Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Xây dựng đề cương nghiên cứu tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh S giai đoạn 2016 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.25 KB, 8 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC
PHẦN
MÔN: TỘI PHẠM HỌC
ĐỀ BÀI: “Xây dựng đề cương nghiên cứu tình hình tội
cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh S giai đoạn 2016 - 2020”
HỌ TÊN
MSSV
LỚP

: Nguyễn Thị Thúy Hiền
:
440421
:
4404 – N04 - TL2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài...................................................................................1
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài...................................................................1
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài..................................................................2
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài.........................................2
6. Kết cấu đề tài...........................................................................................................2
NỘI DUNG.......................................................................................................................2
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG VÀ DIỄN BIẾN CỦA TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH S GIAI ĐOẠN 2016-2020........................................................2
1.1. Thực trạng của tội cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh S giai đoạn 2016-2020 2


1.2. Diễn biến của tội cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh S giai đoạn 2016-2020...4
1.3. Kết luận chương I................................................................................................4
CHƯƠNG I: CƠ CẤU VÀ TÍNH CHẤT CỦA TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH S GIAI ĐOẠN 2016-2020....................................................................4
2.1. Cơ cấu của tội cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh S giai đoạn 2016-2020.......4
2.2. Tính chất của tội cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh S giai đoạn 2016-2020...5
2.3. Kết luận chương II...............................................................................................5
KẾT LUẬN.......................................................................................................................5
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................6

Danh mục các từ viết tắt
Ký hiệu viết tắt

Chữ viết đầy đủ

TCGTS

Tội cướp giật tài sản

TAND

Tòa án nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển do công cuộc đổi mới nền
kinh tế cũng như hội nhập quốc tế đã đạt được những thành tựu quan trọng. Sự phát triển
này thể hiện rõ ở các thành phố lớn với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, giúp cho
việc phát triển các lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội. Vị trí địa lý thuận lợi của tỉnh

S đã góp phần phát triển nền kinh tế của cả nước ta. Bên cạnh những thành tựu đã đạt
được, tỉnh S vẫn còn tồn tại những biểu hiện tiêu cực mà nổi cộm lên là tình hình tội
phạm diễn ra ngày càng phức tạp, nhiều loại tội phạm gia tăng, tính chất, mức độ ngày
càng nguy hiểm hơn. Trong đó, TCGTS là một trong những tội phạm xảy ra khá phổ
biến, gây thiệt hại cho tài sản Nhà nước, tổ chức và cá nhân.
Trong những năm qua, các cơ quan chức năng của tỉnh S đã có nhiều cố gắng
trong phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử TCGTS và đã đạt được những kết quả nhất định.
Tuy nhiên, TCGTS vẫn diễn biến phức tạp gây tác hại nhiều mặt, ảnh hưởng đến an
ninh, trật tự. Nhìn nhận ở góc độ thực tiễn, cho đến nay chưa có cơng trình nào nghiên
cứu có hệ thống về TCGTS, nên nhiều vấn đề thực tiễn cịn có ý kiến khác nhau. Do đó,
nghiên cứu một cách tồn diện và có hệ thống những vấn đề thực tiễn áp dụng pháp luật
hình sự về TCGTS, trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng,
chống tội phạm này ở địa bàn tỉnh trong thời gian tới là rất cần thiết. Vì vậy, em xin
chọn vấn đề: “Tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh S giai đoạn 2016-2020”
làm đề tài tiểu luận của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
TCGTS theo pháp luật hình sự Việt Nam là một trong những đề tài được nhiều
người quan tâm nghiên cứu; trong đó có thể kể đến các cơng trình sau:
– Sách chun khảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra tội phạm cướp
giật tài sản của lực lượng Cảnh sát điều tra về trật tự xã hội Công an Thành phố Hà
Nội” của Thạc sỹ Phạm Quốc Dũng năm 2011;
– “TCGTS theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình” luận văn của
Đặng Hồng Nhung tại Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2014…
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài:

