Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

GIÁO TRÌNH KINH TẾ VI MÔ TRƯỜNG KINH TẾ QUỐC DÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 122 trang )

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC
Nội dung
Bài này nhằm giới thiệu tổng quan về kinh tế học và hai bộ phận của nó là kinh tế học vi mô
và kinh tế học vĩ mô. Chương này giới thiệu vấn đề khan hiếm – một thực tế kinh tế của mọi xã
hội và cách giải quyết vấn đề đó trong các cơ chế kinh tế khác nhau. Ngoài ra, chương này còn
đưa ra các quy luật tác động đến việc ra quyết định lựa chọn của các thành viên kinh tế.
Mục tiêu


Giúp học viên nắm rõ về các khái niệm kinh tế học, kinh tế học vĩ mô, kinh tế học vi
mô, nền kinh tế, các thành viên kinh tế và các cơ chế kinh tế phối hợp



Giúp học viên hiểu rõ bản chất mơ hình kinh tế và ứng dụng của mơ hình kinh tế



Giúp học viên hiểu được một số quy luật trong lý thuyết lựa chọn: quy luật khan hiếm,
chi phí cơ hội tăng dần và lợi suất giảm dần



Hiểu rõ ba vấn đề kinh tế cơ bản, các cơ chế giải quyết ba vấn đề cơ bản.



Giúp học viên hiểu rõ nguyên tắc lựa chọn kinh tế theo phương pháp tối ưu-phân tích
cận biên

Tình huống dẫn nhập


1.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC
1.1.1 Các khái niệm cơ bản về kinh tế học
Nền kinh tế thế giới đã chứng kiến sự phát triển vô cùng mạnh mẽ trong suốt thế kỷ
qua. Giá trị của cải và sự phong phú của hàng hoá và dịch vụ đã tăng lên rất nhiều. Có nhiều
quốc gia trở nên rất giầu có, trong khi cịn nhiều quốc gia khác lại rất nghèo. Nhưng một thực
tế kinh tế luôn tồn tại ở mọi nơi và mọi lúc đó là sự khan hiếm. Sự khan hiếm là việc xã hội
với các nguồn lực hữu hạn không thể thoả mãn tất cả mọi nhu cầu ngày càng tăng của con
người. Tất cả mọi nền kinh tế đều tìm cách sử dụng các nguồn tài nguyên khan hiếm một cách
có hiệu quả nhất để thỏa mãn nhu cầu của con người. Kinh tế học giúp chúng ta hiểu về cách
giải quyết vấn đề khan hiếm đó trong các cơ chế kinh tế khác nhau.
Kinh tế học là môn khoa học giúp cho con người hiểu cách thức vận hành của nền kinh
tế nói chung và cách thức ứng xử của từng thành viên tham gia vào nền kinh tế nói riêng.

1


Nền kinh tế là một cơ chế phân bổ các nguồn lực khan hiếm cho các mục tiêu cạnh
tranh. Cơ chế này nhằm giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản là: i) sản xuất cái gì?, ii) sản xuất
như thế nào?, iii) sản xuất cho ai?
Nền kinh tế bao gồm các bộ phận hợp thành và sự tương tác giữa chúng với nhau. Nền
kinh tế có hai bộ phận cơ bản là: i) người ra quyết định và ii) cơ chế phối hợp:
Người ra quyết định: là bất cứ ai hoặc tổ chức nào ra các quyết định lựa chọn, gồm có
hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ.
Hộ gia đình là một đơn vị ra quyết định. Tùy thuộc vào thị trường mà các hộ gia đình
đóng các vai khác nhau. Trong thị trường sản phẩm, hộ gia đình là người tiêu dùng, quyết
định mua hàng hóa và dịch vụ nào và mua với số lượng bao nhiêu. Trong thị trường các yếu
tố, hộ gia đình là người chủ của các nguồn lực. Họ quyết định cung cấp bao nhiêu các nguồn
lực đó cho các doanh nghiệp. Có ba nguồn lực cơ bản là lao động, vốn và đất đai. Đất đai
được hiểu là diện tích đất và các tài nguyên thiên nhiên như quặng kim loại, dầu mỏ, khí thiên
nhiên, than, nước và khơng khí. Lao động là thời gian và công sức làm việc mà con người bỏ

ra để sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Lao động có thể bao gồm lao động thể chất (như các công
nhân đào mỏ than) hoặc lao động trí óc (như những chun gia phân tích kinh tế). Chất lượng
lao động phụ thuộc vào kiến thức và kỹ năng mà người lao động có được từ giáo dục, đào tạo
hoặc kinh nghiệm làm việc. Vốn là các công cụ, máy móc thiết bị, nhà xưởng và những yếu tố
khác do con người tạo ra được sử dụng để sản xuất hàng hóa và dịch vụ.
Doanh nghiệp là tổ chức mua hoặc thuê các yếu tố sản xuất và kết hợp các yếu tố đó để
sản xuất và bán các loại hàng hố và dịch vụ.
Chính phủ tham gia vào nền kinh tế với tư cách là nhà cung cấp các hàng hoá dịch vụ và
điều tiết phân phối lại thu nhập. Thơng thường các chính phủ cung cấp hệ thống pháp luật, hạ
tầng cơ sở, quốc phòng... , giới hạn sự lựa chọn của người tiêu dùng, và điều tiết sản xuất và
phân phối lại thu nhập.
Cơ chế phối hợp là cơ chế phối hợp sự lựa chọn của các thành viên kinh tế với nhau.
Có ba loại cơ chế kinh tế cơ bản là: i) cơ chế mệnh lệnh, ii) cơ chế thị trường, iii) cơ chế hỗn
hợp.
Cơ chế mệnh lệnh (kế hoạch hoá tập trung): Trong một nền kinh tế được quản lý theo cơ
chế này, các vấn đề kinh tế cơ bản đều được giải quyết tập trung. Nhà nước xác định toàn bộ
kế hoạch sản xuất, tiêu thụ cho các doanh nghiệp, quyết định cả việc tiêu dùng của mọi thành
viên kinh tế.

2


Cơ chế thị trường: Trong nền kinh tế thị trường, các vấn đề kinh tế cơ bản phải được
giải quyết thông qua mối quan hệ cung cầu, cạnh tranh trên thị trường. Cơ chế thị trường có
ưu điểm nổi bật trong việc đáp ứng các nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của người
tiêu dùng. Các doanh nghiệp chủ động điều tra nhu cầu của thị trường, nắm bắt thị hiếu của
người tiêu dùng và tổ chức sản xuất nhằm đạt được lợi nhuận tối đa. Cơ chế thị trường
khuyến khích cạnh tranh, đổi mới cơng nghệ kỹ thuật và sử dụng các nguồn tài nguyên của xã
hội một cách có hiệu quả nhất. Tuy nhiên cơ chế này cũng có một số nhược điểm cơ bản như
phân phối thu nhập không công bằng, việc chạy theo lợi nhuận thuần t có thể làm ơ nhiễm

