Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Giáo trình KINH TẾ QUỐC TẾ potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 99 trang )

Giáo trình KINH TẾ QUỐC TẾ
TS. HUỲNH MINH TRIẾT







Bài giảng
MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ

(Dành cho SV hệ Đại học và Cao đẳng khối ngành Kinh tế)






























Giảng viên TS. HUỲNH MINH TRIẾT


Tháng 08 năm 2010
(CẬP NHẬT MỚI NHẤT THÁNG 3/2011)
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
GIÁO TRÌNH KINH TẾ QUỐC TẾ
TS. HUỲNH MINH TRIẾT - ii -
ii

ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADB – Asia Development Bank : Ngân hàng phát triển Châu Á.
AFTA – ASEAN Free Trade Area : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN.
APEC – Asia-Pacific Economic Cooperation : Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình
Dương.

ASEAN – Association of Southeast Asian Nations : Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
ERP – Effective Rate of Protection : Tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu.
EOI – Export-Oriented Industrialization : Chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu
EU – Europe Union : Liên minh Châu Âu.
FDI - Foreign Direct Investment : Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
FII - Foreign Indirect Investment : Đầu tư gián tiếp nước ngoài.
GSP – Generalized System of Preferences : Chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập
H-O : Heckscher – Ohlin.
H-O-S : Heckscher – Ohlin – Samuelson.
IMF – International Monetary Fund : Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
ISI – Import Substitution Industrialization: Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu
LDCs – Least Developing Coutries : Các nước kém phát triển.
MFN – Most Favorite Nation : quy chế Tối huệ quốc.
NAFTA – North American Free Trade Agreement : Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ.
NICs – New Industrial Coutries: Những quốc gia công nghiệp mới.
NIEs – New Industrial Ecomomies: Những nền kinh tế công nghiệp mới.
NP – National Parity : Nguyên tắc ngang bằng dân tộc.
NT – National Treament : Đối xử quốc gia.
NTR – Normal Trade Relations : Quy chế quan hệ thương mại bình thường.
OECD – Organisation for Economic Co-operation and Development : Tổ chức Hợp tác và
Phát triển kinh tế.
PNTR – Permanent Normal Trade Relations : Quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh
viễn.
ToT – Term of Trade : Điều kiện/Tỷ lệ thương mại.
VCR -

Video Cassettes Recorder : đầu máy Video
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
GIÁO TRÌNH KINH TẾ QUỐC TẾ

TS. HUỲNH MINH TRIẾT - iii -
iii

iii

VER – Voluntary Export Restraint : Hạn chế xuất khẩu tự nguyện.
WB – World Bank : Ngân hàng thế giới.
WTO – World Trade Organization : Tổ chức thương mại thế giới.

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
GIÁO TRÌNH KINH TẾ QUỐC TẾ
TS. HUỲNH MINH TRIẾT - iv -
iv

iv

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii

MỤC LỤC iv

Chương 1

KHÁI QUÁT KINH TẾ QUỐC TẾ 1

1.1

Đối tượng và nội dung môn học 1


1.1.1

Khái niệm 1

1.1.2

Đối tượng và mục đích nghiên cứu 1

1.1.3

Nội dung nghiên cứu 1

1.2

Tại sao các nước phải giao thương với nhau? 2

1.3

Những nguyên tắc cơ bản trong điều chỉnh thương mại quốc tế 2

1.3.1

Nguyên tắc tương hỗ - Réciprocity 2

1.3.2

Nguyên tắc tối huệ quốc (Most Favoured Nation - MFN) 2

1.3.3


Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (National Treatment - NT) 3

1.3.4

Ưu đãi cho các nước đang phát triển 3

1.4

Điều kiện thương mại (Term of Trade – ToT) 3

1.4.1

Khái niệm 3

1.4.2

Điều kiện thương mại tổng quát 3

1.5

Một số khái niệm khác 5

1.5.1

Giá quốc tế 5

1.5.2

Nền kinh tế nhỏ, nền kinh tế lớn 6


1.5.3

Cân bằng mậu dịch cục bộ 6

1.5.4

Đường cong ngoại thương 6

1.5.5

Cân bằng mậu dịch tổng quát 7

Chương 2

CÁC LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI CỔ ĐIỂN 9

2.1

Thuyết trọng thương 9

2.2

Lợi thế tuyệt đối (Absolute Advantage) 9

2.3

Lợi thế so sánh (Comparative Advantage) 10

2.4


Chi phí cơ hội (Opportunity Cost) 15

2.5

Lợi thế kinh tế nhờ quy mô (Economy of Scale) 19

Chương 3

CÁC LÝ THUYẾT HIỆN ĐẠI 23

3.1

Chi phí cơ hội gia tăng 23

3.2

Thuyết lợi thế tương đối Heckscher - Ohlin 23

3.2.1

Giả định 23

3.2.2

Lợi thế tương đối 23

3.3

Lý thuyết H-O-S 24


3.3.1

Giá cả khác biệt được tạo ra như thế nào? 24

3.3.2

Cân bằng tương đối và cân bằng tuyệt đối 24

3.3.3

Lý thuyết cân bằng giá cả các yếu tố sản xuất và lý thuyết H-O-S 24

3.3.4

Kiểm chứng thực tế 25

3.3.5

Nghịch lý Leontief 25

3.4

Lý thuyết về chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm 25

3.4.1

Giai đoạn sản phẩm mới: 25

3.4.2


Giai đoạn sản phẩm chín mùi: 25

3.4.3

Giai đoạn sản phẩm tiêu chuẩn hóa: 25

3.5

Lợi thế cạnh tranh quốc gia - mô hình viên kim cương Michael Porter 26

3.5.1

Nhu cầu thị trường 26

3.5.2

Các yếu tố sản xuất 26

3.5.3

Các ngành công nghiệp liên kết và bổ trợ 26

3.5.4

Các chiến lược, cấu trúc và tính cạnh tranh của các công ty 26

Chương 4

THUẾ QUAN 28


4.1

Khái niệm 28

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
GIÁO TRÌNH KINH TẾ QUỐC TẾ
TS. HUỲNH MINH TRIẾT - v -
v

v

4.2

Các phương pháp đánh thuế 28

4.3

Thuế xuất khẩu 28

4.4

Thuế nhập khẩu 28

4.5

Thuế suất danh nghĩa và tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu 28

4.5.1


Thuế suất danh nghĩa 28

4.5.2

Tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu 28

4.6

Chi phí và lợi ích của Thuế quan 29

4.6.1

Thuế quan đối với một nước nhỏ 29

4.6.2

Thuế quan đối với một nước lớn 31

4.6.3

Phản ứng của các doanh nghiệp 32

Chương 5

HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN 33

5.1

Hạn ngạch nhập khẩu 33


5.2

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (VER) 34

5.3

Biện pháp mở rộng nhập khẩu tự nguyện 34

5.4

Quy định hàm lượng nội địa của sản phẩm 34

5.5

Cartel quốc tế 34

5.6

Bán phá giá 34

5.6.1

Khái niệm 34

5.6.2

Mặt tích cực của bán phá giá 35

5.7


Trợ cấp 35

5.8

Hàng rào kỹ thuật 36

5.9

Chính sách mua hàng của chính phủ 37

Chương 6

LIÊN KẾT KINH TẾ VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ QUỐC TẾ 38

6.1

Khái niệm 38

6.2

Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế 38

6.2.1

Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area/Zone) 38

6.2.2

Liên minh về thuế quan (Customs Union) 38


6.2.3

Thị trường chung (Common Market) 39

6.2.4

Liên minh về kinh tế (Economic Union) 39

6.2.5

Liên minh về tiền tệ (Moneytary Union) 39

6.3

Liên hiệp thuế quan 39

6.3.1

Liên hiệp thuế quan tạo lập mậu dịch 39

6.3.2

Liên hiệp thuế quan chuyển hướng mậu dịch 40

6.4

Các định chế thương mại quốc tế 42

6.4.1


WTO 42

6.4.2

ASEAN 42

6.4.3

APEC 42

6.4.4

Liên minh Châu Âu 42

6.4.5

IMF 42

6.4.6

WB 42

6.4.7

ADB 42

Chương 7

MẬU DỊCH QUỐC TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 43


7.1

Vai trò của mậu dịch quốc tế đối với các nước đang phát triển 43

7.1.1

Bi quan 43

7.1.2

Lạc quan 43

7.1.3

Quan điểm của Harbenler 43

7.1.4

Cơ hội nào cho các nước nghèo? 43

7.2

ToT ở các nước đang phát triển 44

7.2.1

Xu hướng suy giảm ToT và bằng chứng nghiên cứu 44

7.2.2


Thử lý giải nguyên nhân 44

7.3

Xuất khẩu không ổn định 44

7.3.1

Nguyên nhân và ảnh hưởng 44

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
GIÁO TRÌNH KINH TẾ QUỐC TẾ
TS. HUỲNH MINH TRIẾT - vi -
vi

vi

7.3.2

Các thỏa thuận hàng hóa quốc tế 45

7.4

Công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển 46

7.4.1

Chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu 46


7.4.2

Chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu (EOI) 48

7.4.3

Công nghiệp hóa ở một số nước 51

7.5

Các chính sách của Việt Nam 51
Chương 8: SỰ DI CHUYỂN NGUỒN LỰC QUỐC TẾ
8.1 Các nguồn lực quốc tế chủ yếu:
8.1.1 8.1. Vốn (đầu tư quốc tế)
8.1.1. Khái niệm và nguyên nhân
8.1.2. Các hình thức trao đổi quốc tế về vốn
8.1.3. Tác động của trao đổi quốc tế về vốn
8.1.4. Xu hướng đầu tư quốc tế
8.2. TRAO ĐỔI QUỐC TẾ VỀ KHCN
8.2.1. Khái niệm và nguyên nhân
8.2.2. Các hình thức trao đổi quốc tế về KHCN
8.2.3. Tác động của trao đổi quốc tế về KHCN
8.3. TRAO ĐỔI QUỐC TẾ VỀ SỨC LAO ĐỘNG
8.3.1. Khái niệm và nguyên nhân
8.3.2. Các hình thức trao đổi quốc tế về SLĐ
8.3.3. Tác động của trao đổi quốc tế về SLĐ
8. 4. GIỚI THIỆU KHÁI NIỆM GDP và GNP:

Chương 9: Chính sách tài chính quốc tế

9.1. Những vấn đề liên quan đến thị trường ngoại hối
9.1.1. KHÁI NIỆM
9.1.2. NGUYÊN NHÂN
9.1.3. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
9.1.4. THÀNH PHẦN THAM GIA
9.1.5. CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
9.1.5.1. SỰ CHUYỂN ĐỔI TIỀN TỆ
9.1.5.2. BẢO HỘ RỦI RO
9.1.6. CÁC LOẠI THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
9.1.6.1. THỊ TRƯỜNG GIAO NGAY (SPOT MARKET)
9.1.6.2. THỊ TRƯỜNG CÓ KỲ HẠN (FORWARD MARKET)
9.2. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
9.2.1. KHÁI NIỆM
9.2. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
9.2.2. HỆ THỐNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
9.2.2.1. BẢN VỊ VÀNG
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
GIÁO TRÌNH KINH TẾ QUỐC TẾ
TS. HUỲNH MINH TRIẾT - vii -
vii

vii

9.2.2.2. HỆ THỐNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỐ ĐỊNH
9.2.2.3. HỆ THỐNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THẢ NỔI TỰ DO
9.2.2.4. HỆ THỐNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THẢ NỔI CÓ QUẢN LÝ
9.2.3. CHẾ ĐỘ XÁC ĐỊNH MỨC HỐI ĐOÁI
9.2.4. XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
9.2.4.1. LUẬT MỘT GIÁ (THE LAW OF ONE PRICE)

9.2.4.2. NGANG GIÁ SỨC MUA (PPP)
9.2.5. ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN XUẤT NHẬP KHẨU
9.2.6 Chính sách tỷ giá hối đoái
9.3. KHẢ NĂNG CHUYỂN ĐỔI CỦA TIỀN TỆ
9.3.1. KHẢ NĂNG CHUYỂN ĐỔI VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ
9.3.2. MUA BÁN ĐỐI LƯU (COUNTERTRADE)
9.4. CÁC KHÁI NIỆM TÀI CHÍNH TIỀN TỆ KHÁC:
9.4.1 Lạm phát
9.4.2 Gỉam phát

Phụ lục 01 Nguồn lực sản xuất và mức độ thâm dụng yếu tố sản xuất của các ngành 70

Phụ lục 02 Ngoại thương Việt Nam 71

Phụ lục 03 Quan hệ của Việt Nam và các tổ chức, định chế quốc tế 79

Phụ lục 04 Các hợp tác kinh tế khu vực hiện nay 85

Phụ lục 05 Vài tổ chức kinh tế tài chính quốc tế hiện nay 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 92


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ
TS. HUỲNH MINH TRIẾT
(Chương trình ĐH&CĐ)
Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ-
TS. HUỲNH MINH TRIẾT

1

Chương 1
KHÁI QUÁT KINH TẾ QUỐC TẾ

1.1 Đối tượng và nội dung môn học
1.1.1 Khái niệm
Kinh tế quốc tế (hay Kinh tế học quốc tế) nghiên cứu mối quan hệ kinh tế giữa các nền kinh tế của
các nước và các khu vực trên thế giới.
Kinh tế quốc tế là môn khoa học nghiên cứu những vấn đề về phân phối và sử dụng các nguồn lực, tài
nguyên giữa các quốc gia, các nền kinh tế thông qua việc trao đổi hàng hoá hữu hình và vô hình, dịch
vụ, sự vận động của các yếu tố sản xuất, chuyển đổi tiền tệ và thanh toán giữa các nước .
1.1.2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của kinh tế quốc tế chính là nền kinh tế thế giới. Kinh tế quôc tế nghiên cứu mối
quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế giữa các quốc gia, không những trong trạng thái tĩnh mà
còn trong trạng thái động.
Mục đích của môn học là:
 Cung cấp những kiến thức khái quát về một nền kinh tế thế giới hiện đại.
 Cung cấp những kiến thức cơ bản về thương mại quốc tế và những chính sách ảnh hưởng đến nó.
 Cung cấp những kiến thức cơ bản về di chuyển quốc tế các nguồn lực.
 Cung cấp những kiến thức cơ bản về tài chính- tiền tệ quốc tế nhằm thấy được sự vận động của thiọ
trường tài chính- tiền tệ giữa các nước.
1.1.3 Nội dung nghiên cứu
Nền kinh tế thế giới theo cách tiếp cận hệ thống thì có hai bộ phận cấu thành sau:
Các chủ thể kinh tế quốc tế, bao gồm:
 Hơn 200 nền kinh tế của các quốc gia độc lập trên toàn thế giới.
 Các công ty, doanh nghiệp đặc biệt là các công ty đa quốc gia và các công ty xuyên quốc gia.
 Các định chế, tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế như: WB, IMF, WTO, ADB, EU,
APEC, ….
Các quan hệ kinh tế quốc tế, bao gồm:

 Các quan hệ về di chuyển quốc tế hàng hóa và dịch vụ.
 Các quan hệ về di chuyển quốc tế tư bản.
 Các quan hệ về di chuyển quốc tế sức lao động.
 Các quan hệ về di chuyển quốc tế tài chính - tiền tệ.
Từ cách tiếp cận trên nên môn học này tập trung vào nghiên cứu các nội dung chính như sau:
 Thương mại quốc tế (hàng hóa và dịch vụ).
 Đầu tư quốc tế.
 Nguồn nhân lực quốc tế.
 Liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế.
Nội dung này được trình bày lần lượt qua bảy chương sau:
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ
TS. HUỲNH MINH TRIẾT
(Chương trình ĐH&CĐ)
Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ-
TS. HUỲNH MINH TRIẾT
2

Chương 1 : Khái quát thương mại quốc tế.
Chương 2 : Các lý thuyết thương mại cổ điển
Chương 3 : Các lý thuyết hiện đại
Chương 4 : Thuế quan
Chương 5 : Các hàng rào phi thuế quan
Chương 6 : Liên kết kinh tế và các định chế quốc tế
Chương 7 : Mậu dịch quốc tế ở các nước đang phát triển
Chương 8: Sự di chuyển nguồn lực quốc tế
Chương 9: Chính sách tài chính quốc tế
1.2 Tại sao các nước phải giao thương với nhau?
Chúng ta không trồng lúa mỳ nên phải nhập khẩu bột mỳ, tương tự như điện thoại di động, máy vi tính,

