Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

(SKKN 2022) một số giải pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3 trường tiểu học quảng thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (703.71 KB, 22 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong Văn kiện đại hội XII, kế thừa quan điểm chỉ đạo của nhiệm kỳ
trước, Đảng ta đưa ra đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo,
phát triển nguồn nhân lực, xác định đây là một kế sách, hàng đầu, tiêu điểm của
sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực
Việt Nam trong thế kỷ XXI, khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục
nước nhà “dạy người, dạy chữ, dạy nghề”. Vì vậy, ở nước ta, cơng tác giáo dục
ln ln được tồn Đảng, tồn dân quan tâm. Đất nước muốn văn minh, giàu
mạnh thì cần phải có một nền giáo dục tiên tiến. Do đó giáo dục của chúng ta
luôn được đổi mới cùng với sự phát triển của nhân loại.
Mục tiêu của giáo dục là đào tạo những con người phát triển toàn diện và
đầy đủ các tố chất. Mục tiêu nói trên, được thơng qua việc dạy học các môn học
đặc biệt là môn Tiếng Việt. Môn Tiếng Việt ở phổ thông vừa là bộ môn khoa
học, vừa là phương tiện để nắm chắc kiến thức khác, là công cụ để giao tiếp và
tư duy, để giáo dục tình cảm đạo đức cho các em học sinh. Điều 29, khoản 2
Luật giáo dục 2019 đã quy định mục tiêu giáo dục ở Tiểu học: "Giáo dục Tiểu
học giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn
và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản góp
phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây
dựng nhân cách và trách nhiệm công dân chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên
Trung học cơ sở".
Vì mục tiêu đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang thực hiện đổi mới
chương trình giáo dục từ lớp 1 đến lớp 5 nhằm tăng cường công tác giáo dục kĩ
năng cho học sinh. Một trong những kĩ năng cần thiết của học sinh Tiểu học là
phải biết nói và viết Tiếng Việt một cách đúng và hay. Biện pháp tu từ so sánh sẽ
giúp các em làm giàu vốn Tiếng Việt của mình.
So sánh là một biện pháp nghệ thuật có chức năng nhận thức, chức năng biểu
cảm, cảm xúc và có cấu tạo đơn giản nên được dùng nhiều trong Tiếng Việt:
trong lời nói hàng ngày, trong văn chính luận cũng như trong lời nói nghệ thuật.
Cái tài tình của nhà văn, nhà thơ là phát hiện ra được nét giống nhau một cách


chính xác, bất ngờ mà người khác không nhận thấy hoặc không để ý đến. Nội
dung so sánh được cung cấp cho học sinh thông qua hệ thống bài tập thực hành
với mục tiêu cụ thể là: Học sinh nhận biết biện pháp so sánh bao gồm hình ảnh
so sánh, các kiểu so sánh: ngang bằng, hơn kém, sự vật - sự vật, âm thanh - âm
thanh, hoạt động - hoạt động, từ so sánh, phương tiện so sánh trong các bài học
trong ngôn từ nói hàng ngày, kể cả lời nói của chính các em.
Trong môn Tiếng Việt lớp 3, biện pháp tu từ so sánh chiếm thời lượng
khơng nhiều nhưng nó lại có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc học sinh học
các phân môn khác như tập đọc, tập làm văn…“So sánh” là “cách nói” rất quen
thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng như trong sáng tạo văn chương. Nhờ
phép so sánh, người viết có thể gợi ra những hình ảnh cụ thể, những cảm xúc
thẩm mĩ lành mạnh, đẹp đẽ cho người đọc, người nghe. So sánh được coi là một
trong những phương thức tạo hình, gợi cảm hiệu quả nhất, có tác dụng lớn trong
việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và
1


khả năng nhận xét, đánh giá của con người.
Mặt khác, nó cịn làm cho tâm hồn và trí tuệ của con người thêm phong
phú, giúp con người cảm nhận văn học và cuộc sống một cách tinh tế hơn, sâu
sắc hơn.
So sánh tu từ còn là phương thức bộc lộ tâm tư tình cảm một cách kín đáo
và tế nhị. Như vậy đối với tác phẩm văn học nói chung so sánh mang chức năng
nhận thức và biểu cảm. Nhờ những hình ảnh bóng bẩy, ước lệ, dùng cái này để
đối chiếu cái kia nhằm diễn tả những ngụ ý nghệ thuật mà so sánh tu từ được sử
dụng phổ biến trong thơ ca, đặc biệt là thơ viết cho thiếu nhi. So sánh tu từ giúp
các em hiểu và cảm nhận được những bài thơ, bài văn hay, từ đó góp phần mở
mang tri thức làm phong phú về tâm hồn, tạo hứng thú khi viết văn, rèn luyện ý
thức, yêu quý Tiếng Việt giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt cho học sinh.
Xuất phát từ những lí do trên, qua q trình cơng tác, giảng dạy tơi đúc rút

được một kinh nghiệm và đã chọn đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp giúp
học sinh lớp 3 học tốt phép tu từ so sánh ở trường Tiểu học Quảng Thành
-TP Thanh Hố”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tìm giải pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt phép tu từ so sánh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Tôi chọn học sinh lớp 3C làm đối tượng nghiên cứu trong năm học 20212022 tại nơi tôi công tác.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Đọc, tham khảo, nghiên cứu tài liệu.
- Quan sát học sinh và giáo viên khi dạy phân môn Luyện từ và câu trong
khi đi dự giờ.
- Điều tra, khảo sát thực tế.
- Thực nghiệm.
- Thống kê, so sánh đối chiếu.
- Kiểm tra, đánh giá.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Quan điểm về biện pháp tu từ so sánh
So sánh là biện pháp đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác
có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho biểu đạt.
Ví dụ: Câu thơ của Bác Hồ dành cho trẻ em:
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
Câu thơ trên so sánh trẻ em như búp trên cành. Búp trên cành nhỏ nhoi,tươi
non và cần được chăm sóc. Trẻ em cũng được ví như mầm non ấy cần được bao
bọc, che chở và là tương lai của đất nước.
2.1.2. Cấu tạo phép so sánh
Một phép so sánh có cấu tạo đầy đủ gồm 4 thành phần chính:
- Vế A: Nêu tên sự vật, sự việc được so sánh.
- Vế B: Nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh.

