SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 TÌM HÌNH
ẢNH SO SÁNH TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGA THỦY
Người thực hiện: Hàn Thị Thanh
Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nga Thủy
SKKN thuộc lĩnh vực: Tiếng Việt
THANH HÓA, NĂM 2019
1
MỤC LỤC
Mục
Nơi dung
1
Mở đầu
1.1
Lý do chọn đề tài
1.2
Mục đích nghiên cứu
1.3
Đối tượng nghiên cứu
1.4 Phương pháp nghiên cứu
2
Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1
Cơ sở lý luận
Thực trạng của việc dạy và học về biện pháp so sánh với học sinh
2.2
lớp 3
2.3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1 Tạo hứng thú cho học sinh khi học phân môn Luyện từ và câu
2.3.2 Hướng dẫn học sinh xác định hình ảnh so sánh trong thơ văn
2.3.3 Giúp các em nhận biết các dạng bài tập so sánh
Hướng dẫn học sinh tìm từ thích hợp và điền vào chỗ trống để tạo
2.3.4
hình ảnh so sánh.
2.3.5 Củng cố về hình ảnh so sánh thơng qua trị chơi
2.4 Hiệu quả của sáng kiến với hoạt động giáo dục trong nhà trường
3
Kết luận, kiến nghị.
3.1
Kết luận
3.2
Kiến nghị
Trang
3
3
3
3
3
4
6
6
7
11
17
18
22
23
23
2
1. Mở đầu:
1.1. Lí do chọn đề tài:
Bậc Tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho
việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Mơn Tiếng Việt nói chung
và phân mơn Luyện từ và câu nói riêng có vị trí vơ cùng quan trọng, là công cụ
giao tiếp và học tập, là loại hình nghệ thuật lấy ngơn ngữ làm phương tiện thể
hiện đến đời sống tâm hồn con người, trong đó biện pháp tu từ so sánh góp phần
khơng nhỏ làm nên điều này. Khi viết văn hoặc làm thơ thiếu đi hình ảnh so
sánh thì câu văn, câu thơ trở nên khô cứng, không sống động. Đặc biệt khi viết
văn, thơ cho thiếu nhi các tác giả sử dụng rất nhiều hình ảnh so sánh để gây
hứng thú đọc cho các em. Thơng qua hình ảnh so sánh giúp tâm hồn các em
trong sáng gần gũi với thiên nhiên , con người hơn.[7].
Mặt khác trong giai đoạn đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng hiện
nay, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích cực chủ động sáng
tạo của học sinh giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức tự giác là yêu cầu cấp thiết
với ngành giáo dục. Chính vì vậy địi hỏi người giáo viên cũng phải đổi mới
phương pháp dạy học giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức trong giờ học như nhà
giáo dục vĩ đại người Sec J.Acomen xki( 1592-1670): “Dạy học là một nghệ
thuật”
Chính vì vậy, chúng ta cần có cách dạy cho học sinh biết được và cảm nhận
được cái hay, cái đẹp của nghệ thuật so sánh một cách nhẹ nhàng hơn. Để cho
các em làm những bài tập làm văn hay, giàu hình ảnh. Từ đó góp phần mở mang
tri thức làm phong phú về tâm hồn, tạo hứng thú khi viết văn, rèn ý thức yêu
quý, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt ở các em. Nhưng trong thực tế ở các
trường Tiểu học hiện nay nói chung và trường Tiểu học Nga Thủy nói riêng,
việc dạy phân môn luyện từ và câu, đặc biệt dạy biện pháp so sánh cho học sinh
còn nhiều hạn chế dẫn đến các em viết văn cịn khơ cứng thiếu cảm xúc hầu như
là liệt kê.
Vì lẽ đó mà tôi đã nghiên cứu và lựa chọn, đề xuất phương pháp dạy “Giúp học
sinh lớp 3 tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu” nhằm nâng
cao chất lượng học môn Tiếng Việt ở Tiểu học.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Giúp cho các em học sinh biết và cảm nhận được cái hay, cái đẹp của
nghệ thuật so sánh. Đây là nền móng vững chắc cho các em làm tập làm văn hay
và sinh động hơn. Nhằm mục đích đáp ứng được u cầu của phân mơn Luyện
từ và câu nói riêng và mơn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học nói chung.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là việc học biện pháp so sánh trong phân môn Luyện
từ và câu của học sinh lớp 3B Trường Tiểu học Nga Thủy – huyện Nga Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu các tài liệu dạy học.
Phương pháp điều tra.
Phương pháp kiểm tra đánh giá.
3
Dạy thực nghiệm học sinh lớp 3B.
Thu thập các tài liệu, tìm hiểu sách giáo khoa lớp 3, sách bài soạn và sách
hướng dẫn.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận:
Theo mục tiêu của mơn Tiếng Việt lớp 3, chương trình Tiểu học mới được
xác định:
Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng việt (Nghe Nói - Đọc - Viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động cùng
lứa tuổi.
Thông qua việc dạy và học tiếng việt góp phần rèn các thao tác tư duy.
Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những
hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người văn hóa, văn học của Việt
Nam và nước ngồi.
Bồi dưỡng tình u Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong
sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
Vậy từ những mục tiêu trên của Tiếng Việt nói chung và phân môn “ Luyện
từ và câu" sẽ giúp các em trong khi nói hoặc viết biết sử dụng hình ảnh so sánh
sẽ gây được ấn tượng hơn, dễ nhớ hơn và bài văn sẽ hay, sẽ sinh động hơn.
Nhưng hiện nay ở lứa tuổi học sinh Tiểu học nói chung và ở trường tơi nói
riêng, cụ thể là các em học sinh lớp 3 bắt đầu được nhận biết và làm quen với “
Hình ảnh so sánh”. Vậy làm thế nào để học sinh tìm được những hình ảnh “ so
sánh”. Đó là một điều mà giáo viên trực tiếp giảng dạy phân môn Luyện từ và
câu cần phải quan tâm.