mơi trường, khơng cung cấp đủ hàng hố cơng cộng...
Cơ chế hỗn hợp: Trong nền kinh tế thị trường, ở một số lĩnh vực thị trường không đem
lại hiệu quả tối ưu đối với xã hội, Chính phủ cần trực tiếp tham gia vào việc giải quyết các
vấn đề kinh tế cơ bản. Chính phủ thường cung cấp các hàng hố cơng cộng, khắc phục các
thất bại của thị trường, điều tiết phân phối thu nhập thông qua việc đánh thuế thu nhập để đảm
bảo cơng bằng cho xã hội,...
Mơ hình dịng ln chuyển. Một nền kinh tế đơn giản được mô tả bằng hình 1-1 dưới
đây.Trong mơ hình kinh tế này, các thành viên kinh tế tương tác với nhau trên hai thị trường
là thị trường sản phẩm và thị trường yếu tố sản xuất. Tham gia vào thị trường sản phẩm, các
hộ gia đình chi tiêu thu nhập của mình để đổi lấy hàng hố hoặc dịch vụ cần thiết cịn các
doanh nghiệp bán sản phẩm của mình và nhận lại doanh thu. Tham gia vào thị trường yếu tố
sản xuất, các hộ gia đình đóng vai trị là người cung cấp các nguồn lực như lao động, đất đai
và vốn cho các doanh nghiệp để đổi lấy thu nhập mà các doanh nghiệp trả cho việc sử dụng
các nguồn lực đó cịn doanh nghiệp tham gia vào thị trường yếu tố để mua hoặc thuê các yếu
tố sản xuất cần thiết cho hoạt động của mình. Chính phủ tham gia vào hai thị trường này để
cung cấp các hàng hoá mà thị trường không sản xuất một cách hiệu quả nhưng lại rất cần thiết
đối với đời sống xã hội ví dụ như các hàng hóa cơng cộng, an ninh quốc phịng. Ngồi ra chính
phủ cịn điều tiết thu nhập thơng qua thuế và các chương trình trợ cấp.

3


Hàng hố, dịch
vụ

Hàng hố,

dịch vụ
Thị trường sản phẩm


Tiền (Doanh
thu)

Tiền
(Chi tiêu)

Thuế

Thuế
Chính phủ

Hộ gia đình
Yếu
Tố
sx

Doanh nghiệp
Trợ cấp

Trợ cấp

Tiền
(Thu nhập)

Tiền (Chi
phí)

Yếu tố
sx


Thị trường yếu tố

Hình 1-1 Mơ hình dịng ln chuyển

1.1.2. Các bộ phận của kinh tế học


Kinh tế học vi mô
Kinh tế học vi mô nghiên cứu hành vi và cách thức ra quyết định của các thành viên

kinh tế (hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ). Ví dụ như người tiêu dùng sẽ sử dụng thu
nhập hữu hạn của mình như thế nào? Tại sao người họ lại thích hàng hóa này hơn hàng hố
khác. Hoặc doanh nghiệp sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi
nhuận? Nếu giá đầu vào tăng lên, doanh nghiệp sẽ phải làm gì? Chính phủ sẽ phân bổ ngân
sách hữu hạn của mình cho các mục tiêu như giáo dục, y tế như thế nào?...


Kinh tế học vĩ mô
Kinh tế học vĩ mô là bộ phận kinh tế học nghiên cứu các vấn đề kinh tế tổng thể của nền

kinh tế như các vấn đề tăng trưởng, lạm phát, việc làm và thất nghiệp, cán cân thương
mại,...Kinh tế học vĩ mơ tìm cách giải đáp các câu hỏi quan trọng như các yếu tố nào quyết
định và ảnh hưởng đến các biến số vĩ mô trên, các biến số thay đổi theo thời gian như thế nào
và các chính sách vĩ mơ tác động thế nào đến các biến số.
Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mơ tuy có đối tượng nghiên cứu khác nhau nhưng
đều là những nội dung quan trọng của kinh tế học, hai bộ phận này có mối quan hệ hữu cơ tác
động qua lại lẫn nhau.


Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc

Kinh tế học là một môn khoa học xã hội và giống như tất cả các môn khoa học khác,

các nhà kinh tế học phải phân biệt hai câu hỏi: Là cái gì? và Nên như thế nào?

4


Trả lời cho câu hỏi “Là cái gì” được gọi là kinh tế học thực chứng – nghiên cứu thế
giới thực tế và tìm cách lý giải một cách khoa học các hiện tương quan sát được. Kinh tế học
thực chứng tìm cách xác định các nguồn lực trong nền kinh tế thực tế được phân bổ như thế
nào.
Kinh tế học chuẩn tắc thì lại liên quan đến câu hỏi: Nên như thế nào? Kinh tế học chuẩn
tắc có yếu tố đánh giá chủ quan của các nhà kinh tế - phát biểu về cách các nguồn lực của nền
kinh tế cần phải được phân bổ như thế nào.
Để hiểu được sự phân biệt giữa kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc, chúng
ta xem xét tình huống về thị trường bất động sản. “Chính sách thắt chặt của Chính phủ theo
Nghị quyết 11 vào tháng 2 năm 2011 khiến thị trường bất động sản suy giảm do tín dụng phi
sản xuất bị hạn chế mạnh” là một tuyên bố thực chứng. “Cần phải điều chỉnh tín dụng cho
từng phân khúc bất động sản để để tránh đổ vỡ thị trường này trong giai đoạn hiện nay” lại là
một tuyên bố chuẩn tắc.
1.2. CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN
1.2.1 Những vấn đề kinh tế cơ bản
Vì tài nguyên là khan hiếm nên mọi nền kinh tế đều phải giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ
bản là: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai. Ba vấn đề kinh tế cơ bản
được hiểu như sau:
Sản xuất cái gì?
Vì nhu cầu của các thành viên trong xã hội là vô hạn mà khả năng đáp ứng các nhu cầu
đó là hữu hạn, nên khơng có xã hội nào có thể sản xuất được moijt hứ mà các thành viên trong
xã hội mong muốn. Bởi vậy mỗi xã hội đều phải cân nhắc, lựa chọn để thỏa mãn một trong số
các nhu cầu khác nhau rồi sau đó quyết đính sản xuất hàng hóa và dịch vụ nào với số lượng

bao nhiêu. Chẳng hạn, một xã hội cần quyết định sản xuất bao nhiêu tấn lượng thực, bao
nhiêu bộ quần áo...
Sản xuất như thế nào?
Sau khi đã quyết định sản xuất những hàng hóa và dịch vụ nào, mỗi xã hội phải lựa
chọn các yếu tố sản xuất và phương pháp sử dụng các yếu tố sản xuất đã lựa chọn. Thông
thường các hàng hóa và dịch vụ có thể được sản xuất ra bằng nhiều cách, tùy vào mục đích cụ
thể và trong giới hạn khả năng cho phép, người sản xuất quyết định sẽ sản xuất theo cách nào.

