Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH PH N TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH “VĂN HÓA SOI ĐƯỜNG CHO QUỐC D N ĐI”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (669.98 KB, 21 trang )

BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI THU HOẠCH CUỐI HỌC PHẦN:

PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH
“VĂN HĨA SOI ĐƯỜNG CHO QUỐC DÂN ĐI”.
LIÊN HỆ BẢN THÂN

LỚP HP: 000005001
GVHD: PHẠM THỊ PHƯƠNG THANH
HỌ VÀ TÊN SVTH: NGUYỄN THỊ TÚ TRINH
MSSV: 18510801832

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÀI THU HOẠCH KẾT THÚC HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ TÚ TRINH…………………………………...……...
Mã số sinh viên: 18510801832…………………………………………………………….
Mã lớp học phần: 000005001…..…………………………………………...........................
ĐIỂM CỦA BÀI THU HOẠCH


Ghi bằng số
Ghi bằng chữ

Họ tên và chữ ký của cán bộ chấm thi thứ 1

Họ tên và chữ ký của cán bộ chấm thi thứ 2

Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 08 tháng 11 năm 2021
Sinh viên nộp bài
Ký tên
NGUYỄN THỊ TÚ TRINH

2


MỤC LỤC
Lời mở đầu
I. Quan niệm của HCM “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”.

1. Chức năng của văn hóa theo quan điểm HCM
2. Tầm quan trọng của văn hóa theo quan điểm HCM
3. “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”
II. Liên hệ bản thân
1. Nền văn hóa Việt Nam đã và đang tác động đến con người Việt Nam.
2. Nền văn hóa Việt Nam đã và đang tác động (tích cực, tiêu cực) đến bản thân.
3. Giá trị, tầm quan trọng của văn hóa đối với bản thân
III. Kết Luận

3



Lời mở đầu:
Việt Nam có một nền văn hố đặc sắc, lâu đời gắn liền với lịch sử hình
thành và phát triển của dân tộc. Việt Nam có một cộng đồng văn hố khá rộng lớn
được hình thành vào khoảng nửa đầu thiên niên kỉ thứ nhất trước Công nguyên và
4


phát triển rực rỡ vào giữa thiên niên kỉ này. Đó là cộng đồng văn hố Đơng Sơn.
Cộng đồng văn hoá ấy phát triển cao so với các nền văn hố khác đương thời trong
khu vực, có những nét độc đáo riêng nhưng vẫn mang nhiều điểm đặc trưng của
văn hố vùng Đơng Nam Á, vì có chung chủng gốc Nam Á (Mongoloid phương
Nam) và nền văn minh lúa nước. Những con đường phát triển khác nhau của văn
hoá bản địa tại các khu vực khác nhau (lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả
v.v...) đã hội tụ với nhau, hợp thành văn hố Đơng Sơn. Đây cũng là thời kỳ ra đời
nhà nước "phôi thai" đầu tiên của Việt Nam dưới hình thức cộng đồng liên làng và
siêu làng (để chống giặc và đắp giữ đê trồng lúa), từ đó các bộ lạc nguyên thuỷ
phát triển thành dân tộc. Nền văn hóa đặc sắc này đã có vai trị và tầm quan trọng
rất lớn đối với đất nước ta, quan niệm “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” của
Hồ Chí Minh đã làm sáng tỏ tầm quan trọng của văn hóa.
II. Quan niệm của HCM “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”.
1. Chức năng của văn hóa theo quan điểm HCM

Tháng 8/1943 Hồ Chí Minh đã đưa ra định nghĩa về văn hóa: “Vì lẽ sinh
tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra
ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,
những công cụ cho sinh hoạt hang ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử
dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hố. Văn hoá là tổng
hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã
sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và địi hỏi của sự sinh tồn”

Văn hố trong tư tưởng Hồ Chí Minh có thể quy tụ ở ba chức năng chủ yếu sau:
Chức năng thứ nhất là, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp
cho nhân dân. Tư tưởng và tình cảm là những vấn đề chủ yếu của đời sống tinh
thần con người. Tư tưởng có thể đúng đắn hoặc sai lầm, tình cảm cũng có thể cao
đẹp hoặc thấp hèn. Theo Hồ Chí Minh, văn hố có chức năng là bồi dưỡng tư
5


tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp cho nhân dân. Chức năng này phải
được tiến hành thường xuyên, liên tục, vì tư tưởng và tình cảm con người luôn
luôn biến đổi theo hoạt động thực tiễn của xã hội. Việc bồi dưỡng ấy phải đặc biệt
quan tâm đến những tư tưởng và tình cảm có ý nghĩa chi phối đến đời sống tinh
thần của mỗi con người và của cả dân tộc.
Tư tưởng đúng theo Hồ Chí Minh, đó là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội, Người chỉ ra
rằng: "Nước độc lập, dân phải được tự do, hạnh phúc", để nền độc lập đó là nền
độc lập thực sự, độc lập bền vững để sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã
hội, giải phóng con người được thực hiện một cách trọn vẹn. Lý tưởng đó là điểm
hội tụ những tư tưởng lớn của cả một dân tộc. Nếu ai xa rời lý tưởng đó đều có thể
dẫn tới sai lầm.
Hồ Chí Minh cịn chỉ ra, phải làm thế nào để cho "văn hoá đi sâu vào tâm lý
quốc dân" để xây dựng những tình cảm cao đẹp cho nhân dân như lịng u nước,
tình thương u con người, u sự chân thành, thuỷ chung; căm ghét, lên án, phê
phán những cái xấu, cái ác, cái lạc hậu, những xa đoạ biến chất trong đời sống tinh
thần của xã hội.
Chức năng thứ hai là, nâng cao trình độ dân trí.
Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình... phải có kiến thức
mới để có thể tham gia vào cơng cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết
đọc, biết viết chữ quốc ngữ". Do đó, theo Hồ Chí Minh nói tới văn hố là nói đến
vấn đề dân trí. Dân trí ở đây khơng chỉ hạn hẹp ở biết đọc, biết chữ, mà Người cịn

chỉ ra rằng, đó là trình độ hiểu biết, trình độ kiến thức của người dân, của mỗi
cơng dân. Từ trình độ biết chữ đến chỗ hiểu biết và tiếp thu kiến thức trên các lĩnh
vực cần thiết cho hoạt động của mỗi người nhằm thực hiện được nhiệm vụ của
mình, của cách mạng. Những hiểu biết đó bao gồm lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn
6


hố, xã hội, chun mơn kỹ thuật, khoa học kỹ thuật - cơng nghệ, lịch sử, tình hình
trong nước, quốc tế... Theo Hồ Chí Minh, việc nâng cao trình độ dân trí chỉ có thể
thực hiện được khi chúng ta hồn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giành
được chính quyền về tay nhân dân.

Chức năng thứ ba là, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong
cách lành mạnh, luôn hướng con người vươn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ để
khơng ngừng hồn thiện bản thân mình.
Con người không chỉ sống trong môi trường tự nhiên, mà cịn sống trong
mơi trường xã hội, mơi trường văn hố. Con người phải tiếp nhận mơi trường đó

mới tồn tại và phát triển được. Mặt khác các giá trị văn hoá tác động đến con
người những định hướng giá trị và xác định những chuẩn mực trong đời sống xã
hội. Với cá nhân giá trị văn hoá là thành tố cốt lõi để hình thành nên nhân cách con
người.
Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, Hồ Chí Minh đã đề ra những phẩm
chất và phong cách cần thiết để mỗi người tu dưỡng, rèn luyện, trước hết là đối với
cán bộ, đảng viên. Đó là những phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị, những phong
cách trong lao động, sinh hoạt và trong mọi quan hệ xã hội.

7



Phẩm chất và phong cách được hình thành trong đạo đức, nếp sống, lối
sống của con người và xã hội, trong thói quen của cá nhân và trong phong tục, tập
quán của cả cộng đồng dân tộc. Văn hoá giúp con người phân biệt được cái tốt đẹp
lành mạnh với cái xấu xa, hư hỏng; cái tiến bộ thúc đẩy sự phát triển xã hội, cái
lạc hậu cản trở con người, cản trở dân tộc tiến lên phía trước. Từ đó con người
phấn đấu làm cho cái đẹp, cái lành mạnh ngày càng tăng, cái tiến bộ, cái mới ngày
càng phát triển, làm cho cái lạc hậu ngày càng bớt đi, cái xấu xa, hư hỏng ngày
càng bị loại khỏi đời sống con người và xã hội.
Với đặc trưng không giống với kinh tế và chính trị, văn hố hướng con
người vươn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ, từ cái hiện có vươn tới cái lý tưởng, từ
cái chưa hồn thiện vươn tới cái hồn thiện ln ln ở phía trước, đặc biệt là việc
hồn thiện bản thân mỗi người.
2. Tầm quan trọng của văn hóa theo quan điểm HCM