Nội dung chương trình:
Kiến thức lý thuyết về so sánh tu từ được đưa vào giảng dạy trong chương
trình lớp 3 ở phân mơn: "Luyện từ và câu". Tồn bộ chương trình Tiếng Việt 3
để dạy về so sánh gồm các bài với các mơ hình sau:
a) So sánh: Sự vật – Sự vật
b) So sánh: Sự vật – Con người
c) So sánh: Hoạt động – Hoạt động
d) So sánh: Âm thanh – Âm thanh
đ) So sánh: Đặc điểm – Đặc điểm
Tác giả SGK đã giúp học sinh nhận diện dạng, loại và phân biệt hiệu quả
so sánh qua các dạng bài tập.
2.2.Thực trạng việc dạy và học về biện pháp so sánh với học sinh lớp 3 ở
trường Tiểu học Nga Thủy, Nga Sơn, Thanh Hóa.
2.2.1. Thực trạng về hoàn cảnh học sinh:
Bước vào đầu năm học 2018 – 2019, tôi được Ban giám hiệu phân công chủ
nhiệm lớp 3B. Lớp tơi có 27 em học sinh, trong đó có 8 em là nữ và 19 em nam.
Các em ở rải rác 4 xóm . Xóm Đơ Lương : 9 em Xóm Lê Lợi : 10 em, xóm
4
Hoàng Long: 3 , xã ngoài :5 em . Sau khi nhận lớp, Tơi tìm hiểu hồn cảnh gia
đình các em và biết :
2 em có hồn cảnh kinh tế rất khó khăn.
3 em bố mẹ li dị ở với ông bà đã già yếu.
5 em bố mẹ đi làm ăn xa phải sống với ông bà.
7 em khả năng tiếp thu bài cịn chậm
Qua thực tế, tơi thấy hồn cảnh gia đình cũng là yếu tố quan trọng ảnh
hưởng gián tiếp đến việc học tập của các em. Để hiểu rõ hơn, tôi đã gần gũi các
em, nắm bắt được tâm sinh lý của các em. Tôi thấy, đa số các em ngoan, một số
học sinh chăm chỉ học tập. Bên cạnh đó vẫn cịn nhiều em tiếp thu bài còn chậm.
Nguyên nhân là do các em mải chơi, có em cịn phải phụ giúp gia đình, một số
em bố mẹ khơng có thời gian quan tâm nên việc học của các em chưa thực sự
hiệu quả.
2.2.2 Thực trạng việc dạy học của giáo viên:
Giáo viên gặp khơng ít khó khăn trong q trình giảng dạy. Giáo viên chưa
thường xuyên sử dụng phương tiện dạy học trực quan. Một số bộ phận giáo viên
vẫn chưa có phương pháp dạy học phù hợp để khơi dậy sự hứng thú học tập và
sự tò mò của học sinh khi dạy phân mơn luyện từ và câu nói chung và dạy về so
sánh nói riêng cho học sinh lớp 3.
Giáo viên chưa biết cách phân biệt cách dạy từng dạng bài cụ thể để học
sinh dễ hiểu, dễ nắm bắt kiến thức và có kỹ năng vận dụng. Vì vậy địi hỏi người
giáo viên cần hướng dẫn một cách tỉ mỉ và phân loại các dạng bài tập để học
sinh không bị nhầm lẫn.
2.2.3. Thực trạng việc học của học sinh:
Do khả năng tư duy của học sinh còn dừng lại ở mức độ tư duy đơn giản,
trực quan nên việc cảm thụ nghệ thuật so sánh còn hạn chế. Một số học sinh
chưa phân biệt được các dạng bài tập để có cách giải quyết đúng đắn.
Qua những năm đã trực tiếp dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 3, tơi thấy
lớp tơi nhiều em cịn lúng túng chưa biết tìm những “Hình ảnh so sánh” trong
những câu thơ, khổ thơ, bài thơ và những đoạn văn mà bài tập u cầu vì vậy
chất lượng học sinh hồn thành cịn thấp.
2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng trên:
Khi các em bước vào bài học cần đến tư duy hình ảnh gợi tả, gợi cảm các
em đều lạ và thấy trìu tượng. Giáo viên cho đặt câu có hình ảnh so sánh là các
em chưa tìm được hình ảnh phù hợp. Vì vậy khi viết câu, nói câu có hình ảnh so
sánh là các em chưa tích cực, chưa mạnh dạn trình bày. Từ đó các dạng bài chưa
được hệ thống sâu sắc trong tư duy của các em.
*Từ những thực trạng tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng về kỹ năng nhận biết
về biện pháp so sánh của học sinh lớp 3B – lớp tôi chủ nhiệm trong năm học
2018– 2019, kết quả cuối học kỳ I như sau:
Tổng số học sinh lớp 3B là 27 em:
5
Số
học
sinh
27
Số học sinh có kỹ năng
nhận biết biện pháp so
sánh tốt
Số học sinh có kỹ năng
nhận biết biện pháp so
sánh đạt yêu cầu
Số lượng
4
Số lượng
10
Tỉ lệ %
14,8
Tỉ lệ %
37
Số học sinh còn nhầm
lẫn khi nhận biết về biện
pháp so sánh
Số lượng
13
Tỉ lệ %
48,2
Từ bảng phân tích số liệu trên và thực trạng công tác dạy và học cho thấy
số học sinh nhận biết về biện pháp so sánh còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy tơi
đi sâu nghiên cứu và tìm ra những biện pháp phù hợp để thực hiện hoàn thành
sáng kiến kinh nghiệm về : “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 tìm hình
ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu”. Nhằm cung cấp cho các em
những hiểu biết và kỹ năng cơ bản để làm bài tập. Ngồi ra cịn giúp học sinh
bước đầu cảm thụ văn học, cảm nhận được cái hay, cái đẹp của một số câu văn,
câu thơ tạo tiền đề cho các em học tốt môn Tiếng Việt ở các lớp trên.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Tạo hứng thú cho học sinh khi học phân môn Luyện từ và câu.
