Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

số hóa chấtcứu nghiên cứu đh năng sử dụng một tập và nghiên để điều khiển sự phát triển của tảo trong môi trường nước lợ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.8 KB, 75 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN








HUỲNH THỊ CẨM VÂN









NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG MỘT SỐ HÓA CHẤT
ĐỂ ĐIỀU KHIỂN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TẢO
TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LỢ










LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN




2006
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
4

TÓM TẮT


Để hạn chế sự phát triển quá mức của tảo và duy trì số lượng của chúng ở mức độ
cho phép, nhiều biện pháp kỹ thuật đã được đặt ra. Trong đó, việc kết tủa
Phosphorus để hạn chế tảo là một trong các biện pháp hoá học được khảo sát trong
thí nghiệm này nhằm đánh giá khả năng sử dụng các chất hoá học để điều khiển sự
phát triển của tảo trong các bể nuôi tôm Sú. Đầu tiên thí nghiệm được thực hiện để
khảo sát ảnh hưởng của Phosphorus lên sự phát triển của tảo trong bể nước lợ
15%o với hàm lượng PO
4
3-
dao động từ 0,005 ppm - 0,2 ppm. Kế tiếp tiến hành
đánh giá khả năng kết tủa Phosphorus của ba chất hoá học CaSO
4
, Ca(OH)
2


Al
2
(SO
4
)
3

. Từ đó ứng dụng ba chất này để điều khiển sự phát triển của tảo trong
các bể nuôi tôm và đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng lên tôm nuôi. Kết quả
cho thấy PO
4
3-
có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của tảo. Khi hàm lượng lân
hoà tan tăng dần thì mật độ tảo trung bình ở các nghiệm thức cũng tăng dần theo.
Trong khi đó các chất CaSO
4
, Ca(OH)
2
và Al
2
(SO
4
)
3
lại có khả năng kết tủa
Phosphrus với tốc độ phản ứng theo chiều Ca(OH)
2
> CaSO
4

>Al
2
(SO
4
)
3
. Chính vì
vậy khi sử dụng các chất trên trong bể nuôi tôm thì sự phát triển của tảo đã giảm
hơn so với bể không có hoá chất. Ở nghiệm thức CaSO
4
, mật độ tảo trung bình qua
các đợt thu là 736.986±378.701(cá thể/lít), nghiệm thức 2 là 6520654±335.024 (cá
thể/lít) và nghiệm thức 3 là 793157± 346.607 (cá thể/lít). Trong khi đó ở nghiệm
thức đối chứng (không sử dụng hoá chất), tảo phát triển đạt mật độ trung bình là
9.23940±506.438 (cá thể/lít). Sự sai biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05).
Như vậy các chất trên có khả năng hạn chế sự phát của tảo thông qua việc làm
giảm hàm lượng Phosphorus trong nước. Đồng thời mức độ tồn lưu của ba hoá
chất này đã không ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như tỷ lệ sống của tôm nuôi.











Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

5

MỤC LỤC



LỜI CẢM TẠ i
TÓM TẮT ii
MỤC LỤC iii
DANH SÁCH BẢNG v
DANH SÁCH HÌNH vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 4
2.1. Tầm quan trọng của thực vật nổi trong nuôi trồng thủy sản 4
2.2. Mối quan hệ giữa tảo với các nhân tố dinh dưỡng 5
2.3. Các chất kết tủa Phospho 6
2.3.1. Muối Almunium sulfate-Al
2
(SO
4
)
3
6
2.3.2. CaSO
4
6
2.3.3. Ca(OH)
2
hay CaHCO

3
7
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
3.1. Vật liệu thí nghiệm 8
3.2. Hoá chất 8
3.3. Tôm Sú và tảo giống 8
3.4. Phương pháp nghiên cứu 9
3.4.1. Thời gian và địa điểm 9
3.4.2. Thí nghiệm 9
3.4.2.1. Thí nghiệm 1 9
3.4.2.2. Thí nghiệm 2 10
3.4.3. Phương pháp thu và phân tích mẫu 11
3.4.3.1. Mẫu thuỷ sinh 11
3.4.3.2. Mẫu thuỷ hoá 13
3.4.3.3. Khảo sát tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm Sú 14
3.4.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 14
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 15
4.1. Thí nghiệm 1 15
4.1.1. Các yếu tố môi trường 15
4.1.1.1. Yếu tố thuỷ lý 15
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
6

4.1.1.2. Yếu tố thuỷ hoá 16
4.1.2. Thực vật nổi 21
4.1.2.1. Thành phần giống loài tảo của thí nghiệm 21
4.1.2.2. Biến động về mật độ tảo của thí nghiệm 23
4.2. Thí nghiệm 2 26
4.2.1. Thí nghiệm dẫn 26
4.2.1.1 Các yếu tố môi truờng 26

4.2.2. Thí nghiệm chính 29
4.2.2.1. Các yếu tố môi trường 29
4.2.2.2. Thực vật nổi 37
4.2.2.3. Ảnh hưởng của hoá chất đến sự phát triển của tôm 40
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
PHỤ LỤC 45


























Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
7

DANH SÁCH BẢNG

Trang
Bảng 4.1: Kết quả nhiệt độ của các nghiệm thức TN1 15
Bảng 4.2: Kết quả độ kiềm của các nghiệm thức TN1 19
Bảng 4.3: Kết quả độ cứng của các nghiệm thức TN1 19
Bảng 4.4: Thành phần loài tảo của TN1 22
Bảng 4.5: Thành phần các loài tảo của các nghiệm thức TN1 23
Bảng 4.6: Biến động số lượng trung bình của tảo TN1 24
Bảng 4.7: Kết quả nhiệt độ thí nghiệm dẫn 26
Bảng 4.8: Kết quả PO
4
3-
của thí nghiệm dẫn 27
Bảng 4.9: Kết quả độ kiềm của thí nghiệm dẫn 29
Bảng 4.10: Biến động nhiệt độ của các nghiệm thức TN2 30
Bảng 4.11: Biến động pH của các nghiệm thức TN2 30
Bảng 4.12: Biến động PO
4
3-
của các nghiệm thức TN2 31
Bảng 4.13: Biến động TAN của các nghiệm thức TN2 34
Bảng 4.14: Biến động độ kiềm của các nghiệm thức TN2 36
Bảng 4.15: Thành phần loài tảo trong TN2 38
Bảng 4.16: Mật độ tảo sau khi xử lý hoá chất kết tủa Phospho 38

Bảng 4.17: Chiều dài, trọng lượng và tỷ lệ sống của tôm Sú 40















Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
8

DANH SÁCH HÌNH

Trang
Hình 4.1: Đồ thị biến động pH theo ngày của các nghiệm thức TN1 ….16
Hình 4.2: Đồ thị biến động NO
2
-
giữa các nghiệm thức TN1 17
Hình 4.3: Đồ thị biến động NO
3
-

giữa các các nghiệm thức TN1 18
Hình 4.4: Đồ thị biến động TAN giữa các nghiệm thức TN1 18
Hình 4.5: Đồ thị biến động TP giữa các nghiệm thức TN1 20
Hình 4.6: Đồ thị biến động TKN giữa các nghiệm thức TN1 21
Hình 4.7: Biến động mật độ tảo trung bình qua các đợt thu TN1 25
Hình 4.8: Đồ thị biến động pH của các nghiệm thức TND 27
Hình 4.9: Đồ thị biến động PO
4
3-
trước va sau khi kết tủa hoá chất 28
Hình 4.10: Đồ thị biến động độ cứng trước và sau khi kết tủa Phospho 28
Hình 4.11: Đồ thị biến động pH của các nghiệm thức TN2 31
Hình 4.12: Đồ thị biến động PO
4
3-
giữa các nghiệm thức TN2 32
Hình 4.13: Đồ thị biến động NO
2
-
giữa các nghiệm thức TN2 32
Hình 4.14: Đồ thị biến động NO
3
-
giữa các nghiệm thức TN2 33
Hình 4.15: Đồ thị biến động TAN của các nghiệm thức TN2 35
Hình 4.16: Đồ thị biến động độ cứng của các nghiệm thức TN2 35
Hình 4.17: Đồ thị biến động TKN của các nghiệm thức TN2 36
Hình 4.18: Đồ thị biến động TP của các nghiệm thức TN2 37














Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long
ĐHCT: Đại Học Cần Thơ
KTS: Khoa Thuỷ Sản
TN1: Thí nghiệm 1
TND: Thí nghiệm dẫn
TN2: Thí nghiệm 2
NT1: Nghiệm thức 1
NT2: Nghiệm thức 2
NT3: Nghiệm thức 3
NT4: Nghiệm thức 4
NT5: Nghiệm thức 5
TB: Trung bình
TC: Tổng cộng
NXB: Nhà xuất bản

NXBNN: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
KH và KT: Khoa học và kỹ thuật
LVTN: Luận văn tốt nghiệp
TLTN: Tiểu luận tốt nghiệp
SX: Sản xuất















Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
10

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
Vài năm gần đây nhiều tỉnh ven biển Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đã
chuyển sang nuôi nhiều đối tượng mới như cá Chẽm, cá Kèo… để cải thiện đời
sống của bà con nông dân, nhưng nghề nuôi tôm đặc biệt là tôm Sú vẫn giữ vị trí
cao trong ngành kinh tế quốc dân và đem lại thu nhập đáng kể cho bà con nông
dân. Điển hình năm 2003, sản lượng tôm nuôi đạt 237.880 tấn. Qua đó, ta thấy

tôm Sú vẫn là đối tượng nuôi chính của bà con nông dân nhất là vùng ven biển.
Hiện nay tôm Sú được nuôi theo nhiều mô hình như quảng canh, bán thâm canh và
thâm canh. Nhưng dù ở bất cứ mô hình nào thì việc gây màu nước thông qua sự
phát triển của tảo là một kỹ thuật được thực hiện trước khi thả giống, bởi trong
môi trường nước, tảo là sinh vật có khả năng sử dụng trực tiếp các chất vô cơ để
tổng hợp nên chất hữu cơ cho cơ thể nhờ quá trình quang hợp. Chính vì vậy, tảo là
mắc xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn, tham gia vào chu trình chuyển hoá vật chất
và năng lượng từ bậc thấp đến bậc cao. Màu của các giống loài tảo tạo thành màu
nước của ao nuôi từ đó giúp ta biết được tính chất của vực nuôi giàu hay nghèo
dinh dưỡng. Đặc biệt trong ao nuôi tôm, màu nước sẽ có tác dụng tích cực đến đàn
tôm nuôi. Khi tảo trong nước quang hợp, chúng sẽ cung cấp oxy cho ao, lượng oxy
tăng góp phần làm giảm khí độc trong ao nuôi như H
2
S, NH
3
, CO
2
,…giúp tôm ăn
khoẻ và lột xác nhanh.
Tuy nhiên, khi tảo phát triển quá mức chúng cạnh tranh chất dinh dưỡng trong ao
nuôi. Và khi chết đi hàng loạt thì quá trình phân huỷ xác tảo làm tiêu hao nhiều
oxy hoà tan nhất là thời điểm cuối đêm, phóng thích CO
2
và nhiều khí độc khác
như NH
3
, H
2
S,… Hơn nữa sự nở hoa của tảo sẽ gây hại cho tôm nuôi bằng chính
độc tố của nó tiết ra.