Văn hố có tác dụng sửa đổi tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ,
sửa xã hội cũ xây xã hội mới. Văn hoá tạo sức mạnh vật chất, tinh thần thắng
ngoại xâm theo tinh thần "Văn minh thắng tàn bạo". Kinh tế nâng cao đời
sống vật chất, văn hoá có tác dụng nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.
Văn hoá như một động lực thúc đẩy các dân tộc đồn kết và hiểu biết lẫn
nhau.
Văn hố cịn được Hồ Chí Minh xác định là đời sống tinh thần của xã hội,
là thuộc về kiến trúc thượng tầng của xã hội. Văn hố được đặt ngang hàng với
chính trị, kinh tế, xã hội, tạo thành bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội. Trong
công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần chú ý đến, cũng phải coi trọng
ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá. Nhưng văn hoá là một bộ phận
kiến trúc thượng tầng.
3. Văn hóa soi đường cho quốc dân đi
8



Hồ Chí Minh từng nói đến "văn hố soi đường cho quốc dân đi"
Vai trị của “văn hóa soi đường cho quốc dân đi”(6), soi đường cho sự phát
triển và tiến bộ của xã hội đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên từ rất sớm, ngay
từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1946. Nói đến văn hóa
khơng thể khơng nói đến hệ tư tưởng, vì hệ tư tưởng là “cốt lõi” của văn hóa, chi
phối quan niệm về giá trị tinh thần, về đạo đức, lối sống và hành vi con người. Hệ
tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim
chỉ nam cho hành động, định hướng mọi hoạt động của con người, định hướng
toàn bộ hoạt động và sự phát triển của xã hội ta. Nói đến văn hóa là nói đến đạo
đức. Đạo đức điều chỉnh hành vi và hoạt động của con người và xã hội, hướng đến
và làm theo cái thiện, cái tốt, lương tâm và thiện lương. Nói đến văn hóa khơng
thể khơng nói đến khoa học. Bởi lẽ, khoa học là sáng tạo và khát khao của con
người vươn tới cái đúng, chân lý khách quan, phá vỡ mọi điểm mờ, mọi điểm mù
của sự sống, cuộc sống. Nói đến văn hóa cũng là nói đến pháp luật. Pháp luật điều
tiết, điều chỉnh hoạt động của con người và xã hội, đảm bảo cho mọi người “sống
và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”, tôn trọng chuẩn mực và nguyên tắc
chung của cộng đồng xã hội, luật pháp quốc gia và luật pháp quốc tế. Đề cập đến
văn hóa cũng chính là đề cập đến văn học nghệ thuật, lĩnh vực nhạy cảm và tinh tế
nhất của văn hóa, lĩnh vực có năng khả dự báo, khả năng phản ánh vượt trước, có
tác động sâu sắc đến đời sống tầm hồn và tình cảm của con người. Văn hóa (với
các thành tố cấu thành cơ bản nêu trên) dẫn dắt, định hướng sự phát triển của con
người và xã hội.

Để “văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, theo Hồ Chí Minh, phải: “1- Xây
dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường; 2- Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình,
làm lợi cho quần chúng; 3- Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc
lợi của nhân dân trong xã hội; 4-Xây dựng chính trị: dân quyền; 5-Xây dựng kinh
tế”(7). Như vậy, xây dựng văn hóa là tiến hành xây dựng đồng bộ và toàn diện về
9



tâm lý, luân lý, xã hội, về chính trị và kinh tế. Hồ Chí Minh cũng cho rằng: Để văn
hóa soi đường cho quốc dân đi, mỗi cán bộ, đảng viên ở các cấp, các ngành phải là
tấm gương để mọi người noi theo: “Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm
mực thước cho người ta bắt chước” (1)
Văn hóa có vai trị quan trọng trong sự phát triển của đất nước, quan điểm
“Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” biểu hiện văn hóa như là một ánh sáng làm
rõ những bước đi của đất nước. Văn hóa như là nền tảng tạo nên những quan
điểm, lối sống, đạo đức, hệ tư tưởng,… của mỗi con người vì khi sinh ra và trong
quá trình trưởng thành mỗi người đều tiếp nhận văn hóa, văn hóa ảnh hưởng rất to
lớn đối với mỗi con người vì thế khi tiếp nhận đúng đắn và phát triển văn hóa thì
được coi như mỗi người chúng ta “đi đúng hướng”.
II. Liên hệ bản thân
1. Nền văn hóa Việt Nam đã và đang tác động đến con người Việt Nam.

