MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN TĂNG CƯỜNG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở CHƯƠNG MỸ HÀ TÂY.
I. Những chủ chương, biện pháp thúc đẩy Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
phát triển tại địa bàn của Huyện.
Những năm qua Huyện uỷ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đã có nhiều nghị
quyết chuyên đề, chương trình hành động nhằm thúc đẩy công nghiệp – tiểu thủ
công nghiệp phát triển.
UBND huyện đã có kế hoạch triển khai cụ thể từng chủ trương của Huyện
uỷ, thường xuyên kiểm tra sơ tổng kết rút ra kinh nghiệm.
Lập quỹ khuyến công để mở lớp học nghề (huyện Chương Mỹ có từ năm
1996, tỉnh Hà Tây có từ năm 1999). Hàng năm huyện trích từ 30-50 triệu đồng
kết hợp với nguồn kinh phí khuyến công của Tỉnh hỗ trợ các lớp học nghề cho
các xã.
Động viên các chủ doanh nghiệp đỡ đầu các lớp học nghề, trực tiếp tuyển
chọn giáo viên dạy nghề, đồng thời tiêu thụ sản phẩm do các lớp sản xuất ra.
Mục tiêu của Huyện năm 2004 và những năm tiếp theo:
(theo báo cáo tóm tắt tình hình phát triển CN-TTCN trên địa bàn Huyện)
Căn cứ vào các chỉ tiêu do đại hội Đảng bộ huyện Chương Mỹ lần XX, các
chương trình hành động của Huyện uỷ – UBND huyện về việc thực hiện nghị
quyết của Đảng, Nghị quyết củ HĐND huyện khoá 16 kỳ họp thứ 10.
Ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Huyện Chương Mỹ phấn đấu:
• Mục tiêu năm 2004:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế 10% trở lên. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp
– XDCB đạt: 788 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ.
Trong đó: Giá trị sản xuất công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp: 182 tỷ tăng
20% so với cùng kỳ.
Giá trị xuất khẩu đạt 96 tỷ tăng 27% so với cùng kỳ.
Cơ cấu công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp xây dựng cơ bản đạt 214 tỷ
chiếm 28%, tăng 17% so với năm 2003.
Tiếp tục khảo sát đề nghị trên công ngận 5 làng nghề.
• Mục tiêu năm 2005:
Tôc độ tăng trưởng là 13% trở lên. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp –
XDCB đạt 945 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ.
Trong đó: Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 215 tỷ tăng
18% so với cùng kỳ.
Giá trị xuất khẩu 120 tỷ tăng 25% so với cùng kỳ.
Cơ cấu công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp xây dựng cơ bản đạt 257 tỷ
chiếm 30%, tăng 20% so với năm 2004.
Phát triển nhân rộng ngành nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp, năm 2005 có
70% số làng trong Huyện có nghề, 20 làng được UBND tỉnh công nhận, 12.000
hộ sản xuất Tiểu thủ công nghiệp.
II. Các giải pháp góp phần tăng cường sự phát triển của các làng nghề trên
địa bàn huyện Chương Mỹ-Hà tây.
1. Quy hoặch và giải quyết mặt bằng sản xuất cho các làng nghề cần được
làm sớm.
- Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh nói chung và
làng nghề nói riêng là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Do vậy, phát triển làng nghề phải gắn với quy hoạch kinh tế – xã hội, quy
hoạch phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của Tỉnh, huyện, xã, thậm
chí của từng vùng. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể làng nghề, cần xây dựng
quy hoạch chi tiết cho từng làng nghề về khu dân cư, khu sản xuất, giao thông,
điện nước … phòng Công nghiệp phố hợp với Sở công nghiệp phố hợp với
các ngành xây dựng, Địa Chính, Giao thông, Thương mại, Du lịch … và các
xã, vùng trong huyện để xây dựng công nghiệp theo hướng phát triển ngành
nghề, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp theo định hướng phát triển kinh tế
của huyện, mục tiêu của tỉnh, phòng công nghiệp phối hợp với các ban ngành
có liên quan hướng dẫn các làng nghề xây dựng quy hoạch, xây dựng nông
thôn mới, UBND Huyện kết hợp với Sở văn hoá-thông tín giúp các làng nghề
xây dựng làng văn hoá, kết hợp với Sở Khoa học công nghệ môi trường giúp
các làng nghề xây dựng phương án xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.
- Từ năm 1999, các dự án phát triển làng nghề từ UBND tỉnh được đưa vào kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm của địa phương và được các cấp, các
ngành chỉ đạo, tạo điều kiện cho vay vốn, giúp tiêu thụ sản phẩm đầu ra.
