Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu vực khu dân cư hồng thái, xã hóa thượng, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.31 MB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

PHẠM VĂN DŨNG

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN
KHU VỰC KHU DÂN CƯ HỒNG THÁI, XÃ HÓA THƯỢNG,
HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐƠ THỊ VÀ CƠNG TRÌNH

Hà Nội - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

PHẠM VĂN DŨNG
KHĨA 2019-2021

QUẢN LÝ KHƠNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN
KHU VỰC KHU DÂN CƯ HỒNG THÁI, XÃ HÓA THƯỢNG,
HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý đơ thị và cơng trình
Mã số: 8.58.01.06


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐƠ THỊ VÀ CƠNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐỖ TRẦN TÍN

XÁC NHẬN

CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
TS. NGUYỄN XUÂN HINH

Hà Nội - 2021


i

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin chân thành cảm ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng,
Ban Giám hiệu Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa Sau đại học - Trường
Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập,
thực hiện luận văn.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Đỗ Trần Tín đã
nhiệt tình hướng dẫn, truyền thụ những kinh nghiệm, những phương pháp
nghiên cứu quý báu trong suốt thời gian tôi nghiên cứu và thực hiện luận văn
này và xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cơ Trường Đại học Kiến
trúc Hà Nội đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn tơi trong suốt q trình học
tập tại trường .
Cuối cùng tôi xin trân trọng cám ơn các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình
đã giúp đỡ, tạo điều kiện và động viên tơi trong suốt q trình học tập cũng
như trong thời gian nghiên cứu luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

Phạm văn Dũng


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ này là cơng trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các sổ liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn

Phạm Văn Dũng


iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................... vi
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ ...................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH MINH HỌA ..............................................................viii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
NỘI DUNG ...................................................................................................... 6
CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC,
CẢNH QUAN KHU VỤC KHU DÂN CƯ HỒNG THÁI, XÃ HÓA
THƯỢNG, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN ............................. 7

1.1. Khái quát chung về các khu dân cư tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên: ............................................................................................................ 7
1.1.1. Tình hình xây dựng các khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ...... 7
1.1.2. Tình hình xây dựng các khu dân cư trên địa bàn huyện Đồng Hỷ ....... 10
1.2. Thực trạng không gian, kiến trúc, cảnh quan khu vực khu dân cư Hồng
Thái, xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ..................... 15
1.2.1 Thực trạng quy hoạch sử dụng đất. ....................................................... 17
1.2.2.Thực trạng kiến trúc. ............................................................................. 20
1.2.3 Thực trạng cảnh quan. ........................................................................... 22
1.2.4 Thực trạng hạ tầng kỹ thuật. ................................................................. 24
1.2.5 Thực trạng hệ thống tiện ích xã hội. ..................................................... 27
1.3. Thực trạng quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu vực khu dân
cư Hồng Thái, xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. .......... 30
1.3.1 Tổ chức bộ máy ..................................................................................... 30


iv

1.3.2 Cơ chế chính sách ................................................................................ 32
1.3.3 Tổ chức thực hiện ................................................................................ 33
1.3.4 Sự tham gia của cộng đồng .................................................................. 33
1.3.5 Hiệu quả của công tác quản lý kiến trúc cảnh quan khu vực khu dân cư
Hồng Thái, xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ................. 34
1.4. Đánh giá tổng thợp và các vấn đề cần nghiên cứu ................................. 35
1.4.1 Đánh giá tổng hợp. ................................................................................ 35
1.4.2 Các vấn đề cần nghiêm cứu. ................................................................. 35
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN
TRÚC, CẢNH QUAN KHU VỰC KHU DÂN CƯ HỒNG THÁI, XÃ HÓA
THƯỢNG, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN ........................... 38
2.1. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 38

2.1.1. Các văn bản quy phạm pháp luât. ........................................................ 38
2.1.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn. .................................................................. 39
2.1.3. Các đồ án, dự án có liên quan. ............................................................. 39
2.2. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................ 40
2.2.1. Không gian, kiến trúc, cảnh quan. ..................................................... 40
2.2.2. Quy hoạch. ......................................................................................... 41
2.3.

Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 43

2.3.1. Trên thế giới: ........................................................................................ 43
2.3.2. Tại Việt Nam ........................................................................................ 48
2.4.

Các yếu tố tác động đến quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu

dân cư ............................................................................................................. 55
2.4.1. Yếu tố tự nhiên...................................................................................... 55
2.4.2. Yếu tố kinh tế ....................................................................................... 56
2.5.

