Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

(SKKN 2022) Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi tại trường mầm non Hà Tân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.46 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
ST
T
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3

2.4
3
3.1
3.2

Các mục

Trang

Mục lục
1
Mở đầu
2
Lý do chọn đề tài.
2
Mục đích nghiên cứu.
2
Đối tượng nghiên cứu.


3
Phương pháp nghiên cứu.
3
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
3
Cơ sở lý luận.
3
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
4
nghiệm.
Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
5
2.3.1. Tự học tập để bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng thực
5
hành thao tác chăm sóc vệ sinh cá nhân cho trẻ
2.3.2: Giúp trẻ hiểu rõ sự cần thiết của việc giữ gìn vệ sinh
5
cá nhân sạch sẽ.
2.3.3: Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ thơng qua việc nhận
6
diện kí hiệu đơn giản.
2.3.4. Giáo dục vệ sinh cá nhân thông qua hoạt động thực
7
hành thao tác vệ sinh
2.3.5: Giáo dục vệ sinh thông qua hoạt động học
8
2.3.6: Cô làm gương cho trẻ noi theo – Động viên khuyến
10
khích – Nhắc nhở trẻ
2.3.7: Tăng cường sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà

10
trường để giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
12
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Kết luận, kiến nghị.
13
Kết luận.
13
Kiến nghị.
13
Tài liệu tham khảo.
15
Danh mục skkn đã được hội đồng SKKN nghành GD&ĐT
16
xếp loại

1
1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Chăm sóc sức khỏe trẻ thơ là cơng việc của tồn xã hội. Trẻ em nếu được
chăm sóc ni dưỡng đầy đủ sẽ ít ốm đau bệnh tật và phát triển tốt. Công tác
chăm sóc giáo dục vệ sinh cá nhân trẻ trong độ tuổi mầm non là việc làm thiết
thực nhằm giúp trẻ có nề nếp thói quen vệ sinh, phịng tránh bệnh tật, tăng
cường sức khỏe, hình thành những kĩ năng sống cơ bản đầu tiên, góp phần tạo
nguồn nhân lực có chất lượng trong tương lai.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Có sức khỏe là có tất cả!”. Sức

khỏe là của cải quý giá nhất của con người mà không tiền bạc và vật chất giá trị
nào có thể đo đếm được, nếu khơng có sức khỏe con người không phát triển,
không thể làm việc, học tập, vui chơi...Vậy phải làm gì để có một sức khỏe tốt?
Ngoài việc ăn uống đầy đủ, hợp lý, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, thì
chúng ta cần phải có thói quen vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Những yêu cầu này đối
với trẻ mầm non lại đặc biệt cần thiết. Bởi lẽ, cơ thể trẻ em còn non nớt, sức đề
kháng kém, sức chống đỡ với bệnh tật nói chung cũng như khả năng thích ứng
với yếu tố thời tiết và mơi trường cực đoan cịn hạn chế, đặc biệt trong tình hình
hiện nay dịch bệnh Covid - 19 bùng phát phức tạp. Vì vậy việc giáo dục trẻ em
có thói quen vệ sinh cá nhân là hết sức cần thiết. Đây chính là liều vắc xin hiệu
quả, miễn phí cho sức khỏe của trẻ.
Có thể khẳng định rằng thời gian tham gia vào các hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh
cá nhân ở trường của trẻ mầm non cịn nhiều hơn ở nhà. Chính vì thế việc hình thành
và rèn thói quen vệ sinh tốt cho trẻ trong trường mầm non là một nội dung quan
trọng trong chương trình giáo dục phát triển tồn diện trẻ. Khơng phải trẻ nhỏ nào
cũng có thói quen biết rửa tay lúc bẩn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, biết đánh
răng, rửa mặt đúng quy trình… Trẻ em có thói quen vệ sinh kém cũng có thể bị bạn
bè trêu chọc, xa lánh hoặc bắt nạt – những hành vi dễ gây tổn hại đến lòng tự trọng
của trẻ. Muốn tạo được thói quen cho trẻ thì nhiệm vụ của cô giáo là hết sức quan
trọng. Việc làm này cần có sự kiên trì, tỉ mỉ của cơ giáo, sự phối hợp rèn luyện thói
quen cho trẻ của gia đình - nhà trường, sự đầu tư trang bị chăm sóc vệ sinh và các
điều kiện thuận tiện cho hoạt động vệ sinh của trẻ.
Là giáo viên mầm non được phân công phụ trách lớp 5 - 6 tuổi, tôi nhận
thấy trẻ bước đầu đã có một số thói quen vệ sinh nhưng chưa có ý thức tự giác,
kỹ năng thực hành vệ sinh cịn nhiều hạn chế, Chính vì vậy cần phải giúp trẻ
hiểu được vì sao phải giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, để từ đó trẻ tự mình có ý
thức trong việc giữ gìn vệ sinh thường xuyên.
Xác định nhiệm vụ cũng như trách nhiệm nặng nề của mình, bản thân tơi
lúc nào cũng canh cánh trong lòng phải làm thế nào để rèn được thói quen vệ
sinh cá nhân cho trẻ một cách tự giác và đúng quy trình.Với tinh thần trách

nhiệm cao, lịng say mê nhiệt tình ham học hỏi tơi tập trung nghiên cứu "Một số
biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi tại trường mầm
non Hà Tân".
1.2. Mục đích nghiên cứu:
2
2


