Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Đề tài tư tưởng hồ chí minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau và sự vận dụng của ĐCSVN trong sự nghiệp cách mạng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.03 KB, 12 trang )

TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho
đời sau và sự vận dụng của ĐCSVN trong sự nghiệp cách mạng.


MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU
Chương NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ
1:

CHÍ MINH VỀ CHĂM LO BỒI DƯỠNG THẾ HỆ

1.1.

CÁCH MẠNG CHO ĐỜI SAU
Mục đích của việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng

1.2.

cho đời sau theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Nội dung giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời

1.3.

sau theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Phương châm, phương pháp giáo dục, bồi dưỡng thế hệ

cách mạng cho đời sau theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Chương 2: SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
2.1.



NAM TRONG SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG
Nâng cao nhận thức về giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ trong

2.2.

tình hình mới
Khơng ngừng đổi mới, hoàn thiện nội dung, phương pháp
bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ trong tình hình hiện nay
Quân đội với nhiệm vụ chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ

2.3.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1


LỜI NÓI ĐẦU
Lịch sử nhân loại cũng như của mỗi dân tộc phát triển theo một dòng chảy
liên tục, với nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Đó là một quy luật. Các dân tộc, các giai
cấp, các lực lượng chính trị trong xã hội muốn duy trì và phát triển lực lượng
của mình, phải nhận thức đầy đủ quy luật đó, phải quan tâm bồi dưỡng thế hệ kế
tiếp. Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là vấn đề tất yếu và là
trách nhiệm của các thế hệ cách mạng. Năm 1925, trong bài “Gửi thanh niên An
Nam”, Hồ chí Minh viết: “Hỡi Đơng Dương đáng thương hại! Người sẽ chết
mất, nếu đám thanh niên già cỗi của Người khơng sớm hồi sinh”. Với Hồ Chí
Minh, thức tỉnh thanh niên là bước đầu tiên để thức tỉnh một dân tộc đứng lên
đấu tranh giành lại nền độc lập, để xây dựng một xã hội mới. Hồ Chí Minh là
người sớm nhận rõ vị trí, vai trị của thế hệ trẻ. Trong toàn bộ cuộc đời hoạt

động cách mạng của mình, Người ln dành sự quan tâm, chăm lo đến thế hệ
trẻ, đặc biệt là công tác giáo dục đào tạo, bồi dưỡng họ thành lớp người thừa kế,
tiếp tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của nhân dân. Trong bản “Di
chúc”, Người viết: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất
quan trọng và rất cần thiết”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một
trong những nội dung chủ yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực
lượng cách mạng trong mọi thời kỳ của tiến trình cách mạng Việt Nam dưới sự
lãnh đạo của Đảng. Quán triệt tư tưởng đó của người, trong suốt q trình lãnh
đạo cách mạng, Đảng ta ln quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ.
Đặc biệt, trong giai đoạn cách mạng hiện nay, chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách
mạng cho đời sau là vấn đề cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa chiến lược nhằm đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Chính vì vậy, tơi lựa chọn vấn đề: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo
bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau và sự vận dụng của ĐCSVN trong
sự nghiệp cách mạng” làm đề tài tiểu luận của mình.

2


Chương 1
NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHĂM
LO BỒI DƯỠNG THẾ HỆ CÁCH MẠNG CHO ĐỜI SAU
1.1. Mục đích của việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời
sau theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Mục đích hàng đầu là đào tạo cán bộ cho cách mạng. Trong thư gửi các
thầy cô giáo và học sinh dự bị đại học ở Thanh Hóa 4-1952, Hồ Chí minh viết:
“Các thầy giáo có nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang là đào tạo cán bộ cho dân tộc.
Vậy giáo dục cần nhằm vào mục đích là thật thà phụng sự nhân dân iáo dục cần
nhằm vào mục đích thật thà phụ sự nhân dân”. Cụ thể, nền giáo dục cách mạng
đào tạo con em những người lao động thành “những người cơng dân cho ích cho

nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn tồn những năng lục sẵn
só của các em”.
Trường học là nơi đào tạo những người chủ tương lai của đất nước. Theo
Người, “Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân,
nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương
lai tốt của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường
học của thực dân và phong kiến.”
1.2. Nội dung giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo
tư tưởng Hồ Chí Minh
* Bồi dưỡng, giáo dục thế hệ cách mạng cho đời sau một cách tồn
diện
Hồ Chí Minh xác định: “trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ
các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao
động và sản xuất”; “đào tạo thế hệ trẻ thành những người thừa kế xây dựng xã
hội chủ nghĩa vừa “Hồng” vừa “Chuyên””.
Đạo đức và tài năng là cả hai nội dung không thể thiếu được trong bồi
dưỡng giáo dục, trong đó đạo đức là yếu tố gốc. Năm 1964, Người nói: “Dạy
cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó
là cái gốc, là rất quan trọng”. Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư
3


tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chun mơn nhằm thiết
thựcgiải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta và trong một thời gian không
xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật.
* Bồi dưỡng, giáo dục phải trên tất cả các mặt “đức, trí, thể, mỹ”, thể
hiện ở 5 nội dung sau đây:
Một là, giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ.
Hai là, quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao chí khí cách mạng cho thế
hệ trẻ.

Ba là, giáo dục, bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ.
Bốn là, giáo dục nâng cao trình độ chính trị, học vấn, khoa học, kỹ thuật
và quân sự.
Năm là, giáo dục, bồi dưỡng nếp sống văn hóa, thể chất cho tuổi trẻ.
* Giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau một cách toàn
diện nhưng phải vận dụng phù hợp với mỗi đối tượng
Trong Thư gửi giáo viên, học sinh, cán bộ thanh niên và nhi đồng ngày
30-10-1955, Người đã chỉ ra: “mỗi một cấp giáo dục cần nhận rõ nhiệm vụ của
mình trong lúc này:
Đại học thì cấn kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập lý
luận và khoa học tiên tiến của các nước bạn, kết hợp với thực tiễn của nước ta,
để thiết thực giúp ích cho cơng cuộc xây dựng nước nhà.
Trung học thì cần bảo đảm cho học trị những tri thức phổ thơng chắc
chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước nhà, bỏ những
phần nào không cần thiết cho đời sống thực tế.
Tiểu học thì cần giáo dục cho các cháu thiếu nhi: yêu Tổ quốc, yêu nhân
dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công. Cách dạy phải nhẹ nhàng và
vui vẻ, chớ gò ép thiếu nhi vào khuôn khổ của người lớn. Phải đặc biệt chú ý giữ
gìn sức khỏe của các cháu.
1.3. Phương châm, phương pháp giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cách
mạng cho đời sau theo tư tưởng Hồ Chí Minh
4


* Phương châm giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo
tư tưởng Hồ Chí Minh
- Học đi đôi với hành, giáo dục gắn liền với xã hội
Tháng 9-1945, trong Thư gửi các học sinh, Hồ Chí Minh viết: “Các em
lớn chưa hẳn đã đến tuổi phải gánh công việc nặng nhọc ấy, nhưng các em cũng
nên, ngoài giờ học ở trường, tham gia vào các Hội cứu quốc để tập luyện thêm

cho quen với đời sống chiến sỹ và để giúp đỡ một vài việc nhẹ nhàng trong cuộc
phòng thủ đất nước”.
Với các em nhỏ, Người khuyên cứ “từ 5 đến 10 cháu tổ chức thành một
đội, giúp nhau học hành. Khi học rảnh, mỗi tuần mấy lần cả đội đem nhau đi
giúp đồng bào”.
Ngày 31-8-1960, trong Thư gửi các cán bộ giáo dục, học sinh, sinh viên
các trường và các lớp bổ túc văn hóa, Người nhắc nhở: “Giáo dục phải phục vụ
đường lối chính trị của Đảng và Chính phủ, gắn liền với sản xuất và đời sống
của nhân dân”.
- Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường – xã hội – gia đình
Hồ Chí Minh khẳng định: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần,
cịn cần có sự giáo dục ngồi xã hội, trong gia đình để giúp cho việc giáo dục
trong nhà trường được tốt hơn”.
Ngày 31-10-1955 khi miền Bắc đã giải phóng, Hồ Chí Minh viết: “Tơi
cũng mong các gia đình liên lạc chặt chẽ với nhà trường, giúp nhà trường giáo
dục và khuyến khích con em chăm chỉ học tập, sinh hoạt lành mạnh và hăng hái
giúp ích nhân dân”.
Các đoàn thể là một yếu tố quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ, nhất
là Đồn thanh niên. Vì vậy, Hồ Chí Minh viết: “Trường học, gia đình và đoàn
thể thanh niên phải liên hệ chặt chẽ trong việc giáo dục thanh niên”.
- Thực hiện dân chủ, bình đẳng trong giáo dục.
Hồ Chí Minh dạy: “Trong trường cần có dân chủ. Đối với mọi vấn đề,
thầy và trò cùng nhau thảo luận, ai có ý kiến gì đều thật thà phát biểu. Điều gì
chưa thơng suốt thì hỏi, bàn cho thơng suốt. Dân chủ nhưng trị phải kính thầy,
5


