Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

BCTTTN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ THỰC TIỄN THỰC THI TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.96 KB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHOA QUẢN LÝ - LUẬT KINH TẾ

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGÀNH LUẬT KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH
TÊN ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ
THỰC TIỄN THỰC THI TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÁI
NGUYÊN

Thái nguyên, tháng


TRƯỜNG ĐH KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHOA QUẢN LÝ - LUẬT KINH TẾ

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGÀNH LUẬT KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH

Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Lớp:

Thái Nguyên, tháng
2


Chuyên ngành: Luật Kinh Doanh



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “ Pháp luật về HĐLĐ và thực tiễn thực thi tại Công ty
Điện lực Thái Nguyên”, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá
nhân và tập thể. Em xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới tất cả các cá nhân và tập thể đã
tạo điều kiện giúp đỡ em trong học tập và nghiên cứu. Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám
hiệu, các khoa, phòng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã tạo điều kiện
giúp đỡ em về mọi mặt trong quá trình học tập và hồn thành báo cáo thực tập này. Em xin
trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn
Em xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các thầy, cô giáo trong
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh.
Trong quá trình thực hiện đề tài, em còn được sự giúp đỡ và cộng tác của các cô, chú,
anh, chị tại các địa điểm nghiên cứu, em xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và
gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để em hoàn thành nghiên cứu này.

Sinh viên

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ & QTKD
KHOA QUẢN LÝ – LUẬT KINH TẾ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHẬN XÉT
CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên:
Lớp: Luật Kinh Doanh A......................Chuyên ngành: Luật Kinh Doanh...............................
Tên đề tài: Pháp luật về hợp đồng lao động và thực tiễn thực thi tại công ty điện lực Thái
Nguyên.

Giảng viên hướng dẫn:
1. Kết cấu, hình thức trình bày
..................................................................................................................................................
2. Nội dung của báo cáo
2.1. Phương pháp nghiên cứu
..................................................................................................................................................
2.2. Thông tin về đơn vị thực tập
..................................................................................................................................................
3


Chuyên ngành: Luật Kinh Doanh

2.3. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
..................................................................................................................................................
2.4. Thực trạng vấn đề
..................................................................................................................................................
3. Thái độ của sinh viên trong quá trình thực tập
..................................................................................................................................................
4. Mức độ đáp ứng mục tiêu thực tập tốt nghiệp
..................................................................................................................................................
5. Hướng phát triển nghiên cứu đề tài
..................................................................................................................................................
6. Kết quả:...............................................................................................................................
Thái Nguyên, ngày ... tháng ... năm 20 ...
Giảng viên hướng dẫn
(Ký tên)

4



Chuyên ngành: Luật Kinh Doanh

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ & QTKD
KHOA QUẢN LÝ – LUẬT KINH TẾ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHẬN XÉT PHẢN BIỆN
Họ tên sinh viên:
Lớp:Luật Kinh Doanh A.......................Chuyên ngành: Luật Kinh Doanh...............................
Tên đề tài: Pháp luật về hợp đồng lao động và thực tiễn thực thi tại công ty điện lực Thái
Nguyên.
Giảng viên hướng dẫn:
1. Kết cấu, hình thức trình bày
..................................................................................................................................................
2. Nội dung của báo cáo
2.1. Phương pháp nghiên cứu
..................................................................................................................................................
2.2. Thơng tin về đơn vị thực tập
..................................................................................................................................................
2.3. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
..................................................................................................................................................
2.4. Thực trạng vấn đề
..................................................................................................................................................
3. Mức độ đáp ứng mục tiêu thực tập tốt nghiệp
..................................................................................................................................................
4. Hướng phát triển nghiên cứu đề tài

..................................................................................................................................................
5. Kết quả:...............................................................................................................................
Thái Nguyên, ngày ... tháng ... năm 20 ...
Giảng viên phản biện
(Ký tên)

5


Chuyên ngành: Luật Kinh Doanh

MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các cụm từ viết tắt
Danh mục bảng số liệu, sơ đồ, biểu đồ, đồ thị, hình

6

Trang
i
ii
iii
v
vi


Chuyên ngành: Luật Kinh Doanh


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT

DẠNG VIẾT TẮT

DẠNG ĐẦY ĐỦ

1

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

2

BHXH

Bảo hiểm xã hội

3

BHYT

Bảo hiểm y tế

4

BLLĐ


Bộ luật lao động

5

DN

Doanh nghiệp

6

HĐLĐ

Hợp đồng lao động

7

KCN

Khu công nghiệp

8

NLĐ

Người lao động

9

NSDLĐ


Người sử dụng lao động

10

PLLĐ

Pháp luật lao động

11

QHLĐ

Quan hệ lao động

12

SXKD

Sản xuất kinh doanh

7


Chuyên ngành: Luật Kinh Doanh

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH

Sơ đồ 1.1
Bảng 1.1
Bảng 1.2

Bảng 2.1

NỘI DUNG
Sơ đồ
Mơ hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Bảng số liệu
Kết quả hoạt động kinh doanh của Cơng ty Điện lực Thái
Ngun trong giai đoạn 2017-2020
Tình hình lao động của Cơng ty Điện lực Thái ngun
Tình hình giao kết HĐLĐ của Công ty Điện lực Thái Nguyên

