Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTICS CẢNG ĐÀ NẴNG (DANALOG)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 67 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ - BỘ MÔN LOGISTICS

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
NGÀNH LQC
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU TỶ SUẤT LỢI NHUẬN
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTICS CẢNG ĐÀ NẴNG
(DANALOG) NĂM 2021
HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN:

TRẦN THỊ KIM ANH

MSV:

82240

LỚP:

LQC60ĐH

NHÓM HỌC PHẦN:

N03

GIẢNG VIÊN HƯỚNG
DẪN:

TS. NGUYỄN THỊ THUÝ HỒNG


Hải Phòng, tháng 06 năm 2022


MỤC LỤC

Trang 2


DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC

BIỂU ĐỒ

Trang 3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ đầy đủ

Nghĩa tiếng việt

TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành
viên
CBCNV

Cán bộ công nhân viên


TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

GTGT

Giá trị gia tăng

DN

Doanh nghiệp

EDO

Electric Delivery Order

Lệnh giao hàng điện tửs

EWEC

East-West Economic Corridor

Hành lang kinh tế Đông Tây

CFS

Conainer Freight Station

Nơi giao nhận hàng lẻ


ICD

Inland Depot

Cảng cạn

CMS

Container Management System

Hệ thống quản lý container

PTI

Pre-Trip Inspection

Kiểm tra trước chuyến đi

Trang 4


LỜI MỞ ĐẦU
Trên thị trường đầy cạnh tranh hiện nay, điều mà mọi doanh nghiệp đều hư
ớng đến là làm sao để tăng doanh thu, lợi nhuận đồng thời cắt giảm tối đa chi ph
í. Để làm được điều này, các nhà quản lý phải có nhận thức đúng đắn về tình hìn
h hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình, từ đó đưa ra những giả
i pháp, định hướng để hoàn thiện, phát triển lâu dài. Và phân tích hoạt động kinh
tế chính là công cụ để thực hiện điều đó.
Ngày nay, công tác phân tích là không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, để

làm tốt được điều này đòi hỏi người phân tích phải có trình độ và cái nhìn bao q
uát, tổng thể, phát hiện những nguyên nhân gây ra sự biến động các chỉ tiêu kinh
tế từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho do
anh nghiệp.
Trong quá trình được giảng dạy bộ môn Phân tích hoạt động kinh tế trong
Logistics, chúng em đã được tiếp thu rất nhiều kiến thức về phân tích kết quả
sản xuất về của một doanh nghiệp, phân tích về tình hình sử dụng vật liệu, tình
hình thực hiện chỉ tiêu chi phí, ...Sau đây, em xin phép được tổng hợp những
kiến thức đã được tiếp thu qua bài luận dưới đây.
Nội dung bài tiểu luận lần này là “Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu tỷ
suất lợi nhuận theo doanh thu và chi phí của Công ty Cổ phần Logistics Cảng
Đà Nẵng năm 2021” sẽ được chia làm 3 chương:
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH T
Ế DOANH NGHIỆP.
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CÔNG T
Y CỔ PHẦN LOGISTICS CẢNG ĐÀ NẴNG (DANALOG)

Trang 5


CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU TỶ
SUẤT LỢI NHUẬN THEO DOANH THU VÀ CHI PHÍ CỦA CÔNG TY CỔ P
HẦN LOGISTICS CẢNG ĐÀ NẴNG.
Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Thúy Hồng đã tận tâm giúp đỡ,
góp ý, hướng dẫn từng phần nội dung để giúp em hoàn thiện bài phân tích này m
ột cách tốt nhất.

Hải Phòng, ngày 01 tháng 06 năm 2022

Trang 6



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
KINH TẾ DOANH NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH CỦA DOANH
NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm

Phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp là quá trình nghiên cứu, đánh
giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm làm rõ chất
lượng hoạt động kinh doanh, những nguyên nhân ảnh hưởng, các nguồn tiềm nă
ng cần khai thác, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp, phương hướng nâng cao hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp.
1.1.2 Mục đích

- Đánh giá kết quả hoạt động kinh tế, kết quả của việc thực hiện các nhiệm
vụ trong kỳ được giao, đánh giá việc chấp hành các chế độ, chính sách của Nhà
nước.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. X
ác định nguyên nhân dẫn đến sự biến động các nhân tố làm ảnh hưởng trực tiếp
đến mức độ và xu hướng của hiện tượng kinh tế.
- Đề xuất các biện pháp và phương hướng để cải tiến phương pháp kinh do
anh, khai thác các khả năng tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp nhằm nâng cao
hiệu quả kinh doanh.
1.1.3. Ý nghĩa

Phân tích hoạt động kinh tế với một vị trí là công cụ quan trọng của nhận th
ức để có thể quản lý khoa học có hiệu quả các hoạt động kinh tế, thể hiện chức n
ăng tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà nước.