thầy phải q trị, chứ khơng phải là “cá đối bằng đầu”. Đồng thời thầy và trò
cần giúp đỡ những anh chị em phục vụ cho nhà trường. Các anh chị em nhân
viên thì nên thi đua sao cho cơm lành canh ngọt để cho học sinh ăn no, học tốt.

Theo Hồ Chí Minh, “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần phải
phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết
thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa cán
bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó”.
* Phương pháp giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo
tư tưởng Hồ Chí Minh
- Thực hiện “Uốn cây từ lúc cịn non”
Giáo dục thế hệ trẻ không phải là tuỳ tiện, thiếu tính khoa học, mà đó là
cơng việc rất cơng phu, trải qua nhiều giai đoạn, nhưng trước hết phải thực hiện
đúng quan điểm: “Uốn cây từ lúc cịn non”. Vì theo Người, uốn cây từ lúc còn
non là việc làm đương nhiên, vơ cùng quan trọng để hình thành suy nghĩ, hành
động đúng đắn cho con người khi còn ở độ tuổi chập chững. Người nói: Hơm
nay các em là thiếu niên, nhi đồng, ít lâu sau các em là thanh niên, là công dân,
là cán bộ.
- Thực hiện nêu gương
Bồi dưỡng, giáo dục thế hệ cách mạng cho đời sau có nhiều phương pháp,
trong đó phương pháp nêu gương là một phương pháp hữu hiệu nhất. Trong
nhiều bài nói, bài viết về vận dụng phương pháp nêu gương để chăm lo bồi
dưỡng thế hệ trẻ, Hồ Chí Minh khẳng định: Lấy gương người tốt, việc tốt hàng
ngày giáo dục lẫn nhau là cách tốt nhất để xây dựng tổ chức, xây dựng con
người mới và xây dựng cuộc sống mới.
- Thông qua các phong trào thi đua
Đối với các nhà trường, Người địi hỏi phải có các phong trào thi đua
nhằm vào dạy và học, tạo ra động lực cho học tập và rèn luyện. Người yêu cầu
các ngành, các cấp, các địa phương phải luôn luôn phát động các phong trào thi
đua trong thanh niên để góp phần tạo nên khơng khí sơi nổi, phấn khởi vươn lên
khẳng định mình của lớp trẻ trong học tập, cơng tác và lao động sản xuất.
6



7


Chương 2: SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG
SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG
2.1. Nâng cao nhận thức về giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ trong tình
hình mới
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta phải tuyên truyền sâu rộng
trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về vai trò của thế hệ trẻ, cũng như tầm
quan trọng của việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. Cần “coi
trọng bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước
giàu mạnh… trau dồi cho học sinh, sinh viên bản lĩnh, phẩm chất và lối sống của
thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại” . Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản
lý của Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Đảng phải đề
ra đường lối đúng đắn, hoạch định những chiến lược cơ bản lâu dài nhằm giáo
dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học công nghệ
trên thế giới phát triển như vũ bão, xu thế tồn cầu hố đang đặt ra đối với mỗi
quốc gia dân tộc. Các ngành, các cấp và mọi địa phương phải tạo mơi trường
thuận lợi để thế hệ trẻ có điều kiện học tập, phát huy hết tài năng cống hiến cho
đất nước.
2.2. Khơng ngừng đổi mới, hồn thiện nội dung, phương pháp bồi
dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ trong tình hình hiện nay
Đối tượng trọng điểm mà chúng nhằm đến là thế hệ trẻ, tương lai của
nước nhà. Vì vậy, Đảng phải thường xuyên đổi mới chương trình, nội dung,
phương pháp giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ, phát huy khả năng sáng tạo và độc
lập suy nghĩ của họ, trong dạy học, cần tập trung đổi mới nâng cao chất lượng
giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cho chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự trở thành nền tảng tư tưởng
trong thế hệ trẻ Việt Nam.
Cùng với đổi mới về nội dung, chúng ta cần đổi mới về hình thức, phương

