Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

GIỚI THIỆU CHUNG về CÔNG TY bán lẻ THỜI TRANG đa QUỐC GIA hm PHÂN TÍCH đặc điể ật môi TRƯỜ m nổi b NG CHÍNH TR ị TRUNG QU c

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 41 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY BÁN LẺ THỜI TRANG ĐA
QUỐC GIA H&M..............................................................................................................3
1.1: Giới thiệu chung ......................................................................................................3
1.1.1: Giới thiệu chung về H&M ..................................................................................3
1.1.2: Doanh thu của H&M ..........................................................................................5
1.2: Quá trình hình thành và phát triển .......................................................................6
1.3: Tuyên bố tầm nhìn và sứ mệnh..............................................................................7
1.3.1: Hệ thống giá trị...................................................................................................7
1.3.2: Tầm nhìn .............................................................................................................8
1.3.3: Sứ mệnh ..............................................................................................................8
1.4: Chiến lược thành công của H&M ..........................................................................8
1.4.1: Thời trang nhanh nhưng khác biệt .....................................................................8
1.4.2: Chiến lược giá thông minh .................................................................................8
1.4.3: Phương thức marketing hợp thời ........................................................................9
1.4.4: Thời trang mang tính cách mạng........................................................................9
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT MƠI TRƯỜNG CHÍNH TR Ị
TRUNG QU ỐC ................................................................................................................10
2.1: Sự bất ổn chính trị tại khu tự trị Tân Cương: ...................................................10
2.1.1: Vài nét về lịch sử và vị trí địa lý của Tân Cương .............................................10
2.1.2: Tình hình chính trị ở Tân Cương ......................................................................12
2.2: S ự khác biệt về chế độ chính trị - rào cản đối với các doanh nghiệp nước
ngoài...............................................................................................................................17
2.2.1: Sự khác biệt về thể chế chính trị giữa Trung Quốc và các nước tư bản chủ
nghĩa............................................................................................................................18
2.2.2: Quy định, chính sách nghiêm ngặt đối với các doanh nghiệp nước ngoài.......21


CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG C ỦA MƠI TRƯỜNG CHÍNH TR Ị ĐẾN VỤ VIỆC
H&M BỊ TẨY CHAY TẠI THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC ......................................25


3.1: Nguyên nhân của “Làn sóng tẩy chay” ...............................................................25
3.1.1: Nguyên nhân trực tiếp ......................................................................................26
3.1.2: Nguyên nhân sâu xa ..........................................................................................27
3.2: Ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của H&M .................29
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP CHO H&M VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ......................................................................................30
4.1: Giải pháp cho H&M .............................................................................................30
4.1.1: Trong ngắn hạn.................................................................................................30
4.1.2: Trong dài hạn: ..................................................................................................31
4.2: Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam ......................................34
4.2.1: Nghiên cứu kĩ về môi trường chính trị trước khi tham gia vào thị trường .......34
4.2.2: Xây dựng phịng ban Marketing chun mơn ...................................................34
4.2.3: Hạn chế đưa ra các quan điểm liên quan đến chính trị: ..................................35
KẾT LUẬN.......................................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................37


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Điểm số và thứ hạng của Trung Quốc trong bảng xếp hạng nền kinh tế có mức
độ cải thiện môi trường kinh doanh lớn nhất thế giới giai đoạn 2017-2020 ..................... 22

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Giá nhân công mỗi giờ của Trung Quốc, Mexico và Việt Nam giai đoạn
2016-2020 .......................................................................................................................... 32
Biểu đồ 4.2. Số lượng cửa hàng H&M trên thế giới .......................................................... 33

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Số lượng và phân bố cửa hàng H&M ở một số nước trên thế giới năm 2020 ..... 4
Hình 1.2. Logo Cơng ty bán lẻ thời trang đa quốc gia H&M .............................................. 4
Hình 2.1. Khu tự trị Tân Cương trên bản đồ Trung Quốc ................................................. 11

Hình 2.2. Sơ đồ thể chế chính trị tại Trung Quốc .............................................................. 19
Hình 3.1. Người dân Trung Quốc tẩy chay các cửa hàng H&M ....................................... 26


1

LỜI MỞ ĐẦU
Trước trào lưu hội nhập ngày càng nhanh chóng hiện nay, các doanh nghiệp quốc tế
đã có nhiều cơ hội để phát triển song cũng gặp khơng ít khó khăn trong hoạt động kinh
doanh quốc tế. Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong kinh doanh quốc tế,
ngồi chính sách của doanh nghiệp thì phụ thuộc phần lớn vào sự am hiểu về môi trường
kinh tế, chính trị và luật pháp tại nước sở tại. Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị
trường quốc tế phải đối mặt với vơ số những yếu tố nằm ngồi tầm kiểm sốt của mình.
Một trong những yếu tố nan giải nhất là chính trị - pháp luật. Cho dù doanh nghiệp đóng
ở đâu cũng bị ảnh hưởng của hệ thống chính trị, luật pháp và các chính sách của chính
phủ nước đó.
H&M - nhà bán lẻ quần áo thời trang, phụ kiện của Thụy Điển cũng đang phải chao
đảo khi phải chịu ảnh hưởng tiêu cực từ sự thay đổi của mơi trường chính trị Trung Quốc.
Cơng ty đang bị phản ứng dữ dội và tẩy chay ở Trung Quốc sau khi người dân nướ c này
thấy thông báo không mua bông sản xuất ở Tân Cương trên trang web của hãng vào tháng
3/2021. V ụ việc này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng khơng chỉ đến uy tín mà còn gây sụt
giảm kết quả hoạt động kinh doanh của hãng tại thị trường trong nước.
Nhận thức được tầm quan trọng của mơi trường chính trị đến hoạt động kinh doanh
quốc tế của các công ty đa quốc gia thông qua vụ việc H&M bị tẩy tay tại thị trường
Trung Quốc sau khi tuyên bố ngừng mua bông Tân Cương, nhóm nghiên cứu đã quyết
định lựa chọn phân tích đề tài: “Ảnh hưởng của mơi trường chính trị đến hoạt động kinh
doanh của H&M tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt
Nam”. Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu 4 nội dung cũng như 4 chương chính như sau:
Chương 1: Giới thiệu chung về công ty bán lẻ thời trang đa quốc gia H&M
Chương 2: Phân tích đặc điểm nổi bật mơi trường chính trị Trung Quốc

Chương 3: Ảnh hưởng của mơi trường chính trị đến vụ việc H&M bị tẩy chay tại thị
trường Trung Quốc


2
Chương 4: Giải pháp cho H&M và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt
Nam
Nhóm nghiên cứu xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của ThS. Nguyễn Hồng Hạnh
trong suốt q trình hồn thành bài nghiên cứu. Với nguồn tri thức còn hạn hẹp, thời gian
nghiên cứu chưa nhiều, nhóm chúng em chắc chắn sẽ gặp nhiều sai sót. Chúng em mong
cơ và các bạn có thể cùng góp ý để bài báo cáo trở nên hồn thiện hơn.