8

Trang
7
10
11
37


Chuyên ngành: Luật Kinh Doanh

SV: Đỗ Thị Ngân

MỞ ĐẦU
1. Tình cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, vấn đề nguồn lao
động và vấn đề xung quanh nó là điều cần quan tâm hàng đầu bên cạnh các yếu tố về
nguồn vốn, mặt bằng, công nghệ,... Bên cạnh sự thành công về kinh tế đã đạt được thì
hoạt động quản lý lao động có vai trị hết sức quan trọng, là yếu tố tạo nên thành công

và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp. Lao động là nhu cầu, là đặc trưng cho hoạt
động sống của con người. Hoạt động lao động giúp con người hoàn thiện bản thân và
phát triển xã hội. Khi xã hội đã đạt đến mức độ phát triển nhất định thì sự phân hóa,
phân cơng lao động xã hội diễn ra như một tất yếu và ngày càng sâu sắc. Do vậy, mỗi
người khơng cịn có thể tiến hành hoạt động lao động, sinh sống theo lối tự túc, đơn
lẻ mà QHLĐ trở thành một quan hệ xã hội có tầm quan trọng đặc biệt, khơng chỉ đối
với mỗi cá nhân mà là sự phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia, của toàn cầu. Vì vậy,
cần thiết phải có sự điều chỉnh của pháp luật đối với quan hệ này. QHLĐ ngày càng
được thiết lập theo nhiều cách thức khác nhau, hiện nay, HĐLĐ đã trở thành cách
thức cơ bản, phổ biến nhất để thiết lập QHLĐ trong nền kinh tế thị trường. Chính vì
thế, chế định HĐLĐ cũng là tâm điểm của PLLĐ nước ta.
Trong quá trình thực hiện HĐLĐ giữa NLĐ và NSDLĐ có những mâu thuẫn
gây khó khăn cho việc xây dựng mối quan hệ hài hòa, ổn định trong các cơ quan,
doanh nghiệp. NSDLĐ vì hiểu khơng đúng và đủ quyền của mình được pháp luật trao
cho mà thường xảy ra thực tế khi: một là NSDLĐ không sử dụng hết quyền quản lý
lao động của mình để quản lý hiệu quả; hai là NSDLĐ hiểu không đúng quyền, lạm
dụng quyền quản lý lao động của mình xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của
NLĐ. Cả hai tình trạng này đều dẫn đến việc quản lý lao động kém hiệu quả theo đó
năng lực sản xuất thấp, dẫn đến hiệu quả kinh doanh kém, ảnh hưởng đến lợi ích của
cả NSDLĐ, NLĐ và tồn xã hội nói chung. Mà nguyên nhân chính gây ra hiện tượng
này là do PLLĐ hiện hành quy định về quyền quản lý lao động của NSDLĐ chưa phù
hợp và chưa khả thi gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật. Theo đó việc đi sâu
nghiên cứu, đánh giá thực trạng PLLĐ Việt Nam về quyền quản lý của NSDLĐ để
9


Chuyên ngành: Luật Kinh Doanh

SV: Đỗ Thị Ngân


thấy được những mặt hạn chế của pháp luật và có những giải pháp sửa đổi phù hợp
với thực tiễn nhằm góp phần hoàn thiện PLLĐ về vấn đề này là việc làm cấp thiết.
Vì vậy, vấn đề đặt ra cần hồn thiện các chính sách pháp luật có liên quan trực
tiếp đến NLĐ; tập trung thực hiện chương trình nâng cao chất lượng, ký kết và thực
hiện có hiệu quả hợp đồng lao; chủ động phối hợp, tăng cường kiểm tra, giám sát
việc thực hiện pháp luật về HĐLĐ; để giảm thiểu những tranh chấp lao động giữa
doanh nghiệp với NLĐ trong quá trình thực hiện HĐLĐ. Do vậy, em lựa chọn việc
nghiên cứu đề tài “Pháp luật về HĐLĐ và thực tiễn thực thi tại Công ty Điện lực
Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Việc nghiên cứu nhằm mục tiêu tìm hiểu quy định của pháp luật về HĐLĐ và
thực tiễn áp dụng pháp luật HĐLĐ tại công ty Điện lực Thái Ngun. Từ thực tiễn áp
dụng HĐLĐ tại cơng ty, có thể thấy những vướng mắc, bất cập, hạn chế tồn tại của
PLLĐ hiện hành. Trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng, đưa ra một số nhận xét, đề xuất
những phương hướng, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật trong việc
giải quyết vấn đề liên quan đến HĐLĐ. Mặt khác, tạo thuận lợi cho quá trình áp dụng
pháp luật liên quan đến HĐLĐ tại các doanh nghiệp nói chung và tại cơng ty Điện
lực Thái Ngun nói riêng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của đề tài là các quy định của pháp luật về thực hiện HĐLĐ và thực
trạng thực hiện HĐLĐ tại Công ty Điện lực Thái Nguyên theo BLLĐ năm 2012 và
BLLĐ được sửa đổi bổ sung năm 2019
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về không gian
Báo cáo đề tài pháp luật về HĐLĐ được nghiên cứu, áp dụng trong phạm vi tại
Công ty Điện lực Thái Nguyên

10



Chuyên ngành: Luật Kinh Doanh

SV: Đỗ Thị Ngân

3.2.2. Phạm vi về thời gian
- Phạm vi thời gian: Số liệu phục vụ nghiên cứ đề tài được thu thập trong giai
đoạn 2017-2020
3.2.3. Phạm vi về nội dung
Báo cáo tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật theo BLLĐ năm
2012 và BLLĐ được sửa đổi bổ sung năm 2019 về giao kết, thực hiện, thay đổi, tạm
hoãn, chấm dứt HĐLĐ và thực tiễn áp dụng các quy định này giữa Công ty Điện lực
Thái Nguyên với NLĐ làm trong Công ty này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, báo cáo đã sử dụng
phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và một số các phương pháp nghiên cứu
truyền thống của khoa học xã hội. Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về
xây dựng Nhà nước pháp quyền nói chung, về pháp luật thực hiện HĐLĐ.
Ngoài ra báo cáo cịn sử dụng một số phương pháp phân tích, bình luận, so sánh
để làm rõ các khái niệm, phân loại, căn cứ, thủ tục,... quy định của pháp luật về thực
hiện HĐLĐ.
Phương pháp thống kê, tổng hợp: thống kê số liệu các trường hợp về giao kết,
chấm dứt HĐLĐ tại Công ty Điện lực Thái Nguyên từ năm 2017-2020.
Phương pháp phân tích đánh giá, kết hợp lý luận và thực tiễn: dựa trên số liệu đã
thu thập được để phân tích, đánh giá tình hình thực hiên các quy đinh pháp luật về
giao kết, thực hiện, thay đổi, tạm hoãn, chấm dứt HĐLĐ tại Công ty Điện lực Thái
Nguyên.
Cuối cùng sử dụng phương pháp tổng hợp, quy nạp khi nghiên cứu để đề xuất,
định hướng giải pháp hoàn thiện pháp luật về thực hiện HĐLĐ.
5. Kết cấu của báo cáo thực tập

