Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc Bài tập nhóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.49 KB, 11 trang )

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

1

Mục lục

2

A. MỞ ĐẦU

3

B. NỘI DUNG
I. Khái lược những quan điểm của Mác - Lênin về vấn đề dân tộc

3

II. Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh

4

2.1. Vấn đề dân tộc thuộc địa ở Việt Nam

4

2.2. Tư tưởng về độc lập, tự do thực sự của Hồ Chí Minh

5


2.2.1. Nội dung tư tưởng

5

2.2.2. Cơ sở hình thành tư tưởng

6

2.2.3. Quá trình phát triển tư tưởng

6

2.2.4. Ý nghĩa của tư tưởng

7

2.3. Quan điểm về cách mạng giải phóng dân tộc khơng phụ thuộc vào
cách mạng vơ sản chính quốc của Hồ Chí Minh
III. Vấn đề dân tộc trong thực tiễn Việt Nam hiện nay

8
9

C. KẾT LUẬN

10

D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

12


2


A. MỞ ĐẦU
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của dân tộc. Cả cuộc đời Người
đã dành trọn cho nhân dân, cho đất nước, cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng con
người, thốt khỏi mọi áp bức, bóc lột, vươn tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc và
tự do. Bởi vậy mà vấn đề dân tộc trong cách mạng Việt Nam luôn được Người
quan tâm, trăn trở và đau đáu suy nghĩ. Cũng chính vì lẽ đó, nhóm chúng em
quyết định chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc” để làm rõ
những nội dung là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư tưởng của Người về vấn đề dân
tộc, từ đó, càng thêm trân trọng tấm lịng mà Người đã dành cho con dân.

B. NỘI DUNG
I. Khái lược những quan điểm của Mác - Lênin về vấn đề dân tộc
Khái niệm dân tộc được dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định làm thành
nhân dân một nước có lãnh thổ quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ
chung, có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi những quyền
lợi về chính trị, kinh tế, truyền thống, văn hóa, truyền thống đấu tranh chung
trong suốt quá trình dựng nước và bảo vệ đất nước. Dân tộc có tính thống nhất
cao thể hiện ở sự cộng đồng về lãnh thổ, về kinh tế, về ngôn ngữ và về văn hóa.
Dân tộc có tính ổn định, bền vững, đảm bảo bởi nguyên tắc pháp lý cao, tôn
trọng quyền tự quyết của mỗi dân tộc.
Dân tộc là một vấn đề rất rộng lớn mà C.Mác và Ph.Ăngghen đã khơng đi sâu
giải quyết vì thời đó ở Tây Âu, vấn đề dân tộc đã được giải quyết trong cách
mạng tư sản. Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, cách mạng giải phóng dân tộc
trở thành một bộ phận của cách mạng vơ sản thế giới, Lênin có cơ sở thực tiễn để
phát triển vấn đề dân tộc thuộc địa thành một hệ thống lý luận. Tuy cả C.Mác,
Ph.Ăngghen và Lênin đã nêu lên những quan điểm cơ bản về mối quan hệ biện