3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY BÁN LẺ THỜI
TRANG ĐA QUỐC GIA H&M
1.1: Giới thiệu chung
1.1.1: Giới thiệu chung về H&M
H&M là một công ty bán lẻ thời trang đa quốc gia của Thụy Điển, nổi tiếng với các
mặt hàng thời trang giá rẻ. H&M là tập đoàn bán lẻ thời trang lớn thứ hai thế giới chỉ sau
Inditex của Tây Ban Nha (công ty mẹ của Zara). Với các cửa hàng và thị trường mới được
thêm nhiều hơn mỗi năm, tập đồn khơng ngừng phát triển bởi những thiết kế của H&M
tạo ra đa dạng lựa chọn thời trang cho phụ nữ, nam giới và cả thanh thiếu niên và trẻ em
trên toàn thế giới.
Tập đoàn H&M được quản lý bởi Chủ tịch của Hội đồng Stefan Persson và Giám
đốc điều hành Karl-Johan Persson. Trụ sở chính của tập đoàn được đặt tại Stockholm,
Thụy Điển.
H&M là viết tắt của Hennes & Mauritz, bao gồm năm thương hiệu độc lập khác
nhau - H&M, COS, Monki, Weekday, CheapMonday.

Tập đoàn H&M đã liên tục phát triển trong những năm gần đây, có tổng cộng 5018
cửa hàng trên tồn thế giới vào năm 2020. Ba quốc gia có số lượng cửa hàng cao nhất là
Mỹ, Trung Quốc và Đức. Các cửa hàng vật lý của H&M có mặt trên 71 thị trường, trong
khi hoạt động kinh doanh trực tuyến của họ được thành lập tại hơn 47 quốc gia. Dưới đây
là hình ảnh và biểu đồ số cửa hàng của H&M tại một số nước trên thế giới năm 2020.


4

Hình 1.1. Số lượng và phân bố cửa hàng H&M ở một số nước trên thế giới năm 2020
Nguồn: Knoema.com (2021)

“Thời trang và chất lượng ở mức giá tốt nhất” - đó là khái niệm kinh doanh cơ bản
của H&M. Và đó là định hướng dẫn đến sáng tạo của các nhà thiết kế H&M, từ bước hình
thành ý tưởng thiết kế ban đầu, cả sản xuất và tất cả con đường hoàn thành sản phẩm đến
trưng bày. Đằng sau mỗi sản phẩm là cả một quá trình sáng tạo liên tục của các cá nhân
và cả tập thể.

Hình 1.2. Logo Công ty bán lẻ thời trang đa quốc gia H&M
Nguồn: hm.com


5
1.1.2: Doanh thu của H&M
Doanh thu

30,000.
25,000.
20,000.
15,000.

10,000.
5,000.

0.
Năm

Đơn vị tính: triệu USD
Biểu đồ 1.1: Tổng doanh thu trên toàn thế giới của H&M 2006-2020
Nguồn: statista.com

Theo thống kê từ Statista, tổng doanh thu trên tồn thế giới của H&M trong những
năm 2010-2020 ln trên dưới mức 20 tỷ USD, với doanh thu đạt đỉnh cao vào năm 2017
(hơn 27 tỷ USD).
Năm 2019, tổng doanh thu trên toàn thế giới của H&M đạt mức 24,3 tỷ USD và lợi
nhuận đạt 1,8 tỷ USD. Với doanh thu tại 3 thị trường lớn nhất là Đức, Mỹ và Anh lần lượt
là hơn 3,5 tỷ USD; 3,1 tỷ USD và 1,5 tỷ USD.
Năm 2020, do chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid, doanh thu và lợi nhuận của H&M bị
suy giảm. Theo hãng tài chính Reuters, trong quý III/2020, lợi nhuận ròng của H&M đạt
mức 2,01 tỷ USD, giảm 1/2 so với cùng kỳ năm 2019. Doanh thu của tập đồn cũng giảm
18,7% xuống cịn 6,12 tỷ USD.
Riêng tại Trung Quốc, H&M có doanh số đạt hơn 1,13 tỷ USD trong năm 2020, nơi
có gần 10% các cửa hàng, chiếm 5,2% tổng doanh thu của H&M trên toàn thế giới. Trung
Quốc đã trở thành thị trường lớn thứ ba của H&M trước khi diễn ra cuộc tẩy chay.


6
1.2: Quá trình hình thành và phát triển
H&M được thành lập bởi Erling Persson – sau một chuyến đi đến Hoa Kỳ năm 1946
- ơng đã hình thành nên triết lý “thời trang đại chúng” của mình. Năm 1947, ơng mở cửa
hàng bán quần áo nữ đầu tiên với tên gọi Hennes – nghĩa là “Cô ấy” trong tiếng Thuỵ

Điển, tại Västerås. Hennes mở rộng trên khắp Thụy Điển những năm 1960.
Hennes cũng bắt đầu khái niệm xuất khẩu quần áo giá rẻ, bắt đầu với người hàng
xóm Na Uy vào năm 1964, và sự tham gia của Đan Mạch vào năm 1967.
Năm 1968, Erling mua lại Mauritz Widforss – một cửa hàng bán lẻ trang phục săn
bắn cho nam giới và đổi tên thành Hennes & Mauritz, lấy logo và gọi tắt là H&M, từ đó
những mặt hàng thời trang dành cho nam giới và trẻ em bắt đầu xuất hiện.
Năm 1974, H&M được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn Stockholm.
Năm 1976, H&M lần đầu có mặt tại London, Anh Quốc. Tiếp đến, trong thập niên
80-90, lần lượt các chi nhánh tại Đức, Hà Lan, B ỉ, Áo… xuất hiện, tên tuổi H&M vượt ra
khỏi Bắc Âu và phủ sóng ở khắp Châu Âu. T ừ đây, cơng ty bắt đầu kinh doanh “Thời
trang tồn cầu”.
Năm 2000, Cửa hàng H&M đầu tiên tại Mỹ được mở ra trên phố New York. Năm
2006, H&M mở rộng sang thị trường Châu Á với cửa hàng đầu tiên đặt tại Dubai. Cũng
trong năm 2006, các thỏa thuận nhượng quyền thương mại đã mở lối cho H&M thâm
nhập thị trường Trung Đông.
Trong những năm tiếp theo, H&M lần lượt khai trương cửa hàng tại Hồng Kông,
Thượng Hải (Trung Quốc - 2007), Tokyo (Nhật Bản – 2008), Moscow (Nga – 2009), Hàn
Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel (2010).
H&M tiếp tục xâm nhập thị trường Nam Mỹ từ tháng 3/2013. Tháng 1/2014, H&M
tiếp tục mở rộng kinh doanh tại thị trường Châu Phi bằng các nhà máy sản xuất quy mô
nhỏ.
Cho tới ngày 30/11/2020, H&M đã có 5018 cửa hàng phủ sóng trên tồn thế giới.
Ngồi ra, để hịa mình với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, H&M cũng đã xây dựng


7
kênh bán hàng online của riêng mình tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, phục vụ nhu
cầu mua sắm qua mạng của một bộ phận lớn khách hàng.
1.3: Tuyên bố tầm nhìn và sứ mệnh
1.3.1: Hệ thống giá trị

H&M đã và đang được vận hành bởi hệ thống giá trị cốt lõi:


Keep it simple (Đơn giản): H&M ln nhìn nhận vấn đề dưới góc nhìn cụ
thể, đơn giản nhất giúp cơng việc đạt được hiệu quả.



