Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

TIỂU LUẬN MÔN VĂN HÓA TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VĂN HÓA THÁI LAN VÀ ỨNG DỤNG TRONG KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ
------ oOo ------

TIỂU LUẬN MƠN:

VĂN HĨA TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU VĂN HÓA THÁI LAN VÀ ỨNG DỤNG
TRONG KINH DOANH

Giảng viên hướng dẫn: TS Vũ Thị Bích Hải
Lớp tín chỉ: KTE319(GD1-HK2-2122).1
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 10

Hà Nội, tháng 3 năm 2022


BẢNG PHÂN CƠNG CƠNG VIỆC
STT

Họ và tên

MSV

Cơng việc

Đánh giá

Nguyễn Phương Nhung


Mở đầu, Kết
luận, Phần
1915510128
2.5 và làm
slide

Tốt

2

Vũ Hoàng Phúc

Chương 1,
1915510134 4.2 và tổng
hợp tiểu luận

Tốt

3

Bùi Thị Thùy

1915510178

Phần 2.1, 2.2
và 4.2

Tốt

4


Nguyễn Thị Hương Thảo

1915510069

Phần 2.3 và
2.4

Tốt

5

Phạm Quang Anh

1915510014

Phần 2.6, 2.7
và 4.1.1

Tốt

6

Vũ Thị Lan Anh
(nhóm trưởng)

1915510015

Phần 3.1, 3.3
và 4.1.2


Tốt

7

Nguyễn Thị Hải Anh

1915510009

Phần 3.2 và
3.4

Tốt

1


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ VĂN HÓA VÀ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ
THÁI LAN ............................................................................................................. 2
1.1. Lý thuyết văn hóa ........................................................................................ 2
1.2. Khái quát Thái Lan ..................................................................................... 2
1.2.1. Đặc điểm địa lý ...................................................................................... 2
1.2.2. Đặc điểm con người ............................................................................... 3
1.2.3. Lịch sử Thái Lan ................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VĂN HÓA THÁI LAN ................ 5
2.1. Cấu trúc xã hội ............................................................................................ 5
2.2. Hệ thống tôn giáo và đạo đức ...................................................................... 6
2.2.1. Phật giáo tại Thái Lan........................................................................... 6

2.2.2. Hồi giáo ở Thái Lan .............................................................................. 9
2.2.3. Cơ đốc giáo và các nhóm tơn giáo thiểu số ở Thái Lan ....................... 9
2.3. Giáo dục ..................................................................................................... 10
2.3.1. Đặc điểm chung ................................................................................... 10
2.3.2. Tầm nhìn của Giáo Dục Thái Lan ...................................................... 11
2.3.3. Chương trình học ................................................................................ 11
2.3.4. Giảng viên, giáo viên ........................................................................... 12
2.3.5. Học sinh, sinh viên............................................................................... 12
2.4. Ngôn ngữ .................................................................................................... 13
2.4.1. Đặc điểm chung ................................................................................... 13
2.4.2. Lịch sử và nguồn gốc tiếng Thái ......................................................... 13
2.4.3. Phụ âm, Nguyên âm và Bảng chữ cái ................................................. 14
2.4.4. Những ngôn ngữ được sử dụng ở Thái Lan ....................................... 14
2.5. Ẩm thực ..................................................................................................... 15
2.5.1. Giới thiệu chung .................................................................................. 15
2.5.2. Đặc trưng ẩm thực từng vùng của Thái Lan ..................................... 15
2.6. Triết lý về Kinh tế ...................................................................................... 17
2.6.1. Giới thiệu chung .................................................................................. 17
2.6.2. Mơ hình nền kinh tế hiệu quả ............................................................. 17
2.7. Triết lý về Chính trị ................................................................................... 18
2.7.1. Giới thiệu chung .................................................................................. 18


2.7.2. Tình hình chính trị hiện tại ................................................................. 19
CHƯƠNG 3: LƯU Ý CHO DOANH NGHIỆP KINH DOANH QUỐC TẾ
HOẠT ĐỘNG TẠI THỊ TRƯỜNG THÁI LAN ................................................ 21
3.1. Phong cách ăn mặc .................................................................................... 21
3.1.1. Nam giới............................................................................................... 21
3.1.2. Nữ giới ................................................................................................. 21
3.2. Văn hóa tặng quà....................................................................................... 22

3.3. Văn hóa hội họp và phong tục kinh doanh ............................................... 23
3.3.1. Về hội họp ............................................................................................ 23
3.3.2. Về việc xây dựng mối quan hệ kinh doanh ........................................ 24
3.3.3. Về liên hệ và đàm phán ....................................................................... 24
3.4. Văn hóa ứng xử và giao tiếp...................................................................... 25
3.4.1. Văn hóa chào hỏi ................................................................................. 25
3.4.2. Văn hóa khi trao nhận danh thiếp...................................................... 26
3.4.3. Về ngôn ngữ, cử chỉ, hành vi không lời .............................................. 26
3.4.4. Về văn hoá giao tiếp ............................................................................ 27
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CASE STUDY GIỮA GRAB VÀ UBER TẠI THỊ
TRƯỜNG THÁI LAN ......................................................................................... 29
4.1. Khái quát về Grab và Uber ....................................................................... 29
4.1.1. Grab ..................................................................................................... 29
4.1.2. Uber ..................................................................................................... 29
4.2. Phân tích thành cơng của Grab và thất bại của Uber ............................. 30
4.2.1. Khác biệt về quan điểm hợp tác ......................................................... 30
4.2.2. Nhập gia tùy tục .................................................................................. 31
4.2.3. Thích ứng với pháp luật ...................................................................... 32
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 34


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2. 1: Hệ thống Giáo Dục Thái Lan ................................................................ 10
Hình 2. 2: Minh họa mơ hình PSE ......................................................................... 18
Hình 2. 3: Mơ hình nền kinh tế hiệu quả ................................................................ 18


