Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

(SKKN 2022) một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phép tu từ so sánh trong phân môn luyện từ và câu cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.62 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

PHỊNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DẠY HỌC PHÉP TU TỪ SO SÁNH TRONG PHÂN MÔN
LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 3

Người thực hiện: Đỗ Thị Sơn
Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Đơng Hưng
SKKN thuộc mơn: Tiếng Việt

THANH HĨA, NĂM 2022


MỤC LỤC
Nội dung
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Giải pháp 1: Giúp HS nắm vững kiến thức về phép tu


từ so sánh ở lớp 3.
2.3.2. Giải pháp 2: Xây dựng nội dung bài tập nhận biết phép
tu từ so sánh ở lớp 3.
2.3.3. Giải pháp 3: Ứng dụng phương pháp trò chơi học tập
TV vào việc dạy phép tu từ so sánh cho HS lớp 3.
2.3.4. Giải pháp 4: Tổ chức đánh giá kết quả học tập theo
chuẩn KTKN
2.4. Hiệu quả nghiên cứu
3. Kết luận – Kiến nghị

Trang
1
1
1
1
2
2
2
2
4
4
10
13
16
17
18


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài

Mơn Tiếng Việt trong chương trình bậc Tiểu học nhằm hình thành và phát
triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập
và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Cung cấp cho học sinh
những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt, về tự nhiên, xã hội và con người; về văn
hố, văn học của Việt Nam và nước ngồi. Bồi dưỡng tình u Tiếng Việt và
hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần
hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho học sinh.
Trong bộ môn Tiếng Việt phân mơn Luyện từ và câu có một nhiệm vụ
cung cấp nhiều kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và rèn luyện kỹ năng dùng từ đặt
câu (nói - viết) kỹ năng đọc cho học sinh. Cụ thể là: Chú ý đến trình độ tiếng mẹ
đẻ của học sinh là một trong những nguyên tắc đặc thù của dạy học môn Tiếng
Việt ở tiểu học. Dạy mơn Tiếng Việt địi hỏi giáo viên phải tìm hiểu, nắm được
năng lực sử dụng Tiếng Việt của các em. Đồng thời, khi dạy mỗi kiến thức, kĩ
năng Tiếng Việt, giáo viên cần biết học sinh đã được học và nắm kiến thức kĩ
năng đó đến mức độ nào để điều chỉnh, lựa chọn các phương pháp, biện pháp
dạy học hợp lí.
Trong phân mơn Luyện từ và câu, nội dung dạy phép tu từ so sánh được
đưa vào giảng dạy ngay từ đầu năm học lớp 3. Đây là một mảng kiến thức tương
đối phức tạp không chỉ với học sinh mà cả giáo viên trong lĩnh vực chuyên sâu,
nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp thu của các đối tượng học sinh năng khiếu.
Trong thực tế, giáo viên và học sinh lớp 3 còn gặp nhiều khó khăn khi dạy
học về phép tu từ so sánh, hiệu quả dạy học về phép tu từ so sánh chưa cao. Học
sinh lớp 3 nhận biết được các hình ảnh so sánh nhưng việc vận dụng kiến thức
về phép so sánh vào nói, viết thì cịn nhiều hạn chế. Giáo viên còn lúng túng khi
lựa chọn các phương pháp hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách so sánh và tác dụng
của phép so sánh. Việc đánh giá kỹ năng sử dụng phép so sánh của học sinh
cũng chưa có các tiêu chí cụ thể, nhiều khi sự đánh giá của giáo viên cịn mang
tính chất cảm tính.
Xuất phát từ những lí do trên, tơi đã mạnh dạn tìm hiểu “Một số giải pháp
nâng cao chất lượng dạy học phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và

câu cho học sinh lớp 3”. Qua một số giải pháp này một phần nào đó giúp tơi và
đồng nghiệp của tôi áp dụng để nâng cao chất lượng dạy học.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tơi chọn đề tài này nghiên cứu với mục đích :
Giúp học sinh có kĩ năng sử dụng phép tu từ so sánh. Góp phần làm giàu
thêm vốn từ cho học sinh.
Thiết kế quy trình dạy học các dạng bài tập về phép tu từ so sánh trong
phân mơn Luyện từ và câu góp phần giải quyết những khó khăn của giáo viên và
nâng cao hứng thú và kết quả học tập về phép tu từ so sánh cho học sinh.
1


1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Các bài tập về phép tu từ so sánh trong chương trình mơn Tiếng Việt lớp 3.
- Phương pháp dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp trắc nghiệm
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Trong cuộc sống hàng ngày, khi trị chuyện, giao tiếp với những người
xung quanh không ai không một lần sử dụng phép tu từ so sánh.
“So sánh” là “cách nói” rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng
như trong sáng tạo văn chương. Nhờ phép so sánh, người viết có thể gợi ra
những hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh, đẹp đẽ cho người
đọc, người nghe. So sánh được coi là một trong những phương thức tạo hình,
gợi cảm hiệu quả nhất, có tác dụng lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành
và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá của con

người. Mặt khác, nó cịn làm cho tâm hồn và trí tuệ của con người thêm phong
phú, giúp con người cảm nhận văn học và cuộc sống một cách tinh tế hơn, sâu
sắc hơn.
Xuất phát từ vai trò và tác dụng của phép tu từ so sánh, từ mục tiêu của
môn Tiếng Việt ở tiểu học, ngay từ lớp 1, các bài học trong sách giáo khoa đã
đưa vào khá nhiều hình ảnh so sánh... Tuy nhiên, đến lớp 3 học sinh mới chính
thức được học về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu.
Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 đã giới thiệu sơ bộ về phép so sánh, hình
thành những hiểu biết và kĩ năng ban đầu về so sánh cho học sinh thông qua các
bài tập thực hành. Từ đó, giúp học sinh cảm nhận được cái hay của một số câu
văn, câu thơ và vận dụng phép so sánh vào quan sát sự vật, hiện tượng xung
quanh và thể hiện vào bài tập làm văn được tốt hơn. Mặt khác, việc dạy phép tu
từ so sánh cho học sinh lớp 3 cũng để chuẩn bị dần cho các em sử dụng thành
thạo hơn phép tu từ này khi làm các bài văn kể chuyện, miêu tả ở lớp 4, lớp 5.
2.2. Thực trạng của việc dạy học phép tu từ so sánh trong phân môn
Luyện từ và câu cho học sinh lớp 3 ở Trường Tiểu học Đông Hưng.
2.2.1. Thực trạng:
Về sách giáo khoa: Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 hiện nay nói chung
và phân mơn Luyện từ và câu nói riêng cịn tồn tại một số điểm chưa hợp lý:
Mặc dù SGK đã chú trọng phương pháp thực hành nhưng những bài tập sáng tạo
vẫn cịn ít, đơn điệu, kiến thức dạy học sinh cịn mang tính trừu tượng, thiếu
hình ảnh minh hoạ nên học sinh cịn gặp nhiều khó khăn trong q trình lĩnh hội
các kiến thức mới.
Về phía giáo viên: Người giáo viên cịn gặp khó khăn như cơ sở vật chất,
phương tiện dạy học và tài liệu tham khảo cịn ít. Một số bộ phận nhỏ giáo viên
2


