Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4 0 và tác ĐỘNG của nó tới THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.08 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
===000===

CUỘC CÁCH MẠNG CƠNG NGHIỆP 4.0
VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NĨ TỚI THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
VIỆT NAM

Giảng viên giảng dạy: TS Vũ Thị Quế Anh


MỤC LỤC:
Lời nói đầu………………………………………………………………………………..1
Nội dung……………………………………………………………………………………
I.

Cuộc CMCN 4.0…………………………………………………............................
1. Sơ lược các cuộc cách mạng công nghiệp……………………………………......2
2. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư…………………………………………...

II.

2.1.

Khái niệm cuộc CMCN 4.0……………………………………………..3

2.2.

Những đặc trưng của cuộc CMCN 4.0………………………………….4

Tác động của cuộc CMCN 4.0 tới thị trường lao động Việt Nam………………...


1. Khái quát về thị trường lao động Việt Nam………………………………….......6
2. Những tác động của cuộc CMCN 4.0 tới thị trường lao động Việt Nam…………

III.

2.1.

Tác động đến số lượng, chất lượng việc làm……………………………...8

2.2.

Tác động đến chất lượng nguồn nhân lực…………………………………9

Một số giải pháp phát triển thị trường lao động…………………………………..10

Kết luận………………………………………………………………………………….11



LỜI NÓI ĐẦU
Thế giới để đạt được sự phát triển mạnh mẽ và có được nền văn minh như hiện nay
đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp lớn. Mỗi cuộc cách mạng đều đem lại những
thành quả to lớn cho nhân loại, đánh dấu những thay đổi lớn trong phương pháp sản xuất
qua quy trình sử dụng máy móc nhằm đáp ứng những nhu cầu của con người. Ngày nay
trên thế giới đang bắt đầu bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (The Fourth
Industry Revulation )- một cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử với sự kết hợp kì
diệu của cơng nghệ khiến cho ranh giới giữa các lĩnh vực tưởng chừng như xa rời nhau
dần trở nên hịa nhập và có sự gắn bó mật thiết với nhau, đưa nhân loại lên một tầm cao
mới của nền văn minh. Với những đột phá chưa từng có về cơng nghệ, liên quan đến kết
nối Internet, điện tốn đám mây, in 3D, cơng nghệ cảm biến, thực tế ảo… cuộc cách

mạng công nghiệp 4.0 có tác động mãnh mẽ đến nhiều ngành nghề, lĩnh vực, đến mọi
quốc gia, chính phủ, doanh nghiệp…
Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra đều dẫn tới những thay đổi to lớn về cơ cấu
nguồn nhân lực, việc làm. Và cũng giống như ba cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra
trước đó, cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 có những tác động to lớn đối với thị trường
lao động trên toàn thế giới. Tại Việt Nam cách mạng công nghiệp 4.0 với nền tảng là
công nghệ và kỹ thuật đã và đang mang lại những cơ hội và thách thức không nhỏ cho sự
phát triển của thị trường lao động. Để có thể tận dụng được những thành tựu của cuộc
cách mạng khoa học 4.0 thì việc chúng ta hiểu rõ về cuộc cách mạng, những cơ hội thách
thức mà nó đem lại là thực sự cần thiết.
Bằng việc kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu phân tích, đánh giá, so sánh…
bài tiểu luận trước hết sẽ đi vào tìm hiểu, giải thích, làm rõ về cuộc cách mạng cơng nghệ
4.0, sau đó tìm hiểu những tác động của nó đối với thị trường lao động của Việt Nam từ
đó đưa ra những giải pháp cho những vấn đề mà cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đem lại.