Văn hóa Việt Nam có bề dày truyền thống mấy nghìn năm lịch sử, trải qua
nhiều cuộc chiến tranh, nhiều biến cố thăng trầm nên kết tinh và lắng đọng được
nhiều giá trị tích cực, như truyền thống yêu nước và lòng dũng cảm, khả năng
thích ứng cao với sự thay đổi của hồn cảnh, sự khoan dung, tinh thần cộng đồng,
sự nhân ái, lạc quan và hồn hậu, trọng nghĩa tình, sự cần cù, siêng năng.

Hiện tại, bối cảnh chuyển đổi mang tính bước ngoặt của Việt Nam, sự giao
thoa giữa cái mới và cái cũ tạo nên một lực hấp dẫn đặc biệt của văn hóa Việt
Nam. Nền văn hóa hiện tại đang hướng đến việc kế thừa các giá trị văn hóa truyền
thống, đồng thời tiếp thu những giá trị mới, hướng tới tương lai, như dân chủ, hiện
đại, nhân văn, khai phóng, khoan dung, rộng mở...

10



Văn hóa nước ta đã có ảnh hưởng rất lớn với bản thân mỗi con người Việt
Nam. Điển hình nhất là trong lối sống sinh hoạt hằng ngày, từ làm việc, học hành
đến việc ăn việc ngủ,…đến ảnh hưởng đến tính cách, quan điểm sống, tư tưởng.
Lịng u nước nồng nàn, tinh thần bất khuất, ý chí độc lập và tự
cường dân tộc
Tình yêu dành cho quê hương, đất nước ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trên
thế giới hoàn tồn khơng giống nhau, song tựu chung lại sợi chỉ đỏ chủ nghĩa yêu
nước là biểu hiện khát vọng và hành động ln đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân
dân lên trên hết. Chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam được hình thành từ rất
sớm, bắt nguồn từ những tình cảm rất đơn sơ, bình dị trong gia đình, làng xã và
rộng hơn là tình yêu Tổ quốc.
Lịng u thương, độ lượng, sống có nghĩa tình với con người
Đây là giá trị đạo đức nhân văn sâu sắc được sinh dưỡng trong chính đau
thương, mất mát qua các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và cuộc sống lam lũ hàng
ngày từ nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước của dân tộc Việt Nam. Điều dễ
nhận thấy về biểu hiện lòng nhân ái của dân tộc ta được bắt nguồn từ một chữ
“tình” - Trong gia đình đó là tình cảm đối với đấng sinh thành “Công cha như núi
Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, tình anh em “như thể tay
chân”, tình nghĩa vợ chồng “đầu gối, tay ấp”; rộng hơn là tình làng xóm láng giềng
và bao trùm hơn cả là tình yêu thương đồng loại “Nhiễu điều phủ lấy giá
gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”… Lòng yêu thương và
sống có nghĩa tình cịn được biểu hiện trong sự tương trợ, giúp đỡ nhau; sự khoan
dung, vị tha dành cho cả những người đã từng lầm đường lạc lối biết lấy công
chuộc tội.

11


Tinh thần cần cù, sáng tạo, tiết kiệm trong lao động sản xuất
Cần cù, siêng năng là một trong những giá trị đạo đức nổi bật, phẩm chất

