Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SKKN một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh khi dạy chương trình địa phương trong phân môn tập làm văn bậc THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (726.61 KB, 25 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Đã có rất nhiều nhà văn, nhà thơ gửi gắm tình cảm sâu sắc của mình khi
viết về quê hương xứ sở như: nhà thơ Tế Hanh, nhà thơ Hồ Dzếch, nhà thơ
Giang Nam. Mỗi tác giả có cách cảm nhận khác nhau khi viết về nơi chôn rau
cắt rốn của mình, nhưng có lẽ điểm chung của họ là đều thấy được vai trò đặc
biệt của quê hương trong tâm hồn mỗi con người, như nhà thơ Đỗ Trung Quân
đã viết:
“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay”
Quả thật đối với mỗi con người chúng ta từ khi sinh ra, lớn lên, cắp sách
đến trường cho đến lúc trưởng thành, không ai có thể quên quê hương, quên đi
cội nguồn. Cũng chính vì lí do đó, mà trong chương trình SGK bậc THCS nói
chung và trong phân môn Ngữ văn nói riêng đã có các tiết dạy và học Chương
trình địa phương nhằm gợi cho mỗi người nhớ về quê hương của mình.
Có thể khẳng định rằng, các tiết Chương trình địa phương thuộc bộ môn
Ngữ văn đã mở ra một cơ hội để văn học địa phương được giới thiệu với mục
đích gắn kết những kiến thức học sinh được học trong nhà trường với những vấn
đề đang đặt ra cho cộng đồng cũng như cho mỗi địa phương. Đồng thời, giúp
giáo viên và học sinh khai thác, bổ sung, phát huy vốn hiểu biết về văn học địa
phương, làm phong phú và sáng tỏ thêm kiến thức trong chương trình chính
khóa. Từ đó, giúp học sinh hiểu biết và hòa nhập hơn với môi trường mà mình
đang sống, có ý thức tìm hiểu, giữ gìn và bảo vệ các giá trị văn hóa của quê
hương, góp phần giáo dục lòng tự hào về quê hương, xứ sở của mình.
Tuy nhiên, trong thực tế dạy học các bài “Chương trình địa phương nói
chung và trong phân môn Tập làm văn nói riêng” mặc dù giáo viên đã cố gắng
kết hợp các phương pháp giảng dạy và kĩ thuật dạy học tích cực vào bài giảng
nhưng bên cạnh một số kết quả đã đạt được thì các tiết học vẫn còn nhiều hạn


1


chế, chưa phát huy được hết tính tích cực và khơi dậy được hứng thú học tập của
học sinh. Đây là một vấn đề tương đối khó với thầy và trò từ trước tới nay mỗi
khi tiếp cận các tiết học về Chương trình địa phương, bởi sách giáo khoa chỉ nêu
ra một số gợi ý có tính chất định hướng cho các vùng, miền và tài liệu tham
khảo còn thiếu, sách giáo viên không biên soạn các tiết học này. Thực trạng dạy
và học Chương trình địa phương vẫn còn tồn tại không ít khó khăn đòi hỏi mỗi
giáo viên phải tự tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu về địa phương để hoàn thành
tiết dạy theo quy định, nhưng không phải giáo viên nào cũng làm được điều đó.
Chính vì những lí do trên, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Một số giải
pháp tạo hứng thú cho học sinh khi dạy Chương trình địa phương trong
phân môn Tập làm văn bậc THCS”, nhằm mang lại kết quả dạy và học tốt hơn
cho giáo viên, học sinh. Mong rằng với một số kinh nghiệm của mình, tôi hy
vọng đề tài này sẽ góp một phần nhỏ vào việc giảng dạy Chương trình địa
phương Ngữ văn ở trường THCS đạt hiệu quả hơn.
1.2. Điểm mới của đề tài
Trước đây, khi dạy các bài thuộc Chương trình địa phương thì đa số giáo
viên đều rất khó khi chuẩn bị giáo án, các tài liệu liên quan, học sinh cũng rất
khó khi chuẩn bị bài vì các câu hỏi hướng dẫn trong SGK có phần chung chung,
chưa cụ thể và việc tìm tòi các ngữ liệu phục vụ cho việc học còn hạn chế.
Đến năm 2013, thực hiện công văn số 5977/BGDĐT-GDTrH ngày
7/7/2008 của BGD và ĐT về việc thực hiện hướng dẫn nội dung giáo dục địa
phương ở cấp THCS, sở GD và Đào tạo Quảng Bình cho biên soạn bộ sách
mang tên “Tài liệu giáo dục địa phương Ngữ văn, Lịch sử Địa lý” để học sinh
học tập ở cả 4 khối 6,7,8,9. Bộ sách đã hướng dẫn cụ thể hơn là trong mỗi tiết
dạy giáo viên nên tập trung những vấn đề nào và đưa ra một số tư liệu cụ thể,
điều đó giúp giáo viên định hướng cho học sinh, giúp học sinh tiếp cận dễ dàng
hơn. Nhưng nếu theo cách dạy truyền thống, chỉ dạy kiến thức đơn môn, nghĩa

là tập trung cho học sinh cảm thụ về văn học mà không tích hợp với các môn
học liên quan đến nội dung bài học thì các em sẽ không hiểu được lịch sử quê
hương, không hiểu được truyền thống hào hùng của cha ông, cũng như không

2


xác định được đặc trưng văn học, văn hóa, lịch sử, hoàn cảnh địa lí của địa
phương. Điều đó rất khó để các em có thể hình dung, cảm nhận được vẻ đẹp độc
đáo của quê hương cũng như phát huy hết năng lực xâu chuỗi, tổng hợp các kiến
thức môn học khác xung quanh bài học qua các bài Chương trình địa phương
trong phân môn Tập làm văn. Chính vì thế, điểm mới của đề tài này ở chỗ khi
dạy các bài Tập làm văn thuộc phần Chương trình địa phương là việc tích hợp
kiến thức liên môn vào trong các bài dạy như: môn Mĩ thuật, môn Lịch sử, môn
Địa lí... kết hợp thêm các kênh thông tin, hình ảnh, cùng các dữ liệu, video về vẻ
đẹp đặc trưng của mỗi vùng miền thì bài học sẽ trở nên sinh động và lôi cuốn
hơn. Mặc dù học sinh chưa được đặt chân đến, chưa được tìm hiểu kĩ về những
vùng đất “địa linh nhân kiệt” của quê hương nhưng qua các bài học, học sinh sẽ
hiểu thêm về vị trí địa lý, phong tục tập quán, bề dày lịch sử, truyền thống địa
phương. Điều đó giúp các em thích thú hơn khi được nghiên cứu, tìm tòi những
kiến thức mới, được trình bày những hiểu biết của mình, được làm chủ trong giờ
học, được tổng hợp các kiến thức liên quan, để biết yêu hơn mảnh đất “ gió Lào
cát trắng” này.
Đối với bản thân người dạy, việc dạy các bài tập làm văn thuộc Chương
trình địa phương theo hướng chủ động, tích cực là một phương pháp mới, đòi
hỏi giáo viên phải am hiểu thực tế, am hiểu kiến thức của nhiều môn học liên
quan đến bài dạy. Chính vì thế, giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi các kiến thức
liên quan trong quá trình soạn bài. Điều đó sẽ giúp cho giáo viên linh hoạt hơn,
làm giàu thêm cho kiến thức chuyên môn của mình.
1.3. Phạm vi áp dụng đề tài

Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ áp dụng trong phân môn Tập làm văn
thuộc Chương trình địa phương bậc THCS, với những bài cụ thể như sau:

3


Lớp 6
Lớp 7
Lớp 8
Lớp 9
Tiết 70-71: Tìm Tiết 74: Tìm hiểu Tiết 55: Giới thiệu Tiết 101: Tìm
hiểu một số truyện ca dao, tục ngữ các tác giả địa hiểu và viết bài
dân gian và sinh lưu hành ở địa phương và các tác về một sự việc,
hoạt văn hóa dân phương
gian ở địa phương
Tiết 139: Tìm hiểu Tiết
một số danh lam Tổng

phẩm viết về địa hiện tượng ở địa
phương
phương
134-135: Tiết 94: Viết bài Tiết 145:
kết

Tìm

hoạt tập làm văn thuyết hiểu và viết bài

thắng cảnh, di tích động sưu tầm ca minh về di tích về một sự việc,
lịch sử và vấn đề dao, tục ngữ lưu lịch sử, danh lam hiện tượng ở địa

bảo vệ môi trường hành ở địa phương thắng cảnh ở địa phương
ở địa phương

phương
2. PHẦN NỘI DUNG

2.1. Thực trạng của vấn đề
Môn Ngữ văn có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát
triển tư duy của con người, cũng là môn thuộc nhóm khoa học xã hội, đây là
môn học góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm, quan điểm cho học sinh. Học tốt
môn Ngữ văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại. Trong
trường THCS môn Ngữ văn chia làm ba phân môn: Văn học, Tiếng Việt và Tập
làm văn trong đó có nhiều tiết dạy Chương trình địa phương.
Khi dạy văn học địa phương cần cung cấp cho học sinh tri thức, kĩ năng,
kĩ xảo đầy đủ về các chủ đề học tập là một vấn đề hết sức quan trọng. Trong quá
trình dạy học, giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, nhất
là các phương pháp mang tính hiện đại, đổi mới như: ứng dụng công nghệ
thông tin vào mỗi bài học cụ thể một cách hợp lí, sáng tạo và có hiệu quả cao,
tránh tình trạng lạm dụng máy chiếu mà không khắc sâu được kiến thức cơ bản
cho học sinh. Điều này cần một sự khéo léo, tinh tế đối với từng giáo viên.

2.1.1. Về mặt thuận lợi:
4


Phòng Giáo dục và Đào tạo, cấp ủy chính quyền địa phương và nhà
trường luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện để gúp đỡ giáo viên và học sinh trong
quá trình dạy và học.
Quê hương Lệ Thủy có truyền thống anh hùng quật khởi trong các cuộc
đấu tranh dựng nước và giữ nước cũng như trong thời bình, điều đó đã bồi đắp

thêm lòng tự hào của học sinh đối với thế hệ cha ông đi trước.
Trong nhiều năm qua, trường tôi đã có nhiều đổi mới trong dạy và học,
đa số các em học sinh có ý thức học tập tốt.
Giáo viên tâm huyết với nghề, tận tụy với công việc giảng dạy, chăm lo,
quan tâm đến học sinh.
2.1.2. Về mặt khó khăn:
Một trong những khó khăn lớn nhất là một bộ phận không nhỏ học sinh
thiếu mặn mà với bộ môn, đặc biệt là việc phải sưu tầm tư liệu về Chương trình
địa phương. Có em chưa mạnh dạn, thiếu tự tin khi phải đứng lên trình bày trước
lớp, ngại học thuộc, lười đọc, không say mê, không hứng thú với môn học.
Ngoài ra, tài liệu phục vụ cho các tiết Chương trình địa phương chưa
nhiều, dẫn đến việc giáo viên khó khăn trong việc chuẩn bị tư liệu, thiết kế bài
dạy, học sinh còn ngại ngùng khi tiếp nhận nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh đó, trong một số tiết dạy, còn tồn tại tình trạng đọc chép, hoặc
biến giờ dạy thành giờ làm việc khác, chưa vận dụng được những phương pháp
mới hoặc vận dụng một cách máy móc, thiếu sáng tạo, chưa thu hút được sự chú
ý của học sinh để các em tích cực tham gia vào các hoạt động trong giờ học.
2.1.3. Kết quả khảo sát khi chưa áp dụng đề tài
Từ những nguyên nhân trên, mới vào đầu năm học 2016 - 2017, tôi đã
tiến hành khảo sát về sự hứng thú của các em khi học các bài Chương trình địa
phương trong phân môn Tập làm văn bậc THCS của học sinh khối 8. Kết quả
như sau:
a. Học sinh yêu thích :
Yêu thích: 16,2%

Bình thường: 37,0 %

Không thích: 47,3%

b. Kết quả khảo sát chất lượng :

5


TT Lớp
1 8A
2
8B
3
8C
Tổng


số
31
29
26
86

Giỏi
SL %
0
0
1
3,4
0
0
1
1,1

Kết quả

Khá
TB
SL
%
SL
%
4 12,9 11 35,4
5 17,2 11
37,9
3 11,5 10 38,4
13 15,0 32 37,0

Yếu
SL
16
12
13
41

%
51,6
41,3
50
47,3

2.2. Các giải pháp tạo hứng thú cho học sinh khi dạy một số bài
Chương trình địa phương trong phân môn Tập làm văn
2.2.1. Giải pháp 1. Tích hợp với môn Lịch sử:
Lịch sử địa phương có vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức học
sinh, đặc biệt là giáo dục truyền thống địa phương, giúp học sinh nhận thức

