Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

(SKKN 2022) một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng phát triển thể chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.23 MB, 31 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36
tháng phát triển thể chất”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (03)/ Mầm non
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 10 tháng 9 năm 2020 đến ngày
29 tháng 4 năm 2022
4. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Nguyệt
Năm sinh: 1988
Nơi thường trú: Xã Nghĩa Minh – Huyện Nghĩa Hưng – Tỉnh Nam Định
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non
Chức vụ cơng tác: Giáo Viên dạy nhóm trẻ 24 – 36 tháng.
Nơi làm việc: Trường Mầm non xã Nghĩa Minh
Địa chỉ liên hệ: Xã Nghĩa Minh – Huyện Nghĩa Hưng – Tỉnh Nam Định
Điện thoại: 0937281666
Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 85%
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Tên đơn vị: Trường Mầm non xã Nghĩa Minh
Địa chỉ: Xã Nghĩa Minh – Huyện Nghĩa Hưng – Tỉnh Nam Định
Điện thoại: 0944169382


2

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. ĐIỀU KIỆN TẠO RA SÁNG KIẾN:

Trẻ em không chỉ là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, mà cịn
là tương lai của đất nước. Giáo dục Mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống
giáo dục quốc dân, là nền tảng cho sự hình thành và phát triển nhân cách con


người. Hơn ai hết, bản thân tôi là một giáo viên Mầm non, Tôi hiểu rõ vai trị và
trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển hài
hịa, cân đối về mọi mặt “Đức - trí– thể- mỹ”. Trong đó trước hết là q trình
giáo dục phát triển thể chất cho trẻ; nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển trí tuệ,
cường tráng về thể lực, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức.
Để giáo dục thể chất cho trẻ được thực hiện bằng nhiều hình thức khác
nhau; như: Chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ thông qua chế độ ăn uống
sinh hoạt hằng ngày mà cịn có các bài tập phát triển vận động nhằm mục đích
củng cố, tăng cường sức khỏe, phát triển cân đối hài hịa về hình thái và chức
năng của cơ thể trẻ, rèn luyện tư thế vận động cơ bản, phát triển các tố chất
trong vận động, hoặc thơng qua thể dục buổi sáng, hoạt động có chủ đích hay
hoạt động chơi ở các góc, hoạt động chơi ngồi trời... Từ đó, sẽ giúp nâng cao
chất lượng phát triển thể chất cho trẻ góp phần phát triển toàn diện cho trẻ.
Trong những năm gần đây, cùng với sự chuyển biến mọi mặt của xã hội
và đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, trẻ em có điều kiện
được chăm sóc tốt hơn; song tình trạng trẻ ít vận động dẫn đến tình trạng béo phì
lại rất nhiều; những yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ em
như: Mạng xã hội, chất lượng môi trường sống. Làm thế nào để cơ thể trẻ phát
triển tốt nhất đó là một bài tốn khó đối với mỗi người làm giáo dục mầm non.
Tơi cũng có nhiều trăn trở muốn tìm ra một phương pháp giáo dục tốt cho trẻ,
đặc biệt là trẻ nhà trẻ. Qua chăm sóc và giáo dục trẻ hàng ngày tơi nhận thấy
những trẻ có thể chất tốt thì ln khỏe mạnh, năng động hơn, thơng minh hơn,
nhanh nhẹn hoạt bát hơn. Đặc biệt trong quá trình giảng dạy tôi nhận ra rằng khi
trẻ được tham gia vào các trị chơi vận động trẻ vơ cùng hứng thú, dù các bé có
nhút nhát cỡ nào nhưng khi vui chơi vận động các cháu như quên đi sự nhút nhát
rụt rè đó mà hịa mình trong các trị chơi. Trị chơi giúp cho trẻ trở nên tích cực
hơn, xích các trẻ lại gần với nhau hơn. Tơi nhận thấy hoạt động phát triển vận
động chính là phương tiện hữu hiệu nhất để giáo dục trẻ một cách toàn diện.
Với những lí do trên, tơi nhận thấy việc giúp trẻ phát triển vận động rất
quan trọng và cần thiết, nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp

giúp trẻ 24 – 36 tháng phát triển thể chất”. Làm đề tài nghiên cứu của tôi.


3

II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
1. Mơ tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp 24 - 36 tháng tuổi tôi ln trăn trở
làm thế nào để giúp trẻ thích nghi với mơi trường sống bên ngồi, từ đó làm tăng
sức đề kháng cho trẻ. Trẻ sẽ khỏe mạnh, cứng cáp và tham gia các hoạt động
tích cực hơn. Để trẻ thực hiện các bài tập một cách khoa học, hợp lý sẽ giúp phát
triển hệ cơ, hệ xương, củng cố khớp và dây chằng một cách hợp lý. Tôi đã tìm
tịi các bài tập và các trị chơi vận động phù hợp tới đặc điểm tâm sinh lí trẻ để
mang đến cho trẻ nhà trẻ một cách có hiệu quả. Đưa đến cho trẻ một tinh thần
thoải mái, thích tham gia, một cách có hiệu quả. Song việc chăm sóc giáo dục trẻ
ở lứa tuổi này có nhiều thuận lợi và cũng khơng ít những khó khăn; đó là:
1.1. Thuận lợi:
Tơi là một giáo viên mầm non ln nhiệt tình trong cơng việc, u nghề
mến trẻ, bên cạnh đó đồng nghiệp cùng phụ trách lớp với tơi cũng có rất nhiều
kinh nghiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường tơi có nhiều cơ hội
nghiên cứu các nguồn tài liệu hướng dẫn tổ chức các hoạt động nhằm phát triển
vận động cho trẻ. Trường còn tổ chức những tiết dậy kiến tập, thăm lớp, dự giờ.
Tổ chức các cuộc thi giao lưu về lĩnh vực phát triển vận động. Từ đó tơi tích lũy
được nhiều kiến thức nâng cao năng lực và sự hiểu biết để xây dựng kế hoạch
giáo dục theo chủ đề một cách linh hoạt và sáng tạo.
Về cơ sở vật chất: Diện tích phịng học rộng rãi, thống mát, sạch sẽ
khang trang có đầy đủ đồ dùng đồ chơi cho cô và trẻ hoạt động, nhất là lĩnh vực
phát triển vận động.
Về trẻ: Trẻ trong lớp cùng độ tuổi với nhau nên rất thuận tiện trong việc