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài

Thái Lan – xứ sở chùa Vàng là một đất nước phát triển cùng với nền văn
hoá đặc sắc. Trải qua 800 năm lịch sử, Thái Lan có thể tự hào là một quốc gia
duy nhất ở Đông Nam Á không bị thực dân hoá. Thái Lan được biết đến như
“vùng đất tự do”, “quê hương của nụ cười”, “đất nước của những chiếc áo cà
sa”. Với sự thân thiện, lịch sự, tôn trọng nền dân chủ, sùng bái những lời dạy
của Phật và tôn trọng lẫn nhau, Thái Lan đã và đang thu hút rất nhiều khách du
lịch cũng như các cơng ty nước ngồi tới thị trường này.
Từ việc nghiên cứu văn hóa Thái Lan, nhóm chúng em mong muốn lý giải
rõ hơn về nền văn hóa cũng như nét thu hút của văn hóa Thái. Từ đó, chúng em
đề xuất những bài học cho các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế trong việc vận
dụng văn hóa để phát triển tại Thái Lan.
Vì những lý do trên, nhóm đã chọn đề tài “Các yếu tố cấu thành văn hóa
Thái Lan” cho bài tiểu luận giữa kỳ.
2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là nhận dạng và phân tích các yếu tố cấu thành nên
văn hóa của Thái Lan, cũng từ đó rút ra được những lưu ý về văn hóa cho các
doanh nghiệp kinh doanh quốc tế khi hoạt động tại thị trường Thái Lan.
3. Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bài tiểu luận
gồm 3 chương:
- Chương 1: Lý thuyết về văn hóa và giới thiệu chung về Thái Lan
- Chương 2: Các yếu tố cấu thành văn hóa Thái Lan
- Chương 3: Lưu ý cho doanh nghiệp kinh doanh quốc tế hoạt động tại thị
trường Thái Lan

1


CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ VĂN HÓA VÀ GIỚI THIỆU
CHUNG VỀ THÁI LAN

1.1. Lý thuyết văn hóa
Văn hóa như một hệ thống giá trị và các chuẩn mực được chia sẻ giữa một
nhóm người và khi tập hợp lại thì tạo nên khuôn mẫu cho cuộc sống. Giá trị
được hiểu là những quan niệm trừu tượng về những thứ mà một nhóm người
tin là tốt, là đúng và mong đợi. Khi đặt riêng rẽ, giá trị là những giả định về
những điều nên như thế nào. Chuẩn mực chính là những quy tắc của xã hội
được ghi nhận mà, qua đó xã hội định hướng hành vi của các thành viên. Chúng
ta có thể sử dụng thuật ngữ xã hội đề cập đến tập hợp những giá trị và chuẩn
mực của một nhóm người. Mặc dù một xã hội có thể tương đương với một quốc
gia, nhiều quốc gia lại có nhiều xã hội (nghĩa là, các quốc gia ủng hộ đa văn
hố), và một vài xã hội thì lại có nhiều quốc gia.
Theo UNESCO: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng
tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã
hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những
yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”. Định nghĩa này nhấn mạnh vào
hoạt động sáng tạo của các cộng đồng người gắn liền với tiến trình phát triển
có tính lịch sử của mỗi cộng đồng trải qua một thời gian dài tạo nên những giá
trị có tính nhân văn phổ qt, đồng thời có tính đặc thù của mỗi cộng đồng, bản
sắc riêng của từng dân tộc.
1.2. Khái quát Thái Lan
1.2.1. Đặc điểm địa lý
Thái Lan nằm ở trung tâm đất liền thuộc khu vực Đông Nam Á, diện tích
513.120 km2. Khoảng cách từ bắc tới nam 1.620km, từ đơng sang tây 775 km.
Thái Lan có biên giới phía bắc với Lào và Myanmar, phía đơng với Campuchia
và Vịnh Thái Lan, phía tây với Myanmar và Ấn Độ Dương, phía nam với
Malaysia.

2



Thái Lan có 77 tỉnh, chia làm 6 khu: Bắc, Đông Bắc, Trung Tâm, Đông,
Tây và Nam. Các thành phố lớn: Chiang Mai (phía Bắc), Songkhla (phía nam),
Phr Nakhong Si Ayutthaya và Chon Buri (miền Trung), Đông Bắc: Nakhon
Ratchasima và Khon Kaen.
Thái Lan có khí hậu nhiệt đới với 3 mùa rõ rệt, mùa nóng từ tháng 3 đến
tháng 6, mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 11, và mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng
2. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 3 và tháng 4 trung bình từ 28 đến 38 độ. Độ ẩm
trung bình từ 73% đến 82.8%.
1.2.2. Đặc điểm con người
Dân số Thái Lan khoảng 68 triệu, đứng thứ 21 thế giới. Họ có tuổi trung
bình là 36.2 tuổi. Dân tộc Thái chiếm đến 95%, Miến Điện khoảng 2% và các
dân tộc khác. Phật giáo là tôn giáo chủ đạo chiếm đến 93.6%, thiểu số là Đạo
hồi khoảng 4.9%, Thiên chúa (1.2%) và các đạo khác. Tiếng Anh được coi là
ngôn ngữ thứ 2 ở Thái Lan, cùng với đó là một số tiếng dân tộc và địa phương.
1.2.3. Lịch sử Thái Lan
Theo sử sách Thái Lan, người Thái xuất xứ từ vùng núi An-Tai, Đông Bắc
tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc từ 4500 năm trước, sau đó di cư dần xuống vùng
đất hiện nay là Thái Lan. Vào năm 1238, người Thái thành lập Vương quốc tại
Sukhothai (hiện ở miền Bắc Thái Lan) gọi là Vương quốc Phật giáo Sukhothai,
năm 1283 người Thái có chữ viết. Sau đó người Thái mở rộng lãnh thổ xuống
phía Nam, và năm 1350 chuyển kinh đơ xuống Ayuthaya (phía Bắc Băng-cốc
70 km) gọi là Vương quốc Ayuthaya. Hơn 400 năm người Thái tiến hành chiến
tranh liên miên với Miến Điện và kinh đô Ayuthaya bị huỷ diệt. Năm 1767,
một tướng người Thái gốc Hoa, Taksin, đứng lên chống quân Miến Điện giành
lại độc lập và rời đô về Thonburi, bên bờ sông Chao Phaya, đối diện với
Bangkok. Vua Rama I (1782) lên ngôi và lấy Băng-cốc (Thành phố của các
thiên thần) làm Thủ đô. Thời đại này gọi là Rattanakosin.

3



Trước năm 1932, Thái Lan theo chế độ Quân chủ chuyên chế. Sau cuộc
cách mạng tư sản năm 1932 do một nhóm sĩ quan trẻ lãnh đạo, Thái Lan chuyển
từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ Quân chủ lập hiến.
Ngày 10/12/1932 Vua Prachadhipok (Rama VII) đã thông qua bản Hiến
pháp đầu tiên của Thái Lan. Trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ 2, Thái Lan
là một đồng minh của Nhật nhưng cùng lúc vẫn tồn tại một phong trào chống
Nhật gọi là Seri Thai. Sau chiến tranh, Thái Lan trở thành đồng minh của Mỹ.
Hơn 70 năm qua Thái Lan đã thay đổi 17 hiến pháp, nhưng Hiến pháp
1932 vẫn được coi là cơ sở. Hiến pháp gần đây (thứ 18) được thông qua với
cuộc trưng cầu dân ý ngày 19/8/2007, cùng với tổng tuyển cử ngày 23/12/2007,
chính phủ dân sự mới của Thái Lan đã được thành lập vào ngày 06/02/2008.