2


- Từ ngữ chỉ phương diện so sánh.
- Từ ngữ dùng chỉ ý so sánh.
Có thể dùng dấu 2 chấm để thay thế cho từ ngữ chỉ ý so sánh.
2.1.3. Các kiểu so sánh
Trong Tiếng Việt, thông thường người ta thường dùng hai kiểu so sánh:
* So sánh không ngang bằng
Trong câu có các từ gồm “kém, kém hơn, khác, chẳng bằng, khơng bằng”
* So sánh ngang bằng
Trong câu có các từ so sánh gồm “như, tựa, tựa như, là, giống, giống
như…”.
2.1.4. Tác dụng của phép so sánh
- So sánh có tác dụng gợi hình, giúp cho việc mơ tả sự việc, sự vật được
cụ thể, sinh động hơn.
- So sánh có tác dụng gợi cảm giúp biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.
2.2. Thực trạng của việc dạy học phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3
trường Tiểu học Quảng Thành
* Về phía giáo viên:
Hầu hết các giáo viên đã dạy tương đối tốt phép tu từ so sánh trong
chương trình lớp 3, đã sử dụng được các yếu tố trực quan trong dạy học. Mặc dù
vậy, vẫn cịn có giáo viên chưa nắm chắc kĩ thuật này. Cách dạy của các đồng
chí cịn đơn giản, lệ thuộc vào sách giáo khoa và sách giáo viên, ít sáng tạo,
chưa thu hút được học sinh. Giáo viên chưa biết vận dụng linh hoạt các phương
pháp và hình thức dạy học nên kết quả học tập của học sinh chưa cao.
Bên cạnh đó, giáo viên phần lớn chỉ chú trọng đến việc dạy cho học sinh
cách nhận diện phép so sánh mà chưa quan tâm nhiều tới việc dạy học sinh cách
cảm nhận và vận dụng các kiến thức về so sánh vào việc nói và viết. Một số bộ
phận nhỏ giáo viên vẫn chưa chú trọng quan tâm đến việc lồng ghép trong quá

trình dạy học giữa các phân môn của môn Tiếng Việt với nhau, để khơi dậy sự
hứng thú học tập và sự tò mò của phân môn này với phân môn khác trong môn
Tiếng Việt.
* Về phía học sinh:
Học sinh đã biết sử dụng phép so sánh trong viết câu. Tuy nhiên, một số
học sinh còn mắc một số lỗi như: chưa nhận diện phép tu từ so sánh, hoặc nắm
được nhưng việc vận dụng cịn hạn chế, nhiều học sinh do muốn có hình ảnh so
sánh trong bài văn của mình thường viết rất miễn cưỡng. Mặt khác do khả năng
tư duy của học sinh còn dừng lại ở mức độ tư duy đơn giản, trực quan nên việc
cảm thụ nghệ thuật tu từ so sánh còn chưa tốt, vốn sống, vốn hiểu biết của học
sinh cịn ít nên việc hiểu nghĩa chuyển của một số từ ngữ có trong hình ảnh so
sánh chưa đầy đủ. Vì vậy địi hỏi người giáo viên cần hướng dẫn một cách tỉ mỉ
thực tế.
Từ thực trạng đã phân tích ở trên, là một giáo viên dạy lớp 3 nhiều năm tôi
rất trăn trở và đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm giúp giáo viên thực
hiện dạy phần kiến thức này hiệu quả hơn, học sinh hứng thú hơn trong học tập,
tiếp thu kiến thức bài học nhẹ nhàng, dễ dàng hơn.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3


2.3.1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phép tu từ so sánh thông qua sử
dụng đồ dùng trực quan.
Trong các bài tập của sách Tiếng Việt 3 các câu văn, thơ trích dẫn đều
thuộc loại so sánh tu từ (so sánh hình ảnh) nhằm diễn tả một cách có hình ảnh
đặc điểm của sự vật sự việc. Trong khi đó tư duy của trẻ tiểu học là tư duy trực
quan cụ thể nên những hình ảnh trực quan, những biểu tượng của trẻ về thế giới
xung quanh cần thiết cho bất kì việc dạy học nào. Một quy luật tâm lí là càng có
nhiều giác quan tham gia vào việc tiếp nhận đối tượng thì càng ghi nhớ một cách
chắc chắn đối tượng ấy.

Dùng hình ảnh trực quan sinh động để hướng dẫn học sinh tìm hiểu phép
so sánh tu từ vừa giúp học sinh dễ hiểu vừa tiết kiệm được thời gian giảng giải,
gây ấn tượng giúp việc đưa kiến thức đã biết vào một trật tự nhất định. Giúp học
sinh dễ nhớ và có được các hình ảnh so sánh chính xác, đặc biệt là ứng dụng
cơng nghệ thơng tin bằng cách đưa ra các hình ảnh sinh động càng giúp học sinh
cảm nhận rõ sự giống và khác nhau giữa các sự vật với sự vật. Từ đó các em sẽ
dễ dàng so sánh sự vật một cách chính xác, sinh động và hiệu quả qua các dạng
bài tập sau:
* Nhận diện (tìm) những sự vật được so sánh
Ví dụ 1: Dạy tiết luyện từ và câu
Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn dưới
đây:
Cánh diều như dấu “á”
Ai vừa tung lên trời.
Ơ cái dấu hỏi
Trông ngộ ngộ ghê,
Như vành tai nhỏ
Hỏi rồi lắng nghe.
Có em chưa hề nhìn thấy cánh diều như thế nào, hoặc có em sẽ rất khó
khăn khi liên tưởng (dấu hỏi) với “Vành tai nhỏ”. Bởi vậy, giáo viên sử dụng
hình ảnh trực quan tranh hoặc hình ảnh vành tai thật sẽ góp phần đắc lực giúp
các em dễ dàng nhận thấy các hình ảnh so sánh đó thật chính xác, sinh động và
gợi tả...

Cánh diều

Dấu á
4



“Vành tai”

“Dấu hỏi”

Câu: “Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch”.
Thay vì việc giải thích cho học sinh hiểu tại sao tác giả lại so sánh mặt
biển với tấm thảm khổng lồ, tôi cho học sinh xem ảnh cảnh biển lúc bình n.
Sau đó gợi ý bằng câu hỏi “ Mặt biển và tấm thảm có gì giống nhau?”
Sau khi quan sát và tìm được điểm giống nhau giữa hai sự vật là đều
phẳng, êm và đẹp học sinh sẽ hiểu được lí do vì sao tác giả lại so sánh như vậy.

“ Tấm thảm”

“Mặt biển xanh”

Ví dụ 2: Bài So sánh (Tuần 5, bài 3 - TV3 - Tập 1- trang 43).
Bài 3: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ dưới
đây:
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.
Đêm hè, hoa nở cùng sao
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.
Sau khi học sinh làm bài tập xong tôi đưa ra tranh vẽ cây dừa và giảng: "Các
em thấy chùm dừa rất sai quả, quả dừa xúm xít vào nhau giống như đàn lợn con
nằm chen chúc cạnh mẹ.
5


Quả dừa


Đàn lợn con

Tàu dừa có những chiếc lá nhỏ giống như răng của chiếc lược, khi có gió
tàu dừa đung đưa như chải vào mây xanh.

Cây dừa

Chiếc lược

Từ đó học sinh cảm nhận được sự so sánh bất ngờ thú vị, thể hiện sự
tưởng tượng rất phong phú của tác giả. Nó đã khiến cho sự vật trở nên sống
động hơn, có đường nét, có hình khối, có sức gợi tả, gợi cảm".
*Tóm lại: Hình thức của dạng bài tập này thường là nêu ngữ liệu (câu
văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ) trong đó sử dụng biện pháp tu từ so sánh, yêu
cầu học sinh chỉ ra các sự vật so sánh trong các ngữ liệu đó. Đây là kiểu bài tập
giúp học sinh bước đầu nắm được cấu trúc của biện pháp so sánh. Với yêu cầu
tìm những sự vật được so sánh với nhau, các em sẽ tìm ra cái so sánh và cái
được so sánh trong ngữ liệu cho trước. Những sự vật đưa ra so sánh tồn tại xung
quanh các em, gần gũi và quen thuộc đối với cuộc sống của các em dễ dàng liên
tưởng đến sự tương đồng giữa chúng.
Ở ví dụ trước: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ
dưới đây:
Ơ cái dấu hỏi
Trông ngộ ngộ ghê,
Như vành tai nhỏ
Hỏi rồi lắng nghe.
(TV3, T1, tr 25)
Ai đi học mà chẳng biết cái dấu hỏi, ai chẳng biết đến cái vành tai của
mình và chắc rằng ai cũng nhận ra chúng đều cong cong như nhau. Tuy nhiên
6