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo báo cáo bao gồm 3
phần cụ thể:
11


Chuyên ngành: Luật Kinh Doanh

SV: Đỗ Thị Ngân

Phần 1: Khái quát về Công ty Điện lực Thái Nguyên.
Phần 2: Thực trạng pháp luật về HĐLĐ và thực tiễn thực thi tại Công ty Điện
lực Thái Nguyên.
Phần 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về HĐLĐ và nâng cao hiệu quả
thực hiện pháp luật về HĐLĐ tại Công ty Điện lực Thái Nguyên.

12


Chuyên ngành: Luật Kinh Doanh

SV: Đỗ Thị Ngân

PHẦN 1. Khái qt về cơng ty điện lực thái ngun
1.1. Q trình hình thành và phát triển của Cơng ty Điện lực Thái Nguyên
1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty Điện lực Thái Nguyên.
Theo Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ,
Tổng cơng ty Điện lực Việt Nam được thành lập. Công ty Điện lực Thái Nguyên là
một đơn vị thành viên trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc - Tập đoàn Điện
lực Việt Nam. Tiền thân công ty là nhà máy điện Thái Nguyên được thành lập ngày
25 tháng 12 năm 1963. Ngày 01/10/1968 sở điện 6 sáp nhập vào nhà máy điện Cao

Ngạn và đổi tên là Nhà máy điện Thái Nguyên. Khi công ty Điện lực 1 được thành
lập (ngày 06/10/1969), nhà máy điện Thái Nguyên là đơn vị thành viên trực thuộc
Công ty Điện lực 1. Nhà máy gồm có 3 tổ máy phát điện, công suất thiết kế là 24
MW. Năm 1989, Bộ Năng lượng quyết định nhà máy ngừng sản xuất điện. Nhiệm vụ
lúc này là truyền tải, phân phối và kinh doanh điện năng, đồng thời đổi tên là Sở Điện
lực Bắc Thái (nay là Công ty Điện lực Thái Ngun).
1.1.2. Q trình hình thành và phát triển của cơng ty Điện lực Thái Nguyên
Tháng 4 năm 1997 Sở Điện lực Bắc Thái được đổi tên là Điện lực Thái
Nguyên, cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ sau khi chia tách tỉnh. Thực hiện đề
án chuyển đổi mơ hình tổ chức thành lập Công ty mẹ - Tổng Công ty Điện lực miền
Bắc, ngày 14/04/2010 Điện lực Thái Nguyên đổi tên thành Công ty Điện lực Thái
Nguyên.
Năm 1963 bắt đầu vào vận hành chỉ có 128 km đường dây các loại với 10
trạm/15 máy biến áp, tổng dung lượng 68.120 KVA, chủ yếu phục vụ cho khu Gang
Thép Thái Nguyên.
Năm 1989, năm đầu tiên chuyển đổi chức năng, nhiệm vụ, lưới điện trong tỉnh
lúc đó mới chỉ có 834 km đường dây các loại, có 127/151 máy biến áp, tổng dung
lượng 206.505 KVA. Năm 2003, tổng chiều dài đường dây các loại là 4.300 km, có
908 trạm/949 máy biến áp, tổng dung lượng 493.466 KVA. Đến tháng 8 năm 2010:
Tổng chiều dài đường dây trung hạ thế đã lên tới 6.890,84 km, có 1.501 trạm/1.545
máy biến áp, tổng dung lượng là 634.138,5 KVA.
Năm 1963 - 1983 là giai đoạn vừa sản xuất vừa chiến đấu và khôi phục Nhà máy
điện. Ở giai đoạn này sản xuất điện hòa vào lưới điện quốc gia, điện thương phẩm
mới chỉ đạt: 2,2 tỷ KWh, doanh thu bán điện đạt: 0,33 tỷ đồng. Khách hàng chủ yếu
là khu vực thành phố và KCN gang Thép Thái Nguyên.
Sau 35 năm (đến năm 1989), điện thương phẩm đã tăng lên 6 tỷ KWh, doanh thu
bán điện là 2.000 tỷ đồng, số khách hàng sử dụng điện là 30.000 hộ. Sau 40 năm (đến
năm 2003), điện thương phẩm lên tới 8,32 tỷ KWh, doanh thu bán điện là 3.500 tỷ
13