1


NỘI DUNG
I. CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
1. Sơ lược về các cuộc cách mạng công nghiệp
Cách mạng công nghiệp là một thuật ngữ chỉ sự thay đổi mang tính đột biến và triệt
để trong lĩnh vực sản xuất. Nhiều cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra trong lịch sử
thế giới khi các đổi mới trong công nghệ và kĩ thuật ra đời từ đó kéo theo sự thay đổi sâu
sắc trong hệ thống kinh tế và kết cấu xã hội:
-

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra vào nửa cuối thế kỉ 18 đến
nửa đầu thế kỉ 19. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là
việc sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất. Vào năm

1784, James Watt đã phát minh ra động cơ hơi nước châm ngịi cho sự bùng nổ
của cơng nghiệp thế kỷ 19 lan rộng từ Anh đến châu Âu và Hoa Kỳ. Cuộc cách
mạng đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại- kỷ nguyên sản xuất cơ
khí. Hệ thống kỹ thuật cũ có tính truyền thống chủ yếu dựa vào lao động thủ
công đã được thay thế bằng hệ thống mới với nguồn động lực là máy hơi nước
và nguồn nguyên, nhiên liệu , năng lượng mới là sắt, than đá. Từ đó lực lượng
sản xuất được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, sản lượng tăng cao.

-

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai từ năm 1870 đến năm 1914, ngay
trước Thế chiến I. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần hai là việc
sử dụng năng lương điện tạo nên nền sản xuất quy mô lớn. Cuộc cách mạng bắt
đầu khi các tiến bộ kinh tế và kỹ thuật có được nhờ phát triển điện thoại, điện
tín, đường sắt, ngành hóa học và việc áp dụng dây chuyền sản xuất hàng loạt.

-

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt dầu vào khoảng thập kỷ 1960 với
sự ra đời và lan tỏa của công nghệ thông tin, sử dụng điện tử và công nghệ
thông tin để tự động hóa sản xuất. Sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính
(thập niên 60), máy tính cá nhân (thập niên 70 và 80) và Internet (thập niên 90)
đã thúc đẩy các tiến bộ về hạ tầng điện tử, máy tính và cơng nghệ kĩ thuật số.
2


Cuộc cách mạng này tạo điều kiện tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên và các
nguồn lực xã hội. Điều này cũng kéo theo sự thay đổi về cơ cấu của nền sản
xuất xã hội cũng như mối tương quan giữa các khu vực I, II, III trong nền sản
xuất xã hội. Cho đến cuối thế kỷ 20 cuộc cách mạng này cơ bản hoàn thành

nhờ những thành tựu khoa học công nghệ cao.
2. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
2.1.

Khái niệm cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

“Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới
hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng
loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản
xuất. Bây giờ cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng
lần 3, nó kết hợp các cơng nghệ lại với nhau làm mờ đi ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số
và sinh học.”
(Klaus Schwad- Người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn dàn Kinh tế Thế giới)
Cách mạng công nghiệp 4.0 ( hay Cách mạng công nghiệp lần thứ tư) xuất phát từ khái
niệm Industrie 4.0 trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013. Cách mạng cơng
3


nghiệp lần thứ tư là một thuật ngữ bao gồm một loạt các cơng nghệ tự động hóa hiện đại,
trao đổi dữ liệu và chế tạo. Nó được định nghĩa là “một cụm thuật ngữ cho các công nghệ
và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị” đi cùng với các hệ thống vật lý trong không
gian ảo, Internet kết nối vạn vật (IoT) và Internet của các dịch vụ (IoS).
Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư được hình thành trên nền tảng các thành tựu của
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học cơng
nghệ; là sự tích hợp của nhiều loại hình cơng nghệ và những thành tựu mới của nhiều
kĩnh vực nghiên cứu vật lý, hóa học, sinh học làm xóa nhịa đi ranh giới giữa các lĩnh vực
khoa học này. Trong đó thì đặc trưng của cách mạng công nghệ lần thứ tư công nghệ nền
tảng là cơng nghệ số, các lĩnh vực mũi nhọn là trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin,
Internet kết nối vạn vật, điện toán đám mây, cơ sở dữ liệu lớn (Big data), Blockchain,
công nghệ nano, công nghệ gen, công nghệ vật liệu, công nghệ in 3D…

2.2.
-

Những đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Sự kết hợp giữa hệ thống ảo và thực thể:

Cách mạng công nghiệp 4.0 đặc trưng bởi sự hợp nhất khơng có ranh giới giữa các
lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật số, vật lý và sinh học. Đây là xu hướng kết hợp giữa
các hệ thống ảo và thực thể, vạn vật kết nối (IoT) và các hệ thống kết nối (IoS).
Công nghiệp 4.0 tạo điều kiện tạo ra các nhà máy thông minh. Trong các nhà máy
thơng minh máy móc và quy trình sản xuất có thể tự động hóa và tối ưu hóa. Các
máy móc được kết nối Internet và được kết nối với nhau qua một hệ thống có thể tự
vận hành phần lớn với khả năng tự điều chỉnh để ảnh hưởng đến tất cả các giai đoạn
sản xuất.
-

Có tốc độ và quy mơ phát triển đột phá “khơng có tiền lệ lịch sử”:

Khi so sánh với các cuộc cách mạng cơng nghiệp trước đây thì cơng nghiệp 4.0
đang phát triển theo hàm số mũ chứ không phải là theo tốc độ tuyến tính. Thời gian
kể từ khi các ý tưởng về công nghệ và đổi mới sáng tạo bắt đầu nảy ra, được hiện
thực hóa trong phịng thí nghiệm đến khi thương mại hóa ở quy mơ lớn đã được rút
ngắn một cách đáng kể. Những đổi mới, sáng tạo công nghệ diễn ra trên mọi lĩnh
4


vực với tốc độ nhanh chóng đã thúc đẩy tạo ra một thế giới được số hóa, tự động
hóa và càng trở nên thơng minh hiệu quả hơn.
-


Có tác động mạnh mẽ và tòa diện đến mọi quốc gia, mọi chính phủ, mọi doanh
nghiệp:

Cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư sẽ có tác động mạnh mẽ tới tất cả mọi mặt
đời sống, kinh tế, xã hội và môi trường ở tất cả các cấp từ toàn cầu, từng khu vực,
từng quốc gia đến từng doanh nghiệp, các nhân…Với kinh tế là những thay đổi về
tăng trưởng, việc làm và bản chất cơng việc. Đối với chính phủ là những tác động
tới việc chỉ đạo điều hành trong thời đại số, sự tương tác giữa chính quyền và người
dân. Đối với doanh nghiệp là những kì vọng của người tiêu dùng, dữ liệu thông tin
sản phẩm, các dịch vụ và mơ hình kinh doanh. Đối với các nhân là quan hệ giữa
người với người, quan hệ đạo đức và quản lí thơng tin cá nhân…
-

Một số xu hướng chính của cách mạng cơng nghệp 4.0:
 Trí tuệ nhân tạo (AI): là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với các mục
tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thơng minh như con
người: biết suy nghĩ, biết lập luận giải quyết vấn đề, biết giao tiếp, tự học và
tự thích nghi…
 Internet of Things: là một kịch bản của thế giới khi tất cả các thiết bị có
khả năng kết nối với nhau, với Internet và với thế giới bên ngồi để thực
hiện một cơng việc nào đó mà khơng cần sự tương tác trực tiếp giữa người
với người hoặc người với máy tính.
 Big Data: là tập hợp dữ liệu lớn, đa dạng, thay đổi nhanh địi hịi phải có
cơng nghệ mới để xử lí hiệu quả nhằm đưa ra dự đốn tốt hơn trong tương
lai và đưa ra những quyết định thông minh hơn.
 Điện tốn đám mây: Mơ hình cung cấp các tài ngun máy tính thơng qua
Internet, các tài ngun sẽ nằm tại các máy chủ ảo. Người dùng có thể truy
cập vào bất cứ tài nguyên nào trên đám mây vào bất cứ địa điểm nào, thời
điểm nào chỉ cần kết nối với Internet.


