Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài Tập Tiểu Luận Tâm Lý Học Đại Cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.15 KB, 6 trang )

BÀI BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH MÔN TÂM LÝ
Nhóm 1:
• Nguyễn Kim Khánh Quỳnh
• Nguyễn Thị Diệu Thảo
• Hồng Lê Trân Trân
• Đinh Gia Khánh
• Đinh Trần Minh Đức
• Nguyễn Thị Thanh Loan
• Huỳnh Thảo Trang
• Võ Thị Khánh Hòa
Đ ề tài : "Câu cách ngôn thường dùng "Con người là tài sản quý giá nhất của bạn" có vẻ
không con đúng nữa. Vì không phải con người mà phải là người phù hợp mới là tài sản
quý giá nhất".
-Jim Collins-
Bài làm

Đất nước ta đang trong tiến trình đổi mới chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và
thế giới. Trong điều kiện toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ, trước bối cảnh lịch sử mới
nước ta phải đối mặt với những thách thức hết sức to lớn. Và một trong những nhân tố
quan trọng nhất giữ vai trò trung tâm và chi phối sự phát triển của đất nước đó là nhân
tố con người .Con người vừa là sản phẩm của quá trình tiến hoá lâu dài của lịch sử lại
vừa là chủ thể sáng tạo ra lịch sử .Jim Collins đã đưa ra nhận định “Câu cách ngôn
thường dùng "Con người là tài sản quý giá nhất của bạn" có vẻ không con đúng nữa. Vì
không phải con người mà phải là người phù hợp mới là tài sản quý giá nhất".
Nhận định của Jim Collins là một nhận định đúng.”Con người phù hợp” đó chính là con
người có những phẩm chất, năng lực phù hợp với công việc và hoàn cảnh. Một người có
tài nhưng không được đặt đúng vị trí thì không thể phát huy tài năng và phẩm chất của
mình. Điều này không chỉ đúng trong công việc mà còn đúng trong mọi lĩnh vực cũng
như hoàn cảnh thực tế. Để biến mình trở thành “con người phù hợp”, con người phải
biết nhận thức hoàn cảnh, cuộc sống và thấu hiểu bản thân mình : "biết người biết ta,
trăm trận trăm thắng".


Ta thấy nhận định trên của Jim Collins thuộc hiện tượng tâm lý nhận thức lý tính mà cụ
thể là tư duy. Vì nó phản ánh những cái bên trong thuộc về bản chất có tính quy luật,
phản ánh những cái mới, cái chưa biết, hiện tượng khách quan. Ở mức độ nhận thức
cảm tính, con người chỉ mới phản ánh các thuộc tính trực quan,cụ thể, bề ngoài, những
mối quan hệ về mặt không gian, thời gian và trạng thái vận động của sự vật hiện tượng,
phản ánh một cách trực tiếp những cái đang tác động mà ở đây chúng ta đang nói về giá
trị, bản chất con người-một tài sản quý giá. Nhưng nảy sinh trên cơ sở nhận thức cảm
tính, tư duy phản ánh những thuộc tính bên trong bản chất, những quan hệ có tính quy
luật của sự vật hiện tượng. Như thế trong quá trình tư duy, Jim Collins đã tìm kiếm và
phát hiện cái mới: không phải con người mà người phù hợp mới là tài sản quý giá nhất
về chất một cách độc lập, nghĩa là một quá trình phản ánh gián tiếp và khái quát hiện
thực trên cơ sở phân tích và tổng hợp hiện thực đó.
Tư duy là quá trình con người khám phá cải tạo xã hội và bản thân để hoạt động ngày
càng tối ưu và logic hơn. Đó là quá trình nhận thức mà cuộc sống và hoạt động thực tiễn
đòi hỏi con người phải thấu hiểu cái hiện thực xung quanh có rất nhiều điều chưa biết
ngày một sâu sắc,đúng đắn và chính xác hơn bằng việc vạch ra bản chất và quy luật của
chúng. Mặc dù tư duy được tiến hành trong bộ óc từng người cụ thể, được hình thành
và phát triển trong quá trình hoạt động nhận thức tích cực của bản thân mỗi người
nhưng tư duy cũng có bản chất xã hội bởi hành động tư duy phải dựa trên kinh nghiệm
của thế hệ đi trước đã tích lũy được, dựa vào kết quả hoạt động nhận thức mà xã hội
loài người đã đạt đến trình độ phát triển của lịch sử. Bản chất quá trình tư duy được
thúc đẩy do nhu cầu xã hội. Tư duy luôn là quá trình khám phá bản thân con người, xã
hội, mở rộng không ngừng giới hạn những nhận thức của con người bởi tính gián tiếp
của nó-tư duy phát hiện ra bản chất sự vật hiện tượng và quy luật giữa chúng nhờ công
cụ,phương tiện và kết quả nhận thức của loài người và kinh nghiệm cá nhân.Tư duy mở
rộng giới hạn của nhận thức,tạo ra khả năng để vượt ra ngoài những giới hạn của kinh
nghiệm trực tiếp do cảm giác và tri giác mang lại mà trước đây là "con người là tài sản
quý giá nhất" để đi sâu vào bản chất của sự vật,hiện tượng,tìm ra mối quan hệ có tính
quy luật giữa chúng.Tư duy không chỉ giải quyết những vấn đề trước mắt mà có khả
năng giải quyết những vấn đề có tính lâu dài để đưa nó vào cuộc sống và áp dụng. Nhờ