được tính gắn kết của các sự kiện địa phương hòa trong tiến trình lịch sử hào
hùng của dân tộc. Qua đó, giúp học sinh có ý thức và trách nhiệm hơn đối với
quê hương, đất nước. Hiện nay, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, ngành
Giáo dục khuyến khích các hoạt động tương tác, thực tiễn. Thông qua việc sử
dụng các hiện vật trong dạy học, giáo viên có thể linh hoạt dạy học trên lớp, tại
thực địa, tại bảo tàng và tổ chức các hoạt động ngoại khóa, đồng thời, tăng
cường tổ chức các hoạt động học tập như: trao đổi, thảo luận, trình bày ý kiến
riêng của từng cá nhân.
Dạy học liên môn trong bộ môn Ngữ văn giúp người học nhận thức được
tác phẩm văn học trong môi trường văn hóa- lịch sử sản sinh ra nó, thấy được
mối quan hệ mật thiết giữa văn học và lịch sử, để học sinh hiểu được phần nào
quá trình hình thành, phát triển của quê hương, cũng như công lao của cha ông
ta trong thời kì dựng nước và giữ nước, từ đó bồi đắp thêm tình yêu quê hương,
đất nước và lòng tự hào dân tộc. Với mục đích đó, giáo viên có thể lồng ghép
thêm kiến thức lịch sử vào trong bài dạy của mình, ví dụ như:
a. Chùa An Xá
Chùa An Xá được thành lập vào những năm đầu của thế kỷ XIX, thuộc hệ
phái Phật giáo Đại thừa hay Bắc tông (đạo được truyền lên phía bắc). Đây là

6


giáo phái chuyên xây dựng chùa chiền theo lối kiến trúc truyền thống của người
Việt và không chỉ thờ Bồ tát, Phật mà còn chủ định tôn vinh các vị đạo hạnh
khác có thể không cùng tôn giáo.
Chính tại nơi này, ngày 2-7-1945, một hội nghị cán bộ Đảng được triệu
tập. Mười ba đồng chí đại diện cho các phủ, huyện và thị xã Đồng Hới đã về dự.
Hội nghị được đồng chí Trần Hữu Dực đến thăm và nói chuyện về tình hình,
nhiệm vụ trước mắt và sự cấp thiết phải chuẩn bị mọi điều kiện để khởi nghĩa
giành chính quyền. Đồng chí Đoàn Khuê được tổ chức Đảng tại nhà tù Buôn Ma

Thuột phân công về hoạt động ở Quảng Bình cũng có mặt trong hội nghị.
Từ sau hội nghị này, các cơ sở Đảng trong toàn tỉnh Quảng Bình đã có cơ
quan lãnh đạo thống nhất, tạo nên bước ngoặt lịch sử, mở ra thời kỳ thống nhất
tổ chức, thống nhất lãnh đạo, thống nhất hành động để toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân nhất tề đứng lên giành thắng lợi quyết định trong Cách mạng tháng Tám.
Sự kiện này đã tô hồng thêm bề dày truyền thống của chùa An Xá, biến nơi này
trở thành “địa chỉ đỏ” trong hành trình tìm lại ký ức cho những ai muốn khám
phá về cái nôi cách mạng một thời.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) và đế quốc
Mỹ (1954-1975), chùa An Xá tiếp tục là căn cứ để các cán bộ cách mạng hội
họp, mưu tính kế sách kháng chiến. Địch đã đánh hơi được điều đó và cho máy
bay càn quét khiến ngôi chùa phải gánh gồng nhiều thương tích trên mình. Hòa
bình lập lại, chùa được chính quyền và con em An Xá tu bổ lại nguyên bản như
thiết kế ban đầu.
b. Nơi thành lập lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Bình
Ngày 4-7-1945, tại trại sản xuất An Sinh thuộc xã Văn Thủy, huyện Lệ
Thủy, thực hiện Chỉ thị của Trung ương và Tỉnh ủy, hội nghị Việt Minh toàn tỉnh
đã họp, đề ra chương trình hành động: “Gấp rút thống nhất lực lượng Việt Minh,
củng cố Ban chấp hành Việt Minh... xúc tiến tự vệ chiến đấu, xây dựng lực
lượng vũ trang; thành lập chiến khu; đẩy mạnh công tác tuyên truyền xung
phong...”.

7


Hội nghị cũng quyết định tổ chức lực lượng tự vệ tập trung, triển khai
thành lập một số chiến khu, căn cứ cách mạng huấn luyện quân sự, mua sắm, rèn
đúc vũ khí trang bị cho lực lượng tự vệ. Đây chính là lực lượng hậu thuẫn, chỗ
dựa quan trọng góp phần vào thắng lợi chung của nhân dân Quảng Bình trong
khởi nghĩa giành chính quyền vào tháng 8 năm 1945. Với ý nghĩa trọng đại ấy

của hội nghị Việt Minh toàn tỉnh, thể theo nguyện vọng của Đảng bộ, nhân dân
và LLVT tỉnh, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ký quyết định công nhận ngày 4-71945 là Ngày thành lập LLVT tỉnh Quảng Bình.
Cách mạng Tháng Tám thành công chưa được bao lâu thì thực dân Pháp
lại gây hấn nổ súng đánh chiếm nước ta một lần nữa. Ngày 27-3-1947, quân
Pháp tiến vào cửa biển Nhật Lệ, quân và dân Quảng Bình lại bước vào cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Trên quê hương Quảng Bình “quật khởi”, chiến công nối tiếp chiến công,
LLVT Quảng Bình đã chiến đấu trên 6.740 trận lớn nhỏ, tiêu diệt bắt sống gần
10 ngàn tên địch, phá hủy, thu giữ nhiều vũ khí, trang bị, phương tiện chiến
tranh. Với tinh thần "Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước,
không chịu làm nô lệ", LLVT Quảng Bình đã sát cánh cùng với quân và dân cả
nước làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động
địa cầu
2.2.2. Giải pháp 2. Tích hợp với môn Địa lí:
Việc tích hợp với môn Địa lí cũng là một nội dung quan trọng trong các
tiết Chương trình địa phương. Bởi lẽ khi có những hiểu biết về vị trí địa lí, về
phong cảnh của quê hương thì các em sẽ yêu mến, tự hào hơn về vùng quê mà
mình được sinh ra, cho nên trong quá trình tìm hiểu, theo dõi và giải quyết vấn
đề học sinh sẽ hứng thú say mê hơn, chẳng hạn như:
a. Lăng mộ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh
Lăng mộ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh nằm trên một ngọn đồi rộng của
dãy núi An Mã, thuộc xã Trường Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình, cách
trung tâm huyện Lệ Thuỷ 25km về phía Nam, được nhà nước công nhận là di
tích lịch sử vào năm 1999. Muốn đến thăm lăng mộ của người, khi đi đến cầu

