Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

bài tập lớn phân tích điều kiện lịch sử - xã hội hình thành tư tưởng hồ chí minh 9đ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.97 KB, 8 trang )

I. MỞ BÀI
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một vị anh hùng giải phóng dân
tộc, danh nhân văn hoá thế giới mà còn là một chiến sĩ kiên cường của
phong trào cộng sản quốc tế. Người đã có những cống hiến to lớn cho phong
trào giải phóng các dân tộc bị áp bức, cho sự đoàn kết các lực lượng dân chủ
và hoà bình, cho sự thống nhất của phong trào cộng sản và công nhân trên
toàn thế giới. Người đã sáng tạo ra một hệ tư tưởng cách mạng giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người về độc lập dân tộc gắn
liền với Chủ Nghĩa Xã Hội đó là tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí
Minh là sản phẩm tất yếu của cách mạng Việt Nam, ra đời do yêu cầu khách
quan, đáp ứng những nhu cầu bức thiết do cách mạng Việt Nam đặt ra từ đầu
thế kỷ XX đến nay. Tư tưởng HỒ Chí Minh không chỉ có ý nghĩa lịch sứ mà
còn có ý nghĩa thời đại, nó có giá trị to lớn trong thời đại hiện nay. Chính vì
thế mà việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là hết sức cần thiết. Muốn
nghiên cứu được một cách sâu sắc và toàn diện tư tưởng Hồ Chí Minh thì ta
cần tìm hiểu rõ được điều kiện lịch sử - xã hội hình thành nên tư tưởng Hồ
Chí Minh. Chính vì thế mà em xin chọn: “Phân tích điều kiện lịch sử - xã
hội hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh” làm đề tài cho bài tập lớn của mình.
Trong quá trình làm bài sẽ còn rất nhiều thiếu sót. Em rất mong thầy
cô trong tổ bộ môn nhận xét và góp ý để bài làm của em được hoàn thiện
hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
II. THÂN BÀI
Trước khi đi vào phân tích điều kiện lịch sử - xã hội hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh thì ta cần phải hiểu thế nào là tư tưởng Hồ Chí Minh?
1
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một “khái niệm” khoa học, định nghĩa về tư
tưởng Hồ Chí Minh cần được trình bày một cách cô đọng, chặt chẽ, ở cấp độ
lý luận nhằm phản ánh được bản chất và nội dung cốt lõi của nó. Do đó, có
thể định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống tư tưởng, quan điểm cơ
bản phản ánh sâu sắc thực tiễn cách mạng Việt Nam, cách mạng thuộc địa,
trên cơ sở kế thừa, vận dụng và phát triển chư nghĩa Mác – Lênin, tinh hoa


văn hoá dân tộc, trí tuệ nhân loại, nhằm giải phóng dân tộc, giai cấp, con
người.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa yêu
nước truyền thống văn hoá, nhân nghĩa và thực tiễn cách mạng Việt Nam
với tinh hoa văn hoá nhân loại, được nâng lên tầm cao mới dưới ánh sáng
của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Điều kiện lịch sử - xã hội hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh gồm có
tình hình xã hội Việt Nam thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, quê hương và gia
đình và cuối cùng là thời đại.
1. Xã hội Việt Nam thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX
Suốt thế kỷ XIX, xã hội Việt Nam vẫn là một xã hội phong kiến, nông
nghiệp lạc hậu, trì trệ. Chính quyền nhà Nguyễn sau khi lật đổ triều đại Tây
Sơn đã thi hành một chính sách đối nội, đối ngoại bảo thủ, phản động: tăng
cường đàn áp, bóc lột ở bên trong và thực hiện bế quan toả cảng đối với bên
ngoài, không cho Việt Nam có cơ hội tiếp xúc và bắt nhịp với sự phát triển
của thế giới. Vì thế đã không phát huy được thế mạnh của dân tộc và đất
nước và rồi cuối cùng rơi vào cảnh mất nước. Nói như vậy để ta có thể
khẳng định một cách chắc chắn rằng việc chúng ta mất nước không phải là
một định mệnh lịch sử. Trong quá khứ chúng ta đã từng đánh đuổi rất nhiều
kẻ thù hùng mạnh bằng lòng yêu nước, tri thức đánh giăc, giữ nước vốn có.
Rơi vào cảnh mất nước này, trách nhiệm trước hết thuộc về bọn vua chúa
2
nhà Nguyễn, vì chúng trong thì sợ dân ngoài thì bạc nhược trươcs kẻ thù,
cam chịu đầu hàng để giữ lấy ngai vàng và lợi ích riêng của hoàng tộc.
Từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX, nước ta bị đế quốc Pháp xâm lược.
Các phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp rầm rộ bùng lên, dâng cao
và lan rộng trong cả nước: từ Trương Định, Nguyễn Trung Trực, ở Nam
Bộ; Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình Phùng, ở
miền Trung đến Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Quang Bích ở miền Bắc.
Tuy các cuộc nổi dậy đều sục sôi lòng yêu nước, căm thù giặc, muốn giành

