Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

(SKKN 2022) một số giải pháp tạo hứng thú trong học tập cho học sinh lớp 5 học tốt môn lịch sử tại trường tiểu học cổ lũng, huyện bá thước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO HỨNG THÚ TRONG HỌC TẬP
CHO HỌC SINH LỚP 5 HỌC TỐT MÔN LỊCH SỬ TẠI
TRƯỜNG TIỂU HỌC CỔ LŨNG, HUYỆN BÁ THƯỚC.

Người thực hiện: Đoàn Thị Thao
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Cổ Lũng
SKKN thuộc lĩnh vực(môn): Lịch sử


THANH HÓA NĂM 2022

2


MỤC LỤC
Mục
1.
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2


2.3

2.3.1
2.3.2
2.3.3
2.3.4
2.4
3.
3.1
3.2

Nội dung
MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lí luận của sáng kiến
Thực trạng của việc dạy học môn Lịch sử tại Trường Tiểu
học Cổ Lũng hiện nay.
Các giải pháp tiến hành dạy học nâng cao chất lượng dạy
học môn lịch sử lớp 5 nhằm tạo hứng thú cho học sinh tại
Trường Tiểu học Cổ Lũng, huyện Bá Thước .
Giải pháp 1: Dạy học lịch sử gắn với kể chuyện.
Giải pháp 2: Mang âm nhạc vào dạy lịch sử
Giải pháp 3: Tổ chức các trị chơi học tập trong dạy học mơn
lịch sử
Giải pháp 4: Tích hợp kiến thức liên mơn vào dạy học lịch
sử.

Hiệu quả của các giải pháp đã áp dụng vào dạy học môn
Lịch sử tại trường Tiểu học Cổ Lũng.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị

1.MỞ ĐẦU

Trang
1
1
2
2
2
3
3
4
6

6
9
10
14
15
17
17
18


4

1.1. Lí do chọn đề tài
Mục tiêu của nghị quyết 29-NQ/TW ngày 14 tháng 11 năm 2013 nêu rõ:“Tạo
chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng
ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của
nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất
tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng
bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.”[1]. Như vậy Nghị quyết 29-NQ/TW nhấn
mạnh tới việc Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và giáo dục tình
yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào... Để đạt được mục tiêu trên thì nhiệm vụ
của các nhà trường giáo dục học sinh qua các mơn học trong chương trình và để giáo
dục tình u gia đình, u Tổ quốc, u đồng bào...thì mơn lịch sử đóng một vai trị
quan trọng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Đã là người Việt Nam thì dù ở đâu cũng phải biết lịch sử nước mình vì đó là
đạo lí mn đời của dân tộc “ Uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng
cây”. Thông qua môn Lịch sử học sinh tiếp nhận những nét đẹp của đạo đức, của
đạo lí làm người Việt Nam; vì chính đó là cái gốc của mọi sự nghiệp lớn hay nhỏ
của dân tộc không phải chỉ ở thời xưa mà cả ngày nay và mai sau. Học và tìm hiểu
về Lịch sử Việt Nam còn là để ghi nhớ biết ơn công lao vĩ đại của bao thế hệ tiền
nhân đã hi sinh xương máu để gìn giữ đất nước Việt Nam cho thế hệ về sau. Và quan
trọng hơn bao giờ hết, lịch sử xác định nguồn gốc của một dân tộc, qua đó chủ
quyền quốc gia, biên giới lãnh thổ của một đất nước được xác lập, từ đó khẳng định
ví trí và vị thế của một quốc gia trên trường quốc tế. Đối với giáo dục, dạy lịch sử
còn là dạy làm Người, dạy cho thế hệ trẻ giữ gìn phẩm giá, nhân cách con người,
đồng thời góp phần quan trọng vào việc nâng cao “phơng” văn hóa cho học sinh.
Thế nhưng, trong nhiều năm qua, do những nguyên nhân khách quan (khó khăn
về kinh tế, xã hội) và chủ quan (nhận thức, quan niệm không đúng), chất lượng học
tập lịch sử ngày càng giảm sút, đến mức báo động. Những năm gần đây, nhiều báo,

tạp chí ở trung ương và địa phương đã lên tiếng về tình trạng giảm sút chất lượng
một cách nghiêm trọng về môn lịch sử. Nhiều thanh niên không biết Hùng Vương là
ai, nói sai về Trần Quốc Toản, cho rằng Lí thường Kiệt là một trong 108 anh hùng
Lương Sơn Bạc… Nhiều học sinh không biết về các nhân vật, sự kiện lịch sử đặt tên
cho các đường phố, mà họ đang sống hay rất quen thuộc.
Vẫn phải khẳng định rằng môn Lịch sử thực sự là một môn học có ý nghĩa quan
trọng. Nó khơng chỉ giúp chúng ta biết được về quá khứ, hiểu được cội nguồn mà


5
còn rèn luyện và phát triển tư duy của học sinh đặc biệt là tư duy phản biện. Vậy
nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, giúp giáo viên và học sinh
tháo gỡ và giải quyết tốt những khó khăn, vướng mắc trong học tập đồng thời nâng
cao chất lượng bộ môn Lịch sử, thấy được việc dạy học mơn lịch sử là cần thiết, vì
vậy bản thân tôi đã chọn đề tài:“ Một số giải pháp tạo hứng thú trong học tập cho
học sinh lớp 5 học tốt môn Lịch sử tại Trường Tiểu học Cổ Lũng, huyện Bá
Thước ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là đưa ra các giải pháp cụ thể, thiết thực
giúp giáo viên nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử lớp 5. Cụ thể là giúp học
sinh:
- Nắm vững kiến thức cơ bản theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học.
- Tạo hứng thú học tập cho học sinh.
- Phát triển khả năng tự học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Một số giải pháp tạo hứng thú học sinh lớp 5 học tốt môn Lịch sử tại Trường
Tiểu học Cổ Lũng, huyện Bá Thước.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát và đàm thoại
Từ những giờ dạy cụ thể trên lớp tôi đã quan sát, ghi nhận những biểu hiện của

các em trong các giờ học lịch sử. Bên cạnh đó tơi cịn trực tiếp phỏng vấn, nói
chuyện với một các em học sinh trong những giờ sinh hoạt lớp hay sinh hoạt ngoài
giờ lên lớp. Qua đó nắm bắt tình hình học tập, khả năng phát triển của các em.
- Phương pháp trò chuyện
Phương pháp trị chuyện đem lại nhiều thơng tin bổ ích như tìm hiểu hồn cảnh
gia đình của học sinh, trao đổi việc học tập của các em qua tiếp xúc với phụ huynh
học sinh. Trò chuyện với các em để biết những khó khăn của học sinh đối với
mơnlịch sử. Từ đó tơi sẽ rút kinh nghiệm và tìm ra những phương pháp phù hợp
nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh trong lớp.
- Phương pháp điều tra:
Điều tra, khảo sát thực tiễn học tập môn lịch sử của học sinh; dự giờ, trao đổi
với đồng nghiệp để nắm bắt tình hình dạy học lịch sử.
- Phương pháp thống kê
Giúp giáo viên nắm được số học sinh có khả năng tiếp thu, hứng thú với môn
học theo từng mức độ.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu


6
Đọc sách để tìm cơ sở lí luận cho cách làm của mình, để nắm được yếu tố tâm
lý, xu hướng của học sinh..
Đọc sách và tài liệu nhằm giúp bản thân trau dồi thêm kiến thức và kinh
nghiệm.
Nghiên cứu tài liệu: SGK, SGV, tài liệu có liên quan… để vận dụng vào dạy
học hiệu quả.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến
Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách
giáo khoa giáo dục phổ thơng nêu rõ: “Tạo chuyển biến căn bản toàn diện về chất
lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người; góp phần

chuyển nề giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn
diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hịa trí, đức, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm
năng của mỗi học sinh” [2]
Lịch sử là một bộ môn nền tảng của khoa học xã hội và nhân văn, là cơ sở
quan trọng bậc nhất để trang bị một hệ thống kiến thức về cội nguồn dân tộc, về các
thành quả xây dựng và bảo vệ đất nước, về các giá trị tiêu biểu của truyền thống, văn
hóa dân tộc và nhân loại, nó gắn liền với hình hài đất nước, đó là dịng sơng, bến
nước, sân đình, cây đa, giếng nước, lũy tre làng, là gia đình, tổ tiên. Để từ đó, bồi
dưỡng các giá trị của truyền thống của dân tộc, nhất là chủ nghĩa yêu nước, ý chí
độc lập tự cường, tinh thần nhân ái..; từ đó xây dựng phẩm chất và bản lĩnh con
người Việt Nam. Môn học này có một vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng trong việc
giáo dục, hình thành nhân cách, lịng yêu nước và sự hiểu biết, nhận thức về truyền
thống dân tộc của con người nói chung.
Mặt khác, chương trình giáo dục phổ thông của Bộ giáo dục và đào tạo năm
2018 với mục tiêu: “Chương trình giáo dục Tiểu học giúp học sinh hình thành và
phát triển những yếu tố căn bản dặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất
và tinh thần, phẩm chất và năng lực (Năng lực được hình thành và phát triển thông
qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục như : năng lực tự chủ và tự học;
năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực
ngôn ngữ;…). Chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải
quyết vấn đề trong học tập và đời sống” [3]
Lịch sử tạo niềm tin cho học sinh qua các bằng chứng chứng xác thực (không
phải bằng mệnh lệnh). Như: tin vào vai trò của Đảng, của Bác, của nhân dân trong
đấu tranh và xây dựng; tin vào các quy luật sản xuất vật chất, đấu tranh. Khơng
những thế nó còn cung cấp cho học sinh những kinh nghiệm quý báu về cách xử lý
tình huống thơng minh của người xưa trong cuộc sống, nhất là trong đấu tranh bảo


7
vệ Tổ quốc. Giáo dục lòng yêu nước qua các tấm gương khắc phục khó khăn, khơng

ngại gian khổ, hy sinh, xả thân vì nước, thể hiện tinh thần “mình vì mọi người”; ni
dưỡng thế hệ con người Việt Nam, giáo dục góp phần hình thành cái tâm, tính cần
cù, chăm chỉ, sáng tạo, yêu thương đùm lẫn nhau, gắn tình u gia đình, làng xóm
với q hương đất nước. Qua đó học sinh ý thức được trách nhiệm của mình đối với
xã hội, với Tổ quốc.
2.2. Thực trạng dạy học môn lịch sử ở nhà trường Tiểu học Cổ Lũng hiện
nay:
2.2.1. Về học sinh :
Qua nghiên cứu khảo sát một số đối tượng học sinh, tôi nhận thấy:
Hầu hết các em khơng thích học lịch sử, nắm kiến thức lịch sử còn mơ hồ.Một
số em chưa được sự quan tâm đầy đủ của gia đình từ ăn mặc, trang bị đồ dùng học
tập, chuẩn bị bài và ôn bài trước khi đến lớp...
Mặt khác, quá trình nhận thức của học sinh trong học tập bao giờ cũng đi từ hình
ảnh cụ thể, trực tiếp, từ đơn giản đến khái quát. Nhận thức của học sinh qua môn lịch
sử không phải là việc tìm ra cái mới, cái chưa biết mà các em phải tái tạo những tri
thức lịch sử đã được thừa nhận, những tri thức khoa học, tạo cơ sở cho các em khôi
phục bức tranh quá khứ. Yêu cầu của bộ môn buộc học sinh phải ghi nhớ rất nhiều,
vì Lịch sử liên quan đến tên nhân vật, địa danh, ngày tháng và các sự kiện đã xảy ra
nhiều năm trước. Điều này dẫn đến sự nhàm chán của học sinh. Sự nhàm chán khiến
học sinh cảm thấy môn học này thực sự đáng ghét.
Học sinh lên mạng Internet nhiều nhưng chủ yếu là chơi game, hầu như khơng
có học sinh nào xem phim về Lịch sử và các tư liệu về lịch sử.
Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh tiểu học ham chơi, khả năng tập trung
chú ý nhận thức các sự vật, sự việc chưa đầy đủ, năng lực ghi nhớ và sử dụng ngôn
ngữ trong học Lịch sử chưa thật phát triển; vốn hiểu biết về các nhân vật lịch sử, sự
kiện lịch sử còn nhiều hạn chế.
2.2.2. Về giáo viên :
Mặc dù giáo viên đã sử dụng phương pháp dạy học theo hướng đổi mới, bám sát
tới tất cả các đối tượng học sinh, song vẫn còn một số hạn chế sau:
- Việc vận dụng phương pháp, hình thức dạy lại chưa linh hoạt, giáo viên chưa

chủ động trong việc tổ chức các hoạt động, các hình thức tổ chức dạy học. Giáo viên
chỉ chú trọng lí thuyết, coi nhẹ rèn luyện kĩ năng, chỉ hướng dẫn chung chung để học
sinh tự mày mò, giáo viên nêu câu hỏi học sinh trả lời. Vì vậy, học sinh tiếp thu bài
một cách thụ động, dẫn đến học sinh chán học.
- Cách dạy của giáo viên lại thường quá phụ thuộc vào sách hướng dẫn, hình
thức tổ chức dạy học đi theo đường mịn, chưa mang tính sáng tạo, chưa đào sâu suy


