Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.77 KB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG TP.HCM

Đề tài:

THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU
Nhóm thực hiện: Nhóm 19
GV hướng dẫn: ThS. Trần Nguyên Chất

TP.HCM - Tháng 5 , 2016
MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Định mức hành lý miễn thuế (áp dụng cho từng người cho từng lần nhập
cảnh)
Bảng 2: Trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu là ô tô, mô tô....................... 59
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
XNK
NK
XK
NSNN
SP
DN

Xuất nhập khẩu
Nhập Khẩu
Xuất khẩu
Ngân sách nhà nước
Sản phẩm
Doanh nghiệp



3

LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu
đóng vai trị quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Trong đó, các chính
sách về thuế xuất nhập khẩu ln là một vấn đề đáng quan tâm và có ảnh hưởng trực
tiếp tới phát triển kinh tế của các quốc gia.
Ở Việt Nam, thuế xuất nhập khẩu đã trở thành một trong những sắc thuế cơ
bản, đóng vai trị vô cùng to lớn trong hệ thống thuế. Từ khi được áp dụng, thuế xuất
nhập khẩu đã thể hiện nhiều ưu điểm, đối với Việt Nam nói riêng và thế giới nói
chung. Trong những năm qua, chính sách thuế xuất nhập khẩu, sau nhiều lần sửa đổi
để phù hợp hơn, đã tạo thuận lợi hơn cho hoạt động xuất nhập khẩu, tăng cường thu
hút đầu tư, đóng góp huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước và bảo hộ nền sản
xuất trong nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình áp dụng
sắc thuế này vẫn cịn tồn đọng nhiều bất cập và khó khăn.
Vì những lí do đó, nhóm 19 đã tiến hành tìm hiểu và thực hiện bài tiểu luận về
“Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu” để hiểu rõ hơn về chính sách thuế cũng như thực
trạng ở Việt Nam hiện nay.
Bài tiểu luận gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về thuế xuất nhập khẩu
Chương 2: Các văn bản hiện hành của thuế xuất nhập khẩu và nội dung
cơ bản của thuế xuất nhập khẩu
Chương 3: Cách tính và một số ví dụ về thuế xuất nhập khẩu
Chương 4: Thực trạng quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại tổng cục hải
quan và giải pháp hoàn thiện quản lý thu thuế nhập khẩu
Do hạn chế về kiến thức và thời gian tìm hiểu nên nhóm khơng tránh khỏi sai
sót khi hồn thành tiểu luận. Nhóm mong nhận được sự góp ý của cơ để bài tiểu luận
hồn thiện hơn.
Nhóm 19 xin chân thành cảm ơn!



4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU
1.1. Khái quát về hoạt động xuất nhập khẩu
Trong lịch sử phát triển kinh tế các nước hoạt động trao đổi hàng hóa ngày
càng đa dạng. Cùng với sự phát triển xã hội ngày càng văn minh thì hoạt động kinh
doanh nói chung và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng ngày càng phát
triển mạnh mẽ từ trao đổi giữa các nước nhằm mục đích tiêu dùng cá nhân đến các
hoạt động trao đổi để kiếm lợi.
Hình thái này ngày càng phát triển và trở thành một lĩnh vực không thể thiếu
được trong sự phát triển của kinh tế đất nước. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
nó vượt ra biên giới các nước và gắn liền với các đồng tiền quốc tế khác nhau. Nó
diễn ra bất cứ nơi nào và quốc gia nào trên thế giới do vậy nó cũng rất phức tạp.
Thơng qua trao đổi xuất nhập khẩu các nước có thể phát huy lợi thế so sánh của mình.
Nó cho biết nước mình nên sản xuất mặt hàng gì và khơng nên sản xuất mặt hàng gì
để khai thác triệt để lợi thế riêng của mình.
Hiểu theo nghĩa chung nhất thì hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động trao đổi
hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia. Kinh doanh là hoạt động thực hiện một hoặc
một số công đoạn từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hay thực hiện một số dịch vụ trên
thị trường nhằm mục đích lợi nhuận. Vì vậy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là
việc bỏ vốn vào thực hiện các hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia
nhằm mục đích thu được lợi nhuận. Cùng với tiến bộ khoa học kỹ thuật, chun mơn
hóa ngày càng tăng, cùng với sự địi hỏi về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của khách
hàng ngày càng đa dạng và phong phú thì sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia
ngày càng tăng.
Một thực tế cho thấy nhu cầu con người không ngừng tăng lên và nguồn lực
quốc gia là có hạn. Do đó trao đổi mua bán quốc tế là biện pháp tốt nhất và có hiệu
quả. Quan hệ quốc tế này nó ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