8


Trường Thủy, bạn rẽ vào phía bên tay trái khoảng chừng 1000m. Khu lăng mộ
nằm giữa bạt ngàn của cỏ cây núi rừng. Có thể khẳng định đây là một điểm du

lịch hấp dẫn không chỉ với người dân tỉnh nhà mà còn là của thực khách bốn
phương.
b. Chiến thắng Xuân Bồ
Trên đường quốc lộ 1A qua địa phận tỉnh Quảng Bình, từ ngã ba Cam
Liên, đi theo hướng Tây Nam khoảng 7km đến Trung tâm huyện Lệ Thủy. Từ đó
đi qua cầu chợ Tréo đến thôn Xuân Bồ - xã Xuân Thủy - huyện Lệ Thủy. Hơn 55
năm trước, trên mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng
này đã xảy ra một trận chiến quyết liệt giữa ta và quân Pháp, đó là chiến thắng
Xuân Bồ (20-5-1950)
Di tích lịch sử chiến thắng Xuân Bồ thuộc thôn Xuân Bồ, xã Xuân Thủy
là một quần thể gồm ba địa điểm:
Đầu tiên là nơi diễn ra trận đánh giáp la cà giữa quân đội Pháp và bộ đội
trung đoàn 18: đó là nghĩa trang Xuân Bồ ngay tại cánh đồng làng, hiện nay mộ
của các liệt sĩ đã được chuyển về nghĩa trang huyện Lệ Thủy, nghĩa trang Xuân
Bồ chỉ còn lại đài liệt sĩ. Thứ hai là nơi đơn vị Lâm Uý chiến đấu quyết tử và
Lâm Uý hi sinh, từ đài liệt sĩ theo đường liên thôn đi khoảng 200m là đến di
tích. Đây là một khu đất cao sát bờ sông Kiến Giang. Hiện nay nhân dân đã xây
dựng bia tưởng niệm anh hùng Lâm Uý ngay tại nơi anh đã hy sinh.Và cuối
cùng là Bến Nậy, từ bia tưởng niệm anh hùng Lâm Uý, theo hướng Đông Bắc
khoảng 300m là đến di tích.
2.2.3. Giải pháp 3. Tích hợp với môn Mĩ thuật:
Mĩ thuật là môn học tác động đến tư duy sáng tạo của học sinh. Khi tìm
hiểu về kiến trúc những di tích lịch sử, các em có cơ hội được tỏ lòng tri ân với
các vị anh hùng dân tộc, nên việc giáo viên đưa kiến thức môn Mĩ thuật vào
giảng dạy sẽ kích thích được sự tìm tòi, khám phá của các em, giúp các em có
thêm hứng thú trong học tập, cụ thể như:
a. Khu lăng mộ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh

9



Khu lăng mộ được xây dựng thành ba phần riêng biệt, bao gồm: phần
cổng đi vào, phần sân giữa và nơi thờ cúng, chôn cất thi thể của thành hầu.
Thứ nhất là phần cổng đi vào rộng khoảng 5m dài 30m, hai bên được xây
dựng bằng xi măng cao khoảng 30cm, trang trí rất công phu. Chạy thẳng theo lối
dài của cổng là hai hàng ghế đá được đặt hai bên, để dành cho thực khách khi
đến tham quan được ngồi nghỉ ngơi, thư giãn. Bên cạnh những hàng ghế đá là
hai hàng cây điện cao, được cấu tạo hình vòng cung ôm lấy lối cổng đi vào,
dùng để thắp sáng cho khu lăng mộ như muốn nói rằng: dù ngày hay đêm thì ở
đây vẫn luôn luôn mở cửa để chào đón thực khách từ muôn nơi.
Thứ hai là khu vực sân giữa rộng khoảng 400m, được lát bằng những ô
gạch có kích cỡ khá dày và to.
Cuối cùng là phần quan trọng nhất của lăng mộ: nơi dùng để thắp hương
và thờ cúng, đặt di hài. Phần này được trang trí khá đặc biệt, nền lát bằng đá
trắng, hai bên là hai hồ sen, mỗi hồ rộng chừng 10m. Án ngữ, đứng trước khu
đền là 4 cột đá gống như 4 người vệ sĩ đang canh gác cho giấc ngủ của Thành
Hầu. Tiếp theo nữa là đến một mái vòm có cấu trúc khá đặc biệt. Mái vòm ấy
được làm bằng gỗ, với 4 cột gỗ, mỗi cột khoảng một người ôm. Trên đỉnh là
đường uốn cong, tựa như kiến trúc của chùa Một cột. Nhìn vào đó ta cảm giác
cổ kính và trang nghiêm. Trong mái vòm đó đặt một lư hương màu đồng. Tiếp
nữa là phía sau của mái vòm, ta sẽ thấy một bàn đá to và lư hương lớn hơn màu
trắng cao hơn mặt bàn, và chắc chắn rằng khi đến thăm khu lăng mộ này, bạn sẽ
thắp lên đó những nén hương thơm để tỏ lòng thành kính. Cuối cùng là đến phần
mộ của Thành Hầu, được xây dựng khang trang. Mộ phần được xây dựng chắc
chắn, 2 tầng, cao khoảng 1m. Phần mộ được xây bao bọc xung quanh, phía trước
là một nhà bia mộ, trên bia mộ có ghi dòng chữ Hán“Vĩnh An Hầu Nguyễn Hữu
Cảnh chi mộ”, sau mộ phần được chạm khắc công phu trên nền đá với hoa văn
họa tiết của đầu rồng. Thể hiện cho hồn phách và linh khí của cả dân tộc.

