá chất nhuộm
Gram,.…
Thuốc kháng sinh dùng trong kháng sinh đồ (6 loại): ampicillin-10µg (AM),
chloramphenicol-30 µg (CHL), tetracyclin-30 µg (TE), doxycycline-30 µg

(DO), streptomycin-10 µg (SM), trimethoprim + sulfamethoxazole-1,25/23,75
µg (SXT) của Bio-rad.
Kháng sinh tinh dùng trong xác định MIC: chloramphenicol, oxytetracycline,
streptomicine của Oxoid.
Môi trường chung: TSA (Trypton Soy Agar) của Merck.
Môi trường lập kháng sinh đồ: MHA (Mueller-Hinton Agar) của Merck.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

16
Môi trường chọn lọc: GSP Agar (Pseudomonas Aeromonas Selective Agar
Base), TCBS (Thiosulphate citrate bile salt agar), BHIB (Brain heard in broth)
của Merck.
Nguồn vi khuẩn tham khảo: Aeromonas hydrophila, Vibrio anguillarum, vi
khuẩn chuẩn E. coli (ATCC 25922).
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Địa điểm thu mẫu
Chọn dạng ao nuôi cá tra thâm canh ở Cần Thơ và hai tỉnh nước lợ Trà Vinh
và Bến Tre.
3.3.2 Số mẫu
Tổng số ao được thu là: 30 ao (30 mẫu nước + 30 mẫu bùn). Mỗi tỉnh tiến
hành thu 10 ao.
3.3.3 Phương pháp thu mẫu
Mẫu nước và bùn được thu ở ba điểm khác nhau ở trong ao: điểm cấp nước
vào, giữa ao và điểm thoát nước.
Phương pháp thu mẫu nước và bùn theo tài liệu của Le, at al., (2005)
Đối với mẫu nước: tại mỗi điểm thu 100 ml bằng chai nút mài tiệt trùng và thu
cách mặt nước 0-20 cm.
Đối với mẫu bùn: tại mỗi điểm thu 10 ml bằng dụng cụ chuyên biệt (drivers)
và thu ở lớp mặt 1 cm, sau đó cho mẫu vào chai đã tiệt trùng.
Tất cả mẫu thu được trữ lạnh ở 4

o
C và chuyển về phòng thí nghiệm phân tích
trong vòng 24 giờ.
3.3.4 Phương pháp phân lập vi khuẩn
Mẫu nước
Các chai nước được lấy ra khỏi thùng và điều chỉnh về nhiệt độ phòng.
Sau đó rút bỏ một ít nước trong mỗi chai sao cho có thể đảo đều mẫu nước
trong chai. Ở mỗi chai hút 30ml/chai cho vào một chai rỗng đã được khử
trùng. Trộn đều mẫu nước và tiến hành phân tích theo phương pháp của (Le, et
al., 2005).
Pha loãng 1 ml mẫu nước ban đầu thành 10ml trong nước muối sinh lý
đã được tiệt trùng ở 121
o
C trong 15 phút. Mẫu được pha loãng đến 10
-4
. Rút
0.1ml từ những mẫu pha loãng trãi đều trên môi trường thạch TSA, TCBS,
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

17
GSP Agar sau đó đem ủ trong điều kiện hiếu khí ở 28
o
C và đọc kết quả khi
mẫu được ủ sau 24 giờ. Tất cả các thao tác đều được thực hiện trong điều kiện
vô trùng.
Mẫu bùn
Các chai bùn được lấy ra khỏi thùng và điều chỉnh về nhiệt độ phòng.
Sau đó, cho tất cả bùn từ 3 chai được thu tại 3 điểm trong ao vào cùng một
chai đã tiệt trùng và đảo đều mẫu sau đó tiến hành phân tích theo phương pháp
của (Le, et al., 2005).

Pha loãng 1g mẫu bùn thành 10ml trong nước muối sinh lý đã được tiệt
trùng ở 121
o
C trong 15 phút. Mẫu được pha loãng đến 10
-4
. Lấy 0.1ml từ
những mẫu pha loãng trãi đều trên môi trường thạch TSA, TCBS, GSP Agar
sau đó đem ủ trong điều kiện hiếu khí ở 28
o
C và đọc kết quả khi mẫu được ủ
sau 24 giờ. Tất cả các thao tác đều được thực hiện trong điều kiện vô trùng.
3.3.5 Phương pháp định danh vi khuẩn
(Theo cẩm nang Cowan và Steel (Barrow và Feltham, 1993))
Quan sát tính di động
Nhuộm Gram
Phản ứng oxidase
Phản ứng catalase
Khả năng lên men và oxy hoá đường glucose (Fermentation/ oxidation: O/F)
Kiểm tra năng phản ứng của vi khuẩn với O/129 (xem phụ lục 2).
Từ đó xác định giống của vi khuẩn.
3.3.6 Phương pháp lập kháng sinh đồ
(theo phương pháp của Kirby Bauer, 1966 được trích dẫn bởi Nguyễn Thị
Thuý Hằng, 2008).
Phục hồi vi khuẩn Aeromonas spp và Vibrio spp từ tủ âm 80
0
C, sau đó
tiến hành nhuộm Gram kiểm tra tính thuần thì lập kháng sinh đồ.
Dùng que cấy tiệt trùng lấy khuẩn lạc thuần trên đĩa vi khuẩn cho vào
ống nghiệm chứa 10 ml nước muối sinh lý (0.85% NaCl) đã tiệt trùng. Trộn và
xác định mật số dựa vào máy so màu quang phổ, ở bước sóng 610 nm với giá

trị OD = 0,1 ± 0,02 thì mật độ vi khuẩn là 10
8
tế bào/ ml.
Sau khi xác định mật số vi khuẩn thì tiến hành cho dung dịch vi khuẩn
lên môi trường thạch.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

×