Chuyên ngành: Luật Kinh Doanh

SV: Đỗ Thị Ngân

đồng, số khách hàng sử dụng điện là 80.000 hộ, nộp ngân sách cho Nhà Nước gần
700 tỷ đồng.
Tính đến năm 2010: Điện thương phẩm đạt trên 1,2 tỷ KWh, doanh thu bán
điện trên 1.150 tỷ đồng, tổn thất điện năng đạt 6,2%, giá bán điện điện bình quân đạt
951,78 đ/KWh.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Điện lực Thái Nguyên
Công ty Điện Lực Thái Nguyên là một đơn vị thành viên trực thuộc Tổng Công
ty Điện lực Miền Bắc - Tập đoàn Điện lực Việt Nam, với chức năng nhiệm vụ chính
là quản lý vận hành lưới điện và kinh doanh bán điện trên địa bàn tỉnh Thái Ngun.
Ngồi ra, Cơng ty Điện lực Thái Ngun cịn có chức năng, nhiệm vụ sau:
- Tư vấn quy hoạch điện lực; lập dự án đầu tư xây dựng cơng trình; quản lý dự
án đầu tư xây dựng cơng trình; dịch vụ tư vấn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án; dịch
vụ tư vấn, giám sát cả cơng trình điện; dịch vụ tư vấn điều hành, quản lý dự án; tư
vấn lập dự án đầu tư, tư vấn quản lý dự án, tư vấn đấu thầu.
- Xây dựng và sửa chữa, cải tạo lưới điện.
- Tư vấn giám sát thi công các công trình, đường dây và trạm biến áp cấp điện.
- Kiểm định chất lượng cơng trình; kiểm định an tồn kỹ thuật cho các thiết bị
điện, dụng cụ điện; lắp đặt, kiểm tra các loại thiết bị điện, trang bị điện, thiết bị bảo
vệ, điều khiển.
- Quản lý vận hành, điều khiển, tự động hóa thuộc các cơng trình lưới điện đến
cấp điện 110kwV cà các cơng trình lưới điện 220 kV có tính phân phối. Quản lý vận
hành, xử lý sự cố, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế, nâng cấp hệ thống.
- Căn cứ vào chỉ tiêu kinh tế được giao hàng tháng, quý, năm, phân bổ điều hòa
phụ tải của hệ thống lưới điện từng thời kỳ, đảm bảo việc kinh doanh an toàn, liên
tục, phục vụ kịp thời cho các ngành kinh tế.

- Sửa chữa, thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị điện và dụng cụ đo điện.
- Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao
- Hoạt động đại lý, môi giới, đấu giá có liên quan.
- Hoạt động dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin và các dịch vụ khác...
1.3. Cơ cấu tổ chức công ty Điện lực Thái Nguyên
1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

14


Chuyên ngành: Luật Kinh Doanh

SV: Đỗ Thị Ngân

Sơ đồ 1.1: Mơ hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Tổ Điện lực

Văn phòng

Phòng kế hoạch và vật tư

Tổ Điện lực

Phòng kỹ thuật

Tổ Điện lực

Phòng tổ chức lao động
Tổ Điện lực
Phòng tài chính kế tốn

Tổ Điện lực
Ban giám đốc

Phịng kiểm tra, giám sát mua bán điện
Tổ Điện lực
Trung tâm điều khiển xa
Tổ Điện lực
Phòng quản lý xây dựng
Tổ Điện lực
Phòng kinh doanh điện năng
Tổ Điện lực
Phịng cơng nghệ thơng tin
Đội quản lý vận hành lưới điện cao thế
Phịng an tồn

Phịng thanh tra, bảo vệ và pháp chế

Đội sửa chữa điện tổng hợp

(Nguồn: Công ty Điện lực Thái Nguyên)
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
1. Ban giám đốc: gồm giám đốc và phó giám đốc.
15


Chuyên ngành: Luật Kinh Doanh

SV: Đỗ Thị Ngân

- Giám đốc: được tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Bắc bổ nhiệm, là

người chỉ huy cao nhất trong công ty, chịu trách nhiệm trước nhà nước, Tập đoàn
Điện lực Việt Nam và Tổng công ty Điện lực miền Bắc về mọi hoạt động và kết quả
hoạt động kinh doanh của cơng ty, có trách nhiệm là:
+ Chịu trách nhiệm trước Bạn Giám Đốc Công ty Điện lực Thái Nguyên và
pháp luật về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Điện lực Thái
Nguyên.
+ Tổ chức nhân sự và cải tiến điều kiện lao động, quan tâm đến điều kiện sống
của , cơng nhân viên trong tồn công ty theo đúng quy định của ngành.
+ Chỉ đạo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đề bạt, công tác lao động, tiền
lương, thi đua - khen thưởng, công tác thanh tra - bảo vệ, công tác tài chính - kế tốn,
cơng tác quản lý vận hành, sửa chữa lưới điện theo kế hoạch cấp trên giao.
+ Trực tiếp chỉ đạo, giám sát trực tiếp: Phòng kinh doanh, Phịng tài chính - kế
tốn, Bộ phận văn phịng.
- Phó giám đốc: là người được Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Bắc
bổ nhiệm để giúp việc cho giám đốc công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty
Điện lực miền Bắc và giám đốc công ty về các hoạt động trong các lĩnh vực công tác
chuyên môn được phân cơng.
+ Phó giám đốc kinh doanh: chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tình hình
triển khai thực hiện, theo dõi và kiểm tra đánh giá kết quả công tác kinh doanh điện
năng, kinh doanh dịch vụ viễn thông tại cơng ty.
+ Phó giám đốc kỹ thuật: chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tình hình triển
khai thực hiện, theo dõi và kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện công tác sửa chữa lớnđầu tư xây dựng lưới điện, hình hình thực hiện các biện pháp ngăn ngừa sự cố và
giảm tổn thất trên lưới điện quản lý tại đơn vị.
2. Văn phòng: Tham mưu cho Giám đốc Cơng ty quản lý điều hành cơng tác hành
chính văn thư, tổng hợp, lưu trữ; Công tác quản trị cơ quan Cơng ty. Thực hiện cơng
tác tổng hợp, hành chính; công tác quản trị, đời sống của Công ty; Quản lý, điều hành
xe ô tô phục vụ SXKD của Công ty; Công tác vệ sinh, triển khai hệ thống quản lý
chất lượng 5S.
3. Phòng Kế hoạch và Vật tư: Tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác
SXKD, đầu tư xây dựng, lập thủ tục cải tạo lưới điện tiết kiệm, hiệu quả đáp ứng tiến