- Trong những giờ nghỉ giải lao hoặc trong các buổi sinh hoạt ngoại khố,
trong các bài Tập đọc, giờ học Tốn... tơi sưu tầm những câu chuyện có nói đến
tác dụng của phép so sánh, những đoạn văn, khổ thơ có những hình ảnh so sánh
đẹp kể và đọc cho các em nghe.
Ví dụ: Câu chuyện xưa nói về vua Ngu Vương và Huệ Tử – một người ăn
nói rất giỏi. Nhờ tài giỏi ví von, so sánh Huệ Tử đã thốt chết, được vua Ngu
Vương trọng dụng và hậu thưởng.
(Sưu tầm trong báo Văn học và Tuổi trẻ – Số 152 tháng 12, năm 2007)
Ngồi ra, tơi cịn u cầu các em thi đua sưu tầm những câu thơ, câu văn ,
câu ca dao, tục ngữ có hình ảnh so sánh hay phù hợp nội dung buổi ngoại khoá
để cho các em thi nhau đọc.
Khi dạy các phân môn thuộc bộ môn Tiếng Việt , giáo viên cần lồng ghép
giữa các phân môn trong môn Tiếng Việt với nhau.
Khi dạy bài Tập đọc: "Hai bàn tay em" SGK Tiếng Việt 3 tập I (Trang 7).
Trong bài này có rất nhiều hình ảnh tu từ so sánh giáo viên cần nhấn mạnh để
gây hứng thú cho tiết tiếp theo của môn: "Luyện từ và câu". Giáo viên có thể
cho học sinh tìm các câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh .
Khi dạy bài Tập đọc “ Cửa Tùng ”, để giải thích từ ngữ (chiếc thau đồng,
bờ biển Cửa Tùng) GV có thể cho học sinh tìm câu văn có sử dụng biện pháp
so sánh . Học sinh sẽ rất dễ dàng tìm ra câu :
- Mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển .
- Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi
cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
Với những câu văn hay như thế, học sinh đã tìm được thì sẽ nhớ rất lâu và
sẽ áp dụng tốt trong việc viết văn của mình .
Khi dạy bài Tự nhiên xã hội “ Các thế hệ trong gia đình’’ Giáo viên có
thể cho học sinh tìm những câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ nói về tình cảm của
6
những người thân trong gia đình . Học sinh đại trà tìm tự do . Học sinh giỏi ,
giáo viên có thể yêu cầu cao hơn( có sử dụng biện pháp so sánh )
- Anh em như thể tay chân
- Con hơn cha là nhà có phúc
- Cơng cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Tích hợp biện pháp so sánh khi dạy Toán qua các dạng về nhiều hơn , ít hơn ,
Điền dấu < , >, =., So sánh số lớn gấp mấy lần số bé ,Số bé bằng một phần mấy
số lớn …
- Trong giờ học các em càng trở nên hứng thú hơn khi tôi sử dụng lời “khen”
đúng lúc và thường xun “thưởng điểm” cho các em. Điều đó khích lệ lòng
hăng say, niềm hứng khởi, tự tin khi các em thực hành. Tôi đã tuân theo một
nguyên tắc “coi học sinh là chủ thể luyện tập” tôn trọng cái “tôi” của các em.
Bên cạnh những việc làm trên, tơi cịn tổ chức nhiều trị chơi học tập để thay đổi
khơng khí lớp học để giúp các em hiểu kĩ hơn các loại hình bài tập về biện pháp
tu từ so sánh. Nhờ vậy giờ học trở nên nhẹ nhàng, sinh động và rất hiệu quả bởi
nó phù hợp với tâm lí lứa tuổi của các em.
- Trong mỗi giờ dạy tôi thường xuyên sử dụng các thiết bị dạy học, sưu tầm
thêm tranh, ảnh, vật thực làm cho tiết dạy thêm sinh động, hiệu quả.
Từ những việc làm trên, tôi đã dần giúp các em u thích mơn Tiếng Việt
đặc biệt là với phân môn Luyện từ và câu.
2.3.2. Hướng dẫn học sinh xác định hình ảnh so sánh trong thơ, văn.
- Dạng bài tập tìm các hình ảnh so sánh là dạng bài tập khá phổ biến khi
học về biện pháp tu từ so sánh. Các hình ảnh so sánh có thể là một dịng thơ hay
nhiều dịng thơ; có thể là một câu văn hoặt một phần của câu văn. Ngồi việc
tìm các hình ảnh so sánh, bài tập còn yêu cầu học sinh chỉ ra các từ so sánh.
- Trong thực tế, do chưa nắm chắc được đặc điểm của hình ảnh so sánh
gồm những yếu tố nào nên khi tìm hình ảnh so sánh học sinh thường xác định
khơng chính xác. Trong một số trường hợp, khi gặp các câu văn, các dịng thơ
có các từ: là, như, bằng, tựa, giống... thì học sinh đều cho là các từ chỉ sự so
sánh nên xác định sai các hình ảnh so sánh. Bởi vì, trong những văn cảnh khác
nhau thì các từ: là, như, bằng, tựa, giống... có thể là từ dùng để so sánh hoặc có
thể khơng phải là từ dùng để so sánh.
Ví dụ:
a. Vườn nhà bà trồng nhiều loại rau như: cải xanh, mướp, mồng tơi...
b. Trẻ em như búp trên cành.
Trong hai câu trên thì câu: Trẻ em như búp trên cành. là câu văn có hình
ảnh so sánh.
Vì vậy, khi dạy về dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh tơi đã tiến hành như
sau:
2.1. Hướng dẫn học sinh nắm được đặc điểm của một hình ảnh so sánh:
Ví dụ: Tìm các hình ảnh so sánh trong câu văn dưới đây:
Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.