Straightforward and open-minded (Thẳng thắn và cởi mở): Môi trường làm
việc luôn tiếp thu ý kiến cá nhân, sẵn sàng giúp đỡ và phản hồi tích cực, giúp
nhân viên thoải mái bày tỏ quan điểm và sáng tạo riêng.



Constant improvement (Phát triển ổn định): H&M kinh doanh với triết lý
sáng tạo là nền tảng của phát triển ổn định. Việc tạo ra các thiết kế mới, độc
đáo, hợp xu hướng và mong đợi của khách hàng giúp cơng ty có thể cạnh
tranh với các đối thủ khác.



Entrepreneurial spirit (Tinh thần sẵn sàng chịu rủi ro): Nhân viên của H&M
luôn cùng nhau vượt qua thách thức và có trách nhiệm với cơng việc của
mình



Cost conscious (Ý thức về chi phí): Để mang đến sản phẩm với giá cả hợp lý
mà chất lượng cao cấp và thân thiện với môi trường, H&M luôn ý thức giảm
chi phí đến mức có thể, sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có, tránh lãng phí.




Teamwork (Tinh thần làm việc nhóm): H&M tạo mơi trường làm việc ln
gắn kết các thành viên, hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong cơng việc.



Belief in people (Niềm tin vào con người): Giá trị trung tâm nhất là niềm tin
của H&M đặt ở con người. H&M luôn quan tâm đến các cá nhân để tạo ra
mơi trường làm việc an tồn, nơi các cá nhân có thể thỏa sức sáng tạo và làm
việc hăng say.


8
1.3.2: Tầm nhìn
“Our vision is to lead the change towards circular and renewable fashion while
being a fair and equal company” - D ẫn đầu xu thế thời trang thân thiện với môi trường
đồng thời công bằng và tôn trọng sự khác biệt.
1.3.3: Sứ mệnh
“Our mission is to drive long-lasting positive change and improve living conditions
by investing in people, communities and innovative ideas” - Sứ mệnh kinh doanh của
chúng tôi là tạo ra những thay đổi tích cực bền vững và cải thiện cuộc sống bằng cách đầu
tư cho con người, cộng đồng và những ý tưởng đột phá".
1.4: Chiến lược thành cơng của H&M
1.4.1: Thời trang nhanh nhưng khác biệt
Bí quyết thành cơng của H&M có thể do mơ hình “thời trang nhanh” do họ đề ra.
Theo Forbes, thời trang nhanh là ý tưởng di chuyển khối lượ ng lớn hàng hóa từ bản thiết
kế đến cửa hàng trong thời gian ngắn nhất có thể. Các nhà bán lẻ liên tục tái cung cấp sản
phẩm với các xu hướng thời trang mới nhất đến với khách hàng để đạt được mục tiêu đề

ra. Tuy nhiên, khác với các đối thủ cạnh tranh, H&M không trực tiếp sản xuất sản phẩm
của mình tại cơng ty mà sử dụng hơn 900 nhà cung cấp độc lập trên toàn thế giới. Những
nhà cung cấp này được giám sát bởi 30 văn phòng giám sát vị trí chiến lược. Chỉ có 80%
tổng số hàng hóa của H&M được lưu trữ quanh năm, phần cịn lại được thiết kế và đưa ra
thị trường một cách nhanh chóng và tùy thuộc vào xu hướ ng hiện hành. Để đảm bảo việc
giao hàng diễn ra nhanh chóng và kịp thời, H&M đã dựa vào mạng lưới công nghệ thơng
tin hiện đại để kết nối giữa văn phịng chính và các văn phịng vệ tinh ở mọi nơi trên Trái
đất.
1.4.2: Chiến lược giá thông minh
Thương hiệu H&M theo đuổi bản chất là quần áo có chất lượng cao và hợp mốt
nhưng giá cả phải chăng. Trong cửa hàng của H&M, những sản phẩm rất hợp thời như
chiếc áo sơ mi, áo phông, áo len hay áo cardigan chỉ từ mức giá 18 USD, trench coat có
tầm giá 50-70 USD hay các sản phẩm denim là 15-20 USD. Bên cạnh đó, hãng này cũng
cho ra mắt những phụ kiện như giày dép, túi xách, khăn, vòng tay giá cả hợp lý, đồng thời


9
hợp tác với những tên tuổi lớn như Beckham hay các người mẫu danh tiếng để tạo được
sự yên tâm của khách hàng về mặt chất lượng. H&M chính là ví dụ điển hình cho thời
trang dù được sản xuất hàng loạt, khơng mang tính độc nhất vẫn có thể bán chạy nhờ thiết
kế, chất lượng và chiến lược giá phù hợp.
1.4.3: Phương thức marketing hợp thời
Hướng đến đối tượng khách hàng chủ yếu là giới trẻ, H&M không ngần ngại sử
dụng social media marketing như một quân bài chiến lược để đưa cập nhật các thông điệp
và sản phẩm của mình đến những người trẻ tuổi. Từ Facebook, Instagram, Twitter,
Pinterest đến Google+, ở đâu cũng có sự hiện diện của H&M với mức độ tương tác với
các khách hàng rất hiệu quả. Nếu như các ông lớn như Chanel, YSL, Dior hay Valentino
có tài khoản Facebook và Instagram nhưng vớ i mục đích “khoe” đẳng cấp và thường phớt
lờ các bình luận của khách hàng, thì H&M ln có bộ phận chăm sóc và lắng nghe ý kiến
phản hồi của khách hàng. Hãng thời trang này sẵn sàng đáp lại những comment nhằm đưa

thông tin rõ hơn hoặc giải thích khi khách hàng yêu cầu. Điều này cũng phù hợp, thống
nhất với phong cách của hãng là thời trang bình dân và thân thiện. Nhờ cú hích trong việc
quảng bá nhãn hàng online, H&M đã vươn lên và nằm trong top 25 thương hiệu thời trang
hàng đầu trên thế giới.
1.4.4: Thời trang mang tính cách mạng
Điều đặc biệt trong cách làm thương hiệu của H&M là hãng này đã tìm ra một
hướng đi mới mẻ cho chính mình. Giới thời trang đánh giá, H&M làm nên cả một cuộc
cách mạng trong thời trang cịn vì thương hiệu này làm thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa
các hãng thời trang và các nhà thiết kế. N ếu như trước đây các nhà thiết kế thời trang có
uy quyền áp đảo trong mối quan hệ ấy thì H&M đã làm cho nó đượ c cân bằng hơn.
Thương hiệu này đã đi đầu trong việc biến những cửa hàng của mình không chỉ là nơi tiêu
thụ sản phẩm của các nhà thiết kế mà còn là nơi thời trang hiện diện, được bình phẩm và
phán xét cũng như xu hướng thời trang được xác lập, khẳng định cũng như bị khai tử.