3


chứng giữa vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc nhưng từ thực tiễn cách mạng vô
sản ở Châu Âu, các ông vẫn tập trung nhiều hơn vào vấn đề giai cấp. Điều kiện
những năm đầu thế kỉ XX trở đi đặt ra yêu cầu vận dụng và phát triển sáng tạo lý
luận Mác-Lênin cho phù hợp với thực tiễn ở các nước thuộc địa. Chính Hồ Chí
Minh là người đã đáp ứng được yêu cầu đó.
II. Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh
II.1. Vấn đề dân tộc thuộc địa ở Việt Nam
Vào giữa năm 1920, khi đang hịa mình trong cuộc đấu tranh sơi nổi của
Đảng Xã hội Pháp để tìm con đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã được đọc
“Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”
của V.I.Lênin. Người đón nhận Luận cương này của V.I.Lênin với niềm phấn
khởi và tin tưởng của một người chiến sĩ cách mạng sau nhiều năm nghiên cứu
lý luận, khảo sát thực tiễn. Luận cương của V.I.Lênin đã có ảnh hưởng đặc biệt
sâu sắc đối với nhận thức, tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh về con
đường cách mạng Việt Nam1. Nguyễn Ái Quốc đã rút ra kết luận quan trọng:
“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, khơng có con đường nào khác con
đường cách mạng vô sản”2. Người đánh giá cao Cách mạng Tháng Mười:
“Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là thành công, và thành công đến
nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật…” 3.
Từ đó, Hồ Chí Minh đã nêu lên quan điểm về độc lập thật sự và chưa thật sự.
Nền độc lập bằng sức mạnh dân tộc giành lại được mới là độc lập thật sự, cũng
do sự tan rã của hệ thống thuộc địa mà có độc lập là chưa thực sự. Bởi vì, ở
những quốc gia ấy, tiếng là độc lập nhưng chưa được quyền tự quyết định mọi
1 />2 Hồ Chí Minh (2000), Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, t. 9, tr. 314.
3 Hồ Chí Minh, Tồn tập, Sđd, t. 2, tr. 280.

4



vấn đề của dân tộc, nhất là vẫn phải chấp nhận sự bảo trợ của nước ngoài bằng
quân đội trên lãnh thổ nước mình.
Như vậy, vấn đề dân tộc thuộc địa trong thời đại cách mạng vô sản thực chất
là vấn đề đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân đế quốc, giải phóng các dân tộc
thuộc địa, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng
Cộng sản, nhằm thủ tiêu sự xâm lược và ách thống trị của nước ngoài, giành lại
độc lập, tự do và quyền tự quyết cho dân tộc, thành lập nhà nước độc lập và lựa
chọn con đường phát triển của nước mình.
Từ đó, vận dụng vào các nước thuộc địa và Việt Nam, Hồ Chí Minh chỉ rõ
dân tộc thuộc địa ở Việt Nam khơng nằm ngồi quan điểm chung ở trên, nhưng
được quán xuyến trong hai nội dung chủ yếu: một là, tư tưởng về độc lập, tự do
thực sự dựa trên sức mạnh của dân tộc; hai là, quan điểm về cách mạng giải
phóng dân tộc khơng phụ thuộc vào cách mạng vơ sản chính quốc.
II.2. Tư tưởng về độc lập, tự do thực sự của Hồ Chí Minh
II.2.1. Nội dung tư tưởng về độc lập, tự do thực sự của Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh khẳng định độc lập, tự do là các quyền cơ bản, thiêng liêng và
bất khả xâm phạm của tất cả dân tộc bị áp bức, bóc lột trên thế giới, trong đó có
dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh viết: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh
ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự
do”4. Đối với một dân tộc mất nước, nơ lệ thì cái q giá nhất trên đời là độc lập,
tự do. Có độc lập, tự do mới có chủ quyền quốc gia và quyền lựa chọn con
đường phát triển của dân tộc, hơn nữa, được sống làm dân tự do của một nước
độc lập là niềm hạnh phúc, niềm khao khát lớn nhất của mỗi người và của cả một
dân tộc.