vẫn chưa chú trọng quan tâm đến việc lồng ghép trong q trình dạy học giữa
các phân mơn của mơn Tiếng Việt với nhau, để khơi dậy sự hứng thú học tập và

sự tị mị của phân mơn này với phân mơn khác trong mơn Tiếng Việt.
Về phía học sinh: Do khả năng tư duy của học sinh còn dừng lại ở mức
độ tư duy đơn giản, trực quan nên việc cảm thụ nghệ thuật tu từ so sánh còn hạn
chế. Vốn kiến thức văn học của học sinh còn nghèo. Một số em chưa có khả
năng nhận biết về nghệ thuật, học sinh chỉ mới biết các sự vật một cách cụ thể.
Nên khi tiếp thu về nghệ thuật so sánh tu từ rất khó khăn. Mặt khác, địa bàn ở
đây là vùng nơng thơn, một số gia đình kinh tế cịn gặp nhiều khó khăn, bố mẹ
đi làm xa khơng có thời gian gần gũi động viên và theo dõi việc chuẩn bị bài của
các em. Vì thế, chất lượng học tập học sinh trong lớp không đồng đều.
2.2.2. Kết quả của thực trạng trên.
Với những thực trạng trên, qua việc dạy, việc khai thác triệt để kiến thức
về phép tu từ so sánh, phân loại các dạng bài tập cịn rất ít. Do vậy năm học
2020 - 2021 với thời điểm giữa tháng 1 tôi ra một đề kiểm tra (Thời gian 20
phút)
như sau:
Bài 1. Tìm các hình ảnh so sánh trong những câu thơ dưới đây:
a.
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
b.
Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác, càng tươi lịng vàng.
Bài 2. Tìm những từ ngữ thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn chỉnh các
câu sau:
a. Trời mưa, đường đất sét trơn như…
b. Ở thành phố có nhiều tịa nhà cao như….
Bài 3. Tìm những hoạt động được so sánh với nhau trong các đoạn trích
sau:
a.
Con trâu đen lơng mượt

Cái sừng nó vênh vênh
Nó cao lớn lênh khênh
Chân đi như đạp đất.
Trần Đăng Khoa
b. Xuồng con đậu quanh thuyền lớn giống như đàn con nằm quanh bụng mẹ.
Khi có gió, thuyền mẹ cót két rên rỉ, đám xuồng con lại húc húc vào mạn thuyền
mẹ như địi bú tí.
Võ Quảng
Kết quả đạt được:
Hồn thành tốt
Hồn thành
Chưa hoàn thành
Tổng số
SL
TL (%)
SL
TL (%)
SL
TL (%)
38 HS
9
23.7
24
63.2
5
13.1
Qua chấm bài kiểm tra tôi nhận thấy rằng: Kết quả bài 2 chưa cao, nhiều
em xác định cái được so sánh còn sai (vì đây là kiến thức khó đối với học sinh).
Do vậy, muốn dạy tốt chương trình Tiếng Việt nói chung và chương trình Tiếng
3



Việt lớp 3 (phần phép tu từ so sánh) nói riêng không những giáo viên phải nắm
vững nội dung chương trình, khai thác triệt để kiến thức logic mà cịn phải năng
động, sáng tạo để vận dụng linh hoạt những phương pháp, hình thức tổ chức phù
hợp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
Xuất phát từ thực trạng, việc dạy học phân mơn Luyện từ và câu nói
chung và việc dạy học phần phép tu từ so sánh ở lớp 3 nói riêng tơi thấy cần
thiết phải có những biện pháp sáng tạo góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở
tiểu học.
2.3. Các giải pháp thực hiện
Từ thực trạng nêu trên, để “Nâng cao chất lượng dạy học phép tu từ so
sánh trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 3”, bằng kinh nghiệm
bản thân, tìm hiểu tài liệu, học tập bạn bè đồng nghiệp tôi mạnh dạn đưa ra một
số giải pháp và cách thức tổ chức thực hiện như sau:
2.3.1. Giải pháp 1: Giúp học sinh nắm vững kiến thức về phép tu từ so
sánh ở lớp 3
Dạy phép tu từ so sánh cho học sinh tiểu học thực chất là việc dạy cho các
em cách sử dụng ngôn ngữ để tạo hiệu quả cao trong khi nói và viết. Sử dụng
phép tu từ trong khi nói và viết cũng chính là nâng cao khả năng nhận xét, đánh
giá, bộc lộ tình cảm của mình trước một đối tượng nào đó. Vì vậy, ngơn ngữ
thường mang tính cá nhân riêng biệt. Điều này, địi hỏi giáo viên phải có vốn kiến
thức nhất định về phong cách học, biết thiết kế hệ thống bài tập phù hợp nhằm
làm đa dạng hoá các hoạt động học tập tạo hứng thú cho học sinh để học sinh học
tập có hiệu quả cao hơn. Từ đó, có cơ hội vận dụng kĩ năng sử dụng phép tu từ.
Thế nhưng trong thực tế, yêu cầu này chưa được nhiều giáo viên quan tâm đúng
mức, có rất nhiều giáo viên tổ chức cho học sinh luyện tập chỉ trong phạm vi
những bài tập trong sách giáo khoa. Rất ít giáo viên sáng tạo ra các bài tập mới,
các tình huống mới tạo ra hoàn cảnh sử dụng từ của học sinh.
Để làm được vấn đề này, đòi hỏi giáo viên phải nắm chắc các kiến thức về

phép tu từ so sánh và thực hiện một số biện pháp cụ thể sau:
a. So sánh logic
So sánh logic là một biện pháp nhận thức trong tư duy của con người, là
việc đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng vào các mối quan hệ nhất định nhằm
tìm ra các sự giống nhau và khác biệt giữa chúng.
Ví dụ:
a.
Hồ này rộng hơn cái đầm ở làng.
(Tiếng Việt 3, tập 1, trang 131)
b.
Cái lưng cịng của ơng cụ sao giống lưng ơng nội thế.
(Tiếng Việt 3, tập 1, trang 55)
Các cách so sánh này gọi là so sánh logic. Cơ sở của phép so sánh logic
dựa trên tính đồng chất, đồng loại của các sự vật, hiện tượng và mục đích của sự
so sánh là xác lập sự tương đương giữa hai đối tượng.
b. So sánh tu từ