7
(Bài tập 2a trang 8 – SGK Tiếng Việt 3- Tập 1)
Sau khi học sinh tìm ra hình ảnh so sánh "Mặt biển sáng trong như tấm
thảm khổng lồ bằng ngọc thạch" tơi cho học sinh phân tích để nhận biết được
đặc điểm của một hình ảnh so sánh.
Hỏi:Tìm các sự vật được so sánh với nhau? (Mặt biển so sánh với tấm
thảm)
Mặt biển có đặc điểm gì? (sáng trong)
Tấm thảm có đặc điểm gì? (khổng lồ)
Từ dùng để so sánh là từ nào? (như)
Sau đó giáo viên giúp học sinh khái quát để tìm ra đặc điểm của mỗi hình
ảnh so sánh thường gồm có các yếu tố sau:
Vế thứ nhất
Sự vật + đặc điểm (hay hoạt động)
được so sánh
(người, vật, đồ vật, âm thanh...)
Từ
so sánh
Vế thứ hai
Sự vật + đặc điểm (hay hoạt động)
dùng để so sánh.
(người, vật, đồ vật, âm thanh...)
Khi đã nhận biết được đặc điểm của hình ảnh so sánh, trong các bài tập
khác học sinh sẽ sử dụng các thao tác phân tích, tổng hợp để tìm các hình ảnh so
sánh.
Ví dụ: Tìm hình ảnh so sánh trong những khổ thơ sau:
a.
Em yêu nhà em
Hàng xoan trước ngõ
Hoa xao xuyến nở
Như mây từng chùm.
(Bài tập 1b trang 24, Tiếng Việt 3 - Tập 1)
Học sinh sẽ phân tích:
+ Từ dùng để so sánh: như.
+ Vế thứ nhất: Hoa xao xuyến nở gồm có: hoa (xoan) là sự vật, xao
xuyến nở là đặc điểm.
+ Vế thứ hai: mây từng chùm gồm có: mây là sự vật, từng chùm là đặc
điểm.
Học sinh sẽ tổng hợp hình ảnh so sánh là: Hoa xao xuyến nở như mây
từng chùm.
b. Những đêm trăng sáng, dịng sơng là một đường trăng lung linh dát
vàng.
(Bài tập 1d trang 25, Tiếng Việt 3 - Tập 1)
Học sinh sẽ phân tích:
+ Từ dùng để so sánh là từ: là
8
+ Vế thứ nhất: dịng sơng
+ Vế thứ hai: một đường trăng lung linh dát vàng gồm có: đường trăng
là sự vật, lung linh dát vàng là đặc điểm của sự vật.
Học sinh sẽ tổng hợp hình ảnh so sánh là: dịng sơng là một đường trăng
lung linh dát vàng.
2.2 Hướng dẫn học sinh nắm được từ chỉ so sánh
* Đối với các bài tập tìm từ chỉ sự so sánh trong các hình ảnh so sánh,
giáo viên nên để cho học sinh tích cực, chủ động để nhận biết được các từ dùng
chỉ sự so sánh bằng cách: Cho học sinh thay thế từ chỉ sự so sánh này bằng từ
chỉ sự so sánh khác.
Ví dụ: Trong hình ảnh so sánh: Trăm cô gái đẹp tựa tiên sa.
Giáo viên cho học sinh có thể thay thế từ "tựa" bằng các từ khác như:
giống, hệt, như thể, giống như, hệt như, chẳng khác gì,...
* Nhưng việc quan trọng là học sinh phải phân biệt được không phải lúc
nào các từ: là, như, bằng, tựa... cũng là từ dùng để chỉ sự so sánh. Để khắc phục
điều này thì giáo viên cần phải:
- Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của các từ này trong văn cảnh.
- Giúp học sinh nhận biết đặc điểm của các sự vật dùng để so sánh bao
giờ cũng phải có một dấu hiệu chung nào đó.
Ví dụ1: Con búp bê này làm bằng vải.
Từ "bằng" chỉ mối quan hệ giữa một bên là sự vật, một bên là chất liệu
của sự vật đó.
Hai sự vật: Con búp bê và vải khơng có dấu hiệu chung.
Vậy "Con búp bê này làm bằng vải." không phải là hình ảnh so sánh
Ví dụ 2: Quả này nhỏ bằng ngón tay.
Từ "bằng" dùng để chỉ sự so sánh ngang bằng giữa hai sự vật có hình
dáng nhỏ bé.
Hai sự vật: Quả và ngón tay có dấu hiệu chung là nhỏ.
Vậy câu "Quả này nhỏ bằng ngón tay." là hình ảnh so sánh.
* Trong một số hình ảnh so sánh, giữa hai vế khơng có từ dùng để so
sánh.
Đây là những trường hợp làm cho học sinh khó phát hiện khi tìm hình ảnh so
sánh. Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh nhận biết dấu hiệu của các trường
hợp sau:
- Trường hợp 1: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu
thơ dưới đây:
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.
Đêm hè, hoa nở cùng sao
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.
(Bài tập 3 trang 43, Tiếng Việt 3 - Tập 1)
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tìm ra hai hình ảnh so sánh là:
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.
9
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.
Đây là trường hợp dùng từ gạch ngang thay thế cho từ dùng để so sánh.
Khi đọc phải ngắt giọng chỗ gạch ngang.
- Trường hợp 2: Ở hai hình ảnh so sánh sau:
Trường Sơn: chí lớn ơng cha.
Cửu Long: lịng mẹ bao la sóng trào
Đây là trường hợp dùng dấu hai chấm thay thế cho từ dùng để so sánh.
Khi đọc phải ngắt giọng chỗ dấu hai chấm.
- Trường hợp 3: Tay em đánh răng
Răng trắng hoa nhài.