4 Hồ Chí Minh, Tồn tập, Sđd, t. 4, tr. 3.

5



II.2.2. Cơ sở hình thành tư tưởng về độc lập, tự do thực sự của Hồ Chí
Minh
Một là, kế thừa từ truyền thống yêu nước, tự lực tự cường, yêu chuộng hịa
bình của dân tộc Việt Nam.
Hai là, từ các quyền tự nhiên cá nhân được ghi nhận trong tuyên ngôn của
các nhà nước dân tộc tư sản (Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ; Tuyên
ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791), Hồ Chí Minh
đã khái quát và nâng lên thành các quyền cơ bản của tất cả các dân tộc trên thế
giới, như quyền bình đẳng, quyền sống độc lập, quyền sung sướng và quyền tự
do. Trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945, Hồ Chí Minh đã khẳng định:
“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một
nước tự do độc lập”. Hơn nữa, Người cịn tìm mọi biện pháp để hiện thực hóa
các quyền đó trên thực tế trong xã hội Việt Nam.
II.2.3. Quá trình phát triển tư tưởng về độc lập, tự do thực sự của Hồ
Chí Minh
Q trình phát triển tư tưởng về độc lập, tự do của Hồ Chí Minh diễn ra trong
khoảng thời gian không dài nhưng đủ để Người hoàn thiện một chân lý của thời
đại, bổ sung vào học thuyết Mác – Lênin, khích lệ tinh thần đấu tranh chống áp
bức, bóc lột, vì hịa bình dân chủ và tiến bộ của nhân loại trên toàn thế giới.
Năm 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc gửi
đến Hội nghị Vécxây bản yêu sách 8 điểm địi quyền bình đẳng về chế độ pháp
lý và các quyền tự do, dân chủ tối thiểu cho nhân dân Việt Nam, chưa hề đề cập
đến vấn đề độc lập hay tự trị.
Năm 1930, trong Chánh cương vắn tắt và trong lời kêu gọi sau khi thành lập
Đảng, Nguyễn Ái Quốc xác định mục tiêu chính trị hay tư tưởng cách mạng của
Đảng ta là “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến; Làm cho nước
6



Việt Nam hoàn toàn độc lập”5. Người cũng xác định rõ quyết tâm sắt đá hay
hành động cách mạng của cả dân tộc “Dù phải hy sinh tới đâu, dù có phải đốt
cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”6.
Năm 1945, trong Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh tun bố trước tồn thể
đồng bào và nhân dân thế giới rằng: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và
độc lập. Tồn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính
mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”7.
Tư tưởng về độc lập, tự do tiếp tục được phát triển trong cuộc kháng chiến
chống Pháp (1946 – 1954) và được hoàn thiện trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
(1945 – 1975). Cụ thể, năm 1946, đế quốc Pháp quay lại xâm lược nước ta lần
thứ hai và thất bại thảm hại trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Năm
1966, dưới tiêu đề “Khơng có gì q hơn độc lập, tự do!”8, Hồ Chí Minh đã
khẳng định một chân lý thiêng liêng, bất khả chiến bại của dân tộc Việt Nam
trong cuộc kháng chiến chống để quốc Mỹ xâm lược. Cuộc kháng chiến đó đã
giành được thắng lợi hoàn toàn vào mùa xuân năm 1975.
II.2.4. Ý nghĩa tư tưởng về độc lập, tự do thực sự của Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập, tự do thực sự đã trở thành lẽ sống, trở
thành học thuyết cách mạng của Hồ Chí Minh, của Đảng và của toàn thể dân tộc
Việt Nam. Học thuyết ấy vừa thể hiện mục tiêu chiến đấu, động lực và nguồn sức
mạnh to lớn làm nên chiến thắng của dân tộc Việt Nam trong Cách mạng tháng
Tám; vừa là nguồn cổ vũ, động viên tinh thần chiến đấu của nhân dân các dân
tộc thuộc địa bị áp bức, bóc lột trên thế giới.
II.3. Quan điểm về cách mạng giải phóng dân tộc khơng phụ thuộc vào
cách mạng vơ sản chính quốc của Hồ Chí Minh
5 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t. 3, tr. 1.
6 Võ Nguyên Giáp (1994), Những chặng đường lịch sử, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 196.
7 Hồ Chí Minh, Tồn tập, Sđd, t. 4, tr. 4.
8 Hồ Chí Minh, Tồn tập, Sđd, t. 12, tr. 108.