1.2. Khái quát về thuế xuất nhập khẩu


5

1.2.1. Khái niệm về thuế xuất nhập khẩu
Thuế xuất nhập khẩu có thể hiểu là khoản thu bắt buộc điều tiết vào giá của
hàng hóa dịch vụ khi trao đổi với nước khác mà người sở hữu nó phải nộp cho nhà
nước. Cũng có nhiều quan niệm về thuế xuất nhập khẩu nhưng có thể định nghĩa thuế
xuất nhập khẩu như sau: “Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là một loại thuế gián thu đánh
vào các mặt hàng mậu dịch, phi mậu dịch được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên
giới Việt Nam.”
Trong tiến trình hội nhập, địi hỏi các quốc gia phải tuân thủ các nguyên tắc
ràng buộc về thuế xuất nhập khẩu và phải xác định lộ trình để thực hiện các cam kết
đó. Theo quan điểm của các nhà xuất nhập khẩu thì thuế quan được xem như là một
loại chi phí vận chuyển. Nếu việc đánh thuế quan bằng hoặc lớn hơn chênh lệch giá
giữa hai thị trường của hai nước thì sẽ khơng có việc vận chuyển hàng hóa từ nước
xuất khẩu đến nước nhập khẩu.
Trong điều kiện nền kinh tế mở, các khái niệm: cửa khẩu, biên giới quốc gia,
thị trường trong nước, thị trường nước ngoài,… cần được hiểu theo nghĩa rộng bởi
xuất hiện các hình thức kinh tế như khu chế xuất, khu kinh tế mở... được hình thành
và hoạt động với các quy chế đặc thù, được hưởng các quyền lợi ưu đãi riêng.
1.2.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển thuế xuất nhập khẩu
1.2.2.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển thuế xuất nhập khẩu trên thế
giới
Kể từ khi các nhà nước tư bản được thành lập, hệ thống thuế nói chung và thuế
xuất nhập khẩu nói riêng sớm được phát triển và đưa vào sử dụng. Vì ln tồn tại các
sự khác biệt giữa các quốc gia nên sự phát triển của thuế xuất nhập khẩu cũng trải qua
các q trình khác nhau và có các giai đoạn khác nhau
Khi chủ nghĩa tư bản bước vào giai đoạn độc quyền thì thuế xuất nhập khẩu

được áp dụng rộng rãi hơn với mục đích hạn chế lượng hàng nhập khẩu nhằm bảo hộ
các doanh nghiệp trong nước.
Trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ nhất, có sự chênh lệch rõ rệch trong


6

hoạt động thương mại của các nước tham chiến và khơng tham chiến, gây ra nhiều
khó khăn cho trao đổi hàng hóa quốc tế. Cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới 1929 –
1930 khiến cho việc chỉ sử dụng một cơng cụ thuế quan khơng cịn hiệu quả, do đó
các công cụ phi thuế quan ngày càng được áp dụng rộng rãi.
Trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ hai, các nước phát triển hồi phục và
phát triển nhanh chóng, dẫn tới việc hình thành nên một số hiệp hội, tổ chức thế giới.
Xu thế này khiến cho các nước linh hoạt hơn trong chính sách của mình, hạn chế hoặc
bác bỏ việc sử dụng hàng rào thuế quan.
Tuy nhiên ở các nước đang phát triển với mục tiêu bảo đảm cho nguồn thu của
ngân sách nhà nước và bảo hộ thị trường trong nước, các nước này vẫn ưa chuộng
việc sử dụng thuế xuất nhập khẩu - coi nó là công cụ hữu hiệu để thực hiện mục tiêu
của đất nước.
1.2.2.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển Thuế xuất nhập khẩu tại Việt
Nam
Hoạt động thuế quan ở nước ta xuất hiện từ thời Lý (thế kỷ XI) và trở thành
một bộ phận hữu cơ của nền ngoại thương. Năm 1945 Cách mạng Tháng Tám thành
công, Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, mở ra một trang sử mới cho dân tộc
Việt Nam. Kể từ đó, các luật lệ, quy định về thuế xuất nhập khẩu của nước ta cũng dần
được cải cách và bổ sung. Cụ thể:
- Luật thuế xuất khẩu nhập khẩu hàng mậu dịch 1987: Luật có hiệu lực thi hành từ
01/2/1988. Trong luật quy định hàng hóa bị đánh thuế là hàng mậu dịch. Thuế được áp
dụng với tất cả hàng hóa mua bán, trao đổi với nước ngồi khi xuất khẩu hoặc nhập
khẩu qua biên giới Việt Nam (trừ hàng hóa xuất, nhập khẩu có sự thỏa thuận riêng về

thuế xuất nhập khẩu giữa Chính phủ Việt Nam với các nước khác).
- Luật thuế xuất khẩu nhập khẩu năm 1991: Danh mục các nhóm hàng, mặt hàng
trong biểu thuế XNK được xây dựng dựa trên hệ thống danh mục hàng hóa và mã hóa
thống nhất của Hội đồng hợp tác Hải quan quốc tế (ký tại Bruxelles ngày 19-6-1983)
gồm 97 chương và hơn hai nghìn nhóm ngành hàng. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi
cho ta từng bước hòa nhập vào quá trình hợp tác quốc tế về thuế quan và mậu dịch,


7

khắc phục những tồn tại đã gặp khi áp dụng danh mục cũ theo khối SEV quá đơn giản.
Luật thuế xuất khẩu nhập khẩu 1993: Luật thuế xuất nhập khẩu 1993 khơng có
những thay đổi lớn về mặt chính sách mà chỉ có những sửa đổi bổ sung một số điều.
- Luật thuế xuất khẩu nhập khẩu 1998: Việc áp dụng Luật thuế giá trị gia tăng (bắt
đầu từ 1/1/1999) cả đối với hàng nhập khẩu đòi hỏi Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu (thuế XNK) phải được sửa đổi, bổ sung để bảo đảm tính đồng bộ trong các chính
sách thuế áp dụng đối với hàng nhập khẩu, khơng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất,
kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005: Các quy định mới được quy định
trong luật thuế xuất nhập khẩu 2005 nhằm một mục tiêu chính, đó là đem lại các tích
cực, giảm bớt khó khăn về vốn, giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất nhập khẩu và
phát triển sản xuất, kinh doanh. Đồng thời cũng chú trọng vào việc xây dựng một thị
trường thương mại quốc tế công bằng, vừa đẩy mạnh phát triển trong nước, vừa củng
cố mối quan hệ tốt đẹp với nước ngoài.
1.2.3. Đặc điểm thuế xuất nhập khẩu
Thuế xuất nhập khẩu có các đặc trưng cơ bản sau:
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế độc lập trong hệ thống pháp luật thuế Việt
Nam và các nước trên thế giới.
- Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu là hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu
qua biên giới Việt Nam. Chỉ có những hàng hóa được vận chuyển một cách hợp pháp