máy bay, ô tô, … Ngược lại người Nhật sản xuất không đủ gạo cho tiêu dùng nên họ phải mua gạo
Việt Nam. Singapore thì mua dầu thô Việt Nam sau đó tinh chế và bán xăng thành phẩm lại cho Việt
Nam. Từ đó cho ta thấy bất kỳ quốc gia nào cũng không có đủ nguồn lực để sản xuất tất cả các sản
phẩm hàng hóa nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ đa dạng của người dân. Những nguồn lực đó bao
gồm tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất, trình độ khoa học công nghệ …. Người ta gọi đấy là sự
giới hạn nguồn lực quốc gia.
Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới nhưng vẫn có người mua gạo Thái Lan ăn; ngược
lại có một hợp tác xã tại Phú Tân – An Giang đã xuất sang Thái Lan rất nhiều nếp trong năm 2005.
Người Mỹ sản xuất được rất nhiều xe hơi bán khắp thế giới nhưng họ vẫn mua xe hơi Nhật. Có nhiều
quốc gia sản xuất được rượu vang nho nhưng phải uống rượu vang Pháp thì mới “sành điệu”. Rõ ràng
tâm lý, thị hiếu tiêu dùng đa dạng cũng khuyến khích việc mua bán hàng hóa đang diễn ra ngày càng
mạnh mẽ trên toàn thế giới.
Tuy nhiên nếu nói rằng lợi ích của ngoại thương thu được xuất phát từ hai lí do này thì đúng nhưng
hoàn toàn chưa đầy đủ, vì thật ra các nước còn thu được lợi ích lớn hơn rất nhiều từ những lí do khác;
chúng được trình bày chi tiết trong các chương tiếp theo.
1.3 Những nguyên tắc cơ bản trong điều chỉnh thương mại quốc tế
1.3.1 Nguyên tắc tương hỗ - Réciprocity
Các quốc gia dành cho nhau những ưu đãi, nhân nhượng tương xứng nhau trong quan hệ buôn bán với
nhau. Mức độ ưu đãi và điều kiện nhân nhượng phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của các bên tham gia.
Trong quan hệ quốc tế hiện nay, nguyên tắc này ít được các nước đề cập trong các văn bản chính thức.
1.3.2 Nguyên tắc tối huệ quốc (Most Favoured Nation - MFN)
Trong quan hệ kinh tế buôn bán sẽ dành cho nhau những điều kiện ưu đãi không kém những ưu đãi mà
mình dành cho các nước khác.
Mục đích của việc sử dụng nguyên tắc tối huệ quốc trong buôn bán quốc tế là nhằm chống phân biệt
đối xử trong buôn bán quốc tế, làm cho điều kiện ngang bằng nhau trong cạnh tranh giữa các nước bạn
hàng nhằm thúc đẩy quan hệ buôn bán giữa các nước phát triển.
MFN được tất cả các thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cam kết thực hiện lẫn nhau.
Nguyên tắc này được áp dụng phổ biến trong quan hệ thương mại giữa các nước. Trước khi gia nhập
WTO, Việt Nam đã thỏa thuận MFN với gần 100 quốc gia, sau khi gia nhập WTO danh sách các nước
này được kéo dài hơn gấp rưỡi nữa.

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ
TS. HUỲNH MINH TRIẾT
(Chương trình ĐH&CĐ)
Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ-
TS. HUỲNH MINH TRIẾT
3

Hiện nay các nước chuyển sang cụm từ Quan hệ thương mại bình thường (Normal Trade Relations -
NTR) hay Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (Permanent Normal Trade Relations - PNTR)
thay thế MFN.
1.3.3 Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (National Treatment - NT)
Về hàng hóa và đầu tư: Là nguyên tắc tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các nhà kinh
doanh trong nước và các nhà kinh doanh nước ngoài trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và đầu tư.
Hàng nhập khẩu không phải chịu mức thuế, lệ phí, thủ tục kinh doanh, nhưng phải tuân thủ những tiêu
chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm so với hàng hóa sản xuất nội địa.
Về người lao động: công dân của các bên tham gia trong quan hệ kinh tế thương mại được hưởng mọi
quyền lợi và nghĩa vụ như nhau (Trừ quyền bầu cử và tham gia nghĩa vụ quân sự).
1.3.4 Ưu đãi cho các nước đang phát triển
- Chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập GSP (Generalized System of Preferences): là hình thức ưu đãi
về thuế quan do các nước công nghiệp phát triển (OECD) dành cho một số sản phẩm nhất định mà họ
nhập khẩu từ các nước đang phát triển.
1.4 Điều kiện thương mại (Term of Trade – ToT)
1.4.1 Khái niệm
ToT biểu thị số lượng một loại hàng hóa cần thiết để trao đổi lấy một loại hàng hóa khác. Hiện nay,
mọi hàng hóa đều được tính bằng tiền, ToT biểu thị giá cả của 2 loại hàng hóa.
Ví dụ: Việt Nam xuất khẩu gạo sang Nhật Bản với giá 200$/tấn; ngược lại nhập khẩu máy vi tính từ
Nhật Bản với giá 400$/cái. Như vậy :
ToT của gạo = ½ máy vi tính hay

ToT của máy vi tính = 2 gạo.
1.4.2 Điều kiện thương mại tổng quát
Trong mô hình nền kinh tế thế giới nhiều hơn 2 quốc gia và 2 sản phẩm thì ToT là tỷ số giữa chỉ số giá
hàng xuất khẩu với chỉ số giá hàng nhập khẩu.
Chỉ số giá hàng xuất khẩu :
X i i
P X P



Chỉ số giá hàng nhập khẩu :
M i i
P M P



Với
P
X
: chỉ số giá hàng xuất khẩu
P
M
: chỉ số giá hàng nhập khẩu
X
i
: tỷ lệ sản phẩm i trong tổng giá trị xuất khẩu.
M
i
: tỷ lệ sản phẩm i trong tổng giá trị nhập khẩu.
P

i
: giá sản phẩm thứ i.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ
TS. HUỲNH MINH TRIẾT
(Chương trình ĐH&CĐ)
Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ-
TS. HUỲNH MINH TRIẾT
4

N : tỷ lệ mậu dịch (ToT)
Tỷ lệ mậu dịch :
100%
X
M
P
N x
P

=
100%


i i
i i
X P
x
M P


Ví dụ:
Việt Nam xuất khẩu gạo vào Tanzania và nhập khẩu xe máy từ Nhật Bản.
1/6/2004:
Xuất khẩu 10 tấn gạo với giá 200$/tấn; Nhập khẩu 1 xe máy với giá 2000$/chiếc
1/6/2005:
Xuất khẩu 10 tấn gạo giá 240$/tấn; Nhập khẩu 1 xe máy với giá 3000$/chiếc
2,1
10
200
10240

x
x
P
e

5,1
1
2000
13000

x
x
P
i

%80%100
5,1
2,1
 xT


 Các yếu tố tác động đến điều kiện thương mại:
o Sở thích tiêu dùng của thị trường nước nhập khẩu.
o Sự khan hiếm hàng hóa giao thương trên thế giới.
o Chất lượng hàng hóa giao thương.
o Khả năng thuyết phục của các doanh nghiệp xuất khẩu.
o Chính sách của chính phủ, đặc biệt là chính phủ các nước lớn.
o Những nước lớn có khả năng dùng chính sách tác động đến nhu cầu xuất, nhập khẩu của mình
từ đó tác động đến mức giá thế giới và làm thay đổi ToT theo hướng có lợi cho mình.

1.4.3 Ý nghĩa của Điều kiện thương mại:
Cho biết một nước đang ở vị trí thuận lợi hay bất lợi trong trao đổi quốc tế khi gặp biến động
về giá cả.
* N > 1: nước đó đang ở vị trí thuận lợi. Khi giá hàng xuất khẩu tăng nhanh hơn so với giá hàng nhập
khẩu (trường hợp cả hai mặt hàng đều tăng); có thể là giá giảm trong trường hợp giá hàng xuất khẩu
giảm ít hơn so với giá hàng nhập. Thông qua trao đổi quốc tế vẫn có thể xuất khẩu với sản lượng như
cũ, nhưng có thể nhập về với lượng sản phẩm nhiều hơn trước.
* N < 1: nước đó đang ở vị trí bất lợi.
* N = 1: sự biến động của giá cả không có ảnh hưởng gì tới đất nước.
Tỷ lệ trao đổi gắn liền với xu hướng “giá cánh kéo” thì đối với các nước đang phát triển sẽ bị
rơi vào tình trạng bất lợi, với “giá cánh kéo” thì giá hàng thành phẩm, máy móc thiết bị tăng nhanh
hơn rất nhiều so với nhóm hàng nguyên vật liệu, hàng thô sơ chế, nông sản là những mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của các nước đang phát triển. Rất nhiều nước đang phát triển đã cải biến được cơ cấu
xuất khẩu của mình và họ đã tăng dần tỷ trọng của mình trong cơ cấu xuất khẩu các sản phẩm máy
móc thiết bị, các mặt hàng chế biến trên thế giới. Ví dụ: các nước công nghiệp mới như: Hàn Quốc,
Singapore, Thái Lan, Hồng Kông.
Các quốc gia khắc phục tình trạng bất lợi trong tỷ lệ trao đổi bằng cách:
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ

TS. HUỲNH MINH TRIẾT
(Chương trình ĐH&CĐ)
Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ-
TS. HUỲNH MINH TRIẾT
5

- Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu. Tăng cường xuất khẩu các sản phẩm có hàm
lượng chế biến cao.
- Đa dạng hóa mặt hàng và đa phương hóa thị trường. Trong ngành Tài chính tiền tệ có câu:
Không bỏ toàn bộ trứng vào một giỏ thì sẽ phân tán được mức độ rủi ro.
- Tham gia vào các tổ chức, hiệp hội. Việt Nam và Thái Lan dự định thành lập một Các Ten để
liên kết các nhà cung cấp trong thị trường gạo. Các Ten nổi tiếng nhất trên thế giới là OPEC - điều
khiển hầu như toàn bộ hoạt động cung ứng dầu thô trên thế giới.
1.5 Một số khái niệm khác