Tìm ra một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi trong trường Mầm Non. Nhằm nâng cao hiệu quả trong việc giáo dục vệ
sinh cá nhân cho trẻ. Hình thành một số kỹ năng vệ sinh cá nhân để trẻ khỏe
mạnh, linh hoạt, tạo điều kiện cho bản thân tôi tổ chức các hoạt động giáo dục.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Trẻ 5 - 6 tuổi trường mầm non Hà Tân
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp lý thuyết
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát, trò chuyện
- Phương pháp nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp khảo sát, thống kê số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến.
Xuất phát từ quan điểm của Đảng ta là coi Giáo dục Mầm Non là bậc học
đầu tiên của hệ thông giáo dục quốc dân.
Mục tiêu cụ thể: “Đối với giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về
thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân
cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một, hình thành và phát triển ở trẻ em những
chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ
năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những
khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc

học tập suốt đời [1]
Chính vì vậy mà để thực hiện được mục tiêu giáo dục mầm non thì trẻ
trước hết cần phải có sức khỏe tốt. Sức khoẻ là vốn tài sản quý giá nhất của mỗi
con người và của quốc gia, có rất nhiều yếu tố tác động ảnh hưởng đến sức khoẻ
con người nhất là đối với trẻ nhỏ, cơ thể trẻ đang còn non nớt, sức đề kháng
kém, trẻ dễ bị tổn thương bởi các tác động bên ngồi.Vì thế chăm sóc sức khoẻ
cho trẻ lứa tuổi mầm non là việc làm hết sức quan trọng, cần thiết phải có sự
quan tâm thống nhất nội dung và biện pháp giáo dục giữa gia đình, nhà trường
và xã hội. Mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng đều có vai trị quan trọng trong việc
chăm sóc giáo dục hình thành ở trẻ một số nề nếp thói quen vệ sinh, hành vi văn
minh và kĩ năng sống đơn giản ban đầu, góp phần tạo cơ hội cho trẻ sống, phát
triển một cách khoẻ mạnh.
Theo báo Gia Đình.net.vn: “Phần lớn các bệnh ở trẻ em đều lây lan từ
trường học, nơi mà vi khuẩn phát tán nhanh hơn cả một đám cháy rừng” [2]:
Trong thực tế trường Mầm non là nơi tập trung nhiều trẻ nhỏ, kiến thức tự
bảo vệ cũng như kỹ năng vệ sinh còn nhiều hạn chế. Tôi thấy hầu hết trẻ khi mới

1[]

Nghị Quyết số 29/NQ/TW Về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo
[2] Báo Gia Đình.net.vn Vai trị của vệ sinh cá nhân với sức khoẻ và sự phát triển của trẻ nhỏ

3
3


đến trường chưa có những thói quen và kĩ năng thực hành vệ sinh cá nhân, trẻ
chưa biết đánh răng, rửa tay, rửa mặt… như thế nào cho sạch và đúng cách. Là
một giáo viên mầm non trực tiếp đứng lớp hằng ngày tiếp xúc với trẻ, tôi luôn ý
thức được vai trò của vệ sinh cá nhân nhất là trong tình hình hiện nay nhiều dịch

bệnh bùng phát như: SARS, cúm A (H5N1, H1N1), bệnh tay chân miệng, các
bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa, đặc biệt là dịch Covid-19 diễn biến phức
tạp mà trẻ mầm non chưa được tiêm phịng nhưng vẫn đến trường. “Thích ứng
an tồn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” [3]2.
Việc giáo dục hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ là việc làm cấp thiết. Vì
thế mà tơi đã tìm tịi nghiên cứu để tìm ra biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân
cho trẻ. Nếu được chăm sóc tốt và hình thành những thói quen vệ sinh cá nhân
cần thiết từ nhỏ thì sẽ tạo thành nền nếp thói quen ăn ở sạch sẽ, hành vi văn
minh vững chắc về sau này
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
* Thuận lợi:
- Trường mầm non Hà Tân là đơn vị đạt cơ quan đơn vị kiểu mẫu đầu tiên
của xã Hà Tân, được đầu tư về cơ sở vật chất với hệ thống trường lớp tương đối
khang trang, sạch đẹp. Nhà trường đã trang bị đầy đủ trang thiết bị cho lớp trong
việc chăm sóc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ.
- Bản thân tôi là một giáo viên trẻ tôi luôn tâm huyết với nghề, yêu trẻ và
hăng say trong mọi công việc. Được nhà trường tạo nhiều điều kiện để học tập
nâng cao trình độ về mọi mặt.
- 100% trẻ đến trường được phân theo độ tuổi, nên nhận thức tương đối
đồng đều và hầu hết tất cả trẻ rất thích được cơ hướng dẫn hoạt động vệ sinh.
- 100% trẻ ăn bán trú tại trường, có đầy đủ đồ dùng cá nhân cho mỗi trẻ,
thuận tiện cho việc giáo dục và hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ.
- Đa số phụ huynh học sinh đều quan tâm, nhiệt tình. Có ý thức trách
nhiệm và phối hợp với cô giáo trong công tác ni, dạy trẻ. Bên cạnh đó phụ
huynh ln quan tâm, ủng hộ nhà trường về việc mua sắm, bổ sung trang thiết bị
phục vụ cho cơng tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ, đặc biệt là thời gian
qua xuất hiện dịch bệnh Covid-19, phụ huynh và các ban nghành đồn thể đã
mua tặng nhà trường xà phịng rửa tay, khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, phun
thuốc khử khuẩn... để phục vụ cho cơng tác phịng chống dịch.
* Khó khăn

- Kinh tế địa phương phát triển không đồng đều, trình độ nhận thức của
một số phụ huynh cịn hạn chế.
- Hệ thống nước và vòi rửa tay cho trẻ còn hạn chế.
- Một số phụ huynh còn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn
vệ sinh trong phong chống dịch cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ.
2[3]

Ngày 05/11/2021, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 4399/QĐ-UBND quy định
tạm thời “Thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa.