4


CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VĂN HÓA
THÁI LAN
2.1. Cấu trúc xã hội
Thái Lan có sự phân tầng xã hội sâu sắc. Các khu vực nông thôn, đã bị
ảnh hưởng bởi sự thay đổi trong nhiều thập kỷ bởi hoạt động kinh tế chính trị.
Trong số các yếu tố phản ánh và tạo ra sự thay đổi trong các mơ hình xã hội địa
phương là cuộc đảo chính năm 1932, đưa giới tinh hoa quân sự và quan liêu lên
nắm quyền và mở rộng quyền lực của chính quyền trung ương một cách hiệu
quả hơn trước đây vào các vùng nông thôn. Tuy nhiên, tác động lâu dài quan
trọng hơn của nó là sự gia tăng dân số nhanh chóng và hậu quả là thiếu đất, dẫn
đến sự phát triển của các ngành nghề ngồi nơng nghiệp và sự xuất hiện của
một tầng lớp tư sản nông thôn và thị trấn nhỏ. Ở cấp độ quốc gia, vào đầu thế
kỷ XX, xã hội Thái Lan được phân tầng thành ba giai cấp:
A) Tầng lớp thượng lưu, gồm thân nhân của nhà vua trị vì và những người

tiền nhiệm trực tiếp của vua: Các quý tộc được cha truyền con nối vẫn giữ được
địa vị cao, nhưng họ khơng cịn nắm giữ quyền lực và không sánh được với
một số thành viên của tổ chức đầu sỏ quân sự về mức độ giàu có.
B) Tầng lớp trung lưu: bao gồm các quan chức chính phủ (thường là quý
tộc được vua ban cho địa vị cụ thể của họ) và giai cấp tư sản: Khi thế kỷ XX
phát triển, bộ máy quan chức của chính phủ ngày càng gia tăng. Đến những
năm 1960, quân đội và bộ máy hành chính bao gồm những người từ một số cấp
của hệ thống phân cấp kinh tế và xã hội dần được coi trọng.
Trong thang giá trị của Thái Lan, những người làm việc trong chính phủ
hoặc những người kinh doanh các ngành nghề thường có uy tín cao hơn. Sau
Thế chiến thứ hai, một tầng lớp trung lưu thành thị mới chớm nở và một tầng
lớp vô sản thành thị cũng xuất hiện. Một nhóm giai cấp tư sản nhỏ bao gồm
những nhà kinh doanh độc lập quy mô nhỏ, một số trong số họ là chủ cửa hàng,

5


những người khác cung cấp dịch vụ của họ theo hợp đồng. Một số là nhân viên
văn thư làm công ăn lương.
C) Tầng lớp hạ lưu: nông dân. Cho đến nay là nhóm lớn nhất.
Ngồi ra, các nhà sư Phật giáo có một địa vị đặc biệt bên ngồi hệ thống
trên. Nhìn chung, việc người Thái giành địa vị cao cho những người nắm quyền,
và uy tín dành cho những quan chức cấp cao nhất là phù hợp với mô hình lịch
sử, ngay cả khi trong thời hiện đại, những quan chức này hiếm khi là thành viên
của gia đình hồng gia.
2.2. Hệ thống tơn giáo và đạo đức
Thái Lan là quốc gia theo đạo Phật nhiều nhất trên thế giới. Khoảng 93,6%
tổng số người dân ở Thái Lan là Phật tử (gần như tất cả đều là Phật tử Nguyên
thủy). Khoảng 4,6% dân số theo đạo Hồi. Họ chủ yếu là người Mã Lai sống ở
miền nam Thái Lan nhưng cũng có một số ở miền bắc và các vùng khác của

Thái Lan. Nhiều thành viên bộ lạc đồi là những người theo thuyết vật linh hoặc
những người mới cải đạo tương đối sang Cơ đốc giáo. Cơ đốc nhân chiếm 0,9%
dân số; Người theo đạo Hindu chiếm 0,1%; và đạo Sikh, Baha’i Faith, và những
người khác, 0,6%.
Ở Thái Lan khơng có xung đột giữa các tơn giáo. Mục 73 của hiến pháp
Thái Lan quy định rằng nhà nước sẽ bảo trợ và bảo vệ Phật giáo cũng như các
tơn giáo khác, thúc đẩy sự hịa hợp giữa các tín đồ của tất cả các tơn giáo và
khuyến khích việc áp dụng các nguyên tắc tôn giáo "để tạo ra đức hạnh và phát
triển chất lượng cuộc sống."
2.2.1. Phật giáo tại Thái Lan
Phật giáo được coi như tôn giáo quốc gia của Thái Lan, bởi phần lớn người
dân là Phật tử (Phật giáo chiếm khoảng 93,6%) và Thái Lan là quốc gia theo
Phật giáo lớn thứ 2 trên thế giới, sau Sri Lanka. Phật giáo đóng vai trị quan
trọng trong nhiều mặt của xã hội, có thể tóm lược khái quát về vai trò của Phật
giáo ở Thái Lan, đó là:

6


 Phật giáo hình thành nhân cách lối sống của người Thái, bởi vì
người Thái mang những nguyên tắc đạo đức của Phật giáo để thực
hành trong cuộc sống hằng ngày, do đó người Thái có một tấm lịng
tốt và thân thiện;
 Phật giáo là nguyên tắc chính trong điều hành đất nước. Trong quá
khứ, các vị vua đều áp dụng các nguyên tắc của Phật giáo trong việc
điều hành quản trị quốc gia;
 Phật giáo là trung tâm tinh thần, nguyên tắc trong Phật giáo là tập
trung vào tình u, sự hịa hợp, đó là trung tâm người Thái là một;
 Phật giáo là nguồn gốc của văn hóa Thái Lan, lối sống của người
Thái gắn liền với Phật giáo. Nó là một khn khổ cho việc thực