chăm sóc giáo dục trẻ.
Về phụ huynh: Đa số các bậc phụ huynh trong lớp luôn quan tâm tới việc
học tập vui chơi và chăm sóc trẻ.
1.2. Khó khăn:
Trẻ đi học khơng cùng một thời điểm (có cháu sinh đầu năm, có cháu sinh
cuối cuối năm), nên số trẻ đi học sau cịn nhút nhát chưa tích cực tham gia vào
các hoạt động khi cơ tổ chức.
Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn hạn chế. Trẻ dễ dàng nhập cuộc
vào các vận động nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi các vận động nếu trẻ
khơng cịn hứng thú.
Bên cạnh đó do thời đại cơng nghệ thơng tin phát triển, để có thời gian
làm việc, bố mẹ trẻ thường đưa điện thoại hoặc mở ti vi cho trẻ tự chơi mà chưa
chú ý đến trẻ, dẫn đến việc trẻ chỉ ngồi một chỗ, khơng vận động và vẫn có


4

những phụ huynh cho rằng việc chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non chỉ
đơn thuần là trông trẻ. Nên dẫn đến công tác phối hợp với giáo viên chưa tốt,
nhất là việc tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động phát triển vận động ở trên
lớp cũng như việc tổ chức các vận động cho trẻ tại gia đình.
Từ những thuận lợi và khó khăn trên tơi đã tiến hành khảo sát trên trẻ và
thu được kết quả sau:
Kết quả đánh giá thực trạng trẻ đầu năm học; lớp nhà trẻ A2 trước
khi áp dụng sáng kiến; với tổng 29 trẻ:

STT

1


2

3

Tiêu chí khảo sát

Trẻ nắm được kỹ năng
chơi, Hứng thú tham
gia các TC vận động
Trẻ hứng thú và tích
cực tham gia các hoạt
động phát triển thể chất
Biết tập các bài tập phát
triển thể chất.

Kết quả khả sát

Số
trẻ
được
khảo
sát

Trẻ đạt
tốt

Trẻ đạt
khá

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

29

4

14

6

21

13

45

6


20

29

2

7

7

24

13

45

7

24

29

3

10

6

21


15

52

5

17

Trẻ đạt
TB

Trẻ chưa
đạt

2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến.
Tơi rất băn khoăn trăn trở là làm thế nào để trẻ nắm bắt được kiến thức
một cách tốt nhất mà cảm thấy khơng gị ép, nhàm chán nhất là hoạt động phát
triển vận động. Trên thực tế tôi đúc kết được một số kinh nghiệm và mạnh dạn
áp dụng vào lĩnh vực phát triển thể chất đối với trẻ 24-36 tháng lớp tơi đó là:
2.1. Biện pháp 1: Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục dinh dưỡng cho trẻ, cô giáo cần hiểu
về những lợi ích cơ bản của giáo dục dinh dưỡng và giúp cho trẻ:
- Biết ăn uống đúng cách để có lợi cho sức khỏe, biết thức ăn cung cấp
dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Cung cấp kiến thức về bốn nhóm thực phẩm:
Protein, Lippit, Glucid, Vitamin.
- Chúng ta cần thức ăn và nước uống để sống, lớn lên, có sức khỏe có sức
lực để vui chơi học tập.
- Thành phần các món ăn đơn giản quen thuộc trẻ ăn hàng ngày



5

Hình ảnh: tháp dinh dưỡng của trẻ
- Giữ gìn vệ sinh thân thể có thể giúp cho cơ thể phịng bệnh, cơ thể khỏe
mạnh.
- Mặc trang phục phù hợp với thời tiết để phịng bệnh và vận động thoải
mái
- Có 1 số vật dụng nguy hiểm và những nơi nguy hiểm đến tính mạng cần
nhận biết và phịng tránh, để bảo vệ sức khỏe.

Hình ảnh: Tổ chức các bữa ăn cho trẻ
2.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch về hoạt động phát triển vận
động cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng.
Khi xây dựng kế hoạch giáo dục tôi cùng các đồng nghiệp trong khối nhà
trẻ bàn bạc đi đến thống nhất và được ban giám hiệu nhà trường phê duyệt và
tạo điều kiện tốt nhất để triển khai thực hiện.


6

Việc xây dựng kế hoạch đảm bảo sự phát triển thường xuyên, có hệ thống
từ thấp đến cao, có sự định hướng cho các nội dung vận động và các trò chơi.
Để lập được kế hoạch giáo dục tổ chức hoạt động phát triển vận động cho
trẻ trước hết tôi phải nắm được các mục tiêu, nội dung, kết quả mong đợi của trẻ
ở cuối độ tuổi theo quy định chung của chương trình giáo dục mầm non và cụ
thể hố qua từng chủ đề.
Từ đó dựa vào khả năng, năng lực của trẻ trong từng nhóm lớp mình quản
lý để đề ra kế hoạch tổ chức hoạt động phát triển vận động theo chủ đề thángtuần- ngày một cách phù hợp, giải quyết những yếu điểm của trẻ so với mức độ
phát triển của trẻ ở lứa tuổi, không áp đặt trẻ quá.

Kế hoạch giáo dục bao gồm: Thể dục sáng và phát triển vận động trong
giờ học. Khi lập kế hoạch giáo dục cần ghi cụ thể nhiệm vụ, phương pháp và
chuẩn bị đồ dùng để thực hiện một cách rõ ràng; tuỳ theo kinh nghiệm của bản
thân cô giáo, năng lực trẻ mà xây dựng kế hoạch có thể ngắn gọn hoặc chi tiết
đủ nội dung.
2.3. Biện pháp 3: Xây dựng môi trường giáo dục phát triển thể chất
hấp dẫn, thu hút trẻ tích cực tham gia vận động.
Hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề này, tôi luôn thay đổi
môi trường giáo dục phát triển vận động một cách phù hợp, mang tính thẩm mỹ
cao nhằm thu hút sự chú ý của trẻ, kích thích trẻ tham gia hoạt động vận động
một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường tận
dụng các khoảng không gian hợp lý ở sân trường, có các thiết bị tự làm để trẻ
thực hiện vận động, tĩnh và các vận động thô phù hợp với độ tuổi như: Thang
leo, ném bóng, …

Hình ảnh: Trẻ chơi thang leo, ném bóng vào rổ ở khu vận động của trường.