độ theo yêu cầu; Lĩnh vực quản lý và cấp phát vật tư thiết bị của Cơng ty.
4. Phịng Tổ chức Lao động: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý, chỉ đạo,
điều hành công tác tổ chức bộ máy; Tổ chức quản lý; Công tác ; Công tác đào tạo
16


Chuyên ngành: Luật Kinh Doanh

SV: Đỗ Thị Ngân

phát triển nguồn nhân lực; Cơng tác đổi mới doanh nghiệp; Văn hóa doanh nghiệp;
Công tác lao động, tiền lương, chế độ bảo hộ lao động, chế độ BHXH, BHYT,
BHTN, đời sống xã hội; Cơng tác y tế, chăm sóc sức khỏe NLĐ. Thư ký ISO của
Cơng ty.
5. Phịng Kỹ thuật: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý công tác kỹ thuật
vận hành, sửa chữa và phát triển lưới điện trên địa bàn tỉnh Thái Ngun.
6. Phịng Tài chính Kế tốn: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty tổ chức, quản lý
và chỉ đạo thực hiện cơng tác tài chính kế tốn trong Cơng ty theo đúng quy định.
7. Phịng Kiểm tra, giám sát mua bán điện: Tham mưu cho Giám đốc Công ty và
trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến cơng tác kiểm tra, giám sát và xử lý
các hành vi vi phạm trong hoạt động mua, bán và sử dụng điện, cơng tác kiểm tốn
năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Công ty.
8. Trung tâm điều khiển xa: Tham mưu giúp Giám đốc về công tác điều độ, vận
hành lưới điện khu vực Tỉnh Thái nguyên.
9. Phòng Quản lý xây dựng: Tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác quản
lý các công trình xây dựng lưới điện của Cơng ty Điện lực Thái Nguyên (giai đoạn
thực hiện đầu tư).
10. Phòng Kinh doanh điện năng: Tham mưu cho Giám đốc Công ty về Công tác
Kinh doanh điện năng, công tác điện nông thôn và cơng tác tiết kiệm điện.
11. Phịng Cơng nghệ thơng tin: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty

trong cơng tác cơng nghệ thơng tin; Chủ trì nghiên cứu, ứng dụng các phần mềm
phục vụ công tác SXKD, quản lý trong Công ty. Chỉ đạo và trực tiếp quản lý mạng
trong Công ty. Công tác quan hệ cộng đồng, thơng tin tun truyền.
12. Phịng An tồn: Tham mưu cho Giám đốc Cơng ty về cơng tác An tồn - Bảo
hộ lao động, phòng chống cháy nổ- cứu nạn cứu hộ và phịng chống thiên tai- tìm
kiếm cứu nạn của Cơng ty.
13. Phịng Thanh tra, Bảo vệ và Pháp chế: Tham mưu cho Giám đốc Công ty thực
hiện các công việc liên quan đến công tác thanh tra, bảo vệ và pháp chế trong Công
ty, bảo vệ tài sản, an ninh trật tự trong khu vực Nhà điều hành sản xuất của Công ty
và khu vực Kho Công ty Điện lực.
1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Điện lực Thái Nguyên trong giai
đoạn 2017-2020
Trong quá trình tổng hợp số liệu, có thể nhận thấy tình hình và kết quả kinh
doanh trong những năm gần của doanh nghiệp Cơng ty Điện lực Thái Ngun có sự
17


Chuyên ngành: Luật Kinh Doanh

SV: Đỗ Thị Ngân

tăng trưởng ổn định. Điều này thể hiện qua kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Điện lực Thái Nguyên trong giai đoạn năm 2017 - 2020.
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Điện lực Thái Nguyên
trong giai đoạn 2017-2020
STT
1
2

Chỉ tiêu

Điện thương
phẩm
Giá bán điện
bình qn

Đơn vị
tính
Triệu
kWh

Năm
2017

Năm
2018

Năm
2019

Năm
2020

3.913,38

4.711,13

4.806,1

4.882,50


đ/kWh

1.523.79

1.573,71

1.661,87

1.639,52

3

Tỷ lệ tổn thất

%

5.61

4.70

3.23

3.08

4

Doanh thu bán
điện

Tỷ đồng


3.048

3.985

4.883

5.980

5

Lợi nhuận

Tỷ đồng

56.290

43.300

55.486

58.820

Nộp ngân sách
Tỷ đồng
473
691
834
921
nhà nước

(Nguồn:Phòng kinh doanh Công ty Điện lực Thái Nguyên)
Nhận xét:
Qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2017 đến 2020 của Cơng ty
Điện lực Thái Ngun, có thể thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng
ty có sự ổn định. Giá trị điện thương phẩm thực hiện ở các năm sau luôn cao hơn so
với năm trước. Tuy nhiên trong năm 2020 điện thương phẩm có mức độ tăng trưởng
chậm là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các hoạt động sản xuất kinh doanh
của khách hàng tiêu thụ sản lượng điện chiếm tỷ trọng lớn trong tổng điện thương
phẩm của công ty bị sụt giảm. Giá bán điện bình quân năm 2020 giảm 22,35đ/kWh
do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên Công ty Điện lực Thái Nguyên đã thực hiện
giảm giá tiền điện cho khách hàng bị ảnh hưởng. Tỷ lệ tổn thất ở các năm sau đều
thấp hơn năm trước. Các khoản doanh thu bán điện và khoản nộp ngân sách nhà nước
đều có sự tăng lên rõ ràng và phát triển ổn định. Điều này cho thấy Công ty Điện lực
Thái Nguyên đã có sự tăng trưởng vượt bậc, có những thay đổi về mặt kỹ thuật,
không ngừng cải thiện và phát triển quy mơ hoạt động cũng như khẳng định vị trí của
mình trong sự nghiệp phát triển chung của đất nước.
6

