Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu ĐỀ THI THỬ HỌC SINH GIỎI NĂM 2013 MÔN LỊCH SỬ ĐỀ SỐ 5 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.4 KB, 5 trang )



Trang 1

ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 12
Môn: Lịch sử
Dành cho học sinh các trường THPT


Câu 1: Hoàn cảnh lịch sử nào dẫn đến công cuộc cải cách ở Trung Quốc (từ năm
1978)? Nội dung của đường lối cải cách? Thực hiện đường lối cải cách, từ năm
1978 đến năm 2000 Trung Quốc đã có những biến đổi căn bản như thế nào?
Câu 2: Những thành tựu tiêu biểu trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của
các nước ở khu vực Đông Nam Á sau khi giành được độc lập
Câu 3: Trình bày những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau Chiến
tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX. Tác động của chính
sách trên đối với quan hệ quốc tế thời kỳ này?
Câu 4: Các xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc? Các xu
thế phát triển đó tạo ra thời cơ và thách thức gì đối với các dân tộc?


























Trang 2
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
————

ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12

Môn: Lịch sử
Dành cho học sinh các trường THPT
(Hướng dẫn chấm có 04 trang)


Câu
Nội dung
Điểm
1


Hoàn cảnh lịch sử nào dẫn đến công cuộc cải cách ở Trung Quốc (từ
năm 1978)? Nội dung của đường lối cải cách? Thực hiện đường lối
cải cách, từ năm 1978 đến năm 2000 Trung Quốc đã có những biến
đổi căn bản như thế nào?
2,5



































Hoàn cảnh lịch sử
Khách quan
Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ bùng nổ, tiếp theo là những cuộc
khủng hoảng về chính trị, kinh tế, tài chính…Những cuộc khủng hoảng
này đặt nhân loại đứng trước những vấn đề bức thiết phải giải quyết như
tình trạng vơi cạn dần nguồn tài nguyên, bùng nổ dân số…





0,25
Yêu cầu cải cách về kinh tế, chính trị, xã hội để thích nghi với sự phát
triển nhanh chóng của cách mạng khoa học - kỹ thuật và sự giao lưu, hợp
tác quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ theo xu thế quốc tế hoá.
Trong bối cảnh trên, yêu cầu lịch sử đặt ra đối với tất cả các nước là phải
nhanh chóng cải cách về kinh tế, chính trị- xã hội để thích ứng.





0,25
Chủ quan
Đối nội: từ năm 1959 đến năm 1978 Trung Quốc trải qua 20 năm không
ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội. Với việc thực hiện đường lối “Ba
ngọn cờ hồng” nền kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng hỗn loạn, sản
xuất giảm sút nghiêm trọng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó
khăn…Trong nội bộ Đảng và Nhà nước Trung Quốc diễn ra những bất
đồng gay gắt về đường lối, tranh chấp về quyền lực, đỉnh cao là cuộc
“Đại cách mạng văn hóa vô sản” (1966-1976)…







0,25
Đối ngoại: ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mĩ của nhân dân Việt
Nam…xảy ra những cuộc xung đột biên giới giữa Trung Quốc với các
nước Ấn Độ, Liên Xô…Tháng 2- 1972, Tổng thống Mĩ R.Nichxơn sang
thăm Trung Quốc, mở đầu quan hệ mới theo chiều hướng hoà dịu giữa
hai nước. Bối cảnh lịch sử trên đòi hỏi Trung Quốc tiến hành cải cách để
phù hợp với xu thế chung của thế giới và đưa đất nước thoát ra khỏi tình
trạng không ổn định…







0,25
Nội dung đường lối cải cách
Tháng 12-1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối
mới do Đặng Tiểu Bình khởi xướng, mở đầu cho công cuộc cải cách
kinh tế - xã hội ở Trung Quốc hiện nay. Đường lối này được nâng lên
thành đường lối chung qua Đại hội XII (9-1982), đặc biệt là Đại hội XIII
(10-1987) của Đảng: Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.





0,25
Kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản (con đường XHCN, chuyên chính dân
chủ nhân dân, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chủ nghĩa




Trang 3


Mác-Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông).
0,25
Tiến hành cải cách mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
sang nền kinh tế thị trường XHCN linh hoạt hơn nhằm hiện đại hoá và
xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc, với mục tiêu biến
Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ văn minh.