Yếu tố văn hóa xã hội ........................................................................... 57

2.5.1. Yếu tố khoa học kỹ thuật.................................................................... 57


v

2.5.2. Yếu tố thẩm mỹ ..................................................................................... 58
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH

QUAN KHU VỰC KHU DÂN CƯ HỒNG THÁI, XÃ HÓA THƯỢNG,
HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN .............................................. 63
3.1. Quan điểm, mục tiêu ............................................................................... 63
3.1.1. Các quan điểm ....................................................................................... 63
3.1.2 Các mục tiêu ......................................................................................... 67
3.2.

Các nguyên tắc ...................................................................................... 68

3.3. Các nhóm giải pháp quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan. ............. 69
3.3.1. Phân vùng quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan ........................... 69
3.3.2. Quản lý kiến trúc ................................................................................... 71
3.3.3. Quản lý cảnh quan ................................................................................. 72
3.3.4. Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật ........................................................ 76
3.3.5. Quản lý hệ thống tiện ích, trang thiết bị đô thị ..................................... 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 82
1. Kết luận ...................................................................................................... 82
2. Kiến nghị. ................................................................................................... 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 87


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

BQL


Ban Quản lý

CĐT

Chủ đầu tư

ĐT

Đô thị

ĐTM

Đô thị mới

KĐT

Khu đô thị

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

HTXH

Hạ tầng xã hội

UBND

Ủy ban Nhân dân


QLĐT

Quản lý đô thị

KT-XH

Kinh tế - xã hội

QLVH

Quản lý vận hành

TT PVKH

Trung tâm phục vụ khách hàng


vii

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
TT

Nội dung bảng, sơ đồ

Trang

Bảng 1.1.

Chỉ tiêu quy hoạch của Khu dân Hồng Thái, xã


16

Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên
Sơ đồ 1-1.

Bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng ở Thái

30

Nguyên
Sơ đồ 1-2:

Sơ đồ phân cơng trách nhiệm giải quyết thủ tục

31

hành chính liên quan đến quản lý cơng trình xây
dựng tại các huyện
Sơ đồ 2-1.

Sơ đồ chính quyền đơ thị thành phố Seoul

47

Bảng 3.1

Bảng phân loại một số cây bóng mát và yêu

75


cầu kỹ thuật


viii

DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
TT

Nội dung hình minh họa

Trang

Hình 1.1

Phối cảnh tổng thể khu đơ thị mới Danko

9

City Thái Ngun
Hình 1.2

Phối cảnh tổng thể khu đơ thị Hồ Xương

10

Rồng
Hình 1.3

Phối cảnh tổng thể khu dân cư Hồng Thái, xã


16

Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Ngun
Hình 1.4

Vị trí quy hoạch khu dân cư Hồng Thái, xã

17

Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên
Hình 1.5

Thực trạng khu vực dành cho cây xanh hiện

19

nay được quản lý và sử dụng chưa đúng mục
đích
Hình 1.6

Thực trạng đất dành cho giao thông hiện nay

20

được quản lý và sử dụng khơng đúng mục
đích
Hình 1.7


Thực trạng kiến trúc khu vực khu dân cư

21

Hồng Thái, xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ,
tỉnh Thái Nguyên
Hình 1.8

Thực trạng màu sắc kiến trúc khu vực khu dân

22

cư Hồng Thái, xã Hóa Thượng, huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
Hình 1.9

Thực trạng cảnh quan khu vực khu dân cư
Hồng Thái, xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ,

23


ix

tỉnh Thái Nguyên
Hình 1.10

Hình ảnh 1.10. Thực trạng hệ thống tiện ích xã


28

hội khu vực khu dân cư Hồng Thái, xã Hóa
Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Ngun
Hình 1.11

Thực trạng hệ thống chiếu sáng và khuôn viên

29

cây xanh khu vực khu dân cư Hồng Thái, xã
Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Ngun
Hình 2.1