5


 Công nghệ in 3D: cho phép chúng ta tạo ra các sản phẩm hữu hình liền
mạch chỉ với một công cụ đồng thời giúp làm giảm chất thải và cắt giảm
thòi gian đợi chờ.
 Xe tự lái: một chiếc xe có thể tự cảm nhận được những gì diễn ra xung
quanh nó và hoạt động dù khơng có sự tham gia của con người, nó có thể
làm giảm ơ nhiễm, cải thiện việc đi lại hằng ngày và hơn thế nữa.
 Vật liệu mới: Những vật liệu với những thuộc tính mà cách đây vài năm
được coi là viễn tưởng đang được đưa ra thị trường: chúng nhẹ hơn, bền
hơn, có thể tái chế, dễ thích ứng.
 Hệ gen và chỉnh sửa gen: Hệ gen là lĩnh vực sinh học liên ngành tập trung
nghiên cứu tất cả các gen và bộ gen của sinh vật sống. Chỉnh sửa gen là
nhóm các cơng nghệ cho phép tạo ra các thay đổi trên trình tự các gen nội
sinh và cấu trúc di truyền của các sinh vật sống.

II. TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
TỚI THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM
1. Khái quát về thị trường lao động Việt Nam
Việt Nam là nước có quy mơ dân số tương đối lớn, tháp dân số tương đối trẻ và đang
dần tiến vào thời kì “cơ cấu dân số vàng” với lực lượng lao động dồi dào nhất từ trước tới
nay. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2017, dân số nước ta đạt 96,02 triệu người
trong đó dân số tham gia lực lượng lao động đạt khoảng 54,8 triệu người, chiếm 57,1%.
Nhưng nguồn nhân lực của nước ta, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao lại thiếu hụt
về số lượng, hạn chế về chất lượng và bất cập về cơ cấu. Nguồn nhân lực chưa qua đào
tạo còn chiếm một tỉ lệ khá cao trong lực lượng lao động cả nước (78,3%)

6



Theo Tổng cục Thống kê.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ nguồn lao động dồi dào, giá rẻ sẽ khơng
cịn là yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Sức
ép về vấn đề giải quyết việc làm và sẽ phải đối mặt với sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp hoặc
thiếu việc làm; hơn 40 triệu lao động Việt Nam (lao động chưa qua đào tạo) đứng trước
nguy cơ khơng có cơ hội tham gia làm những cơng việc có mức thu nhập cao, bị thay thế
bởi lao robot, trang thiết bị công nghệ thông minh; thiếu đội ngũ nguồn nhân lực chất
lượng cao, nhất là một số ngành/lĩnh vực chủ lực của thời kỳ kỷ nguyên số như bưu
chính, viễn thơng và cơng nghệ thơng tin…

2. Những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với thị trường lao động
Việt Nam

7


2.1.

Tác động đến số lượng, chất lượng việc làm

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã dẫn đến sự xuất hiện của cơng nghệ cao, máy móc
thơng minh, robot, trí tuệ nhân tạo…Điều này sẽ làm thay đổi bản chất của việc làm,
khiến cho một số công việc sẽ biến mất đồng thời sẽ tạo ra nhiều công việc mới.
Những công việc lao động thủ công, những ngành nghề gắn với quá trình tự động hóa
sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt những ngành dệt may, điện tử… là những đối tượng bị ảnh
hưởng nhiều nhất. Chẳng hạn đối với ngành dệt may, các thao tác cắt, may máy móc đều
có thể thay thế được. Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế, có đến 86% lao động
trong các ngành dệt may, giày dép có nguy cơ mất việc dưới tác động của những đột phá

về công nghệ. Công nghệ 4.0 có thể làm việc 24/24 , robot có thể thay thế đối với ngành
lắp ráp điện tử hay những công việc địi hỏi tính chính xác cao hoặc cơng việc trong môi
trường độc hại…Hay trong lĩnh vực nông nghiệp người nơng dân sẽ khơng cịn là người
làm việc trên cánh đồng mà trở thành người quản lý chính cánh đồng của mình. Như vậy,
cách mạng cơng nghiệp 4.0 là làm xuất hiện sự dịch chuyển từ thâm dụng lao động sang
thâm dụng cơng nghệ.
Bên cạnh đó, ở chiều hướng tích cực hơn, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 cũng làm
xuất hiện một số những ngành nghề mới gắn với đặc trưng của cuộc cách mạng này như
ngành điện tử, số hóa, viễn thơng, kỹ thuật viên máy tính, an ninh mạng, in 3D… và
những việc làm, ngành nghề mà robot không thể đáp ứng được. Theo dự báo, cho tới năm
2025 có tới 80% cơng việc là những cơng việc mới chưa có ở thời điểm hiện tại. Cuộc
cách mạng 4.0 sẽ làm tăng năng suất lao động nhờ ứng dụng tiến bộ của khoa học, công
nghệ của cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0, từ đó góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời
sống người lao động. Điều kiện làm việc, chất lượng cuộc sống của người lao động sẽ
được cải thiện nhờ những sản phẩm giải trí và dịch vụ mới của cuộc cách mạng cơng
nghiệp 4.0. Từ đó sẽ mở cửa thị trường lao động thông qua việc cắt giảm chi phí đi lại,
vận chuyển và tạo ra nhiều việc làm mới.