10

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT MƠI TRƯỜNG
CHÍNH TRỊ TRUNG QUỐC
2.1: Sự bất ổn chính trị tại khu tự trị Tân Cương:
2.1.1: Vài nét về lịch sử và vị trí địa lý của Tân Cương
2.1.1.1: Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên Tân Cương
Tân Cương (tên chính thức là Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương) là khu vực ít
được chú ý bởi cách xa hơn so với các vùng phên dậu khác của Trung Quốc. Thủ phủ
Urumqi của Tân Cương cách Bắc Kinh hơn 3.100 km, còn Kashgar - thành phố từng là
trung tâm của Con đường Tơ lụa lịch sử - cách bờ biển phía đơng 4.400 km.
Tân Cương chiếm đến 1/6 đất đai toàn Trung Quốc và 1/4 chiều dài biên giới lãnh
thổ. Vùng đất trên nằm giữa khu vực Trung Á giàu năng lượng và phần còn lại của Trung
Quốc. Đây cũng là nơi đặt những đường ống khổng lồ vận chuyển nhiên liệu nối liền
Trung Á và nội địa Trung Quốc. D ầu từ Kazakhstan đã bắt đầu đổ vào Trung Quốc thông

qua ngã Tân Cương vào năm 2005, trong khi đườ ng ống Tây - Đông dài 4.000 km nối
liền Tân Cương với Thượng H ải đã cung cấp khí đốt của Tân Cương cho các thành phố
phát triển và đông dân cư ở vùng duyên hải miền đông từ năm 2004.
Bên cạnh các dòng năng lượng chảy qua Tân Cương, Trung Quốc cũng khai thác
tiềm năng dồi dào của khu vực trên để phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế. Tân
Cương có lượ ng dự trữ khí đốt đến 1.400 tỷ m3, nhiều hơn bất cứ khu vực hoặc tỉnh khác
trong nước, theo báo China Daily. Sản lượng khí đốt từ lịng chảo Tarim của Tân Cương
chiếm hơn 1/5 tổng sản lượng toàn quốc vào năm ngoái. Cũng trong năm 2008, khu tự trị
này đã vượt qua tỉnh Sơn Đông, trở thành nơi sản xuất dầu lớn thứ 2 Trung Quốc, với
27,4 triệu tấn/năm (tương đương 550.000 thùng dầu/ngày), chỉ sau Hắc Long Giang với
40,2 triệu tấn/năm. Và tầm quan trọng của Tân Cương ngày càng tăng cao cùng với thực
tế là những nguồn dự trữ dầu tại Hắc Long Giang, Sơn Đông đang giảm dần. Tân Cương
cũng chiếm 40% trữ lượng than đá toàn Trung Quốc, theo thông tin từ Tân Hoa X ã.


11
Ngồi tài ngun phong phú, Tân Cương cịn đóng vai trị chủ chốt nhờ vào vị trí địa
lý của khu vực này. Tân Cương tiếp giáp với 8 nước, trong đó có Afghanistan và
Pakistan, những nơi đang phải chiến đấu chống lại mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố.
“Nếu Trung Quốc khơng kiểm sốt được nơi đây, những phần tử Hồi giáo q khích có
thể nhân thời cơ nhảy vào khu vực trên”, hãng tin AFP dẫn lời ông David Zweig thuộc
Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kơng. Ơng cho hay Tân Cương đóng vai trị là lá
chắn khổng lồ, đồng thời tránh cho Trung Quốc khỏi bị dây vào các cuộc xung đột kéo
dài ở Tây Nam Á và Nam Á.

Hình 2.1. Khu tự trị Tân Cương trên bản đồ Trung Quốc
Nguồn: Google Maps

2.1.1.2: Lịch sử Tân Cương
Thời nhà Thanh

Người Mãn, vốn là các bộ tộc bán du mục ở miền đông bắc Trung Quốc ngày nay,
bành trướng mãnh liệt đế quốc Thanh mà họ lập ra vào năm 1644, sáp nhập Mông Cổ,
Đông Turkistan (Tân Cương), và Tây Tạng. Quân Mãn Châu xâm chiếm Dzungaria năm
1759 và cai trị vùng này cho tới năm 1864. Trong thời kỳ này, ngườ i Uyghur vùng dậy 42
lần chống lại ách thống trị của nhà Thanh.
Thời Cộng hòa


12
Tới năm 1920, chủ nghĩa dân tộc của người Uyghur đã trở nên một thách thức đáng
kể cho nhà Thanh, và sau đó là các lãnh chúa quân phiệt Trung Quốc thời kỳ Cộng hịa
kiểm sốt Tân Cương. Những người đấu tranh cho nền độc lập của ngườ i Uyghur tiến
hành vài cuộc nổi dậy chống lại sự cai trị hậu Thanh của lãnh chúa quân phiệt Thịnh Thế
Tài và Quốc dân đảng. Hai lần liền, trong các năm 1933 và 1944, người Uyghur nổi dậy
nhưng đều bị thất bại trong nỗ lực thiết lập các quốc gia độc lập: Cộng hịa Đơng
Turkestan, và Cộng hịa Uyghurstan, hoặc là Cộng hịa Hồi giáo Đơng Turkestan.
Năm 1949, sau khi phe Quốc gia tại Trung Quốc thất trận, các nhà lãnh đạo Đơng
Turkestan chấp thuận hình thức hợp bang với C ộng hòa Nhân dân Trung Hoa dưới sự
lãnh đạo của Mao Trạch Đông. Tuy nhiên, một vụ tai nạn máy bay khiến cho phần lớn
ban lãnh đạo Cộng hịa Đơng Turkestan tử nạn trên đường tới Bắc Kinh đàm phán điều
kiện thành lập hợp bang. V ụ rơi máy bay này có lúc được cho là âm mưu của Mao Trạch
Đơng, vì ngay sau khi vụ tai nạn xảy ra, tướng Vương Chấn nhanh chóng hành quân vượ t
sa mạc vào Tân Cương, đàn áp lực lượng thân Quốc dân đảng và các cuộc nổi dậy của
người thiểu số.
Như vậy, có thể nói rằng: Với tài nguyên dồi dào và là vùng đệm với Trung Á, Tân
Cương đóng vai trị trọng yếu đối với những lợi ích kinh tế và địa chính trị của Trung
Quốc. Chính việc sở hữu vai trị chiến lược quan trọng này đã làm nổ ra những tranh chấp
từ thời sơ khai, kéo dài đến tận ngày nay tại vùng đất này. Đây được coi là một trong
những khu tự trị có chính trị bất ổn nhất tại Trung Quốc.
2.1.2: Tình hình chính trị ở Tân Cươn g

Tân Cương là một trong những khu vực bất ổn nhất ở Trung Quốc, căng thẳng và
bạo lực sắc tộc đã tồn tại từ lâu ở tỉnh này. Chính quyền cũ của H ồ Cẩm Đào và Ôn Gia
Bảo đã thử nghiệm chiến lược “phát triển trước tiên”, với hy vọng rằng các điều kiện kinh
tế được cải thiện sẽ giúp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ (Uyghur) chấp nhận sự cai trị của
Trung Quốc. Hàng trăm tỷ nhân dân tệ đã được đổ vào vùng biên giới phía tây xa xôi này,
tạo ra sự gia tăng mạnh cho GDP của Tân Cương.