đáng quý của người Đơng Á, trong đó có Việt Nam. Đối với mỗi người Việt Nam,
cần cù, siêng năng, sáng tạo trong lao động là điều phải làm vì có như vậy mới có
của cải vật chất. Phẩm chất cần cù, chịu thương chịu khó trong lao động của người
Việt Nam ln gắn với sự dành dụm, tiết kiệm và trở thành đức tính cần có như
một lẽ tự nhiên. Như vậy, đầu tiên, đức tính cần cù, sáng tạo và tiết kiệm trong lao
động chính là yếu tố quan trọng giúp con người có thể đảm bảo được việc duy trì
cuộc sống cá nhân. Trong xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng như
hiện nay, sự cần cù, sáng tạo đi đôi với thực hành tiết kiệm trong lao động sản xuất
của mỗi người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa thiết thực, bởi đây chính là động
lực tiên quyết nhằm tăng năng suất, năng lực cạnh tranh, thúc đẩy nền kinh tế đất
nước phát triển, qua đó tự mỗi người đóng góp một phần vào công cuộc xây dựng,
bảo vệ Tổ quốc.
Truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo
Từ ngàn đời nay, hiếu học đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Việt Nam. Lịch sử khoa bảng của dân tộc còn lưu danh những tấm gương sáng
ngời về ý chí và tinh thần ham học: Nguyễn Hiền mồ côi cha từ nhỏ, theo học nơi
cửa chùa, đã trở thành Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất trong lịch sử nước ta khi mới
13 tuổi. Mạc Đĩnh Chi vì nhà nghèo khơng thể đến lớp, chỉ đứng ngoài nghe thầy
giảng, đêm đến phải học dưới ánh sáng của con đom đóm trong vỏ trứng, đã đỗ
trạng nguyên và trở thành Lưỡng quốc Trạng nguyên (Trung Hoa và Đại Việt). Đó
cịn là những tấm gương hiếu học của các bậc hiền tài đáng kính: Nhà giáo Chu
Văn An, Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trạng lường Lương Thế Vinh, nhà bác
học Lê Quý Đôn…; là tinh thần của nghị lực phi thường vươn lên trở thành nhà
giáo ưu tú - Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký… Sự hiếu học, tinh thần ham học hỏi của
dân tộc Việt Nam còn được biểu hiện ở thái độ coi trọng việc học và người có học,
12


tơn trọng thầy cơ, kính trọng họ như cha mẹ của mình “Nhất tự vi sư, bán tự vi
sư”, “Khơng thày đố mày làm nên”. Cùng với tiến trình lịch sử dân tộc, dòng chảy

của truyền thống hiếu học ấy với tinh thần “Học! Học nữa! Học mãi!” đã được các
thế hệ người Việt Nam hôm nay tiếp tục phát huy và tỏa sáng
2. Nền văn hóa Việt Nam đã và đang tác động (tích cực, tiêu cực) đến bản thân
Với bản thân em, văn hóa đã tác động đến tính cách và quan điểm của em
rất nhiều: Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, hiếu khách, yêu hịa bình,
nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt; Khả năng
tiếp thu nhanh, song ít khi học đến nơi đến chốn nên kiến thức khơng hệ thống,
mất cơ bản;n Ngồi ra cịn có thể dễ thích nghi với hồn cảnh mơi trường sống.

1. Giá trị, tầm quan trọng của văn hóa đối với bản thân:

Văn hóa ngày càng được đề cao trong các mối quan hệ xã hội, các lĩnh vực
hoạt động và đặc biệt là trong xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa:
Bất cứ năng lực nào cũng đều tích hợp kiến thức, kỹ năng và thái độ. Văn
hóa ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ, bởi vì qua tính cách được tạo nên bởi nền văn
hóa sẽ biểu hiện thái độ của bản thân. Kiến thức và kỹ năng cũng ảnh hưởng một
phần từ văn hóa. Năng lực giải thích sự khác biệt giữa cá nhân này với cá nhân
khác ở khả năng đạt được những kiến thức và hành vi nhất định. Năng lực bao
gồm cả khả năng chuyển tải kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và thói quen làm
việc vào các tình huống. Thói quen làm việc là một vấn đề quan trọng trong việc
hình thành và phát huy năng lực cá nhân, bản thân em thói quen vẫn có thể thay
đổi dựa trên mơi trường sống, nói đúng hơn thì mơi trường sống và vùng văn hóa
sẽ làm ảnh hưởng đến thói quen, ví dụ: thức khuya là một thói quen khơng tốt,
nhưng nó đã hình thành khi bản thân em trì hỗn việc cần làm vào ban ngày thay
vào đó làm vào ban đêm, vì vậy cần điều chỉnh thói quen làm việc lại cho phù
hợp.
13