8


2.2.

Tác động đến chất lượng nguồn nhân lực

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy những kỹ năng lao động cần thiết trong kỷ nguyên
công nghệ mới bên cạnh kỹ năng cứng về kỹ năng kỹ thuật (ở mức trung bình và cao) thì
cần có những kiến thức và kỹ năng mềm như khả năng tư duy sáng tạo, tính chủ động
trong cơng việc, kỹ năng sử dụng máy tính, khả năng ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm,
kỹ năng an tồn và tuân thủ kỷ luật lao động, kỹ năng quản lí thời gian, giải quyết vấn

đề… Ở Việt Nam hiện nay, mặc dù lực lượng lao động khá dồi dào nhưng chất lượng lao
động còn thấp và đang được cải thiện tuy nhiên q trình này diễn ra cịn khá chậm. Số
liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, số lao động làm các nghề giản đơn chiếm tỷ lệ cao
nhất (37-40%), tỷ lệ lao động làm công việc chuyên môn kỹ thuật bậc cao chỉ dao động
trong khoảng 6-7%. Theo số liệu của Ban Kinh tế Trung ương, trong 9 ngành kinh tế, có
tới 50-88% người sử dụng lao động báo cáo có vấn đề về tuyển dụng do thiếu các ứng
viên có tay nghề. Một số ngành nghề liên quan đến công nghệ thông tin, công nghệ cao,
công nghệ sạch, công nghệ xanh, công nghệ tái tạo, hoặc trong các lĩnh vực như tài chính,
ngân hàng, kiểm tốn đang thiếu hụt nhân lực ở phân khúc cao. Dự báo, trong vòng 5
năm tới, Việt Nam sẽ thiếu hụt lượng lớn lao động về công nghệ thông tin, chuyên viên
cao cấp, CEO khi nguồn nhân lực trong nước mới chỉ đáp ứng được từ 60-70% nhu cầu
của thị trường. Điều này là thách thức rất lớn đối với nguồn nhân lực ở các quốc gia đang
phát triển, trong đó có Việt Nam.
Trên thực tế, với nền tảng cơng nghệ số, tích hợp tất cả các thơng tin về cơng nghệ,
quy trình, phương thức sản xuất, nhu cầu về ngành, nghề, kỹ năng... và nhất là khả năng
kết nối, chia sẻ trên tồn thế giới thơng qua các thiết bị công nghệ... sẽ làm thay đổi cách
thức kết nối giữa cung và cầu trên thị trường lao động. Tình trạng người lao động chưa có
những kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu của việc làm hiện tại hay sau này, và có rất
nhiều yếu tố khác làm hạn chế khả năng nâng cao những kỹ năng đó và thành cơng trong
cơng việc. Đặc biệt, tình trạng thiếu trình độ, kỹ năng hiện nay sẽ gia tăng khi các xu
hướng lớn bắt đầu có ảnh hưởng đến bức tranh việc làm.
Với sự phát triển cơng nghệ nhanh chóng trong tương lai, nhu cầu về lao động có trình
độ và kỹ năng cao là một yêu cầu tất yếu. Từ việc nâng cao yêu cầu về chất lượng nguồn
nhân lực, cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 cịn làm thay đổi yêu cầu và phương pháp đào
tạo nguồn nhân lực. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao chuẩn bị cho cách mạng
công nghiệp 4.0 đã trở thành vấn đề cấp bách mà chúng ta cần giải quyết.