hành các nghi lễ trong Phật giáo, như: lễ kết hôn, tang ma và công
đức…
Theo số liệu thống kê năm 1990 của Thái Lan có 29.002 ngơi chùa. Hiện
nay tại Thái Lan có khoảng 41.205 ngơi chùa (số liệu thống kê năm 2018), và
trên 300.000 nhà sư. Chùa Phật đã đóng vai trò quan trọng trong xã hội Thái
Lan từ hơn 700 năm qua kể từ thời kỳ nhà nước Sukhothay, đến nay nó đã trở
thành một phần thiết yếu trong đời sống hằng ngày và có mối quan hệ chặt chẽ
với tất cả các tầng lớp xã hội về các vấn đề tơn giáo, giáo dục. Nhà chùa đóng
vai trị giữ gìn nền nếp trong xã hội và duy trì nền văn hóa truyền thống, học
đạo lý làm người, để học và tình yêu thương, vị tha và sự nhường nhịn . Trong
cuộc đời của mỗi người dân Thái Lan, từ khi mới sinh đến lúc qua đời, ln
gắn bó và chịu ảnh hưởng đậm nét văn hóa Phật giáo. Các nghi lễ đều có hiện
diện ảnh hưởng của Phật giáo.
Vào những ngày đầu năm mới, người dân Thái Lan thường đi lễ chùa để
dâng vật thực và cầu nguyện cho một năm bình an, cuộc sống trường thọ. Trong
lễ dâng vật thực này, người Thái trao các vật dụng sinh hoạt cho các sư thầy để
tỏ lịng thành kính. Trong những giỏ quà, các phật tử thường đặt vào đó lương
thực hoặc đồ dùng cần thiết như gạo, xà bông, thuốc men, áo quần, nước trái
7


cây, nến, dù, giày dép, đèn pin, sữa, kem và bàn chải đánh răng, nước khống,
mì gói…
Khác với Việt Nam, sư thầy tại mảnh đất này được phép ăn mặn vì họ theo
Phật giáo phái Nam Tơng. Sư thầy tu theo ‘’tam tịnh nhục’’ tức là không nghe
– không thấy – không biết. Khi ăn, hãy chỉ biết là ăn thơi mà khơng cần quan
tâm để ý đó là món ăn gì, khẩu vị như thế nào. Khơng nghe về việc người ta
bàn luận, nói gì về món ăn. Khơng thấy tức không cần bận tâm xem cách thức
người ta chế biến món ăn ra sao.
Sư thầy đi tu chỉ ăn duy nhất một bữa vào lúc 12h trưa, bữa sáng và tối sẽ

không ăn. Sư thầy cũng không động chạm gì vào việc bếp núc vì họ cho rằng
dù chế biến rau củ quả đi chăng nữa cũng vẫn là sát sanh và vì thế họ thường
th người ngồi vào lo chuyện nấu nướng.
Ngoài ra, ở Thái Lan là đàn ơng thì bắt buộc phải đi tu. Việc đi tu có 2 ý
nghĩa lớn: tu tâm dưỡng tính và báo hiếu với đáng sinh thành. Trên đường từ
nhà ra chùa, người đi tu nếu có điều kiện sẽ cưỡi voi hoặc ngồi kiệu, nếu khơng
thì cha mẹ sẽ đi cùng và che ô đưa con tới chùa. Tại đây, nhà sư sẽ thực hiện
nghi lễ cạo đầu đồng thời đọc kinh. Thời gian một người đi tu ít nhất phải đạt
được 3 tháng. Phần trang phục cũng rất đặc biệt: chỉ quần áo và khơng hề có
đồ mặc bên trong. Nếu như người đi tu phạm phải sai lầm thì họ phải làm lại từ
đầu cho tới khi nào thực sự hồn thành khóa tu của chính bản thân mình. Chính
vì việc đi tu là bắt buộc với đàn ông nên muốn lấy vợ thì họ phải trải qua khóa
tu và báo hiếu cha mẹ.
Có một lễ hội Phật giáo vô cùng khác biệt với các quốc gia Phật giáo khác
ở châu Á là Phuket Vegetarian Festival - lễ hội ăn chay được tổ chức vào đầu
tháng 10 hàng năm tại hòn đảo lớn nhất của Thái Lan. Đây là thời điểm người
dân xuống đường cầu nguyện và thực hiện một cuộc diễu hành khổ hạnh. Trong
suốt 9 ngày diễn ra lễ hội, người tham gia phải thể hiện lịng sùng kính qua việc
“bấm khun” bằng những vật dụng khủng khiếp và đáng sợ. Người dân có thể
sử dụng rất nhiều thứ để đâm xuyên qua cơ thể. Mục đích của việc này là xua
8


đuổi ma quỷ và đe dọa những linh hồn tà ác, đồng thời thể hiện niềm tin vào
sức mạnh của các vị thần. Người càng chịu đựng được đau đớn sẽ càng gặp
nhiều may mắn trong tương lai.
2.2.2. Hồi giáo ở Thái Lan
Hồi giáo là tín ngưỡng lớn thứ hai ở Thái Lan sau Phật giáo. Ngoại trừ
trong một nhóm nhỏ những tín đồ được đào tạo về mặt thần học, đức tin Hồi
giáo ở Thái Lan, giống như Phật giáo, đã trở nên hịa nhập với nhiều tín ngưỡng

và thực hành khơng thể tách rời với Hồi giáo. Có 6,3 triệu người theo đạo Hồi
ở Thái Lan (khoảng 4,3% dân số). Khoảng một nửa tổng số người Hồi giáo
Thái Lan sống ở các tỉnh miền nam Thái Lan như Narathiwat, Yala, Satun và
Pattani và một số huyện của Songkhla. 99% trong số những người đó là người
Sunni và 1% là người Shi’ite. Mặc dù phần lớn người Hồi giáo ở Thái Lan là
người Mã Lai, cộng đồng Hồi giáo cũng bao gồm người Hồi giáo Thái Lan ở
các vùng nông thôn của miền trung Thái Lan, họ là người Hồi giáo cha truyền
con nối, người Hồi giáo kết hôn hoặc những người mới cải đạo; Người Chăm
Hồi giáo gốc Campuchia; Người Tây Á, bao gồm cả Sunni và Shia; Người Nam
Á, bao gồm Tamils, Punjabis và Bengalis; Người Pakistan nhập cư ở các trung
tâm đô thị; Người Indonesia, đặc biệt là người Java và Minangkabau; Người
Thái gốc Mã Lai hoặc những người thuộc dân tộc Mã Lai chấp nhận nhiều khía
cạnh của ngơn ngữ và văn hóa Thái, ngoại trừ Phật giáo, và đã kết hôn với
người Thái; và những người Hồi giáo Trung Quốc, chủ yếu là người Haw sống
ở phía Bắc.
2.2.3. Cơ đốc giáo và các nhóm tôn giáo thiểu số ở Thái Lan
Cơ đốc giáo ngày càng trở nên phổ biến hơn. Người Công giáo chiếm
1,3% dân số. Hầu hết là người Việt Nam nhập cư, người Hoa hoặc thành viên
của các bộ lạc trên đồi hoặc các dân tộc thiểu số khác. Nhiều người theo đạo
Tin lành là thành viên của các dân tộc thiểu số như Karen và Shan.
Trong thế kỷ XVI và XVII, những người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha
Dominica cùng các nhà truyền giáo khác đã giới thiệu Cơ đốc giáo đến Xiêm.
9