Trước khi đi đến các khái niệm sau đây, chúng ta hãy hệ thống hoá lại một số khái niệm căn bản của
Kinh tế học vi mô:
Cầu là mối quan hệ giữa giá của một mặt hàng với lượng cầu đối với mặt hàng đó, trong điều kiện
những yếu tố khác không đổi. Giá được đo theo đơn vị tiền và lượng cầu được tính theo đơn vị hàng
mà người tiêu dùng sẵn lòng mua và có thể mua trong một thời điểm. Qui luật cầu cho thấy mối quan
hệ nghịch biến giữa giá và lượng cầu: khi giá tăng, lượng cầu của người tiêu dùng giảm đi.
Cung là mối quan hệ giữa giá của một mặt hàng và lượng cung của mặt hàng đó, trong điều kiện các
biến số khác không đổi. Lượng cung được tính theo đơn vị hàng mà nhà sản xuất sẵn lòng bán và có
thể bán trong một thời điểm. Qui luật cung nêu lên mối quan hệ trực tiếp giữa giá và lượng cung: khi
giá tăng, nhà sản xuất tăng lượng cung ứng.
Tại một mức giá mà lượng cầu bằng lượng cung ta gọi là cân bằng thị trường (Equilibrium) . Nếu giá
thị trường thấp hơn giá cân bằng, lượng cầu của ngưới tiêu dùng sẽ vượt lượng cung của nhà sản xuất;
nếu giá thị trường cao hơn mức giá cân bằng, lượng cầu của ngưới tiêu dùng sẽ ít hơn lượng cung của
nhà sản xuất.
Cân bằng Thị trường

Khi giá trên thị trường thấp hơn mức giá cân bằng, lượng cầu của người tiêu dùng sẽ vượt lượng cung
của nhà sản xuất. Chênh lệch giữa lượng cầu và lượng cung được gọi là dư cầu hay thiếu hụt hàng hóa.
Khi một mặt hàng bị thiếu hụt, những người tiêu dùng nào đánh giá mặt hàng đó cao nhất sẽ trả giá
cao hơn cho người bán. Khi giá tăng, nhà sản xuất sẽ phản ứng bằng cách tăng lượng cung, và người
tiêu dùng sẽ đáp lại bằng cách giảm lượng cầu. Một khi lượng cung và lượng cầu bằng nhau thì sẽ
không còn áp lực tăng giá. Cân bằng lúc này đã được thiết lập.
Nếu giá thị trường cao hơn mức giá cân bằng, lượng cầu của người tiêu dùng sẽ thấp hơn lượng cung
của nhà sản xuất. Lúc này chênh lệch giữa lượng cung và lượng cầu được gọi là dư cung hay dư thừa
hàng hóa. Khi đó, các nhà sản xuất sẽ cạnh tranh bằng cách chào bán với giá thấp hơn cho người tiêu
dùng. Khi giá giảm, người tiêu dùng sẽ phản ứng bằng cách tăng lượng cầu, và nhà sản xuất sẽ đáp lại
bằng cách giảm lượng cung. Khi giá giảm xuống mức vừa đủ để lượng cung và lượng cầu bằng nhau
thì cân bằng thị trường được thiết lập.
1.5.1 Giá quốc tế
Giá quốc tế (giá thế giới) là mức giá mà tại đó thị trường quốc tế về hàng hóa đó đạt điểm cân bằng,
tức là cầu thế giới bằng cung thế giới về hàng hóa đó trong điều kiện tự do thương mại.
 Nền kinh tế nhỏ : có tỷ trọng xuất khẩu hay nhập khẩu rất nhỏ so với thế giới thì sự thay đổi trong
nhu cầu xuất nhập khẩu của nó không có tác động đến giá thế giới.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ
TS. HUỲNH MINH TRIẾT
(Chương trình ĐH&CĐ)
Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ-
TS. HUỲNH MINH TRIẾT
6

 Nền kinh tế lớn : có tỷ trọng xuất khẩu hay nhập khẩu lớn trong tổng kim ngạch của thế giới thì
tăng hay giảm xuất nhập khẩu của nó có khả năng tác động đến giá thế giới.
1.5.2 Nền kinh tế nhỏ, nền kinh tế lớn
Nền kinh tế lớn là nền kinh tế khi thay đổi lượng hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ làm thay đổi giá thế giới

của hàng hóa đó.
Nền kinh tế nhỏ là nền kinh tế khi thay đổi lượng hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ không làm thay đổi giá
thế giới của hàng hóa đó.
1.5.3 Cân bằng mậu dịch cục bộ
Hình 1.1b cho thấy với bất kỳ giá cả so sánh nào của sản phẩm X (P
X
/P
Y
) cao hơn điểm cân bằng của
thị trường thế giới (P
2
), cung xuất khẩu sẽ vượt cầu nhập khẩu; do đó giá cả so sánh sản phẩm X sẽ
giảm xuống đến mức cân bằng. Ngược lại, nếu giá cả so sánh nào của sản phẩm X (P
X
/P
Y
) thấp hơn
điểm cân bằng thì cầu nhập khẩu lớn hơn cung xuất khẩu; do đó giá cả sản phẩm X tăng lên quay lại
điểm cân bằng.

Hình 1.1: Cân bằng mậu dịch cục bộ
Hình 1.1a cho thấy một quốc gia bất kỳ có giá cân bằng nội địa (P1) thấp hơn giá quốc tế (P2) thì sẽ
trở thành quốc gia xuất khẩu. Ngược lại, quốc gia có giá cân bằng nội địa cao hơn giá quốc tế sẽ trở
thành quốc gia nhập khẩu khi tự do thương mại (Hình 1.1c).
1.5.4 Đường cong ngoại thương
Đường cong ngoại thương cho biết bao nhiêu hàng xuất khẩu mà quốc gia đó sẵn sàng cung ứng để lấy
một số lượng hàng nhập khẩu nào đó tùy theo giá cả quốc tế hay ToT.
Đường cong ngoại thương được xác định nên từ sự kết hợp đường giới hạn khả năng sản xuất và
đường bàng quan tại các mức giá khác nhau.
a) c)


D
X

S
X

S

X
X

X

P
X
/P
Y

P
1

P
2

P
3

B
A

E
Xuất khẩu
P
X
/P
Y

S
X

P
X
/P
Y

b)

D
X

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ
TS. HUỲNH MINH TRIẾT
(Chương trình ĐH&CĐ)
Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ-
TS. HUỲNH MINH TRIẾT
7



1.5.5 Cân bằng mậu dịch tổng quát

Hình 1.2: Cân bằng mậu dịch tổng quát

Điểm giao nhau của hai đường cong ngoại thương
của hai nước chính là giá cả sản phẩm so sánh cân
bằng mà tại đó hai quốc gia giao thương với nhau.

1.6 Đặc điểm của KTTG hiện nay
1. Toàn cầu hóa nền kinh tế:
+ Kinh tế QG là một thành phần của KT toàn cầu.
+ Thị trường toàn cầu;
+ DN toàn cầu;
+ Doanh nhân toàn cầu;
+ Sản phẩm toàn cầu;
2. Hợp tác – Cạnh tranh

Chiến tranh thương mại
 Việt Nam-Mỹ: Cá da trơn, Tôm, vv…
 Mỹ -Nhật Bản: Xe hơi, Hàng điện tử, vv
 Mỹ - EU: Thép, Chuối, thịt bò, vv
 Mỹ- Trung Quốc: USD vs RMB (CNY)
 …

Đọc thêm
Các mặt hàng của VN bị tố cáo bán phá giá
1. 1994 Colombia -Gạo. Không đánh thuế vì mặc dù có bán phá giá ở mức 9,07% nhưng không gây
tổn hại cho ngành trồng lúa của Colombia.
2. 1998 EU Bột ngọt Đánh thuế chống bán phá giá mức 16,8%.
3. 1998 EU Giày dép Không đánh thuế vì thị phần gia tăng nhỏ so với TQ, Indonesia, Tháilan.