7


Hồ Chí Minh khẳng định “Cách mạng thuộc địa khơng những khơng phụ
thuộc vào cách mạng vơ sản ở chính quốc mà cịn giành thắng lợi trước” 9 cách
mạng vơ sản chính quốc. Quan điểm sáng tạo này của Hồ Chí Minh đã chỉ ra
tính độc lập tương đối, khơng phụ thuộc lẫn nhau của hai cuộc cách mạng.
Trong tư duy của Người, vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp ln thống nhất,
gắn bó chặt chẽ với nhau không thể tách rời. Quan điểm sáng tạo trên của Người
bao gồm những nội dung cụ thể sau: Một là, các dân tộc thuộc địa trước hết phải
đấu tranh giành độc lập cho dân tộc mình, rồi sau đó mới có địa bản để tiến lên
làm cách mạng xã hội chủ nghĩa; Hai là, không được phép ỷ lại, ngồi chờ thắng
lợi của cách mạng vơ sản ở chính quốc; Ba là, phải tự lực cánh sinh, dựa vào sức
mạnh là chính, đồng thời phải biết tranh thủ sự đồn kết, ủng hộ của giai cấp vô
sản và nhân dân lao động tiến bộ trên toàn thế giới; Bốn là, phải có sự đóng góp
thiết thực vào sự nghiệp cách mạng vơ sản trên thế giới.
Từ đó, Hồ Chí Minh đã xác định đường lối, động lực và mục đích của cách
mạng giải phóng dân tộc là:
Thứ nhất, giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội. So với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã có sự
sáng tạo khi đặt vấn đề dân tộc lên trên vấn đề giai cấp. Bởi vì, đó là mâu thuẫn
nổi trội nhất, đòi hỏi cần giải quyết ngay. Các giai cấp dù là địa chủ hay nơng
dân thì đều chịu chung số phận là một người nô lệ mất nước. Sau khi cách mạng
thành công, phải thiết lập chế độ sở hữu công cộng về các tư liệu sản xuất chủ
yếu và xây dựng nhà nước kiểu mới thực sự của dân, do dân, vì dân để đảm bảo
một sự hài hòa giữa độc lập dân tộc với tự do, hạnh phúc của con người, vì “Nếu
nước độc lập mà dân khơng được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng
chẳng có nghĩa lý gì”10. Điều này cũng giúp Hồ Chí Minh giải quyết tốt mối
9 Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, tư


tưởng Hồ Chí Minh (2003), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị Quốc gia, tr. 79.
10 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 56.

8


quan hệ dân tộc- giai cấp: đặt vấn đề dân tộc lên trước nhưng không quên vấn đề
giai cấp; và khi xây dựng chủ nghĩa xã hội thì đồng thời giải quyết được luôn
quyền lợi cho các giai cấp.
Thứ hai, động lực của cách mạng là chủ nghĩa yêu nước kết hợp với tinh
thần dân tộc. Theo đó, dân tộc và giai cấp, quyền lợi dân tộc và quyền lợi giai
cấp luôn thống nhất với nhau và phù hợp với cơ sở lịch sử của xã hội Việt Nam.
Nó có nhiệm vụ giải quyết đồng thời hai mẫu thuẫn chủ yếu của cách mạng Việt
Nam là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với bọn xâm lược Pháp và mâu thuẫn
giữa vô sản (công nhân) với tư sản, giữa nông dân với địa chủ phong kiến trong
nội bộ dân tộc.
Thứ ba, mục đích của cuộc đấu tranh khơng chỉ giành độc lập cho dân tộc
mình mà cịn giành độc lập cho tất cả các dân tộc bị áp bức, bóc lột trên thế
giới. Nêu cao tinh thần dân tộc tự quyết, nhưng Hồ Chí Minh khơng qn nghĩa
vụ quốc tế của mình trong việc giúp đỡ các dân tộc anh em đấu tranh và thành
lập các Đảng Cộng sản của một số nước ở Đông Nam Á.
III. Vấn đề dân tộc trong thực tiễn Việt Nam hiện nay
Trong thực tiễn đất nước hiện nay, việc vận dụng và phát triển sáng tạo tư
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc càng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng và cấp
thiết. Bởi vì, thực tế cho thấy, có thời kỳ, khi triển khai các nhiệm vụ xây dựng
CNXH, đã có lúc Đảng ta nóng vội, chủ quan, duy ý chí, quá nhấn mạnh vấn đề
giai cấp nên đã xem nhẹ vấn đề dân tộc trong việc hoạch định và thực hiện chiến
lược phát triển kinh tế xã hội, dẫn đến lợi ích các giai cấp, tầng lớp khơng được
tính đến đầy đủ và kết hợp hài hoà, sức mạnh dân tộc không được phát huy như
một trong những động lực chủ yếu nhất. Nhưng ngay sau đó, Đảng ta đã kịp thời

khắc phục cả về phương diện nhận thức lý luận cũng như trong hoạt động thực
tiễn về vấn đề này.
9