Các nhiệm vụ Cơ đốc giáo chỉ đạt được thành công khiêm tốn trong việc giành
được những người cải đạo trong người Thái, và cộng đồng Cơ đốc nhân, ước
tính khoảng 260.000 người trong những năm 1980, tương đối nhỏ nhất trong
bất kỳ quốc gia châu Á nào. Các nhà truyền giáo đã mở bệnh viện, giới thiệu
kiến thức y học phương Tây, và tài trợ cho một số trường tiểu học và trung học

tư thục xuất sắc. Nhiều người trong số các tầng lớp thành thị Thái Lan dự định
cho con cái của họ hồn thành chương trình học tại các trường đại học châu Âu
hoặc Bắc Mỹ đã gửi chúng đến các trường học do sứ mệnh tài trợ.
2.3. Giáo dục
2.3.1. Đặc điểm chung
Tại Thái Lan, Giáo dục được coi là một phần quan trọng trong việc phát
triển nguồn nhân lực, kỹ thuật để xây dựng kinh tế và xã hội. Giáo dục Thái có
một lịch sử phát triển khá dài, phản ánh những sự thay đổi về dạy và học ở đất
nước này qua hàng loạt cuộc cải cách, nhất là vào cuối thế kỉ 20, đầu thế kỉ 21
nhằm giúp càng nhiều người tiếp cận giáo dục càng tốt. Hệ thống giáo dục tại
Thái Lan khá tương đồng với hệ thống K-12 (12 khối lớp) ở Mỹ, hay ở Việt
Nam. Một học sinh sẽ bắt đầu bằng những lớp học mẫu giáo và bậc học cao
nhất có thể là Tiến Sĩ hoặc bậc Nghiên cứu sinh sau tiến sĩ. Cụ thể, hệ thống
các cấp học Thái Lan được miêu tả như sau:

Hình 2. 1: Hệ thống Giáo Dục Thái Lan

10


Bộ Giáo dục Thái Lan đã đưa ra quyết định đi học bắt buộc với học sinh
từ khối tiểu học đến hết lớp 9 (tức là từ 6 đến 15 tuổi). Học phí sẽ được miễn
phí từ cấp học mầm non cho đến hết lớp 12. Cũng giống như ở Việt Nam, thời
gian học đại học các ngành khác nhau sẽ khác nhau, cụ thể, với bằng cử nhân
(bachelor degree), sinh viên sẽ dành 4 năm để học, với một số ngành như kiến
trúc, hội họa, điêu khắc, thiết kế thì 5 năm, bác sĩ, dược sĩ, thuốc… thì sẽ mất
từ 6 năm trở lên. Với hệ thống như trên, bộ Giáo dục Thái Lan đã đề xuất 2
chiến lược (chiến lược 2 và 3) - những chiến lược quan trọng và hướng tới
những kĩ năng cần thiết của thế kỉ 21. Chiến lược 2 tập trung vào việc phát triển
nguồn nhân lực để tăng sự cạnh tranh quốc gia. Nhìn chung, những chiến lược

hiện tại của Bộ Giáo dục Thái Lan đều nhắm vào sự phát triển kỹ năng và khả
năng khả dụng cho thị trường lao động bằng cách đầu tư vào nghiên cứu và
phát triển các trung tâm giáo dục chuyên nghiệp để phát triển quốc gia, kinh tế
và những cử nhân xuất sắc, giàu chuyên môn (Panarit Sethakul 2019).
2.3.2. Tầm nhìn của Giáo Dục Thái Lan
Tầm nhìn của Khung Giáo Dục Quốc gia Thái là “Tất cả người dân Thái
Lan đều được cung cấp nền giáo dục chất lượng và tham gia học tập suốt đời
cũng như sống hạnh phúc trên cơ sở các nguyên tắc của nền kinh tế hiệu quả
và những thay đổi toàn cầu trong thế kỷ 21” (Theo Bộ Giáo Dục Thái Lan).
2.3.3. Chương trình học
Thái Lan đã có những bước tiến rất tham vọng trong việc cải tổ và hiện
đại hóa hệ thống giáo dục, họ chuyển đổi từ chương trình học dựa trên nội dung
tập trung vào việc học thuộc lịng sang một mơ hình dựa trên tiêu chuẩn mơ tả
những gì học sinh có thể biết và làm. Chương trình học này tập trung vào việc
huấn luyện những kỹ năng cho học sinh, sinh viên trước khi bước vào thị trường
lao động. Tuy nhiên, nhà trường và giáo viên không phải lúc nào cũng được hỗ
trợ những kỹ năng cần thiết cho hướng tiếp cận mới này. Thái Lan có hệ thống
tiêu chuẩn hóa quốc gia khá tồn diện nhưng thiếu năng lực để đảm bảo rằng
các kì thi quốc gia củng cố sự cải cách này (Unesco - OECD 2016). Ví dụ như
11


họ đã từng đầu tư rất nhiều trong việc đưa các thiết bị kỹ thuật số vào giảng dạy
nhưng trình độ tin học của học sinh, giáo viên lại không được cải thiện, một lý
do rất lớn đó là do giáo viên chưa được trang bị chuyên môn phù hợp để sử
dụng.
Tuy nhiên, ở Thái Lan, chúng ta có thể thấy sự khác biệt rõ ràng về chương
trình học ở các trường học chính quy và các cơ sở giáo dục tư nhân. Các trường
chính quy với cách Giáo dục để học sinh đạt được những kết quả xuất sắc,
nhưng với các trường tư, họ sẽ tập trung vào việc dạy các kỹ năng sống cho học