tư duy con người hiểu biết sâu sắc và vững chắc về thực tiễn hơn với môi trường và
hành động có kết quả cao hơn.Chính vì thế, con người mới tìm ra nhận thức mới thay
thế cho tư tưởng cũ không còn phù hợp nữa "người phù hợp mới là tài sản quý giá
nhất".
Quá trình nhận thức này nảy sinh trên cơ sở hoạt động thực tiễn từ sự nhận thức ban
đầu và nó được tiến hành một cách gián tiếp thông qua ngôn ngữ: nói, viết, hình ảnh.
Nhờ vậy con người mới nhận thức được những hiện tượng có trong thực tế để ứng
dụng nó vào cuộc sống.
Theo Jim Collins: người phù hợp là tài sản quý giá nhất. Vậy làm sao để biết mình có
“phù hợp” hay không?
Để trả lời cho câu hỏi trên chúng ta nên xác định bằng cách trả lời bốn câu hỏi nhỏ dưới
đây:
1. Bạn làm tốt 'việc' gì?
2. Bạn làm không tốt 'việc' gì?
3. Bạn yêu 'công việc' ở điểm nào?
4. Bạn thực sự không thích 'công việc' ở điểm nào?
Kết quả của bốn câu hỏi đơn giản trên như một liều thuốc giúp cho ta nhận thức được
rõ khả năng để biết mình phù hợp với việc gì. Từ đó ta có thể rút ra kết luận: Một người
được đánh giá là phù hợp khi có phẩm chất, năng lực, thái độ và hành động phù hợp
với tổ chức,với hoàn cảnh.
Vì sao “người phù hợp” lại là tài sản quý giá nhất? Vì sự phù hợp rất quan trọng . Sự
phù hợp sẽ đem lại hiệu quả cao trong mọi hoàn cảnh dù là công việc , tình yêu hay cuộc
sống .
Trong tác phẩm "Từ tốt đến vĩ đại" của Jim Collins có đề cập đến sự chuyển đổi của một
công ty từ tốt đến vĩ đại áp dụng câu cách ngôn này. Những vị lãnh đạo của các công ty
vĩ đại thường bắt đầu công việc 'cải tổ' của mình không phải bằng việc lập chiến lược
công ty hay các chương trình hành động trong tương lai mà bằng việc đặt đúng người
vào đúng việc. Từ đó ta thấy việc lựa chọn người phù hợp là một việc rất quan trọng
trong công ty , liên quan đến sự sống còn của công ty. Và ngay cả người lãnh đạo công ty
cũng phải là một người phù hợp , có những phẩm chất phù hợp với vị trí lãnh đạo như:

có trách nhiệm , có kiến thức , biết quản lý , biết dùng người , có óc quan sát và đánh
giá. Nếu không phải là một người có những phẩm chất ấy , nhà quản lý ấy sẽ không phải
là một người phù hợp và sẽ không làm tốt được công việc của mình.
Không những trong công việc mà trong tình yêu , tình bạn , chúng ta vẫn phải đi tìm một
người phù hợp và trở thành người phù hợp. Có thể bạn sẽ gặp một người rất tốt và yêu
thương bạn nhưng họ sẽ không đem lại cho bạn được sự hạnh phúc nếu hai bạn không
có được sự đồng cảm , đồng điệu trong tâm hồn . Nếu bạn kết duyên với người không
phù hợp , dễ gây bất hòa, cãi vã, dù đã cố gắng thì rồi một ngày mọi thứ cũng sẽ tan vỡ.
Ở tình bạn cũng như vậy, khi ở cạnh một người bạn phù hợp, bạn sẽ cảm thấy thoải mái,
như một bức tranh chưa hoàn thiện, khi tìm được mảnh ghép phù hợp thì bức tranh sẽ
trở nên hoàn hảo.
Ví dụ bạn là một sinh viên ngành Luật, yêu cầu đề ra là: bạn cần phải có những kĩ năng
cơ bản như : kỹ năng phản biện hay lập luận logic,tư duy rõ ràng, rành mạch, chính xác,
tác phong làm việc khoa học, Để có những kĩ năng mềm này bạn cần học tập thật
nhiều không chỉ qua sách báo mà còn cần nắm bắt thông tin, hoạt động nhóm hiệu
quả,
Vậy chúng ta phải làm sao để trở thành những con người “phù hợp”?
Trước tiên bạn hãy nghĩ cái 'phù hợp' ở đâu mà có? Câu trả lời chính là : Sự phù hợp
không tự dưng mà có, mà người ta phải rèn luyện bản thân để có được những phẩm
chất, những thuộc tính tâm sinh lí tương ứng với yêu cầu được đặt ra.Tuy nhiên, cũng
có một số người đã có sẵn những đặc điểm tâm sinh lý, năng lực bẩm sinh thì họ sẽ đỡ
mất công luyện tập hơn, họ chỉ cần phát hiện ra cái "phù hợp" với mình và phát
triển,rèn luyện lên cao hơn như thiên tài âm nhạc Mozart của thế giới,lãnh tụ vĩ đại Chủ
tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam,
Tất cả mọi hành động của con người đều theo mệnh lệnh của bộ não – tư duy. Tư duy
chỉ đạo hành động và chính hành động quyết định sự thành bại và số phận con người.
William James, người góp phần phát triển hệ tư tưởng thực dụng: “Chúng ta sẽ trở
thành điều mà chúng ta hay nghĩ đến nhất". Vậy để trở thành người phù hợp, việc trước
tiên bạn phải nghĩ mình là người phù hợp rồi từ đó mới có thể thay đổi tư duy, thái độ,
hành động của mình để phù hợp với tổ chức, với cuộc sống.