4


So sánh tu từ (cịn gọi: so sánh hình ảnh) là một biện pháp tu từ trong đó
người ta đối chiếu các sự vật với nhau miễn là giữa các sự vật có một nét tương
đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức
người đọc, người nghe.
Ví dụ:
Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác, càng tươi lịng vàng
(Tiếng Việt 3, tập 1, trang 58)
Ở ví dụ trên, “bà” được ví như quả ngọt đã chín, bà càng có tuổi thì tình
cảm của bà càng sâu sắc, càng ngọt ngào như quả chín trên cây. Với sự so sánh

này, người cháu đã thể hiện được tình cảm yêu thương, quý trọng của mình đối
với bà.
Như vậy, so sánh tu từ khác với so sánh logic ở tính hình tượng, tính biểu
cảm và tính dị loại của sự vật. Nếu như giá trị của so sánh logic là xác lập được
sự tương đương giữa hai đối tượng thì giá trị của so sánh tu từ là ở sự liên tưởng,
sự phát hiện và gợi cảm xúc thẩm mĩ ở người đọc, người nghe.
Hình thức đầy đủ nhất của phép so sánh tu từ gồm 4 yếu tố:
1
2
3
4
Mẹ
về
Như
nắng mới
Trong đó:
- Yếu tố (1) là cái so sánh, đây là yếu tố được hoặc bị so sánh tùy theo
việc so sánh là tích cực hay tiêu cực.
- Yếu tố (2) là cơ sở so sánh, đây là yếu tố chỉ tính chất sự vật hay trạng
thái của hành động được nhìn nhận theo một cách nào đó có vai trị nêu rõ
phương diện so sánh.
- Yếu tố (3) là mức độ so sánh thường được diễn ra ở mức độ ngang
bằng như nhau. Ngồi từ “như” cịn có các từ: “tựa”, “tựa như”, “giống như”,
“là”, “như là”, “ như thể”...
- Yếu tố (4) là cái được so sánh tức là cái đưa ra để làm chuẩn so sánh.
Khi xem xét phép so sánh, có thể dựa vào mặt cấu trúc hoặc dựa vào
mặt ngữ nghĩa của nó.
* Dựa vào cấu trúc, có thể chia ra các dạng so sánh như sau:
Dạng 1: Phép so sánh đầy đủ 4 yếu tố:
Đây là dạng so sánh chuẩn vì nó có đầy đủ cả 4 yếu tố: cái so sánh, cơ sở

so sánh, mức độ so sánh và cái được so sánh.
Ví dụ:
Ơng hiền như hạt gạo
1
2 3
4
Bà hiền như suối trong
1 2
3
4
(Tiếng Việt 3, tập 1, trang 117)
Ví dụ:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
1
2
3
4
(Tiếng Việt 3, tập 1, trang 80)
Dạng 2: So sánh vắng yếu tố (1):
5


Đây là dạng so sánh khuyết yếu tố 1, tức là khơng có cái so sánh. Cái so
sánh là gì, điều đó phụ thuộc vào khả năng liên tưởng của người đọc, người nghe.
Ví dụ:
Chịng chành như nón khơng quai
2
3
4
Như thuyền không lái như ai không chồng.

3
4
3
4
(Ca dao)
Dạng so sánh này có rất nhiều trong thành ngữ so sánh: đơng như hội, xấu
như ma, lặng như tờ, ngọt như đường, sầu như dưa, trong như thạch, sạch như
sương...
Dạng 3: So sánh vắng yếu tố (2):
So sánh vắng yếu tố 2 cịn gọi là so sánh chìm, tức là so sánh khơng có cơ
sở so sánh. Thơng thường, khi bớt cơ sở so sánh thì phần thuyết minh miêu tả ở
cái được so sánh sẽ rõ ràng hơn. Ngồi ra, nó còn tạo điều kiện cho sự liên
tưởng rộng rãi, phát huy sự sáng tạo của người đọc, người nghe hơn là so sánh
có đủ 4 yếu tố. Dạng so sánh này kích thích sự làm việc của trí tuệ và tình cảm
nhiều hơn để có thể xác định được những nét giống nhau giữa 2 đối tượng ở 2 vế
và từ đó nhận ra đặc điểm của đối tượng được miêu tả.
Ví dụ:
Đây con sơng như dịng sữa mẹ
1
3
4
(Tiếng Việt 3, tập 1, trang 106)
Ở đây “con sông” được so sánh như “dịng sữa mẹ” và từ hình ảnh so
sánh này người đọc có thể suy nghĩ, liên tưởng tới nhiều hình ảnh khác nhau.
Chẳng hạn:
Con sơng đầy ăm ắp như dịng sữa mẹ
Con sơng ngọt ngào như dịng sữa mẹ
Dạng 4: So sánh vắng yếu tố (2) và yếu tố(3)
Đây là một dạng so sánh không đầy đủ, chỉ có cái so sánh và cái được so
sánh. Yếu tố (2) và (3) được thay thế bằng chỗ ngắt giọng, dấu gạch ngang hoặc

là hình thức đối chọi.
Ví dụ:
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao
1
4
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh
1
4
(Tiếng Việt 3, tập 1, trang 43)
Tác giả đã rất thành cơng khi sử dụng hình thức so sánh này. Trong đoạn
thơ trên, nhà thơ đã dùng chỗ ngắt giọng (được ghi lại bằng gạch ngang) và đối
chọi (giữa quả dừa và tàu dừa) để tạo nên một hình thức so sánh có âm điệu nhịp
nhàng. Cách so sánh thứ nhất vừa đúng vừa lạ: những quả dừa có khác gì đàn
lợn con mà đàn lợn con này lại nằm trên cao. Cách so sánh thứ hai vừa đẹp vừa

6


lạ: tàu dừa mà thành chiếc lược, mây xanh mà thành suối tóc thì thật kì diệu và
thơ mộng.
Ngồi ra, cịn có trường hợp yếu tố (1) và yếu tố (4) đổi chỗ cho nhau,
còn gọi là so sánh đổi chỗ.
Ví dụ:
Trên trời mây trắng như bơng
1
4
Ở giữa cánh đồng bơng trắng như mây
4