7

Trước khi tổ chức thực hiện kế hoạch tôi kiểm tra đồ dùng dạy học xem
đồ dùng đã phù hợp với chủ đề, với đề tài, hình thức lựa chọn trong bài dạy phát
triển vận động chưa. Từ đó tơi cùng đồng nghiệp tham mưu với ban giám hiệu
nhà trường để bổ sung những đồ dùng còn thiếu, lên kế hoạch sắp xếp thời gian
để làm đồ dùng phục vụ các bài tập phát triển vận động.
Đồng thời, tôi phối hợp với phụ huynh tìm kiếm, sưu tầm nguyên vật liệu
cũ để làm đồ dùng đồ chơi, tạo môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ
một cách sinh động, đa dạng và đầy màu sắc.
Trong quá trình làm đồ dùng đồ chơi, dụng cụ phát triển vận động tôi luôn
chú ý tới vấn đề: Đồ dùng đồ chơi ln đẹp, màu sắc phù hợp, đảm bảo vệ sinh;

kích thước, trọng lượng của đồ dùng vận động phù hợp với cơ thể trẻ và đặc biệt
là an toàn đối với trẻ. Vì thế đồ dùng tơi thiết kế ln đảm bảo tính thẫm mỹ, an
tồn, hấp dẫn, phù hợp với từng đề tài, chủ đề và độ tuổi trẻ.
Thông qua việc sử dụng các đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ khác nhau góp
phần vào việc phát triển các tố chất vận động cho trẻ như: nhanh, mạnh, bền,
khéo, dẻo dai… của trẻ được phát triển tốt hơn.
Ví dụ: Trong hoạt động thể dục sáng, tôi đã làm các dụng cụ vịng, gậy,
cờ, nơ, bơng… để thay đổi các hình thức vận động của bài tập thể dục sáng. Khi
được tập thể dục sáng với vịng, gậy, cờ, nơ, bơng… trẻ tỏ ra thích thú, hứng
thú, say sưa tập luyện hơn.

Hình ảnh: Trẻ sử dụng vịng tập thể dục buổi sáng.


8

Đối với các bài tập vận động khi sử dụng đồ dùng đồ chơi tôi thấy trẻ
thực hiện hứng thú và tích cực hơn. Vì vậy việc chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho
trẻ khi tổ chức cho trẻ vận động sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Môi trường vận động sắp xếp hợp lý, gọn gàng, đẹp đẽ, màu sắc hài hòa,
các trang thiết bị, dụng cụ luyện tập khác nhau tạo cảm xúc tích cực cho trẻ. Các
loại môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ; bao gồm:
* Tạo môi trường phát triển vận động trong lớp:
Tôi sắp xếp thiết bị, đồ chơi đảm bảo an toàn, tận dụng mọi điều kiện phù
hợp, tạo cơ hội cho trẻ được vận động ở mọi lúc, mọi nơi, tăng cường vận động
trong thời gian trẻ ở lớp học.
Giúp trẻ thuần thục trong các kỹ năng vận động tinh nên tôi sử dụng
nhiều loại đồ vật, đồ dùng, đồ chơi khác nhau như: Dây sợi xâu vòng bằng hột
hạt, hoa, lá, con vật…có mầu sắc đẹp.


Hình ảnh: Góc phát triển vận động được đặt ở vị trí gần cửa ra vào.
Xây dựng góc vận động: Có nhiều loại đồ dùng, đồ chơi, hình ảnh cho trẻ
vận động… để thuận tiện cho trẻ sử dụng và tuyên truyền đến tất cả các bậc phụ
huynh, tơi chọn vị trí gần cửa ra vào. Tôi sắp xếp các đồ dùng dụng cụ để cho trẻ
dễ lấy, dễ sử dụng đến mỗi hoạt động như thể dục sáng, giờ phát triển vận động,


9

hoạt động chơi ngồi trời; trẻ có thể tự lấy đồ dùng đồ chơi phù hợp với vận
động mà cô u cầu. Ngồi ra trẻ có thể tự tham gia vận động khi trẻ được bố
mẹ đón và cho chơi ở sân trường…
Khai thác, sử dụng hiệu quả các thiết bị, đồ chơi cho trẻ phát triển vận
động. Sắp xếp các thiết bị, đồ chơi vận động cần chú ý đến các hoạt động phát
triển thể lực của trẻ theo hướng mở (theo nhu cầu vận động của trẻ). Các khu
vực bố trí phù hợp, linh hoạt, tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tự lựa chọn và sử
dụng đồ vật, đồ chơi, tham gia vào các góc chơi, đồng thời thuận lợi cho sự quan
sát của giáo viên.
Tích cực làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương.
Tơi đã làm được một số đồ dùng đồ chơi phù hợp với các độ tuổi của trẻ trong
lớp tơi. Ví dụ: Làm quả tạ từ bóng nhựa, làm thùng ném bóng trúng đích bằng
thùng sữa millo, may các quả bóng màu từ vải vụn rồi nhồi bơng….
* Mơi trường cho trẻ hoạt động ngồi trời.
Do điều kiện khuôn viên và điều kiện cơ sở vật chất còn khiêm tốn nên bản
thân đã chủ động vận động các bậc phụ huynh quyên góp nguyên vật liệu để làm
đồ chơi cho trẻ.

Hình
ảnh trẻ chơi xích đu làm từ lốp xe.
2.4. Biện pháp 4: Tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.

Để giúp trẻ phát triển thể chất tốt thì trước hết giáo viên phải nắm vững
đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và hoàn cảnh của trẻ. Trong các giờ đón trẻ hay khi
chơi trị chơi cùng trẻ thì cơ gần gũi trị chuyện với trẻ để hiểu và nắm bắt được
tình hình của trẻ hơn.


