Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

tiểu luận đạo đức kinh doanh và nh ng ữ vấn đề đạo đức đang nổ i lên hiện nay của các doanh nghiệ ệ p vi t nam và các giải pháp đề xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.01 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA QUẢN TRỊ

TIỂU LUẬN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC ĐANG NỔI LÊN HIỆN NAY
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ CÁC
GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
BỘ MÔN QUẢN TRỊ HỌC
NGUYỄN THIÊN KIM THỊNH

TP Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 12 năm 2021


ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA QUẢN TRỊ

TIỂU LUẬN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC ĐANG NỔI LÊN HIỆN NAY
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ CÁC
GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
Môn học: Quản trị học
Giảng viên: TS.Lê Việt Hưng
Mã lớp học phần: 21C1MAN50200134
Sinh viên: Nguyễn Thiên Kim Thịnh
Khóa – Lớp: Khóa 47 – Lớp ADC03
MSSV: 31211027016

TP Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 12 năm 2021



MỤC LỤC
Tài liệu tham khảo ................................................................................................... 1
Mở đầu ...................................................................................................................... 2
Lý do chọn đề tài..................................................................................................... 2
Thực trạng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay............................................ 2
Nội dung .................................................................................................................... 4
1. Khái quát về đạo đức kinh doanh ...................................................................... 4
1.1 Khái niệm đạo đức kinh doanh ...................................................................... 4
1.2 Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh................................ 4
1.3 Vai trò của đạo đức kinh doanh .................................................................... 5
2. Thực trạng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam và giải pháp đề xuất .................... 6
2.1 Thực trạng đạo đức kinh doanh hiện nay ở Việt Nam ................................6
2.2 Giải pháp đề xuất...... ...................................................................................8
Kết luận ...................................................................................................................11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Xuân Long. (2017, July 13). Formosa đứng đầu các vụ gây ô nhiễm
năm 2016. BÁO TUỔI TRẺ. Retrieved Decemer 12, 2021 from
/>2. Ngọc Lan. (20021, July 28). Bàn về đạo đức kinh doanh của doanh
nghiệp Việt Nam. WAY. Retrieved December 12,2021 from
/>3. Thùy Dương. (2021, December 7). Văn hóa kinh doanh – chìa khóa
thành cơng của các doanh nghiệp lớn. BNEWS. Retrieved December
12, 2021 from
/>4. Richard L. Daft. (1976). New Era of Management 11th edition.
Cengage Learning.

1



MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Trên đà phát triển của đất nước, bất kì lĩnh vực kinh doanh nào cũng đã và đang
xuất hiện rất nhiều doanh nghiệp cùng cạnh tranh và tham gia sản xuất cũng như
kinh doanh ở Việt Nam. Trong đó chúng ta phải kể đến sự dồi dào và phong phú
của nguồn lực của mỗi doanh nghiệp. Nguồn lực dồi dào thôi chưa đủ, để một doanh
nghiệp có thể phát triển và vững mạnh ta phải nói đến văn hóa kinh doanh mà nổi
bật nhất là về đạo đức của mỗi cá nhân, mỗi tập thể, mỗi doanh nghiệp kinh doanh
hay còn gọi là đạo đức kinh doanh.
“Có tài mà khơng có đức là người vơ dụng. Có đức mà khơng có tài thì làm việc
gì cũng khó”. Có thể nói, đạo đức ln là thứ có thể giúp chúng ta đánh giá một con
người cũng như q trình phát triển của người đó. Đối với doanh nghiệp cũng vậy,
người làm kinh doanh càng phải là người có đạo đức và được giáo dục tốt.
Văn hóa doanh nghiệp cũng là một trong những điều luôn được chú trọng và được
xem là chìa khóa, yếu tố cốt lõi quyết định sự tăng trưởng bền vững của doanh
nghiệp bởi lẽ nó đã thể hiện đạo đức kinh doanh của chính doanh nghiệp ấy.
Đứng trước nhiều sự thay đổi về mọi mặt do sự phát triển đột ngột của công nghệ
thông tin và đại dịch COVID-19, tốc độ tăng trưởng kinh tế của mỗi một doanh
nghiệp nói riêng và cả nước nói chung đều đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhưng
nhờ vào văn hóa kinh doanh văn minh, mỗi doanh nghiệp dường như đã tìm thấy
chìa khóa giúp doanh nghiệp của mình có thể đứng dậy, vượt qua khó khăn và trụ
vững trong đại dịch.
Có thể nhận thấy, đạo đức kinh doanh có vai trị to lớn đối với sự phát triển của
mỗi doanh nghiệp, cũng từ đây, các nhà kinh tế đã chứng mình được lợi nhuận của
doanh nghiệp ln gắn liền với đạo đức. Chính vì vậy, nếu khơng hiểu được vai trị
của đạo đức kinh doanh hay khơng có ý thức xây dựng đạo đức kinh doanh thì việc
đi tới đỉnh thành cơng của mỗi doanh nghiệp sẽ rất khó khăn.
Vì vậy bài tiểu luận này sẽ khai thác rõ nét về đạo đức kinh doanh cũng như những
vấn đề đạo đức kinh doanh đang nổi lên hiện nay tại Việt Nam từ đó đề xuất một số