8
nghĩ về các biện pháp để hướng dẫn cho học sinh phát triển tư duy.
- Một số giáo viên đã vận dụng các phương pháp hình thức dạy học mới như
thảo luận nhóm nhưng cịn nặng về hình thức, chưa thực sự vận dụng được những
phương pháp đặc trưng của bộ mơn; sử dụng hình ảnh minh họa, sơ đồ, lược đồ
nhưng khai thác chưa triệt để, sử dụng chưa phù hợp nên chưa có hiệu quả cao.
- Một số giáo viên chưa thật sự đổi mới phương pháp dạy học hoặc đổi mới
chưa triệt để, ngại sử dụng đồ dùng, phương tiện dạy học, vẫn tồn tại theo lối giảng
dạy cũ xưa, xác định dạy học theo phương pháp mới còn mơ hồ.
- Tài liệu nghiên cứu và hướng dẫn về mơn học đã có; việc chỉ đạo, tổ chức dạy
học đã triển khai, nhưng thực tế một số giáo viên chưa vận dụng được.
2.2.3. Về nhà trường và xã hội:
Tranh, ảnh, phim, bản đồ, lược đồ, băng đĩa …của tư liệu lịch sử trong trường
phục vụ cho việc dạy học, thực nghiệm rất ít. Nhà trường chỉ có một bộ máy chiếu
chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học.
Mạng Internet phát triển nhanh, một số đông học sinh còn mải chơi, lười học
dẫn đến chất lượng học tập thấp.
2.2.4. Đánh giá chất lượng đầu năm học
Khảo sát chất lượng đầu năm tại lớp 5A1, năm học 2021-2022(Ra đề theo 4
mức độ thông tư 22).Thời điểm khảo sát ngày 10 tháng 9 năm 2021, thời gian làm
bài 40 phút.
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM

Môn Lịch sử - Lớp 5
Năm học: 2021-2022
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng ở câu 1,2.
Câu 1: (1điểm) Vì sao Lê Lợi chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch?
A. Vì ải Chi Lăng là vùng núi hiểm trở, đường nhỏ hẹp, rừng cây um tùm thích
hợp cho quân ta mai phục.
B. Vì ải Chi Lăng là vùng núi rộng có nhiều vàng bạc, thích hợp cho qn ta tập
trung và dự trữ lương thực.
C. Vì ải Chi Lăng là vùng núi rất cao, cách xa nơi quân địch đóng qn nên
qn địch khơng tìm đến được.
Câu 2:(1 điểm) Quang Trung đã dùng kế gì để đánh bại quân Thanh?
A. Nhử địch vào trận địa mai phục của ta rồi phóng hoả, bắn tên.
B. Nhử địch vào trận địa mai phục của ta ở sông Bạch Đằng.
C. Ghép các mảnh ván thành tấm lá chắn, lấy rơm dấp nước quấn ngoài cứ 20
người khiêng một tấm tiến lên.


9
Câu 3: (2 điểm) Điền các từ ngữ: (thanh bình, khuyến nông, ruộng hoang, làng
quê) vào chỗ trống của các câu ở đoạn văn sau cho thích hợp:
Quang Trung ban bố “Chiếu .................................”, lệnh cho dân đã từng
bỏ ........................... phải trở về quê cũ cày cấy, khai phá ............................ Với
chính sách này, chỉ vài năm sau, mùa màng trở lại tươi tốt, làng xóm
lại .........................
Câu 4: (2 điểm)Hãy nối tên các sự kiện lịch sử ( cột A) sao cho đúng với tên
các nhân vật lịch sử ở ( cột B).
A
B
a. Chiến thắng Bạch Đằng (938)
1 . Lý Thái Tổ

b. Dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất
2. Lý Thường
nước
Kiệt
c. Dời đơ ra Thăng Long
3. Ngơ Quyền
d. Xây dựng phịng tuyến sơng Như
4. Đinh Bộ
Nguyệt
Lĩnh
Câu 5:(4 điểm)Vua Quang Trung nói: “Xây dựng đất nước lấy việc học làm
đầu”. Em hiểu câu “Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu” như thế nào?
Sau khi khảo sát, chấm bài tôi đã đánh giá mức độ nắm kiến thức của học sinh
một cách cụ thể:
Kết quả như sau:
Số học
sinh
23

Điểm 9 - 10

Điểm 7-8

Điểm 5 - 6

Điểm dưới 5

SL

TL


SL

TL

SL

TL

SL

TL

1

4,3

7

30,5

10

43,5

5

21,7

Từ thực trạng trên tôi thấy chất lượng môn Lịch sử lớp 5A1 chưa cao nên tôi đã

băn khoăn suy nghĩ: Làm thế nào để cho học sinh không nhàm chán khi học môn
Lịch sử và tôi đã mạnh dạn đưa phương pháp dạy học gắn với kể chuyện lịch sử, kết
hợp cho học sinh thưởng thức âm nhạc, tổ chức trò chơi trong dạy học lịch sử.
2.3. Các giải pháp tiến hành dạy học nâng cao chất lượng dạy học môn
lịch sử lớp 5 nhằm tạo hứng thú cho học sinh tại Trường Tiểu học Cổ Lũng,
huyện Bá Thước .
Để tránh tình trạng học sinh chán học mơn lịch sử, ngồi việc đổi mới chương
trình sách giáo khoa, cần có sự thay đổi trong phương pháp giảng dạy, hình thức tổ
chức học tập cho học sinh; phải lấy học sinh làm trung tâm của quá trình giảng dạy, coi
trọng sự hứng thú và khả năng nhận thức của người học. Lịch sử sẽ là một môn học
thú vị khi giáo viên áp dụng những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học hiệu quả,


10
sáng tạo để truyền tải thông tin, phát triển tư duy cho học sinh. Do đó, tơi đã vận dụng
một số giải pháp sau:
2.3.1. Giải pháp 1: Dạy học lịch sử gắn với kể chuyện.
Lịch sử với vô vàn các sự kiện, có nhiều sự kiện thường gắn liền với các nhân
vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng và giữ nước. Kết hợp phương pháp kể
chuyện lịch sử trong dạy học giúp học sinh nắm chắc kiến thức lịch sử đã và đang
học trong chương trình sách giáo khoa lịch sử phổ thơng, các em hình dung được
chân dung, tính cách của các nhân vật lịch sử, những con người rất đời thường, gần
gũi, bình dị mà có những hành động, suy nghĩ, việc làm, phẩm chất cao cả, phi
thường. Qua các câu chuyện lịch sử, với lời kể hấp dẫn, lôi cuốn của giáo viên, với
những chi tiết li kì, hấp dẫn học sinh rất dễ hiểu, dễ nhớ kiến thức lịch sử, sẽ tạo nên
một bức tranh giàu màu sắc, kích thích sự say mê, thích thú của học sinh trong học
tập lịch sử, qua đó giáo dục lòng yêu nước, ý thức cống hiến, tinh thần hăng say học
tập, lao động sáng tạo, hết lòng vì dân, vì nước để học sinh noi gương, học tập. Khi
dạy học lịch sử gắn với kể chuyện, tôi đã vận dụng ở nhiều dạng bài khác nhau
như:

+ Bài Chiến thắng Biên giới thu – đông 1950, kể về gương chiến đấu của anh
La Văn Cầu.
Câu chuyện kể về gương chiến đấu của anh La Văn Cầu: Khoảng 6 giờ sáng
ngày 16.9.1950, ta buộc phải dùng quả bộc phá nặng 12 kg để phá hủy một lô cốt
địch trên cao với sự yểm trợ của pháo binh. Tuy nhiên hỏa lực của địch quá mạnh,
ông Cầu được lệnh dùng bộc phá đánh vào lô cốt lớn. Trong lúc đang chuẩn bị thì
ơng bị hai viên đạn trúng người. Một viên trúng má phải và viên kia trúng vào cổ
tay khiến ông ngã xuống ngất lịm. Tỉnh lại, ông nghĩ ngay tới nhiệm vụ phải phá
bằng được lô cốt nên nhổm dậy định chạy thì cảm giác chỉ cịn cánh tay trái cử
động, tay phải khơng có cảm giác. Trong đêm tối, ơng cảm nhận được cánh tay phải
của mình bị thương nhưng vì nhiệm vụ, ơng vẫn cố gắng để tìm quả bộc phá rồi ơm
chặt vào ngực và trườn lên phía trước. Lúc này, cánh tay phải bị thương cứ lủng
lẳng, vướng víu. Khơng phút suy nghĩ, ơng nhờ người đồng đội giúp mình chặt cánh
tay bị thương để khỏi vướng. Sau đó, La Văn Cầu ơm bộc phá bằng tay trái và chạy
nhanh về phía các lơ cốt. Ơng giật một lúc hai nụ xịe rồi lăn xuống ngất xỉu. Sau
đó, một đồng đội trẻ thay ơng ôm bộc phá giật kíp và lao vào lô cốt thứ hai, tiếng nổ
vang lên. Ông và đồng đội của mình đã hi sinh anh dũng.
+ Bài: Phan Bội Châu và phong trào Đông du
Tôi đã sử dụng phương pháp kể chuyện để giới thiệu hoàn cảnh cụ thể của nhân vật,
suy nghĩ và hành động của nhân vật: Phan Bội Châu ( 1867 – 1940) quê ở làng Đan
Nhiệm, nay là xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ngay từ nhỏ, cụ Phan


11
Bội Châu đã nổi tiếng thông minh. Phan Bội Châu còn là một người rất gần gũi
cuộc sống của nhân dân lao động và từng là một chàng trai hát phường vải có tài.
Nhưng điểm đặc sắc nhất ở cụ là sớm có tinh thần yêu nước. 19 tuổi, kinh thành
Huế thất thủ, cụ Phan cũng tổ chức một đội “Thí sinh quân” 60 người để ứng
nghĩa, nhưng chưa kịp hành động đã bị đàn áp. Ông lớn lên khi đất nước đã bị thực
dân Pháp đơ hộ. Ơng là người thơng minh, học rộng, tài cao, có ý chí đánh đuổi

giặc Pháp xâm lược. Lúc đầu Phan Bội Châu chủ trương dựa vào Nhật để đánh
Pháp cứu nước.
Ngoài những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử tiểu biểu mà các em được học
trong sách giáo khoa, tôi thiết nghĩ cũng cần phải cho các em biết được sự kiện lịch
sử tại q hương mình. Vì vậy tơi đã tổ chức cho học sinh tham gia buổi học ngoại
khóa tại đồn Cổ Lũng (tại Thôn Lọng, xã Cổ Lũng, cách trường học khoảng 500m).
Bởi nơi đây cũng đã diễn ra q trình đấu tranh giải phóng đồn Cổ Lũng, đánh dẹp
bọn phản động, thổ phỉ, kháng chiến chống Pháp (1947-1954). Để tiến hành buổi
học ngoại khóa, tơi đã thực hiện như sau: Tơi tìm hiểu và mời một vị cao tuổi đã
sinh ra và lớn lên ngay trong giai đoạn đấu tranh giải phóng đồn Cổ Lũng. Trong
buổi tổ chức học ngoại khóa, tơi cho học sinh tập trung tại Đài tưởng niệm và mời
cụ đến với mục đích cụ sẽ kể lại cho học sinh và chỉ cho học sinh những địa điểm đã
diễn ra những lần bắn phá ác liệt tại mảnh đất Cổ Lũng này; nói lên tầm quan trọng
của đồn Cổ Lũng. Từ đó học sinh hiểu được vì sao cứ hằng năm, các cấp chính
quyền đại phương và học sinh thường đến quét dọn, dâng hoa, thắp hương tại Đài
tưởng niệm vào ngày 27/7 và ngày tết. Hiện nay khu Đài tưởng niệm tại đồn Cổ
Lũng đang được nhà nước quan tâm tôn tạo và xây dựng lại.

Khu Đài tưởng niệm cũ

Khu Đài tưởng niệm mới đang xây dựng


12
Được hiểu biết sâu rộng về tinh thần đấu tranh bất khuát và kiên cường của ông
cha ta tại mảnh đất quên hương mình nơi mình được sinh ra và lớn lên, học sinh sẽ
biết trân quý và bảo vệ các di tích lịch sử của quê hương, của đất nước.
2.3.2. Giải pháp 2: Mang âm nhạc vào dạy lịch sử
Như chúng ta đã biết, nội dung của chương trình sách giáo khoa lớp 5 chưa
được thay đổi theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018 nhưng về phương pháp và

hình thức tổ chức dạy học của người giáo viên cần phải hướng tới cái mới để tạo cho
học sinh có hứng thú trong học tập, có sự đam mê tới mơn Lịch sử. Chính vì vậy, khi
nhận thấy học sinh khơng cịn hứng thú với những con số, các bản đồ với quá nhiều
ký hiệu quân ta, quân địch, tiến công, rút chạy… Tiết học Sử dần dần trở thành nặng
nề với các em. Thay vì sử dụng các phương pháp truyền thống, tôi đã mạnh dạn đưa
âm nhạc vào những tiết dạy của mình để tăng sự hứng thú, hào hứng cho các em.
Gần như các giai đoạn của lịch sử nước nhà, các anh hùng dân tộc, Đảng Cộng
sản Việt Nam và hình ảnh của Bác Hồ vĩ đại đều có trong các tác phẩm âm nhạc. Có
khi sử dụng cả bài hát, có khi chỉ là một đoạn nhưng lại có một giá trị cao trong tiếp
nhận kiến thức ở các em. Vậy thay vì giảng giải lý thuyết, để các em tự cảm nhận và
rút ra bài học tơi đã tiến hành như sau:
Ví dụ: Khi dạy bài 10: Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập
Ở bài này, tôi đã “mang âm nhạc vào dạy học lịch sử” ở Phần khởi động. Tôi
tiến hành như sau: Cho HS nghe lại giọng nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tun
ngơn Độc lập tại quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945 kết hợp với nghe bài hát:
Mỗi bước đi thêm yêu Tổ Quốc: “Trên quảng trường Ba Đình hai mươi năm trước,
vọng lời Bác Hồ tun ngơn dựng nước. Nước Việt Nam ta, từ trong gian khổ sinh
ra. Tầm vông đứng dậy quê ta, đi theo tiếng gọi của Đảng. Ta đã đạp bằng sóng gió
chơng gai, đã viết nên trang sử mới….”. Học sinh nhớ mãi sự kiện Bác Hồ khai sinh
ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa 1945.
+ Hoặc khi dạy bài 17: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
Ở phần khởi động, tôi đã cho các em được nghe bản Hò kéo pháo rồi Chiến
thắng Điện Biên. Nhịp điệu dồn dập, phấn khởi làm tái hiện cả một giai đoạn hào
hùng “Chín năm làm một Điện Biên/ Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”. Ngay cả
trong lời bài hát cũng có những chi tiết mà bài học lưu ý, như phương châm tác
chiến là “đánh chắc ta tiến lên, lực lượng như bão táp, quân thù mấy cũng phải
tan”… Kết bài, cô giới thiệu hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong tiếng nhạc
“Núi sông bừng lên, đất nước ta sáng ngời, cánh đồng Điện Biên cờ chiến thắng
tưng bừng bay trên trời”. Cả lớp như sống lại chiến thắng hào hùng đó của dân tộc.