5


Sản xuất cho ai?
Vấn đề cuối cùng mà mỗi nền kinh tế phải xem xét đó là sản xuất cho ai, nghĩ là phân
phối số lượng hữu hạn các hàng hóa và dịch vụ đã được sản xuất ra cho những người mong
muốn nhận được chúng.
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ HỌC
Kinh tế học cũng là một môn khoa học nên phương pháp nghiên cứu cũng giống như
các môn khoa học tự nhiên khác. Tuy nhiên vì kinh tế học nghiên cứu hành vi của con người
nên phương pháp nghiên cứu kinh tế học cũng có nhiều điểm khác biệt.
Quy trình nghiên cứu kinh tế học thường được tiến hành theo các bước:
 Quan sát và đo lường
 Xây dựng mơ hình
 Kiểm định mơ hình
1.3.1. Quan sát và đo lường
Các nhà kinh tế học thường phải quan sát, thu thập số liệu và đo lường các biến số kinh
tế để phục vụ cho q trình phân tích. Một số biến số mà các nhà kinh tế phải đo lường như
giá hàng hóa, số lượng hàng hóa tiêu thụ, chỉ số giá chung, thuế và chi tiêu chính phủ, sản
lượng và thu nhập của nền kinh tế, giá trị hàng hóa dịch vụ giao dịch với các nước khác...
1.3.2. Xây dựng mơ hình



Xác định vấn đề nghiên cứu
Đây chính là bước phải xác định các câu hỏi nghiên cứu. Ví dụ tại sao giá xăng dầu và

giá lương thực thế giới tăng cao đột biến trong quý 1 năm 2011? Tác động của gói kích thích
kinh tế năm 2009 đến ổn định kinh tế vĩ mơ? Nếu chính phủ trợ giá nơng sản thì người nơng
dân có được lợi hay khơng? Tại sao chính phủ lại kiểm sốt giá xăng dầu, kiểm soát lãi suất...

6


Quan sát và đo lường

Xây dựng mơ hình
- Xác định vấn đề nghiên cứu
- Xây dựng các mối quan hệ
dựa trên những giả định đơn
giản hoá so với thực tế
- Xác lập các giả thuyết kinh tế
để giải thích vấn đề nghiên cứu
Kiểm định mơ hình
-

Thu thập số liệu
Phân tích số liệu
Kiểm định

Hình 1-2 Trình tự phương pháp nghiên cứu kinh tế học



Xây dựng các mối quan hệ dựa trên các giả định đơn giản hóa so với thực tế
Mơ hình kinh tế chính là một cách thức mơ tả thực tế đã được đơn giản hoá để hiểu và

dự đoán được mối quan hệ của các biến số. Cách thức mô tả xây dựng các mối quan hệ giữa
các biến số có thể biểu đạt bằng lời, bảng số liệu, đồ thị hay các phương trình tốn học.
Thực tế các hoạt động kinh tế thì rất phức tạp với những mối quan hệ tương tác giữa các
thành viên kinh tế, giữa các biến số kinh tế mà các nhà kinh tế khơng thể bao qt. Vì vậy, mơ
hình kinh tế đơn giản hóa thực tế bằng cách mơ tả một vài khía cạnh quan trọng nhất, loại bỏ
những chi tiết khơng quan trọng, khơng cần thiết cho mục đích nghiên cứu.


Xác lập các giả thuyết kinh tế để giải thích vấn đề nghiên cứu
Mục tiêu của mơ hình kinh tế là dự báo hoặc tiên đoán kết quả khi các biến số thay đổi.

Vì vậy, khi xây dựng mơ hình, cần thiết lập các giả thuyết kinh tế. Các giả thuyết kinh tế mô
tả mối quan hệ giữa các biến số mà sự thay đổi của biến số này là nguyên nhân khiến một
(hoặc) các biến số khác thay đổi theo.
1.3.3. Kiểm định mơ hình
Các nhà kinh tế học sẽ tập hợp các số liệu và phân tích để kiểm chứng lại giả thuyết.
Nếu kết quả thực nghiệm phù hợp với giả thuyết thì giả thuyết được cơng nhận còn nếu ngược
lại, giả thuyết sẽ bị bác bỏ. Trong trường hợp nếu các phép thử được thực hiện lặp đi lặp lại
nhiều lần đều cho kết quả thực nghiệm đúng như giả thuyết thì giả thuyết kinh tế được coi là
lý thuyết kinh tế. Một vài giả thuyết và lý thuyết kinh tế được công nhận một cách rộng rãi thì
được gọi là qui luật kinh tế.

7


Tuy nhiên đưa ra kết luận cuối cùng cần rất thận trọng. Thứ nhất là vấn đề liên quan đến giả
định các yếu tố khác không thay đổi. Đây là một trong những khó khăn lớn trong phân tích kinh

tế, đòi hỏi những kỹ thuật thống kê phức tạp. Thứ hai là vấn đề liên quan đến quan hệ nhân quả.
Một lỗi thường gặp là kết luận sai lầm về quan hệ nhân quả: sự thay đổi của một biến này là
nguyên nhân thay đổi của biến kia chỉ bởi vì chúng có xu hướng xảy ra đồng thời. Các phương
pháp thống kê phức tạp cũng cần được sử dụng để xác định xem liệu sự thay đổi của một biến có
thực sự là nguyên nhân gây ra sự thay đổi quan sát được ở biến khác hay không. Trong cả hai
trường hợp, bên cạnh nguyên nhân khó có thể có những thực nghiệm hồn hảo như trong phịng
thí nghiệm như các môn khoa học khác, những phương pháp thống kê không phải lúc nào cũng
đủ sức thuyết phục các nhà kinh tế học tin vào mối quan hệ nhân quả thực sự.
1.4. LÝ THUYẾT LỰA CHỌN KINH TẾ
Phần này sẽ giới thiệu một số lý thuyết lựa chọn và quy luật kinh tế cơ bản tác động đến
quá trình lựa chọn trong nền kinh tế như là một đối tượng của mơn kinh tế học.
1.4.1. Quy luật chi phí cơ hội tăng dần
Chi phí cơ hội là cơ hội tốt nhất bị bỏ qua khi đưa ra một sự lựa chọn về kinh tế. Khái
niệm này cũng có thể được phát biểu là những hàng hoá và dịch vụ cần thiết nhất bị bỏ qua để
thu được những hàng hố và dịch vụ khác. Ví dụ: một người có một lượng tiền mặt là 1 tỷ
đồng và cất giữ ở trong két tại nhà. Nếu anh ta gửi lượng tiền đó vào ngân hàng với lãi suất có
kỳ hạn 1 tháng là 1,30% thì sau một tháng anh ta có được một khoản lãi là 13 triệu đồng. Như
vậy, chi phí cơ hội của việc giữ tiền (1 tỷ đồng) là tiền lãi (13 triệu đồng) bị bỏ qua. Đây là số
tiền lãi có thể thu được nếu gửi tiền vào ngân hàng. Một ví dụ khác về chi phí cơ hội của lao
động là thời gian nghỉ ngơi bị mất đi. Nếu bạn quyết định đi làm thêm vào thứ bảy và Chủ
nhật, bạn có thể kiếm được một lượng thu nhập nào đó, ví dụ là 500 ngàn đồng để chi tiêu.
Tuy nhiên, thời gian của thứ bảy và Chủ nhật đó lại khơng được sử dụng để nghỉ ngơi. Thời
gian nghỉ ngơi bị mất đi chính là chi phí cơ hội của việc làm thêm cuối tuần của bạn. Hoặc khi
người nông dân quyết định trồng hoa trên mảnh vườn của mình thay cho cây ăn quả hiện có,
thì chi phí cơ hội của việc trồng hoa là lượng hoa quả bị mất đi.
Như vậy khi đưa ra bất cứ sự lựa chọn kinh tế nào, chúng ta cũng phải cân nhắc so sánh
các phương án với nhau để xem phương án lựa chọn nào là tốt nhất. Đó chính là việc tính tốn
chi phí cơ hội của sự lựa chọn. Tất nhiên, cần nhấn mạnh rằng việc tính tốn chi phí cơ hội
khơng phải là đơn giản vì sự lựa chọn phải được cân nhắc rất kỹ trên nhiều phương diện khác
nhau. Và sự lựa chọn này cịn phụ thuộc vào quy luật chi phí cơ hội tăng dần.