Chính vì những giá trị hữu ích của tảo cũng như những tác hại của nó nên cần phải
theo dõi quản lý tốt môi trường nước và cần có sự tận dụng hợp lý nguồn tảo trong
ao để điều khiển theo hướng có lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên để
kiểm soát tảo, phần lớn người nuôi hiện nay thường sử dụng các chất có tính oxy
hoá mạnh như CuSO
4
, Simazine,… dẫn đến làm chết tảo hàng loạt, gây nhiều biến
động bất lợi cho môi trường nuôi. Mặt khác những hoá chất này khi sử dụng nồng
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
11

độ cao sẽ gây ngộ độc đối với tôm nuôi và ảnh hưởng tới sức khoẻ của người sử
dụng.
Nếu hạn chế sự phát triển của tảo bằng cách kiểm soát chất dinh dưỡng mà chủ
yếu là kiểm soát Nitrogen (NH
4
+
) hoặc Phospho (PO
4
3-
) trong ao nuôi là một giải
pháp tránh được những biến động bất lợi này của môi trường nuôi. Tuy nhiên so
với Nitrogen, Phospho dễ kiểm soát hơn bởi vì Phospho trong thuỷ vực tự nhiên
có rất ít. Hơn nữa phương pháp hạn chế Phospho từ chất thải nội tại thì đơn giản
và tốt hơn là kiểm soát Nitơ thông qua quá trình nitrate và khử nitrate. Thêm vào
đó, việc hạn chế Nitơ có thể được đền bù bởi quá trình cố định Nitơ từ không khí
bởi nhóm Cyanobacteria trong khi không có cơ chế đền bù Phosphrus.
Trước đây một số luận văn tốt nghiệp đại học của Khoa Thuỷ Sản Trường Đại Học
Cần Thơ cũng đã nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tảo trong môi trường
nước như:

- " Tìm hiểu sự phát triển của phytoplankton trong điều kiện tự nhiên và bón phân
tại ruộng muối Vĩnh Châu, Hậu Giang " của Nguyễn Ngọc Hỹ (1980).
- " Tìm hiểu sự ảnh hưởng của nước thải đến sự phát triển của phiêu sinh vật " của
Cao Thanh Vân (1988).
- Nguyễn Thị Diễm Châu (1994) với đề tài: " Đặc điểm phytoplankton trong hệ
thống ao ương cá tại Cần Thơ ".
- Đinh Minh Trường (2003) với đề tài: " Khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm sinh
học AGOSTIM đối với sự phát triển của thực vật nổi và vi sinh vật trong môi
trường nuôi thuỷ sản ở điều kiện thực nghiệm ".
- Nguyễn Hữu Lộc (2003) với đề tài: "Nghiên cứu sự biến động của phiêu sinh vật
trong ao nuôi tôm sú thâm canh thông qua ảnh hưởng của cải tạo môi trường
nuôi"…
Nhìn chung các nghiên cứu đã nêu bật được vai trò của các yếu tố ảnh hưởng đến
tảo. Tuy nhiên những nghiên cứu về hoá chất để điều khiển sự phát triển của tảo
thông qua phú dưỡng thực vật mà chủ yếu là Phospho trong nuôi tôm sú còn hạn
chế. Do đó từ quan điểm trên, đề tài " Nghiên cứu khả năng sử dụng một số hoá
chất để điều khiển sự phát triển của tảo trong môi trường nước lợ" được thực hiện.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
12

Mục tiêu nghiên cứu
§ Tìm ra giải pháp tốt cho việc quản lý môi trường ao nuôi bằng cách kiểm
soát sự phát triển của tảo thông qua sự điều khiển hàm lượng Phospho.
Nội dung nghiên cứu
§ Tìm hiểu ảnh hưởng của Phospho lên sự phát triển của tảo trong bể nước lợ.
§ Khảo sát khả năng kết tủa Phospho của các chất hoá học khác nhau trong bể
nước lợ mà cụ thể là CaSO
4
, Ca(OH)
2

và Al
2
(SO
4
)
3.

§ Khả năng ứng dụng các chất hoá học khác nhau để điều khiển sự phát triển
của tảo thông qua sự kết tủa Phospho trong bể nuôi tôm Sú.



















Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
13


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Tầm quan trọng của thực vật nổi trong nuôi trồng thuỷ sản
Trong thuỷ vực, tảo có khả năng tổng hợp chất vô cơ thành chất hữu cơ cho cơ
thể thông qua quá trình quang hợp. Còn cá tôm và các động vật thuỷ sinh khác
không có khả năng này nên trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng chất hữu cơ do tảo
tổng hợp. Năm 1964, ông Howard J.Dittmer khi nghiên cứu về Chlorella và
một số tảo lục khác, ông đã đi đến kết luận về tháp dinh dưỡng như sau:



Con người

Cá lớn

Cá nhỏ

Tảo Chlorella và tảo lục khác

nh sáng, nước và muối vô cơ
Qua đó cho thấy tảo là nguồn chất hữu cơ đầu tiên trong chuỗi thức ăn của thuỷ
vực. Tảo có kích thước nhỏ, thành phần dinh dưỡng tốt, phù hợp làm thức ăn
cho các thuỷ sinh vật nhỏ như ấu trùng tôm, cá, nhuyễn thể, giáp xác,…. Ngoài
ra, tảo còn là nguồn cung cấp oxy cho thuỷ vực. Khi chúng quang hợp sẽ cung
cấp oxy cho ao và góp phần làm giảm các khí độc trong ao nuôi như H
2
S, NH
3
,