b. Chùa An Xá


10


Ở chùa An Xá ,đó là một bức bình phong kiểu cuốn thư được biến thể với
hình mặt rồng đắp nổi bao quát hết phần chính diện. Hai đuôi bức cuốn thư là
hai con hạc chễm chệ trên lưng hai con rùa đứng đối diện với nhau, biểu thị cho
vẻ hài hòa của đất trời, sự trường thọ và thịnh vượng.
Tiền sảnh là điểm nhấn nổi bật nhất trong không gian nhỏ hẹp của chùa
An Xá được bố trí bằng 3 lối cửa ra vào cao rộng bằng nhau. Bờ tường của bức
tiền sảnh chia làm 3 phần, tất cả các chi tiết điêu khắc đều ưu ái cho phần trung
tâm với ba chữ “An Xá Tự” và các họa tiết đắp nổi công phu hình long, ly (lân
hay kỳ lân), quy, phụng (phượng), là bộ tứ linh phổ biến trong điêu khắc dân
gian của người Việt. Với cách bài trí cân đối và giản dị đó, chùa An Xá vừa
mang đến vẻ đẹp thanh tịnh, thoát tục của chùa chiền vừa toát lên sự vững chãi,
trong sáng của một căn cứ lịch sử ở giữa lòng dân.
2.2.4. Giải pháp 4. Tích hợp với các hình thức sinh hoạt văn hóa dân
gian:
Hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian ở địa phương là một yếu tố rất quan
trọng không chỉ đối với môn Ngữ văn, mà nó còn tác động đến nhiều môn học
khác. Bởi vì ở mỗi địa phương, mỗi vùng miền lại có hình thức sinh hoạt văn
hóa dân gian khác nhau. Điều đó góp phần hình thành nên tập quán, tính cách,
và phong cách sống khác nhau của các vùng. Bồi dưỡng cho học sinh trong lĩnh
vực này cũng có nghĩa là cung cấp thêm những hiểu biết về lối sống của quê
hương mình đang sống, những tập quán tốt đẹp của quê hương.
a. Lễ hội đua thuyền trên sông Kiến Giang
“Dù ai đi tây, về đông
Mồng hai tháng chín cũng mong về nhà
Về nhà xem hội quê ta
Dưới sông bơi trải, nhà nhà cờ bay”

Lễ hội đua thuyền (bơi trải) trên sông Kiến Giang, Lệ Thủy có cách đây
gần 500 năm. Lễ hội đua thuyền này không chỉ là ngày hội vui chơi, đua tài của
người xứ Lệ mà còn là một thứ lễ hội cầu yên, cầu thịnh. Lễ hội đua thuyền Lệ
Thủy mang đậm màu sắc văn hóa của một vùng quê sông nước, là món ăn tinh

11


thần của người dân, làm cho họ có thêm sức mạnh để chiến thắng thiên tai. Sau
cách mạng tháng Tám 1945, lễ hội đua thuyền được tổ chức vào dịp Quốc khánh
2-9 để mừng tết Độc Lập và trở thành lễ hội văn hóa lớn nhất ở Lệ Thủy.
Lễ hội thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân trong huyện tham gia. Mỗi
lần tổ chức, hội đua thuyền thường có hơn 30 thuyền bơi nam và 20 thuyền đua
nữ. Các làng của huyện đều có một thuyền bơi nam và một thuyền đua nữ tham
gia. Cứ đầu tháng Tám, các thuyền bơi nam và thuyền đua nữ đều tổ chức bơi
thụa (tập luyện thử).
Mỗi khi diễn ra lễ hội đua thuyền, bà con nhân dân ở các vùng trong
huyện Lệ Thủy thường tụ tập ở đây vào lúc 3 đến 4 giờ sáng nhằm có được chỗ
ngồi xem tốt nhất bên bờ sông. Không chỉ những người dân Lệ Thủy, mà hàng
nghìn người ở khắp nơi cũng tụ tập về đây để được tận mắt chứng kiến mùa lễ
hội rộn ràng, dậy sóng. Vì thế, trong ngày lễ hội đua thuyền, dọc bờ sông Kiến
Giang đông kín người.
b. Hò khoan Lệ Thủy
Hò khoan Lệ Thủy có chín mái (làn điệu), trong đó có các mái cơ bản là:
mái chè, mái nện, mái xắp, mái ba, mái ruỗi, mái nhì và các điệu hò như: hò nậu
xăm, hò khơi, hò nỉa trâu.
Trước đây, người ta hò mái chè, mái nện lúc cắt nhà, quét vôi, nện móng
xây dựng đền chùa; mái nhì lúc cày ruộng; hò mái ruỗi, mái ba lúc chèo
đò....Vào những dịp lễ hội, nam thanh nữ tú đêm đêm đua nhau tài đối đáp bắt
miệng, “đâm bát” hoặc theo đề tài có sẵn...Và có thể nói hò khoan Lệ Thủy là

một phần cấu thành dân ca Bình - Trị - Thiên trong âm nhạc truyền thống Việt
Nam. Mới đây, Hò khoan Lệ Thủy đã được Bộ VHTTDL công nhận là di sản
văn hóa phi vật thể quốc gia.
2.2.5. Giải pháp 5. Liên hệ, tích hợp với một số câu ca dao, tục ngữ:
Ca dao dân ca là tấm gương của tâm hồn dân tộc, là "một trong những
dòng chính của thơ ca trữ tình" (F. Hê ghen). Ngôn ngữ trong ca dao đậm đà
màu sắc địa phương, giản dị, chân thực, hồn nhiên, gần gũi với lời ăn tiếng nói
hàng ngày của nhân dân. Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, được nằm trên

12


chiếc nôi tre chúng ta đã được nghe tiếng ru ầu ơ của bà, của mẹ bằng những câu
ca dao - dân ca, nó như dòng suối ngọt ngào, vỗ về, an ủi tâm hồn mỗi người.
Khúc hát tâm tình của quê hương đã thấm sâu vào trái tim mỗi người dân Việt
Nam mà năm tháng có qua đi cũng không thể phai mờ. Cho nên việc cho học
sinh tìm hiểu về ca dao dân ca ở địa phương là hết sức cần thiết, tiêu biểu như:
a. Ca dao dân ca:
“Lệ Thủy gạo trắng nước trong
Ai về Lệ Thủy thong dong con người”
“Muốn ăn mật vô rú Rèn
Muốn xơi ốc đực phải lên thác Đài”
“Ai lên Tuy Đợi thì lên
Bún thịt chợ Tréo chớ quên đường về”
“Ra về lại nhớ chợ Cuồi
Nhớ làng Thanh Thủy nhớ người Lệ Sơn”
b. Tục ngữ:
“Chiếu cói An Xá, Nón lá Quy Hậu”
“Nón Thuận Bài, khoai Hòa Lạc”
2.2.6. Giải pháp 6. Cung cấp một số thông tin về tác giả địa phương