biện pháp so sánh vẫn gợi cho các em sự thích thú bởi sự khám phá mới lạ. Cái
mới lạ này tồn tại ngay trong các sự vật tưởng chừng như vơ cùng quen thuộc,
như chẳng cịn gì để khám phá.
* Tìm những hình ảnh so sánh
Ví dụ 3: Bài luyện từ và câu. Tuần 3, bài 1, trang 24 - Tiếng Việt 3 tập 1
Sau khi học sinh luyện tập tìm được các hình ảnh so sánh trong những khổ
thơ sau:
a. Mắt hiền sáng tựa vì sao
Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời.
b. Hoa xao xuyến nở
Như mây từng chùm.
c. Mùa đông
Trời là cái tủ ướp lạnh.
Các em bước đầu cảm nhận thấy trong mỗi hình ảnh so sánh các sự vật
được so sánh với nhau đều có những nét tương đồng (đặc điểm giống nhau).
Trên thực tế có những học sinh do thiếu sự quan sát nên có thể chưa được nhìn
thấy hoa xoan hoặc có thể thấy mà khơng nhớ. Do vậy hình ảnh hoa xoan - mây
sẽ giúp các em thấy được đặc điểm giống nhau giữa hai sự vật và qua đó cảm
nhận được cái hay, cái đẹp. “Hoa xoan nhỏ li ti, màu tím ngắt, mọc
thành chùm. Khi hoa xoan nở rộ gợi cho ta cảm giác chúng như
những chùm mây tím xốp đang bồng bềnh trơi”.

Mây bay

Hoa xoan

Hay hình ảnh mặt trăng trịn và quả bóng


Mặt trăng

Quả bóng
7


* Tóm lại: Hình thức của dạng bài tập này (VD3 vừa nêu trên) thường là
nêu ngữ liệu (câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ) trong đó sử dụng biện pháp
tu từ so sánh, yêu cầu học sinh chỉ ra hình ảnh so sánh trong các ngữ liệu đó. Ở
kiểu bài tập này, các hình ảnh đưa ra giầu chất liên tưởng, đem lại cho các em
những cảm xúc tốt đẹp, những cách nhìn mới mẻ về sự vật, về cuộc sống xung
quanh.
VD: Tìm các hình ảnh so sánh trong câu văn dưới đây:
Những đêm trăng sáng, dịng sơng là một đường trăng lung linh dát vàng.
(TV3, T1, tr 25)
Dịng sơng vào những đêm trăng sáng đã biến thành một con đường lung
linh được tạo thành từ thứ ánh sáng kì diệu trên cao. Hình ảnh so sánh trong câu
văn gợi ra vẻ đẹp kì ảo và thơ mộng.
* Tìm các từ so sánh
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường dùng từ như để so sánh (đẹp
như tiên, xấu như ma, hiền như bụt, ...), hoặc các từ ngữ khác, như: là, tựa,
giống, như thể, tưởng, ... Để giúp các em nhận ra sự phong phú, đa dạng và tinh
tế của biện pháp tu từ so sánh, SGK đã cung cấp dạng bài tập tìm các từ so sánh.
Ví dụ: Sau khi làm bài tập 1 (Tìm các hình ảnh so sánh ...), HS thường thực
hiện tiếp bài tập 2 với yêu cầu: Hãy ghi lại các từ chỉ sự so sánh trong những
câu trên (hoặc khổ thơ trên) – (TV3, T1, tr 25, tr 43, ...)
Kết luận: Trong quá trình dạy học các biện pháp tu từ so sánh, có rất nhiều
các hình ảnh so sánh trừu tượng, khó hiểu. Để học sinh hiểu rõ và chân thực, tôi
đã sử dụng tranh ảnh trực quan để các em thấu hiểu. Sau khi sử dụng giải pháp
trên, tôi thấy học sinh lớp mình phát hiện, hiểu về các hình ảnh so sánh tu từ

tương đối tốt. Các em áp dụng vào viết văn cũng tốt hơn.
2.3.2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phép tu từ so sánh theo mơ hình
Trong chương trình Tiếng Việt, bài tập về so sánh tu từ lớp 3 được chia
làm 2 dạng:
- Dạng 1: Bài tập theo mẫu (Bài tập nhận biết).
- Dạng 2: Bài tập sáng tạo (Bài tập vận dụng.
Song tôi đã nghiên cứu kĩ dạng 1 vì đây là dạng bài tập trọng tâm. Nắm
chắc bài tập dạng này các em sẽ làm tốt bài tập dạng 2.
Bài tập dạng 1 giúp học sinh nhận biết các từ chỉ sự vật so sánh. Dạng
bài tập này rất đơn giản. Chủ yếu là nhận biết các sự vật so sánh thông qua các
bài tập. Dạng này chiếm đa số trong chương trình. Nó được xây dựng dựa trên 4
mơ hình sau:
a) Mơ hình 1: So sánh: Sự vật - Sự vật.
b) Mơ hình 2: So sánh: Sự vật - Con người.
c) Mơ hình 3: So sánh: Hoạt động - Hoạt động.
d) Mơ hình 4: So sánh: Âm thanh - Âm thanh.
Muốn học sinh của mình có kĩ năng nhận biết biện pháp tu từ so sánh
vững vàng đòi hỏi người giáo viên phải có nghệ thuật khi hướng dẫn bài mới đó
chính là dựa vào các mơ hình như ta vừa phân tích.
* Mơ hình 1: So sánh Sự vật với Sự vật.
Với mơ hình này, cách nhận dạng rất dễ vì trong câu thường xuất hiện các
8


từ so sánh (như, là, giống, tựa, chẳng bằng...)
Mơ hình này có các dạng sau:
A như B.
A là B.
A chẳng bằng B.
+) Tìm hiểu dạng A như B.

Dạng này đã xuất hiện ở các bài tập đầu tiên của chương trình và xun
suốt đến cuối chương.
Ví dụ 1: Bài 2 (SGK trang 8 – Tiếng Việt 3- Tập 1): Tìm những sự vật được so
sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn dưới đây:
"Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành"
(Huy Cận)
"Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch".
(Vũ Tú Nam)
Để làm tốt bài tập này, học sinh phải phát hiện các từ chỉ sự vật được so
sánh từ đó học sinh sẽ tìm được sự vật so sánh với nhau trong các câu thơ, câu
văn trên.
Có 2 phương án thực hiện:
- Phương án 1: Cho học sinh gạch chân các từ chỉ sự vật so sánh trong
các câu trên bằng cách gạch chân vào vở bài tập.
- Phương án 2: Làm vào phiếu học tập đã được soạn sẵn theo
nhóm đơi. Các nhóm điền vào phiếu
Câu
Sự vật 1
Từ so sánh
Sự vật 2
a)
Hai bàn tay
như
hoa đầu cành
b)
Mặt biển
như
tấm thảm khổng lồ
Học sinh trình bày:

+ "Hai bàn tay em" so sánh với "hoa đầu cành"
+ "Mặt biển" so sánh với "tấm thảm khổng lồ".
Nếu giáo viên hỏi ngược lại là vì sao "Hai bàn tay em" được so sánh với
"Hoa đầu cành" hay vì sao nói "Mặt biển" như "tấm thảm khổng lồ"? Lúc đó
giáo viên phải hướng học sinh tìm xem các sự vật so sánh này đều có điểm nào
giống nhau, chẳng hạn:
+ Hai bàn tay của bé nhỏ xinh như một bông hoa.
+ Mặt biển và tấm thảm đều phẳng, êm và đẹp.
Ngoài ra, cịn có các dạng bài tập nhận diện những từ ngữ, hình ảnh, sự vật, đặc
điểm, so sánh. Ví dụ:
Ví dụ 2: Gạch một gạch dưới sự vật được so sánh, 2 gạch dưới sự vật dùng để
so sánh .
a. Lá lựu dày và nhỏ lấp lánh như thủy tinh.
b. Sau cơn mưa, cảnh vật như thêm một sức sống mới.
Ví dụ 3: Điền các bộ phận thích hợp của các phép so sánh dưới vào sơ đồ.
a, Chiếc xà lan xám trông giống như con bọ đất.
b, Những quả dưa hấu như những đàn lợn con nằm sưởi nắng.
9


Sự vật 1

Đặc điểm

Từ so sánh

Sự vật 2

Ví dụ 4: Đánh dấu x vào ơ trống trước những câu có sử dụng phép so sánh
a. Bầu trời cao vút, trập trùng những đám mây trắng.

b. Hàng ngàn bông hoa là hàng trăm ngọn lửa hồng tươi.
c. Hồ về thu, nước trong vắt, mênh mơng.
Với những ví dụ này ta cũng thực hiện tương tự như ví dụ 1 sau đó chốt
kiến thức cho học sinh.
+) Tìm hiểu dạng A là B.
Ví dụ: (Bài 1c, d trang 24, 25 - TV3 tập 1): Tìm các hình ảnh so sánh trong
những câu thơ, câu văn dưới đây:
c. Mùa đông
Trời là cái tủ ướp lạnh
Mùa hè
Trời là cái bếp lò nung.
Trong trường hợp này, cần phải cho học sinh xác định từ chỉ sự vật trong
câu thơ: trời (mùa đông) – tủ ướp lạnh, trời (mùa hè) – bếp lò nung.
Giáo viên giải thích cho học sinh điểm tương đồng giữa các từ chỉ sự vật
được so sánh.
- Trời (mùa đông) lạnh như cái tủ ướp lạnh.
- Trời (mùa hè) nóng như bếp lửa lò nung.
Dạng này học sinh rất dễ nhầm lẫn giữa câu so sánh với câu giới thiệu.
Bởi lẽ, cả 2 kiểu câu này đều có từ “ là ”
* Mơ hình 2: So sánh: Sự vật với Con người.
Dạng của mơ hình so sánh này là:
+) Dạng có từ so sánh “như”.
Ví dụ: Bài tập 1 a, d, trang 58 - TV3 tập 1: Tìm các hình ảnh so sánh
trong những câu thơ dưới đây:
"Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan".
(Hồ Chí Minh)
"Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng".
(Võ Thanh An)

Với dạng bài tập này học sinh sẽ dễ dàng tìm sự vật so sánh với con người
nhưng các em chưa giải thích được "vì sao lại so sánh như vậy". Chính vì điều
đó, giáo viên phải giúp học sinh tìm được đặc điểm chung của sự vật và con
người. Chẳng hạn:
"Trẻ em" giống như "búp trên cành" vì cả trẻ em và búp trên cành đều là
những sự vật còn tươi non đang phát triển đầy sức sống non tơ, chứa chan niềm
hy vọng.
"Bà" sống đã lâu, tuổi đã cao giống như "quả ngọt chín rồi" đều phát triển
đến độ già dặn có giá trị cao, có ích lợi cho cuộc đời, đáng nâng niu và trân
trọng.
+) Dạng có từ so sánh “là”.
10


Ví dụ: Bài tập 1 a, trang 42, 43 - TV3 tập 1 (phương pháp dạy như mơ
hình 1).
"Ơng là buổi trời chiều”
Sự vật 1 (người)
Sự vật 2 (Sự vật)
Sự vật 2 (người)
Sự vật 2 (Sự vật)
+) Dạng có từ so sánh “chẳng bằng”.
Ví dụ: Bài tập 1 c, trang 43 - TV3 tập 1: Tìm các hình ảnh so sánh trong
những khổ thơ sau:
Những ngơi sao thức ngồi kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc trịn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
Trần Quốc Minh
Dạng bài tập này chỉ cần học sinh thực hiện được hai yêu cầu:

- Xác định sự vật so sánh (ngơi sao - mẹ), (mẹ - ngọn gió)
- Xác định từ so sánh ( Chẳng bằng, là )
Xác định được hai yêu cầu trên là học sinh đó xác định được hình ảnh so
sánh.
* Mơ hình 3: So sánh: Hoạt động với Hoạt động.
Mơ hình này có dạng như sau:
A như B.
Ví dụ: Bài tập 2, trang 98 - TV3 tập 1: Trong các đoạn trích sau,
những hoạt động nào được so sánh với nhau?
"Con trâu đen lông mượt
Cái sừng nó vênh vênh
Nó cao lớn lênh khênh
Chân đi như đập đất".
(Trần Đăng Khoa)
Dạng bài này giáo viên giúp học sinh nắm chắc được từ chỉ hoạt động. Từ
đó, học sinh sẽ tìm được các hoạt động được so sánh với nhau. Chẳng hạn:
+ Hoạt động "đi" so sánh với hoạt động "đập đất" qua từ "như".
* Mơ hình 4: So sánh: Âm thanh với Âm thanh.
Mơ hình này có dạng sau:
A như B: + A là âm thanh thứ 1.
+ B là âm thanh thứ 2.
Ví dụ: (Bài tập 2a trang 80 - TV3 tập1): Hãy tìm những âm thanh được so
sánh với nhau trong mỗi câu thơ, câu văn dưới đây:
Với dạng bài tập này giáo viên giúp học sinh nhận biết được âm thanh thứ
nhất và âm thanh thứ hai được so sánh với nhau qua từ "như". Chẳng hạn:
"Cơn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"
(Nguyễn Trãi)
Âm thanh của "Tiếng suối" được so sánh với âm thanh của "Tiếng đàn
cầm" qua từ "như".