giải pháp giải quyết
Thực trạng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay
Đạo đức kinh doanh có lẽ vẫn là vấn đề mới ở Việt Nam. Các khái niệm cũng như
vấn đề về đạo đức kinh doanh, văn hóa kinh doanh hay văn hóa doanh nghiệp đều
mới chỉ nổi lên từ khi Việt Nam thức hiện chính sách đổi mới và tham gia vào q
trình quốc tế hóa và tồn cầu hóa 1991. Do vậy, nên chúng ta vẫn chưa hiểu được
rõ nét về khái niệm đạo đức kinh doanh từ đó đã xuất hiện những doanh nghiệp vi
phạm đạo đức kinh doanh, lừa đảo khách hàng và gây tổn thất lớn đối với tốc độ
tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

2


Nhưng khi nhìn về hướng tích cực, dựa vào một số kết quả phân tích các số liệu
và những tài liệu thu thập qua sách báo chúng ta cũng nhận được một số kết quả khả
quan:
 Nhận thức của người Việt Nam về đạo đức kinh doanh: Người làm về kinh
doanh nói riêng và cả nước nói chung đã và đang có những bước đầu trong việc
thay đổi và nhận định về đạo đức kinh doanh.
 Trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội: mỗi doanh nghiệp ở Việt Nam đã
nhận định và xác định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trên 2 khía cạnh chất
lượng hàng hóa và vấn đề bảo vệ môi trường.
 Vấn đề về sỡ hữu trí tuệ (intellectual property) ở Việt Nam: Rất nhiều doanh
nghiệp đã biết cách sử dụng nguồn nhân lực của mình một cách hiệu quả cũng như
việc khai thác trí tuệ từ nguồn nhân lực ấy cũng ngày càng được mở rộng.
 Quan hệ chủ doanh nghiệp và người lao động: Nhờ chính sách đổi mới nói trên,
mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động cũng dần được cải thiện
hơn trước. Bên cạnh đó, người lao động cịn được hưởng những chế độ đãi ngộ
hợp lí từ đó đời sống của họ cũng dần được nâng cao.
 Quan hệ về mặt đạo đức của doanh nghiệp với các nhà đầu tư: Đây có lẽ vẫn

là khái niệm vẫn còn khá mới nhưng các doanh nghiệp của Việt Nam cũng đã có
những thay đổi tích cực. Ta có thể nhận thấy sự tích cực, hiệu quả ấy qua các hợp
đồng làm ăn của các doanh nghiệp khi giao lưu và hợp tác với các nước khác.Nhờ
bản tính thân thiện, chất phát của người Việt Nam bấy lâu nay mà các chủ đầu tư
cũng đã có cái nhìn thiện cảm hơn so với các doanh nghiệp Việt Nam.

3


NỘI DUNG
1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
1.1 Khái niệm đạo đức kinh doanh
“Khái ni ệm đạo đức rất khó để định nghĩa một cách rõ ràng. Theo ý nghĩa tổng
quát, đạo đức là một bộ quy tắc về đạo lý và những giá trị điểu khiển hành vi của
một cá nhân hay một nhóm được dùng để đánh giá điều gì là đúng hay sai.”