13
2.1.2.1: Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn và các cuộc nổi loạn ở Tân Cương
Nhưng các chương trình phát triển đã khơng thể xoa dịu nỗi bất bình của người Duy
Ngô Nhĩ. Một lý do là tăng trưởng kinh tế khơng làm giảm bất bình đẳng thu nhập giữa
các nhóm sắc tộc. Khảo sát Tình hình Lao động Trung Quốc năm 2012 chỉ ra rằng thu
nhập bình quân đầu người hàng năm của người Hán ở Tân Cương là 28.900 NDT (khoảng
4.120 USD), trong khi thu nhập trung bình của người Duy Ngô Nhĩ là 12.800 NDT
(khoảng 1.830 USD). Mức này cũng thấp hơn nhiều so với các sắc tộc thiểu số khác ở
Trung Quốc.
Các dự án phát triển của Bắc Kinh tại Tân Cương phụ thuộc rất nhiều vào các doanh
nghiệp nhà nước lớn vốn thích th cơng nhân người Hán vì kỹ năng ngơn ngữ và chun
mơn của họ. Người Duy Ngô Nhĩ tin rằng những dự án này đã đưa thêm nhiều người Hán
vào khu vực và những người này đã giành lấy cơ hội việc làm và trở nên giàu, với phí tổn
được đẩy sang cho họ.
Một nguồn gây bất bình khác là các chính sách tơn giáo mang tính đàn áp trong khu
vực. Chính phủ đã kiên quyết kiểm sốt các hoạt động tơn giáo như nghiên cứu Kinh
Qur’an, ăn chay và đội mũ của người Hồi giáo. Những hạn chế khắc nghiệt đối với Hồi
giáo đã làm cực đoan hóa nhiều người Duy Ngơ Nhĩ và trong một chừng mực nào đó đã
khuyến khích sự trỗi dậy của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan ở Tân Cương.
Một dịng tư tưởng chính làm nền tảng cho phong trào nổi dậy của ngườ i Duy Ngô
Nhĩ là chủ nghĩa dân tộc, bắt nguồn từ chủ nghĩa Liên Thổ (Pan-Turkism) vào những năm
1930. Các nhà lãnh đạo người Duy Ngô Nhĩ như Rebiya Kadeer đã sử dụng chủ nghĩa

Liên Thổ như một phương tiện huy động chủ nghĩa dân tộc, dựa trên mối liên hệ lịch sử
và ngôn ngữ của khu vực này với các quốc gia sử dụng ngữ hệ Thổ Nhĩ Kỳ (Azerbaijan,
Kazakhstan, Kyrgyzstan, Turkmenistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan – ND) . Chủ nghĩa
Wahhabi, một học thuyết Hồi giáo bảo thủ, đã lan truyền tới miền nam Tân Cương kể từ
những năm 1980, càng làm cực đoan hóa các thế hệ bất đồng chính kiến trẻ. Một số người
trong số họ bị ảnh hưởng bởi Chủ nghĩa Hồi giáo (Islamism). Có báo cáo cho thấy khoảng


14
30 người Duy Ngô Nhĩ từ Tân Cương đã được đào tạo tại các trại huấn luyện chiến binh
đặt tại Pakistan trước khi họ được triển khai tới Syria.
Các chính sách kinh tế xã hội đã tập trung vào việc làm và giáo dục. Hãng tin
Reuters đưa tin Trung Quốc ban hành luật mới có những nội dung như: khơng cho phép
trẻ em học tại các trường công lập, không tn thủ chính sách kế hoạch hố gia đình, cố ý
hủy hoại các tài liệu pháp lý; và kết hôn chỉ sử dụng các thủ tục tôn giáo.
Các quy tắc cũng nêu rõ rằng nhân viên ở các không gian công cộng, như các ga tàu
và sân bay, giờ đây bắt buộc phải "can thiệp" những người che phủ toàn thân, bao gồm
dùng mạng che mặt, không cho vào các nơi trên và phải báo cáo với cảnh sát.
Những hạn chế đã được các nhà lập pháp Tân Cương phê duyệt và được cơng bố
trên các trang tin tức chính thức trong vùng. Giới chức Trung Quốc đã áp dụng các biện
pháp khác, bao gồm cả những hạn chế về cấp hộ chiếu cho người Duy Ngô Nhĩ.
Một số nguồn tin cho biết hơn một nửa số sinh viên tốt nghiệp đại học ngườ i Duy
Ngô Nhĩ đang thất nghiệp. Thanh niên thất nghiệp là những “ứng viên” chính tham gia
các phong trào nổi dậy. Các doanh nghiệp nhà nước ở Tân Cương hiện được yêu cầu
tuyển dụng ít nhất 70 phần trăm nhân viên mới là người địa phương, trong đó ít nhất 25
phần trăm là ngườ i dân tộc thiểu số. Nhà nước chọn các doanh nghiệp từ các tỉnh khác để
đầu tư vào Tân Cương với trọng tâm là tạo việc làm. Các chính sách song song này dang
mang lại sự thay đổi lớn cho Tân Cương. Nhiều chính sách trong đó là các chiến lược
mang tính cưỡng chế.
Dạy tiếng phổ thông được thúc đẩy như là một phần của kế hoạch rộng lớn hơn

nhằm mục đích đồng hóa người Duy Ngơ Nhĩ vào văn hóa Trung Quốc – điều có nguy cơ
xóa sổ nền văn hóa của người Duy Ngô Nhĩ. Các trại cải tạo được sử dụng để “thúc đẩy”
việc làm bằng cách buộc các trại viên phải làm việc tại các khu công nghiệp gần đó. Báo
cáo của Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) và Quốc hội Hoa K ỳ, trong số những tổ
chức khác nữa, đã phát hiện ra rằng hàng ngàn người Uighur đã được chuyển đến làm
việc trong các nhà máy trên khắp Trung Quốc, trong điều kiện làm việc mà báo cáo của


