Tiên đánh cờ
Ngày xưa, có một người con trai tên là Hiếu, cha làm nghề đốn củi bị cọp tha mất,
còn một mẹ già với mấy em dại, Hiếu phải ngày ngày đi vào rừng, làm lụng khó
nhọc để nuôi mẹ và các em. truyện cổ tích
Một buổi chiều đông giá rét, Hiếu đang gánh hai bó củi nặng ở rừng về, đến một
lối quanh, trông thấy một người nằm như chết bên đường. Hiếu đỡ lên thì thấy một
ông lão cóng người vì đói rét, sờ ngực hãy còn thoi thóp, bèn cõng về nhà. Mẹ con
tận tình săn sóc cho ông lão tỉnh dậy và nuôi nấng khách cho đến khi mạnh hẳn,
mặc dù trong nhà hết sức túng thiếu. Đêm hôm trước ngày từ giã, ông lão gọi Hiếu
mà bảo rằng:
“Đáp lại lòng tốt của nhà này đối với lão trong lúc hoạn nạn, lão tiết lộ thiên cơ
cho biết rằng Sổ Tử của Thiên Tào đã có ghi tên anh năm nay phải chết. Anh muốn
thoát khỏi thì hãy nhớ theo lời lão dặn đây: “Ngày mồng một tháng tới, anh nhớ
dậy thật sớm, mang theo một bầu rượu với hai cái chén, qua khỏi khu rừng này,
nhắm mặt trời mọc mà đi đến một nơi có hồ xanh ngắt rồi trèo lên núi, vòng trái
ngọn thác, lên tới đỉnh, thì thấy hai ông tiên ngồi đánh cờ. Anh phải lặng lẽ tới gần,
chờ khi nào họ gọi rượu uống thì anh rót rượu đưa ra, rồi đợi hai ông tiên đánh cờ
xong hẵng thưa chuyện xin xóa tên anh trong Sổ Tử”.
Sáng hôm sau, Hiếu nhận thấy ông lão đã biến đâu mất. cổ tích việt nam
Đến ngày mồng một, trời chưa sáng, Hiếu đã đeo bầu rượu, cầm hai chén tống ra
đi. Qua khỏi khu rừng, Hiếu đi theo một con đường mới, nhắm theo hướng mặt trời
đi đến một cái hồ nước xanh leo lẻo. Trong khu rừng đưa đến chân núi, lần đầu tiên
Hiếu được nghe những tiếng chim hót thánh thót như nhạc, rồi đi được một quãng,
vẳng nghe tiếng thác đổ xa xa. Hiếu lần đi về phía này, vòng trái thác nước, rồi đến
ven rừng, trước một cảnh núi non kỳ tú và chan hòa ánh sáng. Dưới tàn bóng cây
thông, hai ông lão tiên phong đạo cốt vận áo xanh, áo đỏ đang ngồi xếp bàn tròn
đánh cờ trên một bàn đá phẳng lì. Hai ông lão lặng lẽ đánh cờ, tính toán kỹ từng
nước, từng lúc sẽ nghiêng mình để đi một nước cờ, chòm râu dài bạc trắng phất
phới lướt qua đám quân cờ son. Hiếu đứng lặng đợi chờ, để ý nhìn thấy một cuốn
sách lớn gấp lại bên cạnh ông áo xanh. truyen co tich
Một lúc lâu, ông lão áo xanh mắt vẫn không rời khỏi bàn cờ, cất tiếng gọi: “Rượu
đâu”! Hiếu vội vàng rót đầy hai chén rượu bưng đưa ngang tầm tay hai ông lão. Cả
hai nhấc chén uống cạn, mải mê theo nước cờ đi. Hiếu dâng rượu ba lần như vậy.