Đơ thị Hóa Thượng đơ thị loại 5 tầm nhìn đến

42

2030
Hình 2.2

Tổ chức khơng gian xanh trong khu đơ thị sinh

43

thái Maui, Hawaii
Hình 2.3

Tổ chức khơng gian xanh trong khu đơ thị


44

mới Diagonal Mar, Barcelona, Tây Ban Nha
Hình 2.4

Quản lý đơ thị trên đường Chùa Bộc

51

Hình 2.5

Quản lý thiết kế đơ thị đường Lê Trọng Tấn-

53

Thanh Xn
Hình 2.6

Quản lý đơ thị đường Trần Phú - Kim Mã

54

Hình 2.7

Năm nhân tố cấu thành hình ảnh đơ thị

60

Hình 2.8


Nhân tố cấu thành hình ảnh đơ thị

62

Hình 3.1

Minh họa giải pháp cây chắn gió cho nhà trẻ,

72

mẫu giáo
Hình 3.2

Minh họa giải pháp bố trí nơi thư giãn

73


1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Thái Nguyên với vị trí địa lý là cửa ngõ của vùng Việt Bắc, là đầu mối
giao thông và giao lưu kinh tế giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh vùng trung du
miền núi phía Bắc. Thái Ngun có vị trí trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo
dục, khoa học kỹ thuật, …. của vùng Việt Bắc, đồng thời là đô thị vệ tinh của
vùng thủ đô Hà Nội.
Huyện Đồng Hỷ là trung tâm chính trị, văn hóa của tỉnh Thái Nguyên.
Phía Bắc giáp huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên và huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc

Kạn, phía Nam giáp huyện Phú Bình và thành phố Thái Ngun, phía Đơng
giáp huyện n Thế, tỉnh Bắc Giang, phía Tây giáp huyện Phú Lương và thành
phố Thái Nguyên. Tổng diện tích 427,73 km².
Để giải quyết vấn đề nhà ở cho cư dân trên địa bàn, nâng cao chất lượng
sống cho người dân trong khu vực, đồng thời góp phần vào việc cải tạo chỉnh
trang đô thị của huyện Đồng Hỷ. Dự án đầu tư xây dựng khu dân cư Hồng
Thái, xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã được UBND tỉnh
Thái Nguyên phê duyệt tại Quyết định số 2339/QĐ-UBND ngày 13/9/2016
với quy mô tổng cộng là 12,281ha, tổng mức đầu tư là 151.019.999.877 đồng
được đầu tư xây dựng theo đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500. Cơng
trình nằm ở vị trí giáp ranh với thành phố Thái Nguyên sẽ tạo điểm nhấn cho
huyện Đồng Hỷ trong tương lai. Trong q trình xây dựng phát triển đơ thị tại
huyện Đồng Hỷ đã nảy sinh nhiều vấn đề trong quản lý không gian, kiến, trúc
cảnh quan theo quy hoạch như: Thiếu cơ chế kiểm sốt hiệu quả khơng gian đơ
thị (phía trên và phía dưới mặt đất); Thiếu cơ chế thống nhất trong quản lý chỉ
tiêu sử dụng đất từ quy hoạch đến thực tiễn, Giấy phép xây dựng, Thiết kế đơ
thị; Thiếu cơ chế kiểm sốt cung ứng hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phù hợp;
Thiếu vai trò tham gia, giám sát của cộng đồng trong quản lý.


2

Đến nay, khu dân cư Hồng Thái, xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Nguyên đã hoàn thiện, mật độ xây dựng đạt 90%, nhưng còn rất nhiều tồn
tại trong q trình thực hiện xây dựng khơng gian, kiến trúc, cảnh quan trong
khu dân cư chưa đúng theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.
Việc nghiên cứu đề tài: “Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu
vực khu dân cư Hồng Thái, xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Ngun” nhằm góp phần hồn thiện kiến trúc cảnh quan của dự án, tuân thủ
yêu cầu quy hoạch đã được phê duyệt, tạo bộ mặt kiến trúc khang trang, hiện

đại, đồng thời giúp chủ đầu tư hoàn thiện trong công tác quản lý không gian,
kiến trúc, cảnh quan khu vực khu dân cư Hồng Thái, xã Hóa Thượng, huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
* Mục đích nghiên cứu

- Đề xuất các giải pháp quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan góp phần
cải thiện về đời sống của cộng đồng dân cư và khai thác tối đa giá trị và hiệu
quả không gian kiến trúc cảnh quan trong khu dân cư mới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khảo sát, đánh giá thực trạng xây dựng và quản lý không gian, kiến trúc
cảnh quan, tổng kết, phân tích những mặt đã làm được, chưa làm được, thu
thập, đánh giá các nghiên cứu trước đây về tồ chức, quy hoạch và quản lý kiến
trúc cảnh quan; xác định những mâu thuẫn, tồn tại cần giải quyết trong công tác
quản lý kiến trúc cảnh quan khu vực khu dân cư Hồng Thái, xã Hóa Thượng,
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Tìm hiểu các cơ sở khoa học và kinh nghiệm quản lý không gian kiến
trúc cảnh quan các khu đô thị trong nước và ngoài nước, đề xuất các giải pháp
kiến trúc cảnh quan thích hợp với điều kiện hiện tại và tương lai.
- Hướng dẫn xây dựng quy chế quản lý kiến trúc cảnh quan và cơ chế, bộ
máy quản lý khai thác sử dụng.


