Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tiểu luận tâm lý học đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.37 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
“TÂM
HỌC
CƯƠNG”
Giảng
viên:LÝ TS.
TrầnĐẠI
Hà Thu
Sinh viên:

Nguyễn Minh Phương

Mã sinh viên: 21031787
Lớp:

K66 Tâm lý học (hệ chuẩn)


Đề bài: Theo anh/chị, tại sao để có thể hiểu biết về đời sống tâm lý của con người cũng như để
hình thành và phát triển nhân cách, chúng ta cần nghiên cứu về môi trường xã hội, nền văn hóa,
các quan hệ xã hội trong đó con người sống, giao tiếp và hoạt động? Tại sao phải tổ chức các
hoạt động giáo dục và học tập tích cực để con người tham gia vào? Theo anh/chị, người sinh viên
cần làm gì để rèn luyện và phát triển tích cực nhân cách của bản thân.

Mục lục

I. Một số khái niệm cơ bản


I.1.

Đời sống tâm lý là gì ?
Theo Giáo trình tâm lý học đại cương, tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách
quan, là chức năng của não, là kinh nghiệm xã hội lịch sử biến thành cái riêng của
mỗi người1. Sự phản ánh này có tính chất chủ thể và mang bản chất xã hội – lịch sử.
Do đó mỗi người sẽ có những suy nghĩ, tình cảm hay cách nhìn nhận sự việc một
cách riêng biệt, khơng ai giống ai. Nói một cách đơn giản thì tâm lý là một hiện
tượng tinh thần gần gũi, thân thuộc với con người. Nó khơng phải là những gì cao
siêu mà chính là những gì con người suy nghĩ, hành động, cảm nhận….hàng ngày.
Tất cả những thứ đó người ta gọi chung là đời sống tâm lý – hiện tượng tinh thần, là
đời sống nội tâm của chính con người.

1 Tài liệu tham khảo: Nguyễn Quang Uẩn ( 2003), Giáo trình tâm lý học đại cương, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia,
Hà Nội, Tr.21.


I.2.

Khái niệm chung về nhân cách. Sự hình thành và phát triển nhân cách.

I.2.1. Khái niệm chung về nhân cách
Khi xem xét con người với tư cách là một thành viên của một xã hội nhất định, là
chủ thể của các mối quan hệ con người, của hoạt động có ý thức và giao tiếp thì
chúng ta nói đến nhân cách của họ.
Nhân cách là một khái niệm rộng và phức tạp trong tâm lý học. Đã có rất nhiều khái
niệm mang tính học thuật giải thích nhân cách là gì. Nhà tâm lý học Xơ Viết( cũ)
X.L.Rubinstein đã viết: “ Con người là cá tính do nó có những thuộc tính đặc biệt,
khơng lặp lại, con người là nhân cách do nó xác định được quan hệ của mình với
những người xung quanh một cách có ý thức” 2. Nhân cách là khái niệm chỉ bản sắc

độc đáo, riêng biệt của mỗi cá nhân, là nội dung và tính chất bên trong của mỗi cá
nhân. Nhân cách biểu hiện thế giới cái tôi của mỗi cá nhân, là sự tổng hợp của các
yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội, tạo nên đặc trưng riêng về di truyền, về sinh lý thần
kinh, về hoàn cảnh sống của cá nhân theo cách riêng của mình. Trong quá trình
sống, giao lưu và học hỏi, mỗi cá nhân sẽ tiếp thu những giá trị phổ biến của văn
hóa xã hội, thơng qua sự chọn lọc, tự tiếp thu của bản thân để từ đó hình thành và
định hướng các giá trị của nhân cách. Như vậy có thể định nghĩa khoa học một cách
ngắn gọn: Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá
nhân quy định bản sắc và giá trị xã hội của con người3
Có thể khái quát 4 đặc điểm cơ bản của nhân cách như sau:
-

Tính thống nhất của nhân cách: Nhân cách có thể bao gồm nhiều nhiều thuộc
tích, phẩm chất riêng lẻ. Nhưng những thuộc tính, phẩm chất riêng lẻ đó đều
liên quan và không tách rời với nhau tạo nên bản sắc riêng biệt. Từ bản sắc