- Mặt bằng cho các làng nghề đang trở thành vấn đề bức xúc. Do tính chất quan
trọng của làng nghề hiện tại và những năm tới, cần có nhận thức đúng và đầy
đủ vấn đề này. Nghĩa là giải quyết mặt bằng cho các làng nghề phải bình đẳng
như giải quyết mặt bằng đối với doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư
nhân, công ty TNHH …
2. Về thị trường thiêu thụ sản phẩm.
- Uỷ ban nhân dân huyện, tỉnh hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành
phần kinh tế nói chung và làng nghề nói riêng tiếp cận, tìm kiếm, khai thác,
mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước, tạo cơ hội giao lưu thương mại
thông thoáng, thành lập tổ chức xúc tiến thương mại, thành lập Hiệp hội
ngành nghề từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Sở công nghiệp phối hợp với
Sở thương mại, Hội đồng liên minh HTX, Ban dân vận Huyện, Tỉnh và các
ngành có liên quan để nhằm hướng dẫn tổ chức các làng nghề, ngành nghề
thành lập Hiệp hội ngành nghề góp phần làm tăng sức mạnh, tăng sức cạnh
trang trên thị trường trong sản xuất kinh doanh cũng như ở khâu tiêu thụ sản
phẩm. Nhất là ngành hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, cũng có thể thành lập
công ty cổ phần ở cấp tỉnh với sự tham gia của nhà nước (Công ty xuất nhập
khẩu) và các tư nhân có tư cách pháp nhân, có vốn đang hoạt động trong việc
bán hàng ra nước ngoài. Tổ chức này có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và là tổ chức đại diện cho lĩnh vực xuất khẩu trong toàn Huyện. Có như
vậy mới tập hợp được sức mạnh về vốn, trí tuệ và kinh nghiệm.
- Tổ chức hội chợ (trong nước và nước ngoài) hàng năm dành một khoản ngân
sách của cấp tỉnh, huyện, xã cho lĩnh vực này. Các thị trấn dành vị trí thuận
tiện để tổ chức các trung tâm, cửa hàng để giới thiệu sản phẩm.
- Tổ chức tiếp thị, thông tin dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm, chống ép cấp,
ép giá đối với sản phẩm làng nghề. Sở tài chính-Vật giá phối hợp với Sở
thương mại, Sở công nghiệp để có bản tin hàng tháng về vấn đề này. Các tổ
chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động tiêu thụ sản
phẩm làng nghề được tạo mọi điều kiện thuận lợi như đối với cơ sở sản xuất
làng nghề.
- Để thực hiện chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất của làng nghề và lành mạnh
hóa thị trường trong tỉnh, các ngành: Công An, Quản lý thị trường, Hải quan
và các ngành khác có liên quan cần kiên quyết chống buôn lậu, làm hàng giả,
gian lận trong thương mại.
- Sở thương mại chỉ đạo Công ty xuất nhập khẩu tỉnh tìm thị trường và tập
trung cho việc xuất khẩu hàng địa phương, nhất là hàng thủ công mỹ nghệ và
nông sản thực phẩm.
3. Về nguyên liệu cho quá trình sản xuất.
- Xúc tiến quy hoạch và hình thành sớm các vùng nguyên liệu tập trung. Thực
hiện có hiệu quả chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo
hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá. Trước mắt chú ý chuyển đổi cơ cấu cây
trồng vật nuôi, đảm bảo số lượng và chất lượng tốt nhất cho phát triển công
nghiệp chế biến nói chung và công nghiệp chế biến trong làng nghề nói riêng.
- Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế – xã hội của từng vùng, cần hình thành
các tổ chức dịch vụ khai thác, cung cấp vật tư, nguyên liệu, đảm bảo ổn định
cho sản xuất. Chi cục kiểm lâm nhân dân có kế hoạch xin chỉ tiêu gỗ hàng
năm của Trung Ương và ưu tiên bán gỗ thu hồi từ vận chuyển trái phép cho
các cơ sở sản xuất hàng mộc xuất khẩu.
- Uỷ ban nhân dân tỉnh sớm có chủ trương bảo hiểm, trợ giá đối với một số loại
cây trồng, nguyên liệu, khuyến khích phát triển, cung cấp nguyên liệu ổn định
cho công nghiệp chế biến xuất khẩu.