10

Hình ảnh: Cơ và trẻ cùng trị chuyện.
Ví dụ: Qua các hoạt động cho trẻ làm quen với các hoạt động phát triển
vận động. Tôi chú ý xem mức độ tiếp thu của từng trẻ, trò chuyện với trẻ xem
trẻ có thể thực hiện được khơng? Từ đó tơi nắm bắt được đặc điểm và mức độ
phát triển thể chất của trẻ để điều chỉnh kế hoạch phát triển thể chất phù hợp cho
trẻ.
2.5. Biện Pháp 5: Sưu tầm lựa chọn các bài tập và trò chơi vận động
phù hợp với trẻ .
Bài tập và trò chơi vận động là một hình thức trong giáo dục phát triển vận
động, nó có vị trí vai trị trong cuộc sống và hoạt động hàng ngày của trẻ. Trị
chơi vận động có thể tổ chức nhiều thời điểm trong ngày ở trường mầm non (sau
khi đón trẻ và trước khi trả trẻ, trong giờ phát triển vận động, giữa các hoạt
động, hoạt động chơi ngoài trời, hoạt động chiều...) hay ngoài thời gian ở trường
mầm non. Nhưng khơng phải bài tập và trị chơi vận động nào cũng phù hợp với
trẻ nhỏ. Vì thế, tơi ln có sự cân nhắc lựa chọn cho trẻ nhà trẻ tập các bài tập và
trò chơi vận động có luật chơi và cách chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu và đặc biệt
là thể hiện được văn hoá địa phương.
Đối với trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng, việc lựa chọn tổ
chức các bài tập, các trị chơi mới lạ có sức hấp dẫn trẻ rất lớn, khi tổ chức các
bài tập các trò chơi mới trẻ hứng thú và tập trung chú ý cao. Do đó để lựa chọn
các trị chơi, các bài tập phù hợp với trẻ, bản thân tơi phải tìm hiểu tài liệu, sách
báo và cả tìm hiểu trên các trang mạng... Khi lựa chọn các bài tập và các trò chơi

vận động cho trẻ 24 - 36 tháng, tơi thực hiện theo các tiêu chí sau:
- Phù hợp với văn hoá địa phương và phải an toàn.
- Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho bài tập và trị chơi dễ kiếm, dễ tìm.


11

- Giúp củng cố tư duy, ngôn ngữ, vận động, kỹ năng cho trẻ.
- Gây được hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ.
- Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp.
- Tùy thuộc vào thời gian, chủ đề để lựa chọn bài .
- Trò chơi vận động và bài tập vận động cơ bản nên khác nhau, tính chất
động - tĩnh của vận động trong trò chơi với bài tập vận động cơ bản có thể
ngược nhau.
- Trị chơi vận động bố trí trong giờ phát triển vận động, khi mà ở phần
trọng động chỉ tổ chức một vận động cơ bản
- Trò chơi đảm bảo an tồn, vệ sinh...cho trẻ, mang tính giáo dục cao.
Từ những tiêu chí trên, tơi đã lựa chọn các bài tập và trò chơi vận động đơn giản
sau cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng
Các bài tập vận động
* Đi, chạy: Đi theo từng đôi; đi theo vòng tròn nắm tay nhau; đi theo
đường ngoằn ngoèo qua các vật .
* Bò, trườn: Bò bằng bàn tay bàn chân; bò qua vật cản; bò chui qua dây;
bò chui qua vòng; bò chui qua cổng; trườn qua vật cản,...

Hình ảnh: Cơ hướng dẫn trẻ thực hiện vận động “Bị chui qua cổng”
* Tung, lăn, ném, bắt: Tung bóng cho cơ giáo; lăn bóng cho nhau từ
khoảng cách 1,5 - 2m ở tư thế ngồi giang rộng chân; tung và bắt bóng cùng cơ



12

giáo; ném xa bằng 1 tay.

Hình ảnh: trẻ thực hiện vận động ném bóng về phía trước
* Bật, nhảy: Bật liên tục vào vòng; bật xa 20 - 25cm.
Trò chơi vận động: Có thể tổ chức cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi chơi các trò
chơi rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản như đi; chạy; bật nhảy; bò; trườn; đẩy;
ném và bắt bóng. Ngồi ra, cũng cần chú ý tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi định
hướng trong khơng gian; các trị chơi rèn luyện vận động khéo léo của bàn tay
và ngón tay.
- Trị chơi rèn luyện đi chạy: Trời nắng trời mưa; ô tô và chim sẻ; máy
bay; bong bóng xà phịng; bóng trịn to; chuồn chuồn bay; con rùa,...

Hình ảnh:Cơ và trẻ chơi trị chơi “bóng trịn to”
- Trị chơi vận động: Bị trườn: Bị tới cờ; bị khơng chạm vạch; con bọ
dừa,...


13

- Trị chơi vận động: Đẩy; tung và bắt bóng; đẩy bóng trong vịng trịn; bắt
bóng; lăn bóng; ném bóng trúng đích...
- Trị chơi định hướng trong khơng gian: Chng kêu ở đâu; tìm cờ...
- Trị chơi vận động khóe léo của các bàn tay và các ngón tay: Cài cúc áo;
lật giở trang sách; đếm các ngón tay; con muỗi...
- Trò chơi rèn luyện bật nhảy: Thỏ nhảy; chim bay về tổ; mèo và chim
sẻ...
- Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng; nu na nu nống; dung dăng dung dẻ....


Hình
ảnh:
Cơ và trẻ chơi trị chơi “nu na nu nống”
2.6. Biện pháp 6: Chuẩn bị đồ chơi, địa điểm trước khi tổ chức cho
trẻ tham gia vào các hoạt động phát triển thể chất.
* Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho các bài tập và trò chơi vận động:
Trò chơi vận động luôn thu hút được nhiều trẻ tham gia chơi. Vậy muốn
tổ chức tốt các trò chơi vận động có kết quả cần chuẩn bị đồ dùng đồ chơi đa
dạng và phong phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và
luật chơi của từng trị chơi. Mỗi trị chơi vận động có một hoặc nhiều loại đồ
dùng, đồ chơi tương ứng mà nếu thiếu thì trị chơi khơng thể tiến hành được.
Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: “Mèo và chim sẻ, dụng cụ cần
có là mũ mèo và mũ chim sẻ...
Môi trường tổ chức vận động không đơn thuần là phải rộng rãi, nên tơi
thường trang trí góc vận động có những hình ảnh thể hiện các hoạt động vận
động mạnh mẽ để trẻ học tập, mô phỏng làm theo.
Khi tổ chức cần lựa chọn khu vực chơi an toàn cho trẻ, vì đặc điểm của
trị chơi mang tính tập thể nên khi lựa chọn vị trí chơi, cần bao qt xung quanh,
khơng có vật gì nguy hiểm, sân phải bằng phẳng sạch sẽ.