2 Ngô Thị Thùy Dung ( 2021). Nhân cách- Đôi lời bàn luận về nhân cách con người. Luật Minh Khuê. Truy câp vào
18/01/2022, từ />
3 Nguyễn Quang Uẩn ( 2020). Giáo trình tâm lý học đại cương. NXB đại học Sư phạm, Hà Nội.


riêng tạo ra cá tính đặc biệt của mỗi người và từ đó hình thành nhân cách của
người đó
-

Tính ổn định của nhân cách: Ơng cha xưa có câu "giang sơn dễ đổi, bản tính
khó rời" điều này hồn tồn đúng khi dùng để nói về nhân cách của một cá
nhân. Nhân cách được hình thành từ con đường học vấn, kinh nghiệm, giao
tiếp xã hội….Tất cả tích tụ lại tạo thành cấu trúc tương đối ổn định và khó
thay đổi.


-

Tính tích cực của nhân cách: Nhân cách là chủ thể của hoạt động và giao
tiếp, là sản phẩm của xã hội. Nhân cách không chỉ là khách thể mà con là chủ
thể của nhiều mối quan hệ xã hội. Điều đó có nghĩa là nó mang tính tích cực.
Tính tích cực của nhân cách biểu hiện trước tiên ở việc tự giác mục đích hành
động, chủ động thực hiện các hoạt động giao tiếp nhằm thực hiện hóa mục
đích. Mặt khác, con người tích cực tìm kiếm những cách thức, các phương
thức thỏa mãn các nhu cầu là một q trình tích cực có mục đích, trong đó
con người làm chủ được những hình thức hoạt động do sự phát triển của xã
hội quy định nên.

-

Tính giao lưu của nhân cách: Nhân cách chỉ có thể tồn tại và phát triển dựa
trên các mối quan hệ giao lưu với những nhân cách khác. Trong hoạt động
giao tiếp, con người vừa là chủ thể vừa là khách thể hoạt động, bởi thơng qua
các hoạt động giao tiếp, cá nhân có thể đóng góp giá trị nhân cách của mình
cho mọi người, cho xã hội. Đồng thời, cũng qua giao tiếp, con người được
nhìn nhận, được đánh giá theo các chuẩn mực xã hội, từ đó giúp chủ thể hồn
thiện nhân cách hơn. Đặc điểm này của nhân cách là cơ sở của nguyên tắc
“giáo dục trong tập thể, bằng tập thể” do A.S.Makarenko xây dựng 4

Qua các đặc điểm trên, có thể thấy nhân cách khơng phải tự nhiên sinh ra đã có,
nó cần một q trình đủ dài được hình thành sơ khai, phát triển mạnh mẽ theo
tiến trình sống của con người.
4 Nguyễn Quang Uẩn ( 2020). Giáo trình tâm lý học đại cương. NXB đại học Sư phạm, Hà Nội.



I.2.2. Sự hình thành và phát triển nhân cách
Hình thành nhân cách được hiểu là một quá trình khách quan mang tính quy luật,
trong đó một người thể hiện mình với vai trò vừa là chủ thể vừa là khách thể trong
hoạt động và giao tiếp. Giai đoạn hình thành nhân cách được tính ngay từ khi chủ
thể nhân cách còn nằm trong bào thai, giữ vai tò đặc biệt quan trọng – vai trị mang
tính tiền định nhân cách.

Phát triển nhân cách là q trình hồn thiện nhân cách như là một phẩm chất xã
hội của cá nhân, là kết quả của sự xã hội hóa nhân cách và của giáo dục. Nói đến
phát triển là nói tới sự biến đổi cả lượng và chất về mặt tâm lý và về mặt xã hội
của mỗi cá nhân. Trong đó sự phát triển về mặt tâm lý thể hiện ở những biến đổi cơ
bản trong quá trình nhận thức, xúc cảm, ý chí, ở sự hình thành những thuộc tính
tâm lý mới của nhân cách. Sự phát triển về mặt xã hội thể hiện ở sự thay đổi trong
quá trình giao tiếp với những người xung quanh, trong sự tham gia tích cực vào
đời sống xã hội 5. Giai đoạn phát triển nhân cách có thể được xác định trong
khoảng thời gian trước tuổi trưởng thành của chủ thể nhân cách.
Từ những xác định trên, ta có thể đưa ra 5 nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến
sự hình thành và phát triển nhân cách: nhân tố sinh thể, nhân tố môi trường, nhân
tố giáo dục, nhân tố hoạt động, nhân tố giao tiếp. Cụ thể:
-