8


Quy luật chi phí cơ hội tăng dần phát biểu rằng để thu thêm được một số lượng hàng
hoá bằng nhau, xã hội ngày càng phải hy sinh ngày càng nhiều hàng hố khác. Tại sao chi phí
cơ hội lại tăng lên? Câu trả lời tương đối đơn giản. Không phải tất cả các nguồn lực đều giống
nhau, một số nguồn lực phù hợp với sản xuất hàng hóa này hơn so với việc sản xuất hàng hóa
kia.Ví dụ răng giả định nên kinh tế có 2 ngành là trồng ngơ và dệt vải, một số lao động và
máy móc thiết bị phù hợp với việc dệt vải trong khi một số lao động và máy móc khác lại phù
hợp hơn cho việc sản xuất ngơ. Vì thế khi nền kinh tế mở rộng sản lượng dệt vải thì phải sử
dụng những tài nguyên không phù hợp lắm với việc sản xuất vải. Lúc đầu, tăng số lượng mét
vải không khó khăn lắm, chẳng hạn chuyển giảm diệt tích trồng ngô để chuyển sang trồng
bông dệt vải. Nhưng khi tiếp tục tăng sản lượng vải thì phải sử dụng cả những tài nguyên kém
phù hợp hơn. Chẳng hạn chuyển nhà máy chế biến ngô sang nhà máy chế biến sợi bơng, việc
chuyển đổi trang thiết bị sản xuất này địi hỏi phải hi sinh sản lượng ngô ngày càng lớn hơn.
Quy luật chi phí cơ hội tăng dần thường được minh hoạ qua đường giới hạn năng lực
sản xuất (PPF) - mơ tả các mức sản lượng tối đa có thể sản xuất được với các nguồn lực hiện
có trong điều kiện công nghệ nhất định. Hãy xem xét quy luật này thơng qua một ví dụ cụ thể
sau đây: Giả sử một nền kinh tế giản đơn có 2 ngành sản xuất là trồng ngô và dệt vải. Giả
định rằng các nguồn lực được sử dụng một cách tối ưu. Các khả năng có thể đạt được của nền
kinh tế đó được cho ở Bảng 1-1 dưới đây:
Bảng 1-1. Các khả năng sản xuất của một nền kinh tế
Các khả năng

Sản lượng ngơ (tấn)

Sản lượng vải (nghìn mét)

A


25

0

B

20

4

C

15

7

D

9

9

E

0

10

Nếu chúng ta biễu diễn các khả năng sản xuất đó trên đồ thị ta sẽ có đường giới hạn khả

năng sản xuất (PPF) sau đây.

9


Ngơ
A
25 


20

B

 K
 C

15

10

H



 D

5

2


4

6

8

10

E
Vải

Hình 1-3. Đường giới hạn khả năng sản xuất
Các điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất như điểm A, B, C, D, E minh họa
khả năng sản xuất cao nhất của một nền kinh tế. Nền kinh tế không thể sản xuất nhiều hơn các
mức đó được. Các điểm này được coi là đạt hiệu quả về mặt kỹ thuật hay sản xuất. Các điểm
nằm bên ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất như điểm K là những điểm không khả thi, nền
kinh tế khơng thể đạt được. Cịn các điểm nằm trong đường giới hạn khả năng sản xuất như
điểm H cho thấy việc sản xuất chưa hiệu quả - chưa tận dụng hết nguồn lực cũng như cơng nghệ
hiện có.
Đường giới hạn khả năng sản xuất minh họa chi phí cơ hội như thế nào? Quan sát 2
điểm A và B ta thấy như sau: để thu được 4 nghìn mét vải, nền kinh tế bây giờ chỉ có thể sản
xuất tối đa là 20 tấn ngơ, có nghĩa là giảm bớt đi 5 tấn (bằng 25 tấn – 20 tấn). Chúng ta coi 5
tấn ngô mất đi này là chi phí cơ hội của việc sản xuất 4 nghìn mét vải đầu tiên. Tương tự như
vậy, ta có thể tính tốn chi phí cơ hội của việc sản xuất vải của nền kinh tế này thông qua
Bảng 1-2 sau đây:

10



Bảng 1-2. Chi phí cơ hội của việc sản xuất vải
Chi phí cơ hội của 1
nghìn mét vải (tấn
ngơ)
4 nghìn mét vải đầu tiên đòi hỏi phải bỏ qua 5 tấn ngơ

5/4

3 nghìn mét vải tiếp theo địi hỏi phải bỏ qua 5 tấn ngơ

5/3

2 nghìn mét vải tiếp theo địi hỏi phải bỏ qua 6 tấn ngơ

3

1 nghìn mét vải cuối cùng địi hỏi phải bỏ qua 9 tấn

9

ngơ
Có thể nhận thấy rằng để thu thêm được cùng một số lượng vải (1 nghìn mét) số lượng
ngơ bị mất ngày càng tăng. Điều này minh họa quy luật chi phí cơ hội tăng dần.
1.4.3. Phân tích cận biên - phương pháp lựa chọn tối ưu
Phân tích cận biên cấu thành cách tiếp cận phân tích của chúng ta đối với vấn đề lựa chọn.
Phương pháp này cho phép chúng ta hiểu được bản chất tối ưu của các quyết định kinh tế. Khi
đưa ra các quyết định kinh tế, các thành viên kinh tế theo đuổi các mục tiêu kinh tế khác nhau.
Cụ thể người tiêu dùng muốn tìm cách để tối đa hố lợi ích, doanh nghiệp muốn tối đa hố lợi
nhuận cịn chính phủ muốn tối đa hố phúc lợi cơng cộng. Dù các mục tiêu có khác nhau song
các thành viên kinh tế đều có chung một giới hạn đó là ràng buộc về ngân sách.

Phép phân tích cận biên sẽ giúp chúng ta hiểu được cách thức lựa chọn của các thành
viên kinh tế. Bất cứ sự lựa chọn kinh tế nào cũng liên quan đến hai vấn đề cơ bản là: chi phí
và lợi ích của sự lựa chọn. Cả hai biến số này đều thay đổi khi các thành viên kinh tế đưa ra
các sự lựa chọn với quy mô khác nhau. Mọi thành viên kinh tế đều mong muốn tối đa hoá lợi
ích rịng (hiệu số giữa lợi ích và chi phí).
Lợi ích ròng = Tổng lợi ích – Tổng chi phí
Giả sử hàm tổng lợi ích là TB = f(Q), hàm tổng chi phí là TC = g(Q). Điều đó có nghĩa
là tổng lợi ích thu được cũng như tổng chi phí bỏ ra cho một sự lựa chọn phụ thuộc vào qui
mơ của sự lựa chọn đó (Q). Khi đó lợi ích rịng là NB = TB - TC = f(Q) - g(Q).
NB đạt giá trị cực đại khi (NB)’(Q) = 0, ta có:
(NB)’(Q) = TB’(Q) - TC’(Q) = 0

11


=> MB - MC = 0
=> MB = MC

MB = MC

Vậy lợi ích rịng đạt giá trị cực đại khi
- Nếu MB > MC thì mở rộng quy mơ hoạt động sẽ làm tăng lợi ích rịng;
- Nếu MB = MC quy mô hoạt động là tối ưu;
- Nếu MB < MC thì thu hẹp quy mơ hoạt động sẽ làm tăng lợi ích rịng.
Trong đó:
- MB là lợi ích cận biên: là phần lợi ích tăng thêm khi mở rộng mức độ hoạt động thêm
một đơn vị
- MC là chi phí cận biên phần chi phí tăng thêm khi mở rộng mức độ hoạt động thêm một
đơn vị
Như vậy, khi đưa ra các quyết định về sự lựa chọn kinh tế các thành viên kinh tế luôn phải

so sánh giữa phần tăng thêm về lợi ích và phần tăng thêm về chi phí nhằm mục đích xác định
một mức sản lượng tối ưu.