Trang 7


Việc phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp các
nhà quản lý bên trong nhìn nhận đúng về sức mạnh cũng như hạn chế của doanh
nghiệp mình để có thể xác định đúng đắn mục tiêu cùng với chiến lược phù hợp
cũng như là đưa ra các quyết định kinh doanh, phòng ngừa rủi ro, từ đó phát triể
n những khả năng tiềm tàng và công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong doanh nghi
ệp.
Phân tích hoạt động kinh tế không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị bên tro
ng doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài khi họ có mối qu
an hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông qua phân tích họ mới có quyết địn
h đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay,...với doanh nghiệp.
1.2. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
1.2.1. Chỉ tiêu

Chỉ tiêu kinh tế là thuật ngữ mang tính ổn định và là biểu hiện cụ thể của
kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh thực tiễn
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Mỗi chỉ tiêu
có thể có nhiều giá trị tùy thuộc vào thời gian và địa điểm cụ thể. Giá trị cụ thể
đó được gọi là trị số của chỉ tiêu.
1.2.2. Nhân tố

Nhân tố là những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả SXKD
mà người ta có thể lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của nó. Nói cách khác, nh
ân tố chính là các yếu tố cấu thành chỉ tiêu phân tích.
=> Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích và định hướ
ng chúng là công việc hết sức cần thiết và nếu chỉ dừng lại ở trị số của chỉ tiêu p
hân tích thì nhà quản lý sẽ không phát hiện ra được tiềm năng cũng như các tồn t
ại trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.


Trang 8


1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP DÙNG TRONG PHÂN TÍCH
1.3.1 Phương pháp phân chia kết quả kinh tế (phương pháp chi tiết)

Phân chia kết quả kinh tế là việc phân loại kết quả kinh tế thành từng bộ ph
ận theo một tiêu thức nào đó; việc phân chia kết quả kinh tế giúp ta nắm được m
ột cách sâu sắc bản chất của sự vật, hiện tượng; nắm được mối quan hệ cấu thàn
h, mối quan hệ nhân quả và quy luật phát triển của các sự vật, hiện tượng đó.
Có 3 cách phân chia kết quả kinh tế như sau:
- Phân chia theo các bộ phận cấu thành: Cách phân chia này giúp đánh giá ả
nh hưởng của từng bộ phận đến kết quả kinh tế, xác định quan hệ cấu thành và b
ản chất của chỉ tiêu kinh tế.
- Phân chia theo thời gian: Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp b
ao giờ cũng là kết quả của một quá trình. Việc phân chia theo thời gian để phân t
ích giúp việc đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh trong từng khoảng thời gian
được chính xác, tìm ra được các giải pháp hiệu quả cho từng quá trình hoạt động
của doanh nghiệp. Ngoài ra, nó còn giúp tìm ra phương án sử dụng thời gian lao
động một cách hiệu quả nhất.
- Phân chia theo không gian (địa điểm): Kết quả kinh doanh thường là đóng
góp của nhiều bộ phận hoạt động trên những địa điểm khác nhau. Chi tiết theo đị
a điểm sẽ làm rõ hơn sự đóng góp của từng bộ phận đến kết quả chung của toàn
doanh nghiệp.
Bài tập phân tích lần này chỉ áp dụng cách phân chia kết quả kinh tế theo cá
c bộ phận cấu thành.
1.3.2 Phương pháp so sánh

So sánh là các phương pháp giúp chỉ ra và củng cố nhận thức về kết cấu

hiện tượng nghiên cứu cũng như là phản ánh biến động của chúng.