sinh. Chính vì thế, học phí trường tư khá đắt và khơng phải gia đình nào cũng
có thể chi trả được. Ơng Nicha Pittayapongsakorn - nhà nghiên cứu GD của
Viện Nghiên cứu phát triển Thái Lan cho biết: “Khoảng 1/2 trẻ em Thái Lan
thiếu những kỹ năng nền tảng. Ở tuổi này, nhiều HS lựa chọn bỏ học để đi làm,
có nghĩa là chúng tơi có một lực lượng lao động tiềm năng nhưng lại thật đáng
lo ngại về kỹ năng mềm” (Vân Huyền 2019).
2.3.4. Giảng viên, giáo viên
Giáo viên, giảng viên ở Thái được trả lương cao và có phúc lợi xã hội tốt
vì chi tiêu của nhà nước cho giáo dục là rất cao - khoảng 20% ngân sách quốc
gia (Lệ Thu 2019). Tuy nhiên khoản tiền lớn này được phân bố chưa hiệu quả
và đồng đều trên khắp Thái Lan. Rất nhiều giáo viên vẫn cảm thấy quá áp lực
khi dạy học và sẵn sàng từ chức. Giáo viên Thái Lan nằm trong top những
người đi vay nhiều nhất với khoản nợ tích lũy gần 1,4 nghìn tỷ baht (khoảng 42
tỷ USD) trong khi chất lượng giảng dạy không được cải thiện.
Hiệu suất của giáo viên được đánh giá dựa trên số lượng tài liệu họ nộp
thay vì trình độ học tập của học sinh. Để được thăng chức, giáo viên thường
phải chứng tỏ trình độ chun mơn của mình, nhiều người thậm chí đã thuê
người viết bài hoặc nghiên cứu hộ (Theo Bangkok Post 2021).
2.3.5. Học sinh, sinh viên
Vào cuối năm 2020, hàng nghìn học sinh, sinh viên Thái đã xuống đường
biểu tình địi cải cách chế độ qn chủ của Vua Maha, yêu cầu Thủ tướng từ
12


chức và thay đổi Hiến Pháp (Ngọc Ánh 2020). Các em học sinh phàn nàn rằng
về văn hóa độc đốn của giáo viên và ban giám hiệu vì họ kiểm sốt mọi thứ,
từ quần áo đến độ dài của tóc, tình trạng phân biệt đối xử với học sinh đồng
tính và phương pháp dạy học tẻ nhạt (Bình Giang 2020). Tuy nhiên, cũng có
nhiều người trẻ muốn giữ những nét truyền thống và phản đối biểu tình.
Có thể thấy, thế hệ trẻ Thái Lan đang đứng trước một cuộc xung đột trong chính

họ, giữa những giá trị cũ và mới. Họ dần hiểu được vai trị của mình trong xã
hội và dám đứng lên đấu tranh vì quyền lợi của mình, khơng tn thủ những
luật lệ cứng nhắc và cổ hủ. Người trẻ Thái đang tìm kiếm một cuộc sống mới:
cởi mở, khoan dung hơn với những ý tưởng và bản sắc khác nhau, bình đẳng
hơn (Vachararutai Boontin & Pii Arporniem 2020).
Hơn nữa, ở Thái Lan cịn xuất hiện tình trạng bất bình đẳng trong giáo
dục, nhất là ở các vùng nông thôn. Học sinh không được đến trường, cơ sở vật
chất không được trang bị…
2.4. Ngôn ngữ
2.4.1. Đặc điểm chung
Thái Lan, được biết đến dưới tên Vương Quốc Thái Lan, hay Xiêm. Xiêm
Thái (Trung Thái hoặc Bangkok Thái Lan: ไทย) là ngơn ngữ chính thức của
Thái Lan, được nói bởi hơn 80% của 60 triệu người dân đất nước. 10% dân số
Thái Lan nói tiếng Trung Quốc. Tiếng Thái có quan hệ mật thiết với Lào - ngơn
ngữ chính của Lào, tuy 2 ngơn ngữ này có giống nhau về mặt phát âm nhưng
khác nhau về chữ viết, khoảng 20 triệu người ở phía Bắc Thái Lan có thể nói
tiếng Lào. Ngồi ra, ở Thái Lan cũng có sự tồn tại của nhiều phương ngữ (tiếng
địa phương) khác như Bắc Thái, Nam Thái, Đông Bắc Thái…
2.4.2. Lịch sử và nguồn gốc tiếng Thái
Lịch sử ra đời của tiếng Thái vẫn chưa được làm rõ. Chữ Thái cổ xưa nhất
được cho là chữ Thái Đen của người Thái Đen. Chữ viết tiếng Thái được giới
thiệu từ năm 1283 bởi vua Ramkhamhaeng. Bảng chữ cái Thái chịu ảnh hưởng
nhiều từ chữ Khmer cổ - 1 loại chữ có nguồn gốc từ miền Nam Ấn Độ. Chữ
13


Thái được hình thành từ nét cong từ bộ chữ của người Thái đen kết hợp với nét
thẳng từ bộ chữ Tamil (Ấn Độ); kết quả cho ra bảng chữ cái tiếng Thái được
dùng phổ biến ngày nay.
Hiện nay, Thái Lan có cơ quan quản lý chữ cái riêng được gọi là Viện

Hoàng Gia. Viện này sẽ phát hành một thứ tiếng Thái Lan chính thức mỗi vài
năm, bổ sung thêm những từ mới vào ngôn ngữ khi cần thiết.
2.4.3. Phụ âm, Nguyên âm và Bảng chữ cái
Ngôn ngữ Thái Lan được dựa trên một bảng chữ cái âm vị gồm 44 phụ âm
và 15 nguyên âm. Loại thứ hai được sắp xếp thành khoảng 32 hỗn hợp nguyên
âm. Trong dạng viết bằng tiếng Thái, các ký tự được đặt theo chiều ngang, từ
trái sang phải, khơng có khoảng cách giữa các âm, để tạo thành các âm tiết, từ
và câu. Các nguyên âm (và vài phụ âm) có thể được kết hợp bằng nhiều cách
khác nhau để sản xuất nhiều nguyên âm phức, được gọi là vần và tam điệp âm.
Tiếng Thái được đánh giá là một ngôn ngữ trầm bổng, uyển chuyển, dễ
nghe và ấn tượng nhờ vào những thanh điệu khá đặc biệt như:
- Thanh cao (Tiếng Thái) - Thanh Sắc (Tiếng Việt)
- Thanh thấp (Tiếng Thái) - Thanh huyền (Tiếng Việt)
- Thanh bằng (Tiếng Thái) - Thanh ngang hoặc thanh bằng (Tiếng Việt)
- Thanh luyến lên (Tiếng Thái) - Thanh hỏi (Tiếng Việt)
- Thanh luyến xuống (Tiếng Thái)
2.4.4. Những ngôn ngữ được sử dụng ở Thái Lan
Tiếng Anh là một môn học bắt buộc với học sinh, sinh viên Thái Lan,
nhất là tại các thành phố lớn như Bangkok. Vai trò của tiếng Anh đang ngày
càng được coi trọng ở Thái, nhất là trong kinh doanh, Tiếng Anh được coi là
phương tiện chính để giao tiếp.
Ngồi ra, Thái Lan có rất nhiều ngơn ngữ bản địa của các dân tộc thiểu số
hoặc người di cư đến như: tiếng Trung (tiếng Quảng Đông, Quan Thoại,
Teochew), tiếng Isan (tiếng địa phương của Lào), tiếng Yawi (tiếng người Mã
Lai Thái Lan),...
14