12


TÓM TẮT
Sự khan hiếm các nguồn lực là một đặc trưng vốn có của mọi kinh tế. Sự khan hiếm là
việc xã hội với các nguồn lực hữu hạn không thể thoả mãn tất cả mọi nhu cầu vô hạn và ngày
càng tăng của con người. Kinh tế học giúp chúng ta hiểu về cách giải quyết vấn đề khan hiếm
đó trong các cơ chế kinh tế khác nhau.
Kinh tế học là môn khoa học giúp cho con người hiểu về cách thức vận hành của nền
kinh tế nói chung và cách thức ứng xử của từng thành viên tham gia vào nền kinh tế nói riêng.
Nền kinh tế là một cơ chế phân bổ các nguồn lực khan hiếm cho các mục đích sử dụng
khác nhau. Cơ chế này nhằm giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản: sản xuất cái gì? sản xuất
như thế nào? sản xuất cho ai? Các bộ phận hợp thành nền kinh tế là người ra quyết định bao
gồm hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ. Các thành viên này tương tác với nhau theo các
cơ chế phối hợp khác nhau. Mỗi thành viên có những mục tiêu và hạn chế của mình.
Kinh tế học bao gồm hai bộ phận cơ bản là kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô. Kinh
tế học vi mô nghiên cứu hành vi của các thành viên kinh tế. Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu các
vấn đề kinh tế tổng thể của nền kinh tế như các tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp, các cân
thương mại,...
Kinh tế học thực chứng trả lời câu hỏi “Là cái gì” – tìm cách lý giải một cách khoa học
các hiện tượng quan sát được, xác định các nguồn lực trong nền kinh tế thực tế được phân bổ
như thế nào. Kinh tế học chuẩn tắc trả lời câu hỏi “Nên như thế nào” - đánh giá chủ quan của
các nhà kinh tế - phát biểu về cách các nguồn lực của nền kinh tế cần phải được phân bổ như
thế nào.
Phương pháp nghiên cứu kinh tế học bao gồm: i) quan sát và đo lường (số liệu theo thời
gian và số liệu chéo, chỉ số, biến danh nghĩa và biến thực tế, sự thay đổi của các biến số), ii)
xây dựng mơ hình (xác định vấn đề nghiên cứu, xây dựng các mối quan hệ dựa trên những giả

định đơn giản hoá so với thực tế, xác lập các giả thuyết kinh tế để giải thích vấn đề nghiên
cứu), iii) kiểm định mơ hình.
Chi phí cơ hội được hiểu là giá trị của cơ hội tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện một sự lựa
chọn về kinh tế. Chi phí cơ hội tuân theo quy luật chi phí cơ hội tăng dần.
Đường giới hạn năng lực sản xuất (PPF) được hiểu là đường mô tả tất cả các kết hợp
hàng hoá tối đa mà nền kinh tế có thể sản xuất với ràng buộc về các nguồn lực sản xuất và
cơng nghệ hiện có. Đường giới hạn khả năng sản xuất thể hiện sự khan hiếm của các nguồn
lực và quy luật chi phí cơ hội tăng dần.
Phương pháp phân tích cận biên chỉ ra rằng các thành viên kinh tế sẽ lựa chọn tại mức
mà lợi ích cận biên bằng với chi phí cận biên (MB = MC) để tối đa hóa lợi ích ròng.

13


CHƯƠNG 2. LÝ THUYẾT CUNG – CẦU
Nội dung
Chương này giới thiệu nội dung cơ bản của kinh tế thị trường đó là quan hệ cung cầu.
Các vấn đề cơ bản về cung cầu như khái niệm, quy luật, các nhân tố ảnh hưởng đến cung cầu
sẽ được xem xét để thấy rõ cơ chế hình thành giá cả trong nền kinh tế thị trường và sự điều
chỉnh của thị trường. Ngồi ra, chương này xem xét các chính sách can thiệp của chính phủ và
phân tích tác động của các chính sách đó tới thị trường như chính sách giá trần, giá sàn và
chính sách thuế, chính sách thương mại.
Mục tiêu:


Giúp học viên nắm được khái niệm cầu, cầu cá nhân, cầu thị trường. Hiểu được các
nhân tố ảnh hưởng tới cầu. Phân biệt sự vận động dọc đường cầu với sự dịch chuyển
của đường cầu




Giúp học viên nắm được khái niệm cung, cung cá nhân, cung thị trường. Hiểu được
các nhân tố ảnh hưởng tớ cầu. Phân biệt sự vận động dọc đường cung và sự dịch
chuyển của đường cung



Giúp học viên hiểu được khái niệm cân bằng thị trường cũng như cơ chế xác lập trạng
thái cân bằng của thị trường.



Giúp học viên nắm vững khái niệm dư thừa và thiếu hụt.



Giúp học viên có thể sử dụng mơ hình cung cầu để phân tích các trường hợp trạng thái
cân bằng thay đổi.



Giúp học viên nắm chắc những tác động của chính sách chính phủ lên trạng thái cân
bằng

Tình huống dẫn nhập
2.1. CẦU
2.1.1. Khái niệm
Cầu là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng
mua ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định, ceteris paribus1.
Như vậy cầu bao gồm hai yếu tố hợp thành đó là ý muốn mua và khả năng mua. Nếu

bạn rất muốn mua một chiếc máy tính xách tay SonyVaio đời mới rất đẹp và sang trọng
1

Ceteris paribus – Tiếng La Tinh có nghĩa là các điều kiện khác khơng đổi

14


nhưng vì giá nó rất cao và bạn khơng có đủ tiền thì cầu của bạn đối với máy tính xách tay đó
bằng khơng. Tương tự, nếu bạn có rất nhiều tiền nhưng bạn khơng muốn mua chiếc máy tính
Acer cũ thì cầu của bạn cũng khơng tồn tại. Như vậy cầu đối với hàng hoá hoặc dịch vụ chỉ
tồn tại khi người tiêu dùng vừa mong muốn mua hàng hố đó và sẵn sàng chi trả tiền cho
hàng hố đó

.