lại độc lập cho dân tộc, song do chưa có một đường lối kháng chiến rõ ràng,
dựa trên ý thức hệ phong kiến nên đều thất bại.
Bước sang đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam bắt đầu có sự biến chuyển
và phân hoá, tầng lớp tiểu tư sản và mầm mống của giai cấp tư bản bắt đầu
xuất hiện, ảnh hưởng của cuộc vận động cải cách cảu Khang Hữu Vi, Lương
Khải Siêu ở Trung Quốc tác động vào Việt Nam. Phong trào yêu nước
chống Pháp của nhân dân ta chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản với
sự xuất hiện của các phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục do các sĩ
phu phong kiến có tư tưởng duy tân truyền bá và dẫn dắt nhưng do bất cập
trước lịch sử nên không tránh khỏi thất bại.
Những năm đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp thẳng tay đàn áp các phong
trào yêu nước của nhân dân ta. Đây có thể coi là giai đoạn mà các phong trào
yêu nước rơi vào tình trạng khó khăn nhất, bế tắc nhất. Tháng 12/1907
Trường Đông Kinh Nghĩa Thục bị đóng cửa; 4/1908 cuộc biểu tình chống
thuế ở miền Trung bị đàn áp mạnh mẽ; 1/1909 căn cứ Yên Thế bị đánh phá;
vụ Hà Thành đầu độc bị thất bại và bị tàn sát; phong trào Đông Du bị tan rã;
Phan Bội Châu và các đồng chí của ông bị trục xuất khỏi Nhật, các lãnh tụ
của phong trào Duy Tân Trung Kỳ người bị lên máy chém, người bị đày ra
Côn Đảo. Tình hình đó đã cho thấy phong trào cứu nước của nhâm dân ta
3
muốn giành được thắng lợi phải đi theo một con đường cách mạng mới.
Trước bế tắc của Cách mạng Việt Nam, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường
cứu nước, từng bước hình thành tư tưởng của mình, đáp ứng những đòi hỏi
bức xúc của dân tộc.
2. Quê hương và gia đình
*Quê hương:
Nghệ Tĩnh – quê hương của Hồ Chí Minh là mảnh đất giàu truyền
thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm. Nơi đây đã nuôi dưỡng nhiều anh
hùng nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam như: Mai Thúc Loan, Đặng Dung,
Nguyễn Biểu, các lãnh tụ yêu nước cận đại như: Phan Đình Phùng, Phan Bội

Châu và biết bao con người ưu tú khác của dân tộc Việt Nam.
Từ nhỏ Hồ Chí Minh đã đau xót chứng kiến cuộc sống nghèo khổ, bị
đàn áp, bị bóc lột cùng cực của đồng bào mình ngay trên mảnh đất quê
hương. Những tội ác của bọn thực dân và thái độ ươn hèn, bạc nhược của
bọn quan lại Nam Triều đã thôi thúc Người ra đi tìm một con đường cách
mạng mới để cứu dân, cứu nước.
Quê hương Nghệ Tĩnh là một vùng tập trung nhiều di tích lịch sử cứu
nước. Sinh ra, lớn lên ở đây thì sẽ có một điều kiện để sớm nung nấu lòng
yêu nước, chống ngoại xâm. Đúng thật là đất anh hùng, dân anh hùng sinh
người anh hùng.
*Gia đình:
Những dấu ấn gia đình trong tâm hồn người thiếu niên, nếu về sau có
bị phủ lấp bởi bụi bặm thời gian đi nữa thì nó vẫn trường tồn như một lớp
trầm tích của quả đất. Trong trường hợp của cụ Hồ Chí Minh thì: gia đình
cần cù, gương mẫu, quê hương trí tuệ, anh hùng là tảng đá nền của nhân
cách, tính tình, tư tưởng.
4
Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, gần gũi
với nhâm dân. Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Người là một
nhà nho cấp tiến, có lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, lao động cần cù, có
ý chí kiên cường, vượt qua gian khổ. Chủ trương lấy dân làm hậu thuẫn cho
mọi cải cách chính trị - xã hội của cụ Phó bảng Sắc đã có ảnh hưởng sâu sắc
đối với sự hình thành tư tưởng chính trị và nhân cách của Hồ Chí Minh.
Tuổi thơ của cậu bé Cung đã chứng kiến kiếp sống nô lệ lầm than của
dân tộc dưới nhiều tầng áp bức. Ngày vua Thành Thái bị thực dân Pháp bắt
đi đầy, vua đã khẳng khái: “Muôn dân nô lệ từng đàn. Vui chi bệ ngọc ngai
vàng riêng ta”. Khi đó Nguyễn Sinh Cung đang ở Huế cùng cha, trước cảnh
đó, cậu đã cúi mặt xuống để không rơi lệ; nhưng cha cậu – nhà Nho yêu
nước Nguyễn Sinh Sắc đã nhắc cậu ngẩng mặt lên nhìn để không quên thù
nhà nợ nước vẫn còn chưa trả xong. Từ đó cho đến mấy chục năm về sau,