CO
2
… giúp làm cho môi trường nước sạch, từ đó giúp tôm khoẻ, ăn nhiều hơn
và lột xác nhanh hơn.
Bên cạnh những lợi ích trên, khi tảo phát triển quá mức (hay gọi là hiện tượng
nở hoa của tảo) sẽ gây nhiều bất lợi cho môi trường nuôi tôm cá. Chúng cạnh
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
14

tranh chất dinh dưỡng với vật nuôi, gây thiếu oxy, đặc biệt là vào ban đêm và
khi chúng chết đi hàng loạt thì quá trình phân huỷ xác tảo gây nhiều khí độc
như H
2
S, NH
3
,… Hơn nữa một số tảo có độc tố khi nở hoa sẽ gây độc và giết
chết các sinh vật khác, gây ngộ độc cho người.
2.2. Mối quan hệ giữa tảo và các nhân tố dinh dưỡng
Trong thuỷ vực, sự phát triển của tảo phụ thuộc vào 3 yếu tố: nước, ánh sáng
mặt trời và muối vô cơ mà chủ yếu là Phospho và Nitrogen. Do đó ở một thời
điểm, chỉ cần hạn chế 1 trong 3 nhân tố trên là có thể giới hạn giới hạn sinh
khối của tảo. Tuy nhiên, các nguồn giới hạn này có thể thay đổi và việc xác
đònh đúng nguồn nhân tố giới hạn từ 3 nguồn trên trong điều kiện thực tế của
ao nuôi là điều cần thiết cho việc quản lý sự phát triển của tảo (Luuc và
ctv.1990). Và theo Round (1975), khi bất kỳ một nhóm tảo nào phát triển
chiếm ưu thế, điều này có liên quan đến khả năng dự trữ Nitrogen và Phospho
trong bản thân tảo.
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan như:
Ở Mỹ, khi nghiên cứu về yếu tố dinh dưỡng hạn chế sự phát triển của tảo trên
49 hồ thì thấy rằng Nitrogen là nhân tố giới hạn tảo ở 8 hồ trong khi đó

Phospho là nhân tố giới hạn tảo ở 35 hồ và các yếu tố dinh dưỡng khác thì hạn
chế 6 hồ còn lại. Cũng trong nghiên cứu trên cho thấy trong nước ngọt, Phospho
thường được dùng chủ yếu hơn Nitrogen, nhưng cả hai yếu tố dinh dưỡng
Phospho và Nitrogen đều được xem là nhân tố giới hạn tảo ở môi trường nước
mặn (Miller và ctv.,1974).
Theo Mc Vea, C. và Boyd, C.E (1975), Phospho rất quan trọng đối với các ao
nuôi cá ở nước ngọt đồng thời có mối tương quan chặt chẽ giữa nồng độ
Orthophosphate và Chlorophyll-a trong 12 ao nuôi có bón phân.Và theo Boyd
(1996), ở ao nước mềm có cho ăn, việc bổ sung Canxi sẽ làm giảm Phosphate
hoà tan thông qua việc hình thành kết tủa Calcium phosphate và điều này sẽ
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
15

làm hạn chế sự phát triển của tảo. Còn ion Aluminum có tác dụng tốt trong
việc kết tủa Phospho ở cả ao nước cứng và nước mềm.
Ngoài ra, theo Guilford và Hecky (2000) tổng kết các dữ liệu nghiên cứu từ cả
hai môi trường nước ngọt và nước mặn nhận thấy khi tỷ lệ phân tử gam
N:P>50, lúc đó Phospho là nhân tố giới hạn, với tỷ lệ phân tử gam N:P<20 thì
Nitrogen là nhân tố giới hạn. Tỷ lệ giữa N:P trung gian giữa 20 và 50 thì không
thể xác đònh nhân tố nào giới hạn tảo một cách rõ ràng.
Như vậy, trong phần lớn các thuỷ vực Phospho và Nitrogen là 2 nhân tố dinh
dưỡng dùng để hạn chế sự phát triển của tảo mà trong đó phần lớn người ta
dùng Phospho là nhân tố giới hạn chủ yếu (Hutchison, 1967; Edmondson, 1969)
2.3. Các chất kết tủa Phospho
Theo Welch (1980), để hạn chế sự phát triển của tảo ở các thuỷ vực nước mềm
có thể sử dụng Al
2
SO
4
nhằm kết tủa Phospho. Còn theo Wu và Boyd (1990),

CaSO
4
cũng có khả năng kết tủa Phospho. Và theo Perpas và ctv(1997), các
chất sau đây đều có thể kết tủa Phospho: CaHCO
3
, CaSO
4
, Ca(OH)
2

CaCO
3
.( Trích bởi Lam Mỹ Lan, 2004).
2.3.1.Muối Almunium sulfate-Al
2
(SO
4
)
3

Đây là chất hoà tan kém ở điều kiện PH môi trường trung tính hoặc cao,
Al
2
(SO
4
)
3
có tác dụng kết tủa Phospho hạn chế tảo.
2PO
4

3-
+ Al
2
(SO
4
)
3
-> 2AlPO
4

+ 3SO
4
3-

2.3.2. CaSO
4

CaSO
4
cũng làm giảm quá trình phú dưỡng thực vật bằng việc kết tủa Phospho.
Mặt khác, dùng CaSO
4
có thể hạ bớt pH vì canxi kết tủa carbonate.
2PO
4
3-
+ CaSO
4
-> Ca
3