Lượng cầu là số lượng hàng hố hay dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và sẵn sàng
mua tại một mức giá nhất định,ceteris paribus.
Lượng cầu đối với một hàng hố nào đó có thể lớn hơn lượng hàng hố thực tế bán ra.
Ví dụ, để thu hút khách hàng, mỗi tháng cửa hàng đĩa hát CD bán khuyến mại một lần vào
ngày đầu tháng 20 đĩa ca nhạc với giá 10.000 đồng 1 chiếc. Tại mức giá thấp đó, người tiêu
dùng muốn và sẵn sàng mua 30 chiếc CD, nhưng vì cửa hàng chỉ bán 20 chiếc đĩa hát nên
người tiêu dùng chỉ mua được 20 chiếc CD. Vậy lượng cầu là 30 – là lượng người tiêu dùng
muốn mua nhưng lượng thực tế bán ra chỉ là 20 chiếc.
Như vậy có thể thấy là cầu biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cầu và giá,trong điều kiện
các yếu tố khác khơng thay đổi.
Hình 2.1 minh hoạ đường cầu ước lượng đối với thịt lợn tại Canada (Moschini và
Meilke, 1992). Trên đồ thị 2.1 trục tung biểu diễn giá tính bằng đơla/kg cịn trục hồnh biểu
diễn sản lượng đo bằng nghìn tấn/năm. Trong trường hợp này thì đường cầu là một đường
thẳng tuyến tính cịn nhìn chung đường cầu là đường nghiêng xuống về phía bên phải.

P $/kg
14.30
D1

3.30
2.30

220

240

286

Q nghìn
tấn/năm
Đ/kg

Hỡnh 2.1. ng cu (D1) i vi tht ln ca Canada

15


Tại mức giá là 14.30 đơla/kg hoặc cao hơn thì lượng cầu sẽ bằng khơng. Cịn 286 nghìn
tấn cho biết lượng thịt lợn mà người tiêu dùng muốn nếu giá bằng khơng. Tại mức giá là
3,30đơla/kg thì lượng cầu sẽ là 220 nghìn tấn một năm.
Như vậy, một điều đặc biệt quan trọng cần ghi nhớ ở đây là đồ thị đường cầu chỉ minh
hoạ mối quan hệ giữa lượng cầu và giá. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến cầu như thu nhập, thị
hiếu, giá của hàng hoá liên quan như giá thịt bò, thịt gà... được coi như không đổi bằng giả
định ceteris paribus.
Bảng 2.1 Biểu cầu đối với thị lợn Canada:

Mức giá

Lượng cầu(nghìn

(đơla/kg)

tấn)

0

286

1

266

1.3

260

2.3

240

3.3

220

4.3


100

2.1.2. Luật cầu
Luật cầu được phát biểu như sau: người tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng hoá hoặc dịch vụ
hơn nếu như giá của hàng hố hoặc dịch vụ đó giảm xuống, ceteris paribus.
Theo như luật cầu thì đường cầu là đường dốc xuống về phía bên phải như minh hoạ trên
hình 2.1.
Đường cầu cũng minh hoạ tác động của giá tới lượng cầu. Khi giá của thịt lợn giảm
xuống từ 3.30$ tới 2.30 $ thì lượng cầu đối với thịt lợn tăng lên từ 220 nghìn tấn đến 240
nghìn tấn. Phản ứng của lượng cầu đối với sự thay đổi của giá được minh hoạ trên đường cầu
D1 và các nhà kinh tế gọi đó là sự vận động dọc theo đường cầu.
2.1.3. Cầu cá nhân và cầu thị trường
Nếu chúng ta biết được đường cầu của các cá nhân tiêu dùng riêng biệt thì làm cách nào
để xác định tổng cầu của họ? Cầu thị trường là cầu của tất cả những người mua. Tổng lượng
cầu tại một mức giá đã cho bằng tổng lượng cầu của tất cả người tiêu dùng tại mức giá đó.
16


Lưu ý rằng việc cộng các lượng cầu lại với nhau chỉ có nghĩa khi cả hai người tiêu dùng
cùng gặp một mức giá.
Ví dụ: Giả sử trên thị trường kem có 2 người mua là anh A và anh B với biểu cầu được cho
như sau:
P
(nghìn đồng)
1
2
3
4
5


qA
qB
(chiếc) (chiếc)
5
4
4
4
3
2
2
0
1
0

QD = qA + qB
9
8
5
2
1

Trong đó:
QD là lượng cầu thị trường
qA, qB là lần lượt là lượng cầu của A và B
Như vậy lượng cầu của thị trường tại mỗi mức giá bằng tổng lượng cầu của tất cả người
mua trên thị trường tại cùng mức giá đó. Trên đồ thị, đường cầu thị trường là tổng theo chiều
ngang của tất cả các đường cầu cá nhân.
P

P


P

P

P

1

P

1

P

2

d

d

1

2

qA

q
A


qB

2

q
2

D

QD
= qA + qB

Q

Hình 2.2. Tổng các đường cầu cá nhân

2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu
2.1.4.1. Thu nhập.
Thu nhập là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định mua gì và bao nhiêu đối
với người tiêu dùng vì thu nhập quyết định khả năng mua của người tiêu dùng.
Đối với đa số hàng hoá và dịch vụ, khi thu nhập tăng lên thì cầu đối với chúng tăng lên
và ngược lại. Các hàng hố đó được gọi là các hàng hố bình thường. Ví dụ các hàng hố như
lương thực, thực phẩm, Đi du lịch, mua bảo hiểm là hàng hố bình thường.

17


Đối với một số hàng hoá và dịch vụ, khi thu nhập tăng lên người tiêu dùng mua ít đi.
Các hàng hố đó có tên gọi là hàng hố cấp thấp. Ví dụ trong thời bao cấp chúng ta thường
phải ăn độn gạo và ngô hoặc khoai. Ngày nay khi thu nhập (mức sống) cao lên việc tiêu dùng

ngô, khoai giảm xuống.
Xét ví dụ cầu về thịt lơn. Giả sử rằng thịt lợn là một loại hàng hóa bình thường, hình 2.3
sẽ minh họa rằng khi thu nhập tăng lên, thì lượng cầu thịt lợn đều tăng lên tại mọi mức giá.
Trước đây khi giá là 3.3$/kg thì thị trường mua 220 nghìn tấn một năm do thu nhập tăng nên
tại mức giá đó thị trường mua 232 tấn một năm. Toàn bộ mối quan hệ giữa giá và lượng thay
đổi- cầu thay đổi. Đường cầu thay đổi vị trí chuyển từ D1 sang D2 – ta gọi đó là s dch
chuyn ca ng cu

P
$/kg
14.30

D2
D1

3.30

220

232

286

Q nghìn
tấn/năm
Đ/kg

Hỡnh 2.3. Cu tht ln tăng khi thu nhập tăng
2.1.4.2. Thị hiếu
Thị hiếu là ý thích của con người. Thị hiếu cho biết người tiêu dùng muốn mua loại

hàng hóa nào. Tuy nhiên, thị hiếu thường rất khó quan sát và các nhà kinh tế thường giả định
là thị hiếu không phụ thuộc vào giá của hàng hoá và thu nhập của người tiêu dùng. Thị hiếu
phụ thuộc vào các nhân tố như tập quán tiêu dùng, tâm lý lứa tuổi, giới tính, tơn giáo... Thị
hiếu cũng có thể thay đổi theo thời gian và chịu ảnh hưởng lớn của quảng cáo.Ví dụ khi phim
Hàn quốc được phát sóng trên truyền hình và được giới trẻ Việt Nam đón nhận nồng nhiệt, họ
thay đổi cách ăn mặc, bắt chước các ngôi sao Hàn quốc nên cầu về quần áo thời trang Hàn
quốc tăng lên. Trên đồ thị, điều đó sẽ được minh họa bằng sự dịch chuyển của đường cầu
sang bên phải.