Nhân tố sinh thể: Ngay từ khi mới chào đời, mỗi đứa trẻ đã mang sẵn trong
mình những đặc điểm hình thái – sinh lý của con người bao gồm các đặc
điểm bẩm sinh và di truyền. Những đặc điểm này sinh ra đã có do bố mẹ
truyền lại hoặc tự nảy sinh do biến dị (bẩm sinh). Ví dụ những năng khiếu
bẩm sinh như tai nghe nhạc của Moza, mắt hội họa của Raphaen…chính là
do các yếu tố sinh học chi phối. Tuy nhiên theo quan điểm tâm lý học macxit
thì yếu tố di truyền không quyết định chiều hướng phát triển nhân cách, mặc

5 Tài liệu tham khảo: />


dù những đặc điểm sinh học có thể ảnh hưởng đến q trình hình thành tài
năng, xúc cảm…, xong nó chỉ đóng vai trị tạo tiền đề cho sự phát triển nhân
cách6. Tất cả cịn phụ thuộc nhiều vào mơi trường sống và các hoạt động giao
tiếp, giáo dục
-

Nhân tố mơi trường: Trong q trình hình thành và phát triển nhân cách, yếu
tố mơi trường đóng vai trị đặc biệt quan trọng vì nếu khơng có xã hội thì
những tư chất có tính người khơng thể được hình thành. Mơi trường góp
phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện và điều kiện cho các hoạt động
giao lưu của cá nhân, giúp con người hấp thu được những kinh nghiệm để
phát triển nhân cách.

-

Nhân tố giáo dục: Một cá nhân nếu chỉ dựa vào vào các yếu tố bẩm sinh – di
truyền và mơi trường xã hội thì chưa đủ để hồn thiện được nhân cách. Giáo
dục giữ vai trị chủ đạo trong việc phát triển nhân cách, nó có thể phát huy tối
đa những mặt mạnh của các yếu tố trên, qua đó giúp định hướng và thúc đẩy
sức mạnh bên trong mỗi con người. Thông qua hoạt động giáo dục, mỗi cá
nhân sẽ lĩnh hội được nền văn hóa xã hội, lịch sử đã được tinh lọc và hệ
thống hóa để tạo nên nhân cách của mình.

-

Nhân tố hoạt động: Hoạt động là phương thức tồn tại của mỗi con người. Mọi
tác động của giáo dục là vô nghĩa nếu thiếu đi hoạt động của cá nhân. Vì vậy
hoạt động cá nhân là nhân tố quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển
nhân cách. Thơng qua hoạt động, bản thân sẽ lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử –

xã hội và biến nó thành nhân cách của mình.

-

Nhân tố giao tiếp: Cùng với hoạt động, giao tiếp là một cơng cụ
đắc lực trong định hình nhân cách. Giao tiếp được hiểu là q trình trao đổi
thơng tin giữa người với người, thơng qua đó thực hiện sự tiếp xúc tâm lí.
Trong q trình giao tiếp, con người khơng chỉ nhận thức người khác mà cịn

6 Tài liệu tham khảo: />

nhận thức chính bản thân mình, tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù
hợp với chuẩn mực xã hội, từ đó hình thành năng lực tự ý thức – một thành
phần quan trọng của nhân cách.

II.