3

* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:
Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan trong phạm vi quanh khu vực
khu dân cư Hồng Thái, xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

- Phạm vi nghiên cứu:
+ Toàn bộ ranh giới khu dân cư Hồng Thái, xã Hóa Thượng, huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết
định số 2399/QĐ-UBND ngày 13/9/2016 với quy mơ diện tích là 12,281ha,
được đầu tư xây dựng theo đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500.
+ Thời gian thực hiện dự án khu dân cư Hồng Thái, xã Hóa Thượng,
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi
tiết tại Quyết định số 2399/QĐ-UBND ngày 13/9/2016 là : Năn 2016-2018.
* Nội dung nghiên cứu

Nội dung chính của Luận văn gồm ba chương:
- Chương 1: Thực trạng quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu vục
khu dân cư Hồng Thái, xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Chương 2: Cơ sở khoa học cho việc quản lý không gian, kiến trúc, cảnh
quan khu vực khu dân cư Hồng Thái, xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Nguyên.
- Chương 3: Giải pháp quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu vực
khu dân cư Hồng Thái, xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
* Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra, điền dã: Tập hợp nghiên cứu tài liệu, xác định
nghiên cứu bằng kỹ thuật điều tra từ việc đặt vấn đề đến thực địa.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Điều tra xã hội học là phương pháp
khoa học để thu thập thông tin xã hội phục vụ một chủ đề xã hội học được nêu
lên trong chương trình nghiên cứu.


4

- Phương pháp chuyên gia: Bằng cách sử dụng trí tuệ một đội ngũ chun

gia giáo dục có trình độ cao, ý kiến của từng người sẽ bổ sung lẫn nhau.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
+ Đưa ra các giải pháp quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan trên
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Đề ra những giải pháp cụ thể để quản lý lý không gian, kiến trúc, cảnh
quan tại khu dân cư Hồng Thái, xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên nói riêng, các khu dân cư trên địa bàn huyện Đồng Hỷ nói chung.
+ Là tài liệu cho các nhà quản lý tham khảo các đề xuất để áp dụng vào
thực tế có hiệu quả hơn.
Các khái niệm
- Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị :“ Quy chế quản lý quy
hoạch, kiến trúc đô thị gồm những quy định quản lý không gian cho tổng thể
đô thị và những quy định về cảnh quan, kiến trúc đô thị cho các khu vực đô
thị, đường phố và tuyến phố trong đơ thị do chính quyền đơ thị xác định theo
u cầu quản lý”;
- Quản lý đô thị: Quản lý đô thị là các hoạt động nhằm huy động mọi
nguồn lực vào cơng tác quy hoạch, hoạch định các chương trình phát triển và
duy trì các hoạt động đó để đạt được các mục tiêu phát triển của chính quyền
thành phố.
- Thiết kế đô thị (urban design) được xác định như một hoạt động có tính
chất đa ngành tạo nên cấu trúc và quản lý môi trường không gian đô thị. Theo
Urban Design Group thì thiết kế đơ thị là một q trình có sự tham gia của
nhiều ngành liên quan nhằm định hình cấu trúc hình thể khơng gian phù hợp
với đời sống của người dân đô thị và là nghệ thuật tạo nên đặc trưng của địa