18


2.1.4.3. Giá của hàng hoá liên quan.
Khi mua sắm hàng hóa người tiêu dùng cịn rất quan tâm đến giá của các hàng hóa liên
quan. Vậy các hàng hóa liên quan là gì? Mỗi hàng hố có hai loại hàng hoá liên quan là hàng
hoá thay thế và hàng hoá bổ sung.
Hàng hố thay thế là những hàng hố có thể dùng thay cho hàng hố đang xem xét
hoặc có cùng giá trị sử dụng hay thoả mãn cùng nhu cầu ví dụ như chè và cà phê, rau muống
và rau cải, nước chanh và nước cam...
Ta thấy thịt lợn và thịt bị là hai hàng hóa thay thế. Tại mức giá thịt lợn đã cho nếu giá
thịt bò lại tăng lên từ 4$/kg lên 4.60$/kg thì một số người tiêu dùng sẽ thay thế thịt bò bằng
thịt lợn. Cụ thể, trước đây khi giá thịt bị là 4$/kg thì thị trường tiêu thụ 220 tấn thịt lợn mỗi
năm, sau khi giá thịt bò tăng lên 4.60$/kg, lượng cầu đối với thịt bò sẽ tăng lên 232 tấn/năm.
Tại tất cả mọi mức giá, lượng cầu thịt lợn đều tăng lên. Trên đồ thị hình 2.4 đường cầu
mới là đường D2. Đường D2 cho biết tại mọi mức giá thì người tiêu dùng đều mua nhiều thịt
lợn hơn so với đường cu D1.
P
$/kg
14.30


D2

D1

3.30

220

232

286

Q nghìn
tấn/năm
Đ/kg

Hỡnh 2.4. Cu i vi tht ln khi giá thịt bị tăng
Hàng hố bổ sung là các hàng hố được sử dụng cùng nhau ví dụ như chè Lipton và
chanh, xăng và xe máy... Khi giá chè Lipton giảm xuống người tiêu dùng sẽ mua nhiều chè
hơn và do vậy sẽ cầu nhiều chanh hơn – cầu với chanh tăng lên và ngược lại khi giá chè tăng
lên, cầu với chanh sẽ giảm xuống. Hình 2.5 minh họa sự thay đổi của cầu đối với chanh khi
giá chè Lipton giảm. Đường cầu đối với chanh dịch chuyển về phía bên phải – từ D1 sang D2 cầu chanh tăng.

19


P
D2

D1


Q

Hình 2.5. Cầu đối với chanh khi giá chè Lipton giảm
2.1.4.4. Số lượng người tiêu dùng.
Số lượng người tiêu dùng hay quy mô thị trường là một trong những nhân tố quan
trọng xác định lượng tiêu dùng tiềm năng. Thị trường càng nhiều người tiêu dùng thì cầu tiềm
năng sẽ càng lớn. Ví dụ, nếu chúng ta so sánh thị trường gạo của Trung Quốc với Việt Nam.
Rõ ràng với hơn 1,35 tỷ dân Trung Quốc sẽ cầu nhiều gạo hơn Việt Nam với chỉ hơn 85 triệu
dân. Trên hình 2.6 đường cầu D1 là đường cầu đối với gạo của Việt Nam và đường cầu D2 là
đường cầu của Trung Quốc.
P

D2

D1

Q

Hình 2.6. Đường cầu đối với gạo của Việt Nam và Trung Quốc
2.1.4.5. Các kỳ vọng.
Khi mua sắm hàng hóa, người tiêu dùng khơng chỉ quan tâm đến các yếu tố như trình
bày ở phần trên. Các kỳ vọng cũng chi phối rất nhiều quyết định mua sắm của họ. Ví dụ, nếu
20


bạn kỳ vọng rằng giá hàng hóa bạn định mua sẽ giảm mạnh trong thời gian tới, tất nhiên bạn
sẽ cân nhắc việc dừng mua tại thời điểm hiện tại – có nghĩa là cầu giảm. Hoặc nếu bạn kỳ
vọng rằng thu nhập của bạn sẽ tăng cao trong thời gian tới (do ký được hợp đồng, do được
thăng tiến...) bạn có thể tiêu dùng nhiều hơn trong hiện tại – cầu của bạn tăng. Thực tiễn thời

gian qua khi chính phủ dự định cho nhập khẩu xe ơ tơ cũ cho thấy là rất nhiều người tiêu dùng
kỳ vọng và “chờ đợi” để mua ô tô với giá rẻ và cầu đối với ô tô sản xuất trong nước tạm thời
giảm xuống.
Kết luận: Sự thay đổi của giá bản thân hàng hóa gây ra sự vân động dọc đường cầu. Sự
thay đổi của bất cứ yếu tố nào khác giá của hàng hố đó sẽ gây ra sự dịch chuyển của đường
cầu . Khi đường cầu dịch chuyển sang bên phải, chúng ta gọi là cầu tăng và khi cầu dịch sang
bên trái, chúng ta gọi là cầu giảm.
2.1.5. Hàm cầu
Cầu đối với hàng hóa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Chúng ta có thể biểu diễn mối
quan hệ giữa lượng cầu đối với hàng hoá và các yếu tố ảnh hưởng dưới dạng hàm số tổng quát
sau:
Qdx=f(Px,Py,Pz,I,N...) (2.1)
Trong đó
- Qdx lượng cầu đối với hàng hố X,
- Px giá của hàng hoá X,
- Py giá của hàng hoá Y,
- Pz giá của hàng hoá Z,
- I thu nhập của người tiêu dùng,
- N số lượng người tiêu dùng.
2.2. CUNG
Hiểu được người tiêu dùng muốn mua bao nhiêu hàng hoá là một điều rất quan trọng
nhưng vẫn chưa đủ để biết được giá và sản lượng hàng hoá đó trên thị trường là bao nhiêu. Để
trả lời được vấn đề đó, chúng ta cịn cần phải hiểu người sản xuất hay các hãng muốn bán bao
nhiêu hàng hoá. Hành vi của các hãng được giải thích qua khái niệm kinh tế là cung.
2.2.1. Khái niệm
Cung là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người sản xuất muốn bán và có khả năng
bán ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định, ceteris paribus.