1
(Ca dao)
Có khi dùng cặp từ “bao nhiêu...”, “bấy nhiêu...” để so sánh.
Ví dụ:
Qua đình ngả nón trơng đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.
(Ca dao)
Trong so sánh tu từ, cịn có hình thức kết hợp một vế so sánh, một đối
tượng so sánh với nhiều đối tượng được so sánh.
Ví dụ: Đất Ê-ti-ơ-pi-a là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt của chúng tôi.
(Tiếng Việt 3, tập 1, trang 85)
* Dựa vào mặt ngữ nghĩa ta có thể chia phép so sánh thành các kiểu
so sánh khác nhau:
+ So sánh sự vật với con người
Trẻ em như búp trên cành
Ngôi nhà như trẻ nhỏ
Bà như quả ngọt chín rồi
+ So sánh âm thanh với âm thanh
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Tiếng chim kêu như tiếng xóc của những rổ tiền đồng
+ So sánh hoạt động với hoat động
Con trâu đen chân đi như đập đất
Tàu cau vươn như (tay) vẫy
Ngoài ra các em còn được làm quen với các dạng so sánh.
+ So sánh ngang bằng
Đây là dạng so sánh thường dùng từ “như”, từ “là”, từ “tựa”... để làm từ
so sánh.
Ví dụ:
Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành

(Tiếng Việt 3, tập 1, trang 8)
Hoa đầu cành luôn là hoa tươi thắm, xinh đẹp và bàn tay của bé cũng xinh
đẹp, và đáng u như bơng hoa kia. Đây chính là một sự so sánh ngang bằng.
+ So sánh bậc hơn - kém
Là dạng so sánh mà cơ sở so sánh luôn gắn liền với từ hơn: khoẻ hơn, cao
hơn, đẹp hơn ...
Ví dụ:
Thần chết chạy nhanh hơn gió
(Tiếng Việt 3, tập 1, trang 29)
7


Đây là một hình ảnh so sánh trích trong tác phẩm “Người mẹ” của An đéc - xen. Thần Đêm tối vì muốn thử thách người mẹ đã nói với bà rằng: “Thần
chết chạy nhanh hơn gió”. Trong tâm thức của mỗi người, gió là vị thần chạy
nhanh hơn cả, và khơng có cách nói nào miêu tả sự chạy nhanh của thần chết
hay hơn bằng một sự so sánh như thế. Tuy nhiên, người mẹ vẫn đuổi kịp thần
chết, bởi một điều: khơng có gì chiến thắng được trái tim người mẹ, khơng có gì
so sánh được với tình yêu của mẹ dành cho con.
+ So sánh bậc cao nhất (bậc tuyệt đối)
Đây là dạng so sánh dùng để khẳng định một việc gì đó theo cách nhìn
nhận, cách đánh giá riêng của người so sánh.
Ví dụ:
Ơi lịng Bác bao la trong di chúc
Vẫn hạt lúa củ khoai chân chất bình thường
Cả dân tộc khóc Người thương mình nhất
Người được thương trên tất cả người thương
Người suốt đời quên mình cho Tổ quốc.
(Việt Phương)
Cũng có thể so sánh bậc cao nhất được thể hiện bằng câu hỏi tu từ:
Ví dụ:

Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hị?
(Tố Hữu)
Những ví dụ trên cho ta thấy các đối tượng được đưa ra để so sánh khác
nhau về bản chất. Nhưng do một cách nhìn đặc biệt, các đối tượng vốn là khác
loại, khác bản chất có thể chuyển hóa được cho nhau, có những đặc điểm, những
nét giống nhau. Một so sánh đẹp là một so sánh phát hiện, phát hiện ra những gì
nhiều người khơng nhìn ra, khơng nhận thấy.
Như vậy, So sánh tu từ là “một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người
ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan khơng đồng nhất với
nhau hồn tồn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình
ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng”.
c. Chức năng của so sánh tu từ
- Chức năng nhận thức:
Paolơ cho rằng: “Sức mạnh của so sánh là nhận thức”. Bản chất của sự so
sánh là lấy một hình ảnh cụ thể để miêu tả một hình ảnh chưa được cụ thể.
Chẳng hạn:
Gầy như cò hương
Vui như hội
hoặc:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nuớc nhà
(Hồ Chí Minh)

8


Nhờ “tiếng hát xa” mà người đọc có thể hình dung ra âm thanh của tiếng

suối và có tình cảm với tiếng suối. Nhờ “vẽ” mà người đọc hình dung ra rõ rệt
độ sáng và đường nét của cảnh rừng với đêm trăng.
- Chức năng biểu cảm - cảm xúc:
Bên cạnh chức năng nhận thức, phép so sánh cịn có chức năng biểu cảm cảm xúc. Gơlúp nói: “hầu như bất kì sự biểu đạt hình ảnh nào cũng có thể
chuyển thành hình thức so sánh”. Trong lời nói hàng ngày, chúng ta đã gặp rất
nhiều cách ví von rất hay, rất có hình ảnh, rất thấm thía. Mỗi một sự so sánh là
một lời nhận xét mà ít có cách nói nào diễn đạt hiệu quả hơn: gầy như mắm, béo
như lợn, hôi như cú, gầy như quỷ...
Rõ ràng cũng nói về biển nhưng nếu nói theo cách bình thường là: “Biển rất
rộng và nước có màu xanh thẳm” thì sẽ khơng tác động nhiều đến người nghe bằng
cách nói của Vũ Tú Nam: “Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc
thạch” (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 8). Bởi vì, ở cách nói thứ hai khơng chỉ đơn thuần
là thơng tin, sự kiện mà nó cịn thể hiện thái độ của người nói đối với sự kiện đó.
Đúng là cũng nói về biển nhưng qua xúc cảm của nhà văn, biển trở nên đẹp và
có hồn hơn bởi vì nhà văn đã sử dụng phép so sánh trong khi miêu tả.
Với chức năng biểu cảm, so sánh là “cách nói” dễ đi vào lịng người, dễ
chiếm được lòng người, làm cho người ta dễ nhớ, dễ thuộc và nhớ lâu. So sánh
tu từ chính là một phương thức tạo hình, gợi cảm, là đơi cánh giúp cho chúng ta
bay vào thế giới của cái đẹp, của trí tưởng tượng vơ cùng phong phú.
d. Sự phát triển của cấu trúc so sánh:
Biện pháp tu từ luôn ln vận động và phát triển theo q trình phát triển
của tư duy và q trình hồn thiện các phong cách chức năng trong Tiếng
Việt.Vì vậy, chương trình cũng giới thiệu sơ lược cho các em về sự phát triển
của cấu trúc so sánh một cách sơ lược nhất.
*Về mặt hình thức:
Từ cấu trúc: A x B:
Ngơi nhà như trẻ nhỏ
A
B
(Tiếng Việt 3, tập 1, trang 58)

Các em sẽ được làm quen với phép so sánh có độ dài cấu trúc dưới các dạng
sau:
Dạng 1: A x B x C:
Lá rau như mạ bạc, trông như được phủ một lớp tuyết cực mỏng.
A
B
C
(Tiếng Việt 3, tập 1, trang 91)
Dạng 2: A x B1 x B2:
Đã có ai lắng nghe
Tiếng mưa trong rừng cọ
A
Như tiếng thác dội về
B1
9


Như ào ào trận gió.
B2
(Tiếng Việt 3, tập 1, trang 79)
*Về mặt nội dung ngữ nghĩa: Sự thay đổi của cấu trúc A x B còn được thể
hiện qua sự biến đổi về quan hệ ngữ nghĩa của 2 vế. Xét về mức độ ý nghĩa, mơ
hình so sánh các em thường gặp là:
Dạng:
A
x
B
(trừu tượng)
(cụ thể)
Ví dụ: Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.