Trang 9


Mọi tính toán trong phân tích chỉ phản ánh dấu hiệu của vấn đề mà chưa
thể phản ánh bản chất. Muốn đi sâu phân tích bản chất thì cần nghiên cứu cụ thể,
định tính.
Trước hết, chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu muốn so sánh được phải
đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế phản ánh, về phương pháp tính toán, về
đơn vị đo lường. Nội dung kinh tế phản ánh của chỉ tiêu thường có tính ổn định
và được qui định thống nhất.Vì vậy, khi có sự thay đổi về nội dung phản ánh của
chỉ tiêu, trước khi so sánh, cần tính lại trị số gốc của chỉ tiêu theo nội dung mới,
các kết quả so sánh chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó đảm bảo điều kiện có thể so
sánh được.
Để phục vụ cho các mục đích nghiên cứu cụ thể của phân tích kinh doanh,
các nhà phân tích thường tiến hành so sánh bằng các cách cụ thể sau:
• So sánh bằng số tuyệt đối
- Phương pháp so sánh này sẽ cho ta thấy quy mô( khối lượng, sản lượng,
giá trị, trị số…) của chỉ tiêu, nhân tố tăng hay giảm về số tuyệt đối giữa 2 kỳ.
Bản thân số tuyệt đối là con số dùng để phản ánh qui mô, do vậy, so sánh
bằng số tuyệt đối sẽ cho biết khối lượng, qui mô mà doanh nghiệp đạt được vượt
hay giảm của các chỉ tiêu kinh tế giữa kỳ phân tích với kỳ gốc biểu hiện bằng
thước đo thích hợp (giá trị, hiện vật hay thời gian ).
- Phương pháp xác định:
Mức biến động tuyệt đối ( chênh lệch ) : ∆y = y1 – y0
Trong đó : y1 là mức độ của chỉ tiêu kỳ nghiên cứu
y0 là mức độ của chỉ tiêu kỳ gốc.
Chênh lệch được ghi vào cột chênh lệch tuyệt đối trong bảng phân tích. Nó
phản ánh xu hướng biến động của chỉ tiêu, nhân tố.


Trang 10


• So sánh bằng số tương đối
* So sánh tương đối động thái.
Trong phân tích phương pháp này được thực hiện bằng cách: Lấy quy mô
của chỉ tiêu nghiên cứu kì nghiên cứu chia cho quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu
kì gốc rồi nhân với 100 phần %. Nó phản ánh xu hướng, tốc độ biến động của
chỉ tiêu, nhân tố.
Công thức:
t =

y1
x100
y0
(%)

Trong đó: yo là trị số của đối tượng nghiên cứu ở kỳ gốc.
y1 là trị số của đối tượng nghiên cứu ở kỳ phân tích.
* So sánh tương đối nhằm xác định mức độ biến động tương đối
Trong một số trường hợp để phản ánh một cách cụ thể, sâu sắc hơn về biến
động của chỉ tiêu nhân tố,người ta sử dụng phương pháp này với công thức :
δy’= y1 – yo * k
Trong đó:
δy’: mức độ biến động tương đối của y.
K : chỉ số biến động của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy
mô.
1.3.3 Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tớ.


• Phương pháp số chênh lệch
Phương pháp này được vận dụng trong trường hợp các nhân tố có mối quan
hệ tích đơn thuần .

Trang 11


Có thể xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố qua việc dùng số chênh
lệch giữa giá trị kỳ nghiên cứu so với giá trị kỳ gốc của nhân tố đó nhân với
nhân tố đứng trước ở kỳ nghiên cứu và nhân tố đứng sau ở kỳ gốc.
Nội dung:
Bước 1: Xác lập công thức biểu thị mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích và
các nhân tố ảnh hưởng, sắp xếp các nhân tố theo đúng thứ tự, nhân tố số lượng
đứng trước, nhân tố chất lượng đứng sau hoặc theo mối quan hệ nhân quả - nhân
tố nào có trước đứng trước, nhân tố nào có sau đứng sau.
Bước 2: Xác định mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của nhân tố đó đến chỉ tiêu
phân tích thông qua việc dùng dùng số chênh lệch giữa giá trị kỳ nghiên cứu so
với giá trị kỳ gốc của nhân tố đó nhân với nhân tố đứng trước ở kỳ nghiên cứu
và nhân tố đứng sau ở kỳ gốc.
Mức độ ảnh hưởng tương đốicủa nhân tố
Mức độ ảnh hưởng tương đối =
Giá trị chỉ tiêu nghiên cứu kỳ gốc
Bước 3 : Mỗi lần chỉ thay thế giá trị của một nhân tố, có bao nhiêu nhân tố
thay thế bấy nhiêu lần, nhân tố nào thay thế rồi thì giữ nguyên giá trị ở kỳ gốc,
cuối cùng tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố so với biến động của chỉ tiêu.
Khái quát :
Chỉ tiêu tổng thể : y
Chỉ tiêu cá thể : a , b, c
+ Phương trình kinh tế : y = abc
Giá trị chỉ tiêu kỳ gốc : yo = aoboco