0,25
Thực hiện đường lối cải cách đất nước Trung Quốc đã có những biến
đổi căn bản.
Sau 20 năm nền kinh tế Trung Quốc có bước tiến nhanh chóng, đạt tốc
độ tăng trưởng cao nhất thế giới, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng
trung bình hàng năm trên 8%, đạt giá trị 7974 tỉ nhân dân tệ, đứng hàng
thứ 7 thế giới. Năm 2000 GDP của Trung Quốc vượt qua ngưỡng nghìn
tỉ đô la Mĩ Thu nhập theo khu vực có sự thay đổi lớn…Đời sống nhân
dân được cải thiện rõ rệt







0,25
Khoa học- kỹ thuật, văn hoá giáo dục Trung Quốc đạt nhiều thành tựu
nổi bật. Chương trình thám hiểm không gian được thực hiện từ năm
1992 thu được kết quả khả quan…


0,25
Trong lĩnh vực đối ngoại Trung Quốc có nhiều thay đổi, Trung Quốc tiến
hành bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Việt
Nam…


0,25

2
Những thành tựu tiêu biểu trong quá trình xây dựng và phát triển
kinh tế của các nước ở khu vực Đông Nam Á sau khi giành được độc
lập…
3,0
























Những thành tựu…

Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN
Sau khi giành độc lập, các nước Inđônêxia, Malaixia, Xingapo,
Philíppin, Thái Lan tiến hành công nghiệp hóa theo mô hình các nước tư
bản chủ nghĩa. Trong khoảng những năm 50-60, các nước này đều tiến
hành chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (chiến lược kinh tế
hướng nội) với nội dung chủ yếu là đẩy mạnh phát triển các ngành công
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu…







0,25
Thực hiện chiến lược kinh tế này, các nước đã đạt được một số thành tựu
đáng kể, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, phát triển một số ngành
chế biến, chế tạo Xingapo xây dựng được cơ sở hạ tầng tốt nhất khu
vực… Sau 11 năm phát triển, kinh tế Thái Lan có bước tiến dài



0.5
Từ thập kỷ 60-70 trở đi, các nước này chuyển sang chiến lược công
nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo (chiến lược kinh tế hướng ngoại),
thực hiện “mở cửa” nền kinh tế, thu hút vốn và kỹ thuật của nước ngoài,
tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương




0,25
Sau khi thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại, các nước trên đã thu
được nhiều thành tựu. Tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
đã lớn hơn nông nghiệp, mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh Tốc độ
tăng trưởng của Thái lan, Malaixia đạt mức cao…



0,5
Nhóm ba nước Đông Dương
Những năm 80- 90 của thế kỷ XX, các nước Đông Dương từng bước
chuyển sang nền kinh tế thị trường.


0,25
Năm 1986, Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước…



Trang 4


Từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, Lào thực hiện công cuộc đổi mới,
nền kinh tế có bước phát triển khá nhanh, đời sống của nhân dân được
cải thiện. Campuchia cũng đạt được một số thành tựu đáng kể…


0,5
Các nước Đông Nam Á khác
Brunây, thực hiện đa dạng hoá nền kinh tế, tổng thu nhập bình quân

theo đầu người cao Mianma tiến hành cải cách kinh tế với ba chính
sách lớn kêu gọi đầu tư và mở cửa, giải phóng nền kinh tế tư nhân, xử lí
có hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước…mang lại sự khởi sắc cho nền
kinh tế…




0,25
Bài học…
Nhạy bén với tình hình, đề ra chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn của
nhà nước trong từng giai đoạn, tích cực hội nhập vào khu vực và thế
giới, đầu tư cho yếu tố con người



0.5
3
Trình bày những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau
Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX.
Tác động của chính sách trên đối với quan hệ quốc tế thời kỳ này?
2,0

Những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ…
Chính sách đối ngoại của Mĩ thể hiện tập trung trong chiến lược toàn cầu
với tham vọng bá chủ thế giới. Chiến lược toàn cầu được của Mĩ được
triển khai qua nhiều học thuyết cụ thể…