và các tác phẩm viết về địa phương:
Nếu như theo cách dạy trước đây, thì trong chương trình chính khóa, học
sinh chỉ học những tác giả và tác phẩm lớn, nhưng hiện nay, các em đã được học
thêm các tác giả và tác phẩm của quê hương mình. Qua đó các em bước đầu
hình thành được ý thức yêu mến hơn nền văn học của địa phương. Tuy vậy, tư
liệu về tác giả, tác phẩm viết về địa phương còn chưa nhiều, cho nên trong quá
trình dạy học, giáo viên cần cung cấp thêm những kiến thức cho học sinh trong
vấn đề này.
a. Tác giả Lê Văn Khuyên
Cụ Lê Văn Khuyên sinh năm 1923 ở thôn Lộc An, xã An Thủy huyện Lệ
Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà Nho nghèo giàu truyền thống
khoa bảng. Gia đình cụ cố bốn đời thi đỗ cử nhân làm quan Tư nghiệp Quốc tử

13


giám. Ông nội chỉ đỗ Tú tài song hai người em của ông là: Cử nhân Lê Văn
Nguyên làm quan tuần vũ tỉnh Ninh Bình và thủ khoa Lê Văn Diễn làm quan tri
huyện Do Linh tỉnh Quảng Trị.
Là một người con xứ Lệ có nhiều đóng góp to lớn trong hai cuộc kháng
chiến chống Pháp cũng như chống Mĩ cũng như trong giai đoạn hòa bình. Đến
năm 1982, cụ nghỉ hưu, nhưng cụ đâu có nghỉ, cụ tham gia hoạt động đoàn thể,
được tín nhiệm bầu làm phó chủ tịch hội đồng hương tỉnh Quảng Bình tại Thành
phố Hồ Chí Minh. Mặc dầu tuổi cao nhưng cụ tích cực cùng các đồng chí trong
hội cho ra đời 6 tập sách gồm: “Quảng Bình quê tôi” (3 tập) và “ Kiến Giang”(3
tập) viết về mảnh đất và con người Quảng Bình nói chung, Lệ Thủy nói riêng.
Gần đây nhất (năm 2007), cụ hoàn thành tác phẩm “ Lệ Thủy quê tôi”.
b. Tác phẩm “ Lệ Thủy quê tôi”
Tác phẩm “Lệ Thủy quê tôi” của cụ Lê Văn Khuyên do nhà xuất bản Văn
hóa Sài Gòn ấn hành tháng 6 – 2007 khi cụ vừa tròn 85 tuổi. Quyển sách đề cập

đến nhiều mặt: Địa lí, lịch sử, điều kiện tự nhiên, xã hội, truyền thống đánh giặc
giữ làng của nhân dân Lệ Thủy từ thời kì đầu khai thiên lập địa đầu thế kỷ thứ
XIV biến miền đất phù sa hoang vu “nan lác, cỏ dại phủ dày” trở thành vùng đất
màu mỡ “Nhất Đồng nai nhì hai huyện” như câu ngạn ngữ mà nhân dân ở đây
thường nhắc tới.
Nội dung “Lệ Thủy quê tôi” gồm ba phần. Phần thứ nhất: Địa lí, lịch sử,
xã hội. Phần thứ hai: Địa linh nhân kiệt và phần thứ ba: Lệ Thủy chống giặc
ngoại xâm. Ở mỗi phần, người viết đi sâu nghiên cứu kĩ từng đặc điểm, hoàn
cảnh làm nổi bật vai trò của nhân dân trong cộng đồng làng xã quyết định sự
phát triển của xã hội. Từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời thì vai trò lãnh đạo
của Đảng như sợi chỉ đỏ xuyên suốt cả chặng đường dài đấu tranh, xây dựng và
phát triển sau này.
Dưới đây là một bài soạn (minh họa) cho đề tài trên, có sử dụng các đơn
vị kiến thức tích hợp.
Lớp 8, Tập làm văn: Tiết 94 “Viết bài văn thuyết minh về di tích lịch sử,
danh lam thắng cảnh ở địa phương”

14


I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Bước đầu vận dụng những kiến thức về làm văn thuyết minh để giới thiệu
một di tích lịch sử hay một danh lam thắng cảnh
- Rèn luyện tinh thần tự giác tìm hiểu những di tích kịch sử, danh lam thắng
cảnh ở quê hương và bồi dưỡng tình yêu quê hương..
* Trọng tâm kiến thức kĩ năng
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết về danh lam thắng cảnh ở địa phương
- Các bước chuẩn bị và trình bày văn bản thuyết minh về di tích lịch sử hoặc
danh lam thắng cảnh ở địa phương

2. Kĩ năng:
- Biết cách quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu cụ thể về đối tượng cần thuyết
minh
- Biết kết hợp các phương pháp thuyết minh, các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự
sự, nghị luận để tạo lập một văn bản thuyết minh.
- Tích hợp các môn học có liên quan: Lịch sử, Địa Lí, Mĩ thuật, Ca dao dân
ca.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Soạn giáo án, chuẩn bị phần trình chiếu trên Power Point .
Sách Chương trình địa phương, tranh ảnh, các tư liệu về đối tượng cần
thuyết minh, máy chiếu, bảng phụ
Tích hợp kiến thức các môn học liên quan
- HS: Sách chương trình địa phương, chuẩn bị bài theo sự phân công của giáo
viên, các tư liệu về đối tượng cần thuyết minh.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh ( 2 phút)
3. Bài mới: (3 phút)
*Giới thiệu bài: Tích hợp với lịch sử địa phương:

15


Đến với vùng đất Quảng Bình thân yêu, bạn sẽ được tiếp xúc, làm quen
với những con người mộc mạc, giản dị mà cũng rất cởi mở và chân thành ở nơi
đây. Nếu như ai đó hỏi rằng điều gì quý nhất đối với họ, thì có lẽ gần như 100%
sẽ trả lời là truyền thống văn hóa, là niềm tự hào đối với thế hệ ông cha đi trước,
với nhiều tên tuổi rạng danh như §¹i tướng Võ Nguyên Giáp, nhà sử học Chu
Văn An và không thể thiếu được người mở cõi vùng đất phương Nam luôn in
đậm trong tiềm người dân:

“Công Lễ Thành Hầu đi mở đất
Nghìn năm con cháu mãi còn ghi”
Để hiểu được con người, sự nghiệp, những đóng góp to lớn, cũng như vị
trí địa lí, kiến trúc khu lăng mộ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, chúng ta sẽ đi
tìm hiểu vào tiết học hôm nay.
- Qua tìm hiểu các em có những hiểu biết về gì Thành Hầu Nguyễn Hữu
Cảnh, hãy giới thiệu đôi nét cho các bạn cùng nghe
- Học sinh trả lời
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Sau khi học sinh trả lời xong, giáo viên giới thiệu về Thành Hầu Nguyễn
Hữu Cảnh bằng cách cho học sinh xem chân dung, video, hình ảnh khu
lăng mộ.
- Trong quá trình giới thiệu, giáo viên tích hợp kiến thức các môn: Lịch sử,
Địa lí.