1


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lấy các quan điểm khoa học về tội phạm, tình hình
tội phạm, và về tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh S, thực tiễn đấu tranh

phòng ngừa tội phạm. Trong phạm vi đề cương này, đề tài được tập trung nghiên cứu
dưới góc độ tội phạm học về những vấn đề liên quan đến tình hình tội cướp giật tài sản
trên địa bàn tỉnh S giai đoạn 2016-2020.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:
Đề cương với mục đích đánh giá các nội dung của tình hình tội cướp giật tài sản trên
địa bàn tỉnh S giai đoạn 2016-2020, trên cơ sở các số liệu thống kê đã thu thập được và
thơng qua những phân tích, so sánh về TCGTS, tạo cơ sở thực tiễn để các nhà nghiên
cứu khác tìm hiểu nguyên nhân của tội phạm, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu
quả cơng tác phịng chống TCGTS, đề tài có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề sau: (1)
Nghiên cứu thực trạng, diễn biến tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh S giai
đoạn 2016-2020; (2) Nghiên cứu, phân tích cơ cấu, tính chất của tội cướp giật tài sản
trên địa bàn tỉnh S giai đoạn 2016-2020.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài:
– Phương pháp luận: Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử để làm sáng tỏ đề tài.
– Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, cụ thể như:
Phương pháp biện chứng, phương pháp hệ thống, thống kê; phương pháp nghiên cứu hồ
sơ, phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, phương pháp so sánh, tổng hợp, diễn
dịch và quy nạp.
6. Kết cấu của đề tài:
Kết cấu bài viết bao gồm phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, mục lục và
danh mục tài liệu tham khảo. Phần nội dung bao gồm 2 chương:
Chương I: Thực trạng và diễn biến của TCGTS trên địa bàn tỉnh S giai đoạn 2016-2020.
Chương II: Cơ cấu và tính chất của TCGTS trên địa bàn tỉnh S giai đoạn 2016-2020.

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG VÀ DIỄN BIẾN CỦA TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH S GIAI ĐOẠN 2016-2020.
1.1. Thực trạng của tội cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh S giai đoạn 2016-2020:
Thực trạng của tội giết người trên địa bàn tỉnh S giai đoạn 2016-2020 được cấu

thành bởi hai yếu tố là tội phạm rõ và tội phạm ẩn. Ngồi ra chỉ số tội phạm và thơng số
về nạn nhân cũng là những yếu tố giúp cho làm rõ thực trạng của tội giết người một cách
đầy đủ và toàn diện hơn.
1.1.1. Tội phạm rõ:
2


Tội phạm rõ là tội phạm đã bị xử lí về hình sự và đã được đưa vào thống kê tội
phạm. Tội phạm đã được xử lý về hình sự bao gồm: tội phạm đã có bản án kết tội có
hiệu lực pháp luật (kể cả trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự, được miễn hình
phạt) và các trường hợp đã xác định là tội phạm nhưng đã bị đình chỉ mà khơng được xét
xử vì lí do khác nhau như đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, chủ thể thực
hiện đã chết… Có thể thấy, tội phạm đã được xử lí về hình sự như vậy được coi là tội
phạm hiện hay tội phạm rõ khi đã được phản ánh trong thống kê tội phạm. Căn cứ vào
số liệu thống kê của TAND tỉnh S giai đoạn 2016-2020, lập bảng số liệu thống kê và đồ
thị về thực trạng tình hình tội phạm dựa vào bảng số liệu thống kê. Sau đó, đánh giá,
nhận xét về thực trạng tình hình TCGTS trên địa bàn tỉnh S giai đoạn 2016-2020, dựa
vào bảng thống kê và đồ thị. Tiếp theo, người nghiên cứu đưa ra các số liệu về số lượng
và tỉ lệ số vụ, số bị cáo phạm tội cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh S so với phạm vi cả
nước để thấy được tỉnh nào có tỉ lệ tội phạm về tội cướp giật tài sản cao nhất trong cả
nước.
1.1.2. Tội phạm ẩn:
Tội phạm ẩn là các tội phạm đã thực tế xảy ra nhưng khơng được thể hiện trong
thống kê vì khơng được phát hiện, không được xử lý hoặc không được đưa vào thống kê
tội phạm. Tội phạm ẩn bao gồm tội phạm đã xảy ra nhưng về nội dung chưa được khẳng
định hoặc chưa được khẳng định chắc chắn qua bản án kết tội có hiệu lực pháp luật hoặc
về hình thức chưa được ghi nhận chính thức trong thống kê tội phạm. Để làm rõ hơn
thực trạng của tội phạm ẩn, cần đưa ra được số liệu thống về số vụ tội phạm ẩn trên địa
bàn tỉnh S giai đoạn 2016-2020 và thể hiện số liệu đó trên sơ đồ để có thể thấy rõ được
thực tình hình tội phạm ẩn đã xảy ra. Tuy nhiên, để đưa ra một con số chính xác về tội