(Tiếng Việt 3, tập 1, trang 8)
hoặc:
Dạng:
A
x
B
(cụ thể)
(cụ thể)
Ví dụ:
Cây pơ - mu đầu dốc
Im như người lính canh.
(Tiếng Việt 3, tập 1, trang 58)
Ngồi ra, chương trình cịn cung cấp cho các em các phép so sánh ở các
dạng:
Dạng 1:
A
x
B
(trừu tượng)
(trừu tượng)
Ví dụ:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
(Tiếng Việt 3, tập 1, trang 80)
Dạng 2:
A
x
B
(cụ thể)
(trừu tượng)

Ví dụ: Những đêm trăng sáng, dịng sơng là một đường trăng lung linh dát
vàng.
(Tiếng Việt 3, tập 1, trang 25)
Bằng việc giới thiệu sự phát triển của cấu trúc so sánh thơng qua các ngữ
liệu, chương trình đã giúp các em tiếp cận được với phép so sánh với các dạng
khác nhau, giúp các em có cái nhìn đầy đủ hơn về phép tu từ so sánh.
2.3.2. Giải pháp 2: Xây dựng nội dung bài tập nhận biết phép tu từ so
sánh ở lớp 3
Trong chương trình SGK, ở loại bài tập này, hình thức bài tập thường là
nêu ngữ liệu (câu văn, câu thơ; đoạn văn, đoạn thơ) trong đó, có sử dụng phép tu
từ so sánh; yêu cầu học sinh chỉ ra các hình ảnh so sánh, các sự vật được so
sánh, các vế so sánh, các từ so sánh, các đặc điểm so sánh... với nhau trong các
ngữ liệu đó. Khi hướng dẫn, giáo viên cần chủ động dẫn dắt, gợi ý cho học sinh
trao đổi chung để từ đó rút ra những điểm cần ghi nhớ về kiến thức một cách
nhanh gọn (tránh phân tích ngữ liệu quá kĩ, mất nhiều thời gian).
Sau đây, là một số biện pháp dạy dạng bài tập trong phần này như sau:
Dạng 1: Tìm những sự vật được so sánh
Là dạng bài tập giúp HS bước đầu nắm được cấu trúc của phép so sánh. Với yêu
10


cầu tìm những sự vật được so sánh với nhau các em sẽ tìm ra yếu tố 1 (cái so
sánh) và yếu tố 4 (cái được so sánh) trong phép so sánh. Đây là những sự vật tồn
tại xung quanh các em, gần gũi và quen thuộc đối với cuộc sống của các em,
giúp các em dễ dàng liên tưởng đến sự tương đồng giữa chúng.
Ví dụ: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ dưới
đây:
Ơ, cái dấu hỏi
Trông ngộ ngộ ghê,
Như vành tai nhỏ

Hỏi rồi lắng nghe.
(Tiếng Việt 3, tập 1, trang 8)
Ai đi học mà chẳng biết cái dấu hỏi, ai mà chẳng biết đến cái vành tai của
mình và chắc rằng ai cũng nhận ra chúng đều cong cong như nhau. Tuy nhiên,
phép so sánh vẫn gợi cho các em một sự thích thú bởi một sự khám phá mới lạ.
Cái mới lạ này nó tồn tại ngay trong những sự vật tưởng chừng như vô cùng
quen thuộc, quen thuộc như chẳng cịn gì để mà khám phá.
Dạng 2: Tìm những hình ảnh so sánh
Dạng bài tập không chỉ yêu cầu HS tìm những sự vật được so sánh với
nhau một cách riêng lẻ mà cịn phải tìm cả hình ảnh so sánh. Tức là, các em phải
tìm cả cấu trúc có thể đầy đủ hoặc không đầy đủ của phép so sánh. Những hình
ảnh so sánh này sẽ đem lại cho các em những cảm xúc tốt đẹp, những cách nhìn
mới mẻ về sự vật, về cuộc sống xung quanh.
Ví dụ: Tìm hình ảnh so sánh trong câu văn dưới đây:
Những đêm trăng sáng, dịng sơng là một đường trăng lung linh dát vàng
(Tiếng Việt 3, tập 1, trang 25)
Dịng sơng vào những đêm trăng sáng thì khơng cịn là một dịng sơng
nữa, nó đã biến thành một con đường lung linh bởi được tạo nên từ thứ ánh sáng
trên cao tưởng chừng như được dát vàng kia. Một hình ảnh so sánh kì ảo và
cũng rất đẹp.
Dạng 3: Tìm các từ so sánh
Trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta thường dùng từ như khi muốn so
sánh một thứ gì đó. Chẳng hạn đẹp như tiên, xấu như ma, hiền như bụt... Tuy
nhiên, trong phép tu từ so sánh có rất nhiều những từ dùng để so sánh như: là
tựa, giống, như thể, như là,... Để giúp các em nhận ra được sự phong phú, đa
dạng cũng như sự tinh tế của so sánh tu từ, sách giáo khoa đã cung cấp cho các
em dạng bài tập tìm các từ so sánh.
Ví dụ: Hãy ghi lại các từ chỉ sự so sánh trong những câu sau
a.
Mắt hiền sáng tựa vì sao

Bác nhìn đến tận Cà mau cuối trời
b.
Em yêu nhà em
Hàng xoan trước ngõ
Hoa xao xuyến nở
Như mây từng chùm
11


c.