qua biên giới Việt Nam mới là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
- Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân trực tiếp có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu
hàng hóa qua biên giới.
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế gián thu. Dựa theo tính chất của thuế gián
thu, tiền thuế phải nộp cấu thành trong giá cả hàng hóa, gánh nặng thuế được chuyển
nhượng từ người chịu thuế sang người nộp thuế.
- Thuế xuất nhập khẩu là một thoại thuế ít ổn định, phụ thuộc nhiều vào cung cầu
hàng hóa trên thị trường, vào giá cả hàng hóa quốc tế, vào khả năng kiểm soát nạn


8

buôn lậu và nhất là phụ thuộc vào sự giao lưu liên minh, liên kết và hội nhập kinh tế
thế giới.
1.2.4. Vai trò của thuế xuất nhập khẩu
Thuế xuất nhập khẩu được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Nó có vai trị
to lớn trong việc điều tiết hoạt động thương mại, trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Bao
gồm:
1.2.4.1. Góp phần tạo nguồn thu ngân sách nhà nước
Khi thực hiện chức năng quản lý, điều tiết vĩ mơ nền kinh tế, thuế XNK góp phần
quan trọng trong việc hình thành nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Nguồn thu ngân sách nhà nước bao gồm các nguồn chính: thuế, phí lệ phí. Trong
cơ cấu thuế, thuế xuất nhập khẩu cũng chiếm một phần quan trọng. Sở dĩ thuế xuất
nhập khẩu lại đóng góp lớn vào ngân sách như vậy là vì hoạt động thương mại diễn ra
ngày một sôi động, nhu cầu xuất nhập khẩu ngày càng tăng, thuế xuất nhập khẩu lại là
loại thuế gián thu, người tiêu dùng gián tiếp đóng thuế thơng qua giá cả hàng hóa, do
đó mà khơng cảm thấy gánh nặng về thuế. Chính tâm lý này làm cho nguồn thu từ
thuế là chủ yếu.
1.2.4.2. Góp phần bảo hộ và khuyến khích sản xuất trong nước
Thuế xuất nhập khẩu cộng thêm vào giá thành, chính vì thế mà làm tăng giá cả

của hàng hóa. Cụ thể:
- Đối với những hàng hóa là tài nguyên đất nước, các hàng hóa cần được nhà nước
bảo vệ thì nhà nước đánh thuế xuất khẩu cao để bảo vệ và phát triển sản xuất trong
nước.
- Máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, nếu thuế nhập khẩu thấp sẽ
giảm chi phí đầu vào.
- Đối với mặt hàng muốn hạn chế lượng nhập khẩu để khích thích sản xuất trong nước
thì nhà nước đánh thuế nhập khẩu cao để hạn chế lượng hàng nhập khẩu này.
Trong xu thế kinh tế thế giới hiện nay, tính cạnh tranh ngày càng trở nên khắc
nghiệt. Chính vì vậy mà việc bảo hộ sản xuất trong nước thông qua hàng rào thuế


9

quan là cần thiết. Bảo hộ tạo cơ sở cho các doanh nghiệp trong nước có thời gian học
hỏi kinh nghiệm, khoa học cơng nghệ của nước ngồi, cải thiện tình hình sản xuất của
mình, nâng cao khả năng canh tranh với các mặt hàng khác.
Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, vai trò bảo hộ
của thuế xuất nhập khẩu sẽ bị hạn chế do phải thực hiện các cam kết quốc tế và khu
vực. Hơn nữa, trong thực tế, nếu quá nhấn mạnh đến vai trò bảo hộ của thuế nhập
khẩu đối với các ngành sản xuất trong nước, không những không thực hiện được
chính sách đối ngoại trong bối cảnh mới, mà cịn làm cho sản xuất trong nước trở nên
trì trệ, kém phát triển.
1.2.4.3. Góp phần định hướng người tiêu dùng
Thuế xuất nhập khẩu cấu thành trong giá cả hàng hóa, làm tăng giá hàng hóa, do
đó có tác dụng hướng dẫn tiêu dùng; bởi vì lượng hàng hóa xuất khẩu hay nhập khẩu
phụ thuộc vào sức tiêu thụ hàng hóa, yếu tố này lại phụ thuộc lớn vào giá cả. Giá cả
hàng hóa cao hay thấp sẽ quyết định việc giảm hoặc tăng sức cạnh tranh của hàng hóa
đó trên thị trường. Thông qua thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhà nước sẽ hạn chế
việc tiêu dùng hàng hóa xa xỉ hoặc các loại hàng hóa khơng được khuyến khích sử

dụng như thuốc lá, rượu, bia, ....
1.2.4.4. Góp phần giảm bớt thất nghiệp
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có tác dụng giảm bớt nạn thất nghiệp vì việc
đánh thuế nhập khẩu cao thì hàng hóa nhập khẩu sẽ giảm; để bù vào lượng hàng hóa
nhập khẩu đó thì nền kinh tế trong nước buộc phải mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất,
tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động từ đó góp phần giải quyết nạn thất
nghiệp trong nước.
1.2.4.5. Góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của quốc gia
Ngồi các vai trị trên thuế xuất nhập khẩu cịn đóng góp vào quan hệ đối ngoại
của đất nước. Như biểu thuế xuất nhập khẩu khác nhau được đánh khác nhau với hàng
hóa của các nước có chính sách phân biệt quốc gia hay cho một số nước đã ký hiệp
định thương mại tự do. Do đó nhà nước có thể xây dựng được một biểu thuế phù hợp


10

nhất dành cho các quốc gia với mục tiêu nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa hai nước
cũng như tạo thuận lợi cho việc phát triển thương mại quốc tế.