phạm ẩn của tội phạm này là một điều không hề dễ dàng. Bởi vì, trên thực tế TCGTS đã
xảy ra nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà chưa bị cơ quan chức năng phát hiện, xử lý và
đưa vào thống kê. Do đó, tội cướp giật tài sản bị ẩn.
1.1.3. Chỉ số tội phạm:
Chỉ số về tội phạm được xác định để tìm hiểu mức độ phổ biến tội phạm trong
dân cư. Việc nghiên cứu về chỉ số tội phạm giúp xác định rõ về thực trạng của tình hình
tội phạm. Chỉ số tội phạm luôn được xác định gắn liền với một địa bàn nhất định trong
một khoảng thời gian xác định. Chỉ số tội phạm được tính theo tỉ lệ số tội phạm (hoặc vụ
phạm tội) trên 100.000 người dân (hoặc 10.000 người dân).
Dựa vào cơng thức tính, trên cơ sở số liệu thống kê của TAND về số vụ phạm tội
tại tỉnh S trong giai đoạn 2016-2020 và số dân trong khoảng thời gian đó, ta lập bảng chỉ
số tội phạm TCGTS trên địa bàn tỉnh S trong giai đoạn này. Qua bảng chỉ số tội phạm,
có thể thấy được chỉ số phạm tội của mỗi năm cao hay thấp và có sự thay đổi rõ rệt qua
các năm hay khơng. Từ đó, kết luận được mức độ phổ biến của TCGTS trên địa bàn tỉnh
S giai đoạn 2016-2020.
3


1.1.4. Thơng số về nạn nhân:
Thơng số nạn nhân đóng vai trị trong việc mơ tả thực trạng của tình hình tội
phạm. Để làm sáng tỏ thơng số về nạn nhân cần làm rõ các vấn đề: Số lượng nạn nhân;
Thông tin về đặc điểm nhân thân của nạn nhân; Thiệt hại mà nạn nhân phải gánh chịu
như thiệt hại về thể chất, vật chất, tâm lí; Tình huống trở thành nạn nhân.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu từ số liệu thống kê về số lượng nạn nhân, đặc điểm
nhân thân của nạn nhân qua các bản án sơ thẩm hình sự của TAND tỉnh S, lập bảng
thống kê về tình huống trở thành nạn nhân của hành vi cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh
S giai đoạn 2016-2020. Từ bảng thống kê, ta thể hiện lại các số liệu trên bằng biểu đồ và
đưa ra các nhận xét, từ đó có thể kết luận về tình huống nào khiến những đối tượng trở
thành nạn nhân của tội cướp giật tài sản là cao nhất.
1.2. Diễn biến của tội cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh S giai đoạn 2016-2020:

Diễn biến tình hình tội phạm là sự phản ánh xu hướng tăng, giảm hoặc ổn định
tương đối của tội phạm nói chung xảy ra trong khoảng thời gian nhất định và trên một
địa bàn nhất định. Trên cơ sở những số liệu ở phần thực trạng cuả tình hình TCGTS trên
địa bàn tỉnh S giai đoạn 2016-2020, người nghiên cứu sẽ đánh giá được diễn biễn của
tình hình tội phạm. Những con số đã chỉ rõ số lượng vụ án, số lượng người phạm tội.
Nếu lấy năm 2016 là năm gốc và coi số vụ có số bị cáo của năm này là 100%, sau đó so
sánh số liệu tương ứng của năm tiếp theo với số liệu gốc, ta có diễn biến tình hình
TCGTS trên địa bàn tỉnh S giai đoạn 2016-2020 thể hiện qua bảng số liệu thống kê và
biểu đồ đường biểu diễn. Từ đó, dễ dàng nhận thấy xu hướng tăng, giảm hoặc ổn định
tương đối của TCGTS trên địa bàn tỉnh S giai đoạn 2016-2020.
1.3. Kết luận chương I:
Nêu lên kết luận tổng thể về số lượng, đối tượng và chỉ số của tội phạm. Sau đó
đưa ra nhận xét chung về chiều hướng diễn biến của tình hình tội cướp giật tài sản trên
địa bàn tỉnh S giai đoạn 2016-2020.
CHƯƠNG II: CƠ CẤU VÀ TÍNH CHẤT CỦA TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH S GIAI ĐOẠN 2016-2020.
2.1. Cơ cấu của tội cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh S giai đoạn 2016-2020:
Nghiên cứu về cơ cấu của tình hình tội phạm thực chất là tìm hiểu nội dung bên
trong của tình hình tội phạm , tìm ra những điểm riêng biệt của nó. Cơ cấu của tình hình
tội phạm là tỉ trọng, mối tương quan giữa nhân tố bộ phận và tổng thể của tình hình tội
4