Đây là trường hợp giữa hai vế của hình ảnh so sánh khơng có bất cứ dấu
hiệu nào (thường dành cho học sinh khá giỏi).
Ở cả ba trường hợp trên, khi tìm hình ảnh so sánh, giáo viên khuyến
khích các em có thể thêm vào những câu chưa có từ so sánh (mà có dấu gạch
nối, dấu hai chấm,..) nhiều từ cùng nghĩa khác: như, như là, như thể, tựa,...mà
khơng làm nội dung câu đó thay đổi.
Ví dụ: Tàu dừa như chiếc lược chải vào mây xanh.
Giáo viên khuyến khích học sinh có thể tìm thêm từ chỉ đặc điểm và từ
so sánh vào các câu thơ trên.
Ví dụ: Quả dừa chi chít như đàn lợn con nằm trên cao.
2.3.3. Giúp các em nhận biết các dạng bài tập so sánh:
Căn cứ vào phân phối chương trình Tiếng Việt 3 và mục tiêu của phân môn
Luyện từ và câu. Tôi đã nghiên cứu các bài tập về so sánh ở lớp 3 để phân thành
các dạng bài. Từ đó đề xuất các phương pháp dạy học phù hợp với từng dạng
bài và phù hợp với đối tượng học sinh lớp 3 nhằm cải thiện cách dạy và học để
nâng cao chất lượng học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 3.
Dạng 1: So sánh sự vật với sự vật:
Ví dụ 1: Tìm các từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ sau:
Tay em đánh răng
Răng trắng hoa nhài
Tay em chải tóc
Tóc ngời ánh mai.
Đối với bài tập này các em dễ dàng tìm ra các từ chỉ sự vật. Vì đó là
những sự vật gần gũi với các em. Từ những bài tập thế này, các em sẽ làm tốt
hơn đối với những bài tập yêu cầu “ Tìm các sự vật được so sánh”. Ngồi ra
giáo viên có thể đưa thêm các hình ảnh gây hứng thú cho các em.
10
Ví dụ 2: Bài tập 2 (trang 8): Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các
câu thơ dưới đây:
Ơ cái dấu hỏi
Trông ngộ ngộ ghê,
Như vành tai nhỏ
Hỏi rồi lắng nghe.
Với bài tập này các em rất dễ nhận ra các sự vật được so sánh. Bởi vì ai đi
học mà khơng biết dấu hỏi ( , ) ai chẳng biết đến cái vành tai của mình và chắc
rằng ai cũng nhận ra nó đều cong cong như nhau. Tuy nhiên biện pháp so sánh
vẫn gợi cho các em sự thích thú bởi sự khám phá mới lạ. Cái mới lạ này tồn tại
ngay trong những sự vật vơ cùng quen thuộc. Vì thế các rất dễ nhớ, dễ hiểu.
Đối với các bài tập này giáo viên có thể đưa ra các hình ảnh minh họa về dấu
hỏi và vành tai chắc chắn học sinh rất thích thú.
11
Ví dụ 3: Bài tập 2/ 65( Sách nâng cao)
Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu dưới đây. Các sự vật
trong từng cặp so sánh có điểm gì giống nhau (Ghi vào bảng dưới đây)
a. Sương trắng viền quanh núi
Như một chiếc khăn bông.
b. Trăng ơi…từ đâu đến
Hay biển xanh diệu kì
Trăng trịn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi.
c. Bà em ở làng quê
Lưng còng như dấu hỏi.
Sự vật 1
Sự vật 2
Dấu hiệu chung
a. Sương trắng viền quanh núi chiếc khăn bông. Thành một dải, có màu
trắng xốp
b. Trăng
Mắt cá
Trịn
c. Lưng
Dấu hỏi
Có hình đường cong
Đối với dạng bài tập này giáo viên có thể đưa ra bảng phân loại như trên để
học sinh dễ thực hiện yêu cầu của bài tập mà không bị nhầm lẫn. Và học sinh
phải nắm vững đâu là những sự vật có điểm gì chung.
Ví dụ 4: Tìm sự vật được so sánh với nhau trong câu thơ, câu văn dưới đây:
“Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành’
(Huy Cận)
“ Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch”
( Vũ Tú Nam)
“ Cánh diều như dấu á
Ai vừa tung lên trời”
( Lương Vĩnh Phúc)
Để làm tốt bài tập này học sinh phải nắm chắc các từ chỉ sự vật, các vật
đó có điểm chung. Từ đó học sinh sẽ tìm được sự vật so sánh với nhau trong các
câu thơ, câu văn trên là:
12
+ “Hai bàn tay em” so sánh với “ hoa đầu cành” – Điểm chung là đều nhỏ và
xinh
+ “ Mặt biển” so sánh với “tấm thảm khổng lồ” – Điểm chung là đều lớn và
phẳng
+ “Cánh diều” so sánh với “dấu á” – Điểm chung là đều cong, võng xuống
Giáo viên có thể đưa ra các hình ảnh minh họa như sau:
Dạng 2: So sánh sự vật với con người:
Ở dạng bài tập này các hình ảnh đưa ra so sánh giàu chất liên tưởng đem lại cho
các em những cảm xúc tốt đẹp, những cách nhìn mới mẻ về sự vật, về cuộc sống
xung quanh.
Ví dụ 1: Tìm những hình ảnh so sánh trong các câu thơ dưới đây:
a. “ Bố là tàu hỏa
Bố là xe hơi
Bố là con thuyền
Con vẽ con chơi
Bố là dịng sơng
Cho con gợn sóng
Bố là sơng rộng
Cho thuyền con bơi…”
b. Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà
c. Ba là ngọn nến vàng
Mẹ là cây nến xanh
Con là cây nến hồng
Ba ngọn nến lung linh.