5


điểm và nơi chốn. Đối với Việt Nam, thiết kế đô thị là một khái niệm mới,
thiết kế đô thị trong Luật xây dựng năm 2003 được định nghĩa “Thiết kế đơ
thị là việc cụ thể hóa nội dung quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng
đô thị về kiến trúc các cơng trình trong đơ thị, cảnh quan cho từng khu chức
năng, tuyến phố và các khu không gian công cộng khác trong đô thị.
- Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị. Mặc dù chưa có một
khái niệm cụ thể cho cơng tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị,
một khu vực đặc thù đô thị, tuy nhiên, một trong những nội dung trong quản lý
không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị được đề cập đến “Đảm bảo tính thống
nhất trong việc quản lý từ không gian tổng thể đô thị đến khơng gian cụ thể
thuộc đơ thị; phải có tính kế thừa kiến trúc, cảnh quan đô thị và phù hợp với
điều kiện, đặc điểm tự nhiên, đồng thời tôn trọng tập quán, văn hóa địa
phương; phát huy các giá trị truyền thống để gìn giữ bản sắc của từng vùng,
miền trong kiến trúc, cảnh quan đô thị” , với đối tượng bao gồm về không gian
đô thị: Khu vực hiện hữu đô thị, khu vực mới phát triển, khu vực bảo tồn, khu
vực giáp ranh và khu vực khác; về cảnh quan đô thị: tuyến phố, trục đường,
quảng trường, công viên, cây xanh và kiến trúc đô thị : Nhà ở, các tổ hợp kiến
trúc, các cơng trình đặc thù khác. [5];
- Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan tuyến đường. Công tác quản lý
không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường có thể được hiểu là tồn bộ các
hoạt động quản lý nhằm tạo lập các không gian cơng cộng, cảnh quan tuyến
phố hài hồ và nâng cao chất lượng, mơi trường đơ thị, các cơng trình đảm bảo
khoảng lùi theo quy định, chiều cao cơng trình, khối đế cơng trình, mái nhà,
chiều cao và độ vươn của ô văng tầng 1, các phân vị đứng, ngang, độ đặc rỗng,
bố trí cửa sổ, cửa đi về phía mặt phố đảm bảo tính liên tục, hài hịa cho kiến
trúc của tồn tuyến. Tại các tuyến phố chính, trục đường chính của đơ thị, khu
vực quảng trường trung tâm thì việc dùng màu sắc, vật liệu hồn thiện bên


6


ngồi cơng trình phải đảm bảo sự hài hịa chung cho toàn tuyến, khu vực và
phải được quy định trong giấy phép xây dựng; tùy vị trí mà thể hiện rõ tính
trang trọng, tính tiêu biểu, hài hịa, trang nhã hoặc u cầu bảo tồn ngun
trạng.Các tiện ích đơ thị như ghế ngồi nghỉ, tuyến dành cho người khuyết tật,
cột đèn chiếu sáng, biển hiệu, biển chỉ dẫn phải đảm bảo mỹ quan, an tồn,
thuận tiện, thống nhất, hài hịa với tỷ lệ cơng trình kiến trúc. Hè phố, đường đi
bộ trong đô thị phải được xây dựng đồng bộ, phù hợp về cao độ, vật liệu, màu
sắc từng tuyến phố, khu vực trong đô thị; hố trồng cây phải có kích thước phù
hợp, đảm bảo an tồn cho người đi bộ, đặc biệt đối với người khuyết tật, Các
đối tượng kiến trúc thể hiện mối tương quan tỷ lệ hợp lý.
- Không gian đô thị: là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị,
cây xanh, mặt nước trong đơ thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.
(Theo Luật Qui hoạch Đô thị năm 2009).
- Kiến trúc đô thị: Là tổ hợp các vật thể trong đơ thị, bao gồm các cơng
trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu
dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.
(Theo Luật Qui hoạch Đô thị năm 2009).
- Cảnh quan đô thị: Là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong
đơ thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè,
đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất,
đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh, rạch
trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị. (Theo Luật Qui hoạch
Đô thị năm 2009).

NỘI DUNG


THƠNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui

lịng liên hệ với Trung Tâm Thơng tin Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.1 - Nhà F - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 - Nguyễn Trãi - Thanh Xuân Hà Nội.
Email: ĐT: 0243.8545.649