“Chân, Thiện, Mỹ” – ba giá trị quan trọng luôn có mặt trong hệ giá trị của

cá nhân cũng như quốc gia – dân tộc, là những giá trị phổ quát lý tưởng của toàn
nhân loại. Vấn đề là khi mọi cá nhân thấm nhuần, dung nạp các giá trị ấy trong hệ
giá trị nhân cách của chính giá trị bản thân thì khơng những con người, gia đình
mà cả cộng đồng, xã hội đều bình yên và phồn thịnh.(2)
Chân thường được hiểu là thật, là chân thật, chân thực, xác thực. Nói tới
chân là để đối lập với phạm trù cái giả - cái khơng thật. Song, chân cịn được hiểu
theo nghĩa hẹp là chân lý - tức là cái đúng, là “sự phản ánh chính xác sự vật khách
quan và quy luật của chúng vào ý thức con người”. (3)
Thiện theo ý nghĩa từ Hán Việt là tốt, lòng tốt, lương thiện, để đối lập với
cái ác. Thuật ngữ thiện được dùng trong cuộc sống khá nhiều như: cuộc đấu tranh
giữa thiện - ác trong truyện cổ tích, người thiện, có tấm lịng thiện nguyện, từ
thiện, thiện tâm, “thiện căn ở tại lòng ta”,... Người thiện là người tốt, sống tốt.
Thiện cũng được bàn đến nhiều trong giáo lý nhà Phật (khuyên con người tu nhân,
tích đức, tích thiện, có lịng từ bi). Trong tư tưởng của các nhà triết học cổ phương
Đông (Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử…), thiện cùng với nhân, đức, lễ, nghĩa là
những phẩm chất quan trọng của con người. “Nhân chi sơ tính bản thiện”, hay
“nhân chi sơ tính bản ác” chính là những quan niệm về tính thiện và ác vốn có hay
khơng có khi con người sinh ra. Về vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu quan
niệm rất khoa học: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn/ Phần nhiều do giáo dục mà nên”
(4).
Mỹ là phạm trù thẩm mĩ rất phức tạp, song hiểu một cách thông dụng và dễ
hiểu nhất là cái đẹp. Quan niệm về cái đẹp rất phong phú ở mỗi thời đại, mỗi
người, ở bài viết này chúng tơi khơng có điều kiện bàn tới, mà chỉ muốn giới hạn
phạm vi cách hiểu mĩ là cái đẹp: cái đẹp ở trong cuộc sống và trong con người.

14


Trong văn chương, chân - thiện - mĩ là những giá trị cốt lõi của văn
chương; văn chương hướng tới chân - thiện - mĩ bao giờ cũng là văn chương cho

mọi người và là văn chương của muôn đời. Cũng vậy, trong đời sống, chân - thiện
- mĩ là ba giá trị phổ quát mà con người hướng tới, thậm chí cịn muốn hướng đến
chân lý và sự tồn thiện, tồn mĩ. Chân thật khơng chỉ tạo dựng niềm tin mà còn
xây dựng một nền tảng xã hội tốt lành. Cũng như vậy, con người biết hướng thiện
sẽ trở nên đẹp hơn trong mắt người khác, được mọi người hâm mộ, kính trọng,
yêu quý. Người người biết hướng thiện thì xã hội cơng bằng, hạnh phúc, thắm đẹp
tình người. gốc gác của cái đẹp luôn bắt đầu từ cái thật và cái thiện mà thành.
Chúng ta sống chân thật tận cõi lịng, hướng tới chân lý, tìm về nẻo thiện và ln
làm mọi hạnh lành thì sẽ đạt được thẩm mỹ của cuộc sống.
Cùng với các yếu tố đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ, yếu tố
năng động, sáng tạo sẽ góp phần xây dựng, phát triển toàn diện con người Việt
Nam đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Do đặc điểm, hoàn cảnh lịch sử, truyền thống văn hóa trọng cộng đồng làng xã ăn
sâu vào tiềm thức, tâm lý người Việt, vì thế chúng ta chưa thực sự coi trọng cá tính
sáng tạo của mỗi cá nhân. Có nơi để cho quan niệm “xấu đều hơn tốt lỏi”, “chết
đống hơn sống mình” chi phối sâu vào nếp nghĩ, hành vi ứng xử nên vơ tình triệt
tiêu ý thức tìm tịi, động lực sáng tạo của cá nhân. Đó cũng là một trong những
nguyên nhân làm thui chột động lực phát triển của cá nhân, qua đó ảnh hưởng đến
sự phát triển của tập thể, cộng đồng. Vì thế cần phải thay đổi để phù hợp cho sự
phát triển tính năng động, sáng tạo của cá nhân, cần nghiêm túc học tập và làm
việc, đánh thức khả năng sáng tạo bằng những suy nghĩ, hành động cụ thể. Muốn
sáng tạo, cần không ngừng học hỏi để có tiền đề cho sự sáng tạo, ln lao động
chăm chỉ và tích cực ngẫm nghĩ, dành thời gian cho sự sáng tạo, tìm đến những
khơng gian sáng tạo và người giàu tính sáng tạo . Cuộc sống xã hội ngày càng tiến
bộ, thế nên con người ta cũng phải dần tiến bộ theo. Không nên cứ sống mãi trong
quá khứ, nhìn về phía trước và khám phá ra những điều tốt đẹp. Xã hội có những
15