người thanh niên yêu nước đó không bao giờ cúi mặt nữa, không bao giờ
chịu khuất phục trước bất kỳ sức mạnh nào; kể cả sau này là Nguyễn Tất
Thành, Nguyễn Ái Quốc, Văn Ba, Lý Thuỵ, Hồ Quang, Bác Hồ, hay Hồ
Chí Minh.
Cuộc đời cụ Nguyễn Sinh Sắc là cuộc đời trong sáng, liêm khiết, sống
cho đời, cho mọi người. Lòng yêu nước, thương dân, căm thù giặc và tấm
gương thanh bạch của cụ đã truyền cho những người con của cụ, tất cả đều
như những bông sen, thơm ngát và thanh khiết… Niềm tin, lòng yêu nước
của cụ thắp sáng và thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm thấy con đường
giải phóng dân tộc, giải phóng con người.
Chính gia đình đã là nơi dạy cho Hồ Chí Minh những bài học đạo đức,
nhân cách đầu tiên.
5
3. Thời đại
Nguyễn Ái Quốc bước lên vũ đài chính trị vào lúc mà chủ nghĩa tư
bản đã từ giai đoạn tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn tư bản độc
quyền, tức chủ nghĩa đế quốc, đã xác lập được quyền thống trị của chúng
trên toàn thế giới. Chúng tiến hành xâm lược nhiều thuộc địa (10 đế quốc
lớn Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan dân số
320.000.000người, diện tích 11.407.000km2). Bên cạnh mâu thuẫn vốn có là
mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản, làm nảy sinh mâu thuẫn mới là mâu thuẫn
giữa các nước thuộc địc và các nước Chủ nghĩa đế quốc, phong trào giải
phóng dân tộc dâng lên mạnh mẽ nhưng chưa ở đâu giành được thắng lợi
Chính vì thế mà cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sang thế kỷ XX không
còn là hành động riêng rẽ của nước này chống lại sự xâm lược và thống trị
của nước khác như trước kia nữa mà đã trở thành cuộc đấu tranh của các dân
tộc thuộc địa chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân gắn liền với cuộc
đấu tranh của giai cấp vô sản quốc tế.
Khi còn ở trong nước, Nguyễn Tất Thành chưa nhận thức được đặc
điểm của thời đại nhưng từ thực tế lịch sử - sự thất bại trong các cuộc đấu