4
4


Từ thực trạng trên để có cơ sở cho việc nghiên cứu, đầu năm học tôi đã tiến
hành khảo sát một số nội dung về những thói quen vệ sinh với tổng số trẻ là 25
và được đánh giá theo nội dung khảo sau:
Bảng thực trạng kết quả khảo sát đầu năm
TT

Nội dung khảo sát

1 Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ
1.1 Trẻ có thói quen vệ sinh văn minh
1.2 Trẻ có kĩ năng thực hành thao tác vệ sinh
cá nhân
1.3 Trẻ hiểu rõ được ích lợi của việc vệ sinh
cá nhân.


Số trẻ
Số trẻ Tỷ lệ
Khảo sát Đạt
%
25
16
64
25
15
60
25
15
60
25

14

56

Từ những kiểm tra nhận định, đánh giá trên, bản thân tơi đã suy nghĩ phải
làm thế nào để tìm ra những biện pháp phù hợp để rèn luyện thói quen vệ sinh cá
nhân giúp trẻ khỏe mạnh góp phần phát triển tồn diện trẻ. Chính vì vậy mà tơi
nghiên cứu, tìm ra "Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu
giáo 5- 6 tuổi tại trường mầm non Hà Tân"
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Kết quả thực trạng trên cho thấy chất lượng giáo dục thói quen vệ sinh trẻ
còn nhiều hạn chế. Để nâng cao chất lượng giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ tơi
đã thực hiện như sau
2.3.1. Tự học tập để bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng thực hành thao
tác chăm sóc vệ sinh cá nhân cho trẻ

Căn cứ đặc điểm tâm sinh lý và sức khỏe của trẻ độ tuổi 5 –6 tuổi, tôi
thấy được tầm quan trọng của việc hướng dẫn cho trẻ có thói quen vệ sinh,
tơi đã lập kế hoạch xây dựng biện pháp và có thể nói đây là bước quan trọng
nhất quyết định biện pháp giáo dục đưa ra có thành cơng hay khơng thì phải
lập kế hoạch để xác định rõ mục tiêu cần phải đạt là gì, và cần phải làm gì
để đạt được mục tiêu đó.
Từ thực trạng trẻ tại nhóm lớp tơi ở đầu năm học 2021 – 2022, số trẻ đi
học chuyên cần cao thuận lợi cho việc hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ.Vì
vậy tơi đã xây dựng kế hoạch cụ thể đưa vào kế hoạch năm, kế hoạch học kỳ, kế
hoạch tháng, kế hoạch tuần và cụ thể các hoạt động trong ngày để giáo dục trẻ
thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ 5- 6 tuổi.
Ngay từ đầu năm học, sau khi nhận lớp tôi đã bắt tay vào nghiên cứu
chuyên đề về: “Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mầm non” do vụ giáo dục mầm
non ban hành, các nội dung tuy không mới lạ nhưng đi vào chiều sâu. Từ dịp hè
là thời gian không bận bịu về cơng tác chun mơn, tơi đã tự tìm tịi các tài liệu
có liên quan đến chun đề giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mầm non để nghiên
cứu, sau đó cùng trao đổi với ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp để thực
hiện. Tơi học lí thuyết và xem lại cách thực hành sau khi đón trẻ tựu trường.
hướng dẫn cách dạy trẻ rửa tay bằng xà phịng, cách rửa mặt đúng theo qui trình,
bảo vệ da, mơi trường an tồn…
5
5


Vào đầu tháng 9 tôi đã mạnh dạn đăng ký một hoạt động về vệ sinh: Rửa
tay, rửa mặt để BGH dự giờ góp ý đánh giá xếp loại giáo viên. Bên cạnh đó tơi
được dự giờ tiết chun đề có những nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ.
Qua tiết dự, dạy tơi có thêm kinh nghiệm đó cũng là một cách làm để bản thân
nâng cao chun mơn nghiệp vụ về cơng tác chăm sóc giáo dục vệ sinh cá nhân
cho trẻ.

2.3.2: Giúp trẻ hiểu rõ sự cần thiết của việc giữ gìn vệ sinh cá nhân
sạch sẽ.
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ là điều cần thiết để có một cơ thể khỏe mạnh và
phịng chống bệnh tật. Đặc biệt trong tình hình dịch Covid-19 phức tạp như hiện
nay ngoài vấn đề đeo khẩu trang, sát khuẩn tay thường xuyên thì vệ sinh cá
nhân sạch sẽ giúp phòng nhiễm Covid-19 và các bệnh như: Tiêu chảy, các
loại bệnh đường ruột, nhiễm trùng đường hô hấp, bởi việc giữ vệ sinh cá
nhân sạch sẽ thường xuyên sẽ loại bỏ những yếu tố gây nhiễm trùng, bao
gồm vi khuẩn, virus, một số loại nấm…, đồng thời hạn chế phát sinh bệnh
thứ cấp gây ra khi đường hô hấp suy yếu. Giúp phòng tránh nhiễm trùng
mắt, các căn bệnh về da đây là căn bệnh do vi khuẩn xâm nhập vào mắt từ
bàn tay, như viêm kết mạc (mắt đỏ), viêm giác mạc, sưng tấy bờ mi, viêm bờ
mi…Từ việc ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên, vệ sinh cá
nhân sạch sẽ phần nào giúp nơi làm việc trở nên an toàn hơn, hạn chế khả
năng tiếp xúc và lây truyền dịch bệnh.
Để trẻ hiểu về mục đích của việc tạo thói quen vệ sinh cá nhân sạch sẽ tơi
đã dành nhiều thời gian để trị chuyện với trẻ ở mọi lúc mọi nơi, kể cho trẻ nghe
những câu chuyện ngắn hay những câu chuyện do cô sáng tạo kết hợp xem
những hình ảnh, vi deo trên máy tính, hoặc hình ảnh có trong sách báo thơng
qua đó giáo dục và cung cấp kiến thức để trẻ thấy được nếu giữ gìn vệ sinh cá
nhân sạch sẽ, phịng tránh được một số bệnh, giúp cơ thể ln khỏe mạnh. Nếu
vệ sinh cá nhân không sạch sẽ, không được vệ sinh thường xuyên thì sẽ gây ra
nhiều bệnh tật làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ví dụ: Hàng ngày trước khi trẻ ngồi vào bàn ăn cô cho trẻ xem hình ảnh
về hành vi vệ sinh – hành vi không vệ sinh để trẻ thảo luận so sánh từ đó trẻ có
những suy nghĩ đúng đắn và hành vi vệ sinh văn minh.
2.3.3: Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ thơng qua việc nhận diện kí
hiệu đơn giản.
Trong công tác giáo dục vệ sinh cá nhân đối với trẻ thì việc trẻ nhận
biết được đồ dùng cá nhân của mình là rất quan trọng. Vì thế yêu cầu đồ dùng