Việc nghiên cứu đạo đức là một truyền thông lâu đời đối với xã hội lồi người
và chúng ta cũng có thể nhận định rằng: Đạo đức kinh doanh là một khái niệm
không cũ nhưng cũng khơng mới. Có ý kiên cho rằng “Đạo đức kinh doanh là
hành vi đầu tư cho tương lai. Khi các doanh nghiệp tạo tiếng t ốt sẽ lôi kéo khách
hàng. Và đạo đức xây dựng trên cơ sở khơi dậy nét đẹp tiềm ẩn trong mỗi con
người luôn được thị trường ủng hộ”.Được chia sẻ Stoner và các đồng tác giả :
“Đạo đức kinh doanh là hệ thông các nguyên tắc luân lý áp dụng trong thế giới
thương mại, là những chỉ dẫn các hành vi đượ c chấp nhận trong cả chiến lược
và vận hành hàng ngày của tổ chức. Phương thức hoạt động có đạo đức ngày
càng trở nên cần thiết trong tìm kiếm thành cơng và xây dựng hình ảnh tích cực
của mỗi doanh nghiệp”. Hay định nghĩa “Đạo đức kinh doanh là tất cả những
quy tác, tiêu chuẩn, chuẩn m ực đạo đức hoạc luật lệ để cung cấp chỉ dẫn về
hành vi ứng xử chuẩn mực và sự trung thực (của một tổ chức) trong những
trường hợp nhất định”. Được chia sẻ bởi giáo sư Phillip V.Lewis.

Xét cho cùng, cách hiểu về khái niệm đạo đức kinh doanh cốt lõi cơ bản có xu
hướng về tính nhân văn trong kinh doanh; bên cạnh đó, nó cịn dần trở thành
phương thức kinh doanh của một doanh nghiệp.
1.2 Các nguyên tác và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh
Nhắc đến đạo đức chúng ta thường nghĩ đến những quy tắc, chuẩn mực và
chúng ta thường dựa vào đó để đánh giá một con người. Trong kinh doanh cũng
vậy, khi đánh giá đạo đức kinh doanh của một doanh nghiệp, các nguyên tắc và
chuẩn mực là những tiêu chí hàng đầu cần lưu ý, cụ thể như sau:
 Tính trung thực
Đối với kinh doanh, trung thực ở đây cũng có nghĩa là chấp hành luật
pháp của nhà nước, không làm ăn phi pháp cũng như không dùng các thủ
đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời. Phải biết giữ lời hứa, giữ chữ tín, ln
giữ vững lập trường và nhất quán trong lời nói và hành động.
 Sự tôn trọng giữa người với người
Sự tôn trọng có lẽ là điều cần thiết và quan trọng nhất trong mối quan
hệ giữa người với người trong kinh doanh
+Với cộng sự và cấp dưới: tôn trọng ở đây là coi trọng phẩm giá, quyền
lợi và ý kiến của họ; tôn trọng tiềm năng, cơ hội phát triển của nhân viên
và quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do của họ.
4


+Với khách hàng: tuân thủ” khách hàng là thượng đế” tơn trọng nhu cầu
cũng như sở thích và tâm lý của khách hàng
+Với doanh nghiệp cạnh tranh: Tôn trọng lợi ích và quyền lợi riêng của
đối thủ, cạnh tranh công bằng.
 Trách nhiệm với cộng đồng & xã hội
Mỗi cá nhân, mỗi tập thể, mỗi doanh nghiệp dù có thành công và phát
triển lớn mạnh như nào vẫn luôn gắn liền với lợi ích của cộng đồng, xã
hội. Mỗi cá nhân trong doanh nghiệp là mỗi mảnh ghép có trách nhiệm