15
ASPI nói là "rất nhiều khả năng là lao động cưỡng bức". Báo cáo này đã liên kết các nhà
máy đó với hơn 80 thương hiệu cao cấp, bao gồm Nike, Apple và Gap.
-

Phản hồi của các công ty lớn về việc cưỡng bức lao động ở Tân Cương
Tân Cương sản xuất 80% bông của Trung Quốc, chiếm khoảng 20% nguồn cung của

thế giới. Các công ty may mặc cho biết họ đang xem xét vấn đề một cách nghiêm túc.
Nike cho biết sau khi họ đối đầu với một trong những nhà cung cấp của mình, Tập
đồn Taekwang, về vấn đề này, công ty đã ngừng tuyển nhân viên từ Tân Cương tại một
trong những nhà máy của họ. Hãng chuyên về đồ thể thao nói rằng Taekwang nói rằng
những cơng nhân đó "có khả năng chấm dứt hoặc gia hạn hợp đồng bất cứ lúc nào". "Đây
vẫn là một vấn đề hết sức quan trọng," công ty này nói. "Chúng tơi đang tiếp tục dựa trên
chỉ đạo của chuyên gia và đang làm việc với các hãng về thương hiệu và các bên liên
quan khác để xem xét tất cả các phương pháp tiếp cận nhằm để giải quyết một cách có
trách nhiệm tình tình này."
Gap cũng cho biết họ có chính sách cấm lao động khơng tự nguyện trong chuỗi cung
ứng của mình và khơng lấy nguồn quần áo trực tiếp từ Tân Cương. "Chúng tôi cũng nhận
ra rằng một lượng đáng kể nguồn cung bông trên thế giới đã được trồng và xử lý ở đó,"
hãng này nói thêm. "Do đó, chúng tơi đang thực hiện các bước để hiểu rõ hơ n về cách
thức chuỗi cung ứng tồn cầu của chúng tơi có thể bị ảnh hưởng gián tiếp."

Các công ty khác không đồng ý việc cho rằng chuỗi cung ứng của họ có vết nhơ.
Adidas cho biết họ chưa bao giờ lấy nguồn nguyên liệu từ Tân Cương và công ty mà báo
cáo của ASPI nói là nhà cung cấp là bị trích dẫn sai. "Các tiêu chuẩn tại nơi làm việc của
adidas nghiêm cấm tất cả các hình thức lao động cưỡng bức và lao động tù nhân và được
áp dụng cho tất cả các công ty trong chuỗi cung ứng của chúng tơi," hãng này nói thêm.
"Việc sử dụng lao động cưỡ ng bức của bất kỳ đối tác nào của chúng tôi sẽ dẫn đến việc
chấm dứt hợp tác."
Apple cho biết họ đã không thấy bất kỳ vấn đề nào, mặc dù đã thực hiện một số
cuộc kiểm toán bất ngờ với nhà cung cấp lâu năm O -Film - một trong những công ty được
Bộ Thương mại Hoa Kỳ nêu tên.


16
Một số công ty Trung Quốc bị cáo buộc sử dụng lao động cưỡng bức từ công nhân
Uighur cũng đã phản bác lại những cáo buộc này. "Chúng tơi hồn tồn đã khơng, đang
khơng và sẽ khơng bao giờ sử dụng lao động cưỡng bức ở bất cứ nơi nào trong cơng ty
của chúng tơi," T ập đồn Esquel, một nhà sản xuất áo sơ mi, có trụ sở tại Hong Kong và
được cho là một nhà sản xuất cho thương hiệu như Lacoste.
Tập đồn Esquel nói thêm rằng họ đã "hết sức bất bình" bởi quyết định của Hoa K ỳ
về việc đưa họ vào danh sách đen xuất khẩu trong tuần này. "Chúng tôi đang làm việc với
tất cả các cơ quan hữu quan để giải quyết tình hình và chúng tơi vẫn cam kết với Tân
Cương vì chúng tơi tự hào về sự đóng góp của chúng tôi trong khu vực trong 25 năm
qua."
2.1.2.2: Các trại cải tạo ở Tân Cương
Trung Quốc tăng mạnh chi tiêu an ninh trong năm 2017 tại khu vực Tân Cương ở
miền viễn tây, nơi có hàng trăm ngàn người Hồi giáo bị cho là đang bị giam giữ, theo nội
dung một bản phúc trình mới. Trung Quốc nói đó chỉ là những trung tâm đào tạo nghề.
-

Quan điểm của Trung Quốc về các trại cải tạo

Trung Quốc bác bỏ việc gọi các cơ sở này là trại giam giữ. Quan chức đứng đầu khu

vực nói rằng "chương trình giáo dục và đào tạo nghề" giúp mọi người "nhận ra những sai
lầm của mình , thấy rõ đượ c bản chất và tác hại của chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực
đoan trong tơn giáo". Ơng Hu Lianhe, phó giám đốc của Cục Lao động Mặt trận Thống
nhất, thuộc Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản TQ, nói: "Các cơng dân Tân Cương,
trong đó có người Uighur, được hưở ng tự do và các quyền bình đẳng.”. "Tin nói một triệu
người Uighur đang bị giam giữ trong các trung tâm cải tạo là hồn tồn khơng đúng sự
thật," ơng nói thêm, trước khi ơng thừa nhận có các chương trình cải tạo hay tái định cư.
Tại hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc vào tháng 6/2020 Thứ trưởng bộ Ngoại
giao Trung Quốc La Ngọc Thành cho rằng những trung tâm đào tạo nghề nhằm giáo dục
và cải tạo những ngườ i dễ bị lôi kéo để trở thành phần tử gây khủng bố cực đoan và
những trại cải tạo này sẽ dần được đóng cửa khi chủ nghĩa cực đoan này biến mất khỏi
Tân Cương. Những người ở trung tâm được tự do trở về nhà thường xuyên và liên lạc với


17
gia đình. Những người đã hồn thành chương trình đào tạo, có thể tìm được việc làm,
thốt khỏi tư tưởng cực đoan và nghèo khó. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cịn cho
biết, nhờ có những trại cải tạo này mà khơng có cuộc nổi dậy, khủng bố nào ở Tân Cương
trong 4 năm (2017-2021) và người dân Tân Cương có thể sống trong mơi trường an ninh
ổn định, nâng cao chất lượng đờ i sống.
-

Quan điểm của các quốc gia phương tây về trại cải tạo
Quan hệ giữa Bắc Kinh và phương Tây căng thẳng trong 2 năm trở lại đây kể từ