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


82

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong những năm qua, cùng với những chuyển biến mạnh mẽ của đất
nước trong công cuộc đổi mới và hội nhập Quốc tế, các đơ thị lớn của Việt
Nam đang được đơ thị hóa với tốc độ nhanh chóng. Các khu đơ thị mới hình
thành và phát triển đã giải quyết được nhiều chỗ ở cho cư dân thành phố,
đồng thời với việc xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của
đơ thị đồng bộ, hồn chỉnh hơn. Những nhu cầu về một cuộc sống văn minh
hiện đại trong các khu đơ thị mới được hình thành thơng qua các giải pháp
quy hoạch, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan của các khu đô thị mới đã
được đáp ứng. Việc hình thành các khu ở mới với kiến trúc hiện đại,có chất
lượng cuộc sống cao, quy mơ lớn có những giải pháp quy hoạch khơng gian
tốt, đã làm đổi thay cơ bản bộ mặt đô thị trên cả nước.
Tuy nhiên do làn sóng đơ thị hố q nhanh, chúng ta chưa kịp thời có
những giải pháp đồng bộ về công tác quản lý trong đầu tư xây dựng khu đô
thị, và trong công tác quản lý kiến trúc cảnh quan khu đơ thị dẫn tới tình trạng
xây dựng, quản lý khu đơ thị cịn nhiều lúng túng, kiến trúc cảnh quan chưa
được chú trọng nghiên cứu áp dụng…vì vậy chất lượng đô thị hiện đại và trật
tự đô thị chưa được xác lập. Việc thiếu kiểm soát của chủ đầu tư, chính quyền
địa phương, cộng đồng sinh sống trong khu đô thị và người dân thiếu tự giác

trong việc chấp hành các quy định trong xây dựng, quy định về thiết kế kiến
trúc cảnh quan của khu đô thị đã làm cảnh quan kiến trúc của khu đô thị ngày
càng xuống cấp, xấu đi. Trình độ quản lý đầu tư xây dựng khu đô thị và quản
lý kiến trúc cảnh quan khu đô thị của chủ đầu tư còn chưa đáp ứng được
những yêu cầu thực tế đòi hỏi. Ngồi ra do có sự điều chỉnh về Quy hoạch,
chức năng sử dụng của một số khu trong dự án, cùng với việc đầu tư không
đồng bộ, tiến độ xây dựng chậm… đã tạo ra nhiều hệ lụy, bất hợp lí trong xây


83

dựng, khiến mục đích sử dụng của các cơng trình theo đồ án đã thiết kế không
đảm bảo, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân; phá vỡ cảnh quan
kiến trúc của khu đô thị dẫn đến hiệu quả quản lý kiến trúc cảnh quan sau
khi đưa khu đơ thị vào sử dụng gập nhiều khó khăn.
Do đó để nâng cao công tác quản lý khu đô thị cho phù hợp với thời
điểm hiện tại vì lợi ích chung của tồn xã hội và của chính những người dân
đang sinh sống ở khu đô thị, Đề tài: “Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh
quan Khu dân cư Hồng Thái, xã hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên.” thực hiện nghiên cứu nhằm góp phần hồn thiện kiến trúc cảnh
quan của dự án, tạo bộ mặt kiến trúc khang trang, hiện đại và sinh động, đồng
thời giúp chủ đầu tư hồn thiện trong cơng tác quản lý Khu dân cư Hồng
Thái, xã hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, tạo lập môi trường
sống văn minh hiện đại cho khu ĐTM, khai thác tối đa giá trị và hiệu quả
của khu đô thị.
Qua những nội dung đã nghiên cứu và được trình bầy trong đề tài, có thể
tóm lược một số kết luận sau:
Đất nước đổi mới và phát triển là cơ hội để hình thành những khu đơ thị
có chất lượng cao. Các khu đơ thị mới đã giải quyết được nhiều chỗ ở cho
cư dân thành phố, đáp ứng những nhu cầu về một cuộc sống văn minh hiện

đại được hình thành. Các giải pháp quy hoạch, tổ chức không gian kiến trúc
cảnh quan, của các khu đô thị mới đã làm đổi thay cơ bản bộ mặt đô thị trên
cả nước. Khu dân cư Hồng Thái, xã hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên nằm giáp ranh gần trung tâm Thành phố Thái Nguyên, được Công ty
Cổ Phần tập đoàn BCD đầu tư xây dựng, được Quy hoạch và thiết kế có kiến
trúc hiện đại, các cơng trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đang trong q
trình hồn thiện khớp nối đồng bộ, đã được đưa vào sử dụng từ năm 2018 là
một trong những khu đô thị hiện đại của huyện Đồng Hỷ.