Nếu theo nhận định trước đây, con người là lực lượng lao động chủ yếu và quan trọng,
đóng vai trò chủ đạo trong nền sản xuất, quyết định sự thành bại của một cơ quan, hay
một tổ chức thì ngày nay với sự phát triển và tiến bộ của khoa học kĩ thuật, yêu cầu đòi
hỏi đối với con người phải cao hơn, phải là người phù hợp nhất. Môi trường làm việc có
sự phấn đấu, nỗ lực cạnh tranh lành mạnh thì chắc chắn sẽ dẫn đến con đường thành
công cho chính bản thân, gia định và xã hội.
Đặc biệt đối với nguồn nhân lực tương lai của đất nước, yêu cầu tìm kiếm một con
người phù hợp là rất quan trọng ,nó quyết định sự vững bước đi lên hay tụt hậu của
một quốc gia. Để xác định bản thân mình phù hợp với ngành nghề nào, bạn hãy bắt đầu
từ sở thích, tính cách và điều kiện của mình. Dựa trên cơ sở năng lực, sở thích, quan
điểm, nguyên tắc sống của bạn, bạn sẽ đưa ra những dự đoán về nghề nghiệp hoặc
nhóm ngành nghề phù hợp với bạn để biết được bạn là người phù hợp nhất với ngành
nghề nào.
Khi đã chọn ngành nghề phù hợp, rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường không hiểu rõ
trình độ của mình phù hợp với loại công việc nào. Và hậu quả là họ thường chọn những
công việc quá tầm và trở nên bực bội khi không được mời phỏng vấn,không xin được
việc .Chính vì thế, trong quá trình rèn luyện ở nhà trường, bản lĩnh chính trị của mỗi
sinh viên đều vững vàng hơn, tự tinh hơn và trau dồi tri thức,có sự hài hòa giữa đức và
tài, giữa năng lực học tập và khả năng công tác xã hội . Điều đó thể hiện được phần nào
ý thức rèn luyện phấn đấu của sinh viên,họ đang cố gắng trở thành người phù hợp để
trang bị hành trang cho mình lập nghiệp mai sau.
Hay cả khi bạn đi phỏng vấn ,rất nhiều nhà tuyển dụng có câu hỏi thế này:
Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?
Đây thật sự là cơ hội để bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Bạn cần trình bày ngắn
gọn và cô đọng về điểm mạnh, năng lực của bạn và những gì bạn có thể đóng góp cho
công ty. Tuy nhiên, bạn không nên trả lời câu hỏi này một cách chung chung, chẳng hạn:
“Tôi làm việc rất chăm chỉ và nhiệt tình.” Hãy tạo sự khác biệt cho bản thân bằng cách
giới thiệu những phẩm chất chỉ bạn mới có và bắt đầu câu trả lời với “Tôi chính là người
phù hợp nhất cho vị trí này vì ….”
Ngoài ra, khi đã bắt tay vào tìm việc, ngoài việc chuẩn bị tốt về mặt kiến thức, các kĩ

năng cần có, vốn ngoại ngữ và một vài tài lẻ, bạn cần tạo cho mình một “phong cách”
thật sự chuyên nghiệp. Từ cách đi đứng, nói năng, cách trả lời điện thoại, ngôn từ sử
dụng sao cho nhất quán, phù hợp với tính cách và con người của mình.
Ai cũng có sự "phù hợp"của mình, không phải lĩnh vực này thì cũng là lĩnh vực khác và
một người có thể có nhiều sự "phù hợp", đó là lý do vì sao có rất nhiều người đa tài
nhiều lĩnh vực, có người làm rất nhiều nghề còn có nhiều người tuy chọn phải những
công việc không đúng sở thích nhưng họ vẫn hoạt đông tốt và làm việc có hiệu quả
trong công việc đó. Quan trong là họ biết lựa chọn cái nào phù hợp nhất và biết tạo ra
sự phù hợp cho chính bản thân. Ngay cả những người khuyết tật cũng có thể tìm ra cho
mình một sự phù hợp: một người mù cũng có thể trở thành nhạc công, Vậy tại sao bạn
lại không nắm giữ tài sản quý giá ấy và phát huy, rèn luyện năng lực cho chính bản thân
để tìm ra cái thực sự phù hợp với chính mình.
Con người là trung tâm của vũ trụ, có thể làm nên mọi giá trị của cuộc sống. Đúng! Tuy
nhiên xét cho cùng, mỗi người khi sinh ra đều có một khả năng, thế mạnh nhất định và
họ chỉ thực sự "mạnh" khi được phát huy những khả năng ấy và biết trau dồi,rèn
luyện,học tập thêm. Chính vì vậy, quan niệm con người là tài sản quý giá nhất cũng chỉ
là cái nhìn tổng quan, chưa thật sự sâu sắc. Tài sản quý giá nhất chính là người phù
hợp nhất!

-HẾT-

×