Mùa đông
Trời là cái tủ ướp lạnh
Mùa hè
Trời là cái bếp lò nung
(Tiếng Việt 3, tập 1, trang 24)

Dạng 4: Tìm các đặc điểm so sánh
So sánh tu từ khơng chỉ là đối chiếu 2 đối tượng khác loại của thực tế
khách quan mà đối tượng của so sánh tu từ có thể là đối tượng cùng loại: âm
thanh với âm thanh, hoạt động với hoạt động... điều quan trọng tất cả những so
sánh này đều gợi lên những cảm xúc thẩm mĩ, đều là kết quả của sự liên tưởng,
sự phát hiện mà khơng phải ai cũng nhìn ra và nhận thấy. Đây là dạng bài tập
tìm hiểu thêm về đặc điểm của phép so sánh với những kiểu so sánh khác nhau.
So sánh âm thanh với âm thanh:
Ở dạng bài tập này, cái so sánh và cái được so sánh là âm thanh đó là
tiếng suối với tiếng đàn, tiếng chim với tiếng xóc của những rổ tiền đồng... Bất
kì một âm thanh quen thuộc hay khơng quen thuộc đều trở thành đối tượng của
phép so sánh miễn là chúng ta có một thính giác nhạy bén, một tâm hồn tế nhị
và một trình độ thẩm âm nhất định.

Ví dụ: Hãy tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong câu thơ dưới
đây:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
(Hồ Chí Minh)
Khơng phải ngẫu nhiên mà Chế Lan Viên khen thơ của Chủ tịch Hồ Chí
Minh: “một vị Chủ tịch nước mà có được một so sánh tiếng suối trong như tiếng
hát xa”. Đúng là, phải có một thính giác nhạy bén, một tâm hồn tế nhị và một sự
thẩm âm như thế nào mới nghe được cái trong trẻo của tiếng hát xa và chỉ có
những âm thanh trong trẻo mới vang xa khơng bị những âm thanh hỗn loạn nhấn
chìm. Tiếng suối của đêm khuya tĩnh mịch dưới vầng trăng cũng có tiếng vang
xa như thế.
Ví dụ: Tiếng chim kêu như tiếng xóc của những rổ tiền đồng.
So sánh hoạt động với hoạt động:
Ở dạng bài tập này, cái so sánh và cái được so sánh đều là những hoạt
động. Hoạt động của những con vật, của cây cối, của những lồi tưởng chừng
như vơ tri vơ giác song trong phép so sánh chúng lại trở nên sinh động, có hồn.
Với yêu cầu nhận diện những hoạt động được so sánh với nhau, học sinh có cơ
hội thâm nhập vào thế giới vơ tri đó, biến chúng có tâm hồn để làm bầu bạn.
Điều này, khơng chỉ kích thích hứng thú học tập của các em mà còn cung cấp
cho các em những nhìn mới lạ về loại vật, cây cỏ... Những vật như tàu cau, như
chiếc xuồng qua phép so sánh bỗng trở nên sống động như là những người bạn
gần gũi và thân thiết đối với con người.

12


Ví dụ: Trong những đoạn trích sau, những hoạt động nào được so sánh với
nhau: “Xuồng con đậu quanh thuyền lớn giống như đàn con nằm quanh bụng
mẹ. Khi có gió, thuyền mẹ cót két rên rỉ, đám xuồng con lại húc húc vào mạn

thuyền như địi bú tí.”
(Tiếng Việt 3, tập 1, trang 99)
Những chiếc “xuồng con” bỗng trở thành những đứa con đang vịi vĩnh
địi bú tí quanh bụng mẹ và cái hành động “cót két rên rỉ” “rất mẹ” của xuồng
mẹ đã tạo nên một hình ảnh so sánh rất đáng yêu, vừa trẻ thơ lại cũng rất nên
thơ.
Ví dụ:
Con trâu đen chân đi như đập đất
Tàu cau vươn như (tay) vẫy
2.3.3. Giải pháp 3: Ứng dụng trò chơi học tập Tiếng Việt vào việc dạy
phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3
Qua nghiên cứu các bài dạy về phép so sánh, tôi nhận thấy phương pháp
trị chơi học tập Tiếng Việt có thể sử dụng trong các tiết học phép so sánh với
mục đích ôn luyện kiến thức và kĩ năng sử dụng phép so sánh. Ngồi ra, sử dụng
phương pháp này cịn nhằm phát triển trí thơng minh, khả năng sáng tạo để đáp
ứng yêu cầu giao tiếp hàng ngày và phục vụ cho việc học tập đạt kết quả tốt.
* Yêu cầu khi xây dựng trị chơi học tập
Về mục đích: Trị chơi phải hướng vào việc củng cố kiến thức về phép tu
từ so sánh, rèn luyện kĩ năng vận dụng phép so sánh trong giao tiếp.
Về nội dung: Trò chơi phải chứa nội dung về phép so sánh. Thực chất, đây là
những bài tập vui và nhẹ nhàng về phép so sánh.
Hình thức chơi: Các trị chơi thường được tiến hành thi theo nhóm hay cả
lớp tuỳ vào nội dung trị chơi. Trị chơi có thể do giáo viên hướng dẫn hoặc do
học sinh tự tổ chức, góp phần rèn luyện tinh thần tập thể và sự hỗ trợ lẫn nhau
trong học tập.
Về cách chơi: Cách chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện.
Tuỳ hoàn cảnh và điều kiện cụ thể, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh
thực hiện trị chơi đơn giản (khơng cần chuẩn bị cơng phu) hay trị chơi có phần
phức tạp (phải chuẩn bị trước) song phải đạt được cái đích cuối cùng là củng cố
kiến thức và tăng hứng thú học tập.

Ví dụ 1: Trò chơi Thử tài so sánh
Trò chơi này được tiến hành sau khi học xong bài Luyện từ và câu tuần 15,
(Tiếng Việt 3, tập 1, trang 126)
A. Mục đích: Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ bằng cách tạo nhanh các cụm
từ có hình ảnh so sánh đúng. Luyện phản ứng nhanh, trau dồi trí tưởng tượng và
khả năng liên tưởng.
B. Chuẩn bị
Làm các bộ phiếu băng giấy (kích thước khoảng 3x4 cm) ghi từ chỉ hoạt
động, trạng thái, màu sắc, đặc điểm, tính chất, mỗi bộ phiếu có thể gồm 5 từ chỉ
hoạt động, trạng thái hoặc 5 từ chỉ màu sắc, đặc điểm, tính chất.
Ví dụ:
13