Đến khi xong ván cờ, ông lão áo đổ thắng cuộc ngước mắt lên, Hiếu vội vàng sụp
xuống lạy mà thưa rằng: “Muôn lạy tiên ông, xin tiên ông cứu độ cho con khỏi
chết, vì con còn mẹ già yếu không ai nuôi dưỡng. Cúi xin tiên ông cứu cho con
được sống thêm vài năm nữa, cho các em con khôn lớn lên có thể thay thế con mà
nuôi dưỡng mẹ già thì con có chết cũng vui lòng.” việt nam
Ông lão áo đỏ nghiêng mình nói nhỏ với ông lão áo xanh. Ông này mở cuốn sách
ra cầm bút chữa lại một chữ, rồi bảo Hiếu rằng: “Anh đã khéo léo mời chúng ta
uống rượu của anh, anh lại là một đứa con có hiếu, anh còn giúp người lúc hoạn
nạn, nên ta vui lòng sửa lại số mạng của anh được sống lâu cho đến trăm tuổi”. cổ
tích
Hiếu vẫn quỳ mọp, chưa kịp ngỏ lời cảm tạ, bỗng nghe thấy gió thổi trên đầu,
ngước mắt lên, không còn thấy hai ông tiên đâu nữa.
Trên đường về, Hiếu vừa đi vừa chạy, trong lòng mừng rỡ vô hạn, song không dám
kể chuyện lại cho ai hay, ngay đối với mẹ cũng vậy.
Về sau có lần Hiếu trở lại hòn núi, tìm thấy lại hồ nhưng nước không còn xanh
nữa, trong rừng không còn nghe tiếng chim hót như rót nhạc. Qua ngọn thác, vẫn
thấy tàn cây thông in bóng trên bàn thạch, nhưng Hiếu không còn tìm đâu ra bàn
cờ son của hai ông tiên.
Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn
January 15, 2013 Cổ tích Việt Nam
Trong một khu rừng nọ, có một con cọp dữ và một con heo rừng hung hãn. Cọp và
heo, con thì cậy có móng vuốt sắc, con thì cậy có bộ nanh dài, bắt nạt tất cả mọi
loài. Các con vật đều không thể nào sống yên lành với hai con thú hung ác này
được.
Mọi loài kéo nhau đến nhà thỏ, để bàn cách giết cọp và heo rừng. Chúng nghĩ mãi,
vẫn chẳng tìm ra cách gì. Bỗng thỏ reo to: cổ tích việt nam
- Tôi nghĩ ra rồi! Tôi nghĩ ra rồi!
Các con vật xúm lại. Thỏ ghé tai nói thầm với chúng. Cả bọn đều phục mưu trí của
thỏ.
Sáng hôm sau, thỏ tìm gặp cọp trong một bụi rậm. Thỏ khẽ nói vào tai cọp: co tich
viet nam
- Bác cọp ơi! Thằng heo rừng cứ luôn nói xấu dọa dẫm bác mà bác không biết sao?
Cọp vừa nghe thấy vậy đã giận dữ gầm lên:
- Cái gì? Thằng heo rừng mà dám nói xấu và dọa dẫm ta? Nó nói gì vậy? truyen co
tich
- Chu cha! Thỏ làm bộ bí mật – Thằng heo rừng nói bác cọp miệng to, răng to, mặt
to mà nhút nhát, chỉ dám bắt nạt bầy dê và loài heo nhà thôi. Heo rừng còn bảo:
nếu gặp bác, nó sẽ đâm thủng bụng bác.
Sau đó, thỏ lại chạy theo đường tắt đến tìm gặp heo rừng. Heo rừng đang ngủ trong
một cái hang sâu. Thỏ lay heo rừng dậy, giả bộ sợ hãi nói:
- Bác heo ơi! Trốn mau đi! Thằng cọp đang tìm bác để ăn thịt đấy! Nó bảo phải
cắn cổ heo rừng, vì heo rừng chỉ chuyên phá mì, phá bắp.