4. 2000 Balan Bật lửa Đánh thuế chống bán phá giá mức: 0,09 euro/ chiếc.
5. 2001 Canada Tỏi Đánh thuế bán phá giá mức:1,48 CND /kg
6. 2002 Canada, Giày không thấm nước. Bắt đầu điều tra từ 4-2002. Không đánh thuế bán phá giá.
7. 2002, EU, Bật lửa.Vụ kiện chấm dứt do EU rút đơn kiện.
8. 2002, Mỹ, Cá da trơn 36,84 – 63,88%
9. 2002 Hàn quốc, Hộp quẹt. Đã điều tra, rút đơn kiện
10. 2002 EU Vòng khuyên kim loại. Áp dụng thuế 350€/1000chiếc, sản phẩm khác: 78,8%
11. 2003 EU Oxyde kẽm 28 %
12. 2003, Hoa Kỳ- Tôm. Có bán phá giá. Đánh thuế chống bán phá giá: 4,13% - 25,76%
13. 2004 EU Đèn huỳnh quang 66,1%
14. 2004 Peru Ván lướt sóng 5,2USD/sp
15. 2004 EU Chốt then cài bằng inox 7,7%
16. 2004, EU Ống tuýt thép, đánh thuế 15,8 – 34,5%__
17. 2004- EU, Xe đạp, EU rút đơn kiện
18. 2004 Thổ Nhĩ kì Ruột xe đạp 29 – 49%
X

Y

60

60

40

40

QG A

E


H

H’

QG B

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ
TS. HUỲNH MINH TRIẾT
(Chương trình ĐH&CĐ)
Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ-
TS. HUỲNH MINH TRIẾT
8

19. 2005 EU Giày mũ da 29,5%
20. 2005 Ai cập Đèn huỳnh quang, 0,36- 0,43 USd/đèn
21. 2005 Argentina Căm xe Chưa có kết luận
22. 2006 Thổ Nhĩ Kỳ Dây cu-roa , đánh thuế Xấp xỉ 5%
23. 2006 Peru Giày mũ vải Chưa có kết luận
24. 2006 Mexico Giày thể thao Chưa có kết kuận
25. 1/08 Mỹ SP lò xo không bọc. Biên độ thuế: 134,58% (gồm 11 DN VN)
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ
TS. HUỲNH MINH TRIẾT
(Chương trình ĐH&CĐ)
Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ-
TS. HUỲNH MINH TRIẾT

9

Chương 2
CÁC LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI CỔ ĐIỂN
2.1 Thuyết trọng thương
Từ đầu thế kỷ 15 những nhà kinh tế học đã chứng minh giao thương sẽ mang lại phồn thịnh cho các
nước tham gia bằng thuyết trọng thương
Học thuyết này được mô tả vắn tắt qua 3 điểm sau:
 Đánh giá được vai trò của thương mại quốc tế, coi đó là nguồn quan trọng mang về quí kim cho
đất nước.
 Ủng hộ có sự can thiệp sâu của chính phủ vào các hoạt động kinh tế, nhất là trong lĩnh vực ngoại
thương như: lập hàng rào thuế quan, hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và những chính sách bảo hộ
sản xuất trong nước.
 Coi việc buôn bán với nước ngoài không xuất phát từ lợi ích của hai phía mà chỉ có lợi ích của
quốc gia mình. Vì thế các học giả trọng thương còn được gọi là các nhà kinh tế dân tộc chủ nghĩa.
2.2 Lợi thế tuyệt đối (Absolute Advantage)
Sau trường phái trọng thương được bổ sung hoàn chỉnh bằng lợi thế tuyệt đối của Adam Smith rồi lợi
thế so sánh của David Ricardo.
Để thuận lợi trong việc nghiên cứu, các nhà kinh tế học đã giả sử một tình huống như sau:
(1) Thế giới chỉ có 2 quốc gia và chỉ sản xuất 2 loại sản phẩm.
(2) Hai quốc gia sử dụng công nghệ sản xuất giống nhau và thị hiếu của 02 dân tộc cũng giống
nhau.
(3) Chi phí sản xuất là cố định.
(4) Không có chi phí vận chuyển, bảo hiểm.
(5) Mậu dịch tự do.
(6) Các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp (lao động, vốn, nguyên vật liệu …) tự do di chuyển trong
từng quốc gia nhưng gặp cản trở giữa các quốc gia.
Quan điểm của Adam Smith về lợi thế tuyệt đối:
 Bàn tay vô hình (the invisible hand) dẫn dắt mỗi cá nhân hướng đến lợi ích chung => chính phủ
không cần can thiệp vào kinh tế, để thị trường tự quyết định. Và do thị trường cạnh tranh hoàn hảo nên

người tiêu dùng và nền kinh tế có lợi khi để các doanh nghiệp tự do kinh doanh.
 Phân công lao động giữa các nước sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận hơn.
Ví dụ 2.1
:
Giả sử Việt Nam và Nhật Bản đều có khả năng sản xuất gạo và chip điện tử theo bảng mô tả sau:

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ
TS. HUỲNH MINH TRIẾT
(Chương trình ĐH&CĐ)
Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ-
TS. HUỲNH MINH TRIẾT
10

Bảng 2.1 : Lợi thế tuyệt đối của Việt Nam-Nhật Bản
Sản phẩm Việt Nam Nhật Bản Cộng Giới hạn trao đổi
Gạo (kg/giờ/người) 2 1 3 Min 1/3
Chip điện tử (cái/giờ/người) 1 3 4 Max 2/1
Chuyên môn hóa 4G 6C
Tỉ lệ mua-bán (theo 1 giờ lao
động)
2/3 2/3
Lợi ích (giờ lao động) 2 1 3

Việt Nam có lợi thế về sản xuất gạo, ngược lại Nhật Bản có lợi thế sản xuất chip điện tử. Người Việt
Nam sẽ tập trung sản xuất gạo, còn người Nhật thì tập trung vào sản xuất chip. Sau đó hai bên sẽ trao
đổi với nhau, tính theo số giờ lao động thì Việt Nam sẽ đổi 2 kg gạo (2G) lấy 3 con chip (3C), tỉ lệ 2/3.
Do đó Việt Nam sẽ có lợi vì chỉ có một giờ sản xuất nhưng có được 3C, thay vì sản xuất trong nước thì
mất 3 giờ. Lợi ích của Việt Nam thu được từ trao đổi là 2 giờ lao động. Nhật cũng thu được lợi từ mua-

bán là 1 giờ lao động.
Cộng lại hai nước sẽ thu lợi 3 giờ công lao động thay vì phải sử dụng 7 giờ công lao động trước đó
(giảm giờ lao động 43% tức là tăng hiệu quả công việc lên 43%).
Tổng thể:
o nếu 01 người Việt và 1 người Nhật dùng 1 giờ đầu tiên sản xuất gạo và giờ thứ 2 sản xuất chip thì
tổng sản lượng của 2 người là: 3 kg gạo + 4 con chip.
o nếu phân công lao động người Việt dùng cả 2 giờ để sản xuất gạo còn người Nhật thì sản xuất
chip, lúc này tổng sản lượng của cả hai là tối đa: 4 kg gạo + 6 con chip. Thặng dư cả hai quốc gia
là: 1kg gạo + 2 con chip.
Hai nước cũng có thể không đồng ý tỷ lệ trao đổi là 2/3 nhưng nếu tỷ lệ mua-bán bằng hoặc nhỏ hơn
1/3 Nhật Bản sẽ tự sản xuất gạo hay nếu tỷ lệ mua-bán bằng hoặc lớn hơn 2/1 Việt Nam sẽ tự sản xuất
chip.
Tóm lại lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith cho thấy:
o Mỗi nước tập trung vào sản xuất sản phẩm có lợi thế tuyệt đối rồi trao đổi với nhau sẽ mang
lại lợi ích cho cả hai.
o Mậu dịch tự do sẽ làm cho thế giới sử dụng tài nguyên có hiệu quả hơn.
o Tính ưu việt của chuyên môn hóa.
Từ đó Adam Smith ủng hộ một nền thương mại tự do, không có sự can thiệp của chính phủ.
2.3 Lợi thế so sánh (Comparative Advantage)
Nâng lý luận của Adam Smith lên cao hơn, năm 1817 David Ricardo đã chứng minh rằng hai nước
vẫn đạt được lợi ích qua mua-bán ngay cả khi quốc gia A có hoàn toàn lợi thế trong sản xuất so với
quốc gia B.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ
TS. HUỲNH MINH TRIẾT
(Chương trình ĐH&CĐ)
Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ-
TS. HUỲNH MINH TRIẾT
11


Lợi thế so sánh là một nguyên tắc trong kinh tế học phát biểu rằng mỗi quốc gia sẽ được lợi khi nó
chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối
thấp (hay tương đối có hiệu quả hơn các nước khác); ngược lại, mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu nó nhập
khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối cao (hay tương đối không hiệu
quả bằng các nước khác). Nguyên tắc lợi thế so sánh cho rằng một nước có thể thu được lợi từ thương
mại bất kể nó tuyệt đối có hiệu quả hơn hay tuyệt đối không hiệu quả bằng các nước khác trong việc
sản xuất mọi hàng hóa. Nguyên tắc lợi thế so sánh là khái niệm trọng yếu trong nghiên cứu thương mại
quốc tế. Nhà kinh tế học được giải thưởng Nobel năm 1970 Paul Samuelson đã viết: "Mặc dù có
những hạn chế, lý thuyết lợi thế so sánh vẫn là một trong những chân lý sâu sắc nhất của mọi môn
kinh tế học. Các quốc gia không quan tâm đến lợi thế so sánh đều phải trả một cái giá rất đắt bằng
mức sống và tăng trưởng kinh tế của chính mình."
Lý thuyết của ông được gọi là lý thuyết lợi thế so sánh, nó được mô tả như sau:
Ví dụ 2.2
:
Giả sử một luật sư có khả năng vừa tư vấn luật vừa đánh máy chữ; còn một thư ký thì chỉ có thể đánh
máy chữ, như sau:

Bảng 2.2 : Lợi thế so sánh
Luật sư Thư ký
Công việc
(1 giờ)
Số lượng Giá Thành tiền Số lượng Giá Thành tiền