+ Bộ phiếu A: (5 phiếu từ chỉ hoạt động, trạng thái): đọc, viết, cười, nói, khóc.
+ Bộ phiếu B: (5 phiếu từ chỉ màu sắc): Trắng, xanh, đỏ, vàng, đen.
+ Bộ phiếu C: (5 phiếu từ chỉ đặc điểm, tính chất): đẹp, cao, khoẻ, nhanh, chậm.
- Chú ý: phiếu từ được gấp 4 để làm phiếu “bắt thăm”.
- Cử trọng tài theo dõi cuộc thi, có giấy bút để ghi lại kết quả.
C. Cách tiến hành
Trọng tài để một bộ phiếu trên bàn (ví dụ bộ phiếu A); cho từng người lần
lượt xung phong lên “thử tài so sánh” (một bộ phiếu chỉ nên dành cho 2-3 người
thử tài)
Người thứ nhất (N1) lên “bắt thăm”, mở phiếu đọc từ cho các bạn nghe
rồi nêu thật nhanh cụm từ có hình ảnh so sánh để làm rõ nghĩa từ đó.
Ví dụ: bắt thăm được từ “trắng” có thể nêu cụm từ so sánh: trắng như
tuyết hoặc trắng như trứng gà bóc...
Trọng tài cùng các bạn chứng kiến và xác nhận kết quả Đúng- Sai:
Trường hợp Đúng: được 2 bông hoa điểm 10 (Đúng cả 5 phiếu được 10
bông hoa điểm 10)

Trường hợp Sai hoặc đếm từ 1-5 vẫn không nêu được cụm từ so sánh:
không được hoa điểm 10.
N1 thử tài hết 5 phiếu thì về chỗ, trọng tài cơng bố số bơng hoa điểm 10
của N1, sau đó gấp lại các phiếu để cho người thứ 2 (N2) lên ‘bắt thăm”, mở
phiếu đọc từ và cụm từ có hình ảnh so sánh của mình. Khơng được nhắc lại cụm
từ so sánh mà (N1) đã nêu.
Dựa vào số bông hoa điểm 10 của những người “thử tài so sánh’’ theo bộ
phiếu đưa ra, trọng tài cùng các bạn biểu dương người thắng cuộc (có số bơng
hoa điểm 10 cao nhất).
Tuỳ thời gian cho phép, trọng tài tiếp tục điều khiển cuộc “thử tài” với các bộ
phiếu tiếp theo... cuối cùng dựa vào số bông hoa điểm 10 của những người tham
gia, trọng tài có thể xếp giải nhất, nhì, ba... cho toàn cuộc chơi.
D. Tham khảo
1. Gợi ý các cụm từ có hình ảnh so sánh theo những bộ phiếu nêu ở mục chuẩn
bị:
Bộ phiếu A (5 phiếu chỉ hoạt động, trạng thái)
+ Đọc: đọc như quốc kêu, đọc như cháo chảy, đọc như nói thầm...
+ Viết: viết như gà bới, viết như giun bò, viết như rồng bay phượng múa...
+ Cười: cười như nắc nẻ, cười như pháo nổ, cười như mếu..
+ Khóc: khóc như mưa, khóc như cha chết..
Bộ phiếu B (5 phiếu chỉ từ màu sắc):
+ Trắng: trắng như tuyết, trắng như gà bóc, trắng như bột lọc, trắng như vôi...
+ Xanh: xanh như chàm đổ, xanh như tàu lá, xanh như pha mực...
+ Đỏ: đỏ như son, đỏ như quả cà chua...
+ Đen: đen như cột nhà cháy, đen như bồ hóng, đen như than, đen như quạ, đen
như mun, đen như củ súng...
+ Vàng: vàng như nghệ, vàng như mật ong, vàng như nắng
14



Bộ phiếu C (5 phiếu từ chỉ đặc điểm, tính chất):
+ Đẹp: đẹp như tiên, đẹp như hoa, đẹp như tranh...
+ Cao: cao như núi, cao như sếu, cao như que sào...
+ Khoẻ: khoẻ như voi, khoẻ như trâu, khoẻ như bò mộng, khoẻ như hùm, khoẻ
như vâm ...
+ Nhanh: nhanh như cắt, nhanh như sóc, nhanh như chớp, nhanh như điện,
nhanh như gió …
+ Chậm: chậm như rùa, chậm như sên...
Ví dụ 2: Trị chơi Ai nhanh, ai đúng
Mục đích: Giúp học sinh biết cách sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Dạng
bài tập này có tính tư duy, sáng tạo cao hơn.
Cách tiến hành: Học sinh nhìn tranh để đặt câu
- GV tổ chức cho học sinh quan sát từng cặp tranh, dựa vào mỗi cặp tranh để đặt
câu có hình ảnh so sánh.
- HS xung phong cho ý kiến cá nhân.
- GV tổng hợp các câu trả lời, nhận xét đúng sai, nhanh chậm.
Ví dụ: Bài tập 3/ Tiếng Việt 3 tập 1, trang 126. Quan sát từng cặp tranh rồi viết
các câu có hình ảnh so sánh

-

- Mặt trăng trịn như quả bóng.
15


- Bé cười tươi như hoa.
- Đèn điện sang như sao xa.
- Đất nước ta cong cong như hình chữ S.
Tương tự Bài tập 3/Tiếng Việt 3, tập 1, trang 126: Ta có thể đưa thêm bài tập
sau:

Ví dụ: Quan sát từng cặp tranh rồi viết các câu có hình ảnh so sánh

- Xe ô tô lao nhanh như tên bắn.
- Bóng đèn điện toả sáng như mặt trăng.
- Cây thông cao như ngọn tháp.
- Nụ cười của cô ấy xinh như hoa hồng.
- Thỏ thì hiền hơn báo.
2.3.4. Giải pháp 4: Tổ chức đánh giá kết quả học tập theo đúng chuẩn
kiến thức kĩ năng
16


Sau mỗi tiết học, đặc biệt là sau mỗi một nội dung, giáo viên cần tổ chức
đánh giá kết quả học tập của học sinh để củng cố, uốn nắn kịp thời. Đánh giá kết
quả học tập của học sinh một cách kịp thời cũng là cách để chúng ta tự đánh giá
chất lượng giờ dạy của bản thân, từ đó có thể kịp thời rút kinh nghiệm, điều
chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy cho hợp lí, giúp học sinh lĩnh hội kiến
thức đầy đủ và rễ dàng.
Sau đây là một số biện pháp tiến hành đánh giá như sau:
- Tổ chức cho mỗi cá nhân tự đánh giá và báo cáo kết quả làm bài của mình.
- Đánh giá theo nhóm học tập (Nhóm đơi, nhóm 3, nhóm 4): Nhóm trưởng đánh
giá về việc làm bài trong nhóm.
- Đánh giá theo tổ: Tổ trưởng báo cáo kết quả của nhóm mình, chỉ ra được lỗi
sai mà nhóm đã mắc phải.
- Giáo viên đánh giá chung việc thực hiện bài tập của cả lớp, chỉ ra để học sinh
thấy được những lỗi sai cơ bản. Từ đó giúp học sinh khắc phục những lỗi sai cơ
bản đó.
2.4. Hiệu quả
Qua quá trình tìm hiểu nội dung chương trình, đặc điểm tâm lý lứa tuổi
học sinh tôi đã thực hiện một số giải pháp như đã trình bày ở trên và đưa vào