cá nhân của trẻ phải có kí hiệu riêng và trẻ phải nhận biết và lấy được đúng
đồ dùng cá nhân của mình. Ngay từ đầu năm học tơi đã cho trẻ nhận biết kí
hiệu cá nhân của mình, tơi lựa chọn những kí hiệu đơn giản dễ nhớ dễ nhận
diện. VD: Tơi phân loại kí hiệu theo nhóm, nhóm chữ cái, nhóm con vật,
nhóm các loại quả, nhóm đồ vật, bên cạnh đó tơi phải thường xun quan sát,
hướng dẫn trẻ nhận biết và làm quen kí hiệu của mình . Đồ dùng của trẻ để
đúng nơi qui định theo nhóm vừa giúp cơ dễ nhớ kí hiệu vừa giúp trẻ có thói
quen ngay từ đầu. Kí hiệu của trẻ cùng một chủng loại dễ nhận biết từ sách vở
đến đồ dùng vệ sinh như cốc uống nước, khăn mặt…. Tôi tập cho trẻ nhận
6
6


biết kí hiệu với nhiều hình thức khác nhau: Khi phát vở cho trẻ tơi hỏi về kí
hiệu của vở mình, đồ dùng có kí hiệu gì? Nếu trẻ nhầm tơi nhắc lại cho trẻ
nhớ. Qua q trình tập cho trẻ nhiều lần, lặp đi lặp lại thường xuyên, khi uống
nước, khi lấy ly đánh răng, lấy khăn lau mặt…Trẻ nhớ kí hiệu của mình và cơ
cũng nhớ kí hiệu của trẻ. Khi trẻ lấy đúng đồ dùng thì trẻ mới thực hiện đúng
vệ sinh, nếu trẻ không nhận biết được đồ dùng cá nhân thì nguy cơ lây lan các
bệnh về mắt, răng miệng rất nguy hiểm.
Việc dạy cho trẻ nhận biết kí hiệu riêng của mình đã tạo nên một thói quen
ngăn nắp gọn gàng, tránh nhầm lẫn đồ dùng cá nhân của trẻ. Với những kí hiệu
đơn giản nhưng khơng kém phần ngộ nghĩnh, giúp trẻ thích thú mỗi lần sử dụng
đồ dùng cá nhân là một cách để hình thành nên thói quen vệ sinh và bảo vệ sức
khỏe cho trẻ. Sau khi sử dụng giải pháp này tôi nhận thấy sự thay đổi rõ nét, tích
cực của trẻ, trẻ đã chủ động và có tính kỷ luật, có nề nếp trong việc giữ gìn vệ
sinh cá nhân.
2.3.4. Giáo dục vệ sinh cá nhân thông qua hoạt động thực hành thao
tác vệ sinh
Việc dạy trẻ các kỹ năng vệ sinh cá nhân sạch sẽ đã khó thì việc dạy trẻ

để hình thành thói quen vệ sinh càng khó hơn. Để hình thành nên thói quen
vệ sinh thì cơ cần phải cho trẻ thao tác và thực hành thường xuyên, lặp đi
lặp lại nhiều lần. Hiểu được vấn đề tôi đã cho trẻ thực hành vệ sinh rửa tay,
rửa mặt, đánh răng… dưới sự nhắc nhở hướng dẫn của cơ một cách nghiêm
túc có kỷ luật.
Ví dụ: Với hoạt động vệ sinh rửa tay với xà phòng, trước khi hình thành
cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phịng, thì việc làm đầu tiên là dạy cho trẻ kỹ
năng rửa tay bằng xà phòng đúng cách để loại bỏ được hoàn toàn virus, vi khuẩn
bám trên tay. Hoạt động này cần tiến hành ngay từ đầu năm học, khi tổ chức
hoạt động tôi hướng dẫn thật tỉ mỉ cho trẻ từng bước rửa tay bằng xà phòng theo
quy trình 6 bước. Để trẻ dễ hiểu, dễ nhớ tôi đã kết hợp lời hướng dẫn ngắn gọn,
rõ ràng, chính xác với hình ảnh trực quan, cụ thể:
Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Xoa xà phòng vào lòng bàn
tay. Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau.
Bước 2: Dùng ngón tay và lịng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng
ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên cổ tay và mu bàn tay kia
và ngược lại.
Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón
của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 5: Chụm năm đầu ngón tay của tay này cọ vào bàn tay kia bằng
cách xoay đi xoay lại.
Bước 6: Xả tay cho sạch hết xà phịng dưới vịi nước sạch .Vẩy nhẹ tay
xuống phía dưới. Lau khô tay bằng khăn sạch.
Hàng ngày chuẩn bị đến giờ ăn tôi cho trẻ xếp thành hàng nối tiếp nhau
đứng trước vòi nước để hướng dẫn trẻ vệ sinh rửa tay. Sau khi hướng dẫn các
thao tác rửa tay tỉ mỉ cho trẻ, tôi lần lượt giúp trẻ rửa tay dưới vòi nước, khi rửa
7
7