* Ngoài các dạng bài tập được cấu trúc như các ví dụ đã nêu, chúng ta có
11


thể đưa ra một số dạng bài tập có cấu trúc khác để học sinh thực hành giúp các
em nắm vững hơn về cách so sánh tu từ trong các dạng bài.
VD1: Điền từ so sánh (là, tựa, như) vào chỗ trống trong mỗi câu cho phù hợp
Đêm ấy trời tối.....mực
Trăm cơ gái.......tiên sa
Mắt của trời đêm.....các vì sao
VD2: Điền tiếp từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau thành câu có hình ảnh so
sánh:
Tiếng suối ngân nga như...
Mặt trăng tròn vành vạnh như.....
Mặt nước hồ trong tựa như.......
Kết luận: Khi dạy so sánh tu từ cho học sinh cần lưu ý:
- Học sinh phải phát hiện được các từ so sánh. (Như, tựa, tựa như, là,
chẳng bằng...).
- Học sinh phải nắm vững cấu trúc: Đứng trước từ dùng để so sánh là đối
tượng so sánh thứ nhất, đứng sau từ dùng để so sánh là đối tượng so sánh thứ
hai.
- Hiểu được vì sao tác giả lại so sánh như vậy. So sánh như vậy nhằm mục
đích gì. Từ đó bồi dưỡng cảm thụ văn học và kĩ năng viết văn cho học sinh.
2.3.3. Hướng dẫn học sinh thực hành sử dụng biện pháp so sánh tu từ
trong nói và viết.
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu biện pháp so sánh tu từ trong giờ Tập
đọc.
Qua phân môn Luyện từ và câu học sinh đã nắm được biểu tượng đầu tiên
về phép tu từ so sánh. Do đó, khi học các bài tập đọc có ngữ liệu so sánh, giáo
viên dễ dàng giúp học sinh khai thác các hình ảnh so sánh, qua đó giúp các em

hiểu được cái hay cái đẹp của biện pháp tu từ này.
Ví dụ: Khi dạy bài “Hai bàn tay em” (Trang 7 - Tiếng Việt 3 tập 1).
- Học sinh trả lời câu hỏi 1 “Hai bàn tay của bé được so sánh với gì?”(Hai
bàn tay của bé được so sánh với hoa đầu cành và với nụ hoa hồng).
- Hỏi thêm học sinh: Vì sao tác giả lại so sánh được như vậy? (hình dáng
bàn tay bé giống nụ hoa hồng).
Để học sinh hiểu rõ hơn về hình ảnh so sánh này, tơi đã cho các em xem
một số hình ảnh nụ hoa hồng nở chúm chím, hình ảnh bàn tay em bé:

12


Từ đó, học sinh thấy được màu hồng của nụ hoa và những cánh trịn xinh
như ngón tay em bé. Sự so sánh như vậy giúp ta thấy được vẻ đáng yêu, đáng
quý của hai bàn tay em nhỏ.
Dạy so sánh tu từ trong phân môn Tập đọc cũng là dạy cảm thụ văn học.
Dạy cảm thụ văn học cũng chính là dạy học sinh cảm nhận vẻ đẹp và biết yêu
quê hương, đất nước, con người và cuộc sống. Từ những so sánh tả vẻ đẹp của
cây cọ “lá xoè từng tia nắng - giống hệt như mặt trời” (TV3, tập 2, tr.126) để ca
ngợi làng quê Việt Nam đẹp đẽ, yên bình đến cách so sánh “mẹ về như nắng
mới” trong những câu thơ: “Thế rồi cơn bão qua - Bầu trời xanh trở lại - Mẹ về
như nắng mới- Sáng ấm cả gian nhà” (Mẹ vắng nhà ngày bão - TV3, tập 1,
tr.32) cho thấy đối với con mẹ quan trọng như thế nào, mẹ là ánh nắng, là hơi ấm
xua tan mọi băng giá trong cuộc đời, là sự sống của đời con. Có lẽ khó mà tìm
được cách nói nào nói lên lịng u mẹ, sự quan trọng của mẹ đối với con như
thế.
Không nắm được sắc thái của phép so sánh không thể hướng dẫn học sinh
tìm hiểu được các bài tập đọc: Quê hương, Vàm cỏ Đông, Nhà bố ở,...
Những cách so sánh đặc sắc và mới lạ chính là những hình ảnh văn
chương lung linh màu sắc “trời xanh ngắt trên cao, xanh như dịng sơng trong,

trơi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố” (Ông ngoại - TV3, tập 1 trang 34) gợi
cho các em những cảm xúc trong sáng đến bất ngờ. Đó cịn là những hình ảnh so
sánh gây ấn tượng mạnh mẽ bởi sự liên tưởng độc đáo:“Mùa thu của em - Là
vàng hoa cúc- Như nghìn con mắt - Mở nhìn trời êm” (Mùa thu của em - TV3,
tập 1 trang 42). Có cách thể hiện tình yêu quê hương nào giản dị hơn, chân thành
hơn, sâu sắc hơn mà vẫn rất gần gũi như cách nói: quê hương là chùm khế
ngọt... (Quê hương - TV3 tập 1 trang 79). Có sự ngợi ca nào hay hơn sự ngợi ca
cảnh đẹp của non sông: “Đường vô xứ nghệ quanh quanh - Non xanh nước biếc
như tranh hoạ đồ” (Cảnh đẹp non sông. TV3 tập 1, trang 97).
Như vậy, dạy so sánh tu từ trong phân môn Tập đọc không những giúp cho học
sinh củng cố những kiến thức về phép tu từ so sánh mà còn tạo cho học sinh lĩnh hội
tốt các tri thức và kĩ năng ngôn ngữ, nâng cao năng lực cảm thụ văn chương.
Sau đây là quy trình hướng dẫn học sinh cảm nhận giá trị của các hình
ảnh so sánh trong bài tập đọc.
Bước 1: Nhận diện hình ảnh so sánh
Nhận diện phép tu từ so sánh là thao tác cơ bản, vơ cùng quan trọng vì đây
là cơ sở để học sinh cảm nhận được giá trị thẩm mĩ của phép so sánh tu từ. Do
đã được làm quen với phép so sánh ở phân môn Luyện từ và câu nên bước này
khơng khó đối với các em, quan trọng giáo viên phải biết cách đặt câu hỏi định
hướng cho học sinh tri giác lại kiến thức đã học nhằm mục đích củng cố lại ở
các em nội dung đã học về phép so sánh tu từ.
Ví dụ: Khi dạy bài “Mẹ vắng nhà ngày bão” tôi đưa ra ngữ liệu để học
sinh xác định phép tu từ được sử dụng:
“Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà”
13



- GV: Để tả niềm vui của cả nhà khi mẹ về, nhà thơ đã sử dụng phép tu từ gì?
- HS: Phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là phép tu từ so sánh.
- GV: Em hãy chỉ ra hình ảnh so sánh đó?
- HS: Mẹ về như nắng mới.
Đối với học sinh lớp 3, chưa yêu cầu phân tích được cấu tạo của phép tu
từ so sánh nhưng các em cũng phải hiểu được bất kì so sánh nghệ thuật nào cũng
có 2 vế: vế thứ nhất là nói về cái so sánh (vế A), vế thứ 2 là nói về cái được so
sánh (vế B). Hai vế này thường được nối với nhau bằng các từ: như, như là, như
thể, tựa...
Bước 2: Xác định sự vật so sánh
Sau khi học sinh đã nhận diện được phép so sánh, tôi yêu cầu học sinh xác
định các sự vật được so sánh với nhau (vế A và vế B). Từ những yếu tố tìm
được, học sinh có thể bước đầu hiểu nội dung mà phép so sánh tu từ thông báo.
Để xác định các sự vật được so sánh với nhau, tôi đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
Ví dụ:
Sáng đầu thu trong xanh
Em mặc quần áo mới
Đi đón ngày khai trường
Vui như là đi hội.
(Trích Ngày khai trường - TV3 tập 1 trang 49)
GV: Trong phép so sánh ở khổ thơ trên, những sự việc nào được so sánh
với nhau?
HS: Sự việc đi đón ngày khai trường được so sánh như việc đi hội.
Bước 3: Tìm hiểu cơ sở so sánh
Nếu bước 2 giúp học sinh tìm ra những sự vật được so sánh với nhau thì
bước 3 sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi: Vì sao lại so sánh như vậy? Trả lời được
câu hỏi này là đã tìm ra những điểm tương đồng của sự vật (ít nhất là theo quan
sát của tác giả) từ đó mới có thể hiểu được các tầng nghĩa sâu của các hình ảnh
so sánh. Thơng thường, khi so sánh, chúng ta phải dựa trên một tiêu chí, một cơ
sở nào đó.