con người biết sáng tạo sẽ tìm ra những giá trị mới, khai phá thêm những chân trời

tri thức mới. Công việc sẽ được giải quyết một cách hiệu quả hơn nếu con người
biết sử dụng sự sáng tạo của mình một cách thích đáng với hồn cảnh . Năng động
sáng tạo cũng mang lại vinh dự cho ta. Đầu tiên là bản thân mình. Tiếp đến là gia
đình mình. Cuối cùng là đất nước mình. Nước ta muốn vươn lên đứng ngang tầm
với các quốc gia khác thì phẩm chất năng động sáng tạo là vô cùng cần thiết.
Mối quan hệ giữa người và người
Mối quan hệ được hiểu là sự tác động qua lại giữa hai (hoặc nhiều hơn hai)
đối tượng hoặc hai (hoặc nhiều hơn hai) nhóm đối tượng có liên quan với nhau. sự
liên kết giữa người với người tạo lên những mối quan hệ mật thiết trong công việc,
cũng như trong cuộc sống. Mối quan hệ là cái rất quan trọng và cần thiết đối với
chúng ta. Nó như một nguồn sống khơng thể thiếu trong mỗi con người chúng ta
vậy. Nếu khơng có những mối quan hệ thì bạn khơng thể làm được gì, ngay cả
những cái đơn giản nhất cũng vậy.
Trong các mối quan hệ xã hội có rất nhiều kiểu quan hệ xã hội như:
Quan hệ giữa bạn bè với bạn bè, nó giúp cho chúng ta hiểu nhau hơn, và nó
giúp chúng ta tìm ra được những điểm chung của nhau, từ đó đi đến những tình
bạn tốt dẹp có thể gắn kết với chúng ta cả đời.
Quan hệ giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp trong cùng một công ty hoặc
cùng một ngành nghề. Nó sẽ giúp bạn giải tỏa những khúc mắc trong cơng việc,
cùng bạn hồn thành nó một cách xuất sắc.
Quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, quan hệ này sẽ giúp bạn trao đổi công
việc dễ dàng hơn và tạo cho chúng ta cảm thấy thoải mái khơng có sự phân biệt
giữa các cấp, tạo niềm tin cho chúng ta trong mọi hoàn cảnh.

16


Trong xã hội hiện tại
có vơ vàn các mối quan hệ,
mối quan hệ nào cũng đều

mang lại một lợi ích nhất
định cho chúng ta. Chính vì
vậy hãy cố gắng tạo dựng
nhiều mối quan hệ tốt và
mật thiết nó sẽ mang lại
những lợi ích riêng cho chúng ta trong cuộc sống cũng như trong công việc.
Bước vào một xã hội ngày càng đổi mới thì việc tạo dựng những mối quan
hệ là điều khơng thể thiếu. Đó khơng chỉ là một kỹ năng trong cuộc sống và còn là
một hành vi ứng xửa rất văn hóa.
Con người chỉ thực sự đạt được thành quả cao trong cuộc sống khi cá nhân
cảm thấy hạnh phúc. Nói như thế để thấy rằng, các mối quan hệ xã hội, được xem
như là những trang sách quý báu dẫn đường cho chúng ta đến với thành công

trong cuộc số ng thường ngày, hay cũng như trong cơng việc, nó đều có những lợi
ích riêng đối với mỗi con người chúng ta.
17


Đối với bản thân em, người thân và bạn bè là những người có mối quan hệ
gần nhất (quan hệ giao tiếp thường xun) sau đó là thầy cơ. Ngồi ra thì có những
mối quan hệ giao tiếp khơng thường xuyên, ví dụ: khi đi mua hàng, những người
lạ hỏi đường,…. Bản thân là một người không giỏi giao tiếp vì thế việc cần làm
trước hết để điều tiết mối quan hệ giữa mình và mọi người thì đó là việc giao tiếp
thường xuyên với những người mới quen, chịu khó bắt chuyện,…Việc “xây dựng
những mối quan hệ” là biến người lạ thành người quen, rồi từ người quen thành
người thân thiết tin tưởng lẫn nhau và luôn nghĩ đến nhau, sẵn sàng chia sẻ mọi
khó khăn trong cuộc sống với nhau. Phần lớn công việc là thông qua các mối quan
hệ, và để duy trì nó thì cần phải có những mối quan hệ nào đấy. Xây dựng cho
mình một mạng lưới quan hệ nó sẽ giúp ích cho công việc rất nhiều.
Mối quan hệ giữa người và môi trường tự nhiên.