84

Việc thực hiện đầu tư xây dựng và quản lý kiến trúc cảnh quan đối với
Khu dân cư Hồng Thái, xã hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
của chủ đầu tư và các cơ quan liên quan còn thiếu kinh nghiệm và chưa được
thực hiện ngay từ khâu nghiên cứu lập thiết kế Quy hoạch chi tiết, xây dựng
phương án kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật thi công, tổ chức thi công xây lắp cho
đến khi bàn giao đưa vào vận hành, sử dụng dự án dẫn tới tình trạng quản
lýkhu đô thị chưa đạt, trật tự đô thị chưa được xác lập. Bộ máy quản lý vận
hành. khu đô thị chưa tổ chức chặt chẽ, đầy đủ, đảm bảo năng lực để quản lý
vận hành có hiệu quả.
Trong q trình thực hiện cơng tác quản lý, vận hành khi dự án đã được
đưa vào khai thác sử dụng CĐT chưa hoàn thiện bộ máy quản lý, vận hành
trong tồn khu dân cư Hồng Thái, xã hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên. Hệ thống pháp lý về quản lý kiến trúc cảnh quan đã có nhưng chưa
được áp dụng, thực hiện nghiêm, quyết liệt; việc áp dụng các quy định chế tài
xử phạt trong các vụ việc vi phạm chưa thực hiện triệt để, các chế tài có
nhưng không được áp dụng, dẫn đến hiệu quả quản lý thấp, tình trạng kiến
trúc cảnh quan lộn xộn ln tiếp diễn. Việc chấp hành các Quy định về đầu tư
xây dựng, cải tạo, cơng tác gìn giữ, bảo vệ, quản lý không gian cảnh quan

kiến trúc khu đô thị của người dân trong khu đơ thị cịn nhiều yếu kém và
thiếu ý thức.
Bộ máy quản lý Khu dân cư Hồng Thái, xã hóa Thượng, huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên chưa xây dựng quy chế quản lý của tồn khu đơ thị,
cơng tác duy tu bảo dường bảo trì các hạng mục hạ tầng và hạ tầng kỹ thuật,
môi trường, chưa có quy trình quản lý phù hợp nên dẫn đến hiện tượng các
cơng trình cơng cộng, hạ tầng kỹ thuật, cây xanh,v.v...nhanh xuống cấp.
Yếu tố cộng đồng tham gia quản lý khu đô thị chưa được tổ chức, triển
khai; chưa có các biện pháp tuyên truyền tới cộng đồng dân cư trong khu đô


85

thị nên chưa phát huy một cách hiệu quả và khai thác triệt để vai trò của cư
dân sống trong khu đô thị trong công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan đô thị.
2. Kiến nghị.
Nội dung luận văn đã đi sâu nghiên cứu, phân tích thực trạng sự phát
triển của một số đô thị mới tại Việt nam nói chung và các đơ thị mới của tỉnh
Thái Ngun, huyện Đồng Hỷ nói riêng, đồng thời tập trung nghiên cứu phân
tích và làm rõ hiện trạng của Khu dân cư Hồng Thái, xã hóa Thượng, huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, và những nghiên cứu về lý thuyết cũng như các
văn bản Quy phạm pháp luật của Nhà nước đã ban hành về công tác quản lý
không gian kiến trúc cảnh quan khu đơ thị, từ đó đã mạnh dạn đề xuất một số
khuyến nghị và giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện kiến trúc cảnh quan của
dự án, tạo bộ mặt kiến trúc khang trang, hiện đại và sinh động, đồng thời giúp
chủ đầu tư hồn thiện trong cơng tác quản lý Khu đô thị, cụ thể như sau:
Chủ đầu tư tổ chức triển khai đầu tư hoàn thiện các hạng mục theoQuy
hoạch đã được phê duyệt nhằm ngăn chặn và giảm tải việc sai phạm, vi phạm
của người dân về cảnh quan, kiến trúc của khu đô thị. Nghiên cứu khắc phục

một số các khiếm khuyết mà Quy hoạch xây dựng trước đây chưa thiết kế đầy
đủ như bãi để xe ô tô, khu dịch vụ phục vụ nhu cầu đời sống của dân cư trong
khu, sử lý khắc phục vị trí xây dựng khu nhà trẻ, mẫu giáo cho phù hợp với
hoạt động ngoài trời của trẻ nhỏ như giải pháp mà trong luận văn đã đề xuất.
Khẩn trương nghiên cứu các biện pháp nhằm áp dụng các chế tài mà các
chủ sở hữu nhà đã cam đoan khi mua nhà (có trong các hợp đồng mua nhà và
theo các Quy định của Nhà nước đã ban hành về quản lý khu đô thị) để khôi
phục lại bộ mặt của khu đô thị theo đúng thiết kế, Quy hoạch đã được duyệt
và xây dựng như ban đầu.