cơ trị chuyện cùng trẻ với các câu: Con đang làm gì? Rửa tay sạch cần thực hiện
như thế nào ? Rửa tay sạch sẽ mang lại lợi ích gì?
Cùng với việc dạy trẻ rửa tay đúng quy trình, cơ cần dạy trẻ biết rửa tay
vào những thời điểm cần thiết và thích hợp đó là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh,
khi tiếp xúc với đồ dùng đồ chơi và khi tay bẩn. Để trẻ thực hành việc rửa tay
bằng xà phịng được tốt cơ phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng như (hệ thống rửa tay
có vịi nước, xà phịng, giá để xà phịng, khăn khơ…).
Bên cạnh đó tơi đã sử dụng thời gian biểu vệ sinh cá nhân hàng ngày cho
trẻ thực hiện thường xuyên. Cứ như vậy ngày nào trẻ cũng thực hiện đúng thời
gian trẻ sẽ thành thói quen, trẻ sẽ tự làm mà không cần cô nhắc.
2.3.5: Giáo dục vệ sinh thông qua hoạt động học
Để nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh cá nhân thì việc lồng giáo dục vệ
sinh cá nhân vào các hoạt động học là một nội dung quan trọng và phải thường
xuyên liên tục. Để thực hiện vấn đề đó tơi đã tiến hành trong từng mơn học theo
từng chủ đề, chú trọng vào các chủ đề bản thân, gia đình…cụ thể như sau:
*Hoạt động học LQVTP Văn học:
Đối với hoạt động làm quen văn học giáo viên dạy trẻ cảm thụ bài thơ,
câu chuyện thông qua việc đọc diễn cảm, hiểu nội dung... để truyền đạt tới trẻ
những ý nghĩa, những bài học kinh nghiệm hay mà tác giả muốn nhắn nhủ tới
người đọc.
Ví dụ1: Cho trẻ học bài thơ “Rửa tay” kết hợp minh họa rửa tay.
Miếng xà phòng nho nhỏ
Em xát lên bàn tay
Nước máy đây trong vắt
Em rửa đôi bàn tay
Khăn mặt đây thơm phức
Em lau khô bàn tay
Đôi bàn tay be bé
Nay rửa sạch xinh xinh

Tất cả lớp chúng mình
Cùng giơ tay vỗ vỗ.
Tôi đặt những câu hỏi gợi mở cho trẻ trả lời:
Chúng ta phải rửa tay khi nào?
Vì sao trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, tay bẩn phải rửa tay ?
Vì sao phải rửa tay với xà phịng ?
Tơi cho trẻ nói lên suy nghĩ của mình để trẻ ý thức và biết được tầm quan
trọng của việc rửa tay với xà phịng.
Ví dụ 2: Qua câu chuyện “Gấu con bị đau răng?”. Gấu con rất ham ăn bánh
kẹo buổi tối, lại có thói quen khơng chịu đánh răng trước khi đi ngủ nên bị sâu
răng đau không ngủ được phải đi bác sĩ. Từ khi bác sĩ khuyên Gấu con rất chịu
khó đánh răng hàng ngày vào lúc tối trước khi đi ngủ và sáng sau khi ngủ dậy,
Gấu cịn ăn nhiều thức ăn ngon, từ đó răng của Gấu chắc khỏe.
Tôi đặt những câu hỏi gợi mở cho trẻ trả lời:
8
8


Vì sao gấu con bị sâu răng?
Bác sỹ khuyên gấu con thế nào ?
Các con phải làm gì để răng chắc khỏe ?
Qua hoạt động LQVTP văn học tôi lồng ghép giáo dục vệ sinh vào vừa nhẹ
nhàng vừa lôi cuốn trẻ giúp trẻ nhớ lâu và trẻ rất thích thú.
*Hoạt động học âm nhạc:
Tôi kết hợp vừa dạy hát vừa giáo dục vệ sinh cho trẻ một cách nhẹ nhàng,
trẻ trả lời các gợi ý tôi đưa ra một cách hứng thú.
Ví dụ: Với chủ đề Bản thân tơi lựa chọn dạy trẻ vận động bài hát “Rửa tay”
là một bài không chỉ gây ấn tượng đối với trẻ bởi giai điệu và hình thức biểu diễn
mà cịn có ý nghĩa giáo dục rất cao lan tỏa thông điệp rửa tay đến trẻ, đến mọi
người trong tình hình dịch bệnh covit19 là hết sức cần thiết. Bài hát với giai điệu