Ví dụ:
- Tiêu chí màu sắc: “Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dịng sơng trong,
trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố”.
(TV3 tập 1 trang 34)
- Tiêu chí thẩm mĩ: “ Những cái bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo xơi
nếp trắng được đặt vào những chiếc lá chuối hơ qua lửa thật mềm, trông đẹp
như những bông hoa”.
(TV3 tập 1 trang 91)
Đây là những cấu trúc so sánh có đầy đủ 4 yếu tố. Vì vậy, việc tìm ra
phương diện so sánh khơng phải là khó đối với học sinh. Ví dụ, muốn tìm phương
diện so sánh của hình ảnh: “Ban đêm, đèn điện lấp lánh như sao sa” (TV3 tập 1
trang 130) Giáo viên chỉ cần đặt câu hỏi: Vì sao đèn điện lại được so sánh như
sao sa? Học sinh sẽ trả lời ngay được là vì đèn điện và sao sa ban đêm đều lấp
lánh như nhau.
Đối với những so sánh ẩn, loại so sánh kích thích sự làm việc của trí tuệ
và tình cảm, địi hỏi học sinh phải phát huy năng lực tư duy và khả năng liên
14


tưởng mới tìm ra được những điểm tương đồng, những nét gần giống nhau giữa
các sự vật. Nhiệm vụ của giáo viên là hướng dẫn học sinh cách khôi phục lại
thành một so sánh hồn chỉnh.
Có những trường hợp chuẩn so sánh ở vế B có tính chất mơ hồ, khơng cụ
thể. Ví dụ: “Cắn một miếng bánh thì như thấy cả hương đồng, cỏ nội gói vào
trong đó” (TV3, t.1, tr.91) hương đồng, cỏ nội là thứ mà không phải ai cũng biết
nên giáo viên chỉ cần thuyết minh để học sinh cảm nhận được giá trị thẩm mĩ
của hình ảnh so sánh là được.
Bước 4: Cảm nhận giá trị của phép so sánh
Đây là bước giúp học sinh trả lời câu hỏi: so sánh các sự vật, sự việc với
nhau như vậy để làm gì? Trả lời được câu hỏi này là cơ bản học sinh đã hiểu

được tác dụng của biện pháp tu từ so sánh.
Để học sinh cảm nhận được giá trị nhận thức cũng như giá trị thẩm mĩ của
một hình ảnh so sánh, tơi hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu:
- B giúp các em hình dung ra A như thế nào?
- B giúp em cảm nhận được điều gì mới mẻ về A?
- Hình ảnh so sánh đó gợi cho em cảm xúc gì?
Ví dụ:
Mùa thu của em
Là vàng hoa cúc
Như nghìn con mắt
Mở nhìn trời êm
(TV3, tập 1, tr.42)
GV: Hình ảnh hàng nghìn con mắt mở nhìn trời êm giúp em hình dung ra
những bông hoa cúc như thế nào?
HS: Những bông hoa cúc có vẻ đẹp tươi sáng và dịu dàng.
GV: Điều đó gợi cho em cảm xúc gì?
HS: Cảm xúc yêu mến mùa thu.
* Bài tập cảm thụ:
Bước đầu học sinh làm quen việc cảm thụ cái hay, cái đẹp của biện pháp
tu từ so sánh qua việc diễn đạt những cảm nhận, rung động của bản thân khi đọc
đoạn văn, khổ thơ hay.
Ví dụ: “Những ngơi sao thức ngồi kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc trịn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
Hình ảnh nào góp phần nhiều nhất làm nên cái hay cái đẹp của khổ thơ trên?
Như vậy, dạy phép tu từ so sánh trong mơn Tập đọc chính là giúp học
sinh nhận diện được phép so sánh trong văn bản, chỉ ra được những sự vật, sự
việc được so sánh với nhau, giải thích vì sao có thể so sánh như vậy và cuối
cùng là hiểu được so sánh các sự vật, sự việc với nhau như vậy để làm gì.

* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu biện pháp so sánh tu từ trong giờ Tập
làm văn
Phân môn Tập làm văn là một phân mơn có tính tổng hợp, vừa vận dụng
các hiểu biết và kĩ năng về Tiếng Việt do các phân môn khác cung cấp, đồng
thời phát huy những kết quả đó, góp phần hồn thiện chúng. Vì vậy, mỗi bài học
15


tập làm văn là một bài rèn kĩ năng cuối cùng trong một tuần sau các phân môn
Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu. Tập làm văn được coi
là kĩ năng “tổng hợp” được hình thành từ các kĩ năng ở các phân môn trước đó.
Sử dụng phép so sánh trong mỗi bài tập làm văn, tức là học sinh đã phá vỡ
được cái vỏ bọc ngơn từ khơ cứng để tìm ra những hình ảnh so sánh vừa chân
thực, “chính xác” lại vừa sinh động “có hồn”. Phép so sánh giúp các em có thể
“thổi” vào các sự vật, hiện tượng cái linh hồn sinh động của con người cũng như
của thế giới muôn màu, muôn vẻ. Nhờ phép so sánh, các em được biết đến vầng
trăng như lá thuyền trôi êm đềm (Hà Sơn), hay thấy trăng như cánh diều, như
chiếc thuyền, như quả chín thậm chí như mắt cá... (Trần Đăng Khoa). Khi tả về
biển, có lúc thấy “biển trẻ mãi, xanh tươi mãi như một nàng tiên”, biển “như
người mẹ hiền”, “như đứa trẻ con” và có lúc biển lại như “người khổng lồ nóng
nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp”... Nói chung, trong tập làm văn, nhờ phép so
sánh học sinh có thể thả sức cho trí tưởng tượng tung hồnh, tìm ra vẻ đẹp rất
riêng, rất độc đáo của sự vật mà nhiều người không nhận ra. Dạy phép so sánh
trong phân môn Tập làm văn là giúp học sinh biết nhận thức phản ảnh và thể
hiện thế giới không phải bằng con đường tư duy khoa học hay lối suy luận đời
thường mà chủ yếu bằng cảm quan, bằng tình cảm, ấn tượng và bằng chính cả
tấm lịng.
Ví dụ: Tiết Tập làm văn tuần 8: Kể về một người hàng xóm mà em yêu
quý (TV3 trang 68 tập 1).
Cách tiến hành:

Bước 1: Chuẩn bị các tình huống.
Bước 2: Lần lượt nêu các tình huống. Sau đó, chỉ định hoặc lấy tinh thần
xung phong của học sinh giải quyết các tình huống đặt ra. Mỗi tình huống có 2
bạn, mỗi bạn sẽ sắm vai một nhân vật trong từng tình huống đó. Các học sinh
khác sẽ bổ sung, chỉnh sửa hoặc nêu ra hình ảnh so sánh khác.
*Tình huống: Tình cờ một hơm em gặp lại bác hàng xóm mà nay đã
chuyển nhà đi nơi khác. Bằng một câu có sử dụng phép so sánh, hãy tả lại hình
dáng của bác hàng xóm cho mẹ em nghe.
Con: Mẹ ơi, con vừa gặp bác Nga ngoài phố.
Mẹ: Ừ ! bác ấy có khoẻ khơng con?
Con: Khơng mẹ ạ. Trơng bác ấy gầy như que củi ấy.
Tôi yêu cầu các học sinh khác nhận xét:
+ Em có nhận xét gì về hình ảnh so sánh của bạn nam? Nếu là em, em sẽ
nói thế nào?
*Bài tập tạo cách nói so sánh trên ngữ liệu cho trước
Ví dụ 1: Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi viết những câu có
hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh.