(PO
4
)
2
+ 3SO
4
3-



Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
16

2.3.3. Ca(OH)
2
hay CaHCO
3

Ca(OH)
2
, CaHCO
3
được dùng như là chất diệt tảo, chúng làm đông lại và kết
tủa tảo trong nước (Murphy và ctv, 1990; Zhang và Perpas, 1996). Không giống
như xử lý bằng sulfate đồng, việc kết tủa tế bào tảo lam bằng vôi không làm
tiêu huỷ tế bào và không giải phóng chất độc từ tảo ra môi trường (Kenefick và
ctv. 1993; Lam và ctv. 1995).
Theo Murphy và ctv (1990), vôi cũng có nhiệm vụ ngăn cản sự phát triển của
tảo trong thời gian dài, làm giảm quá trình phú dưỡng thực vật bằng việc kết
tủa Phospho, ở vai trò này Ca(OH)

2
có tác dụng kết tủa tốt hơn CaHCO
3
.
2PO
4
3-
+ 3Ca(HCO
3
)
2
-> Ca
3
(PO
4
)
2
+ 6CO
2
+ 3 H
2
O
2PO
4
3-
+ 3Ca(OH)
2
-> Ca
3
(PO

4
)
2
+ 3 H
2
O
Mặt khác, khi tảo phát triển nhiều việc sử dụng Ca(OH)
2
cũng có tác dụng làm
giảm CO
2
trong nước nhằm hạn chế sự phát triển của tảo cũng là hạn chế CO
2

sinh ra do quá trình tảo tàn nhưng cần chú ý lượng Ca(OH)
2
cũng làm tăng pH
nhanh chóng và pH tăng thì NH
3
cũng tăng theo gây hại cho tôm nuôi.









Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

17


CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu thí nghiệm
• Dụng cụ và trang thiết bò:
• Bể Composite 500 L
• Xô nhựa 20 L
• Hệ thống sục khí
• Dụng cụ đo độ mặn
• Chai nhựa 1 L
• Cốc thuỷ tinh
• Ống đong nhựa 50, 100 ml
• Lame, Lamell
• Ống nhỏ giọt, ống hút
• Lọ nâu 5 ml
• Lưới phiêu sinh 27 µm
• Kính hiển vi
• Buồng đếm thực vật
• Linh tinh
3.2. Hoá chất
• Formol 38%
• Dung dòch Walne
• KH
2
PO
4
và NH
4

Cl
• Các chất kết tủa Phospho: CaSO
4
, Ca(OH)
2
, Al
2
(SO
4
)
3

3.3. Tôm Sú và tảo giống
• Tôm Sú 1 tháng tuổi
• Tảo giống thu từ nước biển tự nhiên ở ao nuôi tôm Vónh Châu.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
18

3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Thời gian và đòa điểm
• Thời gian bố trí thí nghiệm: Từ 05/2006 đến 07/2006
• Đòa điểm bố trí thí nghiệm: Khoa Thuỷ Sản (KTS)- Trường Đại Học Cần
Thơ (ĐHCT)

3.4.2 Thí nghiệm
3.4.2.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của Phospho lên sự phát triển của
tảo trong bể nước lợ
Thí nghiệm bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại
• Nghiệm thức 1: Nồng độ PO
4

3-

là 0,005 ppm ở bể nước lợ
• Nghiệm thức 2: Nồng độ PO
4
3-

là 0,05 ppm ở bể nước lợ
• Nghiệm thức 3: Nồng độ PO
4
3-

là 0,1 ppm ở bể nước lợ
• Nghiệm thức 4: Nồng độ PO
4
3-

là 0,15 ppm ở bể nước lợ
• Nghiệm thức 5: Nồng độ PO
4
3-

là 0,2 ppm ở bể nước lợ
Bố trí thí nghiệm
• Bể bố trí : 15 bể Composite 500 L, không có lót đất ở đáy bể.
• Nguồn nước: Loại bỏ Phospho trong nước máy bằng cách dùng Al
2
(SO
4
)

3

kết tủa Phospho, pha nước máy đã xử lý với nước biển (80-100%o) thành nước
15%o.
• Nguồn tảo: Tảo giống được thu từ nước biển tự nhiên cho vào bể nước lợ
15%o, nuôi cấy tảo để gia tăng mật độ trong 4-5 ngày bằng dung dòch Walne
1ml/L, sau đó cho tảo vào bể thí nghiệm với thể tích bằng 1/20 thể tích bể
• Bón KH
2
PO
4
và NH
4
Cl vào bể để tảo phát triển.
+ Lượng NH
4
Cl được bố trí theo tỷ lệ N:P=10
+ Liều lượng KH
2
PO
4
cho vào từng nghiệm thức theo nồng độ PO
4
3-
đã bố
trí
• Theo dõi sự phát triển của tảo trong 3 tuần

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
19


3.4.2.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu khả năng ứng dụng các biện pháp hoá học
để điều khiển sự phát triển của tảo trong bể nuôi tôm Sú
Thí nghiệm gồm 2 phần:
Thí nghiệm dẫn: Khảo sát khả năng kết tủa Phospho của các chất hoá học
khác nhau trong bể nước lợ.
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức và 3 lần lặp lại
• Nghiệm thức 1: Dùng CaSO
4
kết tủa hoàn toàn Phospho ở bể nước 15%o
(2,15 ppm CaSO
4
kết tủa 1 ppm Phospho)
• Nghiệm thức 2: Dùng Ca(OH)
2
kết tủa hoàn toàn Phospho ở bể nước 15%o
(1,17 ppm Ca(OH)
2
kết tủa 1 ppm Phospho)
• Nghiệm thức 3:Dùng Al
2
(SO
4
)
3
kết tủa hoàn toàn Phospho ở bể nước 15%o
(1,8 ppm Al
2
(SO
4