2.5. Ẩm thực
2.5.1. Giới thiệu chung

Ẩm thực là một yếu tố nổi bật trong nền văn hóa Thái Lan. Nền ẩm thực
Thái được tạo nên từ sự giao hòa tinh hoa của nhiều nền ẩm thực lân cận như
Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, đồng thời mang đặc trưng riêng
của chính mình.
Ẩm thực Thái đặc trưng với sự kết hợp của bốn vị nổi trội, là chua, cay,
mặn, ngọt. Hương vị món ăn Thái vơ cùng đậm đà, từng loại gia vị đều được
thể hiện rõ ràng, khi chế biến, món ăn được cho vào rất nhiều loại gia vị và
hương liệu khác nhau. Ngoài các loại gia vị thơng thường, người Thái cịn sử
dụng là các loại thảo mộc cho các món ăn như: đinh hương, nghệ tây, húng quế,
rau mùi, bạc hà, sả, lá chanh, ớt, gừng, riềng… để tăng thêm mùi vị và làm cho
món ăn trở thành thực phẩm chức năng, có lợi cho sức khỏe. Người Thái thích
vị chua, cay nên gia vị được ưa chuộng là ớt, chanh và sả.
2.5.2. Đặc trưng ẩm thực từng vùng của Thái Lan
Tương tự nhiều quốc gia khác trên thế giới, ẩm thực Thái Lan ln có sự
khác biệt ở từng vùng miền.
Ẩm thực miền Bắc
Ẩm thực miền Bắc Thái Lan chịu ảnh hưởng phần lớn từ Myanmar. Người
dân miền Bắc ưa chuộng những món ăn được nấu vừa chín tới, kết hợp gia vị
thơm nồng như tiêu, sả trong món ăn nhưng ít cay và khơng nhiều ngọt.
Một trong những món ăn nổi bật của miền Bắc Thái Lan là Khaosoy - một
loại mì trứng giịn với nước cà ri; hoặc Muu Phan Pii - món ăn điển hình cho
sự ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực Trung Hoa tại đây: nguyên liệu bao gồm
thịt ba chỉ, dưa muối và các lá trà ô long xếp lên nhau, sau đó đem hấp.
Ẩm thực miền Đông Bắc
Ẩm thực Đông Bắc Thái Lan chịu ảnh hưởng từ Lào, do đó, món ăn chính
ở đây thường là xơi. Các món ăn đặc sản ở khu vực này mang nét độc đáo khi

15



sử dụng nguyên liệu là các loài động vật như cóc, thằn lằn, rắn, chuột đồng,
kiến đỏ, cơn trùng… Đây là khu vực có nền ẩm thực đặc trưng nhất ở Thái Lan.
Món ăn nổi bật nhất từ Đơng Bắc Thái Lan là gỏi đu đủ Som Tam.
Ẩm thực miền Trung
Miền Trung là vùng đất sở hữu nền ẩm thực nổi tiếng nhất Thái Lan với
nền ẩm thực là sự kết hợp và biến tấu những hương vị thơm ngon đến từ mọi
vùng miền trên khắp đất nước. Món ăn ở đây được chế biến theo phong cách
Hoàng gia với phương thức chế biến cầu kỳ kết hợp nghệ thuật bài trí vơ cùng
đẹp mắt. Các món ăn thường được nấu mềm, nhừ và có chút vị ngọt. Khu vực
này cũng hay sử dụng gạo tẻ thơm, loại gạo nổi tiếng của Thái Lan. Miền Trung
Thái Lan có nhiều món ăn nổi tiếng như Tom Yum, cà ri đỏ Kang Phed.
Ẩm thực miền Nam
Ẩm thực miền Nam Thái Lan là sự tiếp nhận tinh hoa văn hóa ẩm thực
của Ấn Độ và Indonesia với hương vị cay nóng đặc trưng, người dân chuộng
ăn cay và các món được chế biến từ hải sản tươi sống như tôm, mực , cá, sị,
trai,…
Một số món ăn phổ biến ở nơi đây như cà ri Massaman, các món canh súp
Kang Liang, Kang Tai Pla, Khao Yam hay sốt Budu. Trong đó, cà ri Massaman
được biết đến như món ăn tiêu biểu và từng được CNN bình chọn là một trong
năm mươi món ăn ngon nhất thế giới.
Một vài nét văn hóa nổi bật trong ẩm thực Thái Lan
Tại Thái lan, người dân thường dùng muỗng và dĩa trong bữa ăn. Ngoại
trừ những món mì, hầu hết các món ăn trong ẩm thực Thái Lan đều khơng sử
dụng đến đũa. Họ cầm thìa ở tay phải, dĩa tay trái. Vì thức ăn thường được chế
biến miếng vừa, nên không nhất thiết phải dùng dao. Dĩa dùng để gắp thức ăn
bỏ vào bát, và dùng thìa để đưa lên miệng.
Người có địa vị cao nhất hay người quan trọng nhất sẽ ngồi ở giữa bàn ăn,
khác với phương Tây khi nơi đầu bàn là dành cho người quan trọng nhất. Đồng