nhí nhảnh vui tươi, kết hợp động tác minh họa các bước rửa tay là Qua bài
Khi dạy trẻ bài hát “Rửa mặt như mèo” với lời ca dễ thuộc, dễ nhớ, dễ
hiểu trẻ không chỉ hát thuộc giai điệu lời ca mà còn biết ý nghĩa của việc rửa mặt
sạch sẽ thì mới được mọi người yêu mến, không bị bệnh về mắt. Hay bài hát
“Chiếc khăn tay” nhạc và lời: Văn Tấn. Tôi giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ một
cách nhẹ nhàng. “Chiếc khăn mẹ may cho bạn, bạn rất yêu quí chiếc khăn của
mẹ tặng cho mình. Bạn dùng khăn để mỗi khi rửa tay xong bạn lau cho sạch sẽ,
để đôi tay không bị bẩn thì áo quần, sách vở cũng được sạch sẽ đấy các con ạ.
Các con phải học tập bạn giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ nhé".
Từ cách làm đó tơi nhận thấy trẻ được thu hút vào hoạt động vệ sinh cá
nhân thường xuyên liên tục. Mặt khác còn nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân cho
bản thân trẻ góp phần to lớn trong việc phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ sau này.
2.3.6: Cơ làm gương cho trẻ noi theo – Động viên khuyến khích – Nhắc
nhở trẻ
Đặc điểm của trẻ mầm non là hay bắt chước, đặc biệt trẻ thích bắt chước
những hành động của người lớn mà mình u mến. Tơi ln tạo cho mình thói
quen vệ sinh văn minh, đúng giờ giấc, thời gian biểu, luôn gương mẫu trong việc
tuân thủ theo những yêu cầu vệ sinh của lớp, của nhà trường, thực hiện nghiêm
túc lời nói phải đi đơi với việc làm để thực sự là tấm gương sáng cho các cháu
noi theo.
Tuyên truyền đến mọi người thân trong gia đình trẻ cùng phối hợp, thống
nhất nội dung giáo dục, chia sẻ kinh nghiệm để phụ huynh cùng thực hiện.
Như vậy biện pháp làm gương cho trẻ noi theo cũng có sức ảnh hưởng rất
lớn đến quá trình nhận thức của trẻ. Trẻ có được nề nếp, thói quen vệ sinh cá
nhân tốt hay không là phụ thuộc rất nhiều vào các biện pháp giáo dục của cơ
giáo và gia đình trong đó biện pháp “làm gương” là một trong những biện pháp
giáo dục đem lại hiệu quả rất cao.
Để biết trẻ thực hiện việc vệ sinh cá nhân như thế nào, thực hiện đã đúng
quy trình hay chưa cơ cần thường xuyên có mặt để thực hiện cùng trẻ. Hàng
ngày trước khi ngồi vào bàn ăn tôi thường hỏi trẻ các câu hỏi như: “Các con đã

rửa tay bằng xà phịng chưa? Chúng mình cùng giơ bàn tay sạch đẹp của mình
để cơ xem nào? Tương tự như vậy với các thời điểm khác như sau khi đi vệ sinh,
9
9


khi tay bẩn…Cơ cũng có thể hỏi trẻ để biết trẻ đã thực hiện rửa tay hay chưa,
nếu trẻ thực hiện tốt thì cơ tun dương động viên trẻ, nếu trẻ nào chưa thực
hiện cô cần nhẹ nhàng nhắc nhở trẻ. Tạo cho trẻ cảm giác thoải mái khi thực
hiện.
Ví dụ : Thấy bé Lan rửa tay sạch sẽ, tôi cho cả lớp quan sát và trò chuyện
hỏi trẻ:
Các con thấy tay bạn Lan thế nào?
Vì sao tay bạn Lan lại sạch thế?
Và tơi nói cho trẻ biết: Bé Lan không nghịch bẩn, biết giữ sạch đôi tay, biết
rửa tay bằng xà phịng, đơi bàn tay bé Lan lúc nào cũng sạch đẹp và rất đáng
khen, cả lớp mình vỗ tay khen bạn Lan nào.
Khen trẻ đúng lúc đúng chỗ như thế tạo cho trẻ cảm giác rất vui thích và trẻ
sẽ nhớ lâu và sẽ nhớ luôn giữ tay sạch sẽ. Cịn đối với trẻ khác khi thấy cơ khen
bạn Lan cũng tự nhìn vào tay mình có cháu thấy tay bẩn tự đi rửa tay để được cô
khen. Vào các thời điểm như trước khi đến lớp, trước khi ăn, sau khi hoạt động
và sau khi đi vệ sinh tôi thường xuyên nhắc nhở các bé hãy nêu gương các bạn
hãy biết rửa tay và giữ sạch đôi tay hàng ngày. trước khi đến lớp, trước khi ăn và
sau khi đi vệ sinh, biết giữ sạch quần áo cũng như đồ dùng vệ sinh cá nhân sạch
sẽ nhé. Thường xuyên nhắc nhở trẻ như vậy tạo cho trẻ có thói quen giữ gìn vệ
sinh tốt.
2.3.7: Tăng cường sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường để
giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ
Cùng với việc được chăm sóc giáo dục tốt ở trường, thì giáo dục trẻ tại gia
đình là vơ cùng quan trọng do đó phụ huynh phải nắm bắt kiến thức về chăm sóc