Có thể thấy, đường lối, chính sách của Đảng về vấn đề dân tộc được khái quát
trên những điểm cơ bản:
Thứ nhất, trong nội bộ quốc gia và với các quốc gia khác, đó là việc giải
quyết vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc trên cơ sở kiên trì phát huy truyền thống
“độc lập dân tộc” gắn với “chủ nghĩa xã hội”, và “khơng có gì q hơn độc lập
tự do”.
Thứ hai, giải quyết vấn đề dân tộc ở nước ta là giải phóng con người thốt
khỏi nghèo nàn, lạc hậu; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh; thực hiện dân chủ, tự do cho các dân tộc; phát huy truyền thống
đoàn kết xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Thứ ba, việc giải quyết vấn đề dân tộc không chỉ là vấn đề mang tính chính
trị- xã hội sâu sắc mà cịn mang tính liên ngành, tính tồn diện, tác động đến
nhiều cấp, nhiều ngành trong hệ thống tổ chức nhà nước, hệ thống chính trị xã
hội các cấp từ Trung ương đến địa phương.
Tuy nhiên, cần phải tiếp tục kiên trì giải quyết các vấn đề dân tộc, đó là sự
phát triển khơng đồng đều giữa các vùng, nhóm dân tộc; quan hệ giữa truyền
thống và hiện đại; quan hệ về vấn đề dân tộc giữa các nước trong khu vực và trên
thế giới. 11

C. KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc là một phạm trù rộng lớn, địi hỏi
cần sự tìm tịi một cách nghiêm túc và tỉ mỉ. Nhìn lại lịch sử dân tộc ta trong thế
11 Xem thêm tại: />
dan-toc-o-Viet-Nam-trong-boi-canh-toan-cau.aspx?
fbclid=IwAR2cVxxv6rbXRnV45JWci5NkdhDD7WARLh7IPR_MlOut0aPOksyusvMDHdc


10


kỷ XX, một thế kỷ vận động và phát triển phức tạp của tình hình quốc tế, ta lại
càng thấy sự đúng đắn, sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh trong vấn đề dân tộc.
Ngày nay, tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn đang thể hiện giá trị trường tồn của mình
khi các thế lực hiếu chiến đang dựa vào tiềm lực qn sự đe dọa đến hịa bình thế
giới. Điều đó cho thấy sự cần thiết phải nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí
Minh về vấn đề dân tộc để làm tiền đề cho công cuộc bảo vệ đất nước. Trong quá
trình làm bài, vì vốn kiến thức nhỏ bé và hạn hẹp, chắc chắn sẽ không tránh khỏi
những lỗi sai đáng tiếc, chúng em mong sẽ nhận được góp ý từ thầy cơ để nhóm
chúng em tiến bộ. Nhóm chúng em chân thành cảm ơn!

11


D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Võ Nguyên Giáp (1994), Những chặng đường lịch sử, Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
2. Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ mơn
khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2003), Giáo trình tư
tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Hồ Chí Minh (2000), Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, t. 2.
4. Hồ Chí Minh (2000), Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, t. 3.
5. Hồ Chí Minh (2000), Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, t. 4.
6. Hồ Chí Minh (2000), Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, t. 9.
7. Hồ Chí Minh (2000), Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, t. 12.
8. />

Mac-Lenin/So-thao-lan-thu-nhat-nhung-luan-cuong-ve-van-de-dantoc-va-van-de-thuoc-dia-cua-V-I-Lenin-va-anh-huong-cua-no-doi-voisu-hinh-thanh-tu-tuong-Nguyen-Ai-Quoc-ve-con-duong-cach-mangViet-Nam-445.html
9. />fbclid=IwAR2cVxxv6rbXRnV45JWci5NkdhDD7WARLh7IPR_MlOu
t0aPOksyusvMDHdc

12



×