Tại sao để có thể hiểu biết về đời sống tâm lý của con người cũng như để hình
thành và phát triển nhân cách, chúng ta cần nghiên cứu về môi trường xã
hội, nền văn hóa, các quan hệ xã hội trong đó con người sống, giao tiếp và
hoạt động?
Từ những phân tích trên, có thể thấy cả đời sống tâm lý và nhân cách của mỗi cá
nhân đều chịu ảnh hưởng chủ yếu từ các yếu tố bên ngồi như mơi trường xã hội
hay hoạt động giao tiếp. Đời sống tâm lý có thể phản ánh một góc độ của nhân
cách. Khi đời sống tâm lý bị ảnh hưởng thì việc phát triển nhân cách của cá nhân
ít nhiều cũng sẽ bị thay đổi, điều này hồn tồn phụ thuộc vào mơi trường xã hội,
nền văn hóa, các quan hệ xã hội mà trong đó chủ thể sống, giao tiếp và hoạt động
-

Đầu tiên, môi trường xã hội là một đặc trưng cơ bản tạo nên đời sống tâm lý

cũng như tạo điều kiện để nhân cách con người hình thành và phát triển. Môi
trường xã hội bao gồm cả một hệ thống quan hệ chính trị kinh tế , xã hội lịch sử, văn hóa, giáo dục,… được thiết lập. Nó góp phần tạo nên mục đích,
động cơ, phương tiện và điều kiện cho hoạt động và giao lưu cá nhân, qua đó
cá nhân chiếm lĩnh được các kinh nghiệm xã hội lồi người để hình thành và
phát triển nhân cách của mình.
Sự hình thành và phát triển nhân cách chỉ có thể thực hiện được trong một
mơi trường nhất định. Lý luận và thực tiễn đã chứng minh, nhân cách con
người chỉ được hình thành phát triển trong mơi trường xã hội, chỉ trong mơi
trường xã hội thì cá thể người mới trở thành nhân cách
Ví dụ, khi một đứa trẻ được sinh ra trong một gia đình với điều kiện vật chất
đầy đủ, được cha mẹ quan tâm chăm sóc thì chắc chắn đứa trẻ ấy sẽ có được
tâm lý ổn định, đời sống tinh thần phong phú. Ngược lại, một đứa trẻ được
sinh ra trong gia đình đổ vỡ ,cha mẹ ly hôn, không nhận được sự yêu thương
của người ni dưỡng sẽ có thể gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần, nghiện
ngập hoặc rất dễ liên quan đến các tệ nạn xã hội…Một ví dụ nữa cho thấy


mơi trường xã hội có tác động to lớn trong quá trình phát triển nhân cách của
con người. Trường hợp như của cơ bé Kamala được chó sói ni từ nhỏ, Khi
được đưa ra khỏi rừng, cô đã 12 tuổi. Người ta dạy nói cho Kamala trong bốn
năm nhưng cơ chỉ nói được hai từ. Cơ khơng thể thành người và chết ở tuổi
187.
Như vậy, có thể thấy rằng, đứa trẻ ra đời mới chỉ như một con người "dự bị".
Nó khơng thể trở thành con người nếu bị cơ lập, tách khỏi đời sống xã hội, nó
-

cần phải học để trở thành người.
Trong mơi trường xã hội cịn có một yếu tố nữa ảnh hưởng đến đời sống tâm
lý và là điều kiện cần cho sự hình thành, phát triển nhân cách. Đó là yếu tố
văn hóa. Văn hóa theo định nghĩa của UNESCO là tổng thể những nét riêng

biệt tinh thần và vật chất, quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm
người trong xã hội. Con người tạo ra văn hóa, đồng thời, cũng là sản phẩm
của văn hóa, là đại biểu mang những giá trị văn hóa do mình sáng tạo ra.
Cũng theo PGS Phan Ngọc: Văn hóa là một quan hệ, nó là quan hệ giữa thế
giới biểu tượng với thế giới thực tại. Quan hệ ấy biểu hiện thành một kiểu lựa
chọn riêng của một tộc người, một cá nhân so với một tộc người khác, một cá
nhân khác. Nét khác biệt các kiểu lựa chọn làm cho chúng ta khác nhau tạo
thành những nền văn hóa khác nhau 8. Nền văn hóa đó lại là những chuẩn
mực ràng buộc, chi phối đời sống tâm lý cũng như tác động mạnh mẽ đến sự
hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân trong cộng đồng. Do vậy, ta
sẽ thấy những người đến từ những vùng văn hóa khác nhau sẽ có những hệ
thống giá trị, niềm tin, quan điểm không giống nhau.
Ví dụ: Một đứa trẻ sống ở Mỹ - đất nước phát triển, đa sắc tộc, đa văn hóa sẽ
khác hoàn toàn đứa trẻ ở Việt Nam với nền văn hóa đậm chất phương Đơng.
Những người sống ở Mỹ - nơi chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa phương
Tây có xu hướng đề cao cái tôi và sự độc lập. Do đó đứa trẻ sống ở Mỹ
thường sẽ có lối sống phóng khống hơn, tự do hơn, có thể năng động hơn và