vệ sinh cho trẻ. Trong việc chăm sóc giáo dục vệ sinh và sức khỏe trẻ thơ nhằm
rèn cho trẻ thói quen vệ sinh văn minh bền vững cho trẻ, trước hết giáo viên phải
làm tốt công tác tuyên truyền để các bậc phụ huynh có sự thay đổi nhìn nhận về
vấn đề vệ sinh cá nhân của con mình, nhận thấy được tầm quan trọng của việc
hình thành những thói quen tốt trong vấn đề vệ sinh cá nhân rửa tay trong việc
phòng chống các dịch bệnh như: dịch bệnh tay chân miệng, đặc biệt là dịch
Covid-19 hiên nay. Để thực hiện công tác tuyên truyền được hiệu quả tơi thường
sử dụng những hình thức tun truyền như sau:
* Tuyên truyền qua các buổi họp phụ huynh của lớp
Ngay từ cuộc họp phụ huynh đầu năm học tôi đã tuyên truyền nội dung
giáo dục vệ sinh cho trẻ để phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng của giữ gìn vệ
sinh sạch sẽ đối với sự phát triển tồn diện của trẻ. Kết hợp giữa gia đình và nhà
10
10


trường cùng thực hiện. Ngồi ra tơi cũng kết hợp tuyên truyền cùng đồng nghiệp
qua các buổi chuyên đề giáo dục vệ sinh cho trẻ trong nhà trường.
*Tuyên truyền thông qua góc tuyên truyền và giờ đón và trả trẻ
Ở góc tun truyền tơi lên kế hoạch giảng dạy để tiện cho cha mẹ được biết
về nội dung bài học của trẻ để giáo dục thêm trẻ khi ở nhà. Khai thác triệt để tác
dụng của tranh, tài liệu tuyên truyền; sáng tạo các mơ hình đi kèm với nội dung
tuyên truyền chăm sóc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ. Tận dụng thời điểm đón
trả trẻ tơi trực tiếp trao đổi với các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục vệ sinh
cho trẻ, những vấn đề trẻ làm tốt, làm chưa tốt, chưa làm được … Nhấn mạnh
vai trị nêu gương của người lớn trong gia đình, giúp trẻ được sống trong môi
trường sạch sẽ, tạo điều kiện cho trẻ thực hành và ghi nhớ những điều đã học, từ
đó sẽ hình thành những kĩ năng cần thiết cho trẻ trong cuộc sống. Qua những lần
trao đổi như vậy thì tơi thấy nhận thức của phụ huynh ngày cũng khác đi, phụ
huynh sẽ chú ý nhắc nhở con em mình khi ở nhà, dần dần thói quen của trẻ cũng

được thiết lập. Thuận lợi cho cô hơn trong việc giáo dục tạo thói quen vệ sinh cá
nhân cho trẻ.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm với hoạt động giáo dục, bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
* Với hoạt động giáo dục:
Sau khi áp dụng biện pháp tơi nhận thấy trẻ tích có ý thức tự giác thực
hành vệ sinh sạch sẽ. Trẻ có kỹ năng, kỹ xảo thực hiện thao tác vệ sinh và ý thức
được lợi ích của vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
Đây là kết quả mà tôi đã tiến hành khảo sát vào thời điểm cuối năm học
2021 – 2022 như sau:
Số trẻ
Số trẻ
Tỷ lệ
TT
Nội dung khảo sát
Khảo
Tỷ lệ
đạt
tăng
sát
1
Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá
25
24
96
32
nhân sạch sẽ
2
Trẻ có thói quen vệ sinh văn
25

24
96
36
minh
3
Trẻ hiểu rõ được ích lợi của
25
23
92
40
việc vệ sinh cá nhân.
4
Trẻ có kĩ năng thao tác vệ sinh
36
25
23
92
cá nhân
* Đối với bản thân:
Với vai trò là người giáo viên, là người hướng dẫn rèn luyện trẻ thói quen
vệ sinh cá nhân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm cho bản thân đó là. Để
thực hiện có hiệu quả nội dung giáo dục rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ thì
trước hết cơ giáo phải nắm chắc nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ,
thường xuyên tham khảo tài liệu trao dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ tìm
hiểu kỹ và sâu sắc những vai trị của việc vệ sinh cá nhân với con người. Để từ
11
11


đó tơi đã tìm ra những phương hướng, biện pháp tích cực vận dụng vào q trình

dạy trẻ.
Cơ giáo phải thực sự yêu thương trẻ, gần gũi, thường xuyên quan tâm chăm
sóc trẻ, kiểm tra đơn đốc theo dõi sự tiến bộ của trẻ, động viên khuyến khích nêu
gương trẻ kịp thời tạo động lực cho trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân ở
mọi lúc, mọi nơi.
Bản thân cần phải làm tốt công tác tuyên truyền phối hợp giữa gia đình và
nhà trường thống nhất nội dung, phương pháp giáo dục trẻ để trẻ được rèn luyện
thường xun cả ở gia đình và nhà trường. Có như thế mới hình thành cho trẻ
được những hành vi, thói quen vệ sinh cá nhân thường xuyên và liên tục góp
phần giáo dục phát triển tồn diện về nhân cách cho trẻ sau này.
* Đối với đồng nghiệp:
Trên cơ sở áp dụng thành công một số kinh nghiệm của bản thân, góp ý cho
đồng nghiệp chọn lọc được những phương pháp hướng dẫn phù hợp với lớp
mình, vừa đảm bảo tính khoa học vừa có sự sáng tạo.
Phối hợp với đồng nghiệp, trao đổi tìm ra những phương thức truyền đạt tốt
nhất đến trẻ, giúp trẻ nhanh hiểu và thực hiện đạt hiệu quả cao.
Tạo điều kiện cho chị em học hỏi kinh nghiệm tổ chức các hoạt động vệ
sinh cá nhân cho trẻ trong sinh hoạt tổ chuyên môn.
* Với nhà trường:
Nhà trường tích luỹ được kinh nghiệm, phương pháp, hình thức tổ chức
mới cho hoạt động vệ sinh cá nhân cho trẻ, làm cẩm nang cho các hoạt động của
nhà trường.
Có thêm tài liệu, bổ sung cho tủ sách của nhà trường, làm tư liệu tham khảo
và nghiên cứu của giáo viên.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ là một nội dung quan trọng trong công
tác giáo dục phát triển toàn diện trẻ. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ để có cơ thể khỏe
mạnh để học tập vui chơi. Hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ người giáo viên
phải thực sự yêu nghề, yêu trẻ, tỉ mỉ chịu khó và cần phải cho trẻ thực hiện lặp