Tư vấn 01 giờ 100.000đ

100.000đ

0 0 0
Đánh máy


03 trang 10.000đ

30.000đ

02 trang 10.000đ

20.000đ


Nếu luật sư chỉ làm tư vấn thì 8 giờ kiếm được 8 x 100.000đ = 800.000đ. Nhưng nếu luật sư này vừa
làm tư vấn và vừa đánh máy thì cứ mỗi giờ đánh máy luật sư sẽ mất đi: 100.000đ – 30.000đ = 70.000đ.
Vì thế, luật sư thay vì tự đánh máy sẽ thuê thư ký đánh máy và mỗi 03 trang đánh máy thì trả 30.000đ.
Tính chung thì 1 giờ tư vấn và thuê người đánh máy luật sư này nhận được 100.000đ – 30.000đ =
70.000đ.
Luật sư chỉ không thuê thư ký khi xảy ra 1 trong 2 trường hợp sau:
o Giá tư vấn giảm xuống 30.000đ/giờ.
o Giá đánh máy tăng lên 33.333đ/ 1 trang.
Chú ý theo thuyết lợi thế so sánh thì có thêm giả định
1
:
(7) Lao động là chi phí sản xuất duy nhất trong sản xuất tất cả các sản phẩm và chi phí sản xuất
được đồng nhất với tiền lương.
Ví dụ 2.3:
Giả sử Việt Nam và Nhật Bản đều có khả năng sản xuất gạo và chip điện tử theo bảng mô tả sau:
Bảng 2.3 : Lợi thế so sánh gạo-chip


1
Ngoài 6 giả định giống như ở phần 2.2 Lợi thế tuyệt đối

Sản phẩm Việt Nam Nhật Bản
Gạo (kg/giờ/người) 2 3
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ
TS. HUỲNH MINH TRIẾT
(Chương trình ĐH&CĐ)
Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ-
TS. HUỲNH MINH TRIẾT
12

Nhật Bản có lợi thế tuyệt đối trong cả sản
xuất Chip và Gạo so với Việt Nam. Từ ví
dụ 2 cho thấy Nhật Bản sẽ tập trung sản
xuất mặt hàng có lợi thế so sánh cao hơn
và Việt Nam sẽ sản xuất sản phẩm còn lại.
Trong trường hợp này, Việt Nam có tỷ lệ
gạo/chip là: 2/1 > 3/5 của Nhật Bản, vì thế Việt Nam có lợi thế so sánh đối với mặt hàng gạo. Người
Nhật sẽ chuyên môn hóa sản xuất chip và bán cho Việt Nam.
Một cách tổng quát, lợi thế so sánh của sản phẩm được xác định như sau:

Chip điện tử (cái/giờ/người) 1 5
Tỷ lệ gạo/chip 2/1 3/5
Chuyên môn hóa Gạo Chip
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ
TS. HUỲNH MINH TRIẾT
(Chương trình ĐH&CĐ)
Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ-

TS. HUỲNH MINH TRIẾT
13

Bảng 2.4 : Lợi thế so sánh tổng quát
A1/B1 > A2/B2: quốc gia I có lợi thế so
sánh nên tập trung chuyên môn hóa sản
xuất sản phẩm A, còn quốc gia II tập trung
sản xuất sản phẩm B.
Khi A1/B1 = A2/B2, khó mà giải thích
được lợi ích của 2 quốc gia khi chuyên
môn hóa và mua bán với nhau theo lý
thuyết về lợi thế so sánh. Tuy nhiên
trường hợp ngoại lệ này sẽ được giải thích
từ cá lý thuyết chi phí cơ hội.

Lợi ích từ mậu dịch:
Hai nước sẽ đều có lợi khi chuyên môn hóa sản phẩm có lợi thế so sánh và trao đổi nhau nhưng tỷ lệ
trao đổi sẽ quyết định nước nào có lợi nhiều hơn.
Từ Ví dụ 3, ta giả sử các tỷ lệ trao đổi có thể xảy ra như sau:
Bảng 2.5 : Lợi ích từ mậu dịch theo các tỷ số trao đổi
Vậy tỷ lệ trao đổi trong
khoảng :
1C < 2G < 5C
Tỷ lệ 2G:3C là tỷ lệ mang lại
lợi ích đều nhau cho hai bên.
Nếu đổi nhiều hơn 3C thì Việt Nam có lợi hơn; còn ít hơn 3C thì Nhật Bản có lợi hơn.
Ví dụ 2.4:
Bảng 1 - Chi phí về lao động để sản xuất
Sản phẩm Tại Anh (giờ công)


Tại Bồ Đào Nha (giờ công)

1 đơn vị lúa mỳ 15 10
1 đơn vị rượu vang

30 15
Trong ví dụ này Bồ Đào Nha có lợi thế tuyệt đối so với Anh trong sản xuất cả lúa mỳ lẫn rượu vang:
năng suất lao động của Bồ Đào Nha gấp hai lần Anh trong sản xuất rượu vang và gấp 1,5 lần trong sản
xuất lúa mỳ. Theo suy nghĩ thông thường, trong trường hợp này Bồ Đào Nha sẽ không nên nhập khẩu
mặt hàng nào từ Anh cả. Thế nhưng phân tích của Ricardo đã dẫn đến kết luận hoàn toàn khác:

1 đơn vị rượu vang tại Anh sản xuất phải tốn chi phí tương đương với chi phí để sản xuất 2 đơn
vị lúa mỳ (hay nói một cách khác, chi phí cơ hội để sản xuất 1 đơn vị rượu vang là 2 đơn vị lúa
mỳ); trong khi đó, tại Bồ Đào Nha, để sản xuất 1 đơn vị rượu vang chỉ mất chi phí tương đương
với chi phí để sản xuất 1,5 đơn vị lúa mỳ (hay chi phí cơ hội để sản xuất 1 đơn vị rượu vang là
1,5 đơn vị lúa mỳ). Vì thế ở Bồ Đào Nha sản suất rượu vang rẻ hơn tương đối so với ở Anh.

Tương tự như vậy, ở Anh, sản xuất lúa mỳ rẻ hơn tương đối so với Bồ Đào Nha (vì chi phí cơ
hội chỉ có 0,5 đơn vị rượu vang trong khi ở Bồ Đào Nha phải mất 2/3 đơn vị rượu vang). Hay
Sản phẩm QG I QG II
A (đơn vị/giờ/người) A1 A2
B (đơn vị/giờ/người) B1 B2
Tỷ lệ A/B A1/B1 A2/B2
A1/B1 > A2/B2 A B
A1/B1 < A2/B2 B A
A1/B1 = A2/B2 Ngoại lệ hiếm xảy ra
Lợi ích từ mậu dịch
Tỷ lệ trao đổi
Việt Nam Nhật Bản Thế giới
2G : 1C 0 4C 4C

2G : 2C 1C 3C 4C
2G : 3C 2C 2C 4C
2G : 4C 3C 1C 4C
2G : 5C 4C 0 4C
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ
TS. HUỲNH MINH TRIẾT
(Chương trình ĐH&CĐ)
Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ-
TS. HUỲNH MINH TRIẾT
14

nói một cách khác, Bồ Đào Nha có lợi thế so sánh về sản xuất rượu vang còn Anh có lợi thế so
sánh về sản xuất lúa mỳ. Để thấy được cả hai nước sẽ cùng có lợi nếu chỉ tập trung vào sản
xuất hàng hoá mà mình có lợi thế so sánh: Bồ Đào Nha chỉ sản xuất rượu vang còn Anh chỉ sản
xuất lúa mỳ rồi trao đổi thương mại với nhau, Ricardo đã làm như sau:

Ông giả định nguồn lực lao động của Anh là 270 giờ công lao động, còn của Bồ Đào Nha là
180 giờ công lao động.

Nếu không có thương mại, cả hai nước sẽ sản xuất cả hai hàng hoá và theo chi phí tại Bảng 1
thì kết quả là số lượng sản phẩm được sản xuất ra như sau:
Bảng 2 - Trước khi có thương mại
Quốc gia Số đơn vị lúa mỳ

Số đơn vị rượu vang

Anh 8 5
Bồ Đào Nha


9 6
Tổng cộng 17 11

Nếu Bồ Đào Nha chỉ sản xuất rượu vang còn Anh chỉ sản xuất lúa mỳ rồi trao đổi thương mại
với nhau thì số lượng sản phẩm được sản xuất ra sẽ là:
Bảng 3 - Sau khi có thương mại
Đất nước Số đơn vị lúa mỳ

Số đơn vị rượu vang

Anh 18 0
Bồ Đào Nha

0 12
Tổng cộng 18 12
Rõ ràng sau khi có thương mại và mỗi nước chỉ tập trung vào sản xuất hàng hoá mà mình có lợi thế so
sánh, tổng số lượng sản phẩm của lúa mỳ và rượu vang của cả hai nước đều tăng hơn so với trước khi
có thương mại (là lúc hai nước cùng phải phân bổ nguồn lực khan hiếm của mình để sản xuất cả hai
loại sản phẩm).
Mở rộng phân tích lợi thế so sánh cho nhiều hàng hóa và nhiều quốc gia

Trường hợp có nhiều hàng hoá với chi phí không đổi và có hai quốc gia thì lợi thế so sánh của
từng hàng hoá sẽ được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ hàng hoá có lợi thế so sánh cao nhất đến
hàng hoá có lợi thế so sánh thấp nhất và mỗi nước sẽ tập trung vào sản xuất những mặt hàng có
lợi thế so sánh từ cao nhất đến cao ở mức cân bằng. Ranh giới mặt hàng nào là có lợi thế so
sánh cao ở mức cân bằng sẽ do cung cầu trên thị trường quốc tế quyết định.