2019 vì vấn đề Tân Cương. Một nhóm nước do Mỹ dẫn đầu cáo buộc Trung Quốc giam
giữ và tra tấn người Duy Ngô Nhĩ trong các cơ sở như "trại tập trung". Một số quan chức
nhân quyền của Liên Hiệp Quốc cũng bày tỏ quan ngại về vấn đề này, đồng thời nêu ra

con số hơn 1 triệu người bị giam giữ ở Tân Cương.
Mỹ đặc biệt mạnh mẽ về ngôn từ, cáo buộc Bắc Kinh phạm tội diệt chủng và tội ác
chống lại loài người. Trong những ngày cuối cùng của chính quyền Donald Trump,
Washington đã áp lệnh cấm nhập khẩu bông và các sản phẩm cà chua từ Tân Cương với
cáo buộc sử dụng lao động cưỡng bức.
Hồi cuối tháng 3/2021, Liên minh châu Âu, Mỹ và Canada đã áp lệnh trừng phạt với
các quan chức Trung Quốc đương nhiệm và về hưu từng phụ trách khu vực Tân Cương.
Những người này bị cáo buộc có liên quan tới các chương trình "triệt sản có hệ thống"
người Duy Ngơ Nhĩ.
2.2: Sự khác biệt về chế độ chính trị - rào cản đối với các doanh nghiệp nước ngồi
Ngày nay, trên thế giới, chỉ cịn 4 quốc gia theo chế độ Nhà nước Xã hội chủ nghĩa,
trong đó có Trung Quốc. Khác với tư bản chủ nghĩa thường lựa chọn chế độ đa đảng, nhà
nước theo hướng hướng Xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ mang bản chất giai cấp công
nhân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo tuyệt đối. Chính vì vậy, mức độ tự do hoạt động của
các chủ thể trong nền kinh tế cũng phần nào bị hạn chế bởi những quy định, chính sách
của Nhà nước. Đây chính là một trong những rào cản lớn nhất cho các doanh nghiệp nước
ngoài tiếp cận vào thị trường Trung Quốc.


18

2.2.1: Sự khác biệt về thể chế chính trị giữa Trung Quốc và các nước tư bản chủ
nghĩa
Xã hội chủ nghĩa là con đường mà Trung Quốc lựa chọn để xây dựng và phát triển
đất nước. Về cơ bản, Nhà nướ c Xã hội chủ nghĩa là tổ chức mà thơng qua đó, đảng của
giai cấp cơng nhân thực hiện vai trị lãnh đạo của mình đối với tồn xã hội; là một tổ chức
chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng dựa trên cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội; đó là
một nhà nước kiểu mới, thay thế nhà nước tư sản nhờ kết quả của cuộc cách mạng xã hội
chủ nghĩa; là hình thức chun chính vơ sản được thực hiện trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội. Trong khi đó, Nhà nước tư sản là kiểu nhà nước ra đờ i, tồn tại và phát triển

trong lịng hình thái kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa. Nhà nước tư sản thiết lập nguyên
tắc chủ quyền nhà nước trên danh nghĩa thuộc về nhân dân; cơ quan lập pháp là cơ quan
đại diện của các tầng lớp dân cư trong xã hội do bầu cử lập nên; thực hiện nguyên tắc
phân chia quyền lực và kiềm chế, đối trọng giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư
pháp; thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng trong bầu cử nghị viện và tổng thống; hình
thức chính thể phổ biến của nhà nước tư sản là cộng hòa và quân chủ lập hiến.
Cụ thể hơn, ta sẽ xem xét về sự khác nhau cơ bản trong cấu trúc bộ máy Nhà nước
và phân chia quyền lực giữa Trung Quốc và Mỹ để thấy được khác biệt sâu sắc về thể chế
chính trị giữa Trung Quốc với các nước tư bản chủ nghĩa.
Các nước tư bản chủ nghĩa luôn coi “Tam quyền phân lập” là học thuyết cơ bản
trong việc xây dựng và phân chia quyền lực cho bộ máy nhà nước. Lấy Hoa Kỳ làm ví dụ
điển hình, đây là một nước cộng hịa liên bang, trong đó Tổng thống, Quốc hội và tịa án
cùng nắm giữ và chia sẻ quyền lực của chính quyền liên bang theo Hiến pháp. Chính
quyền liên bang lại chia sẻ quyền lực với chính quyền của từng tiểu bang. Mơ hình này
kết hợp phân chia quyền lực theo cả chiều ngang (tam quyền phân lập) và chiều dọc (giữa
liên bang với tiểu bang).
Để phân chia quyền lực một cách công bằng, Mỹ đã lựa chọn hệ thống đa đảng (với
hai đảng chính trị lớn là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa cùng nhiều đảng phái nhỏ


19
khác). H ệ thống này khuyến khích tồn bộ cử tri thành lập nhiều nhóm đặc trưng riêng,
được cơng nhận chính thức và thường đượ c gọi là các đảng chính trị. Mỗi đảng tranh cử
từ những cử tri hợp thức (được cho phép bầu). Hệ thống đa đảng là thiết yếu trong một
nền dân chủ đại nghị, vì nó ngăn ngừa sự lãnh đạo của một đảng duy nhất dẫn đến những
chính sách khơng mang tính cạnh tranh (được đưa ra thách thức bởi các đảng phái khác)
Còn đối với Trung Quốc, chính trị của quốc gia này diễn ra dưới một hệ thống đơn
hàng. Theo chế độ Xã hội chủ nghĩa, quyền lực của nhà nước được tập trung và thực hiện
thông qua Đảng Cộng sản Trung Quốc – chính đảng duy nhất tại quốc gia này. Đảng
Cộng sản Trung Quốc sử dụng thông tin nội bộ để quản lý và theo dõi những bất đồng nội

bộ giữa nhân dân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tài liệu số 9 đã đượ c Cục Quản lý
Tập - Lý lưu hành trong Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 2013 để thắt chặt kiểm soát
hệ thống tư tưởng ở Trung Quốc để đảm bảo sự lãnh đạo tối cao của Nhà nước Cộng sản
mà không bị thách thức bởi các ảnh hưởng của phương Tây.

Quốc hội

Chủ tịch nước

Chính phủ

Toà án nhân dân tối cao

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Hình 2.2. Sơ đồ thể chế chính trị tại Trung Quốc
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp
-

Về ưu điểm:
Do là đảng duy nhất lãnh đạo chính trị, đường lối chủ trương của Đảng cầm quyền,

lãnh đạo đất nước được nhà nước thể chế hóa, các tổ chức chính trị xã hội triển khai thực
hiện tạo nên sự thống nhất trong việc đề ra và thực hiện các quyết sách chính trị, phát huy


20
mọi sức mạnh, mọi nguồn lực phục vụ xã hội phù hợp với mục tiêu chính trị của Đảng
Cộng sản Trung Quốc và do khơng có tranh giành, đấu đá giữa các đảng chính trị nên về
cơ bản chế độ chính trị của Trung Quốc tương đối ổn định.