tích cực góp phần giải quyết những vấn đề chung của xã hội, từ đó giúp
cho đất nước ngày càng phát triển.
1.3 Vai trò của đạo đức kinh doanh
1.3.1 Đối với doanh nghiệp
Đạo đức kinh doanh giúp điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh
Đạo đức kinh doanh đã giúp bổ sung và kết hợp với phấp luật điều chỉnh
các hành vi kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật và quỹ đạo của các
chuẩn mực đạo đức xã hội.
Nói cách khác, đạo đức kinh doanh và pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau. Pháp luật càng đầy đủ, chặt chẽ và được thi hành nghiêm chỉnh
thì đạo đức của mỗi người cũng được đề cao, cành hạn chế được sự kiếm
lợi phi phám, tham nhũng cũng như bn lậu,..
Đạo đức kinh doanh góp phần đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp
Ngày nay, phần thưởng to lớn và đáng quý nhất đối với mỗi doanh
nghiệp là sự tín nhiệm, tin tưởng của các nhân viên, khách hàng và cơng
luận. Một doanh nghiệp muốn có được sự cơng nhận ấy trước hết phải là
doanh nghiệp quan tâm và chăm chút đến đạo đức.
Một khi đảm bảo trách nhiệm đạo đức kinh doanh và đạo đức xã hội
tương ứng, các quyết định kinh doanh bao gồm hiệu quả trong các hoạt
động sản xuất đều tăng cao. Bên cạnh đó, sự tận tâm và tuân thủ đạo đức
của các nhân viên cũng giúp cho chất lượng sản phẩm được cải thiện.
Đạo đức kinh doanh cũng chính là nền tảng giúp cho một doanh nghiệp
có thể nhận được sự tin tưởng và hài lòng từ khách hàng.
Đạo đức kinh doanh tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp
Có thể hiểu đơn giản, đạo đức giúp nâng cao chất lượng sản phẩm của
doanh nghiệp từ đó đã giúp doanh nghiệp nhận được sự tin cậy và quan
tâm cũng như sự trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp. Nhờ
vậy, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng dần được nâng cao.
Dựa theo kết quả của một nghiên cứu tiến hành với 500 tập đoàn lớn
nhất ở Mỹ thì những doanh nghiệp cam kết thực hiện các hành vi đạo đức

và chú trọng đến việc tuân thủ các quy định đạo đức nghề nghiệp thường
đạt được thành cơng lớn về mặt tài chính. Nhờ vậy, sự quan tâm đếnn đạo
5


đức đang trở thành một điều không thể thiếu trong kế hoạch chiến lược
của mỗi doanh nghiệp. Hay chúng ta có thể nhận thấy, đạo đức kinh doanh
đang dần trở thành một vấn dề nhận được sự quan tâm to lớn và luôn được
các doanh nghiệp chú trọng để giành lợi thế cạnh tranh.
1.3.2 Đối với xã hội
Đạo đức kinh doanh hiện đang là điều cần thiết và quan trọng trong quá
trình hoạt động, phát triển kinh tế xã hội hiện nay đặc biệt là đối với nước
đang phát triển như Việt Nam.
Thực tế cũng cho thấy mức độ phát triển bền vững cũng như sự tăng
trưởng về lợi nhuận thu được đều gắn liền với việc thực hành đạo đức
kinh doanh. Đạo đức kinh doanh như một bộ phận cấu thành quan trọng
nhất của văn hóa kinh doanh; đây cũng là nền tảng tạo nên sự dối tắc,
khách hàng và người tiêu dùng. Từ đó khơng ngừng nâng cao hình ảnh,
uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đạo đức kinh doanh
cịn giúp giảm thiểu những vấn đề về lạm phát, tham ô  đời sống của
người lao động nhờ vậy cũng được nâng cao.
2. Thực trạng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam và giải pháp đề xuất
2.1 Thực trạng đạo đức kinh doanh hiện nay ở Việt Nam
Như đã nói, đạo đức kinh doanh ở Việt Nam vẫn cịn khá mới bởi nó chỉ nổi lên
khi Việt Nam thực hiện chính sách dổi mới và tham gia vào q trình quốc tế hóa
và tồn cầu hóa vào năm 1991. Cịn trước đó, dù trong thời kỳ tập trung phát triển
kinh tế, những vấn đề này vẫn chưa được nhắc đến bao giờ.
Cụ thể như sau:
-Trong thời kì bao cấp, mọi hoạt động kinh doanh cũng như phát triển kinh tế đều
do Nhà nước chỉ đạo, vì thế những hành vi có đạo đức chỉ dừng lại ở những hành vi

tuân thủ lệnh của cấp trên. Vào thời gian đó, các ngành cơng nghiệp ở Việt Nam
cũng chưa phát triển và được đầu tư với quy mô rộng rãi như bây giờ: Chất lượng
phục vụ thấp, nguồn lực khan hiếm,... và hầu như các doanh nghiệp cũng không hề
quan tâm đến vấn đề thương hiệu cũng như sỡ hữu trí tuệ. Đa số, người lao động
thời kì này đều làm việc cho nhà nước, nơi mà kỷ luật và chế độ lương thưởng đều
được thống nhất. Tuy nhiên việc tìm được và có được việc làm trong các cơng ty
Nhà nước lại rất khó khăn nên khi có cơ hội được làm, sẽ khơng có chuyện các cơng
nhân đình cơng hay mâu thuẫn lao động. Nói cách khác, mọi hoạt động trong xã hội
lúc bấy giờ đều phải tuân thủ quy định của Nhà nước, chính vì vậy những phạm trù
cũng như phạm trù ln lý là không cần thiết.
-Ngày nay, khi Việt Nam thực hiện chính sách dổi mới theo xu hướng, quốc tế hóa,
tồn cầu hóa. Nhiều phạm trù mới đã xuất hiện: quyền sỡ hữu trí tuệ, an tồn thực
phẩm hay thậm chí là đình cơng, thị trường chứng khốn,...Và khái niệm đạo đức
kinh doanh dường như cũng đã phổ biến hơn trong xã hội.
6