7 Vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. truy cập
18/01/2022
8 Trần Quốc Vượng ( 1998 ).Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam. NXB Giáo dục, Hà Nội


đặc biệt là chúng rất tự chủ trong mọi công việc. Trong khi đó, đứa trẻ ở Việt
Nam sẽ có lối sống khn phép, kín đáo hơn.9
Một ví dụ khác về cung cách ứng xử giao tiếp của các nền văn hóa khác nhau
trên thế giới. Đối với người Mỹ, việc giao tiếp bằng ánh mắt rất được khuyến
khích, thể hiện sự lịch sự, tự tin và tôn trọng đối phương. Ngược lại, ở một số
nước như Nhật Bản hay Trung Quốc, họ coi việc giao tiếp bằng mắt là thơ lỗ,
thể hiện sự khơng tơn trọng. Thậm chí việc giao tiếp bằng ánh mắt ở Trung

Quốc chỉ dành cho các trường hợp khi họ tức giận hoặc đang vướng vào một
-

vụ tranh cãi
Ngoài ra, khi muốn đánh giá đời sống tâm lý và để hình thành, phát triển
nhân cách cần phải dựa thêm vào các mối quan hệ xã hội. Các-Mác từng viết:
“Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” 10. Các mối quan hệ đó quy
định bản chất xã hội của cá nhân. Nhân cách là sản phẩm của mối quan hệ xã
hội đồng thời là người sáng tạo và xây dựng mối quan hệ đó. Vì vậy, muốn
nghiên cứu về tâm lý người, nhất thiết phải nghiên cứu các mối quan hệ xã
hội mà chủ thể là người sống và hoạt động. Quan hệ xã hội là sự tương tác
giữa người với người hoặc giữa những nhóm người với nhau được hình thành
trong q trình hoạt động xã hội, văn hóa, giáo dục,… nhằm đạt được mục
đích đã định sẵn. Tuy nhiên các mối quan hệ này chỉ được hình thành dựa
trên những tương tác xã hội ổn định và có tính lặp lại. Thơng qua q trình
đó, con người bộc lộ những đặc trưng riêng của cá nhân, bày tỏ cảm xúc, suy
nghĩ, hành động…. Từ đó tạo nên quan hệ xã hội nhưng với điều kiện là giữa
những nhóm người đó phải có sự tương đồng về một vài đặc điểm để có thể
duy trì một mối quan hệ xã hội. Như vậy trong sự tương tác đó, cá nhân sẽ bị
ảnh hưởng bởi tập thể và ngược lại.
Ví dụ, những người làm cơng việc “địi nợ th” thường là những người nóng
tính và có phần thơ bạo bởi đó là đặc thù nghề nghiệp của họ, họ phải thường
xuyên tiếp xúc với những người có tính cách như vậy trong xã hội. Hay một

9 Vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. truy cập
18/01/2022
10 Nguyễn Ngọc Long & Nguyễn Hữu Vui ( 2006), Giáo trình triết học Mác-Lênin, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.


đứa trẻ khi chơi với những đứa bạn có nhân cách khơng trong sạch thì sớm

muộn gì đứa trẻ ấy cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi những thói hư tật xấu, đặc biệt
là những trẻ nhỏ. Do vậy người ta mới nói “phải biết chọn bạn mà chơi”, hay
“gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” là như vậy.
Như vậy, khi muốn hiểu về đời sống tâm lý của một người hoặc để hình thành và
phát triển nhân cách, ta cần phải chú ý tới môi trường xã hội, nền văn hóa, và đặc
biệt là quan hệ xã hội mà con người tham gia vào.

III.

Tại sao phải tổ chức các hoạt động giáo dục và học tập tích cực để con người
tham gia vào?
Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân, giáo dục
đóng vai trò là nhân tố chủ đạo.