ứng dụng để dạy cho học sinh lớp 3B trường Tiểu học Đông Hưng năm nay
(Năm học: 2021- 2022) và thu được kết quả rất đáng phấn khởi. Học sinh tiếp
thu bài nhẹ nhàng, khơng gị bó, áp đặt phù hợp với hướng dạy “Lấy học sinh
làm trung tâm”. Các em nắm bài sâu, rộng, chắc và có thể vận dụng linh hoạt
kiến thức, lòng say mê học Tiếng Việt. Mối quan hệ giữa thầy và trò, giữa trò và
trị ngày càng gắn bó. Trong từng tiết học tơi thường tạo các tình huống mang
tính “Học mà chơi, chơi mà học” để lôi cuốn sự chú ý, hăng say học bài cho học
sinh. Vì thế vào thời điểm giữa tháng 1(năm học 2021- 2022) này tôi ra đề kiểm
tra như đề kiểm tra năm học trước (năm học 2020- 2021) và đúng như những gì
tơi dự định, chất lượng học sinh đã được nâng lên rõ rệt.
Kết quả cụ thể như sau:
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Tổng số
SL
TL (%)
SL
TL (%)
SL
TL (%)
35 HS

15

42.8

20

57,2


0

0

Tóm lại: Việc nắm vững những kiến thức về phép so sánh tu từ có ý
nghĩa rất quan trọng, tạo cơ sở vững chắc cho việc phát triển kĩ năng nói và viết
cho học sinh, làm giàu và góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Cụ thể,
giúp học sinh phát triển kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng cảm thụ văn học, cảm thụ vẻ
đẹp của văn chương và làm tốt bài Tập làm văn miêu tả, kể chuyện ở các lớp
trên.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận

17


Trong quá trình thực hiện nội dung “Một số giải pháp nâng cao chất lượng
dạy học phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 3”.
Bản thân tôi đã rút ra một số kinh nghiệm như sau:
3.1.1. Nắm vững nội dung chương trình dạy Luyện từ và câu:
Giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình, mức độ yêu cầu học và
các đối tượng học sinh. Bám sát vào sách giáo khoa và chuẩn kiến thức kĩ năng
để khai khác triệt để kiến thức bài học.
Dựa vào kiến thức chuẩn giáo viên cần linh hoạt bổ sung kiến thức nâng
cao để gây thêm sự chú ý, tị mị tìm hiểu và trang bị thêm phần kiến thức để học
sinh tự tin khi gặp những bài tập khó trong sách nâng cao.
3.1.2. Nghiên cứu kĩ kế hoạch bài học:
Giáo viên cần nắm vững nội dung cơ bản của từng bài học trong SGK và
những hướng dẫn cụ thể về mục tiêu cần đạt theo chuẩn kiến thức. Tuỳ theo đặc

điểm của từng bài học mà xây dựng kế hoạch bài giảng cho phù hợp. Song dù
thế nào cũng cần có đầy đủ các hoạt động lên lớp và tổ chức các hoạt động đó.
3.1.3. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học:
Giáo viên nắm vững các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học, để
lựa chọn phối hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức cho phù hợp với nội
dung của bài dạy và chủ điểm của bài học đó.
3.1.4. Đa dạng hố các hình thức tổ chức dạy học:
Giáo viên có thể vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học theo
nhóm, dạy học cá nhân,... có thể tổ chức học dưới hình thức trị chơi để kích
thích sự hứng thú học tập của học sinh, nhằm đạt kết quả cao trong giờ học mà
học sinh không nhàm chán. Với những quy trình và cách thức tổ chức, đã giúp
HS tham gia học tập một cách chủ động, sáng tạo và việc ghi nhớ, rèn luyện các
kĩ năng về so sánh tu từ đạt hiệu quả hơn.
Đây là việc làm thiết thực giúp tôi nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho bản
thân để tham gia giảng dạy tốt hơn. Song trong q trình thực hiện khơng tránh
khỏi những thiếu sót, tơi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí lãnh
đạo cũng như các bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến của tơi có tính khả thi hơn.
3.2. Kiến nghị
Đối với nhà trường
Bổ sung thêm một số tài liệu tham khảo dạy môn Tiếng Việt cho giáo
viên và học sinh. Tổ chức các đợt thao giảng theo từng chủ điểm, phân môn để
giáo viên được học tập và rút kinh nghiệm trong dạy học.
Đối với Phòng giáo dục:
Tổ chức các đợt tập huấn bổ túc kiến thức về phong cách học cho giáo
viên tiểu học, đặc biệt là kiến thức về các biện pháp tu từ. Có như vậy, giáo viên

18


mới thấy tầm quan trọng của so sánh tu từ và nắm được cơ sở phương pháp luận

của việc dạy phép so sánh tu từ ở tiểu học.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

An Hưng, ngày 31 tháng 3 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết, không sao
chép nội dung của người khác.
Người viết

Đỗ Thị Sơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT
Tên tài liệu
1 Hướng dẫn số 5842/BGDĐT-VP V/v
Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học
giáo dục phổ thông.
2 Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức kĩ
năng các môn ở Tiểu học (lớp 3).
3 Tạp chí Thế giới trong ta (Chuyên đề 62 +
63)
4 Thông tư số 30/2014/TT- BGDĐT ngày 28
tháng 8 năm 2014
Thông tư số 22/2014/TT- BGDĐT ngày 22
tháng 9 năm 2016
5 Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 – Tập 1
6 Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 3 – Tập 1
7 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 – Tập 1


Tác giả
Bộ Giáo dục và Đào tạo
NXB Giáo dục
Tạp chí số ra tháng 4 + 5 năm
2007
Bộ Giáo dục và Đào tạo

NXB Giáo dục năm 2015
NXB Giáo dục năm 2007
NXB Giáo dục năm 2015

19


DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐẠT GIẢI:

TT

Tên đề tài SKKN

1.

Một số biện pháp giúp học sinh
lớp 4 Giải tốn có lời văn.
Một số giải pháp giúp học sinh
luyện viết chữ đẹp
Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy
học môn Khoa học lớp 5
Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy
học môn Khoa học lớp 5


2.
3.
4.

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

Cấp huyện

C

2005 - 2006

Cấp huyện

B

2008 – 2009.

Cấp huyện

B


2013 – 2014

Cấp huyện

B

2016 – 2017.

Cấp đánh
giá xếp loại
(Huyện, Sở,
Tỉnh...)

20



×