Trường hợp có nhiều nước thì có thể gộp chung tất cả các nước khác thành một nước gọi là
phần còn lại của thế giới và những phân tích trên vẫn giữ nguyên tính đúng đắn của nó. Lợi thế

so sánh không những áp dụng trong trường hợp thương mại quốc tế mà còn có thể áp dụng cho
các vùng trong một quốc gia một cách hoàn toàn tương tự.
Hạn chế của nguyên tắc lợi thế so sánh
Hạn chế của nguyên tắc lợi thế so sánh nằm trong các giả định của nó, ví dụ giả định rằng các nhân tố
sản xuất có thể dịch chuyển hoàn hảo sẽ nảy sinh hạn chế nếu trên thực tế không được như vậy. Những
người sản xuất rượu vang của Anh có thể không dễ dàng tìm được việc làm (chuyển sang sản xuất lúa
mỳ) khi nước Anh không sản xuất rượu vang nữa và sẽ thất nghiệp. Nền kinh tế sẽ không toàn dụng
nhân công làm cho sản lượng giảm sút. Chính vì thế mặc dù nguyên tắc lợi thế so sánh có thể được
tổng quát hoá cho bất kỳ quốc gia nào, với nhiều loại hàng hoá, nhiều loại đầu vào, tỷ lệ các nhân tố
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ
TS. HUỲNH MINH TRIẾT
(Chương trình ĐH&CĐ)
Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ-
TS. HUỲNH MINH TRIẾT
15

sản xuất thay đổi, lợi suất giảm dần khi quy mô tăng và là nền tảng của thương mại tự do nhưng
những hạn chế như ví dụ vừa nêu lại là lập luận để bảo vệ thuế quan cũng như các rào cản thương mại
Lợi thế so sánh về giá yếu tố đầu vào
Toàn bộ phân tích của Ricardo về lợi thế so sánh thực chất dựa trên sự khác nhau giữa các nước trong
công nghệ sản xuất dẫn đến năng suất vật chất và đòi hỏi lao động đơn vị khác nhau. Xét trên góc độ
giá yếu tố đầu vào cũng dẫn đến lợi thế so sánh với nền tảng công nghệ như nhau:

Các nước phát triển có cung yếu tố đầu vào về tư bản nhiều hơn các nước đang phát triển dẫn
đến số lượng tư bản trên mỗi nhân công lớn hơn. Ngược lại số nhân công trên một đơn vị tư
bản của các nước đang phát triển lại lớn hơn các nước phát triển. Như vậy giá thuê tư bản ở các
nước phát triển rẻ hơn tương đối so với giá thuê nhân công; ngược lại ở các nước đang phát
triển giá thuê nhân công lại rẻ hơn tương đối so với giá thuê tư bản. Nói một cách khác, các

nước phát triển có lợi thế so sánh về giá thuê tư bản còn các nước đang phát triển có lợi thế so
sánh về giá thuê nhân công.

Quốc gia nào sản xuất hàng hóa có hàm lượng nhân tố đầu vào mà mình có lợi thế so sánh cao
một cách tương đối thì sẽ sản xuất được hàng hóa rẻ hơn tương đối và sẽ có lợi thế so sánh về
những hàng hóa này.
Điều này lý giải vì sao Việt Nam lại xuất khẩu nhiều sản phẩm thô (dầu thô, than đá ) hoặc hàng hóa
có hàm lượng nhân công cao như dệt may, giày dép còn nhập khẩu máy móc, thiết bị từ các nước
phát triển.
2.4 Chi phí cơ hội (Opportunity Cost)
Ngoài lao động thì sản phẩm còn cần nhiều yếu tố khác như vốn, kỹ thuật, đất đai, …. Năm 1936
Gottfried Haberler phát triển thuyết lợi thế so sánh bằng cách dựa trên lý thuyết chi phí cơ hội để giải
thích quy luật lợi thế so sánh.
Khi một chọn lựa kinh tế được thực hiện, các nhà kinh tế đo lường chi phí của chọn lựa đó dưới dạng
chi phí cơ hội, được định nghĩa là giá trị của chọn lựa thay thế tốt nhất bị bỏ qua.
Chi phí cơ hội là một khái niệm hữu ích được sử dụng trong lý thuyết lựa chọn. Nó được vận dụng rất
thường xuyên và rộng rãi trong đời sống kinh tế. Chi phí cơ hội dựa trên cơ sở là nguồn lực khan hiếm
nên buộc chúng ta phải thực hiện sự lựa chọn. Lựa chọn tức là thực hiện sự đánh đổi, tức là để nhận
được một lợi ích nào đó buộc chúng ta phải đánh đổi hoặc bỏ qua một chi phí nhất định cho nó. Như
vậy, chi phí cơ hội của một phương án được lựa chọn là giá trị của phương án tốt nhất bị bỏ qua khi
thực hiện sự lựa chọn đó (và là những lợi ích mất đi khi chọn phương án này mà không chọn phương
án khác; Phương án được chọn khác có thể tốt hơn phương án đã chọn). Do quy luật về sự khan hiếm
nên luôn tồn tại những sự đánh đổi khi thực hiện các sự lựa chọn. Hay nói cách khác, chi phí cơ hội
luôn tồn tại.
Một ví dụ thú vị về chi phí cơ hội là tự kinh doanh. Bạn muốn thành lập một công ty phần mềm, bạn
phải thuê văn phòng, tuyển lập trình viên, và sau đó bán phần mềm. Sau một năm, chi phí trực tiếp là:
Thuê văn phòng: 12.000 USD
Lương: 24.000 USD
Các chi phí tiện ích: 10.000 USD
Tổng chi phí trong năm là 46.000 USD. Giả sử doanh số phần mềm là 48.000 USD, bạn sẽ rất vui vì

lợi nhuận là 2.000 USD
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ
TS. HUỲNH MINH TRIẾT
(Chương trình ĐH&CĐ)
Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ-
TS. HUỲNH MINH TRIẾT
16

Tuy nhiên, lợi nhuận kế toán tính theo cách này không đo lường chính xác sự thành công của bạn. Giả
sử bạn có thể làm việc cho một ngân hàng quốc tế và kiếm được 8.000 USD. Vậy cơ hội kiếm được
8.000 USD bị bỏ qua chính là chi phí cơ hội, theo đó bạn đã mất đi một khoản lợi kinh tế là 6.000
USD.
Một ví dụ khác, một trường đại học muốn mở rộng cơ sở trên mảnh đất của trường ở một thành phố
lớn. Một cán bộ trường cho rằng vì đất đã có sẵn nên "không phải tốn chi phí". Thật ra, mảnh đất trên
vẫn có chi phí vì có thể được sử dụng vào mục đích khác. Nhà trường có thể bán mảnh đất này đi và
dùng tiền để xây cơ sở trên một mảnh đất rẻ tiền hơn.
Một ví dụ đơn giản khác của chi phí cơ hội là khi lựa chọn việc đến lớp nghe giáo sư giảng bài, một
học viên sẽ mất cơ hội gặp gỡ ký kết hợp đồng với một đối tác làm ăn, hoặc mất cơ hội tham dự một
hội thảo khác cũng đang được tổ chức trong thời gian đó. Thời gian là nguồn lực khan hiếm nên không
thể cùng một lúc thực hiện được cả ba phương án. Nếu lựa chọn đến lớp nghe giáo sư giảng bài, thì
phương án tốt nhất bị bỏ qua đối với người học viên là gặp mặt đối tác để ký kết hợp đồng. Cụ thể hơn,
nếu hợp đồng đó mang lại cho anh ta 10 triệu đồng, thì có thể nói là chi phí cơ hội của việc đến lớp
nghe giáo sư giảng bài là giá trị của phương án tốt nhất đã bị bỏ qua đó, tức là 10 triệu đồng.
Trong sản xuất, đó là số lượng các hàng hóa khác cần phải hy sinh để có thêm một đơn vị hàng hóa
nào đó. Mỗi một hoạt động đều có một chi phí cơ hội. Ví dụ, khi một người nào đó đầu tư 10.000 USD
vào chứng khoán thì chính người đó đã bỏ lỡ cơ hội được hưởng lãi nếu gửi 10.000 USD vào ngân
hàng như một khoàn tiền tiết kiệm. Chi phí cơ hội của dự án đầu tư 10.000 USD vào chứng khoán
bằng khoản lãi tiết kiệm đáng ra có thể có được. Chi phí cơ hội không chỉ là việc mất tiền bạc hay chi