Ví dụ 2: Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu thơ dưới đây:
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan
(Hồ Chí Minh)
Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng
( Võ Thanh An)
13
Với dạng bài tập này học sinh sẽ dễ dàng tìm sự vật so sánh với con người
nhưng các em chưa giải thích được vì sao lại so sánh như vậy. Chính vì thế, tơi
giúp học sinh tìm được đặc điểm chung của sự vật và con người, chẳng hạn:
Đối với con cái thì cha mẹ thật lớn lao. Cha mẹ luôn luôn che chở cho con
cái mọi nơi, mọi lúc.
“ Trẻ em” giống như “búp trên cành”. Chính vì đều như là những sự vật còn tươi
non đang phát triển đầy sức sống non tơ, chứa chan niềm hy vọng.
“ Bà” sống lâu, tuổi đã cao giống như “ quả ngọt chín rồi” đều phát triển đến độ
già giặn có giá trị cao, có lợi ích cho cuộc đời, đáng nâng niu và trân trọng.
Dạng 3: So sánh âm thanh với âm thanh:
Ví dụ 1: Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu thơ, câu văn
dưới đây:
a. Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
( Hồ Chí Minh)
b.
Cơn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”
( Nguyễn Trãi)
“ Tiếng suối” được so sánh với “tiếng hát” qua từ “như”.
“ Tiếng suối” được so sánh với “ Tiếng đàn cầm” qua từ “như”
Đối với dạng bài tập này tơi giúp học sinh tìm đâu là từ chỉ âm thanh, qua đó
học sinh dễ dàng tìm các hình ảnh so sánh.
Ví dụ 2: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Đã có ai lắng nghe
Tiếng mưa trong rừng cọ
Như tiếng thác dội về
Như ào ào trận gió
Qua sự vật được so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ sao?
(TV 3, T1, trang 79)
Ví dụ 3: Tìm những âm thanh thích hợp điền vào chỗ chấm ở mỗi dòng sau:
a. Từ xa tiếng thác dội về như
……………………………………………………….
b. Tiếng truyện trị của bọn trẻ ríu rít
như…………………………………………….
c. Tiếng chân chạy
như……………………………………………………………….
Dạng 4: So sánh các đặc điểm với nhau:
Ví dụ 1: Trong các câu thơ sau các sự vật được so sánh với nhau về đặc điểm
nào?
a. Rồi đến chị rất thương
Rồi đến em rất thảo
Ông hiền như hạt gạo
Bà hiền như suối trong
14
( Trúc Thơng)
b. Cam xã đồi mọng nước
c. Giọt vàng như mật ong
( Phạm Tiến Duật)
( TV3, T1, trang 17)
Dạng 5: So sánh hoạt động với hoạt động:
Ví dụ 1: Trong các đoạn trích sau, những hoạt động nào được so sánh với nhau:
a. Con trâu đen lông mượt
Cái sừng nó vênh vênh
Nó cao lớn lênh khênh
Chân đi như đập đất.
( Trần Đăng Khoa)
b. Cau cao cao mãi
Tàu vươn giữa trời
Như tay ai vẫy
Hứng làn mưa rơi
( Ngô Viết Dinh)
c. Xuồng con đậu quanh thuyền lớn giống như đàn con nằm quanh bụng mẹ.
Khi có gió, thuyền mẹ cót két rên rỉ, đám thuyền con lại húc húc vào mạn
thuyền mẹ như địi bú tí.
( Võ Quảng)
Dạng bài này, tơi giúp học sinh nắm chắc được từ chỉ hoạt động, từ đó học
sinh sẽ tìm được các hoạt động được so sánh với nhau. Chẳng hạn:
a. Hoạt động “ tàu cau vươn” so sánh với hoạt động như “ tay vẫy”.
b. Hoạt động “ chân đi” (trâu đen) nghe như “ đập đất”
c. “ Xuồng con đậu quanh thuyền lớn” như “đàn con nằm quanh bụng mẹ”.
“Xuồng con húc húc vào mạn thuyền mẹ” như “ địi bú tí”.
Dạng 6: Đặt câu có dùng biện pháp so sánh:
Đây là dạng yêu cầu cao nhất mà các em phải thực hiện khi học về biện
pháp so sánh là đặt câu có dùng biện pháp so sánh. Ở Tiếng Việt 3, các bài tập
yêu cầu đặt câu có dùng biện pháp tu từ so sánh đều co tranh minh họa hoặc cho
trước cấu trúc. Với những kiến thức đã học, qua tri giác các hình ảnh trong tranh
vẽ học sinh tìm đặc điểm giống nhau của các hình ảnh trong tranh để viết những
câu văn có hình ảnh so sánh. Hoặc từ những cấu trúc cho trước, học sinh tìm
những từ phù hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu văn có dùng biện pháp
so sánh.
Ví dụ 1: Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi viết những câu có hình
ảnh so sánh các sự vật trong tranh:
15
Các em có thể đặt được những câu văn có hình ảnh so sánh như sau:
Tranh 1: Mặt trăng trịn như quả bóng.
Hoặc: Quả bóng trịn như mặt trăng.
Tranh 2: Bé cười tươi như hoa.
Tranh 3: Ngọn đèn sáng như trăng.
Tranh 4: Hình dáng của nước ta cong cong như hình chữ s.
Ví dụ 2: Tìm những từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống:
a. Công cha nghĩa mẹ được so sánh như………………..
b. Trời mưa, đường đất sét trơn như……………………
c. Ở thành phố có nhiều tịa nhà cao như……………….
Ví dụ 3: Hãy so sánh mỗi sự vật sau với mỗi sự vật khác để tăng vẻ đẹp:
a. Đôi mắt bé tròn như………………………….
b. Bốn chân của chú voi to như………………….
c. Trưa hè tiếng ve như………………………….
2.3.4. Hướng dẫn học sinh làm bài tập tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ
trống hoặc đặt câu để tạo thành hình ảnh so sánh.