III.1. Khái niệm “hoạt động giáo dục và học tập”
Giáo dục là một hoạt động chuyên biệt của xã hội nhằm hình thành và phát triển nhân
cách của con người theo những yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất
định11. Hoạt động giáo dục và học tập là quá trình tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích
khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người học
theo hướng tích cực. Theo nghĩa rộng, giáo dục là toàn bộ sự tác động của gia đình, nhà
trường, xã hội đến con người. Trong đó, giáo dục nhà trường là q trình tác động một
cách sâu sắc và rõ nét nhất. Nó khơng chỉ cung cấp chi thức khoa học cơ bản, hiện đại mà
cịn giúp hình thành ở người học những năng lực và phẩm trí tuệ, hứng thú. Qua đó thúc
đấy sự phát triển các phẩm chất tốt của nhân cách

III.2. Vai trò của “hoạt động giáo dục và học tập”

11 Tài liệu tham khảo: />

III.2.1.


Giáo dục định hướng và dẫn dắt quá trình hình thành, phát triển nhân cách

ở mỗi cá nhân
Giáo dục vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Vì
giáo dục là q trình tác động có mục tiêu xác định, hình thành một mẫu người cụ
thể cho xã hội – một mơ hình nhân cách phát triển. Điều đó được thể hiện qua
việc thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo của nhà trường và các tổ chức giáo dục
ngồi nhà trường. Ví dụ: ngồi việc giáo dục học tập trong nhà trường, nhiều cơ
sở giáo dục đã phối hợp với các đơn vị tổ chức bên ngồi để tạo ra những chương
trình ngoại khóa giúp định hướng, phát triển các kỹ năng mềm cho học sinh, sinh
viên nói riêng và người học nói chung.

III.2.2.

Giáo dục can thiệp, điều chỉnh các yếu tố khác nhằm tạo sự thuận lợi cho

phát triển nhân cách sinh viên
Các yếu tố bẩm sinh – di truyền, hay hoạt động cá nhân đều có ảnh hưởng đến sự
phát triển nhân cách ở các mức độ khác nhau, tuy nhiên yếu tố giáo dục lại có thể
tác động đến các yếu tố này để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển nhân
-

cách.
Thứ nhất, Giáo dục có thể đem lại cái mà yếu tố bẩm sinh – di truyền. hay mơi
trường sống khơng thể đem lại.
Ví dụ: Một đứa trẻ theo thời gian nó sẽ tự biết đi, biết nói ( đó là những cái mà
yếu tố bẩm sinh – di truyền mang lại ) nhưng nó sẽ khơng thể biết đọc, biết viết
nếu như khơng có sự can thiệp của giáo dục.
Trong trường hợp đặc biệt, giáo dục còn có khả năng phát triển những năng lực

bẩm sinh, phát huy tối đa các mặt mạnh của các yếu tố khác chi phối sự hình
thành nhân cách như yếu tố thể chất, yếu tố hồn cảnh sống … Ví dụ: Với những
học sinh có năng khiếu tốn học , nghệ thuật…, giáo dục phát triển sớm để bồi
dưỡng , tạo điều kiện thuận lợi cho các tư chất thông minh và năng khiếu ở học

-

sinh phát triển.
Thứ hai, giáo dục có thể bù đắp cho những thiếu hụt do bẩm sinh đem lại. Ví dụ:
Đối với những đứa trẻ bị khuyết tật, có thể sử dụng phương pháp học tập chuyên
biệt như chữ nổi đối với trẻ khiếm thị, ngôn ngữ hình thể với trẻ bị câm điếc bẩm
sinh. Hiện nay, việc tổ chức hoạt động giáo dục cho người khuyết tật đang được


chú trọng khơng kém. Nhiều cơ sở đào tạo tích cực mở lớp dạy học, dạy nghề cho
những người khuyết tật để họ được học tập, giao lưu, hòa nhập với cộng đồng. Từ
đó giúp họ xóa đi cảm giác tự ti, có cơ hội thể hiện mình với tư cách là một cá
nhân trong cộng đồng người. Cá biệt có thể kể tới những tấm gương như thầy giáo
Nguyễn Ngọc Ký hay anh Nguyễn Sơn Lâm, dù cơ thể khơng lành lặn như bao
người nhưng nhờ có ý chí và đặc biệt là sự can thiệp của giáo dục đã giúp họ trở
-