Giá trị chỉ tiêu kỳ nghiên cứu : y1 = a1b1c1

Trang 12


+ Xác định đối tượng phân tích : ∆y = y1 – yo = a1b1c1 - aoboco
+ Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích :
Ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất ( a ) đến y :
Ảnh hưởng tuyệt đối : ∆ya = ( a1 – ao )boco
Ảnh hưởng tương đối : δya = ( ∆ya.100 )/yo ( % )
Ảnh hưởng của nhân tố thứ hai ( b ) đến y :
Ảnh hưởng tuyệt đối : ∆yb = a1( b1 – b0 )c0
Ảnh hưởng tương đối : δyb = ( ∆yb.100 )/y0 ( % )
Ảnh hưởng của nhân tố thứ ba ( c ) đến y :
Ảnh hưởng tuyệt đối : ∆yc = a1b1( c1 – c0 )
Ảnh hưởng tương đối : δyc = ( ∆yc.100 )/y0 ( % )
Tổng ảnh hưởng của các nhân tố :
∆ya + ∆yb + ∆yc = ∆y
δya + δyb + δyc = δy = (∆y.100)/y0 ( % )
Phương pháp này có ưu điểm là tính toán đơn giản ,tuy nhiên nhược điểm
của phương pháp này là khi xét ảnh hưởng của nhân tố nào thì chỉ thay thế nhân
tố đó , các nhân tố còn lại giữ nguyên , do đó đã loại trừ hoàn toàn ảnh hưởng
của các nhân tố còn lại tới chỉ tiêu phân tích .
• Phương pháp thay thế liên hồn
Phương pháp này được vận dụng trong trường hợp các nhân tố có mối quan
hệ tích, thương số hoặc kết hợp cả tích và thương.

Trang 13



Có thể xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố qua thay thế lần lượt và
liên tiếp các nhân tố để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Sau
đó, lấy kết quả trừ đi chỉ tiêu khi chưa có biến đổi của nhân tố nghiên cứu, sẽ
xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố này. Tuy nhiên cần đặc biệt chú trọng
đến trật tự sắp xếp các nhân tố. Nhân tố số lượng đứng trước, nhân tố chất lượng
đứng sau, các nhân tố liền kề có quan hệ mật thiết với nhau, cùng phản ánh một
nội dung kinh tế nhất định.
- Phương trình kinh tế : y = a.b.c
Trong đó : y : chỉ tiêu tổng thể.
a, b, c : chỉ tiêu cá biệt.
- Giá trị chỉ tiêu kỳ gốc : y0=a0.b0.c0
- Giá trị chỉ tiêu kỳ nghiên cứu : y1 = a1.b1.c1
- Đối tượng phân tích : ∆y = y1 - y0 = a1b1c1 - a0b0c0
Xét về mặt toán học thì cách tính và phương pháp thì phương pháp số
chênh lệch chỉ được xem là hệ quả của phương pháp thay thế liên hồn thơng
qua các biến đởi tốn học đơn thuần bằng cách nhóm các số hạng giống nhau
khi tính mức độ ảnh hưởng nhân tố làm thừa số chung.Tuy nhiên, xét về góc độ
ý nghĩa kinh tế, phạm vi ứng dụng thì đây là 2 phương pháp độc lập với nhau.
Lập bảng phân tích
Bảng 1.1: Bảng phương pháp thay thế liên hoàn

ST
T

Chỉ tiêu


hiệu

1


Nhân tố

A

Đơn
vị

Kỳ
gốc

Kỳ
nghiên
cứu

a0

a1

MĐAH đến
y
Chênh
Tuyệt Tươ
So
sánh
ng
đối
lệch
(đơn đối
(%)

vị)
δa
δ ya
∆a
∆ ya
Trang 14


thứ nhất
Nhân tố
2
thứ hai
Nhân tó
3
thứ ba
Chỉ tiêu phân
tích

B

b0

b1

δb

∆b

∆y b


δ yb

C

c0

c1

δc

∆c

∆y c

δ yc

Y

y0

y1

δy

∆y

-

-


CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT
ĐỘNG CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTICS CẢNG ĐÀ NẴNG
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTIC CẢNG ĐÀ NẴNG
2.1.1 Sự hình thành và quá trình phát triển của doanh nghiệp