13

Hoạt động Khởi động bài: Bác Hồ Hoạt động Khởi động bài: Chiến thắng
lịch sử Điện Biên Phủ
đọc tuyên ngôn độc lập
Việc mang theo thiết bị như loa, máy tính và chọn bài hát cho phù hợp về thời
lượng và nội dung tuy có mất cơng một chút nhưng là một niềm vui khi thấy các em
náo nức đón nghe những bài hát truyền thống ln có ý nghĩa với mơn học của
mình. Niềm vui như được nhân lên khi có học sinh chia sẻ rằng: “Em thích học Sử.
Những bài hát cô mang đến cho chúng em thật gần gũi với bài học và thật hay”.
2.3.3.Giải pháp 3: Tổ chức các trị chơi học tập trong dạy học mơn lịch sử.
Nội dung chương trình sách giáo khoa chưa thay đổi nhưng đòi hỏi phương
pháp dạy học phải đổi mới. “Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh
trên cơ sở khai thác triệt để các đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học” là biện
pháp đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học ở tiểu học. Các em học sinh Tiểu
học, đặcu điểm nổi bật là thích chơi hơn thích học, sựu nhận thức cịn mang tính cụ
thể. Do đó nên tổ chức cho các em “Học mà chơi, chơi mà học”. Một biện pháp chủ
yếu để đạt được mục đích trên là tạo cho các em học sinh hứng thú học tập, tạo niềm
tin, niềm vui bằng cách lôi cuốn các em vào những trị chơi học tập hấp dẫn, phù
hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm lứa tuổi của các em. Đó chính là lí do tơi muốn
vận dụng các trị chơi học tập trong dạy học môn Lịch sử. Tôi đã vận dụng một số
trò chơi như sau:
* Trò chơi 1: Ơ chữ kì diệu.
Đối với trị chơi này tơi thường áp dụng vào các tiết ôn tập nhằm ôn lại kiến thức
đã học, mặt khác nhằm khắc sâu kiến thức cho học sinh.
Bước 1: Giáo viên thiết kế các ô chữ hàng ngang và hàng dọc.


14

Bước 2: Thiết kế câu hỏi để học sinh giải đáp (Mỗi ô chữ là một sự kiện lịch sử
trong bài hoặc trong các bài đã học ô chữ hàng dọc là bài hoặc Lịch sử cần nhấn
mạnh. Cũng có thể mỗi ơ chữ hàng ngang có một chữ cái chìa khóa.)
Bước 3: u cầu học sinh đốn những chữ cái bí ẩn có nội dung là gì.
Ví dụ: “Ơn tập: Chín năm kháng chiến, bảo vệ độc lập dân tộc (1945-1954).
Sau phần ơn tập, hệ thống hố có thể cho học sinh chơi trị chơi “Ơ chữ” để
cũng cố kiến thức.
1. Để đẩy lùi giặc đói Bác Hồ tổ chức ngày này ?
2. Để đẩy lùi giặc dốt Bác Hồ tổ chức lớp học này ?
3. Nhân dân Phú Thọ đã làm gì để chống quân Pháp nhảy dù?
4. Thu - Đông 1947, Việt bắc trở thành: “......giặc Pháp”
5. Ngày 16/09/1950, quân ta nổ súng tấn công cứ điểm này.
6. Tên của người anh Hùng “Chặt cánh tay phá đồn địch”?
7. Ngày 01/05/1954, ta mở.... tấn công lần thứ 3 đánh chiếm các cứ điểm còn lại
trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
8. Tên của người anh hùng lấy thân mình lấp lổ châu mai?
1
N G À Y Đ Ồ N G T Â M
2
B Ì N H D Â N H Ọ C V Ụ
3
C Ắ M C H Ô N G
4
M Ồ C H Ô N
5
Đ Ô N G K H Ê
6
L A V Ă N C Ầ U
7
Đ Ợ T

8 P H A N Đ Ì N H G I Ĩ T
* Trị chơi 2: Đi tìm mật mã
Giáo viên cho các dữ kiện lịch sử, yêu cầu học sinh nêu những hiểu biết của em
về các dữ kiện đó. Sau đó đốn xem những sự kiện đó nói về sự kiện lịch sử hay
nhân vật lịch sử nào?
Ví dụ: Khi dạy bài Ơn tập: Hơn 80 năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ
( 1958 – 1945).
Tôi đưa ra một số dữ kiện như:
Cuối thế kỉ XIX
Nam Kì
Chiếu Cần Vương
Súng “thần cơng”
Phái chủ chiến
Hỏi: Các dữ kiện trên liên quan đến nhân vật lịch sử nào?


15
Đáp án: Các dữ kiện trên đều liên quan đến nhân vật lịch sử: Tơn Thất Thuyết
Với hình thức trị chơi giải mật mã lịch sử này sẽ giúp học sinh nhớ lại các kiến
thức lịch sử đã học: giúp các em phát triển được kỹ năng tư duy, biết liên hệ và xâu
chuỗi kiến thức. Không những vậy mà nó cịn giúp cho học sinh khơng cảm thấy
nhàm chán, trống rỗng và cứng nhắc trong các tiết học lịch sử.
*Trò chơi 3: Thi trả lời nhanh
Chia lớp thành các đội chơi, phổ biến luật chơi trong các khoảng thời gian ấn
định, có thể là trong vịng 3-4 phút. Mỗi đội sẽ thực hiện yêu cầu. Những yêu cầu
này tập trung vào kiến thức đã học, trả lời đúng mỗi nội dung sẽ được một thẻ đỏ,
thuyết trình tốt cũng được một thẻ đỏ. Đội nào được nhiều thẻ đỏ nhất sẽ đạt giải.
Ví dụ: Khi dạy bài 25 “Ơn tập: Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc (19451954). Tơi chia lớp theo nhóm tổ phát cho mỗi nhóm lớn các tư liệu:
Nhóm 1: + Ảnh cảm tử quân trên đường phố Hà Nội.
+ Ảnh chiến sĩ ta phất cờ trên nóc hầm Đờ - cát.