Đây là dâu hiệu đáng mừng trong việc phát triển kinh tế đặc biệt là nâng cao mức
sống của người lao động, giúp đất nước ngày càng phát triển vững mạnh.Tuy nhiên,
vấn đề nào cũng có mặt trái của nó hay chúng ta vẫn phải đề cập đến những vấn đề
tiêu cực trong việc thực hiện đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp:
Việc nhận thức về khái niệm đạo đức kinh doanh
Tuy đã phổ biến trong xã hội hiện nay, nhưng vẫn có một số người vẫn mơ hồ trong
việc tìm hiểu cũng như thực hiện đạo đức kinh doanh.
Cụ thể, chúng ta cịn có thể thấy thơng qua các chương trình giáo dục đặc biệt là
chương trình học tại các trường đại học ở Việt Nam hiện nay. Hầu hết các trường
Cao đẳng, Đại học dạy về kinh doanh vẫn chưa có một mơn học nào hướng dẫn cụ
thể cho sinh viên về vấn đề đạo đức kinh doanh, hoặc nếu có thì cũng chỉ dừng ở
hình thức là mơn tự chọn. Trong nội dung chương trình học của một số ngành cũng
có nhắc đến khái niệm này nhưng cũng còn quá sơ sài, khiên cho sinh viên còn quá

mơ hồ trong việc nhận thức khái niệm đạo đức kinh doanh. Hoặc các trưởng chỉ
dừng lại ở việc coi đạo đức kinh doanh là những việc tuân thủ pháp luật trong kinh
doanh.
Một số phương tiện truyền thông như sách, báo, đài tuyển hình cũng khơng hề có
một chun mục nào nói rõ về vấn đề này mà chỉ dừng lại ở việc nhận định về những
sự kiện có liên quán đến đọa đức kinh doanh hoặc cung cấp về một số vụ việc trên
sách báo nước ngoài chứ không hề thực hiện một cuộc khảo sát hay đưa ra khái
niệm cụ thể nào về đạo đức kinh doanh.
Có thể nói, quan niệm về đạo đức kinh doanh đã được đưa ra và phổ biến trong xã
hội nhưng nó vẫn còn quá sơ sài và hạn hẹp, chưa đánh giá hết được tầm quan trọng
của khái niệm trên.Chính vì vậy, tuy người dân, người lao động được nghe khá
nhiều đến cụm từ “đạo đức kinh doanh” nhưng sự nhận thức, cách hiểu của họ về
vấn đề này vẫn còn khá mơ hồ.
Doanh nghiệp có đạo đức kinh doanh trước hết phải có trách nhiệm với xã hội
Như đã nói ở phần mở đầu, trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi doanh
nghiệp ở Việt Nam đều phải nhận định và xác định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của
mình trên 2 khía cạnh chất lượng hàng hóa và vấn đề bảo vệ môi trường.
Đầu tiên là về chất lượng, rất nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn còn hiện tượng tham
ô, biển thủ, ăn chặn tiền khiến cho quan trình sản xuất sản phẩm bị thâm hụt, chất
lượng sản phẩm ngày càng đi xuống khiến nền kinh tế, hình ảnh và sự uy tín của
doanh nghiệp.
Về mơi trường, các doanh nghiệp, xí nghiệp ở các trung tâm kinh tế, trong q trình
sản xuất đã làm ơ nhiễm mơi trường.Cụ thể chúng ta có thể nhớ đến vụ việc: nhà
máy Formosa – đứng đầu trong các vụ gây ô nhiễm năm 2016.