đi lặp lại lien tục dưới sự hưỡng dẫn, kiểm tra của cô.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền đến nhận thức của các bậc phụ huynh,
phối hợp tốt giữa gia đình nhà trường thống nhất nội dung giáo dục vệ sinh trẻ
đã dần dần hình thành kĩ năng, kĩ xảo thực hiện thao tác và cách chăm sóc vệ
sinh cá nhân khơng chỉ ở trường mà cịn ở gia đình trẻ. Đến thời điểm này tôi
thực sự vui mừng khi thấy sự tiến bộ rất rõ trong các cháu, các cháu đã thật sự
có thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân. Trẻ biết rửa tay với xà phòng khi tay bẩn,
biết tự giác rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Rửa mặt đúng quy trình…
đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho việc chăm sóc sức khỏe trẻ, phịng chống
ngăn ngừa được nhiều bệnh tật góp phần giáo dục phát triển toàn diện về nhân
cách cho trẻ với mục tiêu sau này trẻ sẽ trở thành những chủ nhân tương lai của
nước nhà văn minh, trí tuệ.
12
12


3.2. Kiến nghị:
* Đối với trường:
Cần tạo điều kiện cho giáo viên đi thăm quan, học tập ở đơn vị bạn để học
hỏi kinh nghiệm.
Cần tăng cường xây dựng tiết thao giảng hay, sáng tạo cho chị em được
trao đổi học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp.
Đầu tư kinh phí tu sửa hiệu quả đường ống nước cải tạo nhà vệ sinh, bổ
sung thêm một số trang thiết bị phục vụ hoạt động vệ sinh được thuận tiện cho
cô và trẻ.
* Đối với phòng giáo dục:
Cần quan tâm hơn nữa trong việc bổ sung trang thiết bị, đồ dùng cho môn
học để môi trường học tập của trẻ thêm phong phú hấp dẫn.
Trên đây là một số kinh nghiệm trong việc nghiên cứu áp dụng đề tài: "Một
số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi tại trường

mầm non Hà Tân" ở trường mầm non. Tôi xin cam đoan những nội dung trên
được rút ra từ chính kinh nghiệm của bản thân tơi trong q trình cơng tác, thực
hiện nhiệm vụ.Trong q trình nghiên cứu mặc dù được sự giúp đỡ của chị em
đồng nghiệp nhưng khơng tránh khỏi những thiếu sót rất mong nhận được sự
đóng góp của ban lãnh đạo cấp trên và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến của tôi
ngày càng tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Hà Tân, ngày 1 tháng 3 năm2022.
ĐƠN VỊ
CAM KẾT KHƠNG COPY.
…………………………………………
Người thực hiện
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Trần Thị Tính
…………………………………………
…………………………………………

13
13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Những sáng kiến kinh nghiệm chọn lọc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo
dục trẻ (Nhà xuất bản Giáo dục).
2. Tạp chí Giáo dục mầm non.
3. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non (Nhà xuất bản

Giáo dục).
4. Tài liệu tập huấn hướng dẫn triển khai chương trình “Tăng cường cơng tác
truyền thông và giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non”
5. Sách hướng dẫn thực hành vệ sinh.

14
14


DANH MỤC
SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SKKN NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trần Thị Tính
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị cơng tác: Trường Mầm non Hà Tân
Xếp
loại

Tên đề tài SKKN

Năm cấp

Đã có sáng kiến kinh
nghiệm thuộc lĩnh vực
(mơn): Âm nhạc.
Đã có sáng kiến kinh
nghiệm thuộc lĩnh vực
(môn): Văn học.
Một số biện pháp giáo dục
phát triển thể chất cho trẻ

mẫu giáo 4-5 tuổi.
Một số biện pháp tổ chức
trò chơi dân gian cho trẻ
mẫu giáo trong trường
mầm non.
Một số biện pháp giáo dục
sử dụng tiết kiệm năng
lượng hiệu quả cho trẻ Mẫu

B
2011-2012 Cấp
huyện
C
2014-2015 Cấp
huyện
C
2016-2017 Cấp
Huyện

Số, ngày, tháng, năm của QĐ
công nhận, cơ quan ban hành

QĐ số 185/QĐ-PGD&ĐT
Ngày 25 tháng 04 năm 2012
QĐ số 147/QĐ-PGD&ĐT
Ngày 06 tháng 05 năm 2015
QĐ số 220/QĐ-PGD&ĐT
Ngày 25 tháng 5 năm 2017

C

QĐ số 244/QĐ-PGD&ĐT
2018-2019 Cấp
Ngày 25 tháng 6 năm 2020
huyện
2019-2020 C
Cấp
huyện

QĐ số 253/QĐ-PGD&ĐT
Ngày 16 tháng 5 năm 2019
15
15


giáo 4-5 tuổi.
Một số biện pháp giáo dục
nâng cao chất lượng giáo
B
dục âm nhạc cho trẻ 3-4 2020-2021 Cấp
tuổi trong Trường mầm non
huyện
Hà Tân.

QĐ số 206/QĐ-PGD&ĐT
Ngày 21 tháng 5 năm 2021

16
16




×