Thực hiện theo chủ trương đổi mới doanh nghiệp nhà nước và kế hoạch
phát triển của Lãnh đạo Công ty TNHH MTV Cảng Đà Nẵng, Công ty cổ phần
Logistics Cảng Đà Nẵng (Danalog) được thành lập, tiền thân là Trạm Kho vận
Cảng Đà Nẵng (được thành lập từ năm 2006). Công ty nằm trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng, trung tâm kinh tế của miền trung, là nút giao thông quan trọng
trong nước và các nước khu vực. Nằm ngay trên tuyến Hành lang kinh tế Đông
Tây và trên đường dẫn vào cảng Tiên Sa, nối liền với quốc lộ 14B.
Hệ thống giao thông nối Danalog với cảng Tiên Sa, sân bay quốc tế Đà
Nẵng, Quốc lộ 1A, ga đường sắt, các khu cơng nghiệp đều hồn chỉnh, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, đường biển, đường
không, đường sắt.
Sự ra đời của Công ty cổ phần Logistics Cảng Đà Nẵng nhằm đưa hàng hóa
từ thị trường trong nước tới các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan theo tuyến
hành lang kinh tế Đông Tây.

Trang 15


2.1.2 Thông tin chung về doanh nghiệp

Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTICS CẢNG ĐÀ NẴNG.
Tên tiếng Anh : DA NANG PORT LOGISTICS JOINT STOCK
COMPANY.
Tên viết tắt: DANALOG.


Logo công ty:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0400999731 do Sở kế hoạch và
đầu tư Thành phố Đà Nẵng cấp lần đầu ngày 05/03/2009 và đăng ký thay đổi lần
thứ nhất vào ngày 12/10/2009, đăng ký thay đổi lần thứ tám vào ngày
02/11/2017.
Vốn điều lệ:

43.100.000.000 đồng

Vốn đầu tư của chủ sở hữu:

43.100.000.000 đồng

02 cổ đông lớn là:

Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng (45,10%
vốn điều lệ)
Công ty Cổ phần Container Việt Nam
(30,91% vốn điều lệ).

Địa chỉ:

97 Yết Kiêu, Phường Thọ Quang, Quận
Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng

Số điện thoại:

+84.0236 3667669

Số fax:


+84.0236 3924111

Website:

danalog.com.vn

Công ty đã đăng ký lên sàn giao 18/08/2011
dịch Upcom vào ngày:
Mã cổ phiếu:

DNL

Trang 16


2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ trong kỳ nghiên cứu

Công ty Cổ phần Logistics Cảng Đà Nẵng cung cấp dịch vụ vận chuyển từ
nhà cung cấp hoặc kho công ty tới khách hàng; dịch vụ logistics, Bonded
Warehouse, Depot Container và vận chuyển hàng hoá cho các tỉnh Nam Lào qua
các Cảng Đà Nẵng.
Danalog cung cấp các phương thức vận tải đa dạng: đường bộ, đường biển,
đường hàng không và đường sắt với dịch vụ toàn diện, tối ưu hóa trong vận
chuyển.
Danh sách chi tiết các dịch vụ đang cung cấp:









Bốc xếp hàng hóa;
Kinh doanh, khai thác kho bãi và dịch vụ giao nhận hàng hoá;
Dịch vụ Kho CFS, Kho Ngoại quan;
Dịch vụ Depot Container;
Đại lý vận tải nội địa, đại lý vận tải Container;
Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa;
Dịch vụ vận tải: đường biển, đường bộ, đường hàng không, đường
sắt.

Trang 17


2.1.4 Cơ cấu tổ chức

Theo “Báo cáo tài chính năm 2021” của công ty Danalog.

Biểu đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức cơng ty Danalog.

• Mơ hình quản trị
Mơ hình quản trị của Công ty theo mô hình Công ty cổ phần như sau:
- Đại hội đồng cổ đông: cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần,
gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Các cổ đông có quyền biểu quyết
có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền bằng văn bản cho một người khác dự họp Đại hội
đồng cổ đông.
- Hội đồng quản trị: cơ quan quản lý cơng ty, có tồn qùn nhân danh
cơng ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc

thẩm quyền của Đại hội đồng cở đơng
- Ban Kiểm sốt: bộ phận trong cơ cấu bộ máy quản lý của công ty, do cơ
quan đại diện chủ sở hữu của công ty thành lập để giúp cơ quan này kiểm tra
tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý, điều hành công ty; trong việc
chấp hành pháp luật, điều lệ và các quyết định của cơ quan đó.