phí về tài chính, nó còn bao gồm cả những thứ khác như: mất thời gian, ý thích, hoặc những lợi nhuận
khác.
Chi phí cơ hội được sử dụng như là căn cứ để so sánh với lợi ích thu được khi thực hiện các sự lựa
chọn, và đó là chi phí kinh tế. Các nhà kinh doanh và người tiêu dùng thực hiện lựa chọn trên cơ sở so
sánh lợi ích thu được và chi phí bỏ ra tại mỗi điểm biên (tức là tại mỗi đơn vị hàng hóa, dịch vụ được
sản xuất hoặc tiêu dùng thêm). Ví dụ trong việc lựa chọn lượng hàng hóa tiêu dùng tối ưu, chi phí cơ
hội của mỗi đơn vị hàng hóa được tiêu dùng thêm là giá cả một đơn vị sản phẩm, và nó được so sánh
với lợi ích cận biên thu được khi tiêu dùng thêm đơn vị sản phẩm đó. Trong việc lựa chọn lượng hàng
hóa sản xuất tối ưu, chi phí cơ hội của mỗi đơn vị hàng hóa sản xuất thêm là chi phí cận biên của mỗi
đơn vị sản phẩm sản xuất thêm, và được so sánh với doanh thu cận biên của đơn vị sản phẩm tăng
thêm đó. Việc phân tích, so sánh lợi ích - chi phí tại điểm biên chính là nội dung của phương pháp
phân tích cận biên.
Chi phí cơ hội là khái niệm chìa khóa trong kinh tế học.
Do tính trừu tượng và tương đối của nó, cũng như việc nó chưa xảy ra nên chi phí cơ hội thường không
xuất hiện trong các báo cáo của bộ phận tài chính, kế toán. Tuy nhiên, đây luôn là vấn đề các nhà quản
lý phải cân nhắc khi đưa ra một quyết định. Gần như mỗi phương án sẽ liên quan đến ít nhất một chi
phí cơ hội.
Các chuyên gia về Phân tích gia tăng, Phân tích dự án luôn phải phân tích chi phí cơ hội.
Ví dụ về mậu dịch: Giả sử không có mậu dịch, người Nhật
2
phải sản xuất gạo để ăn, mà một giờ sản
xuất 1 kg gạo thì đã mất cơ hội sản xuất 3 con chip điện tử. Như vậy chi phí cơ hội tạo ra 1 kg gạo của
Nhật Bản là 3 con chip, còn Việt Nam là 1/2. Nói cách khác, chi phí cơ hội của một sản phẩm là số

2
Theo ví dụ 1
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ
TS. HUỲNH MINH TRIẾT

(Chương trình ĐH&CĐ)
Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ-
TS. HUỲNH MINH TRIẾT
17

lượng của một sản phẩm khác mà người ta phải hy sinh để có đủ tài nguyên làm tăng thêm một
đơn vị sản phẩm thứ nhất.
Qua ví dụ trên cho thấy Việt Nam có chi phí cơ hội thấp trong sản xuất gạo so với Nhật Bản (1/2<3)
nên Việt Nam có lợi thế so sánh; ngược lại trong sản xuất chip điện tử, Nhật Bản có lợi thế hơn.
Như đã đề cập ở phần 1.2, nguồn lực mỗi quốc gia đều hữu hạn nên các quốc gia sẽ phải lựa chọn
những sản phẩm có lợi thế so sánh, chi phí cơ hội càng thấp càng tốt để sản xuất và trao đổi với nhau.
Giao thương giúp cho các quốc gia tham gia “mở rộng” khả năng sản xuất (đường giới hạn sản xuất)
của mình.
Ví dụ 2.4
:
Bảng 2.6 : Phân bổ nguồn lực hữu hạn ở Mỹ và Anh
Mỹ Anh
Thép Vải Thép Vải
180 0 60 0
150 20 50 20
120 40 40 40
90 60 30 60
60 80 20 80
30 100 10 100
0 120 0 120
Nếu không thương mại, cả hai nước Mỹ và Anh ở tự cung, tự cấp; trong nước sản xuất bao nhiêu sẽ
đáp ứng tiêu dùng bấy nhiêu. Giả sử Mỹ chọn mức sản xuất và tiêu dùng ở mức A (90; 60) và Anh ở
A’ (40; 40). Mặt khác, Mỹ tập trung sản xuất thép tại C (180; 0) và Anh tập trung vào vải tại C’ (0;
120); sau đó hai nước trao đổi với nhau theo tỷ lệ 70 thép = 70 vải. lúc này tiêu dùng của hai nước đều
gia tăng, tại Mỹ là B (110; 70) và Anh B’ (70; 50). So với khi tự cung tự cấp người Mỹ đã tăng phúc

lợi 20 thép và 10 vải; còn người Anh tăng phúc lợi là 30 thép và 10 vải. Rõ ràng thương mại đã giúp
hai nước tăng mức thỏa dụng cho nền kinh tế của mình.
Việc chuyên môn hóa vào mặt hàng có chi phí cơ hội thấp, đã giúp các nước sử dụng tài nguyên,
nguồn lực phát triển hiệu quả hơn.

Hình 2.1: Thương mại làm gia tăng phúc lợi của nền kinh tế
V

i


120





70

60


0 90 110 180 Thép
B
A
V

i



120







50

40

A’
0 40 60 70 Thép

B’
C
C’
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ
TS. HUỲNH MINH TRIẾT
(Chương trình ĐH&CĐ)
Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ-
TS. HUỲNH MINH TRIẾT
18

Xét theo kinh tế toàn cầu, khi không mua bán, cả người Mỹ và Anh chỉ tạo ra 130 thép + 100 vải. Khi
phân công sản xuất hợp lý, 2 nước này đã tạo ra 180 thép + 120 vải, đóng góp được nhiều hơn cho nền
kinh tế thế giới.


2.4.1 Giới hạn khả năng sản xuất, chi phí cơ hội và hiệu quả


Kinh tế học trả lời 3 câu hỏi cơ bản:

Sản xuất cái gì, với số lượng bao nhiêu? (tiêu dùng hay đầu tư, hàng hóa tư nhân hay công
cộng, thịt hay khoai tây )

Sản xuất như thế nào? (sử dụng công nghệ nào? )

Sản xuất cho ai? (sản xuất phải hướng đến nhu cầu người tiêu dùng, phân phối đầu ra cho ai? )
Một công cụ để phân tích vấn đề này là đường giới hạn khả năng sản xuất (viết tắt: theo tiếng Anh:
PPF- production possibilities frontier). Giả sử, một nền kinh tế chỉ sản xuất hai loại hàng hóa. Đường
PPF chỉ ra các sản lượng khác nhau của hai loại hàng hóa. Công nghệ và nguồn lực đầu vào (như: đất
đai, nguồn vốn, lao động tiềm năng) cho trước sẽ sản xuất ra một mức giới hạn tổng sản lượng đầu ra.
Điểm A trên đồ thị chỉ ra rằng có một lượng FA thực phẩm và một lượng CA máy tính được sản xuất
khi sản xuất ở mức hiệu quả. Cũng tương tự như vậy đối với một lượng FB thực phẩm và CB máy tính
ở điểm B. Mọi điểm trên đường PPF đều chỉ ra tổng sản lượng tiềm năng tối đa của nền kinh tế, mà ở
đó, sản lượng của một loại hàng hóa là tối đa tương ứng với một lượng cho trước của loại hàng hóa
khác.
Sự khan hiếm chỉ ra rằng, mọi người sẵn sàng mua nhưng không thể mua ở các mức sản lượng ngoài
đường PPF. Khi di chuyển dọc theo đường PPF, nếu sản xuất một loại hàng hóa nào nhiều hơn thì sản
xuất một loại hàng hóa khác phải ít đi, sản lượng hai loại hàng hóa có mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Điều
này xảy ra là bởi vì để tăng sản lượng một loại hàng hóa đòi hỏi phải có sự dịch chuyển nguồn lực đầu
vào để sản xuất loại hàng hóa kia. Độ dốc tại một điểm của đồ thị thể hiện sự đánh đổi giữa hai loại
hàng hóa. Nó đo lường chi phí của một đơn vị tăng thêm của một loại hàng hóa khi bỏ không sản xuất
một loại hàng hóa khác, đây là một ví dụ về chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội được miêu tả như là một
"mối quan hệ cơ bản giữa khan hiếm và lựa chọn". Trong kinh tế thị trường, di chuyển dọc theo một
đường có thể được miêu tả như là lựa chọn xem có nên tăng sản lượng đầu ra của một loại hàng hóa

trên chi phí của một loại hàng hóa khác không.
Với sự giải thích như trên, mỗi điểm trên đường PPF đều thể hiện hiệu quả sản xuất bằng cách tối đa
hóa đầu ra với một sản lượng đầu vào cho trước. Một điểm ở bên trong đường PPF, ví dụ như điểm U,
là có thể thực hiện được nhưng lại ở mức sản xuất không hiệu quả (bỏ phí không sử dụng các nguồn
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

×