)
3
kết tủa 1 ppm Phospho)
Bố trí thí nghiệm
• Tổng số bể: 9 bể composite 100 L
• Nguồn nước: Pha nước máy với nước biển 80-100%o thành nước lợ 15%o
• Dùng CaSO
4
, Ca(OH)
2
, Al
2
(SO4)
3
để kết tủa phospho có trong bể
• Thu mẫu PO
4
3-
, pH, độ kiềm, độ cứng để đánh giá khả năng kết tủa
Phospho giữa các hoá chất khác nhau trong môi trường nước lợ.
Thí nghiệm chính : Khả năng ứng dụng các chất hoá học khác nhau để điều
khiển sự phát triển của tảo thông qua sự kết tủa Phospho trong bể nuôi tôm sú.
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức hoá chất và 1
nghiệm thức đối chứng. Liều lượng của các hoá chất này tương ứng với liều lượng
ở thí nghiệm dẫn, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần.
• Nghiệm thức 1: Dùng CaSO
4
, kết tủa Phospho ở bể nuôi tôm sú
(2,15 ppm CaSO
4

kết tủa 1 ppm Phospho)
• Nghiệm thức 2: Dùng Ca(OH)
2
kết tủa Phospho ở bể nuôi tôm sú
(1,17 ppm Ca(OH)
2
kết tủa 1 ppm Phospho)
• Nghiệm thức 3: Dùng Al
2
(SO
4
)
3
kết tủa Phospho ở bể nuôi tôm sú
(1,8 ppm Al
2
(SO
4
)
3
kết tủa 1 ppm Phospho)
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
20

• Nghiệm thức 4: Không dùng biện pháp kỹ thuật kiểm soát sự phát triển
của tảo trong bể nuôi tôm Sú.
Bố trí thí nghiệm
• Tổng số bể gồm 12 bể (500 L/bể), có lót một lớp đất bên dưới đáy bể dày
khoảng 5 cm.
• Nguồn nước: Pha nước máy với nước biển (80-100%o) thành nước lợ

15%o.
• Nguồn tảo: Tảo giống được thu từ nước biển tự nhiên cho vào bể nước lợ
15%o, nuôi cấy tảo để gia tăng mật độ trong 4-5 ngày bằng dung dòch Walne
1ml/L, sau đó cho tảo vào bể thí nghiệm với thể tích bằng 1/20 thể tích bể.
• Mỗi bể thả tôm sú 1 tháng tuổi với mật độ 120 con/m
2
.
+ Thức ăn: tôm được cho ăn thoả mãn với nhu cầu.
+ Cho tôm ăn 4 lần một ngày với lượng thức ăn tương đương nhau. Thời
gian cho ăn như sau:
7-8 giờ sáng
11-12 giờ trưa
4-5 giờ chiều
10-11 giờ tối
Theo dõi sự phát triển của tảo đến khi tảo phát triển nhiều (Chlorophyll-a
>200ug/l) thì dùng các hoá chất hạn chế sự phát triển của tảo.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, tôm thu được cân đo, đánh giá tăng trưởng và tỷ lệ
sống nhằm theo dõi ảnh hưởng của các chất kết tủa Phospho lên tôm.
Thí nghiệm kéo dài 1 tháng.
3.4.3. Phương pháp thu và phân tích mẫu
3.4.3.1. Mẫu thuỷ sinh: gồm chỉ tiêu đònh tính và đònh lượng phytoplankton cho
mỗi bể


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
21

Cách thu mẫu
Tuần Thí Nghiệm Chu kỳ thu mẫu Ghi chú
I 1

2
1 ngày/lần
1 ngày/lần

II 1
2
3 ngày/lần
3ngày/lần

III 1
2
3 ngày/lần
3 ngày/lần
Thí nghiệm 1
kết thúc
IV 2 1tuần/lần
V - VIII

2 1 tuần/lần

Mẫu thu vào buổi sáng (khoảng 7-8 giờ).
Thu mẫu đònh tính
Dùng ca múc nhiều điểm trong bể cho vào xô 20 L. Sau đó cho lượng nước qua
lưới phiêu sinh (27 µm). Mẫu được thu vào lọ nhựa 110 ml, cố đònh mẫu bằng
formol 2-4%.
Thu mẫu đònh lượng
Dùng ca múc nhiều điểm trong bể cho vào xô nhựa 20 L. Sau đó khuấy đều và
cho vào bình 1 L để dự trữ mẫu, cố đònh mẫu bằng formol 2-4%.
Phân tích mẫu
Phân tích đònh tính

Xem qua kính hiển vi và xác đònh thành phần giống loài dựa tảo dựa theo các
tài liệu phân loại.
Phân tích đònh lượng
Sử dụng buồng đếm Sedgweck-Raffter theo Boyd và Turker và áp dụng công
thức tính thực vật nổi:

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
22

1.000 Thể tích mẫu cô đặc (ml)
X (cá thể/l) = T x x x 1.000

AxN Thể tích mẫu nước thu(ml)
Trong đó:
• T: Số cá thể đếm được
• A: Diện tích 1 ô đếm ( mm
2
)
• N: Số ô đếm.
3.4.3.2. Mẫu thuỷ hoá: gồm các chỉ tiêu pH, nhiệt độ, NO
2
, NO
3
, TKN, TP,
PO
4
3-
, độ kiềm, độ cứng.
Cách thu mẫu và phân tích