14

Mỗi bài tập và trị chơi vận động, có một cách chơi và luật chơi khác
nhau. Có những bài tập và trị chơi vận động mang tính tập thể rất cao, thường
có số lượng người tham gia chơi lớn và địi hỏi địa điểm chơi phải có diện tích
rộng như: Trời nắng trời mưa, bóng trịn to,... có như vậy trẻ mới có khơng gian
rộng rãi để trẻ dễ di chuyển trong q trình chơi.

Hình ảnh cơ và trẻ chơi trò chơi “Trời nắng trời mưa”

Đa số các bài tập và trò chơi vận động cần chuẩn bị đồ dùng trước khi
chơi; như: Bò qua vật cản, đi trên ghế thể dục, bị thấp chui qua cổng, tung bóng
bằng 2 tay... Nhưng các đồ dùng chuẩn bị cho các bài tập và trò chơi vận động
rất là đơn giản dễ tìm và sẵn có, nhưng để trị chơi hấp dẫn thì tơi cũng đã thiết
kế rất nhiều đồ dùng, trang phục dành cho trẻ để giúp trẻ hứng thú hơn.
Cần xây dựng môi trường lớp học phong phú, treo tranh ảnh một số các
bài tập và trò chơi vận động gắn với chủ đề để trẻ quan sát, cảm thụ tốt hơn.
Tuy nhiên, một số các bài tập và trò chơi vận động không cần chuẩn bị đồ
dùng trước khi chơi. Ví dụ: Chạy theo nhóm, hái quả, bắt trước, tạo dáng....
* Tổ chức các trò chơi vận động mọi lúc mọi nơi phù hợp với tính
chất của hoạt động.
Trị chơi vận động là hoạt động cần thiết đối với trẻ. Theo chương trình
GDMN, giáo viên có thể tổ chức cho trẻ qua các hoạt động giáo dục sau:
+ Thời gian đón trẻ vào buổi sáng và trả trẻ vào buổi chiều.
+ Trong các buổi vui chơi trong lớp hoặc ngoài trời.
+ Trong các giờ hoạt động chơi tập.


15

Nếu như hoạt động học nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động
chơi ngồi trời lại giúp trẻ gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự
nhiên và phát triển thể chất, hay như hoạt động góc trẻ lại được mở rộng thêm
về cách chơi theo nhóm, biết chia sẻ cùng bạn đồn kết... Chính vì vậy giáo viên
cần chú ý lựa chọn và tổ chức các trò chơi vận động cho phù hợp với tính chất
của từng hoạt động .
* Với giờ hoạt động chơi tập:
Giờ phát triển vận động: Thường chỉ cung cấp cho trẻ một vận động mới.
Nên giáo viên cần tổ chức vận động ơn cho trẻ thơng qua trị chơi vận động
nhằm rèn luyện thân thể khỏe mạnh, củng cố tố chất nhanh, khéo, luyện tập cho

trẻ khả năng phản ứng nhanh đúng theo tín hiệu. Đồng thời phát huy tính tích
cực của trẻ khi tham gia hoạt động. Nên lựa chọn các trò chơi vận động nhằm
rèn luyện thân thể khoẻ mạnh, hoạt bát và năng động. Nhiều trò chơi đòi hỏi trẻ
phải mạnh mẽ, nhanh chân, nhanh mắt, nhanh miệng. Trẻ phải có sức khỏe mới
có thể vui chơi và ngược lại vui chơi giúp cho trẻ thêm khỏe mạnh và năng
động.
Ví dụ: Khi tơi tổ chức cho trẻ chơi trị chơi bong bóng xà phịng
* Mục đích yêu cầu: Giúp trẻ tập luyện vận động chạy
* Chuẩn bị: Một lọ nước xà phòng; một ống thổi (ống nhựa nhỏ, ống cuộn
bằng giấy, cọng rơm, cọng rau muống...); sân bãi rộng.
* Cách chơi: Giáo viên nhúng ống thổi vào lọ xà phịng, thổi bong bóng,
tốt nhất là thổi từ trên cao. Khi bóng rời khỏi ống bay theo gió, trẻ đuổi theo bắt
lấy bong bóng xà phịng.
Với biện pháp kích thích, đảm bảo an tồn trong khi chơi cho trẻ. Với trị
chơi bong bóng xà phịng thì tơi phải lựa chọn các trẻ có sức ngang nhau để
nhảy lên bắt bóng, tránh tình trạng trẻ khỏe bắt được nhiều bóng cịn trẻ yếu
khơng bắt được bóng. Dù hoạt động nào đi chăng nữa thì yêu cầu lớn nhất đó là
sự an tồn cho trẻ. Chính vì lí do đó trong khi tập và chơi tơi ln bao qt trẻ
quan tâm tới trẻ.
2.7. Biện pháp 7: Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo phục vụ cho tiết học
phát triển thể chất của trẻ:
Ở lứa tuổi này trẻ rất hiếu động như mắt nhìn, tai nghe tay sờ mó; vì thế
đồ dùng đồ chơi là vô cùng cần thiết với trẻ, không những vậy phải sáng màu,
đẹp mắt mà trên thực tế đồ dùng cịn thơ xơ, chưa sắc màu, chưa đẹp, dẫn đến
kết quả tổ chức hoạt động chưa cao.
Từ đó tơi sáng tạo làm đồ dùng đồ chơi; đồ dùng trực quan đẹp hấp dẫn
phong phú, đa dạng làm cho trẻ hứng thú hơn để đạt được kết quả cao tơi ln
học hỏi đồng nghiệp, tìm tịi sáng tạo nhiều đồ dùng dụng cụ vận động tạo hứng



16

thú cho trẻ tham gia tập luyện trong các giờ phát triển vận động, khi chuẩn bị đồ
dùng tôi luôn trang trí đồ dùng dụng cụ có màu sắc đẹp, kích thích sự thu hút
của trẻ song khơng qn yếu tố bền, không sắc nhọn, dễ làm, dễ kiếm, không tốn
kém và làm từ những nguyên liệu sẵn có ở địa phương, kích thước phù hợp và
gần gũi với trẻ. Kích thích các giác quan, khả năng tập trung chú ý vận động và
kích thích sự sáng tạo của trẻ.