pháp bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ. Đặc biệt, phải chú trọng phát huy vai trị
của các phương tiện thơng tin đại chúng và các hoạt động văn hoá trong bồi
dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ. Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội, nhất là vai
8


trị của ngành giáo dục và các đồn thể trong giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ hiện
nay. Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các đoàn thể nhân dân và gia
đình, phát động các phong trào thi đua, gương người tốt việc tốt để giáo dục thể
hệ trẻ.
2.3. Quân đội với nhiệm vụ chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ
Phải thường xuyên chăm lo xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống lành
mạnh, ngăn ngừa và hạn chế những biểu hiện vi phạm kỷ luật, giáo dục thế hệ
trẻ có ý chí vươn lên hồn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Tạo điều kiện thuận lợi cho thế hệ trẻ trong quân đội được học tập, rèn luyện,
nắm vững tri thức quân sự, chun mơn nghiệp vụ, làm chủ vũ khí, trang bị kỹ
thuật, góp phần cùng đơn vị hồn thành suất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Các cấp uỷ, người chính trị viên, người chỉ huy phải thấu hiểu thanh niên,
đánh giá đúng thanh niên, luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của
thanh niên. Trong thư gửi Hội nghị chính trị viên (3-1948), Hồ Chí Minh đã dặn:
“chính trị viên phải săn sóc ln ln đến sinh hoạt vật chất của họ: ăn, mặc, ở,
nghỉ, tập luyện, công tác, sức chiến đấu. Về mặt tinh thần phải săn sóc để nâng
cao kỷ luật, bài trừ hủ hố, phát triển văn hố, và đường lối chính trị trong bộ
đội”. Người chính trị viên phải đặc biệt chú trọng việc củng cố và kiện toàn tổ
chức Đoàn thanh niên trong đơn vị đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, có
cơ cấu hợp lý, hoạt động với hiệu quả cao nhất. Hướng mọi hoạt động của đoàn
viên, thanh niên vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đơn vị, tạo bầu
khơng khí dân chủ, phấn khởi và đoàn kết.

9



KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau vơ
cùng sâu sắc. Ðó là kết tinh trí tuệ và kinh nghiệm cuộc đời hoạt động cách
mạng của Người. Vận dụng sáng tạo tư tưởng của Bác Hồ về bồi dưỡng thế hệ
cách mạng cho đời sau, chúng ta cần thấm nhuần và thực hiện tốt một số điểm
quan trọng:
- Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là chiến lược lớn của
cách mạng. Ðảng và Chính phủ quan tâm xây dựng chính sách đúng đắn, chỉ
đạo các ngành, các cấp tổ chức thực hiện hiệu quả.
- Quan điểm bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau của Chủ tịch Hồ
Chí Minh là cơ sở tư tưởng và lý luận để xây dựng chiến lược phát triển giáo
dục, đào tạo. Trong các nội dung giáo dục toàn diện cần coi trọng việc giáo dục
lý tưởng, đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ.
- Chăm lo bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ nòng cốt cho thanh niên để họ thật
sự là đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, đẩy
mạnh CNH, HÐH, đưa nước ta tiến lên, sớm sánh vai các cường quốc năm châu
như kỳ vọng của Bác Hồ với thế hệ trẻ.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
2. Đảng CSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ X, Nxb
CTQG, Hà Nơi 2006.
3. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.
4. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.

5. Hồ Chí Minh Tồn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.
6. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.
7. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.
8. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.
9. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.
10. Phạm Văn Khánh, Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách
mạng cho đời sau.
11. Tập bài giảng Tư tưởng Hồ chí Minh, Học viện Kỹ thuật Quân sự,
2020.

11



×