9



III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
-

Tập trung xây dựng, phát triển hơn nữa thị trường lao động chất lượng cao:

Cần hoàn thiện khung khổ pháp luật cho thị trường lao động phát triển theo hướng phù
hợp với quy luật của thị trường, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử
dụng lao động, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia vào thị
trường lao động, nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin, đồng thời nâng cao chất lượng nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ vào
giáo dục và đào tạo. Chú trọng hơn vào đào tạo trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, cơng
nghệ, kỹ năng mềm. Bên cạnh đó, cần trang bị nhiều hơn những kỹ năng và trình độ về
ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng mềm như tự quản lý và tự tổ chức, kỹ năng giao
tiếp, tương tác và giải quyết vấn đề, quản lý dự án... Đây là những kỹ năng rất quan trọng
của người lao động trong cách mạng công nghiệp 4.0.
-

Nâng cao năng lực đổi mới, sáng tạo của lực lượng lao động:

Nhà nước cần hồn thiện các khn khổ pháp chế, pháp lý về đổi mới, sáng tạo như
các khung khổ pháp luật về doanh nghiệp, Luật cạnh tranh, các điều kiện tiếp cận nguồn
lực tài chính…để các doanh nghiệp có thể n tâm đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu
phát triển (R&D).
Cần đẩy mạnh đầu tư nguồn lực về con người và tài chính cho hoạt động R&D để tìm
ra những đổi mới thiết thực với đơn vị của mình. Cụ thể như việc thành lập mới hoặc
củng cố, đầu tư phát triển các tổ chức R&D đã có trong doanh nghiệp, vd: Viện, trung
tâm, phịng R&D, phịng thí nghiệm, trạm thực nghiệm… và đăng ký hoạt động khoa học
công nghệ với cơ quan chức năng của Nhà nước. Củng cố bộ máy tổ chức, nhân lực, tăng
cường đầu tư trang thiết bị và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức R&D hiện có

của doanh nghiệp theo hướng thiết thực và hiệu quả.
-

Tăng cường sự kết nối cung- cầu cho thị trường lao động:

Cần xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động, xây dựng được dữ liệu cung-cầu
lao động và trên cơ sở đó đẩy mạnh các hoạt động trung tâm dịch vụ việc làm. Phát triển
hệ thống cung cấp thông tin định hướng nghề nghiệp, hệ thống dịch vụ việc làm và hệ
thống thông tin thị trường lao động để người lao động và người sử dụng lao động dễ dàng
nắm bắt thông tin và kết nối với nhau. Cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại vào
việc kết nối cung - cầu lao động trong nước và quốc tế.
10


KẾT LUẬN
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của
các nền kinh tế trên thế giới. Đối với Việt Nam nó đã và đang có những tác động to lớn,
ảnh hưởng mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực trong đó có thị trường lao động. Nó đem lại cho
thị trường lao động của chúng ta những cơ hội cũng như những thách thức. Thơng qua
bài tiểu luận trên đây chúng ta đã có cái nhìn khái qt về cuộc cách mạng cơng nghiệp
4.0 cũng như hiểu rõ những tác động nó đem lại cho thị trường lao động từ đó có thể lựa
chọn những giải pháp thiết thực để phát triển thị trường lao động, để Việt Nam có thể
nắm bắt được cơ hội quý giá tiến thẳng vào lĩnh vực công nghiệp mới, đẩy nhanh q
trình cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Theo Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. (2016) - Báo cáo tổng hợp cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Một số đặc trưng, tác động và hàm ý. Chính
sách đối với Việt Nam
2. Cục Thông tin KH&CN Quốc gia. - Tổng luận “Cuộc cách mạng công nghiệp lần

thứ tư”
3. ThsPhạm Thị Thu Hiền- Thị trường lao động Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0,
/>4. TS Nguyễn Mạnh Thắng – Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động đến
lao động và việc làm, />5. Wikipedia- Cách mạng công nghiệp,
/>
11


12



×