Heo rừng hộc lên giận dữ. Thỏ nói thêm: cổ tích
- Thằng cọp nói rằng phải cắn cổ bác, xem tim bác có to không.
Heo rừng vốn lì lợm và ngang ngạnh. Nó chẳng nói chẳng rằng, chạy ngay đi tìm
cọp.
Hai con vật hung dữ gặp nhau. Chúng mắng nhiếc, xỉ vả nhau thậm tệ. Cọp nói
rằng heo rừng là loài chết đói. Heo rừng rủa cọp là bị quỷ Briơng ăn thịt. Mỗi lúc
chúng một hung hăng, nhưng chúng vẫn sợ nhau. Chúng hẹn bảy ngày nữa sẽ gặp
nhau để thử sức.
Trong bảy ngày ấy, cọp lăn mình mãi ở trên đồi cỏ tranh cho khỏe người. Cả đồi cỏ
tranh bị cọp lăn trở thành xơ xác. Cọp định bụng phen này sẽ ăn thịt heo cho hả
giận. Còn heo rừng cũng lăn mình trong bùn suốt bảy ngày, để bùn trát vào da hết
lớp này đến lớp khác. Heo rừng định bụng làm gẫy răng cọp, đâm cọp lòi ruột ra để
cọp hết thói ba hoa.
Đến ngày thứ bảy, cọp và heo rừng gặp nhau ở một trảng lớn ven suối. Chúng
chẳng nói với nhau một lời, cứ lẳng lặng xông vào cắn xé nhau. Thỏ ngồi trên một
thân cây thông, hò hét ầm ĩ, kích cho hai con vật đánh nhau chí tử.
Cọp và heo rừng đánh nhau cho đến khi trời tối mịt, lại suốt cả ngày hôm sau. Cọp
nhiều lần ngoạm vào mình heo, bị gẫy cả răng. Khắp mình heo rừng cũng đầy vết
thương. Cả hai con vật, máu chảy đầm đìa, cùng gầm lên giận dữ và đau đớn. Mọi
thú rừng đều im tiếng theo dõi hai tên chúa rừng đánh nhau. Riêng thỏ vẫn ngồi
trên thân cây thông hò hét cổ vũ làm cho hai con vật càng điên tiết lao vào nhau
mạnh hơn.
Đến ngày thứ ba, heo rừng bị què một chân, còn cọp bị mù một mắt. Chúng lảo
đảo lao vào nhau lần cuối cùng. Cả hai con vật ngã nhào xuống suối. Chúng chìm
nghỉm, không đủ sức bơi vào bờ nữa.
Giữa lúc mọi loài vật kéo nhau ra suối xem xác hai con vật hung ác, thỏ bỗng thấy
đuôi nó bị nhựa thông dính chặt vào thân cây thông. Thỏ cố sức đứng dậy, vùng ra,
mà không được. Nó đành ngồi nghĩ, nghĩ mãi, và rồi nghĩ ra một kế. Thỏ chờ đúng
lúc bác voi ở trong rừng đi ra, liền hét lên thật to.
- Dừng lại! đây là suối nước của ta. Ai ra suối cũng phải xin phép!
Bác voi sững lại ngạc nhiên: một chú thỏ nhãi ranh mà dám bắt nạt một bác voi to
lớn! Voi tiếp tục đi. Thỏ lại quát:
- Dừng lại! Đây là suối nước của ta. Ai ra suối cũng phải xin phép. Không xin
phép, ta sẽ ăn thịt.
Bác voi bực mình, bèn dừng lại, túm lấy tai thỏ, nhấc nó lên và quẳng sang một
bên. Thỏ đau điếng nhưng mừng vì thoát nạn, cắm cổ chạy vào rừng.
Thỏ bị bác voi túm tai nên tai dài ra. Còn đuôi thỏ trở nên ngắn cũn vì một mẩu
đuôi bị đứt, dính ở thân cây thông ngày ấy!