CHƯƠNG 2: VĂN BẢN HIỆN HÀNH ĐIỀU CHỈNH VÀ NỘI DUNG CHÍNH
CỦA THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU
2.1. Các văn bản thuế xuất nhập khẩu hiện hành
2.1.1. Luật
- Luật số 45/2005/QH11: Luật thuế Xuất nhập, thuế Nhập khẩu của Quốc hội
khóa XI nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
+ Ngày ban hành: 14/06/2005.
+ Ngày hiệu lực thi hành: 01/01/2006.
+ Quy định về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam; hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới và
hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

- Luật số 71/2014/QH13: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế
của Quốc hội khóa XIII nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
+ Ngày ban hành: 08/12/2005.
+ Ngày hiệu lực thi hành: 01/01/2015.
+ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế thu
nhập cá nhân, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thuế tài
nguyên, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Hải quan.
Trong đó, bãi bỏ các nội dung quy định về tỷ giá khi xác định doanh thu, chi phí, giá
tính thuế, thu nhập tính thuế, thu nhập chịu thuế và thuế nộp ngân sách Nhà nước; bãi
bỏ điểm c khoản 1 Điều 49 của Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 đã được sửa đổi,
bổ sung một số điều theo Luật số 21/2012/QH13; bãi bỏ các quy định liên quan đến
việc xác định thuế đối với cá nhân kinh doanh tại khoản 1 Điều 19, khoản 1 Điều 20
và khoản 1 Điều 21 của Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa
đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13.


11

2.1.2. Thông tư
2.1.2.1. Thông tư do Bộ Công thương ban hành
1. Thông tư số 7/2015/TT-BCT quy định việc không áp dụng hạn ngạch thuế

quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu có xuất xứ từ các nước ASEAN – có hiệu
lực từ ngày 01/01/2015.
2. Thông tư số 12/2015/TT-BCT quy định việc áp dụng chế độ cấp Giấy phép

nhập khẩu tự động đối với một số sản phẩm thép - có hiệu lực từ ngày
26/07/2015
3. Thông tư số 8/2015/TT-BCT quy định việc nhập khẩu theo hạn ngạch thuế


quan năm 2015 mặt hàng đường có xuất xứ từ Cộng hịa Dân chủ Nhân dân
Lào – có hiệu lực từ ngày 27/05/2015.
4. Thơng tư số 12/2015/TT-BCT quy định việc áp dụng chế độ cấp Giấy phép

nhập khẩu tự động đối với một số sản phẩm thép – có hiệu lực từ ngày
26/07/2015
5. Thơng tư số 25/2015/TT-BCT quy định về nguyên tắc điều hành hạn ngạch

thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường năm 2015 – có hiệu lực từ ngày
03/08/2015.
6. Thơng tư số 40/2015/TT-BCT quy định thực hiện quy tắc xuất xứ trong Hiệp

định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc – có hiệu lực từ ngày
01/01/2016.
7. Thơng tư số 52/2015/TT-BCT quy định chi tiết hoạt động mua bán hàng hóa

qua biên giới của thương nhân tại Quyết định 52/2015/QĐ-TT ngày 20/10/2015
của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với
các nước có chung biên giới – có hiệu lực từ ngày 05/02/2016


12

8. Thông tư số 56/2015/TT-BCT quy định việc nhập khẩu theo hạn ngạch thuế

quan với thuế suất thuế nhập khẩu 0% đối với hàng hóa có xuất xứ từ Cộng hịa
Dân chủ nhân dân Lào – có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.
9. Thông tư số 01/2016/TT-BCT quy định việc nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu

theo hạn ngạch thuế quan năm 2016 - có hiệu lực từ ngày 05/01/2016.

10. Thơng tư số 02/2016/TT-BCT quy định về nguyên tắc điều hành hạn ngạch

thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng muối, trứng gia cầm năm 2016 – có hiệu
lực từ ngày 11/03/2016 đến hết ngày 31/12/2016.
2.1.2.2. Thơng tư do Bộ tài chính ban hành
1. Thông tư số 03/2015/TT-BTC quy định về việc sửa đổi mức thuế suất thuế

nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng xăng, dầu thuộc nhóm 27.10 tại Biểu
thuế nhập khẩu ưu đãi – có hiệu lực từ ngày 07/01/2015
2. Thông tư số 10/2015/TT-BTC quy định chi tiết thi hành Quyết định số

54/2014/QĐ-TTG ngày 19/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn thuế
nhập khẩu đối với linh kiện nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp sản phẩm trang thiết
bị y tế cần được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo – có hiệu lực từ ngày 15/03/2015.
3. Thông tư số 13/2015/TT-BTC quy định về kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm

thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ; kiểm sốt hàng giả và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu
trí tuệ – có hiệu lực từ ngày 15/03/2015.
4. Thông tư số 24/2015/TT-BTC ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt

của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật
Bản giai đoạn 2015-2019 – có hiệu lực từ ngày 01/04/2015.
5. Thông tư số 25/2015/TT-BTC ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt

của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản giai
đoạn 2015 - 2019 – có hiệu lực từ ngày 01/04/2015.