18


Chuyên ngành: Luật Kinh Doanh

SV: Đỗ Thị Ngân

1.5. Tình hình lao động của công ty Điện lực Thái Nguyên
Bảng 1.2: Tình hình lao động của Cơng ty Điện lực Thái Nguyên
Năm 2017
Chỉ
tiêu


Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Số
Số
Số
Số
Tỷ lệ
Tỷ lệ
Tỷ lệ
Tỷ lệ
lượng
lượng
lượng
lượng
(%)
(%)
(%)
(%)
(người)
(người)
(người)
(người)

Tổng số
lao

843
động

100%

912

100%

987

100%

1064

100%

Phân theo giới tính
Nam

564

66.9% 642

70.4% 688

69.7% 726

68.2%


Nữ

279

33.1% 270

29.6% 299

30.3% 338

31.8%

1.7%

2.1%

2.7%

3.1%

Phân theo trình độ
Thạc sĩ

14

19

27

33


Đại học 290

34.4% 386

42.3% 485

49.2% 582

54.7%

Cao
đẳng

86

10.2% 79

8.7%

7.1%

5.7%

Trung
cấp

172

20.4% 161


17.7% 153

70

61

15.5% 148

13.9%

Cơng
nhân kỹ 281
33.3% 267
29.3% 252
25.5% 240
22.6%
thuật
(Nguồn: Phịng tổ chức lao động Công ty Điện lực Thái Nguyên)
- Nhận xét:
Theo bảng số liệu đã thống kê, ta có thể thấy: Tình hình lao động của Cơng ty
Điện lực Thái Ngun giai đoạn 2017-2020 tăng dần qua các năm. Lao động có trình
độ cao. Chất lượng đội ngũ nhân sự theo trình độ chun mơn tăng dần và có tính
chất ổn định qua các năm. Lượng lao động có trình độ đại học trở lên tăng dần qua
các năm từ 34.4% năm 2017 lên 54.7% năm 2020.
19


Chuyên ngành: Luật Kinh Doanh


SV: Đỗ Thị Ngân

Với chất lượng lao động như hiện nay, có thể nói ngành Điện lực là một trong
những ngành có chất lượng nguồn nhân lực tương đối cao so với những ngành khác.
Ngành quan tâm tới trình độ năng lực thực sự của NLĐ, đặc biệt đáp ứng yêu cầu với
cuộc cách mạng 4.0 khi nguồn nhân lực cần có tư duy chuyển đổi số và đa dạng kỹ
năng.
1.6. Khó khăn, thuận lợi và phương hướng phát triển của công ty
1.6.1. Thuận lợi
Thuận lợi của công ty:
- Hệ thống lưới điện truyền tải và phân phối được cải tạo và phát triển, góp phần
nâng cao năng lực cung cấp điện trên địa bàn quản lý.
- Công ty tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh viễn thông và tham gia các ngành nghề
khác đem lại cơ hội tăng thu nhập cho công nhân viên.
- Sự quan tâm chỉ đạo của Tổng công ty Điện Lực và sự hỗ trợ tích cực của địa
phương các ban ngành trong huyện.
- Lực lượng công nhân viên của đơn vị nhiệt tình cơng tác, cố gắng phấn đấu để
hồn thành chỉ tiêu sản xuất kinh doanh.
- Được phân cấp rộng rãi về cơng tác tài chính, đầu tư xây dựng cũng như mua
sắm vật tư hàng hóa...
1.6.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi, cơng t gặp phải những khó khăn:
- Khối lượng quản lý trên địa bàn rộng lớn ảnh hưởng đến công tác kiểm tra sửa
chữa.
- Lưới điện trung thế còn tồn tại nhiều cấp điện áp ảnh hưởng tính linh hoạt và
khả năng liên kết, cấp hỗ trợ.
- Tỷ lệ đường dây cũ, vận hành lâu năm và tiết diện nhỏ vẫn còn nhiều
- Chất lượng điện áp cuối nguồn nhiều khi không đáp ứng nhiệm vụ vận hành.
- Giá nguyên vật liệu biến động tăng cao làm ảnh hưởng không nhỏ đến đấu thầu
khai thác vât tư thiết bị và làm tăng chi phí SXKD của đơn vị.

- Việc thực hiện các dự án còn chậm, chưa kịp tiến độ do q nhiều cơng trình
đầu tư, đặc biệt là cơng trình đầu tư cung cấp điện cho khách hàng.
- Một số nhân sự mới vừa được bổ sung về các phịng, ban tham mưu của đơn vị
có trình độ chun mơn cịn non trẻ cần phải có thời gian rèn luyện phấn đấu.
1.6.3. Phương hướng phát triển
Trong những năm tiếp theo, công ty đề ra được những phương hướng phát triển
về cả nhân lực và vật lưc:
20


Chuyên ngành: Luật Kinh Doanh

SV: Đỗ Thị Ngân

- Về công tác kinh doanh toàn diện: chuẩn bị nguồn dồi dào, đủ công suất cung
cấp cho tất cả các khách hàng về đầu tư sản xuất trong các KCN. Để đảm bảo nguồn
cung cấp, Công ty Điện lực Thái Nguyên đã xây dựng và đang từng bước hoàn thành
kế hoạch chuẩn bị cho giai đoạn từ năm 2021-2025 với việc chuẩn bị xây dựng tuyến
xây mới với giá trị thực hiện là 3.864 tỷ đồng.
- Về công tác kinh doanh viễn thông: đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng các
công trình mới hệ thống mạng viễn thơng, chú trọng đến việc phát triển dịch vụ cho
thuê kênh riêng.
- Trong công tác chăn sóc khách hàng: thực hiện cơ chế “một cửa”, giải quyết nhu
cầu cấp điện cho khách hàng thông qua điện thoại. Duy trì hình thức thi tiền điện qua
ngân hàng, các điểm thu ngồi điện lực.
- Trong cơng tác chăm lo cho đời sống nhân viên: tổ chức thực hiện hoàn thành
vượt mức kế hoạch được giao hàng năm, chú trọng đến việc tổ chức các hình thức tự
thực hiện các loại dịch vụ như: tổ chức thi cơng xây lắp, nhận bảo trì hệ thống điện
khách hàng... để góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho cán bộ, công
nhân viên trong đơn vị.