Chỉ tiêu Dụng cụ Chu kỳ thu mẫu Phương pháp
phân tích
pH Máy đo pH Theo dõi hàng ngày

- Sáng: 7 giờ 30
- Chiều: 1 giờ 30
Lấy số liệu trực
tiếp từ máy đo pH
Nhiệt độ Nhiệt kế Theo dõi hàng ngày

- Sáng: 7 giờ 30
- Chiều: 1 giờ 30
Lấy số liệu trực
tiếp từ nhiệt kế
NO
2
-
Lọ nhựa 110 ml 6 ngày/lần Griess llosvay
NO
3
-
Lọ nhựa 110 ml 6 ngày/lần Salicylcate
Tổng Đạm
(TKN)
Chai nhựa 1 L 6 ngày/lần Indophenol blue
Tổng lân
(TP)
Chai nhựa 1 L 6 ngày/lần Molibden blue
Độ kiềm Chai nhựa 1 L 6 ngày/lần Chuẩn độ acid
Độ cứng Chai nhựa 1 L 6 ngày/lần Complexon

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
23

Các mẫu thuỷ hóa được tiến hành phân tích trong phòng thí nghiệm Khoa TS -
Trường ĐHCT.
3.4.3.3. Khảo sát tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm sú
Khi thời điểm thí nghiệm kết thúc, tôm được thu và tiến hành cân đo trọng
lượng, chiều dài tăng trưởng của tôm nuôi với ngẫu ngiên 30 con/lần và so sánh
với trọng lượng trung bình của tôm lúc bắt đầu thí nghiệm. Đồng thời đánh giá
tỷ lệ sống của tôm để biết được mức độ ảnh hưởng của hoá chất kết tủa
Phospho lên tôm.
Tỷ lệ sống
Số lượng tôm thu hoạch
Tỷ lệ sống (%) = x 100%
Số lượng tôm thả ban đầu
3.4.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Dựa vào phần mềm excel để xử lý số liệu và so sánh ANOVA (phép thử
DUNCAN test) sai biệt ở mức p<0,05 bằng chương trình Statistica 6.0 .















Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
24

CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ - THẢO LUẬN

4.1.Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của Phospho lên sự phát triển của tảo
trong bể nước lợ
4.1. 1.Các yếu tố môi trường
4.1.1.1.Yếu tố thuỷ lý
Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng cho sự phát triển của thuỷ sinh vật nói chung và
tảo nói riêng. Nhiệt độ thay đổi theo mùa nên thành phần giống loài tảo cũng thay
đổi theo mùa. Trong đó, tảo Lục và tảo Lam sống ở nhiệt độ cao, tảo Silic sống ở
sâu, nhiệt độ thấp. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của tảo là 15-30
o
C (Trương
Ngọc An, 1993).
Bảng 4.1: Kết quả nhiệt độ của các nghiệm thức TN1
Nhiệt độ (
o
C) Nghiệm Hàm
thức lượng PO
4
3-

Sáng Chiều
1 0,005 ppm 28,4±1,58 30,6±2,01

2 0,05 ppm 28,3±1,71 30,4±1,96
3 0,1 ppm 28,3±1,49 30,4±2,14
4 0,15 ppm 28,1±1,49 30,5±2,22
5 0,20 ppm 28,1±1,65
30,5±2,20
Giá trị thể hiện là trung bình±độ lệch chuẩn
Nhiệt độ của thí nghiệm dao động trong khoảng 28,3-30,7
o
C. Tuy nhiên vẫn nằm
trong giới hạn thích hợp cho sự phát triển của tảo. Các yếu tố nhiệt độ của các
nghiệm thức gần tương đương nhau nên sự phát triển của tảo giữa các nghiệm thức
chịu ảnh hưởng về mặt nhiệt độ gần như nhau.
pH
Bên cạnh nhiệt độ, pH cũng là một trong những chỉ tiêu dễ theo dõi về môi trường
nước nhưng cũng rất quan trọng đối với sống của tảo. Ngược lại sự phát triển của
tảo cũng làm ảnh hưởng đến pH.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
25

HÌNH 4.1: Đồ thị biến động pH theo ngày của các nghiệm thức TN1
Nhìn chung biên độ pH trung bình của các nghiệm thức dao động từ 8,2-8,3. Đây
là khoảng giới hạn rất thích hợp cho sự phát triển của thuỷ sinh vật nói chung và
tảo nói riêng (Nguyễn Thanh Phương và ctv. 1995). Nếu xét theo từng khoảng thời
gian, pH các nghiệm thức có khuynh hướng tăng sau 3-4 ngày bố trí. Điều đó do
tảo trong các bể phát triển tốt, quang hợp mạnh dẫn đến hiện tượng pH tăng. Sau
khoảng 5 ngày, pH có khuynh hướng giảm do hiện tượng tảo tàn làm CO
2
trong
nước cao. Gần cuối đợt thí nghiệm, pH lại tăng lên do tảo phát triển trở lại.
So sánh pH giữa các nghiệm thức khi tảo phát triển, pH của nghiệm thức 4 và

nghiệm thức 5 có xu hướng cao hơn so với các nghiệm thức còn lại. Đồng thời
trong quá trình theo dõi, bể của hai nghiệm thức này có hiện tượng tảo tàn sớm
hơn so với nghiệm thức 1, 2 và 3. Sở dĩ như vậy là do hàm lượng phosphate trong
các bể của nghiệm thức 4 và 5 cao hơn so với các bể còn lại nên tảo phát triển
mạnh và chóng tàn hơn. Kết quả là pH của các bể này cao hơn các nghiệm thức
khác.
4.1.1.2.Yếu tố thủy hóa
Nitrite (NO
2
-
)
Nitrite là sản phẩm của sự biến đổi từ Amonia (NH
3
) và Amonium (NH
4
+
) do sự
tác dụng của vi khuẩn Nitromonas sp Khi tảo phát triển và tàn đi đều ảnh hưởng
đến hàm lượng NO
2
-
.