86

Nâng cao năng lực và quyền hạn của bộ máy quản lý vận hành khu đô
thị, áp dụng những cơ chế, chính sách nhằm giúp bộ máy quản lý vận hành
khu đô thị đảm bảo đủ sức mạnh, quyền hạn để áp dụng các chế tài đã có khi
sử lý các vụ việc vi phạm; triển khai tổ chức nghiên cứu xây dựng các quy
chế, Quy định cụ thể để thực hiện quản lý và kiểm soát kiến trúc cảnh quan
trong tồn khu đơ thị.
Tổ chức phối hợp giữa Xí nghiệp quản lý vận hành khu đô thị, chủ đầu
tư, người dân, cùng chính quyền địa phương để quản lý kiến trúc cảnh quan
khu ĐTM. Tổ chức cho cộng đồng dân cư có điều kiện tham gia quản lý,
giám sát, kiểm tra kiến trúc cảnh quan trong khu nhằm đảm bảo lợi ích
chung cho khu đơ thị.
Hy vọng kết quả nghiên cứu mang tính tổng hợp và các giải pháp đề
xuất trong luận văn có thể đóng góp một phần nhỏ vào việc quản lý vận hành
dự án Khu dân cư Hồng Thái, xã hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên của chủ đầu tư và giúp cho các nhà quản lý, thiết kế có thể tham khảo
khi thiết kế Quy hoạch đô thị.



87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thế Bá (2004), “Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị”, NXB
Xây dựng;
2. Bộ Xây dựng (2000), Quy hoạch xây dựng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 4449:1987, NXB Xây dựng;
3. Bộ Xây dựng (2008), Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày
03/4/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về quy hoạch xây dựng”;
4. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư số 19/2010/TT-BXD ngày 22/10/2010
hướng dẫn lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị.
5. Bộ Xây dựng (2016), Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016
quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy
hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;
6. Nguyễn Đình Bồng & Đỗ Hậu (2005), Giáo trình: Quản lý đất đai và
bất động sản đô thị, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội;
7. Chính phủ (2009), Nghị định số 79/2009/NĐ-CP ngày 28/9/2009 về
quản lý chiếu sáng đơ thị;
8. Chính phủ (2010), Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về
lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đơ thị;
9. Chính phủ (2010), Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về
quản lý kiến trúc, cảnh quan, cảnh quan đơ thị;
10. Chính phủ (2010), Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về
quản lý không gian ngầm xây dựng đơ thị;
11.

Chính phủ (2010), Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010


về quản lý cây xanh đô thị;
12. Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về


88

Quản lý đầu tư phát triển đơ thị.
13. Chính phủ (2015), Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 về
Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng.
14. Nguyễn Ngọc Châu (2001), Quản lý đô thị, NXB Xây dựng;
15. Trần Trọng Hanh (2007), “Công tác thực hiện quy hoạch xây dựng đô
thị”, NXB Xây dựng;
16. Đỗ Hậu (2008), Quy hoạch xây dựng đô thị với sự tham gia của cộng
đồng (Dự án nâng cao năng lực quy hoạch và quản lý môi trường đô thị - hợp
tác giữa Bộ Xây dựng và Bộ ngoại giao);
17. Phạm Trọng Mạnh (2005), “Quản lý đô thị”, tr15, NXB Xây dựng;
18. Hàn Tất Ngạn (2009), Kiến trúc cảnh quan, NXB Xây dựng.
19. Đào Ngọc Nghiêm, quá trình phát triển Hà Nội qua các thời kỳ, báo
cáo chuyên đề dự án Koica và Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam
(2012);
20. Đào Ngọc Nghiêm, một số vấn đề thực tiễn về quy hoạch đô thị Hà
Nội qua các thời kỳ, Phát triển về vùng Thủ đô Hà Nội (Nhà xuất bản Hà Nội
2012);
21. Nguyễn Tố Lăng “Một số bài học kinh nghiệm nước ngồi về quản lý
đơ thị” (tài liệu tham khảo, giảng dạy);
22. Quốc hội (2009), Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12;
23. Quốc hội (2012), Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13;
24. Quốc hội (2013), Luật Thủ đô số 25/2012/QH13;
25. Quốc hội (2013), Luật Đất đai số 45/2013/QH13;
26. Quốc hội (2013), Luật Nhà ở số 65/2014/QH13;

27. Quốc hội (2013), Luật Đầu tư số 67/2014/QH13;
28. Quốc hội (2013), Luật Xây dựng số 50/2014/QH13;
29. Nguyễn Đăng Sơn (2005), “Phương pháp tiếp cận mới về quy hoạch


×