16


Bước 1: Xác định rõ yêu cầu bài tập
Quan sát từng cặp sự vật trong tranh và viết những câu có hình ảnh so
sánh các sự vật trong tranh
Bước 2: Quan sát kĩ các cặp trong tranh và viết tên từng cặp sự vật được
so sánh.
Bước 3: Nhớ lại những kiến thức về phép tu từ so sánh (cách so sánh)
Bước 4: HS tiến hành làm việc và ghi kết quả vào phiếu
Bước 5: HS trình bày kết quả
- Nụ cười của bạn gái xinh tươi như hoa hồng.

Ví dụ 2: Hãy sử dụng biện pháp so sánh để diễn đạt lại những câu văn dưới
đây sao cho sinh động:
- Tán bàng che bóng mát. Mặt hồ sáng long lanh. Tóc bà bạc trắng.
Học sinh cần phải hiểu so sánh khơng chỉ là miêu tả, mà quan trọng là
trong hình ảnh so sánh phải thể hiện được sự nhận xét và tình cảm của riêng
mình sao cho phù hợp. Tơi đã làm cho học sinh hiểu mỗi câu nói hay một hình
ảnh so sánh là một hành động do nhu cầu nhất định của sự giao tiếp. Trong thực
tế của hoạt động ngơn ngữ, khơng có những câu đối lập với tình huống và ngữ
cảnh. Chính vì vậy, muốn biết hình ảnh so sánh có phù hợp với mục đích giao
tiếp hay khơng thì phải đặt nó vào trong ngữ cảnh. Điều này cho phép chúng ta
thấy trong hoàn cảnh nào thì người nói có thể nói như thế này mà khơng nói như
thế khác.
*Bài tập vân dụng sáng tạo.
Ví dụ 1: Quan sát bức tranh và sử dụng biện pháp so sánh để miêu tả lại
bức tranh đó (từ 4, 5 câu)
Ví dụ 2: “Hãy viết một đoạn văn ngắn miêu tả về.....trong đó có sử dụng
biện pháp so sánh để câu văn thêm sinh động”. Đây là dạng bài khó chỉ nên
dùng cho đối tượng học sinh hồn thành tốt.
Dạy Tiếng Việt nói chung, dạy về so sánh (và các biện pháp tu từ khác nói
riêng) là để học sinh hiểu biết cách dùng từ, đặt câu chính xác, biết nói, viết
những câu văn hay, đúng ngữ pháp. Qua đó giúp các em hiểu thêm và yêu Tiếng
Việt, thấy được sự phong phú giàu tiếng mẹ đẻ. Từ đó các em sẽ u thích học
Tiếng Việt hơn.
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu biện pháp so sánh tu từ trong trò chơi
học tập
Phương pháp trò chơi học tập Tiếng Việt là phương pháp trò chơi sư phạm
trong dạy học mơn Tiếng Việt được hiểu là hình thức học tập môn Tiếng Việt
theo hứng thú vui chơi, dựa trên những tình huống thực tiễn hay trong nội bộ
tiếng Việt mang đặc thù của một tình huống có vấn đề trong dạy học tiếng Việt.
Việc giải quyết vấn đề trong tình huống đặt ra nhằm để học sinh lĩnh hội, củng

cố, vận dụng kiến thức, kĩ năng sử dụng tiếng Việt đã được học, những kinh
nghiệm sống đã được tích luỹ vào các tình huống mới một cách tự giác, tích cực,
độc lập, sáng tạo.
Qua nghiên cứu các bài dạy về phép so sánh tơi nhận thấy: phương pháp
trị chơi học tập tiếng Việt có thể sử dụng trong các tiết học phép so sánh với
mục đích ơn luyện kiến thức và kĩ năng sử dụng phép so sánh. Ngoài ra, sử dụng
17


phương pháp này cịn nhằm phát triển trí thơng minh, khả năng sáng tạo để đáp
ứng yêu cầu giao tiếp hàng ngày và phục vụ cho việc học tập đạt kết quả tốt.
Ví dụ: Trị chơi Thử tài so sánh
Trị chơi này được tiến hành sau khi học xong bài Luyện từ và câu tuần
15, (TV3, tập 1, tr.126).
* Chuẩn bị:

- Làm các bộ phiếu bằng giấy (kích thước khoảng 3x4 cm) ghi từ chỉ hoạt
động, trạng thái, màu sắc, đặc điểm, tính chất, mỗi bộ phiếu có thể gồm 5 từ chỉ
hoạt động, trạng thái hoặc 5 từ chỉ màu sắc, đặc điểm, tính chất.
Ví dụ:
+ Bộ phiếu A: (5 phiếu từ chỉ hoạt động, trạng thái): đọc, viết, cười, nói, khóc.
+ Bộ phiếu B: (5 phiếu từ chỉ màu sắc): Trắng, xanh, đỏ, đen, vàng.
+ Bộ phiếu C: (5 phiếu từ chỉ đặc điểm, tính chất): đẹp, cao, khoẻ, nhanh,
chậm.
Chú ý: phiếu từ được gấp 4 để làm phiếu “bắt thăm”.
- Cử trọng tài theo dõi cuộc thi, có giấy bút để ghi lại kết quả.
* Cách tiến hành:

- Trọng tài để một bộ phiếu trên bàn (ví dụ bộ phiếu A): cho từng người
lần lượt xung phong lên “thử tài so sánh” (một bộ phiếu chỉ nên dành cho 2-3

người thử tài).
- Người thứ nhất lên “bắt thăm”, mở phiếu đọc từ cho các bạn nghe rồi
nêu thật nhanh cụm từ có hình ảnh so sánh để làm rõ nghĩa từ đó.
- Ví dụ: bắt thăm được từ “trắng” có thể nêu cụm từ so sánh: trắng như
tuyết hoặc trắng như trứng gà bóc...
Trọng tài cùng các bạn chứng kiến và xác nhận kết quả Đúng- Sai:
Người thứ nhất thử tài hết 5 phiếu thì về chỗ, trọng tài cơng bố điểm của
người thứ nhất, sau đó gấp lại các phiếu để cho người thứ 2 lên ‘bắt thăm”, mở
phiếu đọc từ và cụm từ có hình ảnh so sánh của mình. Khơng được nhắc lại cụm
từ so sánh mà người thứ nhất đã nêu.
- Dựa vào điểm số của những người “thử tài so sánh’’ theo bộ phiếu đưa
ra, trọng tài cùng các bạn biểu dương người thắng cuộc (có điểm số cao nhất).
- Tuỳ thời gian cho phép, trọng tài tiếp tục điều khiển cuộc “thử tài” với
các bộ phiếu tiếp theo... cuối cùng dựa vào điểm số của những người tham gia,
trọng tài có thể xếp giải nhất, nhì, ba... cho tồn cuộc chơi.
2.4. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi tiến hành cho dạy thực nghiệm và tiến hành khảo sát ở lớp 3C,
tôi thu được kết quả như sau:
Kết quả
Sĩ số
Ghi chú
Đạt yêu cầu
Chưa đạt yêu cầu
38
38
0
Kết quả các đợt khảo sát chất lượng của HK1 lớp 3C năm học 2021 –
2022 cao hơn hẳn các năm trước. Cụ thể 36/38 học sinh nhận diện được biện
pháp tu từ so sánh trong các bài tập luyện từ và câu, trong các bài tập đọc, 31/38
học sinh biết vận dụng phép tu từ so sánh vào việc học tập đọc, tập làm văn,