13


6. Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát

hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hố xuất
khẩu, nhập khẩu – có hiệu lực từ ngày 01/04/2015.
7. Thông tư số 39/2015/TT-BTC quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa

xuất khẩu, nhập khẩu – có hiệu lực từ ngày 01/04/2015.
8. Thơng tư số 44/2015/TT-BTC sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi

đặc biệt đối với một số nhóm mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc
biệt ASEAN - Hàn Quốc giai đoạn 2015-2018 – có hiệu lực từ ngày
01/04/2015.
9. Thơng tư số 49/2015/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện

hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp
được chỉ định – có hiệu lực từ ngày 29/05/2015.
10. Thơng tư số 72/2015/TT-BTC về việc quy định áp dụng chế độ ưu tiên trong

việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp – có hiệu lực từ ngày 19/06/2015.
11. Thông tư số 89/2015/TT-BTC về việc hướng dẫn nhập, xuất, mua, bán hàng

dự trữ quốc gia – có hiệu lực từ ngày 01/08/2015.
12. Thông tư số 160/2015/TT-BTC quy định về định mức chi phí nhập, chi phí

xuất hàng dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý – có
hiệu lực từ ngày 01/12/2015.
13. Thông tư số 164/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung danh mục nhóm mặt hàng và


mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện
và bộ phận phụ trợ để sản xuất các sản phẩm công nghệ thông tin (CNTT)
trọng điểm thuộc Chương 98 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm
theo Thông tư số 164/2013/TT- BTC ngày 15/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính – có hiệu lực từ ngày 20/12/2015.


14

14. Thơng tư 174/2015/TT-BTC hướng dẫn kế tốn nghiệp vụ thuế và thu khác

đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu – có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.
15. Thơng tư số 182/2015/TT-BTC ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập

khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế – có hiệu lực từ ngày
01/01/2016.
16. Thơng tư số 184/2015/TT-BTC quy định thủ tục về kê khai, bảo lãnh tiền

thuế, thu nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, tiền phí, lệ phí, các khoản thu
khác, đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện xuất
cảnh, nhập cảnh, quá cảnh – có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.
17. Thông tư số 191/2015/TT-BTC về việc quy định thủ tục hải quan đối với hàng

hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế
– có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.
18. Thơng tư số 201/2015/TT-BTC ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt

của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc
giai đoạn 2015-2018 – có hiệu lực từ ngày 20/12/2015.
19. Thông tư số 216/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế suất thuế nhập khẩu để


thực hiện Hiệp định thương mại song phương giữa Chính phủ nước Cộng hịa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào
– có hiệu lực từ ngày 14/02/2016.
20. Thông tư số 217/2015/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hải quan, quản lý thuế đối

với hoạt động thương mại biên giới của thương nhân và cư dân biên giới theo
Quyết định số 52/2015/QĐ-TT ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ – có
hiệu lực từ ngày 14/02/2016.
21. Thơng tư số 16/2016/TT-BTC sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi

đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 27.07, 29.02, 39.02 tại Biểu thuế nhập
khẩu ưu đãi – có hiệu lực từ ngày 06/03/2016.


15

22. Thông tư số 31/2016/TT-BTC quy định về việc bổ sung mặt hàng Dung môi

N-Hexan vào Chương 98 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi – có hiệu lực từ ngày
08/04/2016.
23. Thông tư số 32/2016/TT-BTC về việc tiếp tục áp dụng định mức phí nhập,

xuất và bảo quản hạt giống rau và thuốc bảo vệ thực vật dự trữ quốc gia do Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý tại Thông tư 21/2013/TT-BTC,
Thông tư 22/2013/TT-BTC đến năm 2016 – có hiệu lực từ ngày 15/04/2016.
24. Thơng tư số 48/2016/TT-BTC sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi

đối với một số mặt hàng xăng, dầu thuộc nhóm 27.10 tại Biểu thuế nhập khẩu
ưu đãi – có hiệu lực từ ngày 18/03/2016.

25. Thông tư số 51/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung danh mục nhóm mặt hàng và

mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng đối với mặt hàng sắt hoặc thép để
sản xuất lốp xe thuộc Chương 98 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành
kèm theo Thơng tư 182/2015/TT-BTC ngày 16/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính – có hiệu lực từ ngày 02/05/2016.
2.1.3. Nghị định:
1. Nghị định số 87/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật

thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu – có hiệu lực từ ngày 01/10/2010 (hết hiệu lực
một phần).
2. Nghị định số 83/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật

quản lý thuế và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật quản lý thuế – có
hiệu lực từ ngày 15/09/2013.
3. Nghị định số 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung

một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị
định về thuế – có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
2.2. Nội dung cơ bản của thuế xuất nhập khẩu


16

2.2.1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam; hàng hóa mua bán, trao đổi của cư
dân biên giới và hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu.
2.2.2. Đối tượng nộp thuế

Tại Điều 2 Luật thuế XNK số 45/2005/QH11 quy định về đối tượng chịu thuế
xuất nhập khẩu như sau:
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam;
- Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi
thuế quan vào thị trường trong nước.
2.2.3. Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là số lượng đơn vị từng mặt hàng
thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan, giá tính thuế, thuế suất theo tỷ
lệ phần trăm (%); đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối thì căn cứ tính thuế là số
lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan
và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa.
2.2.4. Thuế suất
2.2.4.1. Thuế suất thuế xuất khẩu
Thuế suất thuế xuất khẩu được quy định cụ thể cho một số mặt hàng tại Biểu thuế xuất
khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành (khoản 1 Điều 37 Thơng tư số 38/2015/TTBTC);
Biểu thuế xuất khẩu hiện hành là Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu
thuế ban hành kèm theo Thông tư số 182/2015/TT-BTC ngày 16/11/2015 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính “Ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo
danh mục mặt hàng chịu thuế”
Lưu ý:


17

- Khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngồi (bất cứ nước nào), đều áp dụng mức thuế duy
nhất theo quy định tại Biểu thuế xuất khẩu hiện hành.
- Trường hợp một mặt hàng không được quy định cụ thể tên trong Biểu thuế xuất khẩu
thì khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan vẫn phải kê khai mã số của mặt hàng
đó theo 08 chữ số tương ứng với mã số của mặt hàng đó trong Biểu thuế nhập khẩu ưu
đãi quy định tại mục I phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và ghi mức thuế

suất thuế xuất khẩu là 0% (không phần trăm).
2.2.4.2. Thuế suất thuế nhập khẩu (khoản 1 Điều 37 Thông tư số 38/2015/TT-BTC)
- Thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng
mặt hàng, bao gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất thông thường và thuế suất ưu đãi đặc
biệt.
- Trường hợp mức thuế suất MFN của một mặt hàng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu
ưu đãi thấp hơn so với mức thuế suất ưu đãi đặc biệt quy định tại Biểu thuế nhập khẩu
ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định thương mại tự do thì mức thuế suất thuế nhập
khẩu áp dụng cho mặt hàng này sẽ là mức thuế suất MFN.
- Ngoài việc chịu thuế nhập khẩu, nếu hàng hóa nhập khẩu quá mức vào Việt Nam, có
sự trợ cấp, được bán phá giá hoặc có sự phân biệt đối xử đối với hàng hóa xuất khẩu
của Việt Nam thì bị áp dụng thuế chống trợ cấp, thuế chống bán phá giá, thuế chống
phân biệt đối xử, thuế tự vệ.
a. Thuế suất ưu đãi
- Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm
nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với
Việt Nam. Danh sách nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ
quốc với Việt Nam do Bộ Công Thương công bố-Danh sách hiện hành quy định tại
Công văn số 0622/BTM-PC “V/v cập nhật danh sách các nước và vùng lãnh thổ đã có
thỏa thuận đối xử tối huệ quốc và ưu đãi đặc biệt trong quan hệ thương mại hàng hóa
với Việt Nam”.
- Thuế suất ưu đãi được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu
đãi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Quy định áp dụng từ 01/01/2016 là Biểu


18

thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Thông
tư số 182/2015/TT-BTC ngày 16/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Người nộp thuế tự khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất xứ hàng hóa

để làm cơ sở xác định mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi.
b. Thuế suất ưu đãi đặc biệt

- Được quy định cụ thể cho từng mặt hàng và đáp ứng các điều kiện áp dụng thuế
suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại các Thơng tư của Bộ trưởng Bộ Tài
chính ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định thương
mại tự do.
- Trường hợp hàng hóa từ khu phi thuế quan (kể cả hàng gia công) nhập khẩu vào
thị trường trong nước được áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt do Bộ trưởng Bộ
Tài chính ban hành phải thỏa mãn các điều kiện:
1. Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt tương ứng do Bộ trưởng Bộ Tài
chính ban hành;
2. Được xác nhận bằng chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo quy định của
Bộ Công Thương.
Gồm:
- Thông tư số 165/2014/TT-BTC ngày 14/11/2014 của của Bộ trưởng Bộ Tài chính
“Ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp
định thương mại hàng hóa ASEAN giai đoạn 2015-2018”;
- Thông tư số 166/2014/TT-BTC ngày 14/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
“Ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp
định Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc giai đoạn 2015-2018”;
- Thông tư số 167/2014/TT-BTC ngày 14/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
“Ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp
định Thương mại hàng hóa ASEAN - Hàn Quốc giai đoạn 2015-2018”;
- Thông tư số 201/2015/TT-BTC ngày 16/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính


19

"Ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định Thương mại tự

do Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 2015-2018";
- Thông tư số 24/2015/TT-BTC ngày 14/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính “Về
việc Ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản giai đoạn 2015 – 2019”;
- Thông tư số 25/2015/TT-BTC ngày 14/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính “Về
việc Ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện
Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 2015 - 2019”;
- Thông tư số 168/2014/TT-BTC ngày 14/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
“Ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp
định Thương mại hàng hóa ASEAN-Úc-Niu Di-lân giai đoạn 2015-2018”;
- Thông tư số 169/2014/TT-BTC ngày 14/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
“Ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp
định Thương mại hàng hóa ASEAN-Ấn Độ giai đoạn 2015-2018”.
- Thơng tư số 162/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính “về
việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp
định Thương mại tự do Việt Nam - Chi Lê giai đoạn 2014 -2016”.
c. Thuế suất thông thường
- Thuế suất thông thường thực hiện theo quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu và quy định của Chính phủ về thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu. Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ
nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ khơng thực hiện đối xử tối huệ quốc và
không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam.
- Thuế suất thông thường được áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất ưu
đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. (Điều 9
Nghị định số 87/2010/NĐ-CP)
Thuế suất thông thường = Thuế suất ưu đãi x 150%