phạm trong khoảng thời gian nhất định và trên địa bàn nhất định. Theo đó, dựa vào mục
đích nghiên cứu đề tài, ta có thể lựa chọn, sắp xếp cơ cấu của tội cướp giật tài sản trên
địa bàn tỉnh S giai đoạn 2016-2020 theo các tiêu chí sau: Theo hình thức phạm tội; địa
bàn phạm tội; phương thức, thủ đoạn phạm tội; thời gian phạm tội; loại chế tài hình sự
Tịa án áo dụng đối với người phạm tội; địa điểm phạm tội; đặc điểm mối quan hệ của bị
cao với nạn nhân; độ tuổi của bị cáo; nghề nghiệp của bị cáo; trình độ văn hóa của bị
cáo. Để biểu đạt cơ cấu của tình hình tội phạm được rõ nét, sinh động, người nghiên cứu

nên sử dụng các bảng thông kê và đặc biệt là biểu đồ thống kê phù hợp. Điều đó giúp
cho người đọc dễ dàng nhận biết được cơ cấu của tình hình tội phạm theo từng tiêu chí
đánh giá.
Giữa cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm có quan hệ mật thiết với nhau.
Tính chất của tình hình tội phạm được làm sáng tỏ sau khi đã có sự nghiên cứu cơ cấu
tình hình tội phạm. Khi cơ cấu của tình hình tội phạm được nghiên cứu một cách kĩ
lưỡng thì tính chất càng được định hình rõ nét.
2.2. Tính chất của tội cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh S giai đoạn 2016-2020:
Qua tìm hiểu cơ cấu của tình hình TCGTS trên địa bàn tỉnh S giai đoạn 20162020 theo các tiêu chí trên sẽ phát hiện được: Hình thức phạm tội của tội cướp giật tài
sản diễn ra dưới hình thức nào; Tội phạm tập trung ở khu vực nào, với tỉ lệ như thế nào;
Thời gian thực hiện tội phạm chủ yếu vào thời điểm nào; Người thực hiện tội phạm hay
thực hiện hành vi phạm tội tại nơi nào; Đặc điểm nhân thân thường thấy của những
người bị kết án; Phương thức, thủ đoạn, động cơ, mục đích là gì và chiếm tỉ lệ như thế
nào? Có thể thấy, tính chất của tình hình tội phạm phản ánh những đặc điểm đặc trưng,
nổi bật nhất trong cơ cấu của tình hình tội phạm. Tác dụng của việc làm rõ tính chất của
tình hình tội phạm đó là giúp định hướng trong việc tìm ra nguyên nhân của tội phạm
cũng như có giải pháp phịng ngừa tội phạm sát với thực tế.
2.3. Kết luận chương II:
Từ những nghiên cứu, phân tích, đánh giá về cơ cấu và tính chất của TCGTS trên
địa bàn tỉnh S giai đoạn 2016-2020, người nghiên cứu rút ra một số tính chất của tội
phạm này trong gian đoạn này.

KẾT LUẬN

5


Kết luận của đề cương là những kết luận, đánh giá về tình hình tội cướp giật tài
sản trên địa bàn tỉnh S giai đoạn 2016-2020 dựa trên các số liệu được thống kê, phân
tích và nhận xét, từ đó có cái nhìn tổng quan hơn về loại tội phạm này.


Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Tội phạm học, Trường Đại học Luật Hà Nội, nxb CAND, 2019.
2. Tội phạm học nhập môn, TS. Dương Tuyết Miên, Nxb CAND, Hà Nội, 2019.
3. Tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn TP Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật học
của tác giả Nguyễn Việt Quang, Hà Nội, 2016.
4. Nguyên nhân, điều kiện của tội cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang,
Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Huỳnh Ngọc Tùng, Hà Nội, 2017.
5.

/>
6. />
6



×