7


Theo báo tuổi trẻ, bài đăng vào ngày 3/7/2017:
“Tại danh mực các vụ gây ô nhiễm môi trường nổi tiếng, sự

cố môi trường biển miền Trung do nước thải của Công ty
TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra
được xếp đứng đầu.Theo đó, Bộ Tài ngun- mơi trường đã
hồn tất báo cáo mơi trường quốc gia 2016 như sau: “Vụ
gây ô nhiễm môi trường biển do công ty Formosa “lộ ra” từ
hiện tượng các chết ngày 6-4-2016 trên vùng biển cảng Vũng
Áng thuộc địa phận thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Hiện tượng
thủy sản chết lan trên diện rộng, bắt đầu từ vùng ven biển Hà
Tĩnh, lan tiếp dọc ven biển các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị
và Thừa Thiên-Huế. Sự cố này đã gây thiệt hại nặng nề về
kinh tế, xã hội và mơi trưởng, trong đó chịu ảnh hưởng nặng
nhất là ngành thủy sản, tiếp đến là hoạt động kinh doanh, dịch
vụ, du lịch và đời sống sinh hoạt của ngư dân.”

Xu hướng sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp ở
Việt Nam những năm gần đây
Có thể nói, đây là một vấn đề nóng đối với Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói
chung đặc biệt là đối với các doanh nghiệp mởi khởi nghiệp.
Theo một số thống kê, tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ đang ngày càng tăng cao và
lan rộng ở Việt Nam những năm trở lại đây. Về nguyên nhân, trước hết chúng ta được
biết rằng cho đến tận đậu thế kỷ XX, Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp, lạc hậu và
chưa đạt được nhiều thành tựu về các sản phẩm cần bảo hộ như kiểu dáng công nghiệp,
phát minh,...do vậy các quy định về bảo hộ sở hữu trí tuệ cũng chứa được khai thác
nhiều. Hơn nữa, Việt Nam là nước có nền văn hóa trọng tập thể nên người dân khơng
hề có truyền thơng bảo hộ sở hữu cá nhân.
Cụ thể, chúng ta có thể đọc và thấy những bài viết, tin tức về việc bóc lột trí tuệ, vắt
kiệt sức lực người lao động của các doanh nghiệp khiến nhiều người lao động bị ảnh
hưởng nặng nề về vật chất cũng như tinh thần. Tình trạng bốc lột sức lao động được
thẻ hiện cụ thể ở các dấu hiệu sau:
+Phải làm việc không được nghỉ ngơi

+Chậm lương
+Không trả tiền làm thêm giờ
+Bị em làm những công việc không tương xứng
+Sếp không quan tâm, đánh giá cao những ý kiên, nỗ lực của nhân viên
+Cố tình giao cho nhân viên những việc mà họ khơng đủ trình độ
2.2 Giải pháp đề xuất
Qua những thông tin cũng những ví dự cụ thể trên, chúng ta có thể thấy tuy các doanh
nghiệp Việt Nam đã có những bước chuyển mình tích cực và khả quan, nhưng hiểu
biết về đạo đức kinh doanh với người lao động nói riêng và người dân cả nước nói
chung vẫn cịn khá hạn hẹp. Sự thiếu sót này nếu vẫn tiếp diễn trong thời gian dài sẽ
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của doanh nghiệp cũng như tốc độ tăng
8


trưởng kinh tế của Việt Nam. Chính vì vậy dưới đây là một số giải pháp đề xuất để
nâng cao đạo đức kinh doanh cho người lao động cũng như các doanh nghiệp:
2.2.a Đối với Nhà nước
Nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện khung luật pháp Việt Nam nhằm tạo cơ sở pháp
lý vững chắc cho đạo đức kinh doanh
Đây là biện pháp tiên quyết và cần thiết, bởi lẽ pháp luật là khung mẫu dễ thấy nhất
cho đạo đức kinh doanh. Hoàn thiện khung luật pháp đồng nghĩa với việc tạo cơ sở
pháp lý vững chắc cho đạo đức kinh doanh.
Nâng cao nhận thức của người lao động, người tiêu dùng cũng như các doanh
nghiệp và toàn xã hội
Đây là công việc cần thiết và cấp bách. Muốn nâng cao đạo đức bên cạnh việc bổ
sung khung luật pháp, việc điều chỉnh nhận thức, hành vi, suy nghĩ của mọi người đôi
với đạo đức kinh doanh. Việc nâng cao nhận thức nghe có vẻ khó khăn nhưng chỉ cần
bắt đầu từ những bước đơn giản chúng ta có thể đạt được hiểu quả lớn
+Lợi dụng truyền thông
+Thực hiện một số nghiên cứu, khảo sát tại các trường học, công ty, nơi công cộng