Hình ảnh: Các cô làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải.
Ví dụ: Tơi làm mũ chim cho trẻ chơi trò chơi “Chim mẹ chim con”. Làm
những con bướm sắc màu cho trẻ chơi trò chơi “Bắt bướm”. Làm cổng chui
bằng lon sữa, vỏ sữa su su để cho trẻ tập vận động bò chui qua cổng; làm những
tấm thảm bằng bìa, xốp, sỏi, cát cho trẻ đi trên đường hẹp. Khi cho trẻ chơi, tập
với đồ dùng này tôi thấy trẻ rất hứng thú hoạt động cùng cô, tiết học hiệu quả
cao hơn rất nhiều.
2.8. Biện pháp 8: Tổ chức cho trẻ các hoạt động giáo dục phát triển
vận động thông qua thể dục sáng và các hoạt động trong ngày:
2.8.1. Hoạt động thể dục sáng:
Khi tổ chức phát triển vận động cho trẻ thì việc tổ chức hoạt động thể dục
sáng có vai trị quan trọng. Đây là thời điểm để trẻ bắt đầu một ngày mới tràn
đầy năng lượng; giúp trẻ tập hít thở sâu, điều hịa nhịp thở, tăng cường q trình
trao đổi chất và tuần hịa trong cơ thể, đặc biệt góp phần phát triển cơ bắp, giúp
các khớp, dây chằng được mềm dẻo, linh hoạt. Đồng thời, còn hỗ trợ cho các


17

hoạt động trong ngày của trẻ thêm nhịp nhàng, nhanh nhẹn; tạo cho trẻ tâm trạng
sảng khoái, vui tươi, giúp trẻ hít thở khơng khí trong lành và được tắm nắng.


Hình ảnh: Trẻ tập thể dục buổi sáng.
Tập thể dục hàng ngày có ý nghĩa bảo vệ, tăng cường sức khỏe rất tốt, có
tác động tích cực vào hoạt động thần kinh - tâm lí của trẻ, tăng cường tất cả các
q trình sinh lí trong cơ thể và giúp loại bỏ sự mệt mỏi, trì trệ .
Ở phần này tôi luôn lựa chọn các bài phù hợp với chủ đề nhạc vui nhộn
kích thích sự hứng thú của trẻ. Ví dụ: Tập kết hợp các động tác với lời ca bài
“Bé tập thể thao”.
a. Mục đích yêu cầu.
- Kiến thức: Trẻ tập đúng, đều, đẹp các động tác, kết hợp lời ca bài “Bé
tập thể thao”
- Kỹ năng: Nhằm giúp trẻ phát triển thể lực. Tạo cho trẻ tâm thế thoải
mái hào hứng từ đó kết quả học tập của trẻ trong ngày đạt kết quả cao.
- Thái độ: Giáo trẻ tính tập thể, kỷ luật, siêng năng luyện tập TDTT để
tăng cường sức khoẻ.
b. Chuẩn bị: Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ.
c. Tổ chức hoạt động
* Khởi động: Cho trẻ đi thành vịng trịn, sau đó cho trẻ chuyển đội hình 3
hàng ngang xoay khớp tay kết hợp cổ chân, tay vai, khớp gối, lưng, bụng và
làm động tác chèo thuyền.
* Trọng động: Tập kết hợp lời ca bài “Bé tập thể thao”
+ ĐT 1: Sáng dậy…thể thao, (2 tay đưa lên cao, gập 2 tay vào vai, chân
rộng bằng vai.)


18

+ ĐT 2: Da hồng…khỏe mạnh, (2 tay chỉ vào má, chống 2 tay vào hơng)
+ ĐT 3: Học tính…nước nhà. (1 tay chống hông, tay kia giơ vung lên cao
và đổi bên) .

+ ĐT 4: Giang tay.. người xuống. (2 tay giang ngang, cúi gập người
xuống 2 tay đặt vào mu bàn chân)
+ ĐT 5: Nghiêng…khỏe mạnh (2 tay đưa lên cao, nghiêng sang 2 bên tay
cuộn len trước và dậm chân tại chỗ)
* TCVĐ: Gieo hạt: Cô và trẻ chơi trò chơi 2 – 3 lần.
* Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng trên sân làm chim bay khoảng 2 phút.
Thông qua giờ thể dục sáng giúp trẻ có tinh thần thoải mái, tránh sự mệt
mỏi, thích vận động hơn ở các hoạt động tiếp theo.
Khi tổ chức cho trẻ tập thể dục sáng tôi đã lựa chọn các động tác phát
triển chung kết hợp với lời bài hát phù hợp với chủ đề, độ tuổi trong chương
trình và thường xuyên thay đổi. Nhằm tránh sự nhàm chán và gây sự chú ý,
hứng thú cho trẻ; tôi còn hướng dẫn thêm cho trẻ những bài đồng diễn qua các
bài hát, như: Ghencovi, Việt Nam đánh bay covid 19….và các bài hát khác vào
các buổi trong tuần bằng nhạc nền qua loa, qua máy vi tính.

Hình ảnh: Trẻ tập thể dục theo nhạc bài “Dân vũ rửa tay”
Sau giờ thể dục sáng tôi tổ chức cho trẻ chơi nhẹ nhàng với các trò chơi
dân gian, trò chơi vận động đơn giản. Khi tham gia trị chơi, trẻ khơng những
được chơi các trị chơi mà trẻ cịn được ơn luyện lại các trị chơi trong chủ đề, từ
đó kiến thức của trẻ được khắc sâu hơn.