thành những người thầy tài năng, diễn thuyết gia truyền cảm hứng.
Thứ ba, giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu do tác động của yếu
tố môi trường xã hội gây nên và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong
muốn của xã hội. Ví dụ: Đối với những trẻ bị suy thối nhân cách ( nhiễm thói hư
tật xấu …) có thể uốn nắn, điều chỉnh sự phát triển nhân cách lệch lạc so với các
chuẩn mực xã hội bằng các biện pháp giáo dục đặc biệt.
Như vậy giáo dục có vai trò cực kỳ to lớn đối với sự phát triển nhân cách của mỗi
cá nhân. Giáo dục - đào tạo được xem là chính sách, biện pháp quan trọng hàng

đầu cho sự phát triển của mỗi quốc gia, mà trước hết là mỗi cá nhân trong cộng
đồng đó. Do vậy việc tổ chức các hoạt động giáo dục học tập là vô cùng cần thiết.
Song, giáo dục không phải là vạn năng. Nó có hiệu quả hay khơng cịn phụ thuộc
nhiều vào thái độ, mức độ tham gia tích cực của từng cá nhân. Hoạt động tích cực
của chủ thể mới là yếu tố quyết định trực tiếp sự hình thành nhân cách.

IV.

Sinh viên cần làm gì để rèn luyện và phát triển tích cực nhân cách của bản
thân. ?
Sự phát triển nhân cách của mỗi người phụ thuộc rất nhiều vào bản thân chúng ta,
vào chính thái độ, những gì chúng ta suy nghĩ, hành động. Đối với sinh viên, việc
hồn thiện nhân cách là vơ cùng quan trọng. Muốn vậy, mỗi sinh viên cần phải
rèn cho mình hai yếu tố quan trọng nhất, đó là phẩm chất ( cái đức ) và năng lực
( cái tài )
Về phẩm chất:
- Trước hết, mỗi người cần phải xác định bản thân mình là ai, mình muốn gì,
hình mẫu lý tưởng mà mình muốn đạt tới là gì. Nếu có thể, hãy chọn cho
mình một nhân vật truyền cảm hứng mà bạn ngưỡng mộ và học hỏi những
phương châm sống của họ, từ đó liên hệ đến bản thân mình


-

Trong cuộc sống hoặc cơng việc, cần phải có thái độ tôn trọng, cầu tiến, tránh
thái độ bảo thủ, luôn lắng nghe góp ý từ những người xung quanh để hồn

-

thiện mình.

Biết phân biệt tốt – xấu , đúng – sai , mạnh dạn phê bình những hành vi tiêu
cực ảnh hưởng xấu đến xã hội. Cần phải công tâm, khách quan, xem xét vấn

-

đề theo nhiều chiều để có hướng giải quyết hợp lý.
Cần loại bỏ những thói hư tật xấu có ảnh hưởng tiêu cực đế bản thân cũng
như xã hội, kiên quyết kỷ luật bản thân nếu như tái phạm hành vi xấu đó. Ví
dụ, bạn cần loại bỏ thói quen vừa học vừa lướt facebook. Nếu như cịn tái
phạm, hãy đưa ra hình phạt cho bản thân như: rời xa mạng xã hội trong vòng
48 giờ chẳng hạn.

Về năng lực:
-

Việc tích cực học tập là một nhiệm vụ tối quan trọng của sinh viên nhằm tiếp
thu kiến thức, cũng như phát triển năng lực. Ngoài việc học tập chăm chỉ trên
lớp, sinh viên cũng nên tham gia vào các lớp học thuật lĩnh hội kiến thức

-

chuyên môn, các lớp kỹ năng mềm để trau dồi bản thân.
Nếu chỉ học lý thuyết suông trên giấy thôi chưa đủ. Sinh viên nên chủ động,
tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm, xây dựng
cho mình những mối quan hệ lành mạnh. Những hoạt động này sẽ giúp sinh
viên mở mang tầm nhìn, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, biết cách thích ứng linh
hoạt, có thể xử lý mọi tình huống xảy ra trên thực tế.




×