0,5
Mặc dù các chiến lược cụ thể mang những tên gọi khác nhau nhưng
chiến lược toàn cầu của Mĩ nhằm thực hiện ba mục tiêu chủ yếu…

0,5
Để thực hiện các mục tiêu chiến lược trên đây chính sách cơ bản của Mĩ
là dựa vào sức mạnh trước hết là sức mạnh về quân sự, kinh tế…

0,25
Trong quá trình thực hiện chính sách đối ngoại, Mĩ đã thất bại trong cuộc
chiến tranh xâm lược Việt Nam nhưng cũng đạt được một số kết quả
bước đầu…


0,25
Tác động của chính sách trên đối với quan hệ quốc tế thời kỳ này
Chính sách trên của Mỹ làm cho quan hệ Đồng minh giữa Mĩ và Liên Xô
trong Chiến tranh thế giới thứ hai không còn, từ sau Chiến tranh thế giới
thứ hai đến năm 1973 Mĩ và Liên Xô chuyển sang đối đầu.



0,25

Dẫn đến tình trạng Chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường Mĩ và Liên Xô,
sự đối đầu Đông- Tây và các cuộc chiến tranh cục bộ…

0,25
4
Các xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh kết

thúc? Các xu thế phát triển đó tạo ra thời cơ và thách thức gì đối với
các dân tộc?
2,5










Các xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc
Tháng 12-1989 trong cuộc gặp gỡ không chính thức tại đảo Manta, Tổng
bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Goocbachôp và tổng thống Mĩ Busơ đã
chính thức cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. Sau khi Liên bang
Xô viết tan rã (1991), trật tự hai cực không còn, Chiến trạnh lạnh thực sự
kết thúc. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc thế giới phát triển theo các xu
thế sau đây.






0,25
Trật tự thế giới hai cực đã sụp đổ nhưng trật tự thế giới mới lại đang
trong quá trình hình thành…


0,25
Sau Chiến tranh lạnh, hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh



Trang 5






















chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm…
0,25

Sự tan rã của Liên Xô đã tạo cho Mĩ một lợi thế tạm thời. Giới cầm
quyền Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới một cực để Mĩ làm bá chủ thế
giới…


0,25
Sau Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa các nước lớn được điều chỉnh theo
chiều hướng đối thoại, thoả hiệp, tránh xung đột trực tiếp nhằm tạo nên
một môi trường quốc tế thuận lợi giúp họ vươn lên mạnh mẽ, xác lập
một vị trí ưu thế trong trật tự thế giới mới.



0,25
Tuy hoà bình, ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến
tranh lạnh, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột…

0,25
Những năm 90 sau Chiến tranh lạnh, thế giới đã và đang chứng kiến xu
thế toàn cầu hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ.

0,25
Thời cơ và thách thức đối với các dân tộc
Thời cơ
Các quốc gia, dân tộc có điều kiện đẩy mạnh việc phát triển kinh tế, mở
rộng các mối quan hệ giao lưu, hợp tác, khẳng định vai trò, vị trí của
mình trên trường quốc tế, giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp
hoà bình…






0,25
Thách thức
Tuy nhiên, các xu thế phát triển của thế giới trên đây cũng đặt các quốc
gia dân tộc đứng trước những thách thức đó là sự cạnh tranh về kinh tế
ngày càng lớn giữa các quốc gia; sự lệ thuộc về chính trị của các nước
nhỏ vào các nước lớn…sự xuất hiện của chủ nghĩa li khai, chủ nghĩa
khủng bố, những mâu thuẫn về sắc tộc và tôn giáo





0.25
Như vậy, xu thế phát triển của thế giới từ sau khi Chiến tranh lạnh chấm
dứt đặt các quốc gia dân tộc vừa đứng trước những thời cơ phát triển
thuận lợi vừa phải đối mặt với những thách thức vô cùng gay gắt.


0,25

(Lưu ý: Trên đây là những nội dung cơ bản nhất mà khi làm bài học sinh phải đề
cập tới. Bài viết đủ nội dung, chính xác, lôgic thì mới cho điểm tối đa)

×