Trang 18


- Ban Giám đốc:bộ máy quản trị của công ty cổ phần, được các cổ đông
bầu chọn đại diện quyền lợi của họ trong việc quản lý doanh nghiệp. Các giám
đốc chấp nhận quy chế và các quy định của công ty, chỉ định nhân viên điều
hành, và thiết lập lãi suất cổ tức trả cho cổ đông.
Hiện tại công ty đang phân chia tổ chức lao động theo chức năng.
Chức năng của các phòng ban:
− Phòng kinh doanh:
o Tham mưu Ban lãnh đạo công ty thực hiện công tác quản lý hoạt
động SXKD trong phạm vi, ngành nghề kinh doanh của công ty.
o Xây dựng chiến lược phát triển ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đảm
bảo sự phát triển bền vững của Công ty.
o Lập kế hoạch đầu tư và xây dựng, tổ chức quản lý các dự án đầu tư
và xây dựng công trình theo phân cấp.
o Kho CFS:
- Quản lí, giám sát các hoạt động đóng gói, sắp xếp hàng hóa,
chia tách đóng ghép hàng vào container đối với hàng quá
cảnh, trung chuyển, thay đổi quyền sở hữu hàng hóa.
o Kho nội địa:
- Phục vụ cho các khách hàng muốn lưu trữ hàng hóa sau khi
thông quan và hàng hóa phân phối, cung cấp theo nhu cầu
trong nội địa.

o Đội cơ giới:
- Điều phối, phân công công việc, trách nhiệm cho các thành
viên trong đội.
- Giám sát, theo dõi việc thực hiện các quy chế an toàn, nội
quy, quy định của công ty cũng như các quy định của tập
đoàn tại bộ phận mình phụ trách.
- Quản lý máy, thiết bị cơ giới thi công và trạm bê tông của
Công ty.
- Điều động xe máy, cơ giới đi các công trình.
- Lên kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ cho xe máy, thiết
bị cơ giới.
Trang 19


- Giám sát công tác sửa chữa, đôn đốc nhà thầu ngoài sửa chữa
kịp thời đúng tiến độ cũng như chất lượng
- Tham mưu cho lãnh đạo về các dịch vụ sửa chữa, quản lý
máy móc, chi phí nguyên vật liệu
o Tổ công nhân
− Phòng kinh doanh – vận tải:
o Khảo sát, dự báo tình hình thị trường, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh
trong ngành.
o Hoạch định kế hoạch kinh doanh vận tải tổng thể và triển khai các
hoạt động marketing, nghiên cứu thị trường, kinh doanh vận tải.
o Xây dựng phương án phát triển thương hiệu.
o Đề xuất chính sách giá và các biện pháp xử lý đảm bảo hoạt động
kinh doanh vận tải đạt hiệu quả.
o Xây dựng chiến lược kinh doanh vận tải của Công ty cho từng giai
đoạn.
o Củng cố và phát triển quan hệ đối với khách hàng và các cơ quan

chức năng để mở rộng, phát triển kinh doanh dịch vụ vận tải.
− Phòng tài chính kế toán:
o Quản lý các nghiệp vụ kế tốn-tài chính. Quản lý tồn bộ ng̀n thu
– chi tài chính theo đúng pháp luật hiện hành.
o Tham gia tham mưu trong việc quản lý, tổ chức thực hiện các cơng
tác tài chính kế tốn của doanh nghiệp. Cập nhật liên tục các thủ tục
hành chính và văn bản pháp luật liên quan. Phản ánh sát sao sự biến
động của tài sản và nguồn vốn đến cấp lãnh đạo. Giúp giám đốc
nắm được các chế độ kế toán hiện hành và có hướng hoạt động
đúng đắn.
− Tổ Depot Container:
o Quản lý, giám sát các container, hàng hóa.
o Giám sát quản lí các dịch vụ như: kiểm hóa, giám định container,
lưu container.
− Đội kĩ thuật:
o Quản lý số lượng, tình trạng thiết bị container (Khô, Lạnh, Tanks)
o Báo cáo số lượng, tình trạng thiết bị container hàng ngày.
o Kiểm tra và xác nhận tình trạng vỏ container.
o Báo giá sửa chữa vỏ cho các bộ phận liên quan và đối tác.
Trang 20


o Bố trí người hoặc thuê ngoài thực hiện PTI, vệ sinh, sửa chữa vỏ.
o Giám sát chất lượng vệ sinh, sửa chữa vỏ.
− Đội vận tải:
o Điều phối, sắp xếp, bố trí xe vận chuyển.
o Quản lý số lượng, chất lượng, nhiên liệu của các xe đầu kéo, xe vận
chuyển.
o Nắm được lộ trình của xe, kiểm soát các giai đoạn vận chuyển hàng
hóa.