8.0
8.0
8.1
8.1
8.2

8.2
8.3
8.3
8.4
8.4
8.5
1
0
12
14
16
18
20
22
2
4
2
6
28
30
Ngày
pH
NT1
NT2
NT3
NT4
NT5
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
26


HèNH 4.2: th bin ng NO
2
-
gia cỏc nghim thc TN1
Qua hỡnh 4.2, hm lng NO
2
-
ca cỏc nghim thc trong thớ nghim tng i
thp v bin ng khỏc nhau gia cỏc t thu mu. Trong t 2, do hin tng to
phỏt trin mnh v tn i, quỏ trỡnh phõn hu xỏc to lm hm lng NO
2
-
tng
cao hn so vi t 1. Trong t 3, hm lng NO
2
-
cú khuynh hng gim xung
nhng sau ú ó tng tr li t 4 do to tip tc b tn i.
Xột cỏc nghim thc, hm lng NO
2
-
tng dn t NT1-> NT5. S d nh vy l
do to trong cỏc b ny cú khuynh hng phỏt trin theo hm lng phosphate.
Khi hm lng PO
4
3-
tng dn thỡ to phỏt trin mnh dn v chớnh s phõn hu
xỏc to lm cho hm lng NO
2
-

tng dn theo cỏc nghim thc.
Nitrate (NO
3
-
)
Khỏc vi Nitrite, Nitrate (NO
3
-
) khụng c i vi thu sinh vt. õy l cht dinh
dng c thc vt thu sinh hp thu v chuyn hoỏ thnh cht hu c thụng qua
quỏ trỡnh quang hp. Nhỡn chung hm lng NO
3
-
ca cỏc nghim thc tng i
thp dao ng trong khong 0,641-0,969 ppm v cú s bin ng khỏc nhau t
t 1 n t 5 (Hỡnh 4.3). Hm lng NO
3
-
cú khuynh hng tng dn t t 1
n t 2. iu ú l do s tn li ca to u t 2 lm cho NO
2
-
tng cao dn
n quỏ trỡnh nitrate hoỏ din ra mnh, mt phn NO
2
-
chuyn hoỏ thnh NO
3
-
. Kt

qu, hm lng NO
3
-
t 2 cao hn t 1. Trong t 3, to bt u phỏt trin tr
li v hp thu NO
3
-
cho quỏ trỡnh quang hp nờn hm lng NO
3
-
bt u gim
xung. Cui cựng t 4, hm lng NO
3
-
li tng tr li.


0.000
0.010
0.020
0.030
0.040
0.050
0.060
ẹụùt 1ẹụùt 2ẹụùt 3ẹụùt 4
Nong ủoọ (ppm)
NT1
NT2
NT3
NT4

NT5
Trung tõm Hc liu H Cn Th @ Ti liu hc tp v nghiờn cu
27

HÌNH 4.3: Đồ thị biến động NO
3
-
giữa các nghiệm thức TN1
Ở nghiệm thức 1 và nghiệm thức 2, hàm lượng NO
3
-
qua các đợt thu luôn ở mức
thấp hơn so với các nghiệm thức khác. Điều đó do hàm lượng PO
4
3-
ở các bể này
thấp hơn so với các bể còn lại nên tảo ở các bể của hai nghiệm thức trên phát triển
chậm hơn. Chính vì vậy hàm lượng NO
3
-
của nghiệm thức 1 và 2 luôn nhỏ hơn các
nghiệm thức còn lại.
Total amonium (TAN)
Hàm lượng TAN tăng dần từ nghiệm thức 1 đến nghiệm thức 5 là do được bổ sung
cùng với hàm lượng PO
4
3-
trước khi bố trí thí nghiệm theo tỷ lệ N:P=10.
HÌNH 4.4: Đồ thị biến động TAN giữa các nghiệm thức TN1
Đồ thị Hình 4.4 biểu thị hàm lượng TAN của các nghiệm thức đều giảm dần về

cuối thí nghiệm. TAN là thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với đời sống của
tảo. Chính vì vậy khi tảo phát triển mạnh thì hàm lượng đạm này được tảo hấp thu
nên đã giảm dần vào cuối đợt thu. Ở nghiệm thức 4 và nghiệm thức 5 do hàm
lượng PO
4
3-
và NH
4
+
cao hơn so với các nghiệm thức còn lại nên tảo ở các bể này
phát triển mạnh.Chính vì vậy hàm lượng TAN ở hai nghiệm thức này đã giảm
0.40
0.50
0.60
0.70
0.80
0.90
1.00
Ñôït 1 Ñôït 2Ñôït 3Ñôït 4
Noàng ñoä (ppm)
NT1
NT2
NT3
NT4
NT5
0.000
0.200
0.400
0.600
0.800

1.000
1.200
1.400
1.600
1.800
Ñôït 1Ñôït 2Ñôït 3Ñôït 4
Noàng ñoä (ppm)
NT1
NT2
NT3
NT4
NT5
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

×