20


2.2.5. Kê khai thuế, nộp thuế
Đối tượng nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có trách nhiệm kê khai thuế đầy
đủ, chính xác, minh bạch và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai; nộp
tờ khai hải quan cho cơ quan hải quan, tính thuế và nộp thuế vào ngân sách nhà nước.
2.2.5.1. Thời điểm tính thuế
Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời điểm đối tượng nộp thuế đăng
ký tờ khai hải quan với cơ quan hải quan.
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được tính theo thuế suất, giá tính thuế và tỷ giá dùng
để tính thuế theo tỷ giá hối đối do Ngân hàng Nhà nước Việt nam công bố tại thời
điểm tính thuế.
2.2.5.2. Thời hạn nộp thuế
1. Thời hạn nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được quy định như sau:
a) Đối với hàng hóa xuất khẩu là ba mươi ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng
ký tờ khai hải quan;
b) Đối với hàng hoá nhập khẩu là hàng tiêu dùng thì phải nộp xong thuế trước khi
nhận hàng; trường hợp có bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế là
thời hạn bảo lãnh, nhưng không quá ba mươi ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng
ký tờ khai hải quan. Hết thời hạn bảo lãnh hoặc thời hạn nộp thuế mà đối tượng nộp
thuế chưa nộp thuế thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp số tiền thuế và tiện phạt
chậm nộp thay cho đối tượng nộp thuế;
c) Đối với hàng hóa nhập khẩu là vật tư, nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu
thì thời hạn nộp thuế là 275 (hai trăm bảy mươi lăm) ngày, kể từ ngày đối tượng nộp
thuế đăng ký tờ khai hải quan; trường hợp đặc biệt thì thời hạn nộp thuế có thể dài hơn
275 ngày phù hợp với chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệu của doanh nghiệp
theo quy định của Chính phủ;
d) Đối với hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất,
tái nhập là mười lăm ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất,
tái nhập theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;



21

đ) Ngoài các trường hợp quy định tại điểm c và điểm d thì thời hạn nộp thuế đối với
hàng hoá nhập khẩu là ba mươi ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai
hải quan.
2. Đối tượng nộp thuế có một trong hai điều kiện sau đây được áp dụng thời hạn nộp
thuế quy định tại các điểm c, d và đ Mục 1 bên trên:
a) Có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian ít nhất là ba trăm sáu mươi lăm
ngày tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan được cơ quan hải quan xác nhận khơng
có hành vi gian lận thương mại, trốn thuế, khơng cịn nợ thuế q hạn, khơng còn nợ
tiền phạt, chấp hành tốt chế độ báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật;
b) Được tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ
chức tín dụng bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp. Trong trường hợp được bảo lãnh thì
thời hạn nộp thuế thực hiện theo thời hạn bảo lãnh, nhưng không quá thời hạn quy
định tại các điểm c, d và đ Mục 1 ở trên. Hết thời hạn bảo lãnh hoặc thời hạn nộp thuế
mà đối tượng nộp thuế chưa nộp thuế thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp số tiền
thuế và tiền phạt chậm nộp thay cho đối tượng nộp thuế.
Trường hợp đối tượng nộp thuế khơng có đủ điều kiện quy định tại khoản này thì phải
nộp xong thuế trước khi nhận hàng.
2.2.6. Miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế và truy thu thuế
2.2.6.1. Miễn thuế
a. Đối tượng miễn thuế:
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây được miễn thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu:
a1. Hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ, triển lãm,
giới thiệu sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất hoặc
tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc như hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học,
thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh... trong thời
hạn tối đa không quá 90 ngày
Hết thời hạn hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm hoặc kết thúc công việc theo quy



22

định của pháp luật thì hàng hóa phải nhập khẩu về Việt Nam đối với hàng hóa tạm
xuất và phải xuất khẩu ra nước ngồi đối với hàng hóa tạm nhập;
a2. Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài
mang vào Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài trong mức quy định, bao gồm:
- Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân người nước ngoài khi được phép
vào cư trú, làm việc tại Việt Nam theo giấy mời của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
hoặc chuyển ra nước ngoài khi hết thời hạn cư trú, làm việc tại Việt Nam.
- Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam được phép đưa ra nước
ngoài để kinh doanh và làm việc, khi hết thời hạn nhập khẩu lại Việt nam được miễn
thuế đối với những tài sản đã đưa ra nước ngoài.
- Hàng hóa là tài sản di chuyển của gia đình, cá nhân người Việt Nam đang định cư ở
nước ngoài được phép định cư tại Việt Nam hoặc mang ra nước ngồi khi được phép
định cư ở nước ngồi; Hàng hóa là tài sản di chuyển của người nước ngoài mang vào
Việt Nam khi được phép định cư tại Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài khi được
phép định cư ở nước ngồi;
Riêng ơ tơ, xe máy đang sử dụng của gia đình, cá nhân mang vào Việt Nam khi được
phép định cư tại Việt Nam chỉ được miễn thuế nhập khẩu mỗi thứ một chiếc cho mỗi
hộ gia đình.
a3. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng
quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh
về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và
cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành Pháp lệnh này.
a4. Hàng hóa nhập khẩu để gia cơng cho phía nước ngồi theo hợp đồng gia cơng đã
ký được miễn thuế nhập khẩu, khi xuất trả sản phẩm cho phía nước ngồi được miễn
thuế xuất khẩu. Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngồi để gia cơng cho phía Việt Nam

theo hợp đồng gia công đã ký được miễn thuế xuất khẩu, khi nhập khẩu trở lại Việt
Nam thì phải nộp thuế nhập khẩu đối với sản phẩm sau gia cơng (khơng tính thuế đối
với phần trị giá của vật tư, nguyên liệu đã đưa đi gia công theo hợp đồng gia công đã