* Đặc điểm của dạng bài tập tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống là
cho trước một vế câu và từ chỉ sự so sánh, học sinh cần điền tiếp vào vế thứ hai
các sự vật, âm thanh, đặc điểm hay hoạt động của sự vật để tạo thành hình ảnh
so sánh hoàn chỉnh. Một lỗi khá phổ biến mà học sinh thường gặp phải là các sự
vật, âm thanh, đặc điểm hay hoạt động của sự vật mà học sinh điền thêm không
đúng do các em chưa nắm được đặc điểm của các sự vật được so sánh với nhau
phải có một dấu hiệu chung nào đó.
16
Để khắc phục vấn đề này, giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh thực
hiện dạng bài tập theo 4 bước như sau:
- Bước 1: Tìm hiểu xem bài đã cho biết gì, cịn thiếu gì?
- Bước 2: Phân tích các yếu tố của những vế đã cho biết: sự vật được so
sánh, âm thanh, đặc điểm hay hoạt động của sự vật và từ chỉ sự so sánh,
- Bước 3:
+ Nếu trong vế đã cho biết được âm thanh, đặc điểm hay hoạt động của sự
vật thì học sinh phải tìm sự vật dùng để so sánh cũng có dấu hiệu chung (âm
thanh, đặc điểm hay hoạt động tương tự với vế được so sánh).
+ Nếu trong vế đã cho chưa cho biết được âm thanh, đặc điểm hay hoạt
động của sự vật thì giáo viên hướng dẫn học sinh căn cứ vào sự vật đã cho để
nêu ra các đặc điểm của chúng. Sau đó học sinh mới tìm sự vật dùng để so sánh
cũng có dấu hiệu chung (đặc điểm hay hoạt động tương tự với sự vật được so
sánh).
- Bước 4: Học sinh lựa chọn các sự vật có dấu hiệu chung để hồn chỉnh
hình ảnh so sánh.
Ví dụ: Tìm những từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống:
2.3.5. Giúp các em củng cố về hình ảnh so sánh thơng qua trị chơi:
Để củng cố các dạng bài tập đã học và thay đổi khơng khí lớp học tơi cịn
tổ chức cho các học sinh chơi các trò chơi như sau:
Trò chơi: Hãy tập chung:
- Chuẩn bị các thẻ từ như sau:
Trăng
Quả bưởi
Trẻ em
Búp trên cành
Tàu dừa
Chiếc lược
Dấu hỏi
Vành tai nhỏ
Tiếng suối
Tiếng hát
Đơi mắt
Vì sao
Luật chơi: Chia lớp thành 4 hoặc 6 nhóm. Các nhóm đảo lộn, xếp các thẻ từ
màu đỏ một dãy úp xuống hoặc để ngửa, xếp các thẻ chữ màu xanh một dãy để
sấp. Lần lượt các thành viên trong nhóm lật thẻ, một thẻ màu đỏ, một thẻ màu
xanh. Nếu cặp thẻ đó tạo thành một cặp từ so sánh thì thành viên đó nhận được
một cặp thẻ. Hết thời gian ai giành được nhiều thẻ thì thắng cuộc.
Trị chơi: Tiếp sức
17
- Chuẩn bị: Các thẻ hoặc viết bảng phụ các từ như trên.
- Luật chơi: Chia lớp thành hai đội, mỗi đội 4 – 6 thành viên. Các thành viên
trong đội lần lượt lên bảng nối các từ ngữ để tạo thành một hình ảnh so sánh.
Hết thời gian đội nào nối đúng, nhanh thì thắng cuộc.
Trị chơi: Tìm từ cho hình ảnh:
- Chuẩn bị: Các hình ảnh như: Mặt trăng, mặt trời, bông hoa, đôi mắt,…..
- Luật chơi: Chia lớp thành các nhóm, phát cho mỗi nhóm một hình ảnh: Mặt
trăng, mặt trời, bông hoa, đôi mắt,…..Nhiệm vụ của các nhóm là tìm những hình
ảnh so sánh cho những sự vật được phát. Hết thời gian nhóm nào tìm được nhiều
từ thì nhóm đó thắng cuộc.
- Các nhóm có thể trình bày như sau:
Đỏ như ớt
Đẹp như ánh mai hồng
Xinh như
em bé
Đẹp như mùa xn
Chúm chím như mơi cười
Đỏ như mặt trời
Trị chơi: Tơi là ai hoặc tạo nhóm mới:
- Chuẩn bị: + Các thẻ từ đặt tên nhóm
+ Các thẻ ghi các hình ảnh so sánh
Mịn như nhung
Người – sự vật
Sự vật – sự vật
Âm thanh- âm thanh
18
Hoạt động – Hoạt động
Đặc điểm-đặc điểm
Ví dụ:
Trẻ em như búp trên cành
Trăng tròn như cái đĩa.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
Ơng hiền như hạt gạo.
Chạy nhanh như gió thổi.
- Luật chơi: GV phát cho mỗi học sinh thẻ có hình ảnh so sánh. Cứ 5 học sinh
mang thẻ có tên 5 nhóm. 5 học sinh giơ cao thẻ có tên nhóm, học sinh trong lớp
phải xem mình ở nhóm nào và phải về vị trí của nhóm đó. Bạn nào sai sẽ bị
phạt.
- Đối với tạo nhóm, các em về nhóm có tên phù hợp với hình ảnh so sánh của
mình.
* ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT
(Thời gian 40 phút)
Câu 1 (trang 43 sách giáo khoa Tiếng Việt 3):
Tìm những hình ảnh so sánh trong các khổ thơ sau:
a) Bế cháu ơng thủ thỉ:
Cháu khỏe hơn ơng nhiều!
Ơng là buổi trời chiều
Cháu là ngày rạng sáng.
b) Những ngôi sao thức ngồi kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc trịn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
Câu 2 : Ghi lại các từ so sánh trong những khổ thơ trên câu 1:
Câu 3. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để câu văn có hình ảnh
so sánh. (cái ơ, mái nhà, cái lá)
Tán bàng xòe ra giống như….
