Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu 8 sai lầm điển hình khi dạy con potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.43 KB, 3 trang )

8 sai lầm điển hình khi dạy con
Áp dụng các hình phạt để dạy con cũng là cả một nghệ thuật mà nếu
không khéo léo ba mẹ sẽ rất dễ mắc sai lầm dẫn đến phản tác dụng.
Chẳng hạn như tình huống chuẩn bị cho con đi học, mẹ nói với
bé: “Lấy váy mặc vào ngay không thì mẹ cho con ở nhà đấy” và em
bé thì lựa chọn ngay việc ở nhà – điều mà mẹ hoàn toàn không
muốn.
Cùng điểm ra những sai lầm dễ mắc khi cha mẹ kỷ luật con cái và cả
phương án để giải quyết chúng nhé:
1. Không theo sát trẻ
Các mẹ có biết: nếu đe dọa trẻ nhưng không hành động thì trẻ sẽ
không bao giờ nghe lời? Lần đó, mẹ đưa bé Na đến chơi nhà bạn
Bống. Bống không chịu cho Na mượn đồ chơi, hễ Na sờ vào món đồ
chơi nào là Bống đều dành lấy. Mẹ Bống thấy vậy quay ra nói với
con: “Con cho bạn Na mượn con gấu đi nếu không mẹ sẽ lấy con
gấu đi đấy”, rồi lại tiếp tục cuộc nói chuyện với mẹ Na. Tất nhiên,
ngay sau khi Na chuyển sang đồ chơi khác thì Bống vẫn tiếp tục
dành đồ chơi của bạn.
Giải pháp: Nếu các mẹ thực sự muốn ngăn cản trẻ làm một việc nào
đó thì phải “ra tay” chứ đừng nói suông. Vì trẻ sẽ không để ý những
gì bạn nói, chỉ trừ khi bạn đứng lên và bắt chúng dừng lại. Đầu tiên,
mẹ đưa ra cảnh báo về hậu quả của việc trẻ đang làm, nếu trẻ tiếp
tục, mẹ có thể cho trẻ cơ hội trong lần nhắc nhở thứ hai. Nhưng nếu
lời nhắc nhở này vẫn không có tác dụng thì mẹ chỉ còn cách áp dụng
hình phạt mà mẹ đã nói.
2. Nói dối trẻ
Bé Bi 2 tuổi nhất định không chịu đi học mỗi buổi sáng thứ hai đầu
tuần. Sáng hôm đó, mẹ Lan đã chở Bi đến cổng trường nhưng Bi
nhất định không chịu xuống xe, cứ bám chặt mẹ và khóc. Mẹ Lan đã
chỉ vào ngôi nhà đóng cửa im lìm đối diện và nói: “Nếu Bi không chịu
vào lớp mẹ sẽ gửi Bi vào nhà ông Ba Bị và bị nhốt trong phòng tối


đấy nhé”. Và đương nhiên, mặc dù đang còn nức nở nhưng Bi vẫn
ngoan ngoãn theo mẹ vào lớp. Vài ngày sau, cô giáo của Bi tình cờ
hỏi mẹ Lan về nhà ông Ba Bị mà Bi liên tục nhắc đến khi nói chuyện
với các bạn và cô giáo… khiến mẹ Lan bối rối.
Giải pháp: Việc nói dối con thật là không hay chút nào và đôi khi còn
phản tác dụng. Thay vào đó, mẹ hãy thử đặt mình vào tâm trạng của
con, bởi đôi khi mẹ cũng cảm thấy chẳng muốn đi làm chút nào.
Trường hợp này, dỗ dành con thì tốt hơn.
3. Bố mẹ quá nóng tính
Trong một gia đình, bố thường là người khó kìm nén cảm xúc và
thiếu kiên nhẫn với con cái. Đôi khi, bố thường hay áp dụng những
hình phạt khiến các con sợ hãi ngay cả khi bé đã biết lỗi.
Giải pháp: Trong trường hợp bố nóng tính, mẹ cần giải thích cho bố
hiểu rằng: điều đó sẽ không giúp các bé cư xử tốt hơn mà đôi khi còn
khiến con luôn nhìn bố với ánh mắt xa lạ và sợ hãi. Việc nghiêm khắc
đối với con cái là cần thiết nhưng cần phải bình tĩnh và áp dụng
những phương pháp khác nhau cho những trường hợp cụ thể.
4. Dụ dỗ bé ăn bằng phần thưởng
Bé Chi rất biếng ăn. Mỗi lần muốn con ăn cơm thì mẹ đều phải dụ bé
bằng cách hứa cho Chi ăn sô cô la hay kẹo mút rồi bé mới tiếp tục ăn
cơm. Đã thành thói quen, cứ đến bữa ăn là Chi lại mè nheo mẹ cho
thứ này, thứ khác theo sở thích của con. Không chỉ có thế, Chi còn
chỉ chọn ăn các món chiên. Điều này khiến mẹ bé rất lo lắng.
Giải pháp: Các mẹ đừng tạo cho con thói quen được quyền đòi hỏi
theo ý mình. Vì thế, thay vì dỗ con “Ăn hết phần cơm đi rồi mẹ mua
đồ chơi cho” thì hãy dùng những lời khen ngợi để kích thích sự nỗ
lực của trẻ: “Chi ăn ngoan quá, sắp thành người lớn rồi. Mẹ rất tự
hào về con”. Hay mẹ cũng có thể thể hiện thái độ thất vọng khi con
không nghe lời: “Mẹ buồn với Chi lắm nhé” để con cảm nhận được
rằng con đang hành xử không tốt.


×