4. Về nguồn vốn đầu tư.
- Các nguồn vốn tín dụng đầu tư, quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia, quỹ quốc gia xúc
tiến việc làm, ngân hàng phục vụ người nghèo, các ngân hàng thương mại, các
tổ chức tín dụng, các tổ chức xã hội có vốn cho vay cần ưu tiên cho các làng
nghề vay vốn với lãi suất thấp và thời hạn vay hợp lý.
- Tổ chức cơ quan tư vấn giúp đỡ cơ sở sản xuất làng nghề xây dựng các dự án
đầu tư chiều sâu, đầu tư phát triển sản xuất khả thi, hiệu quả và tạo điều kiện
để cơ sở được vay vốn thuận lợi. Trước mắt, Cục Đầu tư và phát triển tỉnh
phối hợp với Sở Kế hoạch-Đầu tư cần xem xét một số hộ ở các làng nghề lập
dự án cho vay vốn quỹ hỗ trợ quốc gia, vốn tín dụng ưu đãi.
- Thành lập công ty cổ phần, HTX cổ phần, doanh nghiệp tư nhân ở các làng
nghề; đây là điều kiện để thu hút vốn của nội bộ và đầu tư từ bên ngoài.
- Các cơ sở sản xuất trong làng nghề đầu tư phát triển ngành nghề mà Nhà nước
và địa phương khuyến khích do Uỷ ban nhân dân quy định, thì được dùng tài
sản hình thành từ vốn vay (nếu tài sản hiện có không đủ để thế chấp) để thế
chấp vay vốn ngân hàng và được Uỷ ban nhân dân huyện tái bảo lãnh vốn, với
mức bảo lãnh tối đa 120 triệu đồng trên một dự án. Nừu vốn vay thế chấp (nếu
tài sản hiện có không đủ để thế chấp). Các ngành hàng thương mại và các quỹ
đầu tư, tổ chức tín dụng nâng cao trách nhiệm trong việc tạo điều kiện cho sản
xuất trong các làng nghề vay trên cơ sở thẩm định các dự án khả thi và hiệu
quả.
- Ở các cấp, nhất là cơ sở cần hình thành các quỹ khuyến khích phát triển nghề,
nguồn vốn này ưu tiên cho vay với lãi suất thấp để đầu tư chiều sâu đổi mới
công nghệ.
- Trên cơ sở tăng cường kiểm tra may móc thiết bị của các doanh nghiệp nhà
nước, nếu xét thấy không cần dùng thì ưu tiên bán với giá hạ cho các làng
nghề nếu có yêu cầu với phương thức trả chậm.
5. Đối mới công nghệ thiết bị và bảo vệ môi trường.
- Uỷ ban nhân dân Tỉnh sớm ban hành quy định khuyến khích các cơ sở sản
xuất trong các làng nghề đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ thiết bị theo
phương châm: Kết hợp hợp lý công nghệ tiên tiến và công nghệ cổ truyền, lựa
chọn công nghệ phù hợp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Thực hiện chính sách ưu đãi về thuế, vốn vay đối với các làng nghề sản xuất
công nghiệp tiểu thủ công nghiệu vay vốn đổi mới thiết bị công nghệ mang lại
hiệu quả kinh tế cao. Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ về tư
vấn pháp lý dịch vụ, tư vấn quản lý kinh doanh, cung cấp thông tin chuyển
giao công nghệ, kỹ thuật. Hàng năm có kế hoạch đầu tư nghiên cứu khoa học,
công nghệ cho các chương trình đầu tư đổi mới công nghệ nâng cao chất
lượng sản phẩm, hỗ trợ vốn để trang bị kỹ thuật, nghiên cứu ứng dụng, thiết
kế chế tạo, cải tiến mẫu mã sản xuất truyền thống; Nhà nước bảo hộ quyền sở
hữu công nghiệp của các cơ sở sản xuất. Huyện phối hợp với Sở công nghiệp,
phối hợp với Sở khoa học-công nghệ môi trường và các ngành có liên quan để
hướng dẫn các làng nghề thực hiện có hiệu quả vấn đề trên.
- Thường xuyên tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hỗ trợ về thông tin kỹ thuật
để các cơ sở sản xuất có điều kiện xử lý, giảm gây ô nhiễm môi trường từ sản
xuất. Mặt khác Nhà nước cần có sự hỗ trợ thông qua quy hoạch xây dựng các
khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở huyện thị trấn, với hệ thống cơ sở hạ
tầng hoàn chỉnh dễ dàng cho việc kiểm tra soát ô nhiễm, xử lý chất thải, bảo