Câu 4. Những câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh:
A. Những Chú Gà Con chạy như lăn tròn.
B. Những Chú Gà Con chạy rất nhanh.
C. Những chú gà con chạy tung tăng.
* Những bài vận dụng có kết quả như sau :
Bài: Câu văn có hình ảnh so sánh:
- Nhìn từ xa, cánh đồng cói quê em xanh mướt như một tấm thảm khổng lồ.
( Vũ Xuân Hiệu lớp 3B)
19
- Tán lá bàng xịe ra như chiếc ơ màu xanh. ( Hoàng Huyền Trang – lớp 3B)
- Những chú chim hót líu lo giống như bản nhạc mùa xn. ( Phạm Huyền Trang
lớp 3B)
- Chiếc bút chì là người bạn thân thuộc của em.( Trần Kim Chi- lớp 3B)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường.
Qua một năm áp dụng cách dạy: “ Một số dạng bài về hình ảnh so sánh
cho học sinh lớp 3”, tôi đã giúp học sinh nắm được kiến thức một cách có hệ
thống từ dễ đến khó. Các em đều tự độc lập suy nghĩ làm bài theo đúng khả
năng của mình, khơng nhìn bài của bạn. Qua bài tập về biện pháp so sánh học
sinh đã bộc lộ tình cảm trong sáng của lứa tuổi học trò và lòng say mê học tập.
Sử dụng trò chơi trong dạy học luyện từ và câu giúp học sinh hứng thú, giờ học
bớt căng thẳng, các em tiếp thu bài tốt hơn.
Trong q trình nghiên cứu, tơi tự nhận thấy mình được bồi dưỡng thêm
lịng kiên trì, nhẫn nại, sự sáng tạo, say sưa với nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên,
trong đề tài này tôi mới chỉ đưa ra được một số dạng bài tập cơ bản giúp học
sinh nhận biết tốt về biện pháp so sánh trong phân môn luyện từ và câu.
* Kết quả sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Tổng số học sinh lớp 3B là 27 em
Số
học
sinh
27
Số học sinh có kỹ năng
nhận biết biện pháp so
sánh tốt
Số lượng
8
Tỉ lệ %
29,6
Số học sinh có kỹ năng
nhận biết biện pháp so
sánh đạt yêu cầu
Số lượng
15
Tỉ lệ %
55,6
Số học sinh còn nhầm lẫn
khi nhận biết về biện pháp
so sánh
Số lượng
4
Tỉ lệ %
27
3. Kết luận, kiến nghị:
3.1. Kết luận:
Qua một thời gian nghiên cứu phân loại và đề xuất phương pháp dạy các
dạng bài tập về biện pháp so sánh, tôi đã mạnh dạn áp dụng vào thực tế lớp mình
phụ trách và cho các bạn bè đồng nghiệp tham khảo. Chất lượng học tập phân
môn luyện từ và câu lớp tơi đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Trong giờ học các
em đã có hứng thú và học tập tích cực hơn. Các em đã phân biệt được các dạng
bài tập ít bị nhầm lẫn, đã phát hiện ra các hình ảnh so sánh và đặt được câu có
hình ảnh so sánh đó. Tiết Luyện từ và câu khơng cịn là tiết học khơ cứng, nhằm
chán.
Giáo viên đã có ý thức lồng ghép trong quá trình dạy học giữa các phân
môn của môn Tiếng Việt với nhau, để khơi dậy sự hứng thú học tập và sự tò mò
của học sinh khi học môn Tiếng Việt.
Giáo viên đã mạnh dạn trong việc đổi mới phương pháp dạy học ở các
dạng bài cụ thể để phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình.
Khả năng tư duy của học sinh và việc cảm thụ nghệ thuật tu từ so sánh đã
có nhiều chuyển biến. Vốn kiến thức văn học của học sinh đã được mở rộng.
20
Một số em có khả năng nhận biết về nghệ thuật so sánh và thể hiện được khả
năng vốn hiểu biết và cách vận dụng của mình để học tốt các phân mơn khác.
Trong q trình nghiên cứu khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp và hội đồng khoa học để
sáng kiến của tơi được hồn chỉnh hơn.
3.2. Kiến nghị:
Việc dạy học cho học sinh lớp 3 biết sử dụng câu văn có hình ảnh so sánh
là tạo cho các em có nền móng tốt lên lớp trên. Vì vậy cần chú ý khen thưởng,
động viên kịp thời cho các em tạo điều kiện tốt hơn để các em say mê học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Nga Thủy , ngày 10 tháng 4 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết
khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết:
Hàn Thị Thanh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.
Sách giáo khoa Tiếng việt lớp 3 - Nhà xuất bản giáo dục
Vở bài tập Tiếng việt lớp 3 - Nhà xuất bản giáo dục
Sách giáo viên Tiếng việt lớp 3 - Nhà xuất bản giáo dục
Thiết kế giảng dạy Tiếng việt lớp 3 - Nhà xuất bản giáo dục.
Sách Tiếng việt nâng cao lớp 3 - Nhà xuất bản giáo dục.
Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học lớp 3 - Nhà
xuất bản giáo dục
7. Phương pháp dạy học Tiếng việt Tiểu học.
21
DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG
KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH
XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá xếp
loại
Kết quả đánh
giá xếp loại
1
Rèn kỹ năng nghe
nói cho HS lớp 2
Rèn kỹ năng sống
cho HS lớp 3 thông
qua môn TNXH
Tỉnh
B
Năm học
đánh giá
xếp loại
2012 -2013
Huyện
B
2014- 2015
2
22
3
Rèn kỹ năng sống
cho HS lớp 3 thông
qua môn Đạo đức
Huyện
C
2015- 2016
23