-

Về nhược điểm:
Quyền lực tập trung vào một Đảng duy nhất trong q trình lãnh đạo tất yếu có xu

hướng quan liêu, xa rời nhân dân. Tham nhũng đã và đang là một trong những vấn đề
nhức nhối trong nội bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong năm 2019, Trung Quốc
xếp thứ 80 trong số 198 quốc gia về Chỉ số Nhận thức Tham nhũng (Corruption
Perceptions Index) của tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International)
Bên cạnh đó, Đảng C ộng sản Trung Quốc đang bị nhiều quốc gia Mỹ và các quốc
gia phát triển đánh giá là một đảng chủ quan duy ý chí và quan liêu trong xác định chủ
trương, đường lối... Một biểu hiện cụ thể là việc Chính phủ nước này mà đứng đằng sau là
Đảng Cộng sản đã đưa ra những chính sách kiểm duyệt thơng tin vô cùng bảo thủ, gắt
gao. Mọi thông tin trong nước luôn đượ c bảo mật chặt chẽ, đặc biệt là những thơng tin về
Đảng phái, chính trị, hoạt động của bộ máy nhà nước gần như không thể đượ c tìm thấy
thơng qua bất kỳ kênh thơng truyền thơng, báo đài nào. Các nội dung trên Internet được
kiểm duyệt gần như hoàn toàn đã khiến cho một số doanh nghiệp nướ c ngoài kinh doanh
trên lĩnh vực này (điển hình là Google và Microsoft) buộc phải rơi vào một trong hai tình
huống: một là thay đổi (cụ thể là hợp tác với Chính phủ trong việc kiểm duyệt và xử lý
thông tin) để tồn tại và phát triển, hai là khơng chấp nhận thay đổi thì chắc chắn thất bại
và buộc phải rút lui. Đây chỉ là một trong những dẫn chứng điển hình của việc Đảng Cộng
sản Trung Quốc lạm dụng quyền lực để bảo vệ vị thế độc tơn, vững chắc và trong sách
của mình.
Mặt khác sự khác biệt về thể chế chính trị này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ xuất hiện
những xung đột về chính trị giữa Trung Quốc và các nước tư bản chủ nghĩa khác. Những
xung đột này thường được biểu hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như xung đột về
lãnh thổ, về quân sự, về quyền dân chủ, hay thậm chí là về kinh tế. Chiến tranh thương
mại Mỹ-Trung năm 2019 không chỉ đơn thuần là một cuộc xung đột trên lĩnh vực thương



21
mại mà cịn mang màu sắc chính trị sâu sắc khi nguyên nhân sâu xa được đa số các
chuyên gia nhận định rằng xuất phát từ mâu thuẫn về bản chất, mục tiêu, phương hướng
giữa hai chế độ Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa được cụ thể hóa hơn là sự lo sợ của
Mỹ- một đại diện tiêu biểu của Tư bản chủ nghĩa- đối với tham vọng đứng đầu thế giới về
kinh tế của Trung Quốc- đại diện cho hệ thống Xã hội chủ nghĩa đang ngày càng bành
trướng và lớn mạnh.
Tóm lại, sự khác biệt về thể chế chính trị giữa Trung Quốc và các nước Tư bản chủ
nghĩa làm cho hệ thống chính trị tại quốc gia này tương đối nhạy cảm, gây khó khăn trong
việc tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Không những vậy, sự
khác biệt này còn làm nảy sinh những mâu thuẫn giữa Trung Quốc với các quốc gia khác
cũng phần nào gây ảnh hưởng, thậm chí đe dọa đến hoạt động của các doanh nghiệp
muốn khai thác thị trường vô cùng rộng mở và tiềm năng này.
2.2.2: Quy định, chính sách nghiêm ngặt đối với các doanh nghiệp nước ngồi
Theo đuổi chế độ chính trị khác biệt với đa số các quốc gia trên thế giới - chế độ Xã
hội chủ nghĩa khiến cho những quy định, chính sách của quốc gia này mang những đặc
thù nhất định vừa là thuận lợi nhưng đồng thời cũng là rào cản lớn cho các doanh nghiệp
kinh doanh quốc tế khi tiến vào thị trường tỷ dân này.Những điểm sáng cịn tồn tại trong
chính sách của Trung Quốc
2.2.2.1: Những điểm sáng trong chính sách của Trung Quốc
Năm 2018 và năm 2019, Trung Quốc liên tục được xếp vào top 10 nền kinh tế có
mức độ cải thiện môi trường kinh doanh lớn nhất thế giới; xếp hạng mơi trường kinh
doanh trên tồn cầu tăng từ vị trí thứ 78 năm 2018 lên vị trí 31 năm 2019 và 31 vào năm
2020.


22

Năm


2017

2018

2019

2020

DB Score

64.28

65.29

73.64

77.9

Xếp hạng

78

78

46

31

Bảng 2.1. Điểm số và thứ hạng của Trung Quốc trong bảng xếp hạng nền kinh tế có mức
độ cải thiện môi trường kinh doanh lớn nhất thế giới giai đoạn 2017-2020

Nguồn: World Bank
Báo cáo của World Bank đã chỉ ra thành công trong cải cách môi trường kinh doanh
của Trung Quốc do: (i) thay đổi nhận thức của lãnh đạo cấp cao; (ii) khuyến khích chính
quyền địa phương áp dụng các biện pháp cải cách riêng biệt, phù hợp với tình hình thực tế
và phổ biến rộng rãi kinh nghiệm thành công; (iii) xây dựng cơ chế khích lệ và truy cứu
trách nhiệm ở cả cấp trung ương và địa phương, hệ thống điều phối lợi ích của các bên
liên quan, tích hợp nhiệm vụ cải cách của các bộ, ban, ngành một cách hiệu quả; (iv) sự
tham gia tích cực và kết nối hiệu quả của các doanh nghiệp tư nhân; (v) vận dụng rộng rãi
công nghệ số và dịch vụ chính phủ điện tử; (vi) học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm tiên tiến
của thế giới.
Ngày 15/3/2019, H ội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc khóa XIII
đã thơng qua Luật Đầu tư nước ngồi của nước Cộng hịa nhân dân Trung Quốc (viết tắt
Luật ĐTNN). Đáng chú ý, Trung Quốc khẳng định quan điểm đối xử bình đẳng với mọi
chủ thể thị trường, trong đó có các doanh nghiệp đầu tư nước ngồi, phá bỏ các rào cản và
hạn chế khơng hợp lý, tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh. Về tiếp cận thị trường,
sẽ tiếp tục nới lỏng điều kiện tiếp cận thị trường, đồng thời ban hành danh mục thống nhất
về các lĩnh vực, ngành nghề hạn chế đầu tư, kinh doanh; các chủ thể thị trường đều có
quyền tiếp cận bình đẳng các lĩnh vực ngồi danh mục này. Ngồi ra, Chính phủ Trung
Quốc cam kết mang đến cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong và ngồi nước các điều
kiện cơng bằng trong tiếp cận nguồn nhân lực, vốn, đất đai, thuế, cấp phép…, thông qua
việc hồn thiện các dịch vụ cơng, nâng cao năng lực và trình độ của đội ngũ cơng chức
phục vụ doanh nghiệp và người dân.


×