+Khai thác, củng cố, giáo duck các khái niệm rõ ràng hơn về đạo đức kinh doanh
lồng ghép vào báo đài, truyền hình và trong các chương trình tại các đường cao đẳng,
đại học.
Nâng cao vai trò của các cơ quan bộ, ban, ngành, địa phương, tổ chức xã hội
Để giúp cho các doanh nghiệp có hướng đi phù hợp với quá trình hình thành và phát
triển, đồng thời nâng cao nhận thức, hành vi đạo đức kinh doanh thì các cơ quan bộ,
ban, ngành,.. là những đơn vị tiên phong trong việc đi đầu và hướng dẫn cho các doanh
nghiệp.
2.2.b Đối với cá nhân và doanh nghiệp
Điều chỉnh nhận thức, suy nghĩ của bản thân
Bản thân mỗi cá nhân, doanh nghiệp phải ý thức được hành vi của bản thân cũng như
nhiệm vụ, trách nhiệm của mình đối với hình ảnh của doanh nghiệp cũng như phát
triển kinh tế nước nhà. Muốn nâng cao đạo đức kinh doanh, mỗi cá thể, mỗi doanh
nghiệp phải tự biết chấp nhận và chịu thay đổi chính suy nghĩ của bản thân.
Chủ doanh nghiệp cần có những chính sách phù hợp, đảm bảo quyền lợi và lợi
ích của nhân viên
Mn tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa chủ và nhân viên, người chủ doanh nghiệp
phải là người đầu thuyên, hướng dẫn và đảm bảo được quyền lợ, chính sách lương
bổng phù hợp cho nhân viên của mình. Đứng trước những quyền lợi phù hợp, nhân
viên sẽ được nâng cao về mặt tinh thần, từ đó chất lượng cơng việc cũng được cải
thiện.

9


Tạo dựng lòng tin với khách hàng
Các doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc của đạo đức kinh doanh thì
mới có thể phát triển bền vững. Việc tuân thủ ấy cũng đồng nghĩa với việc niềm tin
giữa khách hàng và doanh nghiệp cũng được cải thiện hơn.
Hơn thế nữa, các doanh nghiệp muốn tạo dựng lòng tin với khách hàng trước hết ,phải

đảm bảo về chất lượng sản phẩm của mình
Có trách nhiệm với xã hội
Đảm bảo xã định mục tiêu về 2 khía cạnh được nhắc đến ở trên (Chất lượng & mơi
trường)
Có chế độ xử phạt hợp lý đối với những trường hợp vi phạm đạo đức kinh doanh.
2.2.c Chia sẻ từ doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Theo bài viết trên Bnews đăng ngày 7/12/2021, FE CREDIT đã có những chia sẻ sau:
“Dịch COVID-19 kéo dài đã ảnh hưởng
nghiêm trọng tới đời sống kinh tế -xã
hội, các cơng ty tài chính cũng chịu tác
động lớn.
Đứng trước thách thức này, văn hóa kinh
doanh được xem là chìa khóa giúp doanh
nghiệp vượt qua khó khăn, trụ vững
trong đại dịch. Đơn cử, tại FE CREDIT,
văn hóa kinh doanh là yếu tố cốt lõi để
quyết định sự tăng trưởng bền vững của
doanh nghiệp trong hơn 11 năm hoạt
động.Mới đây, ngày 5/12/2021, công ty
này là một trong 10 doanh nghiệp được
cơng nhận “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn
hóa kinh doanh Việt Nam” do Hiệp hội
Phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt
Nam (VNABC) phối hợp cùng các bộ,
ban ngành xét công nhận.Giải thưởng này là minh chứng cho sự nỗ lực của FE
CREDIT trong hoạt động kinh doanh, trách nhiệm xã hội, xây dựng văn hóa
doanh nghiệp dưa trên đạo đức kinh doanh cũng như thượng tôn pháp luật.
* Liên tục cải tiến hoạt động kinh doanh
Cụ thể, trong hai năm chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng công ty thường
xuyên triển khai các hoạt động để cải tiến quy trình bán hàng, quy trình giải