tranh của các bậc cha anh. Anh đã thấy rõ con đường cách mạng đó là cũ kỹ,
không đem lại kết quả, cần phải tìm một con đường mới phù hợp hơn, hiệu
quả hơn.
Người đã đi khắp năm châu, bốn bể, đặt chân lên gần 30 nước trên
khắp thế giới. Nhờ đó, Người đã hiểu được bản chất chung của chủ nghĩa đế
quốc và màu sắc riêng của từng nước đế quốc khác nhau, đã hiểu được trình
độ phát triển cụ thể về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của nhiều nước
thuộc địa cùng cảnh ngộ.
Khoảng cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở về Pháp.
Người nhanh chóng đến được với phái tả của cách mạng Pháp và gia nhập
6
Đảng Xã hội Pháp năm 1919 - một chính đảng duy nhất ở Pháp lúc bấy giờ
bảo vệ. tỏ sự đồng tình với cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa bị áp
bức, bóc lột. Cùng năm đó, nhân dịp Hội nghị hoà bình được triệu tập tại
Vecxây, Nguyễn Ái Quốc đã gửi tới hội nghị bản “Yêu sách của nhân dân
An Nam”, đòi các quyền tự do, dân chủ tối thiểu cho Việt Nam. Nhưng bản
yêu sách đã không được chấp nhận. Người nhận rút ra được một bài học
rằng muốn giành được độc lập cho dân tộc chỉ có thể dựa vào chính bản thân
mình.
Hai sự kiện vĩ đại là Cách mạng tháng Mười và việc thành lập Quốc tế
III là hai sự kiện có tác động quyết định đối với nhận thức của Nguyễn Ái
Quốc về con đường giải phóng dân tộc. Chủ nghĩa tư bản phát triển không
đều, một số nước tư bản gây chiến tranh chia lại thuộc địa làm đại chiến Thế
giới thứ 2 nổ ra, chủ nghĩa đế quốc suy yếu. Chính vì thế tạo điều kiện thuận
lợi cho Cách mạng tháng 10 nổ ra và thành công, mở ra thời đại mới, thời
đại quá độ từ Chủ nghĩa Tư bản lên Chủ nghĩa Xã hội, làm phát sinh mâu
thuẫn mới giữa Chủ nghĩa Tư bản và Chủ nghĩa Xã hội.
Khi chưa tiếp cận với Luận cương cảu Lênin, Người đã sơ bộ đi đến
kết luận: chủ nghĩa tư bản, đế quốc ở đâu cũng tàn bạo, độc ác, bất công:
người lao động ở đâu cũng bị áp bức, bóc lột, đầy đoạ. Từ nhận thức về quan

hệ áp bức dân tộc Người đã đi tới nhận thức về quan hệ áp bức giai cấp, từ
quyền của dân tộc đi đến quyền của con người.
Trong một cuộc họp, Nguyễn Ái Quốc được một đồng chí đưa cho
đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề
thuộc địa” của Lênin thì Người đã mừng rỡ đến trào nước mắt. Người đã
biểu quyết tán thành Quốc tế III và tham gia thành lập ĐảngCộng sản Pháp.
Chính bản sơ thảo của Lênin đã giúp Người tìm ra con đường chân chính
cho sự nghiệp cứu nước, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mac –
7
Lênin, tìm thấy con đường giải phóng dân tộc mình trong sự nghiệp giải
phóng tất cả các dân tộc, đồng thời cũng đánh dấu bước ngoặt mới của cách
mạng nước ta, mở ra bước chuyển biến cho bao thế hệ người Việt Nam: từ
người yêu nước thành người cộng sản.
Tất cả những điều kiện lịch sử - xã hội: xã hội Việt Nam thề kỷ XIX
đến đầu thế kỷ XX, quê hương, gia đình và thời đại đều là những điều kiện
không thể thiếu để hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh.
III. KẾT BÀI
Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc ta và là
ngọn đuốc soi đường thắng lợi cho cách mạng giải phong các dân tộc thuộc
địa nói chung , cách mạng Việt Nam nói riêng suốt hơn 70 năm qua. Cách
mạng nước ta có được những thắng lợi lịch sử to lớn như ngày nay trước hết
là nhờ có chủ nghĩa Mac-Lênin, nhưng đồng thời cũng là nhờ có tư tưởng
Hồ Chí Minh. Người đã kế thừa và chuyển hoá những giá trị của chủ nghĩa
Mac-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, phù hợp với lịch sử, văn hoá và
con người Việt Nam, đồng thời cũng cổ vũ tinh thần của nhân dân các nước
thuộc địa trong cuộc đấu tranh tự giải phóng. Hiểu rõ điều kiện lịch sử - xã
hội hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh là bước đầu để tìm hiểu về tư tưởng
Hồ Chí Minh.
Chính vì thế mà em chọn: “ Phân tích điều kiện lịch sử - xã hội hình
thành tư tưởng Hồ Chí Minh” làm đề tài cho bài tập lớn của mình.

Trong quá trình làm bài sẽ không tránh khỏi những sai xót. Rất mong
thầy cô nhận xét và góp ý để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Một lần
nữa em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên
8

×