Kiểm tra các giấy tờ hóa đơn thanh toán chi phí, thực hiện các báo cáo
chi phí.
• Bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý của Cơng ty theo mô hình công ty cổ phần như sau:
− Các phòng ban chức năng: bao gồm Phòng tài chính – kế toán, phòng
kinh doanh, phòng hành chính – nhân sự, phòng kinh doanh – vận tải.
• Tổ chức và nhân sự
− Danh sách Ban điều hành và tỷ lệ sở hữu cổ phần có quyền biểu quyết
Bảng 2.1: Danh sách Ban điều hành và tỷ lệ cổ phần có quyền biểu quyết

Sản lượng cổ
Chức vụ

Giới

Quốc

hiện tại

tính

tịch

phần - tính
đến
26/05/2021
(cổ phiếu)

Trần
Phước

Hồng
Nguyễn

Ủy viên
HĐQT Giám đốc

Việt
Nam

35.632

Công ty
Phó giám

Lộc Thạch đốc công ty
Trịnh Thị

Nam

Phụ trách

Nam
Nữ

Việt
Nam
Việt

0
28.839


Trang 21


Phòng Tài
Bích Trâm chính Kế

Nam

tốn
Tác giả tự tổng hợp theo “Báo cáo tài chính năm 2021 của cơng ty Danalog”.

− Tổng số cán bộ công nhân viên công ty năm 2021: 166 người.
2.1.5 Cơ sở vật chất kĩ thuật
Bảng 2.2: Tài sản của công ty năm 2021

STT

Tên tài sản

Nguyên giá
(VND)

Giá trị còn lại
(VND)

Tỉ trọng của
giá trị còn
lại trên tổng
giá trị tài

sản (%)

1

Nhà cửa, vật kiến
trúc

25.686.223.101

8.725.548.661

33,97

2

Máy móc, thiết bị

31.331.079.038 16.218.249.531

51,76

3

Phương tiện vận tải
truyền dẫn

14.866.090.826

7.935.389.832


53,38

4

Thiết bị dụng cụ quản
lí

435.347.818

171.025.023

39,28

5

Phần mềm máy tính

204.100.100

64.774.344

31,74

6

Tài sản cố định khác

2.781.523.636

609.778.310


21,92

75.304.364.519 33.724.765.701

44,78

Tổng

Theo “Báo cáo tài chính năm 2021 của công ty Danalog”, 2021

Trang 22


2.1.6 Cơ sở hạ tầng






Tổng diện tích kho chứa hàng: 13.000 m2
Kho nội địa: 8.2000 m2
Tổng diện tích kho nội địa: 8.200 m2
Trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động, Camera giám sát, an
ninh đảm bảo.
Kho ngoại quan

Hình 2.1: Kho ngoại quan của doanh nghiệp


− Diện tích: 10.000 m2
− Trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động, Camera giám sát, an
ninh đảm bảo, có hải quan tại kho.
Kho CFS

Trang 23


Hình 2.2: Kho CFS của doanh nghiệp.

− Diện tích 3.000 m2
− Trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động, Camera giám sát, an
ninh đảm bảo, có hải quan tại kho.
− Trang bị hệ thống kệ Selective tiêu chuẩn, Pallet nhựa, xe nâng điện
Bãi chứa hàng

Hình 2.3: Bãi chứa hàng của doanh nghiệp

− Tổng diện tích bãi chứa hàng: 29.141 m2
Depot container

Trang 24


Hình 2.4: Depot container của doanh nghiệp

− Diện tích: 29.141 m2
− Cung cấp các dịch vụ nâng, hạ, sửa chữa, vệ sinh...
− Sức chứa trên 2.000 TEUS
2.1.7 Thiết bị


− Xe nâng loại 1,8 - 8 tấn: 12 chiếc

Hình 2.5: Xe nâng

Trang 25


×