ngân, quy trình thẩm định, thu hồi nợ để phù hợp với tình hình thực tế cũng
như mục tiêu kinh doanh hàng năm.
Điển hình như dự án “Tự động hóa quy trình” đã mang lại nhiều lợi ích cho
cơng ty như giảm tỉ lệ lỗi và tăng độ chính xác của dữ liệu và hiệu quả phân
tích cao hơn. Đồng thời các phịng ban có thể phân bổ lại nguồn lực tập trung
hơn vào phát triển logic và quản lý cơng việc, từ đó nâng cao năng suất một
cách đáng kể.
Không những vậy, FE CREDIT luôn là đơn vị tích cực ứng dụng các cơng
nghệ vào quy trình hoạt động nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng, thiết lập
10


tiêu chuẩn mới về quản trị rủi ro cũng như nâng cao hiệu suất lao động, tạo
động lực để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty phát triển và tăng
trưởng một cách liên tục và bền vững.
Để đạt được điều này, công ty đã triển khai nhiều hoạt động để thúc đẩy tinh
thần đổi mới sáng tạo trong công ty cũng như trong cộng đồng.
Các nỗ lực đổi mới sáng tạo của FE CREDIT đã và đang tạo ra các thành quả
giúp công ty chuyển đổi mạnh mẽ, nhất là vượt qua đợt dịch COVID-19 trong
năm 2020 với kết quả kinh doanh tích cực. Đồng thời, FE CREDIT cũng đã
được các chuyên gia và các tổ chức uy tín trong và ngồi nước vinh danh với
các giải thưởng để ghi nhận việc tiên phong trong đổi mới sáng tạo.
* Xây dựng chính sách nhân sự phù hợp cho từng thời kỳ
Với con số nhân sự gần 20.000, trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, FE
CREDIT đã chủ động đưa ra nhiều biện pháp ứng phó, đặc biệt là chính sách
phúc lợi để giữ vững tinh thần cho nhân viên, đảm bảo điều kiện lao động an
toàn mùa dịch và duy trì hiệu quả khi quay trở lại làm việc trong bối cảnh bình
thường mới.
Bên cạnh các chính sách phúc lợi cho người lao động theo quy định của nhà
nước như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội…, cơng ty này cịn cung cấp gói bảo

hiểm sức khỏe và tai nạn, tầm soát sức khỏe định kỳ hằng năm cho toàn bộ
nhân viên.
Với các nhân sự cấp cao then chốt, FE CREDIT cịn xây dựng gói bảo hiểm
sức khỏe và tai nạn dành riêng cho người thân. Điều này góp phần làm cho
nhân viên n tâm cơng tác, khi bản thân mình và người thân cũng được quan
tâm và chăm sóc sức khỏe.
* Hành trình chia sẻ cùng khách hàng, cộng đồng
Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, một trong những mục tiêu trọng tâm của
FE CREDIT là hỗ trợ khách hàng vượt qua đại dịch. Mục tiêu này được đặc
biệt chú trọng trong năm 2021, thời điểm mọi hoạt động kinh tế chịu thiệt hại
nặng nề nhất.
Trong 5 tháng đầu năm 2021, cơng ty đã có tới 400.000 khoản vay, dư nợ cho
vay đạt khoảng 2.000 tỷ đồng được hưởng lãi suất ưu đãi. Lũy kế từ đầu năm
2020 đến cuối tháng 10/2021, tổng số tiền lãi công ty đã miễn, giảm cho
khách hàng khoảng 223 tỷ đồng, hỗ trợ cho gần 150.000 khách hàng.
Các hoạt động hỗ trợ cộng đồng, chia sẻ trách nhiệm xã hội, chung tay phịng,
chống dịch cũng được FE CREDIT tích cực thực hiện. Kể từ khi dịch bệnh
bùng phát đầu năm 2020, cơng ty đã đóng góp cho cộng đồng với nhiều
chương trình ý nghĩa như trao học bổng cho các em học sinh gặp hồn cảnh
khó khăn; thực hiện các chuyến xe nghĩa tình để đưa người lao động về quê
đón Tết Nguyên đán; đồng hành cùng đồng bào miền trung vượt qua khó khăn
do bão lũ; đóng góp vào quỹ Vaccine phịng chống COVID-19….”

KẾT LUẬN
Tóm lại, đạo đức kinh doanh là điều cần thiết và là một phần có vai trị quan trọng trong
việc hình thành và phát triển bền vững các doanh nghiệp. Giữ gìn đạo đức kinh doanh cũng
chính là giữ gìn hình ảnh của các doanh nghiệp. Nói cách khác, đạo đức kinh doanh chính
là chiếc chìa khóa dẫn đến thành cơng của các doanh nghiệp.
11




×