23

ký; thuế suất thuế nhập khẩu tính theo sản phẩm sau gia công nhập khẩu; xuất xứ của
sản phẩm là xuất xứ của nước nhận gia công), bao gồm:
- Nguyên liệu nhập khẩu, xuất khẩu để gia công;
- Vật tư nhập khẩu, xuất khẩu tham gia vào quá trình sản xuất, gia công (giấy, phấn,
bút vẽ, bút vạch dấu, đinh ghim quần áo, mực sơn in, bàn chải quét keo, khung in lưới,
kết tẩy, dầu đánh bóng…) trong trường hợp doanh nghiệp xây dựng được định mức
tiêu hao và tỷ lệ hao hụt;
- Hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu làm mẫu phục vụ cho gia cơng;
- Máy móc, thiết bị nhập khẩu hoặc xuất khẩu để trực tiếp phục vụ gia công được thoả
thuận trong hợp đồng gia công. Hết thời hạn thực hiện hợp đồng gia công phải tái xuất
hoặc tái nhập. Nếu không tái xuất hoặc tái nhập phải kê khai nộp thuế theo quy định;
- Sản phẩm gia cơng xuất trả (nếu có thuế xuất khẩu);
- Sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia cơng hoặc đóng chung với
sản phẩm gia cơng thành mặt hàng đồng bộ và xuất khẩu ra nước ngoài thì được miễn
thuế như nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công nếu đáp ứng đủ các điều kiện: (i)
Được thể hiện trong hợp đồng gia công hoặc phụ kiện hợp đồng gia công; (ii) Trong
bản định mức nguyên liệu, vật tư nhập khẩu vào mục đích gia cơng phải có định mức
của sản phẩm hồn chỉnh này; (iii) Được quản lý như nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để
gia công;
- Linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để làm hàng hoá bảo hành cho sản phẩm xuất khẩu.
Giám đốc doanh nghiệp nhận gia công chịu trách nhiệm về định mức sử dụng, định
mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt (dưới đây được gọi là định mức tiêu hao) đối với hàng
hóa nhập khẩu sử dụng vào đúng mục đích gia cơng. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý

theo quy định của pháp luật.
Thiết bị, máy móc, nguyên liệu, vật tư, sản phẩm gia cơng do phía nước ngồi thanh
tốn thay tiền cơng gia cơng khi nhập khẩu phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định.
Quy trình quản lý, thanh khoản thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu hoặc xuất
khẩu và sản phẩm gia công xuất khẩu hoặc nhập khẩu thực hiện theo văn bản riêng


24

của Bộ Tài chính.
a5. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất
cảnh, nhập cảnh. Định mức miễn thuế được quy định cụ thể như sau:
- Đối với người xuất cảnh: Trừ các vật phẩm trong Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu
hoặc xuất khẩu có điều kiện, các mặt hàng khác là hành lý của người xuất cảnh thì
khơng hạn chế định mức.
- Đối với người nhập cảnh: Định mức hành lý miễn thuế (áp dụng cho từng người và
cho từng lần nhập cảnh) được áp dụng như sau:
Bảng 1: Định mức hành lý miễn thuế (áp dụng cho từng người cho từng lần nhập
cảnh)
ST
T
1

2

3

Đồ dùng, vật dụng
Rượu, đồ uống có cồn:
- Rượu từ 22 độ trở lên

- Rượu dưới 22 độ
- Đồ uống có cồn, bia
Thuốc lá:
- Thuốc lá điếu
- Xì gà
- Thuốc lá sợi
Chè, cà phê:
- Chè
- Cà phê

Định mức

Ghi chú

1,5 lít
2,0 lít
3,0 lít

Người dưới 18 tuổi khơng
được hưởng tiêu chuẩn này

400 điếu
100 điếu
50 gram

Người dưới 18 tuổi không
được hưởng tiêu chuẩn này

5 kg
3 kg


Người dưới 18 tuổi không
được hưởng tiêu chuẩn này

4

Quần áo, đồ dùng cá nhân

Số lượng phù hợp
phục vụ cho mục
đích chuyến đi

5

Các vật phẩm khác ngồi
danh mục 1,2,3,4 nêu trên
(không nằm trong Danh
mục hàng cấm nhập khẩu
hoặc nhập khẩu có điều
kiện)

Tổng trị giá khơng
q 5.000.000
(năm triệu) đồng
Việt Nam

Trường hợp hàng hoá nhập khẩu vượt tiêu chuẩn được miễn thuế thì đối tượng có
hàng hố nhập khẩu phải nộp thuế đối với phần vượt. Nếu tổng số thuế phải nộp đối
với phần vượt dưới 50.000 đồng thì được miễn thuế. Người nhập cảnh được chọn vật
phẩm để nộp thuế trong trường hợp hành lý mang theo gồm nhiều vật phẩm.



25

a6. Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư quy
định tại Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyển khích đầu tư và khuyến khích đầu tư;
Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn dưới
đây (Phụ lục I hoặc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày
8/12/2005 của Chính phủ), dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA), bao gồm:
- Thiết bị, máy móc;
- Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ được Bộ Khoa học và
Công nghệ xác nhận; Phương tiện vận chuyển đưa đón cơng nhân gồm xe ô tô từ 24
chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy;
- Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp
ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên
dùng quy định tại điểm 6.1 và 6.2 trên đây;
- Nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm trong dây chuyền công
nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ
kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với những thiết bị, máy móc
quy định trên đây;
- Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được.
Việc miễn thuế nhập khẩu được áp dụng cho cả trường hợp mở rộng quy mô dự án,
thay thế đổi mới công nghệ.
a7. Giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư trong
lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Việc miễn thuế nhập khẩu được áp
dụng cho cả trường hợp mở rộng quy mô dự án, thay thế đổi mới cơng nghệ
a8. Hàng hóa nhập khẩu của Doanh nghiệp BOT và Nhà thầu phụ để thực hiện dự án
BOT, BTO, BT, bao gồm:
- Thiết bị, máy móc nhập khẩu để tạo tài sản cố định (kể cả thiết bị, máy móc, phụ

tùng sử dụng cho việc khảo sát, thiết kế, thi cơng, xây dựng cơng trình).
- Phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ nhập khẩu để tạo


×