- Ưu tiên phát triển lưới điện theo hướng tự động hóa bằng việc áp dụng công
nghệ thông tin, tin học.
- Đảm bảo cấp điện cho các phụ tải khu vực phục vụ phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh thuộc phạm vi địa giới Công ty quản lý.
- Đảm bảo các chỉ tiêu giảm tổn thất điện năng, chỉ số đô tin cậy cung cấp điện
tiệm cận với các chỉ số của đơn vị trong Tổng công ty.

21


Chuyên ngành: Luật Kinh Doanh

SV: Đỗ Thị Ngân

PHẦN 2. Thực trạng pháp luật về hợp đồng lao động và thực tiễn thực thi tại
công ty điện lực thái nguyên
2.1. Nội dung quy định pháp luật về hợp đồng lao động
2.1.1. Khái quát về hợp đồng lao động
Tại Việt Nam, từ Sắc lệnh 29-SL ngày 12/3/1947, Sắc lệnh 77-SL ngày 22/5/1950
đến những văn bản quy phạm pháp luật liên quan được ban hành sau này đều có khái
niệm về HĐLĐ. Tại Điều 26 BLLĐ năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006,
2007) quy định về HĐLĐ như sau:“HĐLĐ là sự thoả thuận giữa NLĐ và NSDLĐ về
việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong
QHLĐ”. Nhưng tùy từng giai đoạn với điều kiện khác nhau mà khái niệm HĐLĐ có
sự khác nhau nhất định. Tại kỳ họp thứ 3 ngày 18/06/2012, Quốc hội nước Cộng hịa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua BLLĐ năm 2012. Theo quy định
tại Điều 15 BLLĐ năm 2012:
“HĐLĐ là sự thoả thuận giữa NLĐ và NSDLĐ về việc làm có trả lương, điều
kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”.
Kế tiếp tinh thần của BLLĐ năm 1994 và BLLĐ năm 2012, tại Điều 13 khoản 1

BLLĐ năm 2019 thì quy định:
“HĐLĐ là sự thoả thuận giữa NLĐ và NSDLĐ về việc làm có trả cơng, tiền
lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động”.
Có thể thấy khái niệm HĐLĐ trong BLLĐ năm 2019 về cơ bản quay lại định
nghĩa về HĐLĐ theo BLLĐ năm 1994 nhưng có thêm yếu tố tiền lương. Định nghĩa
này đã nêu được các yếu tố cơ bản nhất của HĐLĐ, đó là về bản chất HĐLĐ là sự
thương lượng, thoả thuận, giao ước của các bên, chủ thể của HĐLĐ là NLĐ và
NSDLĐ, nội dung HĐLĐ là việc làm có trả cơng, tiền lương điều kiện lao động,
quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. Đặc biệt BLLĐ năm 2019 còn
quy định:
“Trường hợp hai bên thoả thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện
về việc làm có trả cơng, tiền lương và sự quản lí, điều hành, giảm sát của một bên thì
được coi là HĐLĐ”.
Điều đó có nghĩa việc xác định một họp đồng là HĐLĐ không quá phụ thuộc vào
tên gọi của hợp đồng mà phụ thuộc vào nội dung của nó. Nếu nội dung thoả thuận
của các bên trong hợp đồng có các điều khoản của HĐLĐ (các dấu hiệu của HĐLĐ)
thì vẫn xác định đó là HĐLĐ. Quy định này nhằm hạn chế tình trạng NSDLĐ biến
HĐLĐ thành các hình thức hợp đồng khác.
22


Chuyên ngành: Luật Kinh Doanh

SV: Đỗ Thị Ngân

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bị nhầm lẫn giữa hợp đồng lao động và hợp
đồng dịch vụ bởi cả hai loại đều có điểm tương đồng nhau. Vì vậy cần phải chú ý
phân biệt hai loại hợp đồng này, cụ thể hai hợp đồng này có một số điểm khác nhau
như sau:
Tiêu chí so

sánh

Hợp đồng lao động

Hợp đồng dịch vụ

Cơ sở pháp lý

Điều 13 BLLĐ 2019

Điều 513 BLDS 2015

Hợp đồng lao động phải đáp
Nội dung thỏa ứng đủ những nội dung chủ yếu
thuận trong hợp quy định tại khoản 1 Điều 21
đồng
BLLĐ 2019 thì mới được xem là
hợp đồng lao động

Có sự ràng buộc pháp lý giữa
Sự ràng buộc
NLĐ và NSDLĐ, NLĐ. NLĐ
pháp lý giữa trong q trình thực hiện cơng
các chủ thể việc trong hợp đồng, chịu sự
quản lý của NSDLĐ

Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa
thuận giữa các bên, theo đó
bên cung ứng dịch vụ thực
hiện cơng việc cho bên sử

dụng dịch vụ, bên sử dụng
dịch vụ phải trả tiền dịch vụ
cho bên cung ứng dịch vụ.

Khơng có sự ràng buộc về
pháp lý giữa bên yêu cầu dịch
vụ và bên cung cấp dịch vụ,
kết quả hướng tới của hợp
đồng dịch vụ chỉ là kết quả
cơng việc

NLĐ phải tự mình thực hiện
Người thực
hợp đồng lao động, không được
hiện hợp đồng
chuyển giao cho người khác.