16



thời, người lớn nhất, có địa vị nhất sẽ là người bắt đầu bữa ăn, nét văn hóa này
tương đồng với nhiều nước châu Á khác, trong đó có Việt Nam.
Người Thái rất quý trọng thức ăn, người dân nơi đây được giáo dục rất
cao trong ăn uống. Bỏ thừa đồ ăn là điều cấm kỵ.
Trong vấn đề trả tiền, người mời thường là người thanh tốn hóa đơn.
Trong một số tình huống nhất định, người cao cấp nhất hoặc người có vị trí cao
nhất trong bàn ăn có thể phải trả tiền. Văn hóa tip khơng phổ biến tại Thái Lan.
Ở một số cửa hàng cao cấp, phí phục vụ 10% sẽ được tính thêm vào hóa đơn
thanh tốn, và khi đó bạn khơng phải cho tiền người bồi bàn nữa. Ở các quán
ăn ven đường, hay cửa hàng nhỏ, bạn không cần phải Tip cho người phục vụ.
Những nơi càng đơng khách du lịch Châu Âu thì thói quen nhận tiền tip của
người phục vụ thường nhiều hơn.
2.6. Triết lý về Kinh tế
2.6.1. Giới thiệu chung
Thái Lan ban đầu vốn là một nước nông nghiệp truyền thống. Bắt đầu từ
năm 1960 Thái Lan thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lần thứ nhất
và đến nay là kế hoạch thứ 9. Trong thập niên 1970 Thái Lan thực hiện chính
sách "hướng xuất khẩu", ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, Âu Châu là thị trường xuất
khẩu chính của Thái Lan. Ngành công nghiệp và dịch vụ đã dần dần đóng vai
trị quan trọng trong nền kinh tế và vai trị của nơng nghiệp giảm dần. Hiện nay,
Thái Lan là một nước cơng nghiệp mới. Tính cho đến hết năm 2019, tổng sản
phẩm nội địa của Thái Lan là 529.177 tỷ USD (đứng thứ 22 thế giới, đứng thứ
7 châu Á và đứng thứ 2 Đông Nam Á sau Indonesia).
2.6.2. Mơ hình nền kinh tế hiệu quả
Quốc vương Bhumibol Adulyadej đề xuất triết lý kinh tế hiệu quả (PSE)
cho người dân Thái Lan vào ngày 4 tháng 12 năm 1997 Triết lý hướng dẫn mọi
người sống cuộc đời của họ theo con đường trung đạo. Khái niệm về PSE có
thể là áp dụng cho cấp độ cá nhân, cấp độ cộng đồng và cấp độ quốc gia.


17


Ba yếu tố lồng vào nhau đại diện cho ba nguyên tắc của PSE: điều độ, hợp
lý và tự túc. Ba nguyên tắc này có mối liên hệ với nhau và phụ thuộc lẫn nhau.
Bằng cách thực hành ba nguyên tắc này với hai điều kiện cơ bản, mọi
người sẽ có thể sống hài hịa một cách an tồn trong một xã hội bền vững ngoài
ra cũng biểu thị cho sự tự cung tự cấp; đúng hơn, nó phản ánh tự lực - khả năng
chịu đựng và đối phó với tất cả các loại tác động xấu của toàn cầu hóa.

Hình 2. 2: Minh họa mơ hình PSE

Hình 2. 3: Mơ hình nền kinh tế hiệu quả

2.7. Triết lý về Chính trị
2.7.1. Giới thiệu chung
Thái Lan theo chế độ quân chủ lập hiến. Nguyên thủ quốc gia là nhà Vua:
Được coi là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Về danh nghĩa nhà Vua là người
đứng đầu nhà nước, Tổng Tư lệnh quân đội và là người bảo trợ Phật giáo.
Theo Hiến pháp ngày 24 tháng 8 năm 2007, Quốc hội Thái Lan là Quốc
hội lưỡng viện. Hạ viện (cơ quan lập pháp) gồm 480 ghế và Thượng viện gồm
150 ghế. Tuy nhiên Hiến pháp 2007 đã bị bãi bỏ bởi cuộc đảo chính năm 2014,

18


những người đảo chính sau đó đã điều hành đất nước như là một chế độ độc tài
quân sự.
Chính phủ Thái Lan bao gồm 36 thành viên gồm 3 Phó Thủ tướng, 21 Bộ

trưởng và 11 Thứ trưởng. Ngoài ra cịn có một số Ủy ban của Chính phủ được
lập ra để phối hợp thực hiện các chính sách chung.
Từ khi lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế năm 1932, Thái Lan đã có 17
hiến pháp và sửa đổi. Trong suốt q trình đó, chính phủ liên tiếp chuyển đổi
qua lại từ chế độ độc tài quân sự sang chế độ dân chủ, nhưng tất cả các chính
phủ đều thừa nhận triều đại cha truyền con nối của Hoàng gia Thái Lan như
lãnh đạo tối cao của dân tộc.
Nền chính trị Thái Lan từng chứng kiến 20 cuộc đảo chính hoặc nỗ lực
đảo chính của quân đội từ năm 1932 tới năm 2014. Lệnh thiết quân luật của
nước này cho phép quân đội có quyền hạn lớn trong việc ban hành lệnh cấm tụ
tập, hạn chế đi lại và bắt giữ người.
2.7.2. Tình hình chính trị hiện tại
Kể từ tháng 5 năm 2014, Thái Lan đã được cai trị bởi một chính quyền
qn sự - Hội đồng Hịa bình và Trật tự Quốc gia Thái Lan, trong đó bãi bỏ một
phần hiến pháp 2007, tuyên bố thiết quân luật trên toàn quốc và ra lệnh giới
nghiêm, cấm hội họp chính trị, bắt và giam giữ các nhà hoạt động chính trị
chống cuộc đảo chính, áp đặt kiểm duyệt internet và nắm quyền kiểm sốt các
phương tiện truyền thơng.
Vị vua hiện tại của Thái Lan là ông Vajiralongkorn (hoặc Rama X) lên
ngôi kể từ tháng 10 năm 2016. Theo hiến pháp, nhà vua được ban cho rất ít
quyền lực, nhưng vẫn là người đứng đầu và là một biểu tượng quốc gia của
Thái Lan.
Những năm gần đây, một loạt các cuộc biểu tình hiện đang diễn chống lại
chính phủ của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha, bao gồm các yêu cầu cải cách chế
độ quân chủ Thái Lan.

19


Phản ứng của chính phủ bao gồm việc áp dụng cáo buộc hình sự bằng cách

sử dụng Sắc lệnh Khẩn cấp, bắt giữ tùy tiện và đe dọa cảnh sát, các chiến thuật
trì hỗn, triển khai các đơn vị chiến dịch an ninh nội địa, kiểm duyệt phương
tiện truyền thông và huy động các nhóm ủng hộ chính phủ và bảo hồng. Chính
phủ đã u cầu hiệu trưởng các trường đại học ngăn không để học sinh yêu cầu
cải cách và nhận diện những người lãnh đạo biểu tình. Vào tháng 10, sau khi
nhà Vua trở về từ Đức, biểu tình tiếp tục leo thang, khiến quân đội và cảnh sát
được huy động để chống bạo động và bắt giữ hàng loạt người biểu tình.

20


×