21



Cũng giống như trong khái niệm cầu, cung bao gồm cả hai yếu tố đó là sự muốn bán và
khả năng bán của nhà sản xuất. Ý muốn bán thường gắn với lợi nhuận có thể thu được cịn
khả năng bán lại phụ thuộc vào năng lực sản xuất của hãng.
Lượng cung là số lượng hàng hoá mà hãng muốn bán và có thể bán tại một mức giá đã
cho với các yếu tố khác không đổi, ceteris paribus.
Chúng ta có thể thấy là cung biểu diễn mối quan hệ giữa giá và lượng cung, ceteris
paribus. Khi chúng ta biểu diễn mối quan hệ này trên đồ thị, chúng ta sẽ có đường cung. Hình
2.7 minh hoạ đường cung S1 đối với thịt lợn ở Canada. Đường cung này là một đường thẳng
nhưng các đường cung khác có thể có hình dạng khác. Cũng như đối với đường cầu, trục tung
biểu diễn giá cịn trục hồnh biểu diễn sản lượng. Như vậy đường cung giúp chúng ta trả lời
câu hỏi các hãng sẽ bán bao nhiêu hàng hoá ở các mc giỏ khỏc nhau.
P
S1

5.30
3.30

220

Q nghìn
tấn/năm

300

Đ/kg

Hỡnh 2.7. ng cung tht ln S1 tại Canada
2.2.2. Tác động của giá tới lượng cung
Chúng ta minh hoạ tác động của giá tới lượng cung trên đồ thị đường cung hình 2.7.

Như đã trình bày ở trên, đường cung thịt lợn tại Canada là một đường thẳng dốc lên trên. Khi
giá thịt lợn tăng lên, các hãng cung cấp nhiều thịt lợn hơn. Nếu giá là 3,30$/kg lượng cung
trên thị trường là 220 nghìn tấn. Nếu giá tăng lên 5,30$/kg lượng cung sẽ tăng lên 300 nghìn
tấn. Sự thay đổi của giá thịt lợn gây ra sự vận động dọc theo đường cung.
Mặc dù luật cầu đòi hỏi rằng đường cầu dốc xuống, song luật cung khơng địi hỏi đường
cung phải có một hình dạng nhất định. Đường cung thị trường có thể là đường dốc lên, thẳng
đứng, nằm ngang hay dốc xuống2. Trong ngắn hạn, hầu hết đường cung dốc lên như đường
2

Chúng ta sẽ nghiên cứu các đường cung dài hạn trong phần cấu trúc thị trường

22


cung thịt lợn trong ví dụ của chúng ta. Đối với các đường cung này, khi giá cao hơn các hãng
muốn bán nhiều hơn, ceteris paribus.
2.2.3. Cung cá nhân và cung thị trường
Đường cung thị trường cho biết tổng số hàng hoá được cung bởi tất cả các hãng tại các
mức giá khác nhau. Tương tự như phần xác định đường cầu của thị trường, đường cung thị
trường là tổng số của tất cả các đường cung cá nhân. Trong phần này chúng ta sẽ minh hoạ sự
tổng hợp đường cung bằng đồ thị.
Giả sử có hai hãng cung cấp hàng hoá với hai đường cung tương ứng là Sd và Sf. Đường
tổng cung St là tổng theo chiều ngang của hai đường Sd và Sf. Để tính lượng tổng cung, chúng
ta cộng lượng cung cá nhân theo mỗi mức giá. Ví dụ, tại mức giá P1 lượng tổng cung bằng
Qd1 + Qf1. Tại mức giá P2, lượng tổng cung sẽ là Qd2+Qf2. Hình 2.8 minh họa rất rõ cách xác
định đường tổng cung.
P

P


Sd

P

Sf

P2

P2

P2

P1

P1

P1

Q
Qd1

Qd2

St

Q

Q
Qf1


Qf2

Qd1+Qf1

Qd2+Qf2

Hình 2.8. Tổng cộng các đường cung

2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới cung
2.2.4.1. Công nghệ sản xuất.
Cơng nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hố được sản xuất ra. Cơng
nghệ tiên tiến sẽ làm tăng năng suất và do đó nhiều hàng hố hơn được sản xuất ra. Hãy xem
xét một ví dụ cụ thể về sản xuất rượu theo phương pháp truyền thống và phương pháp hiện
đại. Để sản xuất rượu theo công nghệ truyền thống, ta thấy giai đoạn lên men rất dài vì phụ
thuộc vào nhân tố khách quan như nhiệt độ mơi trường, do đó hạn chế số lượng rượu sản xuất
ra chưa kể là chất lượng không ổn định. Theo phương pháp hiện đại sử dụng công nghệ vi
sinh tiên tiến, một môi trường thuận lợi nhất được tạo ra đối với q trình lên men đảm bảo
khơng chỉ tính ổn định về chất lượng mà cịn tăng sản lượng trong thời gian ngắn hơn. Chúng
23


ta minh họa điều này qua hình 2.9. Với cơng nghệ hiện đại, đường cung sẽ là S2 so với S1
cơng nghệ truyền thống, thủ cơng.
P
S1

S2

O


Q

Hình 2.9. Cung rượu với hai công nghệ sản xuất
2.2.4.2. Số lượng người sản xuất.
Số lượng người sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hoá được bán ra trên
thị trường. Càng nhiều người sản xuất thì lượng hàng hố càng nhiều, đường cung dịch
chuyển sang bên phải. Ngược lại, nếu ít người sản xuất đường cung dịch chuyển sang bên trái.
2.2.4.3. Giá của các yếu tố đầu vào.
Giá yếu tố đầu vào tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất và do đó ảnh hưởng đến
lượng hàng hố mà các hãng muốn bán. Nếu như giá của các yếu tố đầu vào giảm, chi phí sản
xuất sẽ giảm, lợi nhuận sẽ lớn và do đó hãng sẽ muốn cung nhiều hàng hóa hơn. Khi giá đầu
vào tăng lên, chi phí sản xuất tăng, khả năng thu lợi nhuận giảm do đó hãng cung ít sản phẩm
hơn. Trong ví dụ của chúng ta về thị trường thịt lợn của Canada khi giá của thức ăn cho lợn
tăng lên từ 1,50$/kg đến 1,75$/kg thì đường cung sẽ dịch chuyển sang bên trái từ S1 đến S2
như minh hoạ trên hình 2.10

24


P
S2
$/kg

S1

3.30

205

Q nghìn

tấn/năm

220

Hỡnh 2.10. Cung gim khi giỏ u vo tng
2.2.4.4. Chính sách thuế.
Nhà nước sử dụng thuế như cơng cụ điều tiết sản xuất. Đối với các hãng thì thuế là
chi phí do vậy khi chính phủ giảm thuế, miễn thuế hoặc trợ cấp có thể khuyến khích sản xuất
làm tăng cung. Ngược lại, nếu chính phủ đánh thuế sẽ hạn chế sản xuất và làm giảm cung.
Hình 2.11 minh họa tác động của thuế làm dịch chuyển đường cung về bên trái từ S1 đến S2.
P
S2

S1

O

Q

Hình 2.11. Thuế làm dịch chuyển cung về bên trái

2.2.4.5. Các kỳ vọng.
Cũng giống như người tiêu dùng, các nhà sản xuất cũng đưa ra quyết định cung cấp của
mình dựa vào các kỳ vọng. Ví dụ, nếu các nhà sản xuất kỳ vọng thời gian tới giá hàng hóa sẽ
giảm vì chính phủ sẽ mở cửa thị trường đối với các nhà sản xuất nước ngồi – các nhà sản
xuất có khả năng cạnh tranh mạnh hơn, họ phải cố gắng sản xuất để tăng cung hiện tại.
Như vậy khi phân tích tác động của một yếu tố nào đó đến lượng cung, chúng ta phải
phân biệt sự vận động dọc theo đường cung và sự dịch chuyển của đường cung. Sự thay đổi
25



×