Chân dung

Nguyễn Hữu Cảnh

+ Về lịch sử: Nguyễn Hữu Cảnh tên thật là Nguyễn Hữu Thành, húy Cảnh, sinh
năm 1650 (tại Chương Tín - Phong Lộc - Quảng Bình), nay thuộc xã Vạn Ninh –
16


huyện Quảng Ninh- tỉnh Quảng Bình, là con thứ ba của Chiêu Vũ Hầu Nguyễn
Hữu Dật, quê ở Gia Miêu - Tống Sơn - Thanh Hóa. Ông là một kiệt tướng đời
chúa Minh, hậu duệ 9 đời của hậu tổ Nguyễn Trãi. Ông lớn lên trong một gia
đình cả ba cha con đều là những vị tướng có công lao to lớn trong việc phò tá
các chúa Nguyễn giữ vững và phát triển phía Đàng trong.


Khu lăng mộ trước khi được trùng tu
+ Về địa lí: Lăng mộ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh nằm trên một ngọn đồi
rộng của dãy núi An Mã – Tại Thác Ro, thuộc xã Trường Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ,
tỉnh Quảng Bình, cách trung tâm huyện Lệ Thuỷ 25km về phía Nam, được nhà
nước công nhận là di tích lịch sử vào năm 1999.
Ho¹t ®éng cña GV vµ HS

Néi dung vµ ghi b¶ng

Hoạt động 1 : Kiểm tra sự chuẩn bị bài I. Tìm hiểu chung
của học sinh ( 10 phút)

1. Tìm hiểu đề

Các nhóm báo cáo phần chuẩn bị bài ở nhà. a. Đề bài
“Chọn di tích lịch sử lăng mộ
Nguyễn Hữu Cảnh để tìm hiểu, rồi
viết bài văn thuyết minh” (không quá
1000 từ)
b.Thể loại:
? Em hãy nêu thể loại của đề bài trên

Văn thuyết minh

HS trung bình trả lời
17


HS khác nhận xét
GV chốt kiến thức

? Em hãy xác định đối tượng thuyết minh

c. Đối tượng:
Khu lăng mộ Thành Hầu Nguyễn
Hữu Cảnh

HS yếu trả lời
HS khác nhận xét
GV chốt kiến thức

2 .Tìm hiểu bố cục của bài văn

Theo em, bố cục của bài văn thuyết minh có
mấy phần?

* Bố cục ba phần

HS yếu trả lời
HS khác nhận xét
Để hiểu được con người, vai trò của Thành - Mở bài : Giới thiệu di tích lịch sử
Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, theo các em chúng Khu lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh,
ta cần tích hợp với môn học nào ?

vai trò của di tích trong đời sống văn

HS khá -giỏi trả lời

hóa và tinh thần của người dân địa

HS khác nhận xét


phương.

GV chốt kiến thức, kết hợp xem video, tranh
ảnh
*Tích hợp với môn Lịch sử:

Mộ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh được tìm thấy
tại xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
ngày 19-5-1995 (âm lịch)

Nguyễn Hữu Cảnh -“vị công thần trên
đường gian lao mở nước” với tầm nhìn
18


chiến lược, định hướng phát triển về hành
chính, quân sự, chính sách an dân, hòa hợp
với lợi ích dân tộc.
Năm 1802, di hài của Nguyễn Hữu Cảnh
được hậu duệ cải về an táng tại ngọn núi An
Mã - Thác Ro , xã Trường Thủy, huyện Lệ
Thủy, tỉnh Quảng Bình, nhưng do chiến tranh
tàn phá, một thời gian dài sau đó mộ phần
của ông đã bị thất lạc. Sau khoảng thời gian
nỗ lực tìm kiếm, ngày 19/05/1995( Âm lịch)
Để giới thiệu vị trí di tích lăng mộ chúng ta
cần tích hợp với môn học nào?
HS trả lời
HS khác nhận xét

GV chốt kiến thức, kết hợp xem video, tranh
ảnh
* Tích hợp với môn Địa lí:
- Thân bài :
+ Giới thiệu vị trí địa lí khu lăng mộ

Khu lăng mộ trước khi trùng tu

Lăng mộ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh
nằm trên một ngọn đồi rộng của dãy núi An
Mã – Tại Thác Ro, thuộc xã Trường Thuỷ,
huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình, cách trung
tâm

huyện

Lệ

Thuỷ

25km

về

phía

Nam, được nhà nước công nhận là di tích

19



lịch sử vào năm 1999. Muốn đến thăm lăng
mộ của người, khi đi đến cầu Trường Thủy,
bạn rẽ vào phía bên tay trái khoảng chừng
1000m.
? Để hiểu rõ hơn kiến trúc khu lăng mộ các
em cần tích hợp môn học nào ?
HS trả lời - GV định hướng, chốt kiến
thức
* Tích hợp với môn Mĩ thuật:

+ Giới thiệu kiến trúc khu lăng mộ
theo trình tự từ ngoài vào trong
(kết hợp miêu tả, các phương pháp
thuyết minh..)
(Nhà khách khu lăng mộ)
Nhìn từ ngoài vào, ta sẽ thấy phía bên tay
phải của khu lăng mộ là một ngôi nhà với
mái ngói màu đỏ dựng trên màu vàng của
tường nhà, được xây dựng giống như kiểu
kiến trúc cổ xưa của người dân Việt Nam .Và
đây chính là nhà tiếp khách đặc biệt, và cũng
là nơi để cho người ta ngồi lại cùng suy
ngẫm, tự hào khi vào thăm khu lăng mộ.
Khu lăng mộ được xây dựng thành ba
phần riêng biệt, bao gồm: phần cổng đi vào,
phần sân giữa và nơi thờ cúng, chôn cất thi
thể của thành hầu.