19

2.8.2. Tổ chức trong giờ chơi - tập phát triển vận động cho trẻ 24 - 36
tháng tuổi :
Giờ chơi tập phát triển vận động là hình thức cơ bản nhất trong các hình
thức giáo dục thể chất cho trẻ nhà trẻ. Trong giờ chơi tập này, giáo viên cung cấp
cho trẻ những kỹ năng, kĩ xảo vận động có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức và
theo hệ thống. Nhiệm vụ của giờ chơi- tập phát triển vận động là dạy trẻ những

kĩ năng vận động đúng, hình thành và phát triển các tố chất vận động ban đầu
cho trẻ. Nội dung của chương trình giáo dục phát triển vận động cho trẻ như tập
hợp đội hình, bài tập phát triển chung, vận động cơ bản; còn các hình thức giáo
dục thể chất khác chỉ rèn luyện trẻ ở một khía cạnh nào đó.
Ví dụ: Hoạt động: PT Vận động
VĐCB: Đi theo hướng thắng có mang vật trên tay.
TCVĐ: Kéo cưa lừa xẻ
NDKH: ÂN: Em tập lái ô tơ
Chủ đề: Bé thích phương tiện giao thơng gì?
a. Mục đích yêu cầu
Kiến thức: Trẻ thực hiện được vận động đi theo hướng thắng có mang vật
trên tay; biết cách chơi trò chơi kéo cưa lừa xẻ, phối hợp chân tay nhịp nhàng,
khéo léo.
Kỹ năng: Trẻ biết thực hiện theo yêu cầu của cô một cách thành thạo, đi
theo hướng thắng có mang vật trên tay theo yêu cầu của cơ. Chơi trị chơi thành
thạo.
Thái độ: Trẻ u thích hoạt động phát triển vận động, khơng chơi những
nơi có phương tiện giao thông qua lại.
b. Chuẩn bị: Nhạc bài em tập lái ô tô; sân tập bằng phẳng; vạch kẻ
đường,...
c. Tổ chức hoạt động:
HĐ 1. Gây hứng thú.
Cho trẻ hát “Em tập lái ơ tơ”. Trị chuyện nội dung bài hát; kể tên các
phương tiện giao thông trẻ biết; hướng trẻ vào nội dung bài học.
HĐ2: Bài mới
* Khởi động: Cơ cùng trẻ làm đồn tàu kết hợp đi nhanh, chậm, đi bình
thường dừng lại.
* Trọng động:
- BTPTC: Cho trẻ tập với các động tác. Tay – Chân - Bụng - Bật
Cô tập cùng trẻ 1-2 lần. Cô quan sát động viên trẻ tập theo cô.

- VĐCB: Đi theo hướng thắng có mang vật trên tay.
+ Cơ thực hiện khơng phân tích (có thể hỏi trẻ về những động tác nào cô


20

thực hiện mà con đã biết).
+ Cô thực hiện kết hợp phân tích động tác.

Hình ảnh: Cơ thực hiện VĐCB “Đi theo hướng thẳng có mang vật trên tay”
+ Cơ cho 1, 2 trẻ thực hiện tốt lên thực hiện và hỏi cách đi, cô cho trẻ
nhắc lại cách đi và hỏi cả lớp đã sẵn sàng đi theo hướng thắng có mang vật trên
tay chưa?

Hình ảnh: Trẻ thực hiện vận động đi theo hướng thẳng có mang vật trên tay


21

+ Cô cho lần lượt cho từng trẻ đi (theo 2 tổ), cô quan sát, động viên, sửa
sai cho trẻ.
+ Cô cho 2 tổ thi nhau (đi nối nhau, thực hiện nhiều lần), cô quan sát,
động viên, sửa sai cho trẻ (nếu có) .
- CTVĐ: Kéo cưa lừa xẻ
+ Cơ hướng dẫn cách chơi, cho trẻ chơi theo nhóm.
* Hồi tĩnh: Cô cùng trẻ làm động tác tàu đi chậm, sau đó tàu về ga, trẻ đi
nhẹ nhàng cùng cơ.
HĐ3 - Kết thúc: Giáo dục khi tham gia giao thông phải đi cùng người lớn,
không được đi ở những nơi có xe cộ đi qua lại
2.8.3. Tổ chức hoạt động chơi ngoài trời.

Hoạt động chơi ngoài trời được rất nhiều trẻ yêu thích, chờ đợi trong chế
độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ ở trường mầm non đặc biệt là với trẻ nhà trẻ 24 –
36 tháng tuổi. Hoạt động chơi ngoài trời là hoạt động quan trọng trong quá trình
phát triển thể chất cho trẻ. Trẻ thường xun nơ đùa và vận động ngoài trời đáp
ứng nhu cầu sinh học tự nhiên trong vận động với trẻ, kích thích nâng cao mức
độ chuẩn bị thể chất, tích cực hoạt động vận động, hình thành và củng cố các kĩ
năng vận động và các tố chất vận động ban đầu cho trẻ.
Trị chơi vận động có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của các cơ quan
trong cơ thể, đặc biệt có ý nghĩa to lớn đối với việc củng cố và hoàn thiện kĩ
năng, kĩ xảo vận động, phát triển các tố chật vận động cần thiết đối với trẻ mầm
non. Khi tham gia trò chơi, trẻ thường chơi hết mình, tích cực, chủ động, sáng
tạo. Vì thế, trẻ tham gia chơi vận động ngồi trời cịn là phương tiện giáo dục
tồn diện cho trẻ.

Hình ảnh: trẻ chơi với thiết bị ngoài trời.


22

Ví dụ: một số trị chơi vận động ngồi trời như: Máy bay, tạo dáng, con bọ
dừa, gieo hạt.... sau vài lần chơi giáo viên nên điều chỉnh một số yếu tố chơi để
tăng hứng thú cho trẻ.

Hình ảnh: Cơ cùng trẻ chơi trò chơi gieo hạt.
2.8.4. Hoạt động chơi tự chọn theo ý thích
Hoạt động chơi tự chọn theo ý thích nhằm giáo dục phát triển cử động của
bàn tay, ngón tay, phối hợp vận động tay, mắt và kĩ năng sử dụng các đồ dùng,
dụng cụ (vận động tinh). Các trị chơi lắp ghép, HĐVĐV có nhiều cơ hội để giáo
dục phát triển vận động như: Xếp chồng, lắp ráp, Lồng hộp, xâu vịng,....