Bên cung cấp dịch vụ được
thay đổi người thực hiện hợp
đồng nếu được sự đồng ý của
bên yêu cầu dịch vụ

Hợp đồng lao động phải được
thực hiện liên tục trong một
Thời gian thực khoảng thời gian nhất định đã
hiện hợp đồng thỏa thuận trước, không được tự
ý ngắt quãng hợp đồng, trừ khi
pháp luật lao động có quy định

Thời gian thực hiện hợp

đồng không cần liên tục, chỉ
cần hồn thành xong cơng
việc, việc ngắt qng phụ
thuộc vào người thực hiện
cơng việc

Mục đích của
Người sử dụng lao động quan
người sử dụng
tâm đến cả quá trình lao động
lao động
23

Chỉ quan tâm kết quả


Chuyên ngành: Luật Kinh Doanh

Căn cứ trả tiền
lương

SV: Đỗ Thị Ngân

Dựa vào quá tình lao động

Dựa vào sản phẩm tạo ra

Phải thực hiện công việc liên
Cách thức thực
tục trong một khoảng thời gian

hiện công việc
nhất định hoặc vô định.

Không cần thực hiện cơng
việc liên tục mà chỉ cần hồn
thành trong khoảng thời gian
được giao kết.

Khi ký hợp đồng phải bắt buộc
đóng BHXH, BHYT, BHTN cho
NLĐ

Khơng bắt buộc tham gia các
loại bảo hiểm cho người thực
hiện công việc

Bảo hiểm

NLĐ làm việc đủ 12 tháng cho
một NSDLĐ thì được nghỉ hằng
năm, hưởng nguyên lương theo
hợp đồng lao động như sau:
- 12 ngày làm việc đối với
người làm cơng việc trong điều
kiện bình thường;
Chế độ phép
năm

- 14 ngày làm việc đối với
người lao động chưa thành niên,

lao động là người khuyết tật,
người làm nghề, công việc nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm;

Không quy định về ngày
nghỉ phép cho người thực hiện
công việc

- 16 ngày làm việc đối với
người làm nghề, công việc đặc
biệt nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm.
NLĐ làm việc trong điều kiện
bình thường thì được hưởng 30
ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã
Chế độ ốm đau hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã
đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30
năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ
30 năm trở lên.

Khơng quy định về chế độ
ốm đau cho người thực hiện
cơng việc

Có thể thấy, khái niệm về HĐLĐ trong thực tế có nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Nhưng nói chung, giữa các khái niệm này đều ít nhiều có điểm tương đồng.

24



Chuyên ngành: Luật Kinh Doanh

SV: Đỗ Thị Ngân

2.1.2. Nội dung quy định pháp luật về Giao kết hợp đồng lao động
2.1.2.1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
Nguyên tắc thứ nhất: Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
Đây là nguyên tắc cơ bản khi giao kết HĐLĐ nói riêng và xác lập các giao dịch
dân sự nói chung. Nội dung nguyên tắc này đã được quy định tại điều 3 Bộ luật Dân
sự năm 2015 và tại các điều 4, điều 5, điều 6 Bộ luật Dân sự năm 2005. Sự tự nguyện
ở đây được hiểu, các bên hoàn toàn tự nguyện tham gia quan hệ, không bên nào hoặc
chủ thể nào được ép buộc, cưỡng bức bên kia hoặc các bên tham gia quan hệ lao
động. Chính vì vậy, khi giao kết HĐLĐ NLĐ và NSDLĐ tự nguyện đề xuất việc giao
kết hợp đồng, tự nguyện thoả thuận các điều khoản trong hợp đồng, tự nguyện giao
kết hợp đồng để xác lập quan hệ lao động.
Tuy nhiên, một số trường hợp chủ thể tham gia quan hệ lao động trong có thể là
người cịn nhỏ tuổi. Chính vì vậy để bảo vệ NLĐ cũng như sự bình đẳng giữa các chủ
thể trong việc giao kết HĐLĐ, tại khoản 1 Điều 18 BLLĐ 2012 quy định trường hợp
giao kết HĐLĐ với NLĐ từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi phải được sự đồng ý của
người đại diện theo pháp luật của NLĐ, song vẫn phải có sự đồng ý của NLĐ. Như
vậy trong trường hợp này thì ngun tắc tự nguyện khơng phải là tuyệt đối bởi các
chủ thể trong quan hệ HĐLĐ vẫn phải bị chi phối bởi ý chí của bên thứ ba. Vì vậy có
thể nói ngun tắc tự nguyện trong giao kết HĐLĐ vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính
tương đối.
Cùng với yếu tố tự nguyện, việc giao kết HĐLĐ cịn phải đảm bảo yếu tố bình
đẳng. Hai yếu tố này thường đi liền với nhau bởi chỉ khi các bên thực sự bình đẳng
với nhau mới đảm bảo cho các bên tự nguyện khi giao kết hợp đồng và hợp đồng mới
thực sự là kết quả của sự thương lượng, thoả thuận giữa các bên. Sự bình đẳng ở đây
được thể hiện ở việc các bên khi giao kết hợp đồng được bình đẳng với nhau về địa vị
pháp lí và tư cách chủ thể. Khơng bên nào được lợi dụng thế mạnh của mình để gây

sức ép với phía bên kia. Các bên được bình đẳng với nhau trong việc đưa ra ý kiến
cũng như trong việc trao đổi và thống nhất các vấn đề trong HĐLĐ. Các bên có trung
thực với nhau thì mới có sự thiện chí và hợp tác. Hơn nữa, sự trung thực khi giao kết
hợp đồng sẽ đảm bảo cho hợp đồng được hợp pháp, quan hệ lao động tồn tại lâu dài
và bền vững.
Nguyên tắc thứ hai: Tự do giao kết HĐLĐ nhưng không được trái pháp luật, thỏa
ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
Bản chất của HĐLĐ là sự thoả thuận giữa các bên về các vấn đề liên quan đến
quan hệ lao động. NLĐ và NSDLĐ được tự do ý chí trong việc xác lập các điều
25


×