18


Mơi

trường

tự

nhiên là tất cả những gì
tạo nên mơi trường sống
quanh con người. Đó là
tổ hợp của các yếu tố
như: tài ngun thiên
nhiên, khơng khí, đất,
nước, khí hậu, ánh sáng,
cảnh quan… Cơm ăn,
nước uống, thuốc chữa
bệnh, quần áo mặc đều
là sản phẩm từ thiên nhiên thơng qua q trình lao động của chính con người. Con
người và mơi trường tự nhiên có mối quan hệ rất chặt chẽ. Con người lựa chọn,
tạo dựng mơi trường sống cho mình từ mơi trường tự nhiên. Môi trường tự nhiên
quy định cách thức tồn tại và phát triển của con người. Con người tác động vào
mơi trường tự nhiên theo cả hướng tích cực và tiêu cực.
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất,
sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên” (5)
Mọi sự xáo trộn về môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội sẽ tác
động trực tiếp đến chất lượng sống của con người. Để xử lý mối tương tác đó, con

người phải vận dụng vốn tri thức và kinh nghiệm của mình để tìm được “tiếng nói
chung” với mơi trường. Sự tác động tích cực của con người vào mơi trường tự
nhiên được thể hiện qua việc tận dụng khai thác tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố
môi trường nhằm phục vụ cuộc sống của mình. Đồng thời, con người biết lựa chọn
cho mình khơng gian sống thích hợp nhất, từ chỗ lệ thuộc bị động đến cải tạo
chinh phục tự nhiên. Sự tác động của con người tăng theo sự gia tăng quy mô dân
19


số và theo hình thái kinh tế (Từ nền nơng nghiệp săn bắt hái lượm đến nền nông
nghiệp truyền thống và nền nơng nghiệp cơng nghiệp hóa). Tuy nhiên, sự tác động
tiêu cự c của con người vào môi trường tự nhiên khiến cho môi trường tự nhiên bị
tàn phá và ơ nhiễm, lúc đó con người sẽ ln phải sống trong cảnh lo âu về thiên
tai, dịch bệnh... Do vậy, môi trường tự nhiên phải được bảo vệ một cách tốt nhất,
phải tiết kiệm các nguồn tài nguyên, nâng cao tỷ lệ sử dụng các nguồn lực một
cách hiệu quả, làm cho hệ sinh thái được tái sinh thường xuyên. Đặc biệt, các hoạt
động kinh tế của con người phải được coi là một bộ phận cấu thành của hệ sinh
thái và phát triển kinh tế phải
bảo toàn sự cân bằng của hệ
sinh thái.
Mối quan hệ hiện nay
cần được xây dựng giữa con
người và môi trường tự nhiên là
“sống hịa hợp với tự nhiên”, vì
vậy cần nâng cao hiểu biết của
con người về mơi trường, con người chính là yếu tố mang tính quyết định, phải có
ý thức bảo vệ mơi trường và có các biện pháp kỹ thuật nhầm hạn chế hoặc xử lý
các chất thải, các chất gây ơ nhiễm trong q trình sinh hoạt và sản xuất. Tham gia
các phong trào đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, phong trào bảo vệ mơi
trường, giữ gìn nơi ở cũng như trường học,….


KẾT LUẬN:
Trong tư trưởng của Hồ Chí Minh, văn hố được đề cập đến hết sức bình dị
mà sâu sắc: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người đã sáng
tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,
văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các
20


phương thức sử dụng……..”. Song những đề cập này cũng nêu lên giá trị cũng như
tầm quan trọng của văn hóa đối với Người cũng như với bản thân em, đó là văn
hóa là nền tảng là những thứ khơng thể thiếu để “sinh tồn” như mặc, ăn, ở và đi lại
đến những thứ quan trọng tạo nên một hệ thống như là ngôn ngữ, chữ viết, đạo
đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,…

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.16.
2. />%20van/Chan,Thien,My.pdf
3. Từ điển Tiếng Việt, tr. 185
4. Nhật ký trong tù
5. Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam

21



×