Nhóm 2: + Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947.
+ Lược đồ chiến dịch Biên giới
Nhóm 3: + Ảnh đại hội anh hung chiến sĩ thi đua và gương mẫu toàn quốc.
+ Ảnh đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng.
Nhóm 4: + Ảnh tướng Đờ Cát bị bắt.
+ Ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới
Tơi u cầu các nhóm: + Nêu thời gian diễn ra sự kiện.
+ Em nhớ gì nhất về sự kiện này ?
Sau khi cả các nhóm hồn thành phần thi của mình thì giáo viên sẽ tổng hợp câu
trả lời đúng. Qua trò chơi này sẽ thu hút được sự tham gia nhiệt tình của đại đa số
học sinh giúp các em nhớ lại các kiến thức lịch sử cơ bản mà các em đã được học.
Đặc biệt qua trò chơi này các em học sinh đã thể hiện tinh thần đoàn kết, phối hợp
ăn ý, cũng như sự nhanh nhẹn của mình. Đồng thời nó giúp cho tiết học trở nên sinh
động hơn.
* Trị chơi 4: Thử tài trí nhớ
Tôi chia lớp thành các đội chơi, chuẩn bị sẵn bảng viết. Trong một khoảng thời
gian nhất định các đội chơi cử đại diện lên viết các mốc lịch sử, các nhân vật lịch sử
hay các sự kiện lịch sử theo yêu cầu của giáo viên. Đội nào ghi được nhiều hơn và
đúng thì sẽ thắng cuộc.
Ví dụ: Trong bài 29 “Ôn tập: Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay”. Tơi
chia lớp thành 4 nhóm (4 đội chơi) phát cho mỗi nhóm một bảng phụ và phấn viết,
yêu cầu các nhóm suy nghĩ, thảo luận rồi ghi vào bảng phụ thời gia và các sự kiện
lịch sử tương ứng, trong khoảng thời gian 3 phút. Sau đó gắn bảng và cho học sinh


16
trình bày. Đội nào ghi được nhiều mốc thời gian và sự kiện lịch sử tương ứng chính
xác sẽ là đội thắng cuộc.

Học sinh thảo luận nhóm


Học sinh trình bày

Bằng trị chơi ghi nhớ lịch sử này thì khơng những giúp học sinh có điều kiện
ghi nhớ, khắc sâu các mốc, các sự kiện và các nhân vật lịch sử. Mà nó cịn góp phần
giúp học sinh phát huy được sự nhanh trí tích cực của mình, tạo cho khơng khí tiết
học trở nên sinh động và sơi nổi. Nhưng điều quan trọng nhất là nó sẽ tạo cho học
sinh một tâm lý thoải mái, hứng thú khi đón nhận các tiết học lịch sử.
* Trò chơi 5: Sưu tầm và thuyết minh những hình ảnh lịch sử
Sử dụng trong hoạt động ngoại khóa
- GV chia lớp thành nhiều nhóm, yêu cầu mỗi nhóm sưu tầm các tranh ảnh lịch
sử và có lời thuyết minh cho các tranh ảnh đó, cử đại diện của các nhóm lần lượt lên
giới thiệu và thuyết minh về bức tranh, ảnh lịch sử mà nhóm mình đã sưu tầm được.
Sau đó Giáo viên có thể nhận xét và bổ sung thêm.
Ví dụ:
+ Ảnh Bến cảng Nhà Rồng đầu thế kỷ XX.
+ Ảnh bộ đội ta kéo pháo lên mặt trận Điện Biên Phủ.
+ Ảnh dân công mở đường tải đạn ra chiến trường
+ Ảnh chân dung các nhân vật lịch sử.
Trò chơi sưu tầm và thuyết minh những hình ảnh lịch sử giúp học sinh có thái độ
quan tâm, chú ý đến các bức tranh ảnh có liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch
sử. Từ đấy có ý thức tìm tịi các tranh ảnh lịch sử và có những tình cảm, cảm nhận
cũng như những hiểu biết đối với các tranh ảnh lịch sử đó. Hơn thế nữa, trị chơi này


17
đã giúp cho học sinh phát huy được năng khiếu bình luận, thuyết minh và góp phần
tạo cho học sinh có những tình cảm tốt đối với bộ mơn lịch sử.

Thuyết trình hình ảnh sưu tầm: Chân

dung các nhân vật lịch sử (Tơn Thất
Thuyết)

Thuyết trình hình ảnh sưu tầm kết hợp
hình ảnh trình chiếu: Dân cơng, bộ
đội mở đường và tải đạn ra chiến
trường

* Trò chơi 6: Thi hiểu biết về các danh nhân
Trong các giờ ngoại khóa tơi giới thiệu cho học sinh bản đồ của một thành phố
Thanh Hóa. Tơi chỉ cho học sinh thấy tên của một số con đường mang tên các danh
nhân, các nhân vật lịch sử. Rồi yêu cầu các em nêu hiểu biết về các nhân vật lịch sử
hoặc các danh nhân đó.
Ví dụ: Tôi cho học sinh quan sát bản đồ thành phố Thanh Hóa và chỉ cho học sinh
thấy những con đường mang tên của các nhân vật lịch sử như: Trương Định, Nguyễn
Trường Tộ, Phan Bội Châu, Phan Đình Giót, Trần Phú, Lý Thái Tổ…Rồi gọi từng
học sinh trình bày về sự hiểu biết của mình về từng nhân vật lịch sử trên.
Đây là một trị chơi mà qua đó giáo viên có thể đánh giá được những hiểu biết
của học sinh về các nhân vật lịch sử, các danh nhân. Từ đó đã giúp cho học sinh rèn
luyện được kỹ năng sử dụng bản đồ các thành phố, thị xã. Giúp các em có thêm
được những hiểu biết, những tìm tịi, suy nghĩ về các con đường mang tên các nhân
vật lịch sử, các danh nhân. Mặt khác trò chơi thi hiểu biết về các danh nhân mang
tên đường phố còn giáo dục cho học sinh lòng biết ơn các anh hùng dân tộc.
2.3.4. Giải pháp 4: Tích hợp kiến thức liên môn vào dạy học lịch sử.


18
Dạy học liên mơn có vai trị quan trọng trong dạy học, kiến thức các môn học
bổ sung cho nhau, giúp học sinh hứng thú, say mê học tập, góp phần nâng cao hiệu
quả bài học. Sử dụng kiến thức liên mơn vào trong giờ học lịch sử địi hỏi người

giáo viên phải có sự hiểu biết rộng về các lĩnh vực có liên quan đến bài học, học
sinh phải tích cực sưu tầm các nguồn tài liệu có liên quan đến kiến thức lịch sử để
bổ sung thêm nguồn kiến thức liên môn, đồng thời rèn luyện kĩ năng thực hành cho
học sinh.
Ví dụ: Khi dạy bài “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ” giáo viên có thể tích
hợp với kiến thức môn địa lý, văn học, âm nhạc để dạy như:
+ Giáo viên kết hợp kiến thức địa lý để giới thiệu cho học sinh ví trí địa lý, địa
hình, đặc điểm của vùng Tây Bắc nước ta, mơ tả cho học sinh biết vị trí chiến lược
quan trọng của tập đoàn cử điểm Điện Biên Phủ: Pháp - Mĩ xây dựng mạnh nhất
Đông Dương, chúng cho rằng đây là “Pháo đài bất khả xâm phạm”…
+ Sau khi trình bày diễn biến, giáo viên tích hợp kiến thức văn học: yêu cầu học
sinh đọc bài thơ “Một chiều hè lịch sử” đã học thuộc lòng, qua bài thơ học sinh sẽ
nhớ sâu hơn thời gian, sự kiện chiến thắng vang dội của dân tộc ta ở Điện Biên Phủ,
bài thơ như sau:
“Một chiều hè lịch sử
Bố kể chuyện Điện Biên
Bộ đội mình chiến thắng
Lũ Tây bị bắt sống
Ta giải đi từng đàn
Tướng Đờ- cát xin hàng
Bốn đồn đều sang phẳng
Cờ quyết chiến quyết thắng
Tung bay trên nóc hầm
Chiều mồng bảy tháng năm
Một chiều hè lịch sử”.
+ Khi dạy đến đoạn kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ, giáo viên cho học sinh
nghe bài hát: Giải phóng Điện Biên của nhạc sĩ Đỗ Nhuận để học sinh hòa vào niềm
vui chung của dân tộc, cảm nhận được niềm vui sướng, niềm tự hào của nhân dân ta
khi chào đón bộ đội chiến thắng trở về “Giải phóng Điện Biên bộ đội ta tiến quân
trở về giữa mùa hoa nở miền Tây Bắc tưng bừng vui…”

2.4. Hiệu quả của các giải pháp đã áp dụng vào dạy học môn Lịch sử tại
trường Tiểu học Cổ Lũng
Qua việc áp dụng những giải pháp nêu trên vào q trình giảng dạy mơn Lịch sử
cho học sinh lớp 5A1 trường Tiểu học Cổ Lũng tôi đã thu được kết quả rất đáng


19
khích lệ ở lớp mình chủ nhiệm. Qua các hoạt động học sinh có thể khơi dậy cho học
sinh sự hứng thú trong học mơn Lịch sử. Bên cạn đó phát triển các năng lực tự học
và giải quyết vấn đề, các em năng động hơn trong học tập, ham thích, chủ động tìm
tịi kiến thức, hăng say phát biểu ý kiến xây dựng bài làm cho tiết học sôi nổi. Điều
đó đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Đối với cá nhân, tôi cảm thấy tự tin và linh hoạt hơn trong quá trình tổ chức các
hoạt động dạy học cho học sinh. Tôi đã mạnh dạn sử dụng hiệu quả các tiết học lịch
sử trong các buổi sinh hoạt Tổ chuyên môn (Khối 4,5) ở nhà trường. Từ đó, tơi đã
nhận được nhiều thơng tin phản hồi từ phía học sinh và điều chỉnh kịp thời cách dạy,
cách tổ chức và hướng dẫn học sinh học tập tốt hơn khơng chỉ ở mơn Lịch sử mà
cịn ở một số các môn học khác. Kết quả dạy và học môn Lịch sử qua bài kiểm tra
ngày 05/4/2022 được tăng lên, kết quả cụ thể như sau:
ĐỀ KIỂM TRA:
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc thực hiện theo yêu cầu:
Câu 1 (1 điểm) : “Sấm sét đêm giao thừa” diễn ra vào thời gian nào ?
A.Đêm 30 tết Đinh Mùi năm 1967
B.Đêm 30 tết Mậu Thân 1968
C.Đêm 30 tết Kỉ Dậu 1969
D.Đêm 30 tết Canh Tuất 1970
Câu 2(1 điểm): Vì sao Mĩ phải ký hiệp định Pa-ri, chấm dứt chiến tranh lập lại
hịa bình ở Việt Nam ?
A.Vì Mĩ khơng muốn kéo dài chiến tranh ở Việt Nam
B.Vì Mĩ muốn rút quân về nước

C.Vì Mĩ thất bại nặng nề về quân sự ở hai miền Nam – Bắc trong những năm
1972.
D.Vì Mĩ thương nhân dân ta
Câu 3(2 điểm): Điền tiếp vào chỗ trống cho hoàn chỉnh nội dung
Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất (khóa VI) quyết định:
a. Tên nước là : ……………………………………………………………….............
b. Quốc kì là :……………………………………………………………….............
c. Quốc ca là : .............................................................................................................
d.Thủ đơ là.....................................................................................................................
Câu 4 (2 điểm): Em hãy sắp xếp các sự kiện lịch sử dưới đây theo trình tự thời gian
bằng cách đánh số 1, 2, 3, 4 vào  trước mỗi sự kiện lịch sử đó.
a. Chiến thắng Điện Biên Phủ trên khơng.
b. Lễ kí hiệp định Pa-ri.


20
c. Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
d. Xây dựng nhà máy cơ khí Hà Nội.
Câu 5(4 điểm): Em hiểu câu: “Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là mốc quan trọng trong
lịch sử dân tộc ta” như thế nào?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
...................................................................................................................................
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ
Số học
sinh
23

Điểm 9 - 10


Điểm 7 - 8

Điểm 5 - 6

Điểm dưới 5

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

5

21,7

10

43,5


8

34,8

0

0

Năm học 2021 - 2022, khi bước sang học kỳ II, do dịch bệnh COVID-19 lan rộng
trên toàn tỉnh làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giáo dục trên cả tỉnh nói chung,
hoạt động dạy và học của Trường Tiểu học Cổ Lũng nói riêng. Học sinh nghỉ học do
bị đối tượng là F0 nhiều, chính vì vậy kết quả khảo sát lần 3 (thời điểm 05/04/2022)
tăng chưa cao. Song với kết quả đó, cũng thấy được sự chuyển biến của học sinh đã
rõ. Nhiều học sinh biết tham gia thảo luận nhóm hăng hái về các nhân vệt lịch sử,
các sự kiện lịch sử. Đặc biệt các em đã chủ động tìm hiểu về nguồn gốc và lịch sử
của Đồn Cổ Lũng - Một địa danh đã trải qua cả hai thời kỳ chống Pháp (1947-1954)
và chống Mỹ (1964-1975).
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Để dạy học lịch sử cho học sinh hiệu quả cần:
Bám sát Chuẩn kiến thức kĩ năng để thiết kế bài giảng đạt được mục tiêu bài
dạy, dạy học khơng lệ thuộc hồn tồn vào sách giáo khoa, việc khai thác sâu kiến
thức, kĩ năng phải phù hợp với khả năng của học sinh.
Giáo viên cần xác định được kiến thức trọng tâm, cơ bản của bài, kiến thức
truyền đạt phải đảm bảo tính chính xác, khoa học.
Thiết kế các hoạt động học tập, các dạng câu hỏi, bài tập nhằm phát triển tư
duy, rèn luyện kĩ năng cho học sinh với các hình thức đa dạng, phong phú phù hợp
với bài học, với đối tượng học sinh và với điều kiện của trường, lớp…
Thiết kế rõ ràng mục tiêu cần đạt được của từng phần, từng mục; nhiệm vụ cụ

thể của học sinh, của giáo viên và thời lượng của từng phần khoảng bao nhiêu phút,


21
tránh sa đà, mất nhiều thời gian cho mục này còn mục khác do hết thời gian nên chỉ
dạy qua loa…
Sử dụng các phương pháp, phương tiện, tài liệu, thiết bị… có chọn lọc một cách
hợp lí, linh hoạt, phù hợp với nội dung, tính chất, thời lượng của bài học…
Tóm lại, nếu giáo viên chỉ dạy học theo khn mẫu, rập khn thì sẽ khơng bao
giờ tạo được hứng thú học tập cho học sinh, để có một giờ dạy hay cần phải đầu tư
cả về thời gian và cơng sức. Vì vậy việc vận dụng vào cơng tác dạy học để phát triển
được phẩm chất và năng lực của các em tuỳ thuộc rất lớn vào năng lực sư phạm và
khả năng sáng tạo của mỗi giáo viên.
3.2. Kiến nghị:
- Đối với giáo viên
Đổi mới phương pháp dạy học từ “dạy số đông”, áp đặt sang “dạy phân hóa”
gợi mở, hợp tác. Trong dạy và học, giảm lý thuyết, tăng thực hành; hướng về cá thể
thay cho sự áp đặt với số đông.
Giáo viên phải đổi mới quan điểm sư phạm, quan niệm về quan hệ thầy trò, về
trách nhiệm của giáo viên trong quá trình giáo dục.
- Đối với nhà trường
Trang bị đồ dùng, thiết bị dạy học phục vụ mơn học.
Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, tăng nguồn đầu tư phát triển cơ sở vật chất nhà
trường đáp ứng yêu cầu dạy học theo hướng phân hóa.
Tổ chức các chuyên đề, hội thảo, xây dựng các tiết dạy để tự rút kinh nghiệm và
tìm hướng đi riêng cho đơn vị.
- Đối với cấp quản lí
Tổ chức Hội thảo, chuyên đề về phương pháp dạy học theo yêu cầu dạy học
phân hóa để giáo viên được học hỏi, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm dạy học.
Qui hoạch và xây dựng mạng lưới trường lớp theo yêu cầu dạy học phân hóa.

Bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nhà trường theo yêu cầu dạy học
phân hóa.
Trên đây là bài học kinh nghiệm mà tơi đã rút ra trong q trình nghiên cứu,
vận dụng và viết SKKN: “Một số giải pháp tạo hứng thú trong học tập cho học
sinh lớp 5 học tốt môn Lịch sử tại Trường Tiểu học Cổ Lũng, huyện Bá Thước ”
đã được áp dụng ở lớp tôi chủ nhiệm và đạt được kết quả như mong đợi. Tuy nhiên
những giải pháp mà tôi đã thực hiện trên đây chắc chắn cịn có những hạn chế mà
bản thân tơi chưa nhận ra được. Rất mong được sự tham gia góp ý, bổ sung của hội
đồng khoa học các cấp, để tơi có thêm nhiều kinh nghiệm hay hơn nữa, góp phần


22
nâng cao chất lượng giáo dục trong trường tiểu học vùng sâu, vùng đặc biệt khó
khăn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU
TRƯỞNG

Cổ Lũng, ngày 20 tháng 4 năm 2022
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm
này là của tơi viết, khơng sao chép của
người khác.
Người viết

Đồn Thị Thao


23
TÀI LỆU THAM KHẢO
[1] Điều 7, chương I - Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005

[2] Quốc hội 2014, Nghị quyết số 88/2014/QH14 ngày 28/11/2014 về đổi mới
chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thơng.
[3] Bộ Giáo dục và đào tạo(2018), Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm
theo thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018.
4. Bồi dưỡng thường xuyên Modul TH 32: Dạy học phân hóa ở tiểu học - Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Hồng
5. Dạy học phân hóa - Nhà xuất bản Giáo dục năm 2003 - Tác giả Nguyễn Bá Kim,
Đỗ Dương Thụy.
6. Sách giáo khoa Lịch sử 5 - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam năm 2015- Bộ Giáo
dục và Đào tạo; Vở bài tập Lịch sử 5- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam năm 2018Tác giả Đỗ Đình Hoan.
7. Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 14 tháng 11 năm 2013.


24
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Đoàn Thị Thao
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường Tiểu học Cổ Lũng
Cấp đánh giá
Kết quả
xếp loại
đánh giá
Năm học
TT
Tên đề tài SKKN
(Ngành GD cấp
xếp loại đánh giá xếp
huyện/tỉnh;

(A, B,
loại
Tỉnh...)
hoặc C)
1. Một số biện pháp hướng dẫn
học sinh lớp 5 thực hành về
Cấp huyện
C
2008-2009
từ loại
2. Một số kỹ năng giải tốn có
lời văn lớp 2 tại Trường Tiểu
Cấp huyện
C
2014-2015
học Cổ Lũng – huyện Bá
Thước – tỉnh Thanh Hóa
3. Một số biện pháp nâng cao
hiệu quả viết bài văn miêu tả
cho học sinh lớp 4 tại Trường
Cấp huyện
B
2016-2017
Tiểu học Cổ Lũng – huyện Bá
Thước – tỉnh Thanh Hóa
4. Một số biện pháp nâng cao
hiệu quả viết bài văn miêu tả
cho học sinh lớp 4 tại Trường
Cấp tỉnh
C

2016-2017
Tiểu học Cổ Lũng – huyện Bá
Thước – tỉnh Thanh Hóa
5. Một số giải pháp giúp học
sinh lớp 4 phát triển kỹ năng
sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt
trong học tập và giao tiếp tại
Cấp huyện
B
2019-2020
Trường Tiểu học Cổ Lũng –
huyện Bá Thước – tỉnh Thanh
Hóa
6. Một số giải pháp giúp học
Cấp tỉnh
C
Tháng


25

7.

sinh lớp 4 phát triển kỹ năng
sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt
trong học tập và giao tiếp tại
Trường Tiểu học Cổ Lũng –
huyện Bá Thước – tỉnh Thanh
Hóa
Một số giải pháp tạo hứng thú

trong học tập cho học sinh
lớp 5 học tốt môn Lịch sử tại
Trường Tiểu học Cổ Lũng,
huyện Bá Thước

12/2020

Cấp huyện

B

2021 - 2022


×