Hình ảnh trẻ chơi xâu hạt, xếp chồng, lồng hộp


23

Các loại cử động bàn tay, ngón tay và cổ tay, bẻ, nặn, xé, cắt theo đường
vòng cung, vẽ theo đường nét. Đó là các hoạt động khéo léo ở hoạt động góc.
Để trẻ phát triển một cách tốt nhất tôi luôn quan sát động viên hỏi trẻ ý tưởng
cách làm những vận động mà trẻ chuẩn bị làm. Theo quan điểm giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm thì cơ luôn là người quan sát hướng trẻ vào các hoạt động. Vì vậy
tơi ln quan sát nhắc nhở trẻ vận động một cách khéo léo đạt được kết quả
mong muốn.
2.8.5. Hoạt động chiều:
Một ngày hoạt động của trẻ trải qua rất nhiều hoạt động. Làm thế nào để
trẻ không cảm thấy nhàm chán trong các hoạt động đó cũng chính là điều mà tơi
đang quan tâm và muốn tìm ra giải pháp tốt nhất. Ngoài việc cho trẻ làm quen
với các hoạt động chính, chơi các trị chơi dân gian, biểu diển văn nghệ,... bên
cạnh đó tơi sẽ lồng ghép các trò chơi vận động vào hoạt động chiều cho trẻ giúp
trẻ hứng thú hơn. Có những trị chơi cần dành thời gian tổ chức cả một buổi để
trẻ được chơi hết.
Bên cạnh đó có rất nhiều trị chơi để lựa chọn cho trẻ chơi như trò chơi
(con bọ dừa) thể hiện được sự khéo léo nhẹ nhàng của cô và trẻ giúp trẻ thuộc
lời của trò chơi, tâm thế thoải mái. Khi chơi trẻ có cảm giác giữa cơ và trẻ gần
gũi như mẹ con trẻ vừa chơi vừa đọc
“ Bọ dừa mẹ đi trước,
Bọ dừa con theo sau,
Gió thổi, bọ dừa ngã chỏng quèo,
Bọ dừa kêu ối, ối”

Hình ảnh : Cơ và trẻ chơi trị chơi con bọ dừa

Thơng qua các trị chơi cơ tổ chức ở hoạt động chiều giúp trẻ có cảm giác


24

vui vẻ thích thú và điều quan trọng là giúp trẻ phát triển tốt các vận động cơ bản
đạt hiệu quả hơn.
2.9. Biện pháp 9: Phối kết hợp với phụ huynh học sinh để giúp trẻ
phát triển thể chất.
- Tôi nhận thấy việc kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội là vấn đề
không thể thiếu được trong việc CSGD trẻ để trẻ phát triển toàn diện. Nhận thức
được điều đó, trong q trình giáo dục trẻ, tơi luôn quan tâm đến việc phối hợp
với phụ huynh thông qua nhiều hình thức: Trao đổi với phụ huynh qua các cuộc
họp, thơng qua các giờ đón trả trẻ, tun truyền trên zalo, messenger...
Qua đó phụ huynh có thể cùng cô giáo hướng dẫn các bài tập vận động
cho trẻ, rèn kỹ năng đặc biệt là các trò chơi dân gian, phụ huynh có thể hướng
dẫn trẻ chơi ở nhà.

Hình ảnh: Cô trao đổi với phụ huynh trong ngày họp phụ huynh.
Để giúp trẻ làm quen và biết các bài tập phát triển vận động. Tùy vào từng
chủ đề tôi đã lên kế hoạch các bài tập phát triển vận động trong chủ đề mà trẻ
được thực hiện và tuyên truyền đến phụ huynh, tôi đã in nội dung các trò chơi
phát triển vận động, cách chơi, luật chơi để phụ huynh tham khảo và về nhà chơi
cùng với trẻ khi trẻ ở nhà.
Ví dụ: Trị chơi “Nhảy ếch”, “Cắp cua bỏ giỏ”… phụ huynh có thể hướng
dẫn trẻ chơi và cùng chơi với trẻ từ đó trẻ biết cách chơi và được rèn các kỹ
năng vận động cho trẻ.
Ngoài ra, phụ huynh còn hướng dẫn thêm một số trò chơi dân gian khác
cho trẻ khi ở nhà. Và khi trẻ lên lớp trẻ có thể tự tổ chức cho các bạn trong lớp
cùng chơi, trẻ được chơi nhiều trò chơi vận động khác nhau trẻ tỏ ra rất thích

thú, vui vẻ, phấn khởi và tích cực tham gia hoạt động.


25

Đồng thời, tôi đã phối kết hợp với phụ huynh làm ĐDĐC cho trẻ vận
động. Tất cả các bậc phụ huynh đều nhiệt tình tham gia hưởng ứng, thu thập,
đóng góp các nguyên vật liệu, làm đồ dùng đồ chơi như: Làm lá cờ màu xanh,
đỏ; làm mũ các loại con vật như mèo, chuột, thỏ; làm các cổng chui bằng lốp xe
hỏng; lon bia; lon nước ngọt, các loại chai lọ...để làm đồ chơi phục vụ các bài
tập vận động của trẻ đạt kết quả cao.

Hình ảnh các cơ làm cổng chui bằng lon bia
Bên cạnh đó tơi cịn mời phụ huynh tham gia một vài vận động cơ bản. Từ
đó các bậc phụ huynh thấy vai trị giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi và trong mọi
hoạt động là vô cùng quan trọng, tạo điều kiện động viên trẻ đi học đều và có
thể tham gia các vận động ở nhà cùng trẻ.
III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI:
1. Đối với bản thân:
Đã biết sắp xếp các bài tập vận động và các trò chơi vận động phù hợp
với lứa tuổi với các hoạt động trong ngày. Tự tin, mạnh dạn trong việc thực hiện
các bài tập và các trị chơi vận động vào các hoạt động.
Tơi đã sử dụng các biện pháp thủ thuật khác nhau. Hình thức trên tiết
học và mọi lúc mọi nơi, ở gia đình ...Thu hút sự chú ý của trẻ .
Hiểu được vai trị của phát triển vận động. Từ đó tìm ra hướng tổ chức
hoạt động tốt nhất. Tơi sẽ tiếp tục nghiên cứu sách báo và học hỏi đồng nghiệp,
những người có kinh nghiệm lâu năm để có thêm kiến thức về các bài tập kết
hợp tổ chức trò chơi vận động phục vụ cho trẻ ở mọi lứa tuổi trong trường.



×