nhiều em viết được những đoạn văn hay sử dụng hình ảnh so sánh hợp lí, biểu
18


cảm tốt. Điều này chứng tỏ, thử nghiệm sư phạm có kết quả rõ rệt.
Do ln được dẫn dắt vào các hoạt động, hào hứng, say sưa trong việc tìm
tịi, thảo luận tìm ra hướng giải quyết các nhiệm vụ học tập nên khả năng chú ý
của học sinh được tập trung rất cao. Thời gian trong tiết học chỉ đủ để các em
phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm, tổng hợp ý kiến của các thành viên trong
nhóm để tìm ra ý kiến thống nhất... nên hiếm có trường hợp nói chuyện riêng,
làm việc riêng trong lớp...
Những kết quả trên chứng tỏ quá trình thử nghiệm đã khẳng định được tính
thiết thực của các biện pháp đề xuất của tơi. Việc nắm vững cấu trúc chương
trình sách giáo khoa, phối hợp các phương pháp dạy học tích cực, cách hướng
dẫn học sinh vận dụng phép so sánh trong các giờ học của các phân môn khác
của môn Tiếng Việt cộng với sự nhiệt tình của giáo viên sẽ đem lại hiệu quả cao
trong giờ học.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Kết quả thực nghiệm sư phạm đã chứng minh tính khả thi của các phương
pháp dạy học Tiếng Việt, được ứng dụng vào việc dạy phép tu từ so sánh cho
học sinh lớp 3. Kết quả thực nghiệm cũng đã cho thấy tính hiệu quả của quy
trình hướng dẫn học sinh giải các bài tập về so sánh tu từ trong phân môn Luyện
từ và câu, của các quy trình tổ chức hướng dẫn học sinh vận dụng phép tu từ so
sánh trong phân môn Tập đọc và Tập làm văn mà tơi đã đề xuất. Với những quy
trình và cách thức mà tôi tổ chức đã giúp học sinh tham gia học tập một cách
chủ động, sáng tạo và việc ghi nhớ, rèn luyện các kĩ năng về so sánh tu từ đạt
hiệu quả hơn.
Nhưng nhìn chung, để giúp học sinh học tốt, một trong những điều kiện
quan trọng giáo viên chính là yếu tố cốt lõi, phải nắm vững phương pháp dạy

học, nắm vững nội dung chương trình, lựa chọn và phối hợp hợp lý các phương
pháp và hình thức tổ chức, phương tiện dạy học để truyền tải nội dung đã xác
định.
Bên cạnh đó, tổ chức và thay đổi các hoạt động tạo hưng phấn cho học sinh
học tập và u thích mơn học.
3.2. Kiến nghị
*Đối với Phòng Giáo dục và nhà trường: Phòng giáo dục, nhà trường tổ
chức các đợt tập huấn bổ túc kiến thức về phong cách học cho giáo viên tiểu
học, đặc biệt là kiến thức về các biện pháp tu từ để giáo viên thấy tầm quan
trọng của so sánh tu từ và nắm được cơ sở phương pháp luận của việc dạy phép
so sánh tu từ ở Tiểu học
- Nhà trường cần tạo điều kiện cơ sở vật chất để giáo viên và học sinh có
thể học tập nâng cao kiến thức.
- Tạo điều kiện để giáo viên nâng cao tay nghề qua việc cung cấp các loại
sách tham khảo, trang thiết bị phục vụ bộ môn.
- Động viên khuyến khích kịp thời những giáo viên, học sinh đạt nhiều
thành tích cao trong giảng dạy và học tập.
19


- Quan tâm xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có trình độ chun
mơn nghiệp vụ.
*Đối với đồng nghiệp: Mỗi giáo viên cần phải không ngừng học hỏi, tự
tìm hiểu, nghiên cứu để nâng cao trình độ, chuyên mơn nghiệp vụ. Có nắm chắc
kiến thức, giáo viên mới có thể giúp học sinh học tập một cách có hiệu quả.
Trên đây là một số biện pháp sáng kiến mà tôi đã nghiên cứu, giúp giáo viên
áp dụng để dạy phép tu từ so sánh ở lớp 3. Chắc chắn rằng các giải pháp đưa ra
còn nhiều hạn chế, thiếu sót do mới được đúc kết từ kinh nghiệm giảng dạy của
bản thân. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của hội đồng chấm sáng
kiến kinh nghiệm và các đồng nghiệp để các giải pháp tôi đưa ra được hồn

thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn./.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 3 năm 2022
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết SKKN

Lê Thị Điệp

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Giáo dục.
2. Phương pháp dạy học Tiếng Việt lớp 3 - NXB Giáo dục.
3. Một số tài liệu trên Intonet.
4. Tiếng Việt 3 - NXB Giáo dục.
5. SGV Tiếng Việt 3 - NXB Giáo dục.
6. Bồi dưỡng HSG Tiếng Việt 3 - NXB Giáo dục.
7. Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT Ban hành quy định đánh giá học sinh
tiểu học.
8. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên Tiểu học.

21



DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Điệp
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường Tiểu học Quảng Thành.
Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Phòng GD&ĐT

C

2011-2012

Phòng GD&ĐT


C

2012-2013

Phòng GD&ĐT

B

2014-2015

Phòng GD&ĐT

C

2015-2016

5

Một số kinh nghiệm dạy giải tốn
có lời văn ở lớp 3 theo hướng tích
cực hố hoạt động học tập của
học sinh.

Phịng GD&ĐT

B

2017-2018

6


Một số biện pháp giảng dạy môn
Tự nhiên và xã hội thơng qua tổ
chức hoạt động giáo dục ngồi
giờ lên lớp ở lớp 2 trường Tiểu
học Quảng Thành”

Phòng GD&ĐT

B

2018-2019

7

Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc
cho học sinh lớp 3

Phòng GD&ĐT

B

2020-2021

TT

1

2
3

4

Tên đề tài SKKN
Một số giải pháp giúp học sinh
lớp 3 giải Tốn có lời văn góp
phần nâng cao chất lượng dạy và
học.
Một số biện pháp dạy học sinh
trong phân môn Luyện từ và câu
lớp 3.
Một số biện pháp dạy học sinh
trong phân môn Luyện từ và câu
lớp 3.
Cách sử dụng tranh minh họa có
hiệu quả trong các bài tập đọc
cho học sinh lớp 3.

22



×