20



Lối đi vào

Hai bên hồ sen

Phần trước chi mộ

? Phần kết bài, các em cần giải quyết vấn đề
gì ?
HS trả lời
HS khác nhận xét, bổ sung
GV chốt kiến thức
* Tích hợp kĩ năng sống

- Kết bài : + Khẳng định vai trò của
Nguyễn Hữu Cảnh
+ Ý nghĩa của việc xây
dựng và bảo vệ khu lăng mộ

Hoạt động 2 : Thực hành trên lớp (20
phút)

21


- Các nhóm cử đại diện lên trình bày

II Thực hành


- Những nhóm khác nhận xét về kiến
thức, giọng đọc, tác phong.
- GV nhận xét
Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập (5
phút)
? Em có suy nghĩ gì sau khi nghe trình bày III. Tæng kÕt vµ luyÖn
của các nhóm

tËp:

Học sinh tự cảm nhận
Sau đó giáo viên chốt kiến thức
Giáo viên nhận xét về kết quả thực hiện, * Ưu điểm:
nêu những ưu điểm, chỉ ra các khuyết điểm - Đa số các em có ý thức tốt khi nhận
của từng nhóm.

nhiệm vụ từ giáo viên

Biểu dương, khen thưởng các nhóm có sản - Về nhà các em đã biết cách sưu tầm
phẩm hay và chuẩn bị bài chu đáo

từ nhiều nguồn tài liệu
- Các nhóm làm bài có nội dung khá
đầy đủ, rõ ràng
- Biết cách vận dụng những kiến thức
của nhiều môn học khác vào bài văn
thuyết minh.
- Biểu dương nhóm 2,3,5
* Khuyết điểm:
- Nhóm 1 và nhóm 4 kĩ năng viết

đoạn văn còn yếu, cần rèn luyện
thêm
- Các em cần chọn lọc những tư liệu
cần thiết khi đưa vào bài thuyết
minh.

4.Củng cố (3 phút)

22


-Khái quát lại cách viết bài.
-Đọc cho HS nghe một bài thuyết minh hoàn chỉnh.
5.Hướng dẫn về nhà (2 phút)
- Xem lại kiến thức về văn thuyết minh.
- Chuẩn bị bài: Hịch tướng sĩ
2.3 Kết quả đạt được:
2.3.1. Kết quả định lượng:
Có thể thấy qua quá trình dạy học của bản thân, tôi đã sử dụng các giải
pháp trên vào đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy năng lực sáng tạo,
chủ động của học sinh cũng như góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ
môn Ngữ văn. Đến cuối năm học 2016 – 2017 tôi đã tiến hành kiểm tra lại kết
quả học tập của các em. Nhận thấy rằng đa số các em có hứng thú, say mê hơn
với môn học, tự tin khi nhận nhiệm vụ từ giáo viên, kết quả làm bài kiểm tra
khá tốt, số lượng học sinh khá giỏi tăng. So với đầu năm học thì các em tiến bộ
hơn rất nhiều. Sau đây là bảng đối chứng về kết quả học tập của các em.
a. Học sinh yêu thích môn học
Yêu thích: 46%

Bình thường: 48,7%


Không thích: 5,3 %

b. Kết quả khảo sát chất lượng:

TT Lớp
1 8A
2
8B
3
8C
Tổng


số
31
29
26
86

Giỏi
SL %
1
3,2
2
6,9
1
3,8
4
4,6


Kết quả
Khá
TB
SL
%
SL
%
6 22,5 16 51,6
7 24,1 13
41,9
5 19,2 13
50
18 20,9 42 48,8

Yếu
SL
8
6
7
21

%
25,9
20,7
26,9
24,4

2.3.2. Kết quả định tính:
Đa số học sinh hứng thú với các tiết học chương trình địa phương,

các em đã có ý thức chủ động tìm hiểu thêm các thông tin trên mạng
23


internet, đi thực tế các danh lam thắng cảnh để tìm hiểu, nên trong các bài
dạy các em hoạt động sôi nổi, viết bài văn có sự tích hợp, gắn kết với nhiều
môn học có liên quan.
3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của đề tài:
Đại văn hào Nga M.Gorki đã nói: “Văn học là nhân học”. Câu nói quả
không sai. Học văn là để hiểu sâu hơn tâm hồn con người và quan trọng hơn là
học cách làm người. Đây cũng chính là đích đến cuối cùng của môn Ngữ Văn.
Vậy làm người như thế nào? Trước tiên phải dạy cho học sinh biết yêu gia đình
và quê hương – nơi chôn rau cắt rốn của mình và từ đó bồi đắp tình yêu dân tộc.
Để làm được điều này, một phần nhờ những tiết dạy Chương trình địa phương
trong môn Ngữ Văn, mà đặc biệt là phân môn Tập làm văn.
Trong suốt quá trình vận dụng, khai thác các biện pháp tạo hứng thú cho
học sinh khi dạy các bài Tập làm văn thuộc Chương trình địa phương, tôi nhận
thấy rằng các em đã chú theo dõi, hào hứng phát biểu bài, khi viết bài đạt được
kết quả cao. Ban đầu các em rất ngại khi nhận nhiệm vụ từ giáo viên như: sưu
tầm tài liệu, viết đoạn văn...nhưng giờ đây các em rất có hứng thú đối với các
hoạt động.
Qua đề tài này tôi mong muốn gửi gắm một vài suy nghĩ của riêng cá
nhân trong quá trình vận dụng trong dạy học “Chương trình địa phương trong
phân môn Tập làm văn” để từng bước nâng cao chất lượng giờ dạy cũng như
chất lượng học tập của học sinh. Kính mong nhận được sự nhiệt thành góp ý của
các cấp quản lý giáo dục và đồng nghiệp.

3.2. Đế xuất kiến nghị
3.2.1. Đối với các trường THCS:


24


Trong thư viện nên có các tạp chí như tạp chí văn học nghệ thuật, tạp chí
văn hóa để giáo viên và học sinh tham khảo, cập nhật thông tin văn học mà có
được những tri thức về văn học địa phương.
3.2.2. Đối với Phòng GD&ĐT:
Để đáp ứng nhu cầu của người dạy, người học, PGD cần biên soạn thêm
một số tài liệu về văn học địa phương, định hướng giúp các em biết cách sưu
tầm những câu chuyện dân gian, những câu tục ngữ, ca dao, dân ca địa phương;
có những thông tin cơ bản về các tác giả